intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định khả năng nuôi trồng một số loài Lan rừng tại Sa Pa; xác định các biện pháp nhân giống và nuôi dưỡng một số loài Lan rừng ở các giai đoạn phát triển khác nhau; xác định khả năng sản xuất kinh doanh một số loài Lan rừng tại Sa Pa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NUÔI TRỒNG VÀ KINH DOANH MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG TẠI SA PA – LÀO CAI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. NGÔ QUANG ĐÊ Hà Nội – 2009
  2. 1 LỜI NÓI ĐẦU Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo cao học Lâm nghiệp hệ chính quy, khoá học 2006 - 2009. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả rất cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo sau Đại học và của các bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS Ngô Quang Đê, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ để bản luận văn này được hoàn thành. Tác giả cũng xin cảm ơn các cán bộ của VQG Hoàng Liên – Lào Cai và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả thu thập số liệu để hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học cũng như của bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, Ngày 20 tháng 10 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Phương Mai
  3. 2 Mục lục Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI NÓI ĐẦU Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình ảnh ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.1. Ở nước ngoài...................................................................................................................3 1.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................................5 1.3. Giới thiệu về họ Lan .......................................................................................................9 1.3.1. Đặc điểm chung .......................................................................................................9 1.3.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................................................9 1.3.2.1. Cơ quan sinh dưỡng..............................................................................................9 1.3.2.2. Cơ quan sinh sản ................................................................................................10 1.3.3. Đặc điểm về phân loại ...........................................................................................10 1.3.4. Giới thiệu về chi Cymbidium Sw............................................................................11 1.3.5. Giới thiệu về chi Dendrobium Sw ..........................................................................13 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................15 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................15 2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................15 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài lan ........................................15 2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 6 loài lan .16 2.3.3. Nghiên cứu các biện pháp nhân giống và nuôi dưỡng 6 loài lan...............................16 2.3.4. Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng tại Sa Pa................................16 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................16 2.4.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu .....................................................................16 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................17 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa ..........................................................................................17 2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ...................................................................17 2.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp .....................................................................................19 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.........21 3.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................................21 3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................21 3.1.2. Địa hình, địa mạo ..................................................................................................21 3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng .........................................................................................21 3.1.3.1. Địa chất...............................................................................................................21 3.1.3.2. Thổ nhưỡng .........................................................................................................22
  4. 3 3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ....................................................................................................23 3.1.4.1. Khí hậu................................................................................................................23 3.1.4.2. Thủy văn..............................................................................................................25 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ...............................................................................................25 3.2.1.Tình hình dân sinh ..................................................................................................25 3.2.1.1. Dân số .................................................................................................................25 3.2.1.2. Dân tộc................................................................................................................26 3.2.2. Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội .......................................................................26 3.2.3. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ......................................................27 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................28 4.1. Kết quả điều tra các loài Lan trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu .............................28 4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài Lan nghiên cứu ...........................................30 4.2.1. Lan Trần mộng xuân ( Cymbidium lowianum Rchb.f.) .........................................30 4.2.2. Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.) ........................................31 4.2.3. Lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle.) ..................................................31 4.2.4. Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)Sw. ..........................................32 4.2.5. Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl.) .......................................33 4.2.6. Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.)..........................................34 4.3. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 6 loài Lan nghiên cứu ...............36 4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 4 loài thuộc chi lan Kiếm (Cymbidium) ....................................................................................................................36 4.3.1.1. Ánh sáng .............................................................................................................36 4.3.1.2. Nhiệt độ ...............................................................................................................37 4.3.1.3. Ẩm độ ..................................................................................................................37 4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 2 loài thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium)...................................................................................................................39 4.3.2.1. Ánh sáng .............................................................................................................39 4.3.2.2. Nhiệt độ ...............................................................................................................39 4.3.2.3. Ẩm độ ..................................................................................................................40 4.4. Các biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 6 loài lan nghiên cứu ......................................41 4.4.1. Các biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 4 loài thuộc chi Cymbidium ...................41 4.4.1.1. Biện pháp nuôi dưỡng 4 loài thuộc chi Cymbidium ..........................................41 4.4.1.2. Biện pháp nhân giống 4 loài thuộc chi Cymbidium............................................46 4.4.2. Biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 2 loài thuộc chi Dendrobium ........................50 4.4.2.1. Biện pháp nuôi dưỡng 2 loài thuộc chi Dendrobium ........................................50 4.4.2.2. Biện pháp nhân giống 2 loài thuộc chi Dendrobium ........................................51 4.5. Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng tại Sa Pa .........................................53 Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................63 5.1. Kết luận .........................................................................................................................63 5.2. Tồn tại ...........................................................................................................................65 5.3. Khuyến nghị ..................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. 4 Danh mục các bảng biểu Trang Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng năm 2005 – 2008.......................................... 23 Bảng 4.1: Kết quả điều tra các loài Lan trên OTC ................................................................. 28 Bảng 4.2: Bảng điều tra các loài lan trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu ................................ 29 Bảng 4.3: Sinh trưởng của 4 loài thuộc chi Cymbidium trong tự nhiên ................................. 38 Bảng 4.4: Sinh trưởng của 2 loài thuộc chi Dendrobium trong tự nhiên ................................ 41 Bảng 4.5: Bảng một số dấu hiệu nhận biết bệnh của Lan thông qua lá cây ........................... 45 Bảng 4.6: Biểu tổng hợp tình hình sinh trưởng các loài Lan được nuôi trồng ....................... 53 Bảng 4.7: Biểu kiểm tra sự thuần nhất về sinh trưởng theo tiêu chuẩn Pearson ......................... 54 Bảng 4.8: Những loài Lan được nuôi trồng tại Sa Pa .............................................................. 56 Bảng 4.9: Bảng kết quả cơ cấu thu nhập của các hộ dân ........................................................ 58 Danh mục các hình ảnh Trang Hình 1.1: Cấu tạo chung chi lan Kiếm (Cymbidium Sw.)......................................................... 12 Hình 1.2: Cấu tạo chung chi Hoàng thảo (Dendrobium Sw.) ..................................................... 13 Hình 4.1: Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum Rchb.f.) ........................................... 30 Hình 4.2: Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.) ......................................... 31 Hình 4.3: Một cành Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle) .......................................... 31 Hình 4.4: Hình ảnh lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle.) .................................... 32 Hình 4.5: Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)Sw............................................ 33 Hình 4.6: Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl.) .......................................... 34 Hình 4.7: Hoàng thảo thủy tiên trắng trưởng thành (Dendrobium farmeri Paxt.) ......................... 34 Hình 4.8: Hoa Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.) ...................................... 35 Hình 4.9: Cây con Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.) ................................ 35 Hình 4.10: Hình ảnh lá Lan bị ảnh hưởng bởi ánh sáng ......................................................... 37 Hình 4.11: Hình ảnh tách chiết cây đồng thời với thay giá thể địa Lan ................................. 49 Hình 4.12: Hình ảnh ươm tạo cây mới từ củ già .................................................................... 50 Hình 4.13: Các bước nhân giống Dendrobium bằng cắt cành ................................................ 53
  6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng nhiệt đới Việt Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rừng không chỉ cung cấp gỗ, chất đốt, bảo vệ môi trường sống mà chúng còn cung cấp cho con người các lâm đặc sản ngoài gỗ. Trong rừng có rất nhiều loài sinh vật quý hiếm, Lan rừng nhiệt đới là một trong số những loài như vậy. Theo tác giả Trần Hợp, trên thế giới Lan rừng có khoảng 750 chi với khoảng 20.000 – 25.000 loài (R.L Dressler, 1981 và A.L Takhtajan, 1987). Ở Việt Nam, họ Phong lan có khoảng 137 – 140 chi và trên 800 loài, trong đó có nhiều chi và loài hoàn toàn mới trong hệ thực vật toàn cầu. Với số lượng chi và loài trên cho thấy họ Lan (Orchidaceae) là họ lớn nhất trong những họ thuộc lớp một lá mầm và là một trong hai họ lớn nhất của hệ thực vật bậc cao có mạch ở nước ta [10]. Thiên nhiên đã ban tặng cho loài này một vẻ đẹp lạ thường, sự đa dạng của hoa tạo nên sự say mê của con người. Từ xa xưa, Phong lan được coi là thanh cao quân tử trong bộ tứ bình “Mai – Lan – Cúc – Trúc”. Với vẻ đẹp thanh cao vương giả ấy, mà người ta thường gọi Lan là “Hoàng hậu của các loài hoa”[20] là món trang sức đẹp nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người và con người chưa bao giờ ngừng chiêm ngưỡng tác phẩm tuyệt mỹ ấy. Lan không phải là cây ký sinh như tơ hồng, tầm gửi, nó là cây hoàn toàn tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước. Nếu rễ bám vào cây rồi buông thân cây cành xuống thì gọi là Phong lan. Nếu rễ bám vào đất, hoặc hốc đã có mùn thì gọi là địa Lan [23]. Lan là một họ lớn, chúng phân bố khắp nơi trên thế giới. Phong lan không những phân bố rộng mà chúng còn sống ở nhiều điều kiện khác nhau trừ sa mạc và ốc đảo [6]. Ngoài tác dụng thẩm mỹ, Lan còn có nhiều tác dụng khác như làm bánh với hương vị đậm đà, lá Lan có thể làm rau như Anoectochilus, trà Lan được chế biến từ lá của loài Jumelle faragrans ở quần đảo Mascarene, Lan còn có thể dùng làm thuốc [16]. Ngoài ra Lan còn góp phần không nhỏ vào việc cải tạo môi trường sống, cung cấp các tinh chất thơm cho ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm,...
  7. 2 Nền kinh tế của Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần nâng cao mức sống của người dân nhất là dân cư các thành phố lớn. Bên cạnh đó, việc Việt Nam ra nhập WTO đã kéo theo làn sóng đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn. Các dự án đầu tư không chỉ là các khu công nghiệp, khu chế xuất mà có cả các khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nhu cầu du lịch, tổ chức các sự kiện trong nước và quốc tế. Chính vì thế mà nhu cầu về các loại hoa tươi trong đó có hoa Lan ngày càng lớn. Chơi Lan cũng là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Hiện nay, người yêu hoa đang muốn hướng tới một giò Lan với phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là Lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng ở môi trường trong nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như Lan không phát triển, héo rũ, không ra hoa,...Vì vậy, việc tìm hiểu các đặc tính của Lan rừng, cách chăm sóc gây trồng chúng là công việc rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người chơi Lan hiện nay. Lan là loài hoa có giá trị kinh tế cao nên trong những năm gần đây đời sống của các nghệ nhân trồng Lan đã được cải thiện rõ rệt. Đồng bào dân tộc miền núi trước đây thấy Lan đẹp mà thưởng thức, hiện nay cuộc sống hiện đại đã cho họ một hình thức kinh doanh vừa có hiệu quả kinh tế lại vừa giữ được thú chơi tao nhã của mình. Huyện Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai là nơi có rất nhiều loài Lan sinh sống, một số loài còn là đặc hữu của vùng. Theo thống kê của vườn quốc gia Hoàng Liên thì cả nước có hơn 630 loài Lan thì ở đây đã có gần 300 loài. Điều đó chứng tỏ rằng Sa Pa là một trong những trung tâm phân bố của các loài Lan Việt Nam. Một vấn đề đáng chú ý là nguồn tài nguyên quý giá này đang có nguy cơ bị thu hẹp và suy thoái do hiện tượng phá rừng, do quá trình khai thác, sử dụng và kinh doanh Lan rừng còn găp nhiều khó khăn. Để có thể sản xuất kinh doanh hoa Lan đúng hướng, không làm mất đi nguồn gen quý thì việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên, tìm hiểu về đặc điểm sinh thái, sinh trưởng, cập nhật thông tin về tình trạng các loài, xác định các biện pháp kỹ thuật là rất cần thiết nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo tồn phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và hoa Lan nói riêng. Vì vậy, Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai”
  8. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ở nước ngoài Theo tác giả Nguyễn Xuân Linh, Phong lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông (Trung Quốc) do Khổng Tử phát hiện ra vào khoảng năm 551- 479 trước công nguyên. Nhưng khi đó Lan chỉ được chú ý đến vẻ đẹp của lá và hương thơm của hoa, chứ màu sắc của hoa chưa được chú ý do quan niệm thẩm mỹ thời ấy là chuộng tao nhã chứ không thích phô trương sặc sỡ. Cây Lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến Lan (tìm thấy đầu tiên ở Phúc Kiến - Trung Quốc), đó là Cymbidium ensifolium là một loài bán địa Lan [14]. Tác giả Lê Văn Chương cho biết ở Phương tây, mặc dù được biết đến sau nhưng Lan được chú ý trước hết là công dụng về dược liệu của nó, sau đó là vẻ đẹp của hoa cùng với các đặc tính về thực vật mà sự khảo sát rất có hệ thống [2]. Theophrastus được xem là ông tổ của thực vật học và cũng có thể nói là người đầu tiên mở ra ngành học về Lan. Ông đã dùng chữ Orkis là chữ Hy lạp để chỉ những cây Lan thường có hai củ tìm thấy ở vùng Địa Trung Hải. Sau đó, chữ Orchis đã dược Dioscorides dùng để mô tả hai loài địa Lan trong quyển sách về dược liệu của ông và được Linnaeus ghi lại trong quyển “Các loài cây cỏ” vào năm 1753; Năm 1836 John Lindley đã sử dụng từ Orchidaceae để đặt tên cho họ Lan và đặt nền tảng hiện đại cho môn học về Lan [22]. Theo Bùi Xuân Đáng thì từ năm 1510 người Châu Âu mới thực sự biết đến hoa Lan qua những trái Vanilla dùng làm hương thơm cho bánh kẹo, sau đó đến các loài Hạc Đính rồi Kiếm lan… Hoa Lan chính thức gia nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng 400 năm nay và ngày càng được ưa chuộng trên thế giới [8]. Từ năm 1731 các nhà khoa học và các nhà thảo mộc ở Châu Âu và Châu Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về Lan; họ tìm cách phân loại theo các tiêu chuẩn:
  9. 4 điều kiện tăng trưởng, sự sinh sản, và hình dáng của các loài Lan. Đã có nhiều hệ thống phân loại đã được đưa ra: hệ thống phân loại của Lindley (1836) đã chia họ Lan ra làm 7 tông, còn George Bentham (1881) chia họ Lan ra 5 tông,.... đa số đều dựa trên những tiêu chuẩn cơ bản như đặc điểm, cấu trúc của hoa, số lượng và bản chất của phấn khối. Sự đánh giá các tiêu chuẩn ấy vẫn còn mang tính chủ quan của tác giả nên các hệ thống phân loại này vẫn chưa phản ánh đúng tiến trình tiến hóa trong tự nhiên của các loài Lan [22]. Từ khi Lan được nuôi trồng thì yêu cầu nhân giống Lan cũng xuất hiện theo. Tác giả Nguyễn Thiện Tịch cho biết bí mật của việc nảy mầm của hạt Lan đã được tìm ra vào năm 1899, khi Noel Bernard khảo sát các hạt Neottia nidus- avis nảy mầm tự nhiên trong rừng vùng Fontainebleau (Pháp). Ông thấy các cây Lan con đều nhiễm nấm. Năm 1904 Noel Bernard mới thành công trong việc phân lập các nấm từ rễ Lan rồi cho nhiễm vào các hạt Lan. Bằng cách này, Noel Bernard là người đầu tiên làm cho 100% hạt Lan nảy mầm. Sau đó Noel Bernard và Burgeff đã hình thành phương pháp gieo hạt Lan có nhiễm nấm trong chai thạch (phương pháp gieo hạt cộng sinh). Năm 1922, Knudson đã nhận thấy vai trò của nấm với hạt Lan là sự cung cấp đường và đã thành công trong việc thay thế nấm bằng đường ở môi trường thạch để gieo hạt (phương pháp gieo hạt không cộng sinh) [22]. Theo Bùi Xuân Đáng, giáo sư Georges Morel (1960) người Pháp đã phát minh ra phương pháp Meristem (Phương pháp nuôi cấy mô phân sinh), tức là cắt mầm hay rễ Lan thành mảnh nhỏ rồi cho vào trong một dung dịch đặc biệt, sử dụng máy để lắc đều. Vài tuần sau, từ mảnh Lan này sẽ phát triển thành những cây Lan nhỏ có thể đem đi trồng. Phương pháp này đã khắc phục được những khó khăn của cách gieo Lan bằng hạt do đặc điểm hạt Lan nhỏ và quá trình xử lý nảy mầm cũng rất phức tạp [8]. Judy White (1996), trong cuốn Taylor’s Guides to Orchids đã giới thiệu một số loài Lan phổ biến trồng ở gia đình như: Cattleya, Cymbidium, Dendrobium, Phalaenopsis, Vanda, Oncidium,... Không chỉ giới thiệu về điều
  10. 5 kiện sống, yêu cầu nhiệt độ và ánh sáng để cây sinh trưởng phát triển mà trong đó tác giả còn miêu tả những nét đặc trưng của một số loài Lan. Cuốn sách như là một cẩm nang cho những ai yêu thích việc trồng Lan [28]. Bill Lavarack và cộng sự (2000), trong cuốn Dendrobium and its relatives đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về một số loài trong chi Dendrobium; tác giả đã trình bày từ vấn đề phân loại và danh pháp, đặc điểm phân bố và nguồn gốc của một số loài trong chi Dendrobium. Bên cạnh đó, tác giả còn mô tả đặc điểm sinh học và sinh thái học của hơn 400 loài, vấn đề nuôi trồng và lai giống của các loài này. Qua cuốn sách này, tác giả cũng đã giúp cho những người yêu Lan biết được môi trường sống và cách thức trồng, chăm sóc một số loài trong chi Dendrobium nhằm đạt được hiệu quả cao nhất [27]. Trong cuốn Orchid grower’s companion: cultivation, propagation, and varieties của David P. Banks (2005) đã cung cấp cho những hiểu biết cơ bản về họ Lan: cấu tạo của cây, lịch sử nuôi trồng, sự phân bố của chúng,.... Cuốn sách cũng cung cấp những kỹ năng cơ bản trong việc nuôi trồng, chăm sóc hoa Lan. Qua đó giúp chúng ta biết được nhu cầu nhiệt độ, độ ẩm, chế độ phân bón, cách thức nhân giống và một số bệnh hại Lan thường gặp. Cuốn sách này cũng giới thiệu đặc điểm của một số loài thuộc các chi: Bulbophylium, Cattleya, Coelogyne, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedium, Phalaenopsis, Vanda,... Qua đó đã giúp người đọc nhận biết được một số loài Lan thường gặp [26]. 1.2. Ở Việt Nam Phong lan thuộc ngành Ngọc Lan (Mangnoliophyta), lớp Hành (Liliopsida), Phân lớp Hành (Lilidae), Bộ Lan (Orchidales), Họ Lan (Orchidaceae) [1]. Việc phát hiện, thuần hóa và gây trồng hoa Lan đã có một lịch sử lâu dài so với các loài cây thực phẩm. Từ đời nhà Trần, vua Trần Anh Tông là người chơi Phong lan nổi tiếng đã xây dựng vườn “Ngũ bách Lan viên” gây trồng tới 500 loài Lan khác nhau [16]. Nhưng đó mới chỉ đơn thuần là sưu tập để thưởng ngoạn chứ chưa đi sâu mô tả nghiên cứu về loài hoa này.
  11. 6 Theo Bùi Xuân Đáng, việc tìm kiếm Lan rừng của Việt Nam chúng ta trước kia không thấy sách vở nào ghi chép, nhưng những người nước ngoài đến Việt Nam sưu tầm hoa Lan đều viết sách hoặc có tường trình công việc của mình. Người đầu tiên khảo sát Lan ở Việt Nam là một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, Joannis de Loureiro đã đến Nam Kỳ vào năm 1743. Ông đã xuất bản cuốn Cây cỏ tại Nam Kỳ vào năm 1790. Trong tài liệu này có ghi lại những loại Lan Aerides (Giáng Hương) và Thrixspermum (Mao tử) [7]. Theo Nguyễn Thiện Tịch thì F.Gainepain và A.Gullanmin đã mô tả 101 giống gồm 750 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên ở quyển 6, xuất bản năm 1932 - 1934. Một số tác giả khác cũng đề cập đến Lan Việt Nam như Schmid, Tixer và Gunna Seidenfaden (1975) [22]. Tác giả Bùi Xuân Đáng cũng cho biết, năm 1992 giáo sư Gunnar Seidenfaden người Đan Mạch đã cho phát hành cuốn Hoa Lan tại Đông Dương bao gồm 200 giống với 2000 loài, trong đó có 136 giống và 720 loài của Việt Nam. Giáo sư Seidenfaden ghi rõ sách vở tra cứu, hình vẽ, tuy nhiên còn có nhiều cây không được mô tả rõ ràng do vấn đề ngôn ngữ [7]. Cũng theo Nguyễn Thiện Tịch, năm 1972 giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong cuốn “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” có mô tả 289 giống Lan ở Việt Nam ở quyển II về đặc điểm hình thái lá, hoa, thân, rễ và nơi phân bố của chúng. Năm 1993, giáo sư Phạm Hoàng Hộ tái bản lại bộ Cây cỏ Việt Nam, đã bổ sung thêm 364 loài Lan nâng tổng số Lan có ở Việt Nam lên 653 loài [22]; trong bộ sách này, số loài tuy được mô tả ít hơn nhưng không khác nhiều so với mô tả của Gunnar Seidenfaden. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ có ghi rõ tên khoa học, tên tiếng Việt, địa điểm tìm thấy Lan và đã mô tả về cây, về hoa, kèm theo hình vẽ và giải thích để giúp người đọc hình dung ra được cây Lan [7]. Đặc biệt trong tác phẩm “Phong lan Việt Nam” của TS. Trần Hợp đã miêu tả và phân loại chi tiết được 800 loài thuộc 138 chi [10]. Họ Lan đang ngày càng
  12. 7 gây được sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước vì thế mà nhiều giá trị quý của họ Lan đang ngày càng được phát hiện không những về khoa học mà còn có giá trị kinh tế. Tài liệu được công bố gần đây theo bảng trích yếu cập nhật hoá về các loài Phong lan của chuyên gia cao cấp về hoa Lan của thế giới Leonid Averyanov và Anna L. Averyanov (2003) ở Việt Nam hiện đã biết 897 loài, 152 chi. Đặc biệt trong tác phẩm Lan Hài Việt Nam (2004) của Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp đã có mô tả chi tiết 22 loài Lan thuộc chi Lan Hài (Paphiopedilum). Đây là nhóm thực vật thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam chúng đều là các loài quý hiếm nhiều loài đặc hữu đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng ở mức độ cao [11]. Trong cuốn “Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa – Phan Si Pan” (1998) của GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời đã có số liệu thống kê được 110 loài Lan thuộc 42 chi có phân bố trên dãy Hoàng Liên [19]. Ngoài những công trình nghiên cứu về tính đa dạng và đặc điểm phân bố của hệ Lan ở Việt Nam, cũng có những tác giả đi vào nghiên cứu kỹ thuật trồng những loài Lan phổ biến, có giá trị kinh tế. Cuốn “Hoa Lan- nuôi trồng và Kinh doanh” của Phan Thúc Huân (2005) đã giới thiệu về lịch sử nghề trồng Lan, các giống Lan phổ biến ở Đông Nam Á. Tác giả cũng trình bày đặc điểm hình thái, phân loại, quá trình sinh trưởng và yêu cầu sinh thái, kỹ thuật nhân giống và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho một số loài Phong lan ở Việt Nam [12]. Cuốn sách “Kỹ thuật trồng và kinh doanh Phong lan” của tác giả Việt Chương (2006), “Trồng hoa Lan” của Nguyễn Công nghiệp (2006) đều đã mô tả sự phân bố địa lý và môi trường tự nhiên của họ Lan. Sau đó tác giả còn hướng dẫn các bước chăm sóc Lan cơ bản như tưới nước, bón phân, ánh sáng, nhiệt độ, vấn đề sang chậu cho Lan và phòng trừ sâu bệnh hại. Cuốn sách cũng hướng dẫn các phương pháp nhân giống cơ bản có thể tiến hành. Cuối cùng tác giả giới thiệu sơ lược về những loại Lan phổ biến được trồng hiện nay như Cattleya,
  13. 8 Cymbidium, Dendrobium, Oncidium, Phalaenopsis,… nhằm giúp người đọc có thể tìm ra loại cây trồng phù hợp với điều kiện của bản thân [3][18]. Cuốn “Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh Phong lan” của Huỳnh văn Thới (2005) là tác phẩm đúc kết kinh nghiệm nuôi trồng Phong lan của nhiều nghệ nhân trong việc trồng hoa cây cảnh. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kỹ thuật về sinh lý, sinh thái, về cách trồng và chăm sóc một số loài Lan, biết chọn giống phù hợp với môi trường,... Bởi vì chỉ có biết rõ về cây Lan mới có thể mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh đạt hiệu quả cao [21]. Đề tài “Thử nghiệm nhân giống, trồng hoa Phong lan và một số loài hoa ôn đới khác tại Sa Pa – Lào Cai” của Công ty Du lịch tỉnh Lào Cai - Viện Di truyền Nông nghiệp - Bộ NN &PTNT và Trung tâm giống Nông Lâm nghiệp Lào Cai thực hiện 5/2000 - 5/2003. Đề tài nghiên cứu khả năng thích ứng của hoa Lan và một số loài hoa ôn đới ở Sa Pa. Năm loài Lan (Kiếm Đà Lạt, Hồ điệp, Hạc đính, Lan Hoàng thảo, Kiếm Sa Pa) và chín loài hoa ôn đới khác đã được lựa chọn. Qua quá trình trồng và thử nghiệm dự án đã đưa ra kết luận các loài Lan Kiếm Đà Lạt, Kiếm Sa Pa, Hoàng thảo, Hạc đính có thể trồng được ở Sa Pa. Riêng Hồ điệp không phù hợp do không chịu được thời tiết lạnh đặc biệt là sương muối và gió ở khu vực này. Đề tài đã xây dựng được quy trình và nhân giống thành công một số loài Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô và tách mầm (với một số loài Kiếm, Hoàng thảo của Sa Pa)[4]. Sa Pa lại được coi là trung tâm đa dạng của các loài Lan ở Việt Nam, thế nhưng đến nay vẫn chưa có công trình đáng kể nào nghiên cứu về đặc điểm, khả năng nuôi trồng và kinh doanh các loài Lan ở đây nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của những người chơi Lan. Tuy vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đi vào mô tả đặc điểm chung về hình thái của các loại Lan giúp cho người chơi có thể nhận biết được các loài hoa, một số công trình nghiên cứu cũng chỉ đưa ra kỹ thuật gây trồng, cách thức nuôi dưỡng chung cho các
  14. 9 loài Lan khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thì mỗi loài Lan ở những khu vực khác nhau lại có nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu sinh thái khác nhau, đặc biệt là với các loại Lan rừng. Vì thế, việc nghiên cứu cụ thể đặc điểm của từng loài là việc làm rất cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng Lan sau này. 1.3. Giới thiệu về họ Lan 1.3.1. Đặc điểm chung Họ Lan được đánh giá là một trong những loài hoa cao cấp trong vương quốc thảo mộc, gồm hơn 25000 loài khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo từng năm. Do chúng được phân bố ở hầu khắp mọi nơi nên các loài Lan cũng rất khác nhau; Phong lan là những loài sống phụ sinh trên vỏ, thân các loài thảo mộc khác; Địa lan là những loài sống trên mặt đất, trên các vách đá có rêu hay ở các kẽ đá có đất; Hoại lan là những loài sống nhờ vào chất mục nát trong đất, hay sống ngầm trong đất. 1.3.2. Đặc điểm hình thái 1.3.2.1. Cơ quan sinh dưỡng - Giả hành (thân củ): chỉ xuất hiện trên các loài Lan đa thân. Bộ phận này được cấu tạo từ các màng chồng chất lên nhau, chúng mang lá, mang hoa và là nơi chứa chất dinh dưỡng, nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của Lan. - Thân: Thân vẩy giả có nhiều hình dạng khác nhau tùy loài Lan. Trên thân có đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh hoặc lá bao. Chỉ có các loài đơn thân và một số loài của giống Dendrobium và Epidendrum là vừa có giả hành, vừa có thân. Thân thường mang rễ và lá do đây là cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng - Lá: là cơ quan dinh dưỡng của hoa Lan, là xưởng chế tạo chất dinh dưỡng bằng quang hợp. Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và hình dạng lá khác nhau tùy chủng loại Lan. Lá có thể mọc đối xứng qua gân chính, lá mọc sát nhau ở gốc hay xếp cách có bẹ úp lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi lá thoái hóa thành vẩy hay phình lên, mọng nước, hình dạng rất khác nhau.
  15. 10 - Căn hành (thân rễ): bộ phận này chỉ gặp ở Lan đa thân. Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có các mắt sống, chết hoặc hưu niên. Đây là bộ phận nối liền các thân củ và có mọc các đám rễ để nuôi sống cây Lan - Rễ: rễ ở Lan đa thân thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các loài Lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng để cung cấp cho cây. 1.3.2.2. Cơ quan sinh sản - Hoa: Ở loài Lan hoa thường tập hợp thành cụm hoa, chùm hay bông. Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành 2 vòng: 3 phiến hoa ngoài cùng gọi là 3 lá đài, thường cùng màu và có cùng kích thước với nhau. Nằm kế bên trong và xen kẽ với 3 lá đài là 3 cánh hoa, trong đó 2 cánh bên thường giống nhau về màu sắc và hình dạng. Cánh hoa còn lại nằm phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc sắc khác hẳn 2 cánh kia, được gọi là cánh môi hay lưỡi. Chính cánh môi này quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ ở hoa Lan. - Quả: quả Lan khi khô, mở thành 3- 6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều, thường không có nội nhũ. Do nhẹ nên hạt dễ phát tán nhờ gió. Ở nhiều loài, trong quả có lông hút nước dùng để bắn hạt đi. Phôi trong hạt phát triển yếu, không phân hóa thành cơ quan. Hạt Lan muốn nẩy mầm cần có nấm cộng sinh. 1.3.3. Đặc điểm về phân loại Họ Lan (Orchidacea) là họ lớn thuộc lớp một lá mầm, phân bố khắp nơi trên thế giới. Dựa vào môi trường sống có thể chia họ Lan làm 3 nhóm: - Phong lan: Những loài sống phụ sinh trên vỏ, thân cây gỗ: Cattleya, Oncidium, Dendrobium, Phalaenopsis, Aerides, Biermannia, ... - Địa lan: Những loài sống trên mặt đất, trên các vách đá có rêu hay ở các kẽ đá có đất: Cymbidium, Phaius, Paphiopedilum,...
  16. 11 - Hoại lan: Một số loài hoại sinh không có diệp lục và sống nhờ vào chất mục nát trong đất, có loài ở Châu Úc lại sống ngầm dưới đất như nấm (Lan Rhizanthella Gardeni được tìm thấy ở miền Tây Úc năm 1928 cùng với một giống Lan khác) Dựa vào cấu tạo và phát triển của thân có thể chia họ Lan làm 2 nhóm: - Nhóm đơn thân: đây là nhóm mà thân phát triển vô hạn về phía đỉnh ngọn theo chiều thẳng đứng cho nên những phát hoa chỉ xuất phát từ một bên thân mà không bao giờ ở đỉnh ngọn. Nhóm đơn thân được chia làm 2 nhóm phụ: + Nhóm phụ lá mọc đối: nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các chi: Vanda, Aerides (Dáng hương), Phalaenopsis (Hồ điệp),... + Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn: Papilionanthe, Luisia (san hô),... - Nhóm đa thân: đời sống của cây gồm nhiều đơn vị nối tiếp nhau, bởi sự phát triển liên tục của những chồi nách ở về phía gốc và có những kỳ nghỉ sau mùa tăng trưởng. Căn cứ vào cách ra hoa nhóm này được chia làm 2 nhóm phụ: + Nhóm ra hoa phía trên: Cymbidium, Dendrobium, Oncidium,... + Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum,... 1.3.4. Giới thiệu về chi Cymbidium Sw Đây là chi Lan lớn có thể gặp phổ biến một số loài ở khu vực Sa Pa. Chi Lan Kiếm thuộc nhóm có giả hành lớn, lá hình giáo dài, hoa hầu hết có kích thước lớn. Chi này có cả nhóm Lan đất và phụ sinh, thường phân bố trong các khu rừng già ẩm ướt. Đây là nhóm Lan hiện đang được người dân khai thác rất nhiều để nuôi trồng làm cảnh. Theo tài liệu về thực vật ở Đông Dương, từ năm 1932, Henri Lecompte cho rằng chi này có 120 loài. Đến năm 1978 Jean Carmard sắp xếp lại và xác định chi này có khoảng 60 loài. Những nhà phân loại học Việt Nam như Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi... đã giới thiệu ở nước ta có khoảng 12 loài. Các loài thuộc chi Cymbidium phân bố chủ yếu ở châu Á, từ dãy Hymalaya đến Nam Trung Quốc (Vân Nam), các nước Đông Dương, Thái Lan ... và một vài loài
  17. 12 phân bố ở các châu lục khác. Phần lớn các loài trong chi này sống ở các vùng rừng núi khá cao, khô và lạnh, một vài loài khác chịu được điều kiện nóng ẩm của rừng nhiệt đới. Chi Cymbidium gồm những loài cây thân thảo, đa niên, đẻ nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ. Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường chỉ mọc ở những cây con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ. Thân ngầm (căn hành) của những loài này thường ngắn, nối những củ Lan với nhau. Các củ Lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ, có thể mọc ra đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con. Do đó người ta xếp Cymbidium vào nhóm Lan đa thân (sympodial). Củ Lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 - 15 cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá. Lá thường có hai dạng: dạng vảy đính theo một đoạn căn hành và dạng thực đính trên Hình 1.1: Cấu tạo chung chi giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lan Kiếm (Cymbidium Sw.) lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Có một số loài không có cuống lá. Tùy theo từng loài mà phiến lá rất khác nhau, có loài có gân dọc nổi rõ nhưng cũng có loài gân chìm trong thịt lá. Lá có dạng dải, dạng mũi mác hay dạng phiến. Đầu lá nhọn hay chia thành 2 thùy. Kích thước của bản lá biến động từ 0,5 - 6cm. Chiều dài lá thay đổi từ 10 - 150cm. Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ
  18. 13 già, đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra 2 phía hình đuôi cá, còn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa. Cụm hoa đứng thẳng hay cong thòng, thường dài và mang nhiều hoa. Hoa to, 3 lá đài và 2 cánh hoa rời và giống nhau. Môi có 3 thùy, trong đó 2 thùy bên dựng đứng, thùy giữa có 2 sọc nổi nhô lên. Trụ khá cao, 2 phấn khối nói với một vĩ phấn chung nằm trên một gót đĩa to. 1.3.5. Giới thiệu về chi Dendrobium Sw Dendrobium Sw (chi Hoàng Thảo) rất phong phú về chủng loại, với khoảng 1600 loài phân bố trên các vùng thuộc châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông nam Á và châu Úc. Ở Việt Nam đây là chi Lan lớn nhất với 97 loài được ghi nhận chiếm 12,9% tổng số loài Lan (Averyanov). Trên dãy Hoàng Liên có phân bố khoảng 25 loài từ độ cao 800 – 2300m [12]. Dendrobium là nhóm Lan đa thân, giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành, trên thân có nhiều mắt ngủ. Căn hành với khoảng cách các mắt ngắn hơn Cattleya. Hoa lớn cánh môi phẳng, cụm hoa ít phát trên toàn bộ giả hành, cuống của cụm hoa buông vuông góc với trục giả hành. Dendrobium được chia làm 2 nhóm theo dạng thân của chúng: - Dạng thòng hay Nobile là dạng thân mềm thường ở vùng hơi lạnh như ở Đà Lạt, Sa Pa,... - Dạng đứng hay Phalaenopsis là dạng thân Hình 1.2: Cấu tạo chung chi cứng thường sống ở vùng có khí hậu nóng hơn Hoàng thảo (Dendrobium Sw.) Hai dạng này đều giống nhau trong
  19. 14 việc tạo lập giả hành mới và biệt hóa chồi sơ khởi ở nách lá dọc theo giả hành; nhưng chúng lại rất khác biệt trong việc tạo lập chồi hoa. - Ở Dendrobium nobile ra hoa từ chồi sơ khởi của giả hành đã trưởng thành. Như Long tu (Dendrobium primulinum), Giả hạc (Dendrobium anosmum) chúng chỉ ra hoa với giả hành đã rụng hết lá - Ở Dendrobium phalaenopsis thì hoa mọc ở cả giả hành cũ và mới. Ở giả hành mới, chồi non nhất ở gần ngọn là chồi đầu tiên phát triển thành vòi hoa. Hình dạng của Dendrobium cũng rất nhiều kiểu: - Nhóm có giả hành dài và mang lá dọc theo chiều dài của giả hành thường rụng hết lá khi ra hoa như Long tu (Dendrobium primulinum), Ý thảo (Dendrobium gratiosissimum),... - Nhóm giả hành to, ngắn tận cùng thường có 2 -3 lá dai, bền, không rụng. Phát hoa tập trung ở phần này tạo thành chùm đứng hay thòng như: Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri), Thủy tiên vàng (Dendrobium thyrisflorum), Vảy cá (Dendrobium lindleyi),... - Nhóm giả hành mảnh mai, dài hay ngắn, có lá dọc theo chiều dài của chúng, lá dai bền và không rụng. Hoa thường mọc cô độc ở nách lá như Hoàng thảo hương duyên (Dendrobium ellipsophyllum),....
  20. 15 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khả năng nuôi trồng một số loài Lan rừng tại Sa Pa - Xác định các biện pháp nhân giống và nuôi dưỡng một số loài Lan rừng ở các giai đoạn phát triển khác nhau - Xác định khả năng sản xuất kinh doanh một số loài Lan rừng tại Sa Pa 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: 4 loài thuộc chi: lan Kiếm (Cymbidium) và 2 loài thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium) tại Sa Pa - Lào Cai. Đây là những loài có giá trị về mặt kinh tế, có giá trị về mặt thẩm mỹ và được các hộ dân nuôi trồng với số lượng lớn + Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum Rchb.f.) + Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.) + Lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L. Castle) + Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium Sw.) + Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl) hay Thủy tiên mỡ gà + Lan Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.) - Địa điểm nghiên cứu: + Khu phân bố tự nhiên điển hình của 6 loài Lan rừng chọn nghiên cứu ở vườn quốc gia Hoàng Liên + Một số nhà vườn, cơ sở kinh doanh Lan rừng ở thị trấn Sa Pa 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài lan - Đặc điểm khu vực phân bố của loài: tiểu khí hậu, đai độ cao, cấu trúc rừng - Đặc điểm hình thái: thân, lá, rễ, hoa và quả - Đối chiếu các đặc điểm để tìm ra sự khác biệt về hình thái giữa cây sinh trưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2