Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Sơn La và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần hình thành những căn cứ khoa học làm cơ sở xây dựng các hoạt động quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La hiệu quả và cải thiện đời sống cho người dân tham gia quản lý rừng cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Sơn La và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ VĂN ÁNH ĐÁNH GIÁ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH SƠN LA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LẰN, XÃ MƯỜNG DO, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VŨ NHÂM HÀ NỘI, 2011
- Cơ cấu thu nhập giữa các nhóm hộ được thể hiện rõ ở biểu đồ cơ cấu, tỷ trọng thu nhập tại hình 4.10 sau.
- 1. Nhóm hộ Khá: Thu nhËp kh¸c Thu nhËp LN 15% 10% Thu nhËp NN 37% 2. Nhóm hộ Trung bình: Thu nhËp CN 38% Thu nhËp kh¸c Thu nhËp NN 12% 43% Thu nhËp LN 15% Thu nhËp CN 3. Nhóm 30% hộ nghèo: Thu nhËp Thu nhËp kh¸c NN 17% 36% Thu nhËp Thu nhËp CN LN 17% 30% Hình 4.10. Biểu đồ cơ cấu, tỷ trọng thu nhập của các nhóm hộ gia đình 3
- Từ bảng 4.6, ta có biểu đồ cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình như sau: 4% 12% Lúa nương, ruộng 1 vụ 20% Nương rẫy Khai th TNR 4% Chăn nuôi 10% 60% Lúa nương, Thuruộng 1 vụ khác 36% 21% Nương rẫy Khai th TNR Chăn nuôi 5% Thu khác Hình 4.3: Cơ cấu 28%thu nhập của các hộ gia đình người Mông 4
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành nghiên cứu đề tài tôi đã được PGS.TS Vũ Nhâm, các thầy cô giáo, Giáo sư, Tiến sỹ; Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp Trường Đại hoạc Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để đề tài tiến hành thuận lợi. Sự thành công của đề tài không thể tách rời sự giúp đỡ và hợp tác có hiệu quả của chính quyền và nhân dân các thôn, bản, xã tham gia Dự án Chương trình thí điểm Lâm nghiệp Cộng đồng huyện Mai Sơn và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La nơi đề tài tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập số liệu hiện trường trong thời gian qua. Nhân dịp này tôi xin bảy tỏ sự biết ơn tới: PGS, TS Vũ Nhâm - Người thầy trực tiếp, hướng dẫn chỉ bảo những kiến thức chuyên môn thiết thực và chỉ dẫn khoa học quý báu. Xin trân thành cảm ơn sự quan tâm Ban giám hiệu Trường Đại Học Lâm nghiệp, Khoa đào tạo sau Đại Học; Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Lâm nghiệp Tây Bắc, Ban quản lý rừng Phòng hộ cơ sở tỉnh; Các phòng, ban của UBND huyện Mai Sơn, Phù Yên. - Lãnh đạo UBND xã Nà Ớt, xã Phiêng Cằm huyện Mai Sơn; xã Mường Do, xã Mường Lang huyện Phù Yên; Ban quản lý bản và người dân của bản đã giúp đỡ trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính. Mặt khác đây cùng là lĩnh vực nghiên cứu mới ở một tỉnh, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2011 Tác giả Đỗ Văn Ánh
- ii MỤC LỤC Lời cảm ơn ................................................................................................................. i Mục lục ...................................................................................................................... ii Danh mục các từ viết tắt ...........................................................................................v Danh mục các bảng ................................................................................................ vii Danh mục các hình ................................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1. Nhận thức chung về quản lý rừng cộng đồng ..................................................4 1.2. Trên thế giới .....................................................................................................5 1.2.1. Khái niệm về cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng ....................................................................................................................5 1.2.2. Quản lý rừng cộng đồng ở một số nước. .................................................9 1.2.3. Một số ấn phẩm chủ yếu có liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng .......11 1.3. Ở Việt Nam ....................................................................................................13 1.3.1. Khái niệm cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng. ..........................................................................................................................13 1.3.2. Một số hoạt động có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng. ...............16 1.3.3. Các văn bản chính có liên quan đến Quản lý rừng cộng đồng. .............19 1.3.4. Hưởng lợi từ quản lý rừng cộng đồng ....................................................20 1.3. Thảo luận ......................................................................................................27 Chương 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................29 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. .....................................................................................29 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................29 2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................29 2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu .................................................................29 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................29 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ...............................................................................29
- iii 2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................30 2.3.1 . Hiện trạng quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La ...................................30 2.3.2. Phân loại các mô hình quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Sơn La ............30 2.3.3. Tác động của chính sách đến quản lý rừng cộng đồng ..........................30 2.3.4. Kinh nghiệm địa phương trong quản lý rừng cộng đồng .......................30 2.3.5. Các giải pháp phát triển hình thức rừng cộng đồng ...............................30 2.3.6. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La .............................................................................30 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................30 2.4.1 Phương pháp kế thừa ...............................................................................31 2.4.2. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu hiện trường ...............................31 2.4.3. Phương pháp lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng....................................................36 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................................................................................37 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội tỉnh Sơn La. ............................................37 3.1.1. Vị trí địa lý, gianh giới ...........................................................................37 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................37 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................39 3.2. Một số thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Phù Yên ...............................................................................................................................42 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................48 4.1. Hiện trạng quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La ...........................................48 4.1.1. Tiến trình hình thành và phát triển chính sách lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam...........................................................................................................48 4.1.2. Quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La .....................................................53 4.1.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp cộng đồng ...................69 4.2. Các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. .........................................................................81
- iv 4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội bản Lằn ............................................81 4.2.2. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bản Lằn .....................................84 4.2.3. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn .102 4.2.4. Xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn (Quỹ thôn) ................................................................................................................109 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................116 1. Kết luận ...........................................................................................................116 2. Tồn tại .............................................................................................................119 3. Kiến nghị.........................................................................................................120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................121 PHỤ BIỂU
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á. CFR Tài nguyên rừng cộng đồng CPR Tài nguyên sử hữu công cộng CPRM Quản lý tài nguyên sở hữu công cộng CBFM Quản lý rừng dựa vào cộng đồng CFM Quản lý rừng cộng đồng CIFOR Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế CĐ Cộng đồng ETSP Dự án " phổ cập lâm nghiệp vùng cao" FSĐ Quỹ phát triển bền vững ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế TFF Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng - BCH: Ban chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách BCH để bảo vệ và phát triển rừng. QLBVR - QLBVR: Quản lý Bảo vệ rừng. CBCC - CBCC: Cán bộ công chức. NN&PTNT - NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn. PCCCR - PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng. PGS,TS - PGS, TS: Phó Giáo sư, Tiến sỹ. DVMT - DVMT: Dịch vụ môi trường. BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
- vi CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CP Chính phủ Ha Hécta K Khoảnh LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng LSNG Lâm sản ngoài gỗ LKHQLRCĐ Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng QBVPTR Quỹ bảo vệ phát triển rừng PH Phòng hộ SX Sản xuất PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân UBND Uỷ ban nhân dân M/ha Trữ lượng / ha G Tổng tiết diện ngang D1.3 Đường kính gốc 1.3 m N/ha Số cây / ha
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Số ô mẫu theo diện tích lô rừng 34 3.1 Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp 40 3.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất 44 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý rừng cộng đồng 55 4.2 Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý rừng 57 4.3 Nguyện vọng tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng của 58 cộng đồng dân cư thôn 4.4 Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng 59 4.5 Tiêu chí phân loại các hình thức QLR cộng đồng 63 4.6 Hiệu quả các hình thức quản lý rừng cộng đồng tỉnh Sơn La 67 4.7 Đề xuất khai thác, sử dụng bền vững một số loại lâm sản 77 4.8 Đề xuất một số cây trồng, vật nuôi dưới tán rừng cộng đồng 78 4.9 Hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng bản Lằn 83 4.10 Tài nguyên rừng bản Lằn 87 4.11 Kế hoạch khai thác rừng năm 2009 của bản Lằn 88 4.12 Biểu số cây khai thác năm 2009 91 4.13 Sản phẩm khai thác lô 5/Đồi Bo 1 93 4.14 Tổng hợp các chỉ tiêu khai thác năm 2009 93 4.15 Bố trí khai thác lâm sản ngoài gỗ hàng năm 95 4.16 Kế hoạch nuôi dưỡng rừng 97 4.17 Kế hoạch Bảo vệ rừng 98
- viii DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Thảo luận nhóm 32 2.2 PRA Lâm hộ 32 2.3 Sơ giao đất giao rừng 33 2.4 Điều tra Thực địa RCĐ 35 4.1 Cộng đồng xác định rừng cộng đồng trên bản đồ 86 4.2 Xây dựng quy ước BVR 102
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xu thế mang tính khách quan và ngày càng có vị trí quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng. Ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và văn hoá của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy có rất nhiều cộng đồng thôn, bản hiện đang quản lý bảo vệ rừng hiệu quả mà không đòi hỏi nhiều về đầu tư kinh phí của Nhà nước. Rừng cộng đồng thường được quản lý tốt ở những cộng đồng có truyền thống quản lý rừng lâu đời, có hương ước nội bộ và có sự tham gia tích cực của các thành viên cộng đồng. Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi (2004) đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua trong đó qui định cộng đồng dân cư thôn bản là một trong những đối tượng được Nhà nước giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển nhằm giúp người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng được hưởng lợi thành quả của họ từ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thôn bản. Để có cơ sở giúp cho việc quản rừng cộng đồng được chặt chẽ, có hiệu quả điều cần thiết là phải cụ thể hoá Luật bảo vệ và phát triển rừng mà trong đó có việc xây dựng lại các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý rừng cộng đồng. Trong phần Mở đầu cuốn sách “Quản lý tài nguyên rừng công cộng” do Tổ chức Lương, Nông Liên hợp quốc xuất bản năm 1993 tại Rome, sau khi khái quát các kết quả nghiên cứu về Quản lý tài nguyên rừng công cộng tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh tác giả : Donald A .Messerschmidt đã đưa ra khung “Phạm trù quản lý rừng cộng đồng” như sau : Tập thể sử dụng hay nhóm người sử dụng rừng (Cộng đồng nói chung), bao gồm : - Quản lý theo Cộng đồng (các nhóm dựa trên thân quen) - Quản lý thôn bản (các nhóm chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo) Ở một số nước quản lý rừng cộng đồng đã phát triển thành lâm nghiêp cộng đồng và trở thành một nghề tạo thu nhập ổn định cho cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng. Lâm nghiệp cộng đồng đã được các nước đó thừa nhận là một hình
- 2 thức quản lý rừng và người đại diện cho cộng đồng quản lý rừng có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự và kinh tế. Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là yếu tố quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự quan tâm của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững. Thời gian trước đây dân số ít, nhu cầu sinh kế của người dân chưa lớn, chưa đa dạng vì thế nguồn tài nguyên rừng về cơ bản có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số việc quản lý tài nguyên rừng có sự trợ giúp đắc lực của các định chế, luật tục truyền thống trong cộng đồng và trong một thời gian dài trước đây chúng đã phát huy hiệu quả tốt do vậy mà tài nguyên rừng được bảo vệ một cách tương đối tốt. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân tăng cao, sự phát triển mạnh về dân số, vấn đề di dân tự do, khai phá đất rừng trồng cây công nghiệp đã làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng. Chính điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, các tác dụng có lợi khác của tài nguyên rừng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, cách đối xử của người dân với tài nguyên rừng. Thực tế cho thấy ở nhiều nơi trên thế giới, các khu rừng cộng đồng được quản lý tương đối tốt với nhiều hình thức và hệ thống quản lý khác nhau. Ở Việt Nam, rừng của cộng đồng là rừng của thôn/hoặc dòng tộc, dòng họ đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã đuợc giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế,
- 3 mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó. Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành do các cộng đồng tự công nhận, hoặc thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Các cộng đồng địa phương (thôn bản, nhóm hộ, ..vv..) có quyền sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng được công nhận trên thực tế hoặc về mặt pháp lý. Những cộng đồng này chịu trách nhiệm quản lý các nguồn tài nguyên rừng (trong khuôn khổ luật định). Trọng tâm không chỉ là gỗ mà còn là các sản phẩm ngoài gỗ. Lợi ích thu được thuộc về người dân địa phương và được sử dụng cho phát triển nông thôn. Cách quản lý rừng ở đây ít tính chất khoa học hơn mà được hình thành trên cơ sở kiến thức bản địa của người dân địa phương. Ở mỗi địa phương, do những đặc thù về tài nguyên rừng khác nhau, thành phần dân tộc khác nhau, cùng với đó là sự khác nhau về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, kinh nghiệm bản địa... đã dẫn đến có sự đa dạng trong quản lý rừng cộng đồng. Sự khác nhau đó làm cho tính phác tạp của vấn đề quản lý rừng cộng đồng trở lên rõ ràng và vì thế không thể áp dụng một cách cứng nhắc các quy định nhà nước vào quản lý rừng cộng đồng cho tất cả các địa phương cũng như khó có thể áp dụng nguyên bản các kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của địa phương này vào địa phương khác. Sơn La là địa phương có nhiều hình thức quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên không phải hình thức quản lý nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mỗi một hình thức quản lý rừng cộng đồng lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Câu hỏi đặt ra ra là Thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại Sơn La như thế nào ? và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại địa phương ra sao? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Sơn La và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La./.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về quản lý rừng cộng đồng Hiện nay trên thế giới, rừng là ngôi nhà cho hơn 300 triệu người và là nguồn sinh kế chính cho hơn 1,2 tỷ người nghèo. Trong nhiều thập kỷ qua, rừng ngày càng bị suy giảm mạnh, 1/2 tài nguyên rừng toàn cầu bị phá hoại và 30% năng suất bị suy giảm. Theo IUCN, chỉ tính trong khoảng thời gian ngắn từ 1990 – 1995, hơn 11 triệu ha rừng đã bị biến mất; trong đó rừng nhiệt đới mất nhiều nhất, trung bình mỗi ngày có 100 loài tuyệt chủng. Trước tình trạng đó, đã có nhiều mô hình quản lý rừng được đưa ra và mô hình được đánh giá thành công nhất đối với vấn đề bảo tồn là mô hình quản lý rừng (QLR) dựa vào cộng đồng. Theo Đinh Ngọc Lan (2000), QLR cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương tiện xã hội kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là hệ sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội - cộng đồng và hệ tự nhiên, hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết hệ thống về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên rừng. Theo tác giả Nguyễn Bá Ngãi (2004), cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn dù được thể chế hoá hoặc không thừa nhận thì nó vẫn tồn tại. Do đó việc thừa nhận cộng đồng là là một chủ thể có pháp nhân luôn có lợi cho công tác QLR, khuyến khích và phát triển hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và thị trường của từng vùng, đó là QLR cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế và tiếp cận sản xuất hàng hoá. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, rừng cộng đồng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân miền núi, đặc biệt là dân nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái (Messerschmitt et al. (1996), Đinh Ngọc Lan (2002), Lê Thị Diên (2003). Kết quả nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam cho thấy QLR cộng đồng là một phương thức quản lý rừng có hiệu quả, góp phần đáng kể vào bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập,
- 5 xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu của Trần Đức Viên (1999) trong vấn đề giảm nghèo và rừng ở Việt Nam cho thấy những dân tộc thiểu số nghèo hơn thích quản lý rừng cộng đồng hơn, chủ yếu muốn đảm bảo an toàn lương thực, trong khi đó người Kinh và người Thái muốn giao cho hộ gia đình. Tác giả Tessien (2002) trong tác phẩm "Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam" cũng có nhận xét tương tự. Chính sách giao đất rừng ở tỉnh Đắc Lắc là một trong những ví dụ thể hiện sự tiến bộ nhất ở Việt Nam trong việc chuyển hướng sang lâm nghiệp cộng đồng. Luật Đất đai 2003 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng. Do đó nhiều vấn đề như xác lập quyền quản lý và sử dụng đất đai và rừng cộng đồng, lập kế hoạch quản lý rừng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số với quy định của chính sách hiện hành cần được cụ thể hoá trên thực tiễn. Hiện nay, mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã được nhân rộng ở nhiều nơi. 1.2. Trên thế giới 1.2.1. Khái niệm về cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng: a) Khái niệm về cộng đồng: Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, tuy nhiên chưa có sự thống nhất chung về mặt từ ngữ. + Theo Darcy Davis Case (1990), “Cộng đồng là nhóm người sống trên cùng một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung và hoặc có quan hệ gia đình với nhau”. + Thuật ngữ “cộng đồng” theo FAO (1996) “Cộng đồng là những người sống tại một chỗ trong một tổng thể hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”. b) Lâm nghiệp cộng đồng: - Thuật ngữ “Lâm nghiệp cộng đồng” (Community Forestry) theo FAO (1999) “Lâm nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”.
- 6 - Theo J.E-Michael Arnold (1999) thuật ngữ Lâm nghiệp cộng đồng được sử dụng với nghĩa hẹp hơn “Là các hoạt động lâm nghiệp được tiến hành bởi cộng đồng hoặc nhóm người địa phương”. - Ở Nepal, thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng chỉ được hiểu như là "một nhóm sử dụng rừng (Forest use Group) để chỉ hoạt động lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức bởi các nhóm đồng sử dụng tài nguyên rừng trong một làng”. Như vậy thuật ngữ “lâm nghiệp cộng đồng” đã được đề cập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó hình thành với mục đích tạo dựng một phương thức quản lý rừng cộng đồng, phân cấp trong quản lý rừng, rừng được quản lý bền vững. Mặt khác người dân đang sống phụ thuộc vào rừng, những giải pháp quản lý bảo vệ rừng đóng góp vào việc sinh kế và cải thiện đời sống người dân từ hoạt động lâm nghiệp. Từ quan điểm đó đã hình thành các phương thức, các chương trình hoạt động quản lý rừng cộng đồng. Từ các định nghĩa trên đối chiếu với Luật bảo vệ và phát triển rừng và tình hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam hiện nay, thấy rằng quan niệm về Lâm nghiệp cộng đồng của J.E-Michael Arnold thích hợp hơn. c) Khái niệm quản lý rừng cộng đồng (Community Forest Management- CFM). Là một phương thức nhằm duy trì và phát triển rừng cũng như giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân gốc rễ làm suy giảm tài nguyên rừng ở các quốc gia. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên quan điểm “Con người trước và lâm nghiệp bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên rừng (DENR). Quan điểm này cho thấy quản lý rừng cộng đồng nhắc đến việc phân cấp quản lý rừng một cách mạnh mẽ trong đó nhấn mạnh đến giao quyền quản lý các khu rừng và cơ hội cho người dân cộng đồng có được hưởng lợi từ rừng. Khi mà các vấn đề đói nghèo và mất công bằng trong tiếp cận nguồn tài nguyên được giải quyết thì các cộng đồng thôn, bản sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ, quản lý rừng, điều này đã được nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ nhận
- 7 thức rõ ràng và từ đó đã thúc đẩy cho tiến trình này phát triển ở nhiều cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Trong một số năm gần đây để khẳng định hơn tính sở hữu và làm chủ trong quản lý tài nguyên rừng, khái niệm quản lý rừng cộng đồng đã được phân định rõ hơn “Quản lý rừng cộng đồng là bao gồm tất cả các hoạt động, tổ chức thu hút cộng đồng tham gia quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên”. Tuy mỗi tác giả, mỗi nước có quan điểm, có cách hiểu về các phạm trù khái niệm khác nhau phù hợp với điều kiện của từng nước, song nó lại là cơ sở và kinh nghiệm tốt để Việt Nam học hỏi và tham khảo đưa ra những cơ sở lý luận đúng cho thực tiễn quản lý rừng ở Việt Nam. d) Phân biệt về quản lý rừng tập thể, quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng thôn bản. Khi nghiên cứu về quản lý rừng công cộng thuộc 3 vùng : Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh trên phương diện toàn cầu phát hiện có một số lẫn lộn trong quan niệm giữa sở hữu “tập thể”, “cộng đồng ” và “thôn bản”. Các hình thức “cộng đồng” và “thôn bản” về mặt quản lý đều là những hình thức “tập thể” nhưng giữa chúng có những khác biệt rõ và quan trọng. Một cộng đồng được định nghĩa như là “những người sống tại chổ trong một tổng thể” (Từ điển Oxford) hoặc là “một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung” (Từ điển Webster). Ý tứ về tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Nó giúp ta trả lời ai là người nằm trong một hệ quản lý tập thể đặc biệt. Trong khi từ “cộng đồng” ẩn dụ một nhóm người “tổng thể” sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo cách nào đó, thì từ “thôn xã” có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng. Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản thường có ranh giới trong không gian, còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có hạn chế, những việc phân bổ lợi ích hoặc hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng tách rời nhau về mặt xã hội. Sự phân biệt giữa cộng đồng và thôn bản khá quan trọng khi tiến hành nghiên cứu những ai có quyền tham gia hưởng thụ tài nguyên rừng, và sản phẩm được phân bố như thế nào. Các chế độ quản lý rừng cộng đồng được đề cập đến ở đây dựa trên giả thiết sẽ có một sự phân bổ công bằng về tài nguyên rừng được giao giữa các thành viên trong toàn bộ nhóm. Còn việc quản lý
- 8 rừng theo thôn bản, thì mặc dù việc phân bổ là tương đối công bằng trong từng nhóm cụ thể, nhưng vẫn có sự không công bằng trong cộng đồng, bởi vì những “người ngoài cuộc” bị loại ra tuy họ vẫn sống trong cùng cộng đồng như là bạn bè hoặc xóm giềng, hay người họ hàng, nếu đơn vị thôn bản là một nhóm kinh tế hoặc chính trị không dựa vào cơ sở người thân. Mức độ nội vi/hoặc ngoại vi về mặt xã hội đề ra cũng phân rõ ranh giới giữa quản lý cộng đồng với quản lý thôn bản. Trong điều kiện tư hữu công cộng vấn đề tham gia hưởng thụ công cộng hoặc tài nguyên mở rộng hoặc hạn chế đối với người dân là vấn đề tương đối. Trong cách quản lý theo thôn bản quyền đó có tính chất hạn hẹp hơn, chỉ dành cho những thành viên trong cùng nhóm, không cho các nhóm khác. Trái lại, khi thực hiện quản lý rừng theo cộng đồng, thì quyền tham gia hưởng thụ được mở rộng hơn, bao gồm cả tổng thể nhiều hơn, tức là tất cả thành viên của cộng đồng, kể cả những hội, đoàn nhỏ cá thể nằm tại cộng đồng cũng có quyền hưởng thụ theo những quy tắc các bên đã cùng nhau thỏa thuận cả về mặt thời gian và các kiểu sử dụng. Các phạm trù quản lý rừng cộng đồng được thực hiện theo các hình thức dưới đây : Tập thể sử dụng hay nhóm người sử dụng Cộng đồng nói chung Quản lý theo cộng đồng : Tất cả Quản lý theo thôn, xã do những cộng đồng hoặc nhóm đã được nhóm riêng rẽ, chỉ là một số cộng đồng chấp nhận ; Ví dụ : hoặc một bộ phận của một cộng Hợp tác xã, các trường học... đồng Các nhóm dựa trên thân quen ; Ví dụ : Thị tộc, bộ Các nhóm chính trị, kinh tế tộc, dòng họ... hoặc tôn giáo, môn phái...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn