Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh Tân Lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hòa Bình
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu này đưa ra được những kế hoạch và giải pháp sửa chữa những lỗi không tuân thủ trong các hoạt động quản lý rừng và chuỗi hành trình sản phẩm để hỗ trợ Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình, Hòa Bình đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về QLRBV tiến tới được cấp CCR. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh Tân Lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP MAI THI ̣ THƯ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG, CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TIẾN TỚI CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI CHI NHÁNH TÂN LẠC, CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP HÒA BÌ NH Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THI ̣ BẢO LÂM Hà Nội – 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển bền vững là khái niệm đánh dấu sự nhận thức của con người bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn mà những lo ngại về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường toàn cầu ngày càng tăng trong khi những mong muốn về sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhân loại lại cũng không hề giảm xuống. Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sống, có giá trị lớn đối với nền kinh tế đất nước, gắn liền với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc ta. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, rừng đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giúp đồng bào khắc phục hậu quả của chiến tranh và hơn hết là cung cấp sản phẩm cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các tác động của con người đã và đang làm suy giảm số lượng và chất lượng rừng rõ rệt. Suy thoái tài nguyên rừng đã làm cho đất đai bị xói mòn, lũ lụt xảy ra với tần suất cao, môi trường khí hậu biến đổi và diễn biến phức tạp đe dọa tính mạng, tài sản và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế đã cho thấy nếu chỉ bảo vệ rừng bằng các biện pháp truyền thống như dùng hệ thống pháp luật, các chương trình, dự án… thì hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hầu như không cao. Do vậy, một trong các biện pháp quan trọng hiện nay đang được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) trong bảo vệ, duy trì và phát triển rừng. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề QLRBV, nhưng tựu chung đều có ý nghĩa như sau: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội”. QLRBV phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với mỗi quốc gia, đó là nhận thức về các giải pháp bảo vệ mà vẫn
- 2 sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng. Đối với chủ rừng đó còn là nhận thức về quyền xuất khẩu lâm sản của mình vào mọi thị trường quốc tế với giá bán cao. CCR chính là sự xác nhận bằng văn bản cho chủ rừng đáp ứng được các tiêu chuẩn và tiêu chí QLRBV. CCR hỗ trợ rất nhiều cho vấn đề quản lý rừng bền vững và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động lâm nghiệp cần được thực hiện dưới sự đồng thuận của các nhóm dâm tộc hoặc cộng đồng địa phương. Chứng chỉ do Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) cấp là một trong những CCR rất được quan tâm hiện nay. FSC chứng nhận quản lý rừng cho chủ rừng chủ yếu qua Bộ tiêu chuẩn QLRBV gồm 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí. QLRBV đòi hỏi chủ rừng phải lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) chi tiết, rõ ràng và giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp. Tất cả các hoạt động từ xây dựng, phát triển rừng đều tuân theo kế hoạch đã được lập đặc biệt là kế hoạch khai thác. Người tiêu dùng thể hiện thái độ tích cực với rừng thông qua việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ có CCR và tẩy chay các mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Quá trình sản xuất các sản phẩm trên từ khâu khai thác đến sản phẩm và tiêu thụ cần trải qua nhiều bước bao gồm khai thác, chế biến, phân phối và tiêu thụ được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody-CoC). Bằng cách kiểm định từng bước trong quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà họ mua thực sự có nguồn gốc từ khu rừng đã được chứng chỉ. Sản phẩm của các công ty đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm được mang nhãn FSC. Trên thế giới, nhiều nước đã khá thành công trong việc cấp CCR, hiện nay có hơn 8000 sản phẩm có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC. Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được thấu đáo giá trị của QLRBV và CCR. Tính tới tháng 5/2010, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ mới chỉ được cấp gần 205 chứng chỉ CoC, nhưng chỉ có Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn đạt được chứng chỉ FSC về QLRBV. Phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định để được FSC cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó các đơn vị chưa
- 3 nhận được một hướng dẫn cụ thể về việc tiến hành đánh giá các tiêu chuẩn QLR và tiêu chuẩn CoC. Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình. Do nhìn nhận được yêu cầu cấp thiết của việc quản lý rừng theo hướng tiên tiến cũng như hoạt động đánh giá quản lý rừng và chuỗi hành trình sản phẩm tiến tới CCR, công ty rất cần được tư vấn, hỗ trợ phương pháp đánh giá để xác định được những tiêu chuẩn chưa đạt, điều chỉnh hoạt động để đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí QLRBV. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên và đưa ra định hướng hoạt động cho Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình , tỉnh Hòa Bình”.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới - Phát triển bền vững Đầu thập niên 80, thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng sự trợ giúp của UNESCO và FAO với nội dung rất đơn giản "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy rừng và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm
- 5 sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. - Quản lý rừng bền vững và các tổ chức quản lý rừng bền vững Nỗ lực đầu tiên trong quản lý rừng bền vững được thực hiện là thành lập hệ thống rừng trang trại tại Hoa Kỳ (ATFS) năm 1941, là một chương trình của Trung tâm rừng hộ gia đình của Tổ chức Lâm nghiệp Hoa Kỳ, được cam kết duy trì các khu rừng, khu vực đầu nguồn và nơi cư trú phù hợp thông qua năng lực của đơn vị quản lý tư nhân. ATFS đã xây dựng các hướng dẫn và các tiêu chuẩn cho các chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu trở thành trang trại có rừng được chứng nhận. Theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn này, các chủ sở hữu tư nhân phải xây dựng kế hoạch quản lý dựa trên các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ và phải thông qua xét duyệt của cán bộ lâm nghiệp tình nguyện của ATFS năm năm một lần. ATFS đã công nhận 24 triệu mẫu Anh đất rừng thuộc sở hữu tư nhân và 90473 chủ sở hữu rừng từ nhân, những người cam kết quản lý tốt rừng của mình, tại 46 bang. [5] Tiếp đó là Hội đồng Quản trị rừng (FSC) được thành lập năm 1993, bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 25 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Nhiệm vụ của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có ích về mặt xã hội và có thể thực hiện được về mặt kinh tế. FSC đã đẩy mạnh việc áp dụng những Nguyên tắc và Tiêu chí về Quản lý rừng đối với tất cả các loại rừng trên Thế giới thông qua một chương trình ủy nhiệm tình nguyện cho các cơ quan cấp chứng chỉ. Cùng với sự ra đời của FSC, một loạt các tổ chức khác cũng được thành lập: PAN-EUROPEAN cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (Helsinki); CIFOR (Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế) cho rừng tự nhiên nói chung; ITTO (tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới) cho rừng tự nhiên nhiệt đới... Cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng: Chiến lược bảo tồn quốc tế (1980); Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED, Riodejaneiro, 1992); Công ước buôn bán động thực vật quý hiếm (CITES); Công
- 6 ước đa dạng sinh học (CBD)... Nhiều định nghĩa QLRBV được đưa ra, tuy nhiên hai định nghĩa phổ biến và được công nhận rộng rãi nhất là của ITTO và trong tiến trình Hensinki. Theo ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội” Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”. Các định nghĩa trên đều tập trung vào các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Các yếu tố của QLRBV là: (i) Có khuôn khổ chính sách và pháp lý; (ii) Sản xuất lâm sản bền vững; (iii) Bảo vệ được môi trường; (iv) Đảm bảo lợi ích con người; (v) Đối với rừng trồng, có các cân nhắc áp dụng cụ thể phù hợp. Trên thế giới đã có các bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc gia (Canada, Malaysia, Indonexia...) và cấp quốc tế của tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal. FSC và ITTO đã có bộ tiêu chuẩn của quản lý rừng được vận dụng rất rộng rãi để đánh giá quản lý rừng ở nhiều nước. Tuy nhiên, theo bản báo cáo của ITTO đã thừa nhận FSC “Gần như là chương trình duy nhất về gắn nhãn hiệu và ủy quyền đối với lâm phẩm trên toàn thế giới”. Số lượng ít ỏi các cơ quan được cấp chứng chỉ rừng do FSC ủy quyền trước đây đã là một hạn chế trong việc phát triển vấn đề cấp chứng chỉ gỗ, và ngày này đa được FSC khắc phục hiệu quả bằng việc gia tăng ủy quyền cho các tổ chức cấp chứng chỉ rừng. [4]. Hiện nay có 18 tổ chức độc lập được FSC ủy quyền cấp chứng
- 7 chỉ FSC, thời hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu lực 5 năm và luôn kiểm tra chất lượng. Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của FSC có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí. Các tiêu chí vẫn luôn được xem xét, cân nhắc để chỉnh sửa thông qua đề đạt của các thành viên FSC và lấy biểu quyết trong các kỳ đại hội.[9] Hội đồng PEFC (Chương trình chứng nhận các tổ chức chứng chỉ rừng) là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, phi chính phủ, được thành lập năm 1999, hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. PEFC đưa ra cơ chế đảm bảo với những người thu mua sản phẩm gỗ và giấy rằng họ đang xúc tiến công tác quản lý rừng bền vững. PEFC là chương trình quy mô toàn cầu về đánh giá và công nhận lẫn nhau của các tổ chức chứng chỉ rừng quốc gia đã được phát triển trong quá trình có các bên tham gia.[5] - Chứng chỉ rừng và chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm Vấn đề cấp chứng chỉ rừng là một biện pháp để đảm bảo quản lý rừng bền vững và hợp lý về mặt môi trường tuy nhiên nó cũng không thể thay thế hoàn toàn cho các công cụ khác như pháp luật, giáo dục và tuyên truyền. Chứng chỉ rừng tác động vào đơn vị quản lý rừng, do đó không ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch sử dụng đất và chính sách quốc gia. Việc sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường được các chuyên gia kinh tế và các tổ chức như Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới khuyến khích trong hai thập kỷ vừa qua. Một hệ thống chứng chỉ rừng ưu việt thường gồm có những đặc điểm sau: có khả năng thích nghi về mặt tổ chức và chính trị với các điều kiện của địa phương; có định hướng và hiệu quả trong thực hiện mục tiêu; chấp nhận được đối với tất cả các bên liên quan; dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn chứng chỉ rừng tự nguyện ở cấp quốc gia và phù hợp với các nguyên tắc quốc tế được công nhận rộng rãi; được người tiêu dùng và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực bảo tồn tín nhiệm; dựa trên các đánh giá đáng tin cậy và độc lập; các quyết định về chứng chỉ không chịu tác động bởi các bên có liên quan về lợi ích; có hiệu quả về chi phí; minh bạch; công bằng với các nước đang phát triển. [6]
- 8 Tính đến năm 2008 đã có 940 chứng chỉ rừng từ 81 quốc gia với hơn 102 triệu ha rừng [nguồn WWF]. Tuy nhiên diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC chủ yếu là ở Châu Âu và Bắc Mỹ và đang có xu thế mở rộng ở Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS), sử dụng phương pháp theo từng giai đoạn khi ngày càng nhiều thách thức lớn trong quản lý các khu rừng nhiệt đới phức tạp. Ban đầu, tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá các đơn vị quản lý rừng chi các mục tiêu chứng chỉ, các tiêu chí, các hoạt động và các tiêu chuẩn phục vụ cho chứng chỉ quản lý rừng, dựa theo tiêu chuẩn của ITTO năm 1998 và những tiêu chí của quản lý rừng bền vững. Cuối năm 2005 MTCS sử dụng tiêu chuẩn của Malaysia và các tiêu chí cho chứng chỉ quản lý rừng bao gồm 9 quy tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí. MTCS có 10 thành viên, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Malaysia với diện tích rừng được chứng nhận là 4,8 triệu ha. Tổ chức Lembaga Ekolanbel Indonesia (LEI) được thành lập năm 1994 là một tổ chức không được chính thức công nhận bởi FSC vì LEI không phải là cơ quan cấp chứng chỉ, song LEI là một cơ quan thừa nhận một cách chính thức các cơ quan cấp chứng chỉ ở Indonesia. Hiện nay đơn vị này đã cung cấp 5 chứng chỉ đối với 885.000 ha rừng tự nhiên và 1 chứng chỉ đối với 159.000 ha rừng trồng.[5] FSC là tổ chức uy tín nhất và chứng chỉ FSC được mọi thị trường chấp nhận, kể các Bắc Mỹ, và Tây Âu. FSC được thành lập vào tháng 10/1993 tại Toronto – Canada bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. FSC cấp chứng chỉ QLRBV cho rừng ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên, rừng trồng và đang mở rộng ra rừng sản xuất lâm sản ngoài gỗ. Tổ chức này có trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn – Đức có cấu trúc quản trị duy nhất dựa trên các nguyên tắc sự tham gia, dân chủ, công bằng. Năm 1994 các nguyên tắc và tiêu chí FSC cùng với Quy định FSC (hiện tại gọi là Quy chế) đã được các thành viên sáng lập phê duyệt. FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC được chia thành nhóm xã hội, nhóm môi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành nhóm
- 9 Bắc (các nước công nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC. FSC ủy quyền cho 10 cơ quan trên thế giới cấp chứng chỉ có trụ sở tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ. Tại Châu Á – Thái Bình Dương, Công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp CCR. Các lợi ích FSC mang đến: - Lợi ích về môi trường: Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động: (1) Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất.....; (2) Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng; (3) Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng. - Lợi ích về xã hội: Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực. - Lợi ích về kinh tế: Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 tiêu chuẩn cho QLRBV. Từ các tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó. CCR là chứng nhận theo dõi sản phẩm gỗ từ khi còn là nguyên liệu thô đến khi trở thành sản phẩm. Nó đảm bảo với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rằng sản phẩm gỗ có chứng chỉ được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài không giảm tính đa dạng sinh học rừng và không làm ảnh hưởng đến môi trường. CCR được áp dụng cho tất cả các đơn vị
- 10 quản lý rừng với các quy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp CCR chỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Để được cấp CCR của FSC, chủ rừng phải chứng minh họ đã đáp ứng tất cả các quy tắc, tiêu chuẩn trên. Thực chất CCR chính là chứng chỉ chất lượng ISO, là hiệu quả cuối cùng của QLRBV, được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới” và “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Khi được cấp CCR, chủ rừng sẽ được: xuất khẩu lâm sản vào mọi thị trường khắt khe trên thế giới kể cả Tây Âu và Bắc Mỹ với giá bán cao hơn; rừng cùng với môi trường sinh thái và xã hội có liên quan đến rừng sẽ được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp chủ rừng tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. CCR của FSC giúp bảo vệ thương hiệu và uy tín của chủ rừng với đối tác kinh doanh, các tổ chức tài chính và các tổ chức cơ quan giám sát. Các tiêu chuẩn FSC hợp lệ trên toàn thế giới, là tiêu chuẩn duy nhất không có rào cản đối với tổ chức Thương mại thế giới (WTO). FSC có hệ thống chứng nhận duy nhất được hỗ trợ bởi tất cả các nhóm môi trường. Các nước Mỹ, Úc chỉ chấp nhận CCR của FSC bởi chỉ có FSC quy định: 1) Cấm chuyển đổi rừng tự nhiên hoặc môi trường sống khác 2) Nghiêm cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu rất độc hại trên toàn thế giới 3) Nghiêm cấm việc trồng cây biến đổi gen 4) Tôn trọng quyền của người dân bản địa trên khắp thế giới 5) Kiểm soát từng hoạt động chứng nhận ít nhất một năm một lần - và nếu bị được phát hiện là không phù hợp thì giấy chứng nhận bị thu hồi. FSC cấp 02 loại chứng chỉ dưới đây: - Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM (FSC forest management certification) - Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC (FSC chain of custody certification )
- 11 Trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ sẽ có hoạt động kiểm soát gỗ (FSC Controlled Wood) Hiện nay có 18 tổ chức độc lập được FSC ủy quyền cấp chứng chỉ FSC, thời hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu lực 5 năm và luôn kiểm tra chất lượng. Đến tháng 3/2010 hơn 125 triệu ha rừng của hơn 80 quốc gia được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn của FSC, với gần 16000 chứng chỉ CoC. Canada dang dẫn đầu thế giới với hơn 23 triệu ha rừng có chứng chỉ, sau đó đến Nga hơn 21 triệu ha rừng. Ước tính giá trị của sản phẩm dán nhãn FSC đạt trên 20 tỷ USD (2008). [28] Diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ chủ yếu tại Châu Âu (47%), Bắc Mỹ (35%), sau đó là Nam Mỹ (11%), trong đó Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương tổng chỉ được 7%. Tuy nhiên trong tương lai, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương sẽ là khu vực rộng lớn đề FSC đánh giá cấp CCR. [5] Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM. Quá trình đánh giá để cấp chứng chỉ FSA được thực hiện bởi tổ chức độc lập gọi là cơ quan đánh giá quản lý rừng. Tổ chức này đánh giá quản lý rừng đối với các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC cũng như các tiêu chuẩn quốc gia. Do FSC không đánh giá cấp chứng chỉ nên điều này cho phép FSC vẫn độc lập với quá trình đánh giá và hỗ trợ tính toàn vẹn của hệ thống chứng nhận FSC. Các tiêu chuẩn của FSC: Tiêu chuẩn 1: Phù hợp với tất cả điều luật và công ước quốc tế Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất Tiêu chuẩn 3: Quyền người dân sở tại Tiêu chuẩn 4: Quan hệ công đồng và quyền của công nhân. Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
- 12 Các tiêu chuẩn về xã hội : tiêu chuẩn 2, 3, 4, 5 Các tiêu chuẩn về môi trường: tiêu chuẩn 6, 7, 9 Các tiêu chuẩn về tuân thủ luật pháp: tiêu chuẩn 1 và 2 Các quá trình giám sát và quản lý là tiêu chuẩn 8, nguyên tắc này cũng liên quan đến chuỗi hành trình sản phẩm. Các khu rừng trồng: tiêu chuẩn 10 Các tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế: tiêu chí và chỉ số của tiêu chuẩn được thể hiện rõ ở hai nội dung đầu nhưng tiêu chuẩn kinh tế của nó lại không được thể hiện rõ: giá chuyển đổi, giá cố định, hoạt động xã hội và môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi giá chuyển đổi trong ngành. Các tiêu chuẩn có liên quan: 5, 7 và 8. Nếu chủ rừng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu FSC, FSC sẽ trao chứng chỉ. Nếu chủ rừng còn thiếu một số điều kiện, chủ rừng phải hoàn thành chúng trong một thời gian cụ thể trước khi nhận chứng chỉ. FM cũng được cấp cho rừng trồng thể hiện ở tiêu chuẩn 10. Để thương mại lâm sản với logo FSC và yêu cầu bồi thường, người quản lý rừng phải có chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm. Nó đảm bảo rằng sản phẩm có nguồn gốc từ một khu rừng đã được cấp chứng chỉ cho người tiêu dùng. * Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC. Với bất kỳ một chương trình cấp CCR nào việc xem xét mối liên hệ của một sản phẩm gỗ từ một khu rừng được cấp chứng chỉ đến khi được chế biến thành sản phẩm cuối cùng và được đem tiêu thụ tại thị trường là một việc rất cần thiết vì nó cung cấp các cơ sở cho việc dán nhãn sản phẩm. Khái niệm này được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody) - CoC. Theo quy định của đánh giá CoC thì việc kiểm soát nguồn gốc gỗ phải thông suốt liên kết nhau thành một chuỗi thành các công đoạn cơ bản: từ rừng, đến vận chuyển gỗ về nhà máy, cưa xẻ, sấy, lắp ráp, lưu kho và phân phối. Hệ thống CoC sẽ hỗ trợ đơn vị kinh doanh lâm nghiệp: - Bảo đảm về các sản phẩm gỗ bán ra và nguồn gốc của gỗ.
- 13 - Cải thiện các hệ thống tài liệu nội bộ của đơn vị và giúp đơn vị chuẩn bị để đạt được chứng chỉ ISO hoặc chứng nhận khác. - Nếu là Công ty chế biến gỗ, hệ thống CoC có thể giúp cải thiện hiệu quả sản xuất của nhà máy và giúp cho việc sử dụng số vốn đầu tư vào gỗ nguyên liệu hiệu quả hơn. - Đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về hệ thống CoC - Hệ thống CoC đã hoặc sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Châu Âu, Anh và các quốc gia khác. - Hệ thống CoC là yêu cầu cần thiết đối với việc dán nhãn và bán sản phẩm làm từ gỗ được chứng chỉ. Có thể nói chứng chỉ CoC được coi là công cụ chủ yếu đấu tranh với việc khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ lậu. Các tiêu chuẩn FSC áp dụng chứng nhận FSC-CoC hiện đang áp dụng: Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm đối với các Công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC. Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn FSC dành cho các Công ty đánh giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC. Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho các tổ chức quản lý rừng. Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) - Các yêu cầu dán nhãn FSC trên sản phẩm. Liên minh Châu Âu EU gần đây giới thiệu 1 hệ thống giấy phép là một phần của công tác tăng cường hiệu lực luật rừng.. Dây chuyền cung cấp sản phẩm gỗ từ rừng thông qua việc vận chuyển, lưu kho và chế biến được công khai và kiểm tra tới tận biên giới của EU. Còn với các nước nhiệt đới, hệ thống theo dõi hành trình dựa trên giấy tờ thông thường với các nhãn vật lý trên sản phầm gỗ, gần đây các hệ thống thuận lợi hơn đã được phát triển chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy của dây chuyền cung cấp. Một hệ thống CoC được cấp chứng chỉ của FSC phải đáp ứng 5 yêu cầu: 1) Yêu cầu về hệ thống chất lượng
- 14 2) Yêu cầu về nguồn cung cấp nguyên liệu 3) Yêu cầu về kiểm tra sản xuất nội bộ; và ghi chép tư liệu 4) Yêu cầu về sản phẩm và dán nhãn sản phẩm 5) Yêu cầu về lưu trữ tài liệu thông tin. Trên thị trường có một số hình thức CoC, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sở hữu (mua vào và xuất ra). Hình thức CoC được lựa chọn sẽ quyết định việc xây dựng và thực hiện hệ thống CoC cho doanh nghiệp đó. Quy trình FSC có hai hình thức chính là: - Doanh nghiệp sử dụng 100 % nguyên liệu có đã được chứng chỉ. - Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có sử dụng một tỷ lệ % nguyên liệu chưa có chứng chỉ FSC trộn lẫn với nguyên liệu đã có chứng chỉ. Tuy nhiên, cho dù đơn vị sản xuất 100% gỗ đã được chứng chỉ và sản xuất riêng gỗ chưa có chứng chỉ thì việc xác nhận và truy tìm nguồn gốc (identification and traceability) vẫn phải bắt buộc được thực hiện. Ở Brazil hệ thống kiểm tra của Chính phủ sử dụng để thầm tra tính hợp pháp và nguồn gốc gỗ, sản phẩm gỗ dựa 2 văn bản chính thức và bắt buộc sau: + Giấy phép của Cơ quan khai thác (AUTEX): Văn bản này xác định thể tích gỗ tròn, theo loại cây mà một doanh nghiệp khai thác gỗ được phép lấy ra từ 1 đơn vị sản xuất. [28] + Giấy phép của cơ quan vận chuyển lâm sản (ATPF): ATPF được phát hành từng kỳ có đánh số để cấp cho việc vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ. Mỗi chuyến hàng phải được kèm theo 1 ATPF, được áp dụng cho gỗ sơ chế được vận chuyển tới nơi tinh chế hoặc tới người tiêu thụ cuối cùng. Ở Cameroon việc kiểm tra trước khi khai thác là nền tảng thành lập hệ thống chuỗi hành trình của Chính phủ. Công ty khai thác hoàn thành bản đăng ký khai thác DF10 nêu tên Công ty, đơn vị quản lý rừng và dữ liệu về gỗ riêng lẻ như loại cây, đường kính (ngọn, gốc, trung bình), chiều dài, thể tích và giá trị. Ở Malaysia: Tất cả các rừng bảo tồn ở Peninsular Malaysia và một vài khu rừng trồng ở Sabah và Sarawak đã được cấp chứng chỉ, chủ yếu bởi Hội đồng
- 15 chứng chỉ gỗ Malaysia. Với các khu vực được chứng chỉ, rất dễ theo dõi gỗ tròn tới tận gốc đốn, ở các rừng khác, gỗ tròn có thể được theo dõi tới vùng được chứng chỉ, tại đó gỗ đã được khai thác. Các vùng được cấp chứng chỉ để khai thác đều được phân ranh giới rõ ràng trên mặt đất (để tránh khai thác vượt phạm vi) và đã tiến hành kiểm tra để xác định trữ lượng và sự phân bố loài cây. Cây bị đổ và để lại được đánh dấu và gắn thẻ để cung cấp các phương thức khác kiểm tra đầu ra. Ở vùng được cấp chứng chỉ, gốc cây được đánh số vì vậy gỗ tròn có thể theo dõi đến tận gốc. Hiện nay, ITTO đang tiếp tục hỗ trợ các nước sản xuất tìm kiếm các phương pháp cải tiến phù hợp luật pháp. Các Công ty gỗ được khuyến khích giới thiệu các hệ thống kiểm tra chuỗi hành trình của riêng mình, nhưng điều này còn đòi hỏi chính phủ thiết lập hoặc cải tiến cơ cấu kiểm tra và giám sát. Tóm lại, nhờ sáng kiến của những người sử dụng và kinh doanh gỗ về việc chỉ buôn bán, tiêu thụ và sử dụng các loại gỗ có nguồn gốc từ những khu rừng đã được quản lý bền vững, hàng loạt các tổ chức Quản lý rừng bền vững đã ra đời và có các phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới và đề xuất các tiêu chuẩn quản lý rừng với các tiêu chí khác nhau, song mọi tiêu chuẩn đều được đề xuất đòi hỏi tính bền vững của 3 lĩnh vực: Kinh tế, Xã hội, Môi trường. Trong đó, FSC là tổ chức được đánh giá là có uy tín nhất và chứng chỉ FSC được mọi thị trường chấp nhận. Ngoài ra, QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến và hàng loạt quốc gia đang phát triển có rừng tự nguyện tham gia. Trong khi phần lớn diện tích rừng được cấp ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ thì CCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi tiến rất chậm. Trình độ quản lý rừng thấp, nguồn lực cải thiện quản lý, thêm đó là chi phí cho CCR khá cao là một trong những hạn chế để các chủ rừng ở các lục địa này tiến tới cấp chứng chỉ. 1.2. Tại Việt Nam - Nhận thức về phát triển bền vững và QLRBV Khái niệm “bền vững” được thế giới sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 là tiền đề cho QLRBV sau này, thì đến mãi cuối thế kỷ 20 Việt Nam mới dùng khái
- 16 niệm “điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp. Đến nay, khái niệm này vẫn được coi là công cụ truyền thống để quản lý rừng theo phương án điều chế thực hiện theo những quy định trong Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Tháng 2/1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 3 tổ chức quốc tế phát động 1 phong trào QLRBV và CCR rộng rãi trong cả nước, thông qua hội thảo quốc gia ngày 10-12/02/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) đã được thành lập gồm 12 thành viên thực hiện chương trình hành động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR tại Việt Nam. Ban đầu NWG trực thuộc Cục lâm nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 2001, theo quy chế của FSC, NWG trở thành một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (nay là Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng). Các hoạt động chủ yếu của NWG là: - Dựa trên cơ sở 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí của FSC, hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 160 chỉ số phản ánh các đặc thù của Việt Nam, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của FSC. Đây là dự thảo lần 9 đã lấy ý kiến nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã 2 lần mời chuyên gia FSC sang dự hội thảo góp ý. Đang chờ ý kiến FSC thẩm định. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho chủ rừng, các bên liên quan và cộng đồng dân cứ sống trong rừng, gần rừng. - Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng, năng lực hoạt động cho chuyên gia Viện QLRBV và cán bộ lâm nghiệp. - Đánh giá chất lượng quản lý rừng khu rừng. - Tổ chức mạng lưới các mô hình QLRBV tự nguyện. Năm 2001, Chiến lược lâm nghiệp quốc gia (NFS) giai đoạn 2001-2010 đã xác định quản lý và phát triển rừng theo hướng bền vững là hướng đi chủ chốt. Vào đầu năm 2007, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã được ban
- 17 hành, trong đó quy định theo hướng phát triển rừng quốc gia với năm chương trình lớn. Một lần nữa QLRBV là một trong ba chương trình trọng điểm của chiến lược với mục tiêu 30% (8,4 triệu ha) diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2020 được cấp chứng chỉ. Như vậy, các vấn đề về QLRBV là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây: + Luật Đất đai, năm 2003 quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. (Điều 11). + Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo QLRBV: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo PTBV về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. + Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới QLRBV thuộc các lĩnh vực: điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch. + Quyết định số 18/2007/QĐ- TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, có một Chương trình ưu tiên phát triển được đặt lên hàng đầu là “Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững” với mục tiêu “đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu hecta đất qui hoạch cho Lâm nghiệp...”. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được mục tiêu này cần thiết phải xác lập được những định hướng mới trong phát triển nguồn lực trong QLRBV thông
- 18 qua các chương trình đào tạo, hợp tác và nghiên cứu 5 chương trình trọng điểm của Chiến lược là: (1) Quản lý và phát triển rừng bền vững (QLRBV) (2) Bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH và phát triển dịch vụ môi trường. (3) Chế biến thương mại lâm sản. (4) Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm. (5) Đổi mới thể chế chính sách, kế hoạch, giám sát ngành - Một số hoạt động QLRBV -Tuyên truyền tập huấn đào tạo về QLRBV do NWG thực hiện với sự hỗ trợ Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính của GTZ, WWG Đông Dương tại các hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh. - Xây dựng kế hoạch chiến lược và các hoạt động QLRBV thể hiện trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. - Xây dựng lộ trình thực hiện QLRBV theo hai giai đoạn 2006-2010 và sau năm 2010. - Xây dựng các điều kiện QLRBV và CCR với các hoạt động trong giai đoạn 2006-2010 gồm: tiếp tục dự án 661; ra soát và quy hoạch lại 3 loại rừng; quy hoạch sử dụng đất vĩ mô. Dựa trên thực tiễn, NWG tiến hành các khảo sát nhằm xem xét tính khả thi của bộ tiêu chuẩn quốc gia đang dự thảo, đồng thời đánh giá trình độ quản lý của các đơn vị. Hiện nay một số chương trình dự án về CCR đã và đang được thực hiện: + Dự án điều tra xây dựng kế hoạch QLRBV tại huyện Kon-Plong (Kontum) 2000- 2002 do JICA tài trợ. + Dự án hỗ trợ lâm trường Hà Nừng, Lâm trường Sơ pai (Gia Lai) do WWF Đông Dương tài trợ. + Chương trình lâm nghiệp của GTZ, hợp phần QLRBV đang hỗ trợ 5 lâm trường quốc doanh quản lý rừng tự nhiên là Ma-Drak và Nam Nung (Đắc Lắk) đã mở rộng ra 3 lâm trường khác tại Quảng Bình, Ninh Thuận, Yên Bái từ 2007-2009. + Kế hoạch hỗ trợ CCR và tiếp thị của TFT tại Việt Nam không công bố
- 19 thành một chương trình mà chỉ hỗ trợ từng phần và cho từng đơn vị quản lý rừng như tại Lâm trường Trường Sơn (Long Đại, Quảng Bình), Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương sơn (Hà Tĩnh), hành lang vùng đệm 2 VQG Kông Ka Kinh và Kông Cha Răng. + Tổ chức QLRBV và CCR theo nhóm hộ gia đình thuộc dự án trồng rừng WB3 tại 4 tỉnh miền Trung, từ năm 2008. Đặc biệt đối với vùng trọng điểm 4 tỉnh Tây Nguyên, nơi còn khai thác nhiều gỗ nhất từ rừng tự nhiên, cũng là nơi diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm nhiều nhất ở Việt nam, NWG, Cục Lâm nghiệp cùng WWF và Vụ chính sách đã có các hội thảo để từng tỉnh tự đánh giá hiện trạng quản lý rừng của các lâm trường theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn QLRBV (Buôn Ma Thuột 2001), và hội thảo xây dựng chương trình cải cách tổ chức quản lý lâm trường theo Quyết định 187/TTg của Thủ Tướng Chính phủ (Pleiku 2002) và chọn ra 4 Công ty lâm nghiệp quản lý tốt từ mỗi tỉnh đưa vào mạng lưới mô hình QLRBV là CTLN Kong Plong, Lâm trường Hà Nừng, Lâm trường Dak N’tao, Lâm trường Bảo Lâm. CCR đang là cơ hội và thách thức cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ. Gần đây, hàng loạt đơn vị quản lý rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất, rất nhiều Công ty, xí nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản đang có nhu cầu tự thân tham gia quá trình QLRBV cần hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn để tự đánh giá năng lực quản lý rừng, năng lực giám sát chuỗi hành trình, song mới chỉ nhận được 1 chứng chỉ FSC về QLR. Đó là Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn (QPFT) với 9781 ha đất lâm nghiệp phân bố tại 8 huyện của tỉnh Bình Định. Hiện tại Công ty QPFL khai thác gỗ từ rừng trồng mỗi năm 60.000 m3, chủ yếu là gỗ Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn trắng. Trong tương lai, dự kiến khối lượng gỗ khai thác ổn định vào khoảng 120.000 m3, chủ yếu là gỗ Keo lai. QPFL đồng sở hữu Nhà máy dăm gỗ quy mô trung bình (Tập đoàn dăm gỗ Bình Định - BDC) đặt tại thành phố Quy Nhơn. Sản lượng khai thác gỗ hàng năm như trên được cung cấp cho BDC để chế biến thành dăm gỗ và xuất khẩu dựa trên kế hoạch quản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn