intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc Khmer ven biển tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc Khmer ven biển tỉnh Sóc Trăng" được đặt ra, nhằm phát huy vai trò cộng đồng dân tộc Khmer trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển một cách bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc Khmer ven biển tỉnh Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÝ HÒA KHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÙNG DÂN TỘC KHMER VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÝ HÒA KHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÙNG DÂN TỘC KHMER VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG CHUYÊN NGÀNH : LÂM HỌC MÃ SỐ : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN Đồng Nai, 2012
  3. Chú ý: Phần trình bày của các mục trong trang bìa đều quy định cỡ chữ (em đã chỉnh lại theo quy định khi ra in anh bảo đừng có chỉnh cỡ chữ nữa nha) Gáy luận văn LÝ HÒA KHƯƠNG * LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP * ĐỒNG NAI, 2012 (CỠ CHỮ 14)
  4. 1 MỞ ĐẦU Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài nguyên quý giá của đất nước, có khả năng tái tạo rất phong phú, đa dạng, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của cả dân tộc. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được nhà nước quan tâm. Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đã mở ra những triển vọng to lớn cho sự tham gia đông đảo của nhiều lực lượng khác nhau vào các hoạt động lâm nghiệp; phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo…. Chính vì thế, ngành lâm nghiệp nước ta đã và đang từng bước hội nhập trong xu hướng phát triển của khu vực và trên thế giới, chuyển đổi dần sang lâm nghiệp xã hội. Xu thế phát triển này, đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực, đa dạng hoá các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận mới đối với quản lý tài nguyên rừng. Một trong những hình thức đó là quản lý rừng dựa vào cộng đồng (Community-Based Forest Management-CBFM), nhằm thúc đẩy việc sử dụng đất và tài nguyên rừng hiệu quả và bền vững, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân. Quản lý rừng cộng đồng hiện đã được thực hiện ở nhiều địa phương dưới nhiều cách thức quản lý khác nhau. Đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, đã tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nghề rừng. Trong đó, quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là một trong những hình thức quản lý bảo vệ rừng đang được sự quan tâm từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương. Đối với cộng đồng dân cư những người hiện đang sinh sống ở vùng rừng và gần rừng, đời sống kinh tế, xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và gắn bó với rừng, đây là một nhân tố tích cực và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư để quản lý bảo vệ rừng là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với những xu thế phát triển lâm nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Sóc Trăng, hệ sinh thái rừng ngập mặn (HSTRNM) đã cung cấp những lợi ích kinh tế trực tiếp, đặc biệt đối với nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, cũng như các dịch vụ gián tiếp đối với con người và được xem như những vùng
  5. 2 đệm tự nhiên, chống lại sự đe dọa của lũ lụt, xói lở, gió bão. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là khu vực ương nuôi, sinh sản và cư trú của nhiều loại tôm, cá và nhuyễn thể quan trọng. Đặc biệt là nơi trú đông đối với một số loài chim nước di cư. Trong những năm qua, do nhu cầu xuất khẩu thủy sản của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng đến việc nuôi tôm công nghiệp và đánh bắt thuỷ hải sản. Do đó, diện tích rừng ngập mặn có giá trị về nhiều mặt, nhưng khai thác chưa hợp lý, chủ yếu để phục vụ lợi ích trước mắt, nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng ngập mặn và môi trường. Chính vì thế, việc tìm ra các giải pháp về quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả HSTRNM, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc Khmer, trở thành vấn đề cấp bách, cần phải tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau và phải có chung quan điểm phát triển bền vững. Từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 773/TTg: “Chương trình khai thác và sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng“ với mục tiêu là huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, để hoàn thành cơ bản việc khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất ở các đồng bằng chưa khai thác, để tăng diện tích sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa nông -lâm -ngư nghiệp và từng bước ổn định đời sống người dân. Đến năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án “ Bảo vệ và phát triển những vùng đất nước ven biển” trong giai đoạn 2000 - 2005 (do Ngân hàng thế giới tài trợ) với mục tiêu là tái lập hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ven biển của vùng phía Nam đồng bằng sông Cửu Long và bảo vệ bền vững các chức năng nuôi dưỡng thủy sản và bảo vệ bờ biển của vùng đất nầy. Đến tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2010 (do Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ), với mục tiêu nhằm phát triển bền vững vùng đất ngập nước ven biển tỉnh Sóc Trăng. Song vấn đề quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững ở vùng đồng bào dân tộc Khmer ít được lưu tâm đến, còn là vấn đề nhức nhối của địa phương. Đặc biệt, việc nghiên cứu đánh giá kết quả việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng trong thời gian qua, để tìm ra các định hướng, các giải pháp quản lý rừng, nhằm phát triển bền vững chưa được đề cập đến. Từ những nhu cầu bức thiết đó mà đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc Khmer ven biển tỉnh Sóc Trăng” được đặt ra, nhằm phát huy vai trò cộng đồng dân tộc Khmer trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển một cách bền vững.
  6. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã được đề cập hàng thập kỷ nay nhưng trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa trọn vẹn. Nhìn nhận một cách tổng quát và chung nhất thì quản lý rừng cộng đồng đề cập đến những hoạt động của cộng đồng nhằm hướng tới việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng (Asiaforest network) [36]. Trên thế giới khái niệm quản lý rừng cộng đồng lần đầu tiên được tổ chức FAO đưa ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới đó là “tất cả các hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng người dân tham gia, bao gồm những hoạt động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu cuộc sống của người dân và đến việc trồng cây ở các trang trại cây hàng hoá, sản xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng thu nhập cho những cộng đồng sống trong rừng”. Tổ chức Fern (2005) lại đưa ra một khái niệm cô đọng và đơn giản hơn đó là "tiến trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những lễ hội và luật tục của cộng đồng”. Hoạt động quản lý rừng cộng đồng bao gồm cả các hoạt động của cá nhân và cộng đồng liên quan đến rừng, đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực ra, khó có một định nghĩa nào đầy đủ có thể phản ánh được thực tế của việc quản lý rừng cộng đồng mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở mỗi nơi một khác nhau. Từ đó các hình thức quản lý rừng cộng đồng cũng trở nên rất khác nhau. Ngoài ra, việc quản lý rừng cộng đồng không chỉ đóng khung trong các hoạt động của cộng đồng mà nó liên quan đến nhiều bên tham gia như các nhà lập định chính sách, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học. Sự tham gia của các tổ chức này ít nhiều cũng có tác động đến tiến trình quản lý, bảo vệ rừng cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của các cộng đồng. Mặc dù không có một định nghĩa hoàn toàn chính xác về quản lý rừng
  7. 4 cộng đồng, nhưng không vì thế mà tiến trình của phát triển rừng cộng đồng trên thực tế lại giảm đi. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã được người dân thực hiện hàng trăm năm trước đây, và công bằng mà nói thì hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã được người dân thực hiện trước tất cả những khái niệm về rừng cộng đồng được các nhà khoa học nhắc tới. Hiệu quả về mặt sinh thái và xã hội của các khu rừng cộng đồng đã chỉ ra rằng quản lý rừng cộng đồng là một trong những hoạt động mang tính logíc và hiệu quả nhất trong việc tìm ra những nguyên lý, những chiến lược cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Về phương diện khoa học, quản lý rừng cộng đồng chỉ mới được nhận diện vào những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà hạn hán ở Châu Phi và lũ lụt ở Châu Á đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Nhiên liệu và chất đốt cho các cộng đồng nông thôn trở nên ngày càng khó khăn. Chính tại thời điểm này các kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng ở Ấn Độ (mô hình lâm nghiệp xã hội), Hàn Quốc (mô hình vườn cây cấp bản), Thái Lan (mô hình rừng cấp bản) và ở Tanzania (trồng rừng cấp bản) đã được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt chú ý và chúng được coi như là một giải pháp nhằm phát triển rừng và giải quyết vấn đề chất đốt ở nông thôn. Đến những năm cuối thập kỷ 70, thì khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã được thừa nhận một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Năm 1978, đại hội thế giới về lâm nghiệp đã lấy tiêu đề là “rừng cho cộng đồng” nhằm tôn vinh và thúc đẩy các hoạt động rừng cộng đồng (Arnold, 1992). [36] Trong thập kỷ 80s các dự án phát triển rừng cộng đồng được mở rộng ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ và Nepal. Tên gọi về rừng cộng đồng cũng có những thay đổi như “cùng quản lý rừng – Join Forest Management”; “lâm nghiệp xã hội –Social Forestry”, “quản lý rừng dựa vào cộng đồng – Community Based Forest Management” … Tuy nhiên, về bản chất của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng vẫn không thay đổi, đó là quá trình lấy người dân làm trung tâm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cuối những năm 80s và thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học tập trung nhiều hơn về nghiên cứu thể chế trong quản lý rừng cộng đồng, kể cả những thế chế truyền thống và thể chế của nhà nước, nhằm
  8. 5 tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển rừng cộng đồng. Trong giai đoạn này các khái niệm về quyền sở hữu được đưa ra để thảo luận một cách rộng rãi, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng và sử dụng tự do. Đã có lúc khái niệm rừng cộng đồng bị phê phán một cách kịch liệt theo cách nhìn nhận của Hardin trong “Bi kịch của sở hữu chung”[38] (The Tragedy of The Commons, 1968), cho rằng phương thức sở hữu cộng đồng về rừng là đồng nghĩa với sử dụng tự do. Đó là hình thức sử dụng mà mọi thành viên đều muốn lợi dụng của chung để tối đa hoá lợi ích cho mình, vì thế rừng bị khai thác một cách kiệt quệ. Trái ngược với Hardin, Arnold (1978) lại cho rằng rừng cộng đồng mang lại hiệu quả lớn trong phát triển rừng và phát triển cộng đồng. Ông nhấn mạnh rằng rừng cộng đồng phải là một hợp phần không thể thiếu trong phát triển nông thôn, mà mục tiêu chủ yếu là nhằm giúp đỡ những cộng đồng nghèo tự duy trì và phát triển cuộc sống của họ … Vì thế, rừng cho phát triển cộng đồng phải là rừng của người dân, cho người dân và phải có sự tham gia của người dân trong quản lý và phát triển. Với cách nhìn như vậy, thì Arnold đã chỉ ra 3 mục tiêu cơ bản của rừng cộng đồng là: (1) cung cấp nhiên liệu và những nhu yếu phẩm khác nhằm phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, (2) cung cấp bền vững nguồn lương thực và môi trường sống cho một quá trình sản xuất lương thực liên tục, và (3) tạo nguồn thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Burda (1997) [37] cũng đã nhìn nhận về quản lý rừng cộng đồng rằng: “Những người dân sống lâu ở trong rừng có những kiến thức đặc biệt về sinh thái bản địa và những ảnh hưởng dài hạn về mặt xã hội, môi trường của rừng đến cuộc sống của họ. Sự tập trung hoá trong hệ thống quản lý quan liêu thiếu đi sự linh động và khả năng thích ứng với những điều kiện thực tiễn của các địa phương khác nhau. Trong khi đó quản lý rừng cộng đồng giúp cho con người sống gần gũi hơn với thiên nhiên và từ đó lập ra những thiết chế, kế hoạch nhằm quản lý và sử dụng rừng một cách hiệu quả hơn. Quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra một hệ thống nhạy bén để nhanh chóng đưa ra những quyết định và hành động nhằm thích ứng với những thay đổi của điều kiện cụ thể. Các quyết định
  9. 6 này nhằm đáp ứng lợi ích của toàn thể cộng đồng, những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đưa ra những quyết định đó”. Theo Herb (1991:34) cũng đã đưa ra những lập luận nhằm ủng hộ quản lý rừng cộng đồng rằng “quản lý rừng bởi cộng đồng tạo ra những cơ hội để tìm kiếm các giải pháp mà ở hệ thống tập trung quyền lực không có được. Cộng đồng là nơi mà các hoạt động được thực tế diễn ra, và kế hoạch được xác lập hàng ngày. Quá trình lập kế hoạch và hành động được lồng ghép một cách có trách nhiệm bởi vì chúng được thực hiện ở tại một nơi và bởi cùng một cộng đồng”. Bất chấp những tranh luận thì rừng cộng đồng vẫn phát triển một cách tự nhiên và nhanh chóng. Rất nhiều nơi trên thế giới nó đã được chấp nhận rộng rãi và được xem như một chiến lược quan trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng [35], [41] Tóm lại: Vấn đề quản lý tài nguyên rừng và đất rừng cộng đồng có rất nhiều tác giả, nhiều chương trình, dự án tham gia nghiên cứu đã chỉ ra được: + Việc đổi mới, sửa đổi lại chính sách lâm nghiệp đã chú trọng đến các khía cạnh, vị trí pháp lý của cộng đồng, kinh tế, xã hội, môi trường cùng với việc hỗ trợ cộng đồng để duy trì vai trò sản xuất của rừng, khuyến khích tham gia và đóng góp ý kiến của người dân địa phương trong việc lập kế hoạch quản lý rừng là thành công rất to lớn ở các nước này. + Nhiều nước đã tiến hành giao đất, giao rừng, xu hướng chung là quay trở lại với hình thức quản lý truyền thống dựa trên cơ sở gắn đất đai và tài nguyên rừng với người dân sở tại. + Cách tiếp cận có sự tham gia của người dân, chú ý đến tiến trình phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực của các cộng đồng để xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng cũng như lập kế hoạch quản lý rừng là cách tiếp cận phù hợp nhất trong bối cảnh chung về quản lý rừng cộng đồng hiện nay. + Các nghiên cứu đã phản ánh được nhu cầu phát triển phương thức quản lý dựa vào cộng đồng ở các quốc gia và đưa ra được các vấn đề cần quan tâm để phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực:
  10. 7 * Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng. * Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng. * Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở tất cả các lĩnh vực. * Phát triển các cách tiếp cận đơn giản về kỹ thuật lâm sinh, về điều tra rừng có sự tham gia và đưa ra các tài liệu hướng dẫn về điều tra và phân tích dữ liệu tài nguyên rừng đơn giản có sự tham gia trong quản lý tài nguyên để xây dựng các kế hoạch quản lý bền vững dựa vào cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 1.2 Ở Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Rừng cộng đồng là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho cộng đồng bằng quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh giá rừng nhà nước giao cho cộng đồng. - Quản lý rừng dựa vào cộng đồng + Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là quản lý rừng được thực hiện bởi cộng đồng. Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng tham gia quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng. [26] + Hay nói một cách khác “ Quản lý dựa vào cộng đồng là việc bảo vệ, xây dựng phát triển và sử dụng rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng bất kể rừng đó có thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không?" - Quản lý rừng cộng đồng
  11. 8 + Quản lý rừng cộng đồng là cộng đồng quản lý rừng thuộc sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản được quản lý theo truyền thống trước đây, rừng trồng của các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý [8] + Quản lý rừng cộng đồng: là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát, đánh giá rừng do nhà nước giao cho cộng đồng. Quản lý rừng cộng đồng và lâm nghiệp cộng đồng là hai khái niệm khác nhau. Thuật ngữ quản lý rừng cộng đồng được sử dụng với ý nghĩa hẹp hơn thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng. Thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến việc quản lý rừng của một cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, cũng có xu hướng đồng nhất lâm nghiệp cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng. Điều này có ý nghĩa là nói đến lâm nghiệp cộng đồng hay quản lý rừng cộng đồng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân trong cộng đồng với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm từ rừng [25]. Tóm lại: Lâm nghiệp cộng đồng chính là nói tới các hoạt động lâm nghiệp dựa vào cộng đồng bất kể rừng và đất rừng có thuộc sở hữu của cộng đồng hay không hoặc lâm nghiệp cộng đồng là hình thức kiểm soát quản lý , bảo vệ rừng và đất rừng lâu dài do cộng đồng làng bản thực hiện theo pháp luật và chính sách của nhà nước. Những khái niệm cơ bản về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng trên đây là những luận cứ khoa học quan trọng, giúp cho tác giả một phần trong nghiên cứu cơ sở khoa học cho quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam nói chung và các cộng đồng khu vực nghiên cứu tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Đề tài kế thừa những luận cứ khoa học này để tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn không chỉ về cơ sở phương pháp luận mà còn cả cơ sở thực tiễn khi nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Sóc Trăng - một
  12. 9 trong những địa phương đầu tiên thực hiện mô hình “đồng quản lý” ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long 1.2.2.Hiện trạng phát triển Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, có quy định: “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”[24]. Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng; Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương. Qua kết quả điều tra lâm nghiệp cộng đồng do Cục Lâm nghiệp thực hiện vào tháng 05 năm 2008, có 10.006 cộng đồng dân cư thôn trên phạm vi cả nước đang quản lý 2,79 triệu ha rừng và đất chưa có rừng và quy hoạch để trồng rừng, chiếm khoảng 14% so với tổng diện tích rừng cả nước. Hiện nay trên toàn quốc có 1.203 xã, 146 huyện của 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang tham gia quản lý rừng cộng đồng.[9] Vùng Tây Bắc với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 1.057.585 ha, chiếm 45,04% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 732.676,6 ha, chiếm 69,27% tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý; Vùng Đông Bắc với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 472.376 ha, chiếm 20,12% so với tổng diện tích rừng cộng đồng trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 299.987 ha. (Chiếm 63,50 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý); Vùng Tây Nguyên với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng tham gia quản lý là 495.797 ha chiếm 21,11% so với tổng
  13. 10 diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước [17]. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 131.634,9 ha, chiếm 26,54 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý; Vùng Bắc Trung Bộ với diện tích rừng và đất rừng cộng đồng là 188.144,4 ha, chiếm 8,01% so với tổng diện tích rừng cộng đồng tham gia quản lý trong cả nước. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng là 39.663,6 ha, chiếm 21,08 % tổng diện tích rừng và đất rừng của vùng do cộng đồng quản lý; Các vùng còn lại, diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ [27]. Ở Việt Nam, cả trên phương diện về lý thuyết và thực tế thì các hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã và đang được công nhận. Luật quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [24] đã xác nhận quyền sở hữu của cộng đồng đối với rừng và từ đó đã có những quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Ở các vùng cao, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số đều có các hoạt động quản lý rừng cộng đồng thông qua các khu “rừng thiêng”, “rừng ma”, “rừng nhóm hộ”... Các khu rừng này được người dân quản lý, bảo vệ một cách khá chặt chẽ và có hiệu quả. các loại hình quản lý rừng cộng đồng được nhận dạng ở Việt Nam bao gồm: Xét về nguồn gốc hình thành, rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có thể phân thành 3 loại sau đây: a. Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời nay Đây là các loại rừng quản lý theo truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số. Tại các khu rừng này, về mặt pháp lý, các quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết một cách không chính thức bởi các luật tục truyền thống. Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thôn đều có ranh giới lãnh địa nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối...Trong phạm vi của thôn bản, các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sử dụng công cộng và được điều hành bởi một
  14. 11 bộ máy tự quản do già làng hoặc trưởng thôn đứng đầu. Các thành viên của làng được quyền tự do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy. Khi phạm vi rừng bị thu hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy dần dần thuộc quyền sử dụng của dòng họ. Toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của cộng đồng được thực hiện thông qua các luật tục hay hương ước thôn. Hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh [5], [25]. Tính đến tháng 6 năm 2010, tổng diện tích rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống là 214.006 ha, bao gồm: 86.702 ha đất có rừng; 127.304 ha đất trống đồi núi trọc. Đó là những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đình, rừng thổ công, rừng mó nước (giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng), rừng phòng hộ xóm làng (chống sạt lở, đá lăn…), những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng (săn bắn, thu hái măng, cây thuốc...), bãi chăn thả [9]. Ranh giới rừng từng thôn đều được phân định rất rõ ràng trong nhận thức của người dân. Một số nơi, rừng trồng của HTX, rừng tự nhiên đã giao cho HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao lại cho các xã hoặc thôn quản lý. Hình thức này phổ biến ở cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi tính cộng đồng, hương ước thôn còn được duy trì. Xét về khía cạnh pháp lý: về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã ghi rõ: "Làng, bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, mà không trái với những quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý sử dụng" [24]. Như vậy, theo văn bản trên, Nhà nước thừa nhận thôn là chủ rừng đối với diện tích rừng làng, rừng bản đã nói ở trên. Nhưng trong thực tế, phần lớn diện tích đất dành vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng tự quản lý, chính quyền địa phương chưa làm thủ tục giao quyền sử dụng lâu dài cho các cộng đồng. Tuy nhiên ở nhiều nơi, mọi sự tác động của Nhà nước và các tổ chức khác vào loại rừng này đều phải có sự thoả thuận và đồng ý của cộng đồng. Những khu rừng này có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo đối với cộng đồng và gần như cộng đồng có toàn quyền quyết định
  15. 12 trong việc bảo vệ và sử dụng rừng cũng như hưởng lợi từ rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc Nhà nước sẽ hợp pháp hoá diện tích rừng này, theo đó, Điều 29 quy định rõ cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng hiện cộng đồng đang quản lý, sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng..vv.. b. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài Trước năm 2004, mặc dù pháp luật chưa quy định cộng đồng là đối tượng giao quyền sử dụng đất, nhưng đã có 18 tỉnh làm thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở vận dụng các quy định tại Nghị định số 02/CP trước đây và sau đó được thay thế bằng Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Về trạng thái rừng trên đất giao cho cộng đồng: phần lớn cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ nuôi dưỡng những khu rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Một số cộng đồng được giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hiếm có trường hợp cộng đồng được giao những diện tích rừng giàu để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài. Đối với diện tích đất và rừng giao cho cộng đồng: các thành viên của cộng đồng cùng đầu tư, quản lý và hưởng lợi, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi giữa các thành viên của cộng đồng. Cộng đồng thành lập tổ, nhóm để tổ chức mọi hoạt động từ bảo vệ, cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm và phân phối lợi ích cho các thành viên trong cộng đồng. Ở một số nơi, đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng đều thuộc các khu vực có triển khai các dự án thuộc Dự án 327 [1], Dự án 661 [2] trước đây ... hoặc ở những nơi có dự án từ nguồn tài trợ quốc tế, như chương trình phát triển lâm nghiệp Việt Nam -Thụy Điển ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các dự án do DANIDA, JICA, WB, GIZ tài trợ ở khu vực các tỉnh có triển khai dự án...
  16. 13 Nhìn chung, hình thức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang chứng tỏ có hiệu quả, công tác bảo vệ rừng được tốt hơn. Có nơi người dân đã được hỗ trợ vốn từ các dự án nên đã giúp cho việc tăng thu nhập và cải thiện đời sống của họ. Ở những nơi này, nhiều dự án đã áp dụng các phương pháp mới trong cả quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn... có sự tham gia của người dân, gắn với việc xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng một cách dân chủ, công khai, do vậy, họ rất phấn khởi và tích cực bảo vệ rừng. Đây là loại hình quản lý rừng cộng đồng hiện được nhiều tỉnh quan tâm và đang có xu hướng được nhân rộng [30]. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù cộng đồng đã có quyết định giao đất, giao rừng, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, ngoài nguồn đầu tư và hỗ trợ từ các chương trình, dự án thì các quyền cơ bản của chủ rừng theo quy định của pháp luật, cộng đồng vẫn không được hưởng như việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, đầu tư hỗ trợ của nhà nước cũng như xử lý các hành vi xâm hại đến rừng cộng đồng là hết sức khó khăn. Mặt khác, nảy sinh một số vấn đề cần quan tâm giải quyết như sau khi kết thúc các dự án, nguồn đầu tư không còn, nếu không có những chính sách hỗ trợ ngay từ đầu dễ dẫn đến tình trạng cộng đồng lại bỏ mặc không bảo vệ rừng; cần hướng dẫn cộng đồng các biện pháp tổ chức sản xuất, các hình thức góp vốn đầu tư và các nguồn lực khác của các thành viên; phân chia quyền hưởng lợi từ rừng giữa các thành viên trong cộng đồng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm các quyền của cộng đồng, theo đó, Điều 30 quy định cộng đồng được giao rừng được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước, được hưởng lợi do các công trình bảo vệ, cải tạo rừng mang lại..vv.. c. Rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước Từ thập niên 90, tổng diện tích đất lâm nghiệp được cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới là 936.327 ha, bao gồm đất rừng
  17. 14 phòng hộ 494.242 ha; đất rừng đặc dụng 39.289 ha; đất rừng sản xuất 402.795 ha. Đây là hình thức cộng đồng nhận khoán theo quy định tại Nghị định 01/CP (1995) của Chính phủ, các tổ chức giao khoán cho cộng đồng chủ yếu là lâm trường quốc doanh; Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Ban quản lý các dự án 327, 661 và các dự án khác. Sau khi ký hợp đồng khoán, các cộng đồng tự tổ chức lực lượng thực hiện các công việc đã ký kết trong hợp đồng. Quyền hưởng lợi của cộng đồng tuỳ thuộc vào tình trạng rừng lúc nhận khoán, thời gian và công sức đã đầu tư vào rừng, thông qua hình thức nhận tiền và được hưởng một phần sản phẩm khi rừng được phép khai thác chính, ngoài ra còn được thu hái lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm nông lâm kết hợp trên đất rừng nhận khoán. Nhìn chung, loại hình nhận khoán rừng này, về thực chất, cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài những công việc thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, cộng đồng không có quyền lợi và nghĩa vụ gì khác. Mặc dù cộng đồng được nhận một khoản tiền khoán hàng năm, nhưng với mức quá thấp (100.000 đ/ha/năm) chưa đủ cải thiện đời sống người dân, do vậy chưa tạo được sức hấp dẫn, nên ở một số nơi rừng đã được khoán cho cộng đồng nhưng việc tổ chức bảo vệ cũng chỉ là hình thức và nguy cơ rừng bị tàn phá vẫn có thể xảy ra. d. Về sự tác động của Nhà nước đối với quản lý rừng cộng đồng Sự tác động của Nhà nước đối với quản lý rừng cộng đồng có thể chia thành 3 phương thức như sau: Thứ nhất, nhà nước chỉ tạo hành lang pháp lý, không can thiệp sâu vào những quyết định cụ thể về bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng của cộng đồng. Thể hiện rõ nét nhất là những khu rừng làng, rừng bản tồn tại theo truyền thống, mặc dù địa vị pháp lý của cộng đồng chưa được quy định rõ nhưng trên thực tế cộng đồng gần như có toàn quyền trong việc bảo vệ và sử dụng rừng. Một số tỉnh đã có chủ trương hợp lý hoá những khu rừng này, cộng đồng với tư cách như là chủ rừng [18].
  18. 15 Thứ hai, nhà nước giao đất, giao rừng cho cộng đồng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, cộng đồng được thừa nhận là chủ rừng. Lâm nghiệp cộng đồng là một bộ phận cấu thành trong chương trình phát triển lâm nghiệp của địa phương. Thứ ba, nhà nước thông qua các tổ chức của nhà nước, khoán cho các cộng đồng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Các tổ chức nhà nước (bên giao khoán) quyết định mọi vấn đề, từ quy hoạch sử dụng đất đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời điểm khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cộng đồng chỉ là người làm thuê, được hưởng tiền công khoán và một phần sản phẩm trên đất rừng nhận khoán tuỳ theo thời gian và công sức mà mình đã bỏ ra. 1.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và một số bài học quản lý rừng cộng đồng Khái niệm “cộng đồng” lâu nay với những cách hiểu khác nhau cũng dẫn đến những cách thức tiếp cận khác nhau của người làm dự án, cũng như thái độ tiếp nhận của người dân và cơ quan chức năng. Vì vậy, để tiến đến thể chế hóa chính sách về lâm nghiệp cộng đồng, các ý kiến cho rằng, cần thống nhất ngay từ khái niệm. Nhiều mô hình thí điểm, thử nghiệm về quản lý rừng cộng đồng đã được triển khai rộng khắp, trong đó có cả những dự án lớn do nhà nước đầu tư cũng như các mô hình do các đơn vị ngoài nhà nước, các tổ chức bảo tồn quốc tế bảo trợ. Từ chia sẻ bài học kinh nghiệm của các mô hình quản lý rừng cộng đồng, cũng đã có những câu hỏi mang tính căn bản được đặt ra, như “thử nghiệm đã nhiều, nhưng liệu có mô hình nào đủ tiêu chuẩn để trở thành mô hình mẫu?”, hay “nên duy trì diện tích rừng cộng đồng bao nhiêu là vừa?”, “nên giao cho cộng đồng rừng giàu hay rừng nghèo để tối ưu hóa lợi ích cả ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường? [22], [23]” “Cả nước hiện có nhiều mô hình thí điểm về quản lý rừng cộng đồng nhưng khó có thể chọn ra một mô hình mẫu để nhân rộng”.
  19. 16 - Kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai dự án “Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao tại tỉnh Bắc Kạn”. Dự án do CSIRO - Astralia và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện. - Quản lý rừng cộng đồng ở Hòa Bình và các giải pháp - Do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. - Một số kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng từ Dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong quản lý rừng” - Do Chương trình CASI, Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên thực hiện. - Một số giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng do UBND huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa thực hiện [4]. - Mô hình Đồng quản lý rừng ngập mặn tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, do Dự án GIZ và Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng thực hiện - Quản lý rừng dựa vào cộng đồng, những bài học kinh nghiệm - Do tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam thực hiện [5]. Việc giao đất, giao rừng chính thức cho cộng đồng đã được triển khai đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn. Quá trình giao đất rừng cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là phải giải quyết cạnh tranh mâu thuẫn về ranh giới rừng cộng đồng, vì trước kia rừng cộng đồng được coi là tài sản chung, người dân nhiều thôn bản có quyền khai thác, sử dụng. Còn tại Hòa Bình, theo thống kê của tỉnh thì chưa giao rừng cho cộng đồng, nhưng trên thực tế nhiều diện tích rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ đã được giao cho cộng đồng dưới hình thức một số người trong thôn hoặc trưởng thôn đứng tên. Đã có hiện tượng người đứng tên đòi lại rừng và coi rừng cộng đồng đó là của mình nên xảy ra tình trạng tranh chấp giữa người chủ đứng tên và cộng đồng ở địa phương. Vấn đề đa dạng hóa các phương thức quản lý tài nguyên rừng hiện nay đang được đặt ra nhằm mục tiêu: quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững song song với
  20. 17 việc đáp ứng nhu cầu của người dân về lợi ích kinh tế từ rừng. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam là đề tài đang được nghiên cứu. Các dự án đã góp phần xác định nhu cầu về chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam. “Cả nước hiện có nhiều mô hình thí điểm về quản lý rừng cộng đồng nhưng khó có thể chọn ra một mô hình mẫu để nhân rộng” Đây là một trong những điều trăn trở đối với các nhà quản lý và những người đang trực tiếp công tác trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Cho đến nay chưa có đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, qua thực tiễn có thể đưa ra một số nhận định sau: - Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt, những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừng ngày càng tăng trưởng. - Góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng và hộ gia đình. Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhà nước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán đã góp phần giải quyết một phần khó khăn cho một bộ phận dân cư. Đối với diện tích rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp cây nông nghiệp, chăn thả gia súc, nuôi thủy sản dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi từ sản phẩm rừng. Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng, trong đó đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình. Tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý rừng, mặc dù hầu như không có sự hỗ trợ của nhà nước về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2