intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài gồm: Phân loại hệ thống và lựa chọn các mô hình Nông lâm kết hợp tại địa bàn nghiên cứu; Phân tích cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các mô hình nông lâm kết hợp được lựa chọn; Phân tích mối quan hệ giữa các mô hình nông lâm kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ ĐĂNG THỰC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN TẠI XÃ TÂN THANH HUYỆN LÂM HÀ TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ ĐĂNG THỰC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN TẠI XÃ TÂN THANH HUYỆN LÂM HÀ TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.T.S PHẠM XUÂN HOÀN Hà Nội, 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. ĐỖ ĐĂNG THỰC
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp cao học Lâm học khoá 18, quý Thầy, Cô công tác tại khoa Sau đại học và quý Thầy, Cô công tác tại Cơ sở 2 - Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS.Phạm Xuân Hoàn, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. ĐỖ ĐĂNG THỰC
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.1. Lý thuyết về Hệ thống Nông lâm kết hợp ................................................................ 3 1.1.1 Khái niệm về Nông lâm kết hợp ............................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp .................................................. 4 1.2. Trên thế giới .............................................................................................................. 6 1.3. Ở Việt Nam .............................................................................................................. 9 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 16 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 16 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 16 2.2. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ............................................................ 16 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 16 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................ 16 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 16 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 17 2.4.1. Phương pháp luận................................................................................................ 17 2.4.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................... 20 2.4.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu ................................................................... 23 CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 27 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................... 27 3.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................................ 27 3.1.2 Địa hình và khí hậu thủy văn ............................................................................... 27 3.1.3 Địa chất, đất đai.................................................................................................... 28
  6. iv 3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỤC NGHIÊN CỨU ............................................ 30 3.2.1 Đặc điểm phân bố dân cư và lao động ................................................................. 30 3.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 31 3.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG DẤT ............................................................................. 32 3.3.1 Cơ cấu các loại đất ............................................................................................... 32 3.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ........................................................................... 34 3.3.3 Tình hình sản xuất lâm nghiệp ............................................................................. 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37 4.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 37 4.1.1. Quá trình hình thành các PTCT: .......................................................................... 37 4.1.2. Hiện trạng các hệ thống canh tác tại địa phương ................................................... 41 4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC PTCT .................................................................................................................... 53 4.2.1. Tác động của yếu tố tự nhiên .............................................................................. 55 4.2.3. Tác động của các yếu tố chính sách, xã hội ........................................................ 58 4.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HTCT VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HGĐ .............................................................................................................................. 60 4.3.1. Nguồn lực của hộ gia đình .................................................................................. 60 4.4. ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC HTCT ................................. 62 4.4.1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................... 62 4.4.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................................... 64 4.4.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................................. 66 4.4.4. Hiệu quả tổng hợp ................................................................................................ 67 4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NLKH CẤP NÔNG HỘ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG ......................................................................................... 68 4.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................ 68 4.5.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 71 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 76 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76 5.2. TỒN TẠI ................................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................ix
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DTTN: Diện tích tự nhiên DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng HGĐ: Hộ gia đình HTCT: Hệ thống canh tác MHCT: Mô hình canh tác NLKH: Nông lâm kết hợp PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng PTCT: Phương thức canh tác QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Thanh ……………………………..30 Bảng 3.2: Các loại đất xã Tân Thanh …………………………………………32 Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh……………………………………….38 Bảng 4.2: Các PTCT chính tại xã Tân Thanh……………….............................45 Bảng 4.3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến MHCT……………………54 Bảng 4.4: Tổng hợp các tiêu chí phân loại nhóm MHCT của HGĐ ..………...57 Bảng 4.5: Một số chính sách, dự án tại xã Tân Thanh.………………………..59 Bảng 4.6: Mô tả các mô hình……………………………..…………………...63 Bảng 4.7: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của 2 mô hình đại diện……………...64 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình NLKH...……....65 Bảng 4.9: Tổng hợp và đánh giá hiệu quả môi trường của các PTCT..….…....67 Bảng 4.10: Hiệu quả tổng hợp của các mô hình NLKH...………………….…68
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH Hình 2.1: Các bước thực hiện nghiên cứu…………………………........……….....20 Hình 4.1: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh trước năm 2005………………........……...38 Hình 4.2: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh năm 2008…….………………...….........…40 Hình 4.3: Cơ cấu đất đai xã Tân Thanh năm 2010………………………........…….41 Hình 4.4: Sơ đồ đi lát cắt tại điểm nghiên cứu ………………………….......……...42 Hình 4.5: Biểu đồ khí tượng thủy văn huyện Lâm Hà...……………....…..…....…..43 Hình 4.6: Lịch vụ mùa xã Tân Thanh năm 2011…………………….….......….…...44 Hình 4.7: Sơ đồ tiêu thụ nông sản của xã Tân Thanh ………………….......……….58 Hình 4.8: Sơ đồ mô hình đề xuất tại địa phương …………………….....…….……74 Ảnh 4.1: Keo trồng thuần loại bên cạnh cà phê tuổi …………….……........…........46 Ảnh 4.2: Rừng Thông ba lá trồng năm 2000…….…..………..……….....…..……..47 Ảnh 4.3: Lúa nước tại thôn 8 Tân Thanh……………....…..…………….................48 Ảnh 4.4: Cây chè được trồng tại Tân Thanh…………………………….......….......50 Ảnh 4.5: Cây Dâu tằm, Ngô, Cà phê trồng tại Tân Thanh……………….........……51 Ảnh 4.6: Ngô trồng độc canh tại Tân Thanh……………..……….....….….....…….52 Ảnh 4.7: Sắn trồng độc canh tại Tân Thanh ………………...…..................................53
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Tân Thanh, tiền thân là Nông trường trồng Cà phê của khu vực kinh tế mới Hà Nội và dân di cư tự do của các tỉnh, thành khác trong cả nước đến sinh sống. Hiện tại trên địa bàn xã có 9 dân tộc anh em ở 34 tỉnh thành đang làm ăn sinh sống tại 11 thôn, trong đó dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm tỷ lệ 55%, dân tộc Kinh 42% còn lại là các dân tộc khác. Đây là một xã đặc biệt khó khăn về kinh tế, do trình độ dân trí thấp, dân cư chủ yếu là dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc, tập quán canh tác vẫn còn lấy kinh nghiệm và truyền từ đời này sang đời khác. Người dân nơi đây còn nghèo do chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng sẵn có tại địa phương. Dân số tăng nhanh, nhu cầu về đất tăng đã tạo nên một sức ép không nhỏ đến tài nguyên đất và diện tích đất canh tác. Mặt khác, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi gây nên hiện tượng lũ lụt làm cho đất bị sạt lở, xói mòn, rửa trôi, bạc mầu làm giảm diện tích đất canh tác và gây ô nhiễm nguồn nước làm cho áp lực lên đất đai càng nghiêm trọng hơn. Để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng cần phải đầu tư giống mới, áp dụng kỹ thuật, thâm canh tăng vụ đó chính là việc quản lý sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Nông lâm kết hợp (NLKH) từ lâu được xem là một hệ thống canh tác rất quan trọng ở nước ta, đặc biệt ở những nơi có rừng nhiệt đới với lượng mưa lớn và địa hình đồi núi có độ dốc cao. Các hệ thống NLKH có ý nghĩa cả về mặt kinh tế xã hội và môi trường, được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong phát triển nông thôn miền núi hiện nay. Chính vì vậy mà mỗi khu vực mỗi dân tộc hay mỗi hộ gia đình có một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hay một điều kiện cụ thể cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái là khác nhau. Hệ thống NLKH ở miền núi nói chung và của xã Tân Thanh nói riêng hiện nay đang còn rất nhiều các vấn đề bất cập mà chưa tìm ra được các giải pháp cho phù hợp nên dẫn đến đa số đời sống các HGĐ gặp nhiều khó khăn. Để góp phần giải quyết những vấn đề đó cần có cách nhìn và quan điểm tổng hợp, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, canh tác và sử dụng đất hợp lý, không
  10. 2 thể áp dụng một phương thức canh tác đồng nhất mà cần tính toán đến sự đa dạng và thích nghi với điều kiện khu vực. Với mục đích phát triển kinh tế bền vững về 3 mặt kinh tế, môi trường và xã hội cho các HGĐ trong xã nói riêng và cho huyện Lâm Hà nói chung, chúng tôi chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng".
  11. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 1.1.1. Khái niệm về Nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp là tên gọi mới cho một phương thức canh tác cũ (Nair, 1987), [26] vì vậy nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới được chú ý vào thập niên 1960. Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp. Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay: Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979). Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần trong hệ thống (Lundgren và Raintree, 1983). Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987) [26]. Trong nỗ lực để định nghĩa nông lâm kết hợp theo ý nghĩa tổng thể và mang đậm tính sinh thái môi trường hơn, Leaky (1996) đã mô tả nó như là các hệ
  12. 4 thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững việc sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các nông trại nhỏ. Vào năm 1997, Trung tâm nghiên cứu về nông lâm kết hợp Quốc tế (ICRAF) đã xem xét lại khái niệm nông lâm kết hợp và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất, giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nông lâm kết hợp được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững quá trình sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ đến "kinh tế trang trại". Một cách đơn giản ICRAF đã xem “nông lâm kết hợp là trồng cây trên nông trại" và định nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái là chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra có thể hiểu nông lâm kết hợp theo nghĩa rộng hơn đó là một phương thức sử dụng đất tổng hợp trên một vùng hay một lưu vực, trong đó có mối quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái tạo ra cân bằng sinh thái để sử dụng triệt để tiềm năng sản xuất của một vùng hay một lưu vực và hệ sinh thái rừng giữ vai trò chủ đạo. Nông lâm kết hợp không chỉ là sinh kế của một hộ gia đình mà là sinh kế và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng người dân sống tại đó. 1.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp Một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là nông lâm kết hợp cần có các đặc điểm sau: - Hệ thống nông lâm kết hợp thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loài thực vật (có thể cả thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loài cây trồng
  13. 5 lâu năm. - Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống. - Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm. - Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và chức năng) và về kinh tế so với canh tác độc canh. - Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây lâu năm và thành phần khác. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ tương hỗ bao gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản. Theo Nair (1987), [26] các đặc điểm mấu chốt của hệ thống nông lâm kết hợp đã được đa số các nhà khoa học chấp nhận như sau: - Nó là tên chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng các cây lâu năm kết hợp với hoa màu và gia súc trên cùng một đơn vị diện tích. - Phối hợp giữa sự sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản của hệ thống. - Chú trọng sử dụng các loài cây bản địa, đa tác dụng. - Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp. - Quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệ thống sử dụng đất khác. - Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú đa dạng hơn so với canh tác độc canh. Tóm lại, nông lâm kết hợp với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhau của nó đã mang đến cho các hệ thống sản suất nông nghiệp các điểm chính sau: - Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững. - Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất. - Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa
  14. 6 màu và/hoặc vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất. - Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương. - Kỹ thuật mang đậm nét bảo tồn những yếu tố sinh thái môi trường. 1.2. TRÊN THẾ GIỚI Có thể nói Nông Lâm kết hợp được bắt nguồn từ các nước Đông Nam châu Á. Những bằng chứng còn sót lại tại Bản Chiềng, Đông Bắc Thái Lan cho thấy Nông Lâm kết hợp đã được canh tác ở đây trong nhiều thế kỷ (Jiragorn, 1992) [24]. Theo Evan (1982) [21] Nông Lâm kết hợp đã xuất phát từ giữa những năm 1800 ở Burma (Myanma). Vì vậy những nghiên cứu về nông lâm kết hợp cũng đã được nghiên cứu nhiều ở các nước Đông Nam châu Á. Trong hệ thống sử dụng đất nông lâm kết hợp, Năm 1991 với sự trợ giúp của APAN (Asia-Pacific Agroforestry Network) 10 nước trong khu vực châu Á - Thái bình dương trong đó có Việt Nam đã tham gia dự án nghiên cứu và phát triển hệ thống nông lâm kết hợp. Trong đó các mô hình nông lâm kết hợp thành công trong khu vực được nghiên cứu làm cơ sở mở rộng cho những nơi có thể cạnh tác NLKH. Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình sử dụng đất dốc, Trung tâm đời sống nông thôn (RLC: Rural Life Centre 1992) [20] ở Baptist (Mindanao-Philippines) đã tổng kết và đưa ra sổ tay hướng dẫn các phương pháp sử dụng đất dốc trong đó có thể chia ra thành 4 loại mô hình canh tác đất dốc gồm: SALT1 (Sloping Agricultural Land Technology), SALT2 (Simple Agro-Livestock Technology), SALT3 (Agro-Forest Land Technology), và SALT4 (Small Agro-Fruit Livelihood Technology). Mục đích của các mô hình trên là đưa ra những phương pháp sử dụng đất khác nhau nhằm nâng cao sức sản xuất của đất, đồng thời bảo vệ đất, chống xói mòn, tăng độ phì, từ đó kéo dài thời gian sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững. Theo Jiragorn (1992) [24] NLKH có thể giải quyết 2 vấn đề chính là qua đó có thể xây dựng những rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kinh tế cho sau này đồng thời giúp ổn định đời sống của những người nông dân từ cây lương thực ngắn ngày và làm giảm tàn phá rừng do lối canh tác đốt nương làm
  15. 7 rãy. Tại Malaysia hệ thống NLKH được canh tác với các loài cây chuối, ngô và lúa nương được trồng xen giữa các hàng tếch (Tectona grandis), lõi thọ (Gmelia arborea) và một vài loài thông (Sani, 1990) [27]. Tuy nhiên, NLKH ở Malaysia không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loài khác như cao su, dầu cọ và hạt tiêu.Trong nghiên cứu mối quan hệ giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp Hiroyuki (1992) [23] đã nêu lên cả mặt tương tác tiêu cực và tích cực trong mối quan hệ này và theo tác giả quan trọng nhất là các nhà nghiên cứu cần tìm ra giải pháp tốt nhất phù hợp theo từng đặc tính của loài cây trồng. Với quan điểm cho rằng cây trồng rất cần thiết cho con người trong đời sống hàng ngày. Bằng cách trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp chúng ta có thể đáp ứng hầu hết những cần thiết như cung cấp vật liệu làm hàng rào, củi đun, thức ăn gia súc, thuốc chữa bệnh, phân xanh và những sản phẩm đặc biệt khác như dầu, lương thực, phẩm nhuộm (Michael, 2003) [25]. Như vậy Nông lâm kết hợp nên bao gồm nhiều loài cây, từ đó người dân có thể có được hiệu quả kinh tế, an toàn lương thực, giảm việc thu hái trong rừng tự nhiên để có thể bảo vệ được cảnh quan, môi trường. Theo Bunderson (1995) [19], những cây làm băng xanh nên cắt ngắn 50- 70cm nhằm kích thích ra nhiều cành nhánh và cây không mọc quá cao cạnh tranh với cây ăn quả và cây nông nghiệp. Qua nghiên cứu nhiều loài cây trồng ông đã đưa ra danh sách những cây có thể trồng trong mô hình nông lâm kết hợp, đa mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cho người nông dân, đồng thời có tác dụng phòng hộ, chống xói mòn. John Dixon và Aidan Gulliver (2001), phân loại các HTCT được dựa vào các tiêu chí chính: (i) có sẵn nguồn tài nguyên cơ bản (đất, nước, rừng, khí hậu, cảnh quan, kích thước…), (ii) chi phối hoạt động của mô hình trang trại và sinh kế HGĐ. Với tiêu chí đó, trên thế giới có thể phân thành 7 loại HTCT chính: - Hệ thống tưới tiêu nông nghiệp, bao gồm một loạt thực phẩm và sản xuất cây trồng bằng tiền mặt. - Hệ thống canh tác trên đất ngập nước (trồng lúa).
  16. 8 - Hệ thống canh tác trên các khu vực ẩm ướt. - Hệ thống canh tác trên các khu vực dốc và cao nguyên. - Hệ thống canh tác trên vùng khô hoặc lạnh. - Hệ thống canh tác hỗn hợp đánh bắt cá thủ công ven biển. - Hệ thống canh tác nông nghiệp đô thị. Đối với sản xuất nông nghiệp trên đất đồi núi, bao gồm canh tác trên đất có độ dốc, đất bằng trồng cây hàng năm, lâu năm, đất ngập nước ở các thung lũng, các thềm bậc thang có nguồn nước. Theo FAO, ở vùng đồi núi, đất nông nghiệp có độ dốc trên 150 thường chiếm tới 50% - 60% trong tổng số đất nông nghiệp được khai thác. Do đó, nghiên cứu khai thác đất nông nghiệp ở vùng đồi núi thực chất là vấn đề nghiên cứu canh tác trên đất dốc hay canh tác nương rẫy, nghiên cứu mối quan hệ giữa HTCT với vấn đề xói mòn rửa trôi (FAO, 1990) [22]. Ở Philippin, nghiên cứu HTCT Ifugao ở dải núi cao do Clofsam (1984) mô tả là hệ thống canh tác của người dân tộc Ifugao, họ biết canh tác lúa nước ở ruộng có hệ thống nước tưới kết hợp trồng cây lấy gỗ, lấy củi, cây ăn quả và cây thuốc. HTCT hỗn hợp đã giúp giữ được nước chống xói mòn và trượt đất (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 1996) [18]. Ở Myanma, HTCT Taungya được bắt đầu vào năm 1856. Nhà nước đã cho trồng cây gỗ Tếch kết hợp trồng cây lúa cạn, ngô trong 2 năm đầu khi rừng chưa khép tán. Mục tiêu chính của hệ thống này là khôi phục lại rừng bị tàn phá, sản xuất lương thực là thu nhập phụ. Đây là dạng mô hình chuyển tiếp từ canh tác nương rẫy sang canh tác nông lâm kết hợp (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 1996) [6]. Ở Thái Lan, Hoey. M (1990) đưa ra mô hình sử dụng đất dốc nhấn mạnh việc canh tác trên đường đồng mức, trồng cỏ thành băng, hạn chế làm đất đến mức tối thiểu góp phần phát triển nông lâm nghiệp ổn định trên đất dốc dưới 200. Những kết quả nghiên cứu ở Kanđihult Bắc Thái Lan trồng cây ăn quả, cây cà phê theo băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụng cải tạo nâng cao độ phì của đất (dẫn theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999) [11]. Khi phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp, chăn thả… Agbool. A, 1990 đã
  17. 9 cho rằng hệ thống đa dạng hoá cây trồng là tốt nhất. Việc sử dụng đất dốc để trồng các loài cây nào còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác như mưa gây xói mòn, tính chất của đất và nhất là phụ thuộc vào các biện pháp canh tác được sử dụng để chống xói mòn vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trên các vùng đất dốc thường người ta không gieo trồng độc canh một loại cây liên tục mà trồng gối, trồng xen, luân canh (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 1996) [6]. Phương pháp tiếp cận nông thôn một chiều (từ trên xuống) đã được FAO nhận định không phát huy được tiềm năng của nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn đã chỉ ra phương pháp tiếp cận mới khi nghiên cứu các hệ thống canh tác – phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển các hệ thống trang trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững (FAO, 1990) [22]. 1.3. Ở VIỆT NAM Nghiên cứu về hệ thống canh tác ở nước ta được đẩy mạnh từ sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục Địa chính đã tiến hành quy hoạch đất 3 lần vào các năm 1978, 1985, 1995. Căn cứ vào điều kiện đất đai đã phân chia toàn quốc thành 7 vùng sinh thái (Trần Văn Châu, 2006) [2]. Trong những năm gần đây, nghiên cứu HTCT ở nước ta cũng đang được Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm, bởi đề xuất một HTCT hợp lý cho từng vùng là vấn đề cấp thiết do tính chất đất ngày càng xấu đi. Nhiều kết quả nghiên cứu về HTCT của các Trường, Viện và các cơ quan nông nghiệp địa phương đã đưa ra các HTCT phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương và từng nông hộ. Nghiên cứu về hệ thống canh tác ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay miền núi và vùng cao ở nước ta đang tồn tại các hệ thống canh tác nông nghiệp sau: nương rãy du canh du cư, lúa nước và hoa màu định canh, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [11]. Tại vùng đầu nguồn sông Đà kết quả của dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội sông Đà đã phân chia thành bốn phương thức sử dụng đất chính như
  18. 10 sau: Phương thức sử dụng đất tập trung vào lúa nước; Phương thức sử dụng đất đa dạng (cả lúa nước và nương rãy); Phương thức sử dụng đất tập trung vào cây lương thực, nương rãy với vật nuôi lớn trên vùng núi cao và Phương thức sử dụng nương rãy ở vùng cao trung bình (Chương trình hợp tác kỹ thuật Việt - Đức, 1994). Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [11], đối với vùng núi cao, dân cư thưa, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn lương thực là vấn đề cấp bách, vì vậy hệ thống canh tác có triển vọng là trồng cây đặc sản, cây ăn quả, cây dược liệu kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cây trồng dưới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nương định canh với các loài cây họ đậu cải tạo đất. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng đất dốc, hạn chế xói mòn và tăng độ phì của đất cho một số vùng với những đối tượng cụ thể. Việc thiết lập băng cây xanh theo đường đồng mức nhằm cắt dòng chảy bề mặt có hiệu quả cao, lượng nước trôi có thể giảm 31%-42%, lượng đất trôi có thể giảm 49%-52% và năng suất cây trồng tăng 41%-43% (Đậu Cao Lộc và các công tác viên 1998) [8]. Mặc dù hàng rào cây xanh họ đậu chiếm khoảng 10% diện tích, song năng suất cây trồng vẫn tăng 15-25% so với không làm băng xanh (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [11]. Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường và các cộng tác viên (1998) [15] cũng cho kết quả tương tự về biện pháp trồng cây băng xanh cản dòng chảy bền mặt. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1999) [10] cho thấy cây cốt khí (Tephrosia candia) có khả năng cố định đạm khá cao và có sinh khối lơn hơn so với nhiều loài cây họ đậu khác. Cây Keo tai tượng (Acacia mangium), một loài cây họ đậu đã được trồng làm băng xanh, tác dụng tốt của việc này là tăng khả năng thấm nước vào đất, hạn chế xói mòn, điều tiết dòng chảy, tuy nhiên do có canh tranh dinh dưỡng nên năng suất cây nông nghiệp trồng xen bị giảm (Trần Đức Toàn, 1998) [14]. Bên cạnh các loài cây họ đậu vừa có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn, một số loài cây trồng xen khác cũng đem lại kết quả khả quan. Tại một số địa phương như Tam Dương, Phú Thọ và Yên Thành, Nghệ An, dứa được trồng xen dưới tán rừng lim xanh (Erythrophloeum fordii) sau 30 năm năng suất dứa vẫn đạt
  19. 11 3-4 tấn quả/ha/năm (Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình, 1995) [9], ngoài ra rễ dứa đã tạo một lớp dày đặc đan xen, bám giữ đất tốt nên có tác dụng hạn chế xói mòn. Biện pháp sinh học luôn tạo lớp phủ cây trồng có ý nghĩa quyết định trong việc bảo vệ đất chống xói mòn. Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo nông lâm kết hợp có thể tạo lớp phủ tốt cho đất trong mùa mưa, giảm xói mòn đáng kể. Ngoài việc hạn chế xói mòn, cải tạo đất bằng cách trồng cây băng xanh thì việc tăng năng suất cây trồng trong nông lâm kết hợp cũng đã được đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Điển hình là tổng kết về các hệ thống nông lâm kết hợp cho từng vùng trên toàn quốc (Nguyễn Ngọc Bình, 1989) [1] trong đó tác giả đã nêu lên các hệ thống NLKH điển hình cho từng vùng như hệ thống nông lâm kết hợp cho vùng ven biển, vùng đồng bằng, và vùng đồi núi. Ông đã đề cập tác dụng tương hỗ giữa các hệ canh tác để tạo sự cân bằng cần thiết cho một hệ sinh thái và trong vùng sản xuất nông lâm nghiệp thì rừng luôn giữ vai trò cơ bản tạo nên sự cân bằng đó. Trong hệ thống NLKH trên đất dốc, vùng đồi núi rất nhiều mô hình trồng đã được tổng kết, trong đó gồm các mô hình lúa nương trồng xen Bồ đề (Styrax tonkinensis), sau 1 năm chiều cao cây tăng 67%, đường kính gốc tăng 162% so với rừng bồ đề không trồng xen. Đối với rừng tếch trồng xen lúa nương, sau 4 năm chiều cao tếch tăng 96% và đường kính tăng 92% so với không trồng xen. Việc trồng xen cây nông nghiệp với Luồng cũng được đánh giá cao không những tạo ra một sản lượng lương thực lớn mà còn giảm cho phí chăm sóc rừng trong thời gian trồng xen, đặc biệt sinh trưởng của luồng cũng tốt hơn so với không trồng xen cây nông nghiêp, sau 2 năm đường kính và chiều cao của luồng là 3,50cm và 6,8m so với 3,42cm và 6,30m ở rừng luồng không trồng xen cây nông nghiệp (Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình, 1995) [9]. Theo Võ Đại Hải (2003) [5], việc cải tiến hệ canh tác nương rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân được thay đổi, thời gian sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định. Việc xây dựng mô hình rừng nhiều tầng và áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp trong sử dụng đất đã hạn chế xói mòn của đất từ 30-50 tấn/ha/năm tại vùng
  20. 12 lòng hồ Hoà Bình (Nguyễn Anh Dũng, 2000) [4]. Từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập trên cho thấy rằng việc sử dụng băng xanh làm hạn chế xói mòn và cải tạo đất đã mang lại lợi ích lớn trong canh tác trên đất dốc. Việc áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp đã đem lại một hướng sử dụng đất đai hợp lý, tối ưu độ phì của đất, đồng thời bảo vệ và nâng cao độ phì, mở rộng diện tích đất canh tác. Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tới việc áp dụng những tiến bộ khoa học trong nông lâm kết hợp để tạo nên một nền nông nghiệp bền vững. Trong hội nghị Lâm nghiệp toàn quốc năm 1992, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nơi nào biết làm, biết kết hợp nông lâm, bảo vệ rừng, trồng cây cải tạo đất đai, thâm canh ruộng vườn tạo ra một nền sản xuất thịnh vượng. Ngược lại, nơi nào không trồng cây, phá rừng lấy đất trồng cây lương thực, thực phẩm theo kiểu bóc lột đất đai thì khai hoang rồi lại bỏ hoang”. Phạm Chí Thành, Đoàn Văn Điểm, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1996) [13], khi nghiên cứu về phương pháp luận trong nghiên cứu xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra việc xây dựng hệ thống canh tác phải được tiến hành ở từng biến sinh thái và cân đối trong phạm vi các nhóm biến sinh thái, nếu làm đúng và có phương pháp chuyển giao tốt sẽ trở thành lượng vật chất thực sự góp phần tăng năng suất cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và các cộng sự về hệ thống nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả của các hệ thống canh tác trên đất dốc như sau: Phương thức canh tác cây lương thực sắn xen đậu đỗ, lạc với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất sắn trên đất dốc. Nguyễn Văn Chương (1982), cơ cấu cây trồng được chọn vào hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm cây phòng hộ (Muồng đen, Keo dậu, So đũa, Phi lao, Keo lá tràm,…), cây dài ngày (Chè, Cà phê, Trám, Hồ tiêu, Cây ăn quả,…) cây ngắn ngày (Lúa nước, Ngô, Lúa nương, Cây có củ, Đậu đỗ,…) và sắp xếp như sau: + Đất dốc trên 25o - 30o tốt nhất là để rừng che phủ, rừng cây rậm kín, hỗn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2