Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích được các khoảng trống, sự thiếu hụt trong hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng phòng hộ dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ. Đề xuất được một số khuyến nghị về loài cây, mô hình và biện pháp kỹ thuật rừng trồng phòng hộ đầu nguồn có triển vọng tại tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN THỊ MAI DUNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TRONG DỰ ÁN 661 TẠI TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN THỊ MAI DUNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TRONG DỰ ÁN 661 TẠI TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ ĐẠI HẢI Hà Nội, 2011
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng phòng hô ̣ là mô ̣t trong 3 loa ̣i rừng ở nước ta. Trong những năm gần đây rừng phòng hộ ở nước ta đã bi ̣suy thoái rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và đồ ng bằ ng sông Cửu Long… Mất rừng phòng hô ̣ đã gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và đời sống của người dân vùng đầu nguồn ven biể n cũng như ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn. Nhiều vấn đề không những chỉ xảy ra ở riêng một nước mà đã trở thành mối quan tâm chung của các nước trong khu vực… Do đó con người bắt đầu quan tâm hơn tới môi trường, rừng phòng hô ̣ vì thế đã trở nên rấ t quan tro ̣ng đố i với loài người. Ở nước ta đã có chủ trương phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững là trọng tâm ưu tiên hàng đầu của quốc gia trong giai đoạn mới. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai Chương trình được coi là ưu tiên số một của Chính phủ trong thời gian qua là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Chương trình 135 đều gắn với việc bảo vệ môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai và cải thiện điều kiện sống cho đồng bào vùng nông thôn, đặc biệt là ở miền núi. Nhiệm vụ khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng phòng hô ̣ ở nước ta được đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, nhất là từ khi có nhu cầu phải đảm bảo hoạt động an toàn lâu dài cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Hiện nay, hệ thống rừng chuyên phòng hộ được quy hoạch 5,68 triệu ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn được quy hoạch chiếm 93,3%. Thực tiễn này cho thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của rừng phòng hô ̣ trong chiến lược môi trường ở nước ta. Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ, đây là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc. Do diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đạt 195.618,8 ha, chiếm 55,4% tổng
- 2 diện tích tự nhiên, địa hình dốc kết hợp với hệ thống sông suối dày đặc nên vấn đề xây dựng các khu rừng phòng hộ đầu nguồn đã và đang rất được quan tâm trong thời gian qua. Năm 2000, Phú Thọ đã thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2010, tiến hành quy hoạch diện tích rừng phòng hộ chiếm tới 43,6%. Năm 2006, thực hiện Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, đã giảm diện tích rừng phòng hộ của tỉnh từ 86.147,7 ha xuống còn 33.631,8 ha. Năm 2007, đã hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng, theo đó diện tích chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng là 779,5ha; từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất là 52.781,1 ha; từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng là 251,3 ha; từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ là 1.044,7 ha. Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai và thực hiện nhiều chương trình dự án phát triển lâm nghiệp: Chương trình PAM (3352), Chương trình LNXH, Chương trình 327, Chương trình 135, Chương trình trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh cao và đặc biệt là Dự án 661 đã thể hiện được sự nỗ lực rất lớn trong vấn đề phục hồi và phát triển rừng của Nhà nước. Thông qua kết quả bước đầu của các chương trình trồng rừng này đã góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 32,8% năm 1999 lên 49,6% vào năm 2010, độ che phủ của rừng tăng bình quân hàng năm 1,4%. Thêm vào đó là diện tích rừng phòng hộ cũng tăng lên đáng kể góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng phòng hộ môi trường trên địa bàn tỉnh. Có thể khẳng định rằng, Dự án 661 đã đóng góp một phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và khả năng phòng hộ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định cuộc sống, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. Tính tới năm 2010, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng đã đi vào giai đoạn kết thúc, chính vì vậy đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá chi tiết các mô hình, để đúc
- 3 rút ra những mô hình thành công, thất bại và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài "Đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661 tại tỉnh Phú Thọ" đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Kinh nghiệm nhiều năm về trồng rừng ở nhiều nước trên thế giới cho thấy do rừng trồng thuần loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm nên nhiều nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài bằng nhiều loài cây khác nhau nhằm kinh doanh rừng theo hướng bền vững. Các công trình nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài trên thế giới đã quan tâm đến một số biện pháp kỹ thuật như việc chọn loài cây trồng, phương thức, phương pháp trồng và mối quan hệ giữa qua lại giữa các loài cây trong các mô hình rừng trồng hỗn loài. Tại Kasma Forest Technology Center (Nhật Bản) đã thiết lập hàng loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây, ở nhiều cấp tuổi và trồng ở nhiều độ cao khác nhau, đặc biệt ở vùng Tsucuba có độ cao dưới 876m so với mực nước biển đã trồng loài cây Tuyết tùng (Japanese ceder) để tạo ra những lâm phần bền vững và có giá trị phòng hộ cao, họ đã nhận thấy có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng hỗn giao và ảnh hưởng của môi trường đến từng cây. Đặc điểm nổi bật của rừng hỗn loài là có kết cấu nhiều tầng tán do đó nó phát huy tác dụng bảo vệ và phòng hộ tốt hơn kiểu rừng thuần loài. Vì thế nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng đã được một số nước trên thế giới quan tâm. Khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài, tác giả Bernar Dupuy (1995) thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng và tính hợp quần của các loài cây trong lâm phần [33]. Điều này cho thấy để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng và phát huy khả năng phòng hộ của rừng thì cần phải dựa vào đặc tính sinh trưởng cũng như
- 5 phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp. Đây là những cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng phòng hộ hỗn loài. Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng chính trước khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài và nhanh phát huy giá trị phòng hộ là rất cần thiết. Nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình có tác giả Matthew (1995). Ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính [36]. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sử dụng các loài cây họ đậu làm cây phù trợ cho các loài cây trồng chính trong mô hình rừng trồng hỗn loài là rất phù hợp. Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ thích hợp thì việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài. Trên thế giới đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Do hiểu biết về yêu cầu sinh thái của các loài cây rừng mưa còn nghèo nàn nên các tác giả Rod Keenan, David Lamb, Gary Sexton khi xây dựng rừng trồng hỗn loài (giai đoạn 1945 - 1995) đã gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí và điều chỉnh các mô hình rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng của chúng. Vì vậy, mô hình rừng trồng hỗn loài đã không được thành công như mong muốn [38]. Nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài đã được các nước châu Âu tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 19. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng hỗn loài Quercus và Ulmus campestris với tên kiểu hỗn loài Donsk của tác giả Tikhanop (1872). Trong mô hình này do đặc tính sinh vật học và mối quan hệ qua lại giữa các loài cây chưa được nghiên cứu kỹ, do đó loài Ulmus campestris với đặc tính sinh trưởng nhanh hơn nên sau khi trồng vài năm đã lấn át loài Quercus. Để giải quyết sự cạnh tranh này năm 1884 tác giả Polianxki đã cải tiến kiểu hỗn loài Donsk song vẫn không thành công. Một số
- 6 tác giả khác như Kharitonovis (1950); Grixenco (1951); Timofeev (1951); Encova (1960) và các cộng sự đã phân tích nguyên nhân thất bại của kiểu Donsk và chỉ ra rằng các phitonxit của loài Ulmus campestris đã tác động xấu tới loài cây Quercus. Nghiên cứu về ảnh hưởng tương hỗ giữa các loài, các tác giả cho rằng sự cảm nhiễm tương hỗ là yếu tố quan trọng khi lý giải cơ chế cạnh tranh sinh học của thực vật [37]. Trên cơ sở nghiên cứu tạo rừng hỗn loài giữa Quercus và Fraxinus, tác giả JB. Ball, T.J Wormald (1994) cho thấy sinh trưởng của Quercus trồng hỗn loài tốt hơn Quercus trồng thuần loài. Ngoài ra, khi trồng Quercus hỗn loài với các loài cây khác theo băng hẹp (3 - 4 hàng) hoặc theo hàng cũng cho thấy sinh trưởng của Quercus tốt hơn [35]. Dự án xây dựng rừng nhiều tầng ở Malaysia (1999) đã nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng bằng các phương thức khác nhau. Tuỳ theo các đối tượng khác nhau là rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng 10 - 15 tuổi hay rừng Keo tai tượng 2 - 3 tuổi mà mở các băng chặt và chừa khác nhau. Chiều rộng băng chặt và chừa từ 6m (chặt 1 hàng) đến 60m (chặt 20 hàng). Thời gian đưa các loài cây bản địa vào trồng hỗn loài trong các băng chặt cũng rất khác nhau, từ 1 - 7 năm sau khi mở băng chặt. Các loài cây bản địa đưa vào trồng trong các băng chặt tương đối phong phú, từ 14 - 23 loài cây khác nhau với số hàng từ 3 đến 16 hàng. Kết quả cho thấy trong các loài cây bản địa được trồng trong các băng có 3 loài cây có sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất là S. roxburrghii; S. ovalis; S. leprosula. Sinh trưởng chiều cao của các loài cây trồng trong băng 10m và 40m tốt hơn băng 20m. Khu trồng theo hàng có sinh trưởng chiều cao tốt nhất ở công thức trồng 1 hàng Keo xen 1 hàng cây bản địa. Dự án còn đưa ra kế hoạch điều chỉnh quá trình sinh trưởng của các mô hình thí nghiệm theo 8 thời điểm từ 2 - 47 năm sau khi trồng [39]. Như vậy, đây là một trong những công trình nghiên cứu tạo rừng trồng hỗn loài trên thế giới tương đối toàn diện về các biện pháp kỹ thuật, từ việc chọn loài
- 7 cây trồng đến nghiên cứu phương thức trồng, thời điểm trồng và sự điều chỉnh mô hình theo quá trình sinh trưởng trong thời gian dài. Do đó, những mô hình thí nghiệm này hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh các lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng các tác giả Ball, Wormald và Russo (1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn loài thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây. Kết quả cho thấy sau khi tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa, các loài cây mục đích đã được tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn [35]. Ngoài các nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài nhằm phát huy tốt giá trị phòng hộ của rừng thì việc nghiên cứu chọn loài cây trồng lá rộng bản địa sao cho có thể phát huy tốt các giá trị này đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu. Các nghiên cứu liên quan đến chọn loài cây trồng đã được thực hiện từ khi loài người biết trồng rừng. Bắt đầu từ những thí nghiệm thăm dò đến khảo nghiệm loài và xuất xứ, các thí nghiệm được bố trí một cách nghiêm ngặt theo các nguyên tắc khoa học để từ đó chọn được loài thích hợp cho mỗi vùng sinh thái. Tại nhiều nước đã có một số nghiên cứu dùng các mô hình toán để tối ưu cơ cấu cây trồng cho từng vùng. Ở các nước vùng ôn đới số loài cây chính dùng trong trồng rừng thường rất ít, nên người ta đã tìm hiểu mối quan hệ giữa cây và lập địa rất cụ thể, chi tiết cho từng loài [30]. Ở Liên Xô và Trung Quốc thường dùng công thức để xác định diện tích A * K1 P * K 2 rừng chống xói mòn ở đất dốc là: F = [dẫn theo 28]. h Trong đó: - F là diện tích rừng bảo vệ dốc (ha)
- 8 - A là diện tích bậc thang mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng chống xói mòn (ha) - P là diện tích đồng cỏ mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng chống (ha) - K1 là độ dày tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha ruộng bậc thang (mm/phút) - K2 là độ dầy tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha đồng cỏ (mm/phút) - h là sức hút nước của đất rừng (mm/phút) Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, một số nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung, bảo vệ ngăn ngừa các tác động xấu tới rừng. Tại Malaysia đã xây dựng rừng nhiều tầng với việc sử dụng 2 loài cây trồng khác nhau; Nhật Bản cũng đã tạo rừng nhiều tầng bằng cách khai thác rừng theo băng rộng 4 - 5 m và sau đó trồng mới vào các băng rừng đã chặt. Biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ven biển cũng được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của V.A Lômitcôsku (1809), Dokuchaep (1982), X. A Timiriazep (1983, 1909, 1911) đều cho rằng trên các hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất phải trồng rừng phòng hộ thành hệ thống đai theo mạng lưới ô vuông, có kết cấu kín, có hỗn giao nhiều tầng. Ở Trung Quốc và các nước Trung Đông, miền Đông và Tây Châu Phi thì Phi lao được coi là loài cây chủ đạo trồng trên các vùng cát thành các hệ thống đai có chiều rộng ít nhất 100 - 200 m. Sau đai rừng Phi lao là các đai rừng hỗn giao hoặc thuần loài của Bạch đàn, Keo, Thông nhựa, phía trong cùng sau các đai rừng dùng để canh tác nông nghiệp.
- 9 1.2. Ở Việt Nam Trong những năm qua đã có nhiều những công trình nghiên cứu về các loài cây bản địa nhằm phục vụ công tác trồng rừng phòng hộ ở nước ta điển hình là các nghiên cứu sau: Tổng kết các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay Bộ NN&PTNT (2005) đã đưa ra được danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, bao gồm cả các loài cây bản địa và cây nhập nội, trong đó có nhiều loài cây có thể trồng hỗn loài với nhau [3]. Chương trình 327 và 661 đã đưa ra một bảng danh mục với hơn 60 loài cây phục vụ cho việc tạo lập các lâm phần rừng trồng trong cả nước. Trần Quang Việt và cộng sự (1997) đã đánh giá tập đoàn cây trồng trong chương trình 327 trên các vùng sinh thái trong cả nước và thống kê được 70 loài cây đã được sử dụng trồng rừng trong Chương trình 327. Theo tác giả Hoàng Hoè và Trần Xuân Thiệp (1999) thì ở nước ta có khoảng 250 loài cây bản địa và nhập nội đã và đang được sử dụng để trồng rừng [30]. Như vậy việc tạo lập các lâm phần rừng trồng nói chung và các lâm phần rừng trồng hỗn loài nói riêng ở nước ta đã chọn ra được nhiều loài cây trồng phù hợp cho các vùng sinh thái trong cả nước. Đó là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng và nâng cao năng xuất chất lượng rừng trồng ở nước ta. Trong chương trình “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp” giai đoạn 1991 - 1995, Vũ Văn Mễ đã nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây lâm nghiệp để phát triển trồng rừng ở lưu vực sông Đà. Về loài cây trồng, đã lựa chọn đươ ̣c nhóm những loài cây mọc nhanh (Keo lá tràm, Keo mangium, Trẩu, Keo lá sim, Tông dù) và nhóm những loài cây bản địa mọc châ ̣m, có giá trị sử dụng gỗ hoặc quả (Lát hoa, Long não, Vối thuốc, Xoài). Về phương thức trồng: những nơi đất trống đồi trọc, đất đang bị xói mòn, gần bờ sông thuộc vùng rất xung yếu, cần thiết phải trồng các loài cây mọc nhanh để sớm
- 10 có lớp thảm che phủ mặt đất đáp ứng mục tiêu phòng hộ là chính. Đối tượng thứ hai là đất còn tốt, rừng nghèo sau khai thác kiệt hoặc đất có cây bụi lúp xúp không có khả năng phục hồi thành rừng, tại đây nhu cầu phòng hộ không cấp thiết. Vì thế cần trồng những loài cây mọc chậm có giá trị kinh tế và phòng hộ cao, bền vững. Với đặc tính của hầu hết các loài cây lá rộng bản địa là thường ưa bóng trong giai đoạn còn nhỏ, do vậy việc tạo được lớp “áo che” cho các loài cây bản địa trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng là việc làm đầu tiên và rất cần thiết khi muốn tạo lập lâm phần hỗn loài, đặc biệt là trên đối tượng đất trống, đồi trọc. Nghiên cứu lựa chọn cây phù trợ để xây dựng rừng trồng hỗn loài đã được nhiều tác giả quan tâm. Điển hình là một số công trình sau: - Năm 1931 tác giả Maurand đã sử dụng lớp cây bụi thảm tươi trong rạch làm cây phù trợ để tạo rừng hỗn loài giữa Sao đen, Dầu rái và Vên vên ở Trảng Bom Đồng Nai. Ban đầu tác giả đã áp dụng phương thức “trồng rừng dưới tán che dày và thấp”, sau 2 năm phương thức này đã được cải tiến thành phương thức "trồng dưới tàn che cao và nhẹ". Sau khi được cải tiến phương thức trồng, các loài cây trồng chính vẫn sinh trưởng phát triển kém nên tác giả tiếp tục dùng thảm che nhân tạo với các loài cây họ đậu là Muồng đen và Đậu tràm. Kết quả cho thấy rằng dùng cây che phủ ban đầu kết hợp cây che trung gian là có hiệu quả [6]. Như vậy, trong công trình này tác giả đã sử dụng cả 2 loại thảm che tự nhiên và thảm che nhân tạo để làm cây phù trợ. Tuy nhiên, sự kết hợp hai loại thảm che này không được tính đến từ đầu khi thiết kế rừng trồng, do đó chưa đánh giá được tác dụng riêng rẽ của từng loại thảm che. - Giai đoạn 1971 - 1976 tác giả Nguyễn Bá Chất và các cộng sự đã sử dụng cây phù trợ là các loài cây có khả năng cố định đạm như: Cốt khí, Ràng ràng mít, Lim xẹt để tiến hành thí nghiệm trồng rừng hỗn loài Bồ đề với Mỡ và Xoan đào ở Tuyên Quang và Phú Thọ. Kết quả sau 5 năm cho thấy năng
- 11 xuất rừng Bồ đề trồng hỗn loài có cây phù trợ tăng 15 - 20% so với rừng Bồ đề trồng thuần loài không có cây phù trợ. Lượng thảm mục dưới rừng trồng hỗn loài cũng tăng lên 10 - 20%, đất đai dưới rừng trồng hỗn loài được cải thiện hơn so với rừng trồng thuần loài [6]. - Năm 1985 các tác giả Nguyễn Minh Đường và Lê Đình Cẩm đã sử dụng các loài cây Muồng đen, Keo lá tràm, Đậu tràm và Keo dậu làm cây phù trợ để xây dựng rừng trồng hỗn loài Sao đen, Dầu rái, Gõ đỏ, Cẩm lai, Căm xe cung cấp gỗ lớn ở lâm trường La Ngà (Đồng Nai). Các công thức được trồng hỗn loài theo hàng và theo băng với kích thước các băng chặt, chừa là 10m và 20m. Xen giữa 2 hàng cây trồng chính là các hàng cây phù trợ. Sau một năm trồng cho thấy cây phù trợ mới chỉ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của các loài cây trồng chính [13]. Nhìn chung, các thí nghiệm trồng Dầu rái, Sao đen, Gõ đỏ trên các loại đất xám phù xa cổ thoái hoá ở Trảng Bom, đất ba gian nông màu đen ở Bàu Cạn, trên đất phiến thạch sét ở Mã Đà (Đồng Nai), đất phù sa cổ sâu ẩm ở Dương Minh Châu cũng chỉ có nhận xét tương tự. - Năm 1995 tác giả Phạm Đình Tam đã sử dụng cây Keo lai làm cây phù trợ để tạo rừng trồng hỗn loài giữa Trám trắng và Lim xẹt ở Bình Thanh - Hoà Bình [28]. Đến năm thứ 4 Keo lai sinh trưởng nhanh đã bắt đầu che bóng Lim xẹt và Trám trắng. Hiện tại mô hình đang có sự cạnh tranh mạnh, các loài Trám trắng và Lim xẹt đang bị Keo lai lấn át nên các loài cây trồng chính trong lâm phần đều không sinh trưởng phát triển tốt. - Giai đoạn 1994 - 1998 Trần Nguyên Giảng đã nghiên cứu tạo rừng trồng hỗn loài ở Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng. Trên đối tượng đất trống, đồi trọc, tác giả đã trồng Keo tai tượng và Keo lá tràm làm “áo che” phủ. Khi rừng Keo bắt đầu khép tán tác giả đã đưa vào trồng dưới tán Keo 10 loài cây lá rộng bản địa khác nhau. Sau 4 năm thí nghiệm tác giả cho thấy phương pháp trồng rừng ẩm dưới tàn che nhìn chung là thích hợp cho tất cả
- 12 các loài trung sinh trong giai đoạn 1 - 2 năm đầu. Biện pháp lột tán theo định kỳ thích hợp cho loài chịu bóng mọc chậm (Gội trắng, Giổi xanh, Re gừng) nhưng lại cản trở cây ưa sáng mọc nhanh (Lát hoa, Sấu, Nhội, Muồng đỏ). Kết quả cũng cho thấy dùng cây che phủ ban đầu Keo lá tràm là thích hợp nhất [15]. Tuy nhiên, do thí nghiệm mới tiến hành trong giai đoạn ngắn nên chưa thể biết được 10 loài cây đó sẽ tồn tại như thế nào trong các giai đoạn sau. Việc sử dụng các loài cây ưa sáng như Lát hoa và Muồng đỏ trồng duới tán Keo hiện tại đã cho thấy khó khăn trong việc nuôi dưỡng mô hình này. Mặt khác phương pháp trồng hỗn loài theo hàng dưới tán Keo tác giả chưa cho thấy rừng hỗn loài này sẽ có cấu trúc ra sao theo thời gian. Tuy vậy, có thể nói rằng đây là mô hình tương đối toàn diện về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài, từ việc tạo áo che, đến việc xác định thời điểm đưa các loài cây bản địa vào trồng dưới tán và các biện pháp lột dần tán che để các loài cây trồng chính sinh trưởng, phát triển. Nghiên cứu phương thức và phương pháp hỗn loài cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Thực tế cho thấy các mô hình rừng trồng hỗn loài ở nước ta đến nay chủ yếu là áp dụng theo phương thức trồng rừng hỗn loài giữa cây cao với cây cao. Điển hình là thí nghiệm trồng rừng hỗn loài theo hàng giữa Mỡ với các loài cây Lim xanh, Xà cừ, Tếch của Học viện Nông Lâm (1962) [14]; Nghiên cứu phương thức trồng rừng hỗn loài giữa cây trồng chính, rụng lá mùa khô là Tếch với cây bạn thường xanh là Muồng đen và cây phù trợ là Đậu tràm ở Tây Nguyên của Nguyễn Xuân Quát (1985 - 1990) [27]; Nghiên cứu tạo rừng hỗn loài giữa cây lá kim (Thông đuôi ngựa) và cây lá rộng (Keo lá tràm, Bạch đàn trắng) ở Núi Luốt Xuân Mai của Phùng Ngọc Lan (1986) [22]; Nghiên cứu phương thức trồng hỗn loài Mỡ và Bồ đề của Ngô Quang Đê (1991) [12]; Nghiên cứu thiết lập rừng trồng hỗn loài giữa các loài cây ưa sáng Bạch đàn trắng và Keo lá tràm của Nguyễn Hữu Vĩnh và các cộng tác viên (1991-1993)
- 13 [32]… Hầu hết các công trình nghiên cứu này đều áp dụng phương pháp trồng hỗn loài theo theo hàng hoặc theo băng. Các kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy dù được xây dựng theo phương thức và phương pháp nào thì rừng trồng hỗn loài đều cho năng xuất, chất lượng cao hơn và cải thiện tốt hơn điều kiện đất đai so với rừng trồng thuần loài. Từ năm 1980 trở lại đây, việc phục hồi rừng thông qua tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nổi bật là công trình “Nghiên cứu các phương thức phục hồi rừng vùng Sông Hiếu” của Nguyễn Bá Chất. Tác giả đã trồng hỗn loài cây Lát hoa với các loài cây lá rộng bản địa khác như Lim xẹt, Giổi xanh, Thôi chanh, Lõi thọ, Ràng ràng nhằm tạo được một cấu trúc rừng hợp lý. Mô hình này được theo dõi đến năm thứ 10 và cho thấy sinh trưởng rừng Lát hoa trồng hỗn loài tốt hơn rừng Lát hoa trồng thuần loài. Kiểu cấu trúc rừng Lát hoa hỗn loài sử dụng lớp thực bì phục hồi tự nhiên có ưu điểm hơn về sinh trưởng của các loài cây trồng và có dấu hiệu phục hồi đất tốt hơn [7]. Dự án RENFODA do JICA tài trợ đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái ở Cao Phong - Hoà Bình bằng cách tạo ra rừng trồng hỗn loài các loài cây lá rộng bản địa theo phương thức hỗn loài giữa các loài cây cao ưa sáng và chịu bóng với nhau. Các loài cây lá rộng bản địa được kết hợp để tạo rừng trồng hỗn loài là Giẻ đỏ, Lim xanh, Trám trắng và Sồi phảng. Phương pháp hỗn loài là theo rạch và theo đám. Kết quả sau 4 năm thí nghiệm (2004 - 2007) cho thấy các loài cây trồng đều rất có triển vọng, tỷ lệ sống của các loài đều đạt trên 95%. So với phương pháp trồng hỗn loài theo đám thì sinh trưởng của các loài cây trồng theo rạch đều tốt hơn [31]. Nghiên cứu tạo rừng trồng hỗn loài nhiều tầng, Trần Ngũ Phương (2000) [26] đã đề xuất mô hình thiết kế rừng hỗn loài nhiều tầng cho mục đích phòng hộ và sản xuất thông qua các phương thức hỗn loài khác nhau như
- 14 hỗn loài giữa cây cao và cây bụi, hỗn loài giữa cây cao với cây cao. Căn cứ trên công trình nghiên cứu các quy luật chủ yếu của rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam tác giả đã chỉ ra rằng thảm thực vật rừng ở nước ta đều phân thành nhiều tầng, từ 2 đến 3 tầng cây gỗ chưa kể tầng cây nhỡ và thảm tươi. Tính chất này đã được xác nhận bởi kết quả điều tra rừng Việt Nam. Dựa trên quy luật đó tác giả đã đề xuất mô hình trồng rừng hỗn loài đáp ứng mục tiêu phòng hộ đầu nguồn cho các vùng xung yếu, trong đó có 2 mô hình hỗn loài nổi bật là mô hình rừng sản xuất khí hậu vĩnh viễn nhiều tầng và rừng sản xuất thứ sinh tạm thời nhiều tầng. Ngoài các công trình nghiên cứu đã nêu, mục tiêu hàng đầu của chương trình trồng rừng 327 là phòng hộ môi trường. Một trong những phương thức trồng rừng của dự án là phương thức phục hồi rừng cây bản địa. Để bảo đảm giá trị phòng hộ và duy trì tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới, các dự án cần: + Hạn chế các giải pháp trồng rừng theo cách “cạo trắng” trồng rừng thuần loại, nhất là cây nhập nội. + Tăng cường và khuyến khích phục hồi rừng theo hướng “làm giàu bằng cây bản địa” như trồng bổ sung cây mới theo băng hay rạch hoặc các lỗ trống với mật độ 300 - 500 cây/ha và duy trì tối đa thảm thực bì tự nhiên cũ, dù chỉ là cây bụi nhỏ. Dự án trồng rừng hỗn loài các loài cây gỗ giá trị cao để cung cấp gỗ và tăng cường các dịch vụ cộng đồng ở Việt Nam cũng như Australia (2002- 2006) đã thiết lập rừng trồng hỗn loài giữa các loài cây nhập nội và cây bản địa với các thời điểm hỗn loài khác nhau tại 3 địa điểm: i) Tại Đoan Hùng - Phú Thọ: trồng cùng thời điểm các loài Bạch đàn urophylla, Giổi xanh, Lát hoa và Trám trắng; ii) Tại vườn quốc gia Tam Đảo: trồng hỗn loài Sấu, Xà cừ, Lim xanh và Keo lai vào cùng một thời điểm; iii) Tại đèo Hải Vân - Huế tạo rừng hỗn loài giữa Keo tai tượng với Sao đen, Dầu rái và Chò chỉ, trong đó
- 15 Keo tai tượng được trồng trước 7 năm sau đó được chặt theo băng để đưa các loài cây bản địa vào trồng dưới tán với mật độ 250 cây/ha. Kết quả sau 3 năm cho thấy các loài cây trồng đều có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Mặt khác khi thiết kế xây dựng mô hình, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây chưa được chú ý. Vì vậy, với các mô hình này cần phải theo dõi để có biện pháp tác động kịp thời, điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các loài, đặc biệt là các loài cây mọc nhanh như Bạch đàn và Keo lai, tạo điều kiện để mô hình sinh trưởng, phát triển bình thường. Mô hình làm giàu rừng bằng các loài Lát hoa, Ràng ràng, Lim xẹt, Xoan mộc, Giổi xanh, Re hương tại Đoan Hùng - Phú Thọ. Đối tượng làm giàu rừng là trạng thái rừng IIIA1 có cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn, tái sinh tự nhiên cây mục đích không đảm bảo về số lượng (nhỏ hơn 1000 cây/ha). Biện pháp kỹ thuật: mở rạch, rạch phát rộng 2m, rạch chừa 3m, trồng các loài Lát hoa, Ràng ràng, Lim xẹt, Xoan mộc (nhóm ưa sáng). Trên các rạch 2m trồng các loài Giổi xanh, Re hương (nhóm cây trung tính) kết quả cây trồng tỷ lệ sống đạt trên 90%, các loài cây làm giàu tỏ ra thích hợp Giổi xanh, Re hương. Trần Nguyên Giảng (1998), đã nghiên cứu trồng 10 loài cây bản địa dưới tán rừng keo lá tràm (A. auriculiformics) và keo tai tượng (A. mangium) tại vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng. Sau 1năm trồng, kết quả bước đầu cho thấy cây bản địa có khả năng thích hợp và sinh trưởng tốt. Nhưng đến năm 1998 thì mô hình này lại có những kết quả khác nhau. Cây bản địa trồng dưới tán rừng keo lá tràm có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt, trong khi đó cây bản địa trồng dưới tán rừng keo tai tượng có tỷ lệ sống thấp, sinh trưởng, phát triển kém không có triển vọng. Tác giả cho rằng có thể là do nhu
- 16 cầu nước của keo tai tượng giai đoạn này lớn làm cho đất luôn luôn khô cứng nên cây bản địa dưới tán sinh trưởng kém [15]. Vi Hồng Khánh (2003), khi đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai trên cơ sở nghiên cứu 34 loài cây bản địa ở vườn thực vật với các chỉ số sinh trưởng của nó đã đưa ra kết luận. Những loài có sức sống tốt, có khả năng nhân rộng và phát triển cho các điều kiện lập địa tương tự là Lim xanh, Re gừng, Xoan đào, Sồi phảng, Chiêu liêu, Giổi xanh, đó là những cây thích ứng và phát triển tốt, phù hợp với công tác làm giàu, cải tạo và phục hồi rừng [21]. Đỗ Thị Quế Lâm (2003), khi thực hiện nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái học của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông đuôi ngựa và keo lá tràm tại núi Luốt - Trường Đại học Lâm nghiệp, đề tài đã đưa ra khuyến cáo loài Đinh thối trồng dưới tán rừng Keo lá tràm tốt hơn trồng dưới tán rừng Thông đuôi ngựa. Điều này có thể là do Keo lá tràm là loài có khả năng cố định đạm, cải thiện được đất, nên nó là cây phù trợ tốt hơn Thông đuôi ngựa [23]. Theo Lại Hữu Hoàn (2004), vùng Trung trung bộ có diện tích rừng trồng cây lá rộng bản địa đến năm 2003 là 34.940ha chiếm 16% diện tích rừng trồng trong vùng. Trong đó, diện tích các mô hình trồng thử nghiệm dưới tán rừng là 5.621ha. Qua một năm điều tra, tác giả cũng đã đưa ra đề xuất lựa chọn 18 loài cây cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, trong đó 7 loài có thể đáp ứng được cho nhu cầu trồng rừng kinh tế [19]. Phạm Thanh Hùng (2006) khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái của cây bản địa trồng dưới tán Keo lá tràm ở Bắc Hải Vân, kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây bản địa cho thấy các loài cây bản địa sinh trưởng khá tốt. Ở địa hình chân, Chò chỉ, Dầu rái là hai loài
- 17 cây sinh trưởng nhanh nhất trong các loài nghiên cứu, tiếp đến là Huỷnh, cuối cùng là Sao đen; Ở địa hình sườn, Chò chỉ sinh trưởng nhanh nhất, sau đó là Sao đen, Dầu rái, Huỷnh; Ở địa hình đỉnh, sinh trưởng của các loài cây bản địa chưa thể hiện rõ quy luật. Do đó cần quan tâm đến việc gây trồng các loài cây này để nhanh chóng chuyển hoá rừng Keo lá tràm thành rừng hỗn giao cây bản địa ở khu vực nghiên cứu [20]. Lê Minh Cường (2007), đã thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng thông Mã vĩ ở Đại Lải-Vĩnh Phúc làm cơ sở để chuyển hoá rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài. Đề tài đã đề xuất 3 loài cây bản địa là: Lim xanh, Re hương, Sao đen để gây trồng dưới tán rừng thông Mã vĩ tại Đại lải hoặc những khu vực có điều kiện tương tự [10]. Vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, vào khoảng những năm 1950 sau khi miền Bắc được giải phóng, vấn đề này được đề cập đến trong thuật ngữ “khoanh núi nuôi rừng”. Tuy nhiên, trong một thời gian rất dài sau đó người ta chỉ chú ý đến khai thác rừng tự nhiên là chính. Mãi đến những năm 1990, người ta mới hiểu chính xác về cụm từ này, và phát triển theo cụm thuật ngữ “phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh” và được thể hiện trong 2 quy phạm ngành QPN 14 - 92 và QPN 21 - 98. Trồng rừng phòng hộ là giải pháp duy nhất để khôi phục rừng trên những vùng đất trống, đồi núi trọc, đất rừng đã bị thoái hoá. Trong đó việc lựa chọn loài cây trồng là một khâu quyết định đến khả năng phòng hộ của rừng. Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn, danh sách gồm 34 loài cây trồng rừng phòng hộ đã được đề xuất. Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát và Đào Công Khanh (1997) đã nghiên cứu xác định chủng loại cây bản địa phục vụ cho trồng rừng phòng hộ ở một số vùng trọng điểm. Trên cơ sở tiêu chuẩn cây bản địa đưa vào trồng rừng
- 18 phòng hộ là phải phù hợp với tiểu vùng sinh thái, có tác dụng phù trợ lẫn nhau, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, sống lâu năm, tán lá dày, thường xanh, bộ rễ phát triển sâu... các tác giả đã đưa ra mô hình trồng rừng phòng hộ dự tuyển cho 7 vùng sinh thái lâm nghiệp trên cả nước. Trong đó, vùng Tây Bắc có 2 mô hình là: + Thông 3 lá + Táo mèo: 1 hàng (3 x 2m) + 1 hàng (3 x 2m) + Long não + Trẩu ta: Rạch 1 hàng (9 x 2m) + băng 2 hàng (3 x 2m) Võ Đại Hải (2000) [16] trong khi nghiên cứu những giải pháp cho quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên đã đưa ra một số mô hình phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn khá thành công là các mô hình tại Kbang - Sơ Pai tiểu vùng Kon Hà Nừng; mô hình trên quốc lộ 22 gần huyện Kông - Plông miền Đông Kon Tum; Mô hình ở Tỉnh Lộ 674 Phú Thiệu - Kông cho vùng Đông Nam Pleiku; mô hình gần quốc lộ 20 vùng hồ Thuỷ Tiên - Đà Lạt. Đây đều là các đối tượng rừng sau khai thác kiệt và rừng phục hồi sau nương rẫy. Sau khi áp dụng khoanh nuôi có trồng bổ sung các đối tượng rừng trên đều phục hồi tốt. Việc nghiên cứu và xác định cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ làm cơ sở cho việc xây dựng các khu rừng phòng hộ có chất lượng cao cũng được quan tâm. Năm 1996, Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải đã công bố công trình “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”, trong đó các tác giả đã đánh giá được năng lực phòng hộ của một số dạng cấu trúc thảm thực vật rừng về mặt chống xói mòn và điều tiết nguồn nước. Cụ thể lượng nước mưa bị tán rừng ngăn cản dao động từ 5,75 - 11,6% tùy thuộc vào từng loại rừng; lượng nước tạo thành dòng chảy ngầm và các dạng khác từ 88,2% - 92,5% tổng lượng nước mưa; lượng nước tạo thành dòng chảy bề mặt ở những nơi có rừng rất thấp, qua đó hạn chế khả năng hình thành lũ và lũ quét.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn