intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu qủa rừng trồng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá sinh trưởng và sản lượng rừng trồng Keo lá tràm; phân tích một số hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng Keo lá tràm đối với cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu qủa rừng trồng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Hà Nội, ngày.......tháng.........năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh
  2. ii LỜI CẢM ƠN Qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô giáo Khoa Lâm học, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Anh Tuân đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ, nhân dân UBND xã Thạch Cẩm, UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập thu thập số liệu. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Ban Quản Lý dự án Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Do tƣ duy lý luận cũng nhƣ kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy Cô và bạn đọc quan tâm để có thể bổ sung thêm những điều mà luận văn còn khiếm khuyết. Xin chân thành cảm ơn…! Hà Nội, ngày.......tháng.........năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.2. Trong nƣớc ................................................................................................. 5 1.3. Đôi nét về trồng rừng tại xã Thạch Cẩm .................................................. 11 1.3.1. Diện tích trồng rừng phân theo từng thôn năm 2005 ............................ 11 1.3.2. Phƣơng thức, mật độ và cự ly trồng rừng Keo lá tràm ......................... 12 1.3.3. Kỹ thuật trồng Keo lá tràm ................................................................... 13 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 16 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 16 2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16 2.4. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 16 2.4.1. Đánh giá sinh trƣởngvà sản lƣợng rừng trồng Keo lá tràm .................. 16 2.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lá tràm ......................... 17 2.4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội và môi trƣờng của rừng trồng Keo lá tràm .. 17 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VỊ TRÍ NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 25 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 25
  4. iv 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 25 3.1.2. Khí hậu – thủy văn ................................................................................ 25 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 28 3.2.1. Đặc điểm dân sinh ................................................................................. 28 3.2.2. Đặc điểm về kinh tế............................................................................... 28 3.2.3. Văn hóa xã hội. ..................................................................................... 28 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 29 4.1. Đánh giá sinh trƣởng và sản lƣợng rừng trồng Keo lá tràm .................... 29 4.1.1. Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn) và đƣờng kính ngang ngực (D1.3) .............................................................................................................. 29 4.1.2. Ƣớc tính sản lƣợng rừng Keo lá tràm 10 tuổi ....................................... 31 4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lá tràm ........................... 32 4.2.1. Chi phí đầu tƣ cho 1 ha rừng trồng ....................................................... 32 4.2.2. Thu nhập từ 1 ha rừng keo lá tràm ........................................................ 33 4.2.3. Đánh giá thu nhập từ rừng đến kinh tế hộ gia đình. ............................. 36 4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội.......................................................................... 40 4.3.1. Hiệu quả giải quyết việc làm cho ngƣời dân. ....................................... 41 4.3.2. Tác động trong việc nâng cao ý thức và vai trò của ngƣời dân trong việc chăm sóc, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. ..................................................... 43 4.3.3. Phân tích SWOT dự án trồng rừng thực hiện tại xã Thạch Cẩm .......... 44 4.4. Đánh giá tác động về môi trƣờng của dự án trồng rừng .......................... 47 4.4.1. Đánh giá sự thay đổi của điều kiện đất sau khi trồng rừng................... 47 4.4.2. Tính chất vật lý của đất ......................................................................... 48 4.4.3. Một số tính chất hóa học. ...................................................................... 52 4.4.4. So sánh sự thay đổi về thảm thực vật.................................................... 56 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYÊN NGHỊ ................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Sinh trƣởng của Keo lá tràm tại Đại Lải ( 9/1990 – 8/1999) 6 Sinh trƣởng của các xuất xứ Keo lá tràm tại vƣờn giống Cẩm 1.2 8 Quỳ và Chơn Thành (1997 – 2000) 1.3 Sinh trƣởng của các xuất xứ Keo lá tràm 03 tuổi 9 Phƣơng trình sinh trƣởng chiều cao cho các cấp đất tại Đắc 1.4 10 Lắk 1.5 Diện tích trồng rừng phân theo từng loài cây trồng chủ yếu 11 1.6 Phƣơng thức, mật độ, cự ly trồng rừng Keo lá tràm vùng dự án 12 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Thạch Cẩm 26 4.1 Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Keo lá tràm 10 tuổi 29 4.2 Bảng ƣớc tính sản lƣợng rừng Keo lá tràm 10 tuổi 31 4.3 Tổng hợp chi phí cho 1ha rừng tính cả lãi vay 10 năm 32 Cân đối thu nhập và chi phí cho 01ha rừng trồng keo lá tràm 4.4 33 (10 năm tuổi) 4.5 Hiệu quả kinh tế cho 1 ha rừng tính theo phƣơng pháp động 34 Cơ cấu thu nhập trong năm của hộ gia đình trƣớc và sau khi 4.6 35 tham gia trồng rừn 4.7 Biểu tổng hợp nhóm kinh tế hộ tham gia trồng rừng 36 4.8 Số lao động tham gia trồng rừng 1 chu kỳ kinh doanh 10 năm 39 Đánh giá của ngƣời dân về tác dụng, vai trò của việc trồng rừng 4.9 41 đối với hộ gia đình tại xã Thạch Cẩm 4.10 Khung phân tích SWOT 43 4.11 Đặc điểm thành phần cơ giới đất tại vị trí nghiên cứu 45 4.12 Một số đặc điểm khác nhau nơi đất có rừng và nơi đất trống 47
  6. vi 4.13 Kết quả phân tích tỷ trọng đất vị trí nghiên cứu 49 4.14 Kết quả phân tích dung trọng đất tại vị trí nghiên cứu 50 4.15 Tổng hợp độ chua hoạt động của đất tại vị trí nghiên cứu 51 4.16 Tổng hợp độ xốp của đất tại vị trí nghiên cứu 52 4.17 Tổng hợp độ chua hoạt động của đất tại vị trí nghiên cứu 53 4.18 Tổng hợp hàm lƣợng mùn của đất tại vị trí nghiên cứu 54 4.19 Tổng hợp hàm lƣợng đạm dễ tiêu của đất tại vị trí nghiên cứu 55 4.20 Tổng hợp hàm lƣợng Kali dễ tiêu của đất tại vị trí nghiên cứu 55 4.21 Tổng hợp hàm lƣợng lân dễ tiêu của đất tại vị trí nghiên cứu 56 4.22 Thành phần thực vật trên các mô hình rừng trồng 57 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Biểu đồ cơ cấu nhóm cây trồng dự án KfW4 xã Thạch Cẩm 12 2.1 Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 18 4.1 Biểu đồ sinh trƣởng đƣờng kính D1.3 của Keo lá tràm 30 4.2 Biểu đồ sinh trƣởng chiều cao Hvn của Keo lá tràm 30 Biểu đồ cơ cấu thu nhập hộ gia đình trƣớc khi tham gia 4.9 37 trồng rừng tại xã Thạch Cẩm 4.10 Biểu đồ cơ cấu thu nhập hộ gia đình sau khi 37 4.11 Biểu đồ cơ cấu kinh tế hộ sau khi tham gia trồng rừng 39 Biểu đồ cơ cấu kinh tế hộ sau khi tham gia trồng rừng 39
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng mang lại sự sống cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất. Nó là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, sự suy giảm về diện tích rừng trên thế giới song song với suy giảm chất lƣợng rừng mà nguyên nhân chủ yếu do con ngƣời gây ra đã khiến cho chúng ta gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nhƣ: thiên tai, thảm họa có liên quan đến biến đổi khí hậu nhƣ: hạn hán, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính... Việt Nam thuộc vị trí nhiệt đới gió mùa, có ¾ diện tích là đồi núi. Trong những nằm gần đây, Đảng và nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm rất lớn đến công tác phát triển rừng về quy mô, tốc độ và nguồn vốn đầu tƣ. Rất nhiều các dự án đầu tƣ phát triển lâm nghiệp trong nƣớc và các tổ chức do quốc tế hỗ trợ nhƣ: 327, 661, PAM (Chƣơng trình Lƣơng thực thế giới), ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), WB (Ngân hàng thế giới), KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức), GEF (Quỹ môi trƣờng toàn cầu), JBIC (Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản), JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)…đã góp phần tích cực vào việc khôi phục và phát triển vốn rừng và xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn miền núi. Thạch Thành là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Đời sống của hầu hết nhân dân thuộc các xã vùng núi hết sức khó khăn. Thu nhập chủ yếu là từ khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ, thậm chí có nơi nguồn thu nhập chính là từ khai thác gỗ trái phép trong rừng tự nhiên. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho diện tích rừng bị suy giảm hoặc làm giảm khả năng tự phục hồi của rừng. Nhằm nâng cao độ che phủ của rừng và góp phần cải thiện môi trƣờng, nâng cao mức sống cho nhân dân ở miền núi, giảm sức ép mang tính tiêu cực của ngƣời dân sống gần rừng đối với rừng tự nhiên, những năm qua huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa đã nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các ngành, các
  8. 2 cấp từ nhiều chƣơng trình dự án của quốc gia nhƣ 327, 661,.. và các dự án quốc tế nhƣ WB, dự án trồng Rừng Việt Đức KfW4... Dự án KfW4 về Phát triển Lâm nghiệp là dự án do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) thực hiện tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Mục tiêu dự án là thiết lập 19.000 ha rừng bền vững trên địa bàn 54 xã của 10 huyện cho trên 14.000 hộ dân. Trong các loài cây đƣa vào trồng rừng, Keo lá tràm đƣợc đƣa vào trồng thuần loài ở một số vị trí trên địa bàn huyện Thạch Thành- Thanh Hóa bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả cao cho ngƣời dân địa phƣơng. Để đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng của rừng trồng keo lá tràm thuộc dự án trồng rừng Việt Đức đối với ngƣời dân ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành làm căn cứ khuyến nghị, đề xuất đối với các dự án trồng rừng trong thời gian tới, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu qủa rừng trồng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.
  9. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Hiện nay, ngƣời ta tìm ra khoảng 1.300 loài cây Keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần còn lại phổ biến trong các vị trí khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm ở cả hai bán cầu, bao gồm Châu Phi, Miền Nam Châu Á, Châu Mỹ dẫn theo Lê Đình Khả. Keo lá tràm là cây nguyên sản ở phía bắc Australia, Papua New Guiea và Irian Juaya của Indonesia. Ngày nay, Keo lá tràm đƣợc gây trồng tại nhiều nƣớc nhƣ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Những nghiên cứu về sinh trƣởng Nghiên cứu sinh trƣởng, phân chia cấp đất rừng trồng đã có nhiều công trình đề cập đến với những mô hình toán học chặt chẽ nhƣ các công trình xây dựng biểu diễn đầu tiên ở Trung Âu của Fies (1866), Cotta (1821), Schumacher (1823), Hatig (1805), Mayer Stevenson (1944), Coile (1960), Nix (1987), Fao (1986) và các nhà lâm học Nga. Richhom (1904) cho rằng: Trữ lƣợng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm phần. Chiều cao bình quân lâm phần ở tuổi xác định là một chỉ tiêu biểu thị tốt cho sức sản xuất của lâm phần đó. Với lƣợng mƣa trung bình 2.700 mm/năm, Keo lá tràm 3 năm tuổi, chiều cao trung bình của một cây đứng trồng với mật độ 1.010 cây/ha là 12,4 m, đƣờng kính trung bình 12,2 cm, trữ lƣợng gỗ 73,2 m3/ha; ở tuổi 4 chiều cao vút ngọn là 13,1 m, đƣờng kính là 13,6 cm, và trữ lƣợng 96,1 m3/ha. Trên đất mỏng, khô cằn ở Tây Bengal, sản lƣợng chỉ 5 m3/ha/năm vào năm thứ 15. Theo Wiersum và Ramlan cho rằng tăng trƣởng gỗ Keo lá tràm có thể cao hơn 20 m3/ha/năm trên một chu kì 10 – 20 năm. Trên đất nghèo dinh dƣỡng sản lƣợng đạt từ 8 – 12 m3/ha/năm. Trên đảo của Madura, lƣợng mƣa hàng năm 1700 – 1900 mm, Keo lá tràm từ 7 – 12 tuổi, sản lƣợng có thể đạt
  10. 4 7,6 – 9 m3/ha/năm, ở những nơi có lƣợng mƣa ít từ 1.000-1.400 mm, sản lƣợng chỉ đạt 2 – 6 m3/ha/năm. Những nghiên cứu về kinh tế Gỗ của Keo lá tràm dùng trong sản xuất giấy, đồ gỗ gia dụng và các công cụ. Nó có chứa tanin nên có thể dùng trong công nghiệp thuộc dự án. Tại Ấn Độ, gỗ và than củi từ Keo lá tràm dùng làm nguồn nhiên liệu. Nhựa của Keo lá tràm cũng đƣợc buôn bán ở quy mô thƣơng mại, loài cây này cũng đƣợc thổ dân Australia dùng làm thuốc giảm đau. Các chất chiết ra từ gỗ lõi của Keo lá tràm có tác dụng chống nấm làm hƣ hại gỗ. Loài cây này cũng đƣợc trồng nhƣ là cây cảnh, cây lấy bóng râm và trồng trong các đồn điền để lấy gỗ ở vị trí Đông Nam Á và Sudan. Cành nhánh và lá khô của Keo lá tràm dùng làm chất đốt. Gỗ của Keo lá tràm có vân đẹp, bóng, chịu đƣợc nén, va đập rất tốt. Ở Sindh vỏ cây Acacia arabica đƣợc sử dụng để thuộc dự án. Vỏ các loài Keo khác nhau rất giàu tanin và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng; các loài có giá trị lớn nhất trong việc này là Acacia pycnantha (Keo vàng), Acacia decurrens (Keo vỏ dà), Acacia dealbata (Keo bạc) và Acacia mearnsii (Keo đen). Loài Keo đen đƣợc trồng ở Nam Phi. Quả của Acacia nilotica (gọi là "neb-neb" trong ngôn ngữ bản địa), một loài khác ở Châu Phi cũng rất giàu tanin và cũng đƣợc những thợ thuộc dự án sử dụng. Một số loài cung cấp các loại gỗ có giá trị; chẳng hạn Acacia melanoxylon (Keo gỗ đen) ở Australia, chúng là loài cây thân gỗ lớn; gỗ của chúng đƣợc dùng để làm đồ gỗ nội thất và có độ bóng cao; hay Acacia homalophylla (gỗ Myall, cũng ở Australia) tạo ra gỗ có mùi thơm, đƣợc sử dụng cho mục đích làm cảnh. Acacia formosa cung cấp loại gỗ có giá trị của Cuba gọi là "sabicu". Acacia seyal đƣợc coi là cây Keo Shitta đã xuất hiện trong Kinh Thánh và cung cấp gỗ shitta. Nó đƣợc sử dụng trong sản xuất hộp đựng pháp điển của ngƣời Do Thái. Acacia heterophylla từ đảo Réunion và Acacia koa (Keo Hawaii) từ quần đảo Hawaii là các loài cây lấy gỗ có giá trị.
  11. 5 Tại Việt Nam, các loài cây keo tai tƣợng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đƣợc trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy, cải tạo vƣờn rừng. Hạt của một số loài Keo đƣợc dùng làm thực phẩm và một loạt các sản phẩm khác trong ẩm thực. Ví dụ, hạt của Acacia niopo đƣợc nƣớng và dùng nhƣ là thuốc hít tại Nam Mỹ. Tại Lào và Thái Lan, các loại rễ của Acacia pennata (gọi là cha-om) đƣợc sử dụng trong súp, cà ri, trứng ốp lết hay các món xào. Nhiều loài trong chi Acacia chứa một số ancaloit có các tác động tới thần kinh nhƣ gây ảo giác, trong đó DMT và NMT là nổi bật và có ích nhất. Lá, thân và hoặc rễ có thể ủ với một số thực vật chứa MAOI để thu đƣợc các tác dụng khi uống. Nó có thể coi là một dạng của Ayahuasca. Có thể liên quan đến tác dụng này, thần thoại Ai Cập đã gắn cây keo với các đặc trƣng của cây của sự sống. 1.2. Trong nƣớc Việc nghiên cứu sinh trƣởng và dự đoán sản lƣợng rừng phục vụ kinh doanh rừng ở nƣớc ta đã đƣợc các nhà khoa học viện khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và các Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp trong cả nƣớc tiến hành. Một số tác giả nhƣ Vũ Đình Phƣơng (1971), Trịnh Đức Huy (1988), Đào Công Khanh và các cộng sự (1993) đã đƣa ra một số kết quả nghiên cứu quy luật tăng trƣởng và lập biểu thể tích cho một số loài cây trồng ở vùng nguyên liệu giấy sợi nhƣ Mỡ (Manglietia glauca), Bồ đề, Thông ba lá, Thông Cairibe, Bạch Đàn... Những xuất xứ có triển vọng về cơ bản vẫn giống với những xuất xứ đã đƣợc đánh giá và đề xuất trƣớc đây (Lê Đình Khả, 1996; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1996; Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000). Khảo nghiệm so sánh một số xuất xứ Keo tai tƣợng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo nâu (A. aulacocarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata) cũng đƣợc
  12. 6 Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh xây dựng tại Mang Yang (Gia Lai) trên đất Bazan và đất đồi phân hóa từ đá granit năm 1992 (Mai Đình Hùng, Huỳnh Đức Nhân, Cameron, 1996). Số liệu đo đếm ở giai đoạn 4 năm tuổi (1996) cho thấy Keo tai tƣợng, Keo lá tràm, Keo lƣỡi liềm là những loài có sinh trƣởng nhanh hơn hai loài còn lại. Khảo nghiệm các xuất xứ Keo lá tràm tiến hành theo dự án ACIAR 9310 hợp tác với Australia. Khảo nghiệm xây dựng năm 1994 tại Cẩm Quỳ Ba Vì - Hà Tây, Đông Hà - Quảng Trị, Sông Mây - Đồng Nai. Sau 03 năm cho thấy xuất xứ South Coen (Qld) là xuất xứ có sinh trƣởng tốt tại Sông Mây và Đông Hà, Rifle Creek (Qld) có sinh trƣởng tốt tại Cẩm Quỳ, Lower Pasco (Qld) có sinh trƣởng tốt tại Đông Hà (Montagu và cs 1998). Bảng 1.1: Sinh trƣởng của Keo lá tràm tại Đại Lải ( 9/1990 – 8/1999) D1,3 V Lô hạt Xuất xứ H (m) (cm) (dm3) 16142 Coen R Qld 10,5 10,2 49,5 16845 Kings Plains Qld 10,4 10,2 48,7 16101 Mibini PNG 10,1 9,9 45,9 16484 Morehead R Qld 10,1 9,8 45,0 16154 Goomadeer NT 10,0 9,4 41,0 16152 Alligator NT 9,9 10,1 44,2 16148 Manton R NT 9,5 9,5 38,7 16684 Bensbach PNG 9,4 9,2 38,6 16151 Mary R NT 9,3 9,4 38,5 16163 Elizabeth NT 8,8 8,3 28,6 16107 Old Tondự án PNG 8,2 7,5 24,3 16158 Gerowie Creek NT 7,8 6,9 19,4 (Nguồn: Trung tân nghiên cứu giống cây rừng Việt Nam)
  13. 7 Đánh giá giai đoạn 5 tuổi cho thấy tại Cẩm Quỳ Halroyed (Qld) là xuất xứ có sinh trƣởng tốt nhất, tiếp đó là xuất xứ Rifle Creek (Qld) và Goomadeer R (NT). Tại Đông Hà xuất xứ có sinh trƣởng tốt nhất là Wondo Village (Qld), tiếp đó là các xuất xứ Lower Pasco (Qld), Goomadeer R (NT), Morehead (PNG) và Manton (NT). Tại Sông Mây các xuất xứ có sinh trƣởng tốt nhất là Wenlock R. (Qld), Halroyed (Qld), Morhead (PNG). Khảo nghiệm sinh trƣởng của các xuất xứ Keo lá tràm tại vƣờn giống Cẩm Quỳ và Chơn Thành (1997 - 2000) cho thấy: các xuất xứ Keo lá tràm có triển vọng nhất tại vƣờn giống Cẩm Quỳ là Rocky Creek (Qld) và Coen River (Qld), trong lúc đó ở Chơn Thành xuất xứ có triển vọng là từ vƣờn giống Melville (NT). Các xuất xứ có sinh trƣởng tốt nhất ở cả 02 vƣờn giống là Olive River (Qld), Archer River và Tribs (Qld). Từ năm 1996 – 1999, dự án FORTIP (Regional Project on Forest Tree Improvement) do trung tâm nghiên cứu giống cây rừng hợp tác với CSIRO của Australia đã đƣợc thực hiện một số vùng tại Việt Nam. Dự án này bao gồm xây dựng 46 ha rừng giống và vƣờn giống cho các loài Keo lá tràm, Keo tai tƣợng, Bạch Đàn Urô, Bạch Đàn Caman tại Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây), Vạn Xuân (Phú Thọ), Đông Hà (Quảng Trị) và Chơn Thành (Bình Phƣớc). Trong đó có 8 ha vƣờn giống Keo lá tràm và 7 ha vƣờn giống Keo tai tƣợng tại Cẩm Quỳ và Chơn Thành. Vật liệu để xây dựng vƣờn giống là hạt giống thu từ các cây trội đã đƣợc chọn lọc tại Papua New Guinea (PNG), các bang Queensland (Qld) và Northern Territory (NT) của Australia, cũng nhƣ từ Sakaerat của Thái Lan. Đây là các xuất xứ đƣợc khảo nghiệm và đánh giá tốt nhất tại Thái Lan và Việt Nam. Mỗi xuất xứ gốc đƣợc chọn một số cây trội.
  14. 8 Bảng 1.2: Sinh trƣởng của các xuất xứ Keo lá tràm tại vƣờn giống Cẩm Quỳ và Chơn Thành (1997 – 2000) Chơn Thành Cẩm Quỳ (8/97 - 12/2000) (11/96-12/2000) D1.3 V D1.3 V Lô hạt Xuất xứ H (m) Lô hạt H (m) (cm) (dm3) (cm) (dm3) 19244 Rocky Creek Qld 8,1 7,9 21,6 19255 7,8 7,9 19,1 19250 Coen River Qld 8,0 7,9 20,5 19326 7,7 7,0 18,3 17961 Olive River Qld 7,8 7,6 20,4 18854 7,7 7,0 18,0 Archer 18854 Qld 7,8 7,8 20,4 17961 7,6 7,0 17,6 R,Tribs 19326 Sakaerat Thai 7,8 7,6 19,5 19251 7,5 7,0 17,4 19254 Normandy R Qld 7,8 7,8 19,2 19246 7,5 6,9 17,0 18998 Pascoe R Qld 7,8 7,6 19,2 19244 7,3 6,8 16,4 19251 Morehead R Qld 7,7 7,7 19,0 19245 7,3 6,8 15,9 19245 Wenlock R Qld 7,5 7,3 18,0 18998 7,3 6,8 15,7 19255 Melville SO NT 7,6 7,0 17,0 19250 7,2 6,7 11,5 19249 Wenlock R Qld 7,4 7,3 15,7 19254 7,2 6,4 14,7 19246 Wenlock R Qld 7,3 7,1 15,6 17966 7,0 6,5 14,5 17966 Boggy Creek Qld 7,3 6,8 15,0 19249 7,0 6,5 14,1 Fpr 0,177 0,001 0,012 Fpr 0,001 0,001 0,001 H2 0,74 0,54 H2 0,72 0,73 0,64 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn lọc giống cây rừng – Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) Hạt lấy từ các cây trội đƣợc thụ phấn tự do đƣợc coi là một gia đình (family). Những gia đình này đƣợc gây trồng trong các vƣờn giống theo khối hàng 4 cây lặp lại 8 lần hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau 3 năm đã tiến hành đánh giá sinh trƣởng của cây theo gia đình và theo xuất xứ. Từ đó giữ lại những
  15. 9 gia đình tốt nhất của những xuất xứ có triển vọng tỉa bỏ những các thể và những gia đình xấu để thành vƣờn giống lấy hạt cung cấp giống cho trồng rừng ở Việt Nam. Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính keo lá tràm tại Ba Vì cho thấy xuất xứ Coen River (Qld) là xuất xứ không những có sinh trƣởng nhanh nhất mà còn có hình dáng thân cây đẹp nhất, thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ. Vì thế việc chọn giống, nhân giống sinh dƣỡng và khảo nghiệm dòng vô tính đã đƣợc thực hiện cho lô hạt này. Năm 1990 trung tâm giống Đông Nam Bộ thực hiện khảo nghiệm 06 xuất xứ Keo lá tràm và đƣợc xếp hạng tại bảng 1.3 Các xuất xứ Morehead R từ Ôxtrâylia và PaPua New Guinea (PNG) Maikussa và Noogoo Swamp đều có triển vọng. Bảng 1.3: Sinh trƣởng của các xuất xứ Keo lá tràm 03 tuổi Tỷ lệ sống Lô hạt Xuất xứ V(m3) D(cm) H(m) ( %) 16484 Morehead R (Au) 0,029 8,48 10,12 72,95 16683 Morehead RM (PNG) 0,027 8,84 8,96 55,61 16610 Maikussa (PNG) 0,021 7,97 8,38 61,73 16147 Noogoo Swamp 0,020 7,50 9,25 70,04 16152 E.Alligator R 0,017 7,13 8,31 86,26 15951 Sai Thong (Thailan) 0,015 6,63 8,63 55,10 (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ) Năm 1991, 12 xuất xứ Keo lá tràm đƣợc đƣa vào khảo nghiệm tại Đại Lải trong dự án 027 do Trung tâm Đông Bắc Bộ thực hiện sau 21 tháng tuổi các xuất xứ có sinh trƣởng đầu bảng là E. Alligator, Coen, Goomadeer...
  16. 10 Năm 2001, Nguyễn Văn Xuân đã nghiên cứu sinh trƣởng và dự đoán sản lƣợng rừng trồng Keo lá tràm làm cơ sở đề xuất giải pháp kinh doanh tại Đăk Lăk. Kết quả tác giả xác lập phƣơng trình sinh trƣởng chiều cao cho các cấp đất nhƣ sau: Bảng 1.4: Phƣơng trình sinh trƣởng chiều cao cho các cấp đất tại Đắc Lắk Cấp đất Phƣơng trình Hệ số tƣơng quan I Cấp đất tốt H từ 15 - 17m Ph = 129,55A -1,3474 0,98 II Cấp đất trung bình H từ 13 - 15m Ph = 124,197A - 1,2577 0,96 III Cấp đất xấu H từ 11 - 13m Ph = 120,2603A-1,19417 0,97 Phƣơng trình sinh trƣởng đƣờng kính cho các cấp đất nhƣ sau: Cấp I Pd = 186,33.A - 1,3884 Cấp II Pd = 197,97.A - 1,4364 Cấp III Pd = 188,62426.A - 1,4955 Phƣơng trình thể tích V = - 0,01677 + 0,003362.h + 0,275209.d2 .h/104 Kết quả tác giả đƣa ra trữ lƣợng của các cấp đất tƣơng ứng với các tuổi khai thác nhƣ sau: Mật độ trồng ban đầu 1660 cây/ha thì tuổi khai thác là 7, 8 và 10 ứng với các cấp đất từ tốt đến xấu. Tƣơng ứng với các cấp đất này, trữ lƣợng khai thác khoảng 140 m3/ha, 120 m3/ha và 110 m3/ha. Về hiệu quả kinh tế: hiện nay chƣa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhƣng từ thực tế kết quả khai thác gỗ của các đơn vị trồng rừng Keo lá tràm làm gỗ nguyên liệu và chế biến đồ gỗ dân dụng của các Công ty trồng rừng thì tại Công ty lâm nghiệp M’Đrăk (Đăk Lăk) 01 ha rừng Keo lá tràm trồng 10 năm tuổi giá bán cây đứng là 65 triệu đồng/ha, Công ty Lâm nghiệp huyện Ea Kar rừng Keo lá tràm 8 năm tuổi giá bán 40 triệu đồng/ha. Tại Hàm Tân và Bắc Bình (Bình Thuận) rừng Keo lá tràm 7 năm tuổi giá bán cây đứng là
  17. 11 45 triệu/ha. Tại vị trí Trị An, Long Thành (Đồng Nai) rừng Keo lá tràm 8 năm tuổi trữ lƣợng gỗ bình quân từ 130 - 150 m3/ha, giá bán cây đứng 40,5 triệu đồng/ha. Tại Xuân Lộc (Đồng Nai) rừng Keo lá tràm 9 năm tuổi giá bán cây đứng trung bình là 50,5 triệu đồng/ha. Tại vị trí Bù Đăng (Bình Phƣớc) rừng keo lá tràm 7 năm tuổi giá bán cây đứng trung bình 50 triệu đồng/ha. Từ nghiên cứu trên cho thấy: đã có các công trình nghiên cứu về sinh trƣởng, thể tích, lập biểu cấp đất cho Keo lá tràm trên các vùng địa lý khác nhau của cả nƣớc. 1.3. Đôi nét về trồng rừng tại xã Thạch Cẩm 1.3.1. Diện tích trồng rừng phân theo từng thôn năm 2005 Diện tích trồng rừng phân theo loài cây tại xã Thạch Cẩm đƣợc thể hiện qua bảng 1.5. Bảng 1.5: Diện tích trồng rừng phân theo từng loài cây trồng chủ yếu Năm 2005 KNTS làm giàu rừng Trồng rừng mới Hạng mục Có Không Cây Tổng trồng Tổng Thông Trồng Vị trí trồng bổ bản (ha) bổ (ha) nhựa Keo sung địa sung Xã Thạch Cẩm 2,0 1,2 0,8 705,0 402,62 164,78 119,6 Thôn 82,0 31,62 50,38 - - - - Thành Quang Thôn 220,7 150,7 39,4 30,6 1,3 0,5 0,8 Long Tiến Thôn 135,5 62,5 31,3 41,7 0,1 0,1 - Cẩm Lợi Thôn 227,1 148,5 40,0 38,6 0,3 0,3 - Thạch Yến Thôn 39,7 27,3 3,7 8,7 0,3 0,3 - Thạch Môn (Nguồn: Ban quản lý dự án KfW4 huyện Thạch Thành)
  18. 12 Qua bảng 1.5 cho thấy việc trồng rừng thí điểm ở 5 thôn với tổng diện tích trồng mới là 705 ha. Trong đó, diện tích trồng mới chủ yếu ở 3 thôn Long Tiến, Thạch Yến và Cẩm Lợi là 583,3ha chiếm 83% tổng diện tích trồng. Biểu đồ dƣới đây thể hiện cơ cấu nhóm cây trồng tại xã Thạch Cẩm. 0% 17% KNTS làm giàu rừng Cây bản địa Thông nhựa 24% 59% Keo lá tràm Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu nhóm cây trồng dự án KfW4 xã Thạch Cẩm. Qua hình 1.1 cho thấy diện tích và cơ cấu cây trồng bản địa chiếm chủ yếu. Tuy nhiên, loài cây tiên phong trồng trƣớc là Thông nhựa và Keo lá tràm chiếm tỷ lệ lớn. Loài cây Keo lá tràm đƣợc trồng với tổng diện tích là 119,6 ha chiếm 17% tổng diện tích trồng rừng. Ngoài mục đích tiên phong, lấy gỗ và làm đa dạng, phong phú các loài cây, hoa của Keo lá tràm thu hút nhiều loài côn trùng có ích, đây là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng rất hữu ích. 1.3.2. Phương thức, mật độ và cự ly trồng rừng Keo lá tràm Phƣơng thức, mật độ và cự ly trồng rừng Keo lá tràm đƣợc thể hiện ở bảng 1.6 nhƣ sau: Bảng 1.6: Phƣơng thức, mật độ, cự ly trồng rừng Keo lá tràm vùng dự án Mật độ Loài cây Phƣơng thức Dạng lập địa Cự ly (m) (cây/ha) Keo lá tràm Trồng thuần loài C.D2 1.667 2x3 (Nguồn: Ban QLDA huyện Thạch Thành)
  19. 13 1.3.3. Kỹ thuật trồng Keo lá tràm Ngƣời dân tham gia trồng rừng đều đƣợc hƣớng dẫn cụ thể từ khâu cuốc hố, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng thông qua 6 lần tập huấn. Cụ thể nhƣ sau: - Xác định lập địa trồng rừng: Để trồng rừng thành công trƣớc hết phải xác định loại đất để lên phƣơng án chọn loài cây trồng cho phù hợp (đất nào cây đấy). Mỗi loài cây chỉ phù hợp với một hoặc một số nhóm dạng lập địa nhất định, chính vì vậy phải xác định lập địa để chọn loài cây trồng cho phù hợp. Với loại đất có dạng lập địa C và D2 đƣợc lựa chọn loài Keo lá tràm. - Xử lý thực bì: Đối với mỗi loài, mỗi dạng lập địa, phƣơng thức trồng, mật độ mà xử lý thực bì có khác nhau. Việc xử lý thực bì cục bộ theo bang chặt (băng để trồng cây) và băng chừa (băng để lại) đối với Keo lá tràm là chặt 2m chừa 3m. - Cuốc hố: Mỗi loài cây trồng cũng có kích thƣớc hố khác nhau theo đặc tính loài cây và điều kiện lập địa nơi trồng. Kích thƣớc hố trồng Keo lá tràm trên dạng lập địa C và D2 đều là 40 x 40 x 40 cm. - Lấp hố kết hợp bón phân lót: Lấp phần đất tốt xuống đáy hố cùng với cỏ rác, thảm khô mục. Lấp phần đất lẫn sỏi đá lấp phía trên. Phân bón lót là phân vi sinh hữu cơ. Lƣợng phân 100g/hố. Phải trộn đều phân với đất. Vun đất theo hình mu rùa cao hơn mặt hố từ 2 – 3 cm. - Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Ca dao Việt Nam có câu: “Nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giống ở đây bao hàm cả chất và lƣợng. Đối với việc trồng rừng tiêu chuẩn cây con đem trồng đƣợc quan tâm và có quy định kèm theo từng loài cây.
  20. 14 - Phƣơng thức, mật độ và cự ly trồng: Loài Keo lá tràm trồng thuần loài theo mật độ 1667 cây/ha với cự ly là 2x3m. - Thời vụ trồng: Vụ trồng chính: Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3. Vụ Thu từ tháng 7 đến hết tháng 9. - Kỹ thuật trồng: Trồng vào những ngày thời tiết mƣa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trƣa nóng hoặc có gió mùa Đông Bắc. Trình tự trồng từ đỉnh xuống chân đồi. Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu, dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hƣ hại. Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ ở giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh dẫm vào bầu làm vỡ bầu. - Trồng dặm: Nếu tỷ lệ cây sống trên 85% thì không cần trồng dặm song nếu cây chết thành từng mảng lớn thì vẫn phải trồng dặm. Trồng dặm tiến hành vào vụ kế tiếp sau khi trồng đƣợc 1-3 năm. - Phát dọn thực bì: Năm thứ nhất phát dọn thực bì 2 lần với cây trồng vụ xuân, 1 lần với cây trồng vụ thu. Năm thứ 2, 3, 4 mỗi năm chăm sóc 2 lần, thời điểm chăm sóc lần 1 vào đầu mùa mƣa, lần 2 vào cuối mùa mƣa. - Tỉa cành, vệ sinh rừng: Năm thứ 2 trở đi, tiến hành tỉa những cành, nhánh ở phía dƣới không có khả năng quang hợp, tạo điều kiện thông thoáng cho cây sinh trƣởng và phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2