intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá công tác quản lý rừng của Công ty, xác định lỗi không tuân thủ trong quản lý rừng và đề ra giải pháp khắc phục. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm cho Công ty, xác định lỗi không tuân thủ và đề ra giải pháp khắc phục nhằm tiến tới chứng chỉ rừng. Lập kế hoạch QLRBV trong giai đoạn chu kỳ kinh doanh (2012-2019). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------ TRẦN THỊ THANH HOÀ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG, CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG TIẾN TỚI CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM THANH, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BẢO LÂM Hà Nội, 2011
  2. 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ gia đình và nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp. Các Thầy giáo, Cô giáo giảng dạy sau Đại học, Cán bộ Khoa Sau đại học. Cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Các cán bộ công nhân viên Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh nơi tôi tiến hành nghiên cứu. Vì điều kiện thời gian, khả năng của bản thân còn có những hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý quý báu của các Thầy cô giáo, cán bộ địa phương cũng như các bạn đồng nghiệp để bài luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả xử lý tính toán là trung thực và những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2011 Học viên Trần Thị Thanh Hoà
  3. 2 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................................ i Danh mục các bảng ................................................................................................................... ii Danh mục các hình ................................................................................................................... iii ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 3 1.1. Trên thế giới ......................................................................................................3 1.1.1. Quản lý rừng bề n vững ...............................................................................3 1.1.2. Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) ......................................................4 1.1.3. Chứng chỉ rừng...........................................................................................7 1.1.4. Các hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.. 9 1.1.5. Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody – CoC) ...........................10 1.1.6. Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững .......................................................13 1.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................14 1.2.1. Tổ công tác quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ........14 1.2.2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững .............................16 1.2.3. Thực tế hoạt động QLRBV và CCR đang diễn ra ở Việt Nam .................18 1.2.4. Cơ hội và thách thức trong QLRBV tiến tới CCR ở Việt Nam .................19 1.2.5. Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững .......................................................20 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21 2.1. Mục tiêu ..........................................................................................................21 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................21 2.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................21 2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................21 2.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................21
  4. 3 2.4.1. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty.............................................21 2.4.2. Đánh giá tình hình quản lý rừng theo nguyên tắ c QLRBV của FSC .......21 2.4.3. Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩm ................................................22 2.4.4. Lập kế hoạch quản lý rừng cho Công ty lâm nghiệp Tam Thanh ............22 2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................22 2.5.1. Quan điể m, phương pháp luận nghiên cứu ..............................................22 2.5.2. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty.............................................23 2.5.3. Đánh giá quản lý rừng theo nguyên tắc của FSC ....................................24 2.5.4. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC theo bộ tiêu chuẩn của FSC .30 2.5.5. Lập kế hoạch quản lý rừng .......................................................................31 2.5.6. Xử lý, tính toán số liệu..............................................................................31 Chương 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP TAM THANH…32 3.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên..........................................................................................32 3.1.1. Ranh giới và vi ̣ trí đi ̣a lý ...........................................................................32 3.1.2. Địa hình ....................................................................................................33 3.1.3. Khí hậu .....................................................................................................33 3.1.4. Thuỷ văn ...................................................................................................33 3.1.5. Đặc điểm về đất đai ..................................................................................33 3.1.6. Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác ................................................34 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................35 3.2.1. Đặc điểm kinh tế .......................................................................................35 3.2.2. Đặc điểm xã hội, dân trí ...........................................................................36 3.2.3. Kết cấu hạ tầng, mạng lưới đường sá, bến bãi, cơ sở công nghiệp .........37 3.3. Tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp .......................................38 3.3.1. Sự hình thành Công ty lâm nghiệp Tam Thanh ........................................38 3.3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..............................39 3.4. Đánh giá công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua ............40 3.4.1. Về quản lý rừng và tổ chức quản lý..........................................................40 3.4.2. Về kỹ thuật áp dụng ..................................................................................41
  5. 4 3.4.3. Về sử dụng đất, hạ tầng vốn .....................................................................41 3.4.4. Thiết bị khai thác vận chuyển ...................................................................41 3.4.5. Về tác động xã hội ....................................................................................41 3.4.6. Về tác động môi trường ............................................................................42 3.4.7. Về sản xuất kinh doanh ............................................................................43 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 45 4.1. Đánh giá quản lý rừng theo nguyên tắc QLRBV của FSC .............................45 4.1.1. Đánh giá theo tài liệu quản lý ..................................................................45 4.1.2. Khảo sát hiện trường ................................................................................45 4.1.3. Ý kiến tham vấn ........................................................................................45 4.1.4. Kết quả đánh giá thực hiện quản lý rừng của CTLN Tam Thanh ............46 4.1.5. Xác định lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục ...........................50 4.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm theo bộ tiêu chuẩn CoC của FSC .........56 4.3. Lập kế hoạch quản lý rừng .............................................................................59 4.3.1. Những căn cứ lập KHQLR .......................................................................59 4.3.2. Mục tiêu ....................................................................................................60 4.3.3. Bố trí sử dụng đất đai ...............................................................................61 4.3.4. Kế hoạch quản lý rừng .............................................................................64 4.3.5. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư ...................................................85 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... 89 1. Kết luận ..............................................................................................................89 2. Tồn tại ................................................................................................................90 3. Khuyến nghị .......................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên gọi BHXH Bảo hiểm xã hội CCR Chứng chỉ rừng CoC Chuỗi hành trình sản phẩm CTLN Công ty lâm nghiệp ĐDSH Đa dạng sinh học FSC Hội đồng quản trị rừng thế giới HST Hệ sinh thái KHQLR Kế hoạch quản lý rừng MTCC Hội đồng chứng chỉ gỗ Malayxia NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PEFC Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng QLRBV Quản lý rừng bền vững TFT Quỹ rừng nhiệt đới RTN Rừng tự nhiên UBND Uỷ ban nhân dân VINAPACO Tổng Công ty Giấy Việt Nam WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
  7. ii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Diện tích rừng trồng phân theo đơn vị hành chính 33 3.2 Diện tích phân chia theo loài cây, năm trồng 34 3.3 Thống kê hiện trạng đường sá 37 3.4 Thiết bị khai thác vận chuyển 41 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm của Công ty 43 Tổng hợp các lỗi không tuân thủ trong quản lý rừng và khuyến 4.1 50 nghị khắc phục 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 61 4.3 Phân chia chức năng rừng năm 2011 63 4.4 Kết cấu diện tích rừng theo tuổi 65 4.5 Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2012- 2019 65 4.6 Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh rừng trồng 67 4.7 Kế hoạch khai thác rừng trồng năm 2011 68 4.8 Tổng hợp chi phí khai thác giai đoạn 2012 - 2019 69 4.9 Kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2012 -2019 72 4.10 Kế hoạch trồng rừng năm 2011 73 4.11 Kế hoạch chăm sóc rừng cho một chu kỳ kinh doanh 73 4.12 Vốn đầu tư trồng và chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2012 - 2019 74 4.13 Kế hoạch sản xuất cây giống và vốn đầu tư giai đoạn 2012-2019 75 4.14 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, dự kiến kinh phí 80 4.15 Phương án sử dụng lao động từ năm 2012 - 2019 80 4.16 Tổng hợp vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2019 86 4.17 Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2012 - 2019 86 4.18 Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế của 1ha rừng cho 1 chu kỳ kinh doanh 87
  8. iii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Số lượng chứng chỉ FM/CoC trên thế giới 12 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTLN Tam Thanh 38 4.1 Hiện trạng rừng trồng năm 2011 65 4.2 Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2012 - 2019 67
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trước thế kỷ XX, rừng tự nhiên che phủ phần lớn diện tích mặt đất của Trái đất nhưng do những tác động của con người như khai thác lâm sản, khai phá lấy đất để sản xuất nông nghiệp, xây dựng, đô thị hoá… nên diện tích rừng tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm trọng. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990 - 1995, ở các nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính đến năm 2000 diện tích rừng của toàn thế giới kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng chỉ còn 3.869,455 triệu ha (FAO, 2003), tỷ lệ che phủ chỉ chiếm 29,6% lãnh thổ. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 43%. Đến hết năm 2005 tổng diện tích rừng của cả nước chỉ còn 12,62 triệu ha trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,34 triệu ha rừng trồng. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và khu vực miền Trung. Đối tượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng trên 150 m3/ha), 33% là rừng trung bình (80-150 m3/ha), còn lại là rừng nghèo kiệt và rừng non (dưới 80m3/ha). Tình trạng mất rừng ở nhiều địa phương không hoặc rất khó kiểm soát và ngăn chặn dẫn đến môi trường sống của nhiều loài động thực vật rừng biến mất hoặc bị thoái hoá nghiêm trọng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài sinh vật rừng đã tuyệt chủng hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế của người dân. Để khắc phục và cải thiện tình hình trên Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Kết quả đến cuối năm 2010 đã có khoảng 38% diện tích đất có rừng che phủ. Song mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế nhưng chất lượng rừng vẫn còn hạn chế, tài nguyên rừng vẫn chịu áp lực của nhiều yếu tố kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng và là một trong 5 chương trình trọng điểm quốc gia về lâm nghiệp ở Việt Nam. Nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành lâm nghiệp góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân: cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi, bảo tồn đa
  10. 2 dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Quản lý rừng bền vững đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó yếu tố xã hội được đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với chủ trương xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, với đời sống hàng chục triệu người dân miền núi. Đối với doanh nghiệp lâm nghiệp, quản lý rừng bền vững là một công cụ hữu hiệu để bảo đảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Lập kế hoạch quản lý rừng vừa để đáp ứng nhu cầu xin cấp chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc của Hội đồng quản trị rừng thế giới, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện và nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp. Nắm bắt được xu hướng chung của thế giới và khu vực nên quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ là hướng đi quan trọng của Công ty lâm nghiệp Tam Thanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề quản lý rừng bền vững của Công ty còn gặp nhiều trở ngại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cùng với Công ty tiếp cận và dần đáp ứng các nguyên tắc về quản lý rừng bền vững của FSC. Công ty mong muốn được đánh giá quản lý rừng và chuỗi hành trình sản phẩm tiến tới chứng chỉ rừng và cũng cần được hỗ trợ phương pháp đánh giá để xác định được những nguyên tắc chưa đạt từ đó điều chỉnh hoạt động lâm nghiệp đáp ứng các nguyên tắc của FSC. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý luận và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ”.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Quản lý rừng bền vững Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của toàn nhân loại: điều hòa khí hậu, bảo tồn ĐDSH, hấp thụ carbon và chống sa mạc hóa... Rừng được bảo vệ bền vững có thể tăng cường nguồn cung cấp các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho khoảng 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng. Các HST rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người tại các nước đang phát triển thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng mặc cho những lợi ích và vai trò không thể phủ nhận thì rừng hàng ngày vẫn bị tàn phá không thương tiếc. Theo số liệu của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo ở Munich - Đức công bố ngày 19/1 cho biết từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng trên Trái đất đã giảm 3%, tức trung bình mỗi ngày mất 20.000 hécta rừng. Đặc biệt là ở Brazil và Sudan, rừng đã bị tàn phá vô tội vạ, 47% diện tích rừng thế giới hàng năm bị thu hẹp trước hết ở hai nước này. Trước tình trạng đáng báo động như vậy thì Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà môi trường, xã hội... đã vào cuộc nhưng thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như luật pháp, ký kết công ước... thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên còn lại của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Do vậy, một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, đó là cùng với những giải pháp truyền thống trên cần thiết lập phương pháp QLRBV và cấp CCR. Nhưng QLRBV và CCR là gì, khi có được chứng chỉ QLRBV thì doanh nghiệp cho những lợi ích gì? Câu trả lời như sau: Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organisation): “QLRBV là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể
  12. 4 những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội” [2]. Theo tiến trình Helsinki: “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính ĐDSH, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” [2]. Các định nghĩa trên đều tập trung vào các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Các yếu tố của QLRBV là: (i) Có khuôn khổ chính sách và pháp lý; (ii) Sản xuất lâm sản bền vững; (iii) Bảo vệ được môi trường; (iv) Đảm bảo lợi ích con người; (v) Đối với rừng trồng, có các cân nhắc áp dụng cụ thể phù hợp. QLRBV phải đảm bảo 2 nguyên lý: Thứ nhấ t, quản lý rừng ổ n đinh ̣ bằ ng các biê ̣n pháp phù hơ ̣p nhằ m đa ̣t các mu ̣c tiêu đề ra như sản xuấ t gỗ nguyên liê ̣u, gỗ gia du ̣ng, lâm sản ngoài gỗ,…; phòng hô ̣ môi trường, bảo vê ̣ đầ u nguồ n, phòng chố ng cát bay, phòng chố ng sa ̣t lở đấ t…; bảo tồ n ĐDSH, bảo tồ n loài, bảo tồ n các HST…[15] Thứ hai, đảm bảo bề n vững về kinh tế , xã hô ̣i và môi trường, cu ̣ thể : bề n vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tu ̣c với năng suấ t, hiê ̣u quả ngày càng cao, bề n vững về mă ̣t xã hô ̣i là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ luâ ̣t pháp, thực hiê ̣n tố t các nghiã vu ̣ đóng góp với xã hô ̣i, đảm bảo quyề n ha ̣n và quyề n lơ ̣i cũng như mố i quan hê ̣ tố t với nhân dân và cô ̣ng đồ ng điạ phương; bề n vững về môi trường là kinh doanh rừng duy trì đươ ̣c khả năng phòng hô ̣ môi trường và duy trì đươ ̣c ĐDSH của rừng, đồ ng thời không gây tác ha ̣i đố i với HST khác [15] 1.1.2. Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) Hưởng ứng mạnh mẽ các vấn đề QLRBV một loạt các hiệp hội, tổ chức về rừng đã ra đời: Hội tiêu chuẩn Canada (CSA) năm 1993; Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) năm 1994; Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) năm 1994; Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI) năm 1998; Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia
  13. 5 (MTCC) năm 1998; Chứng chỉ rừng Chile (CertforChile) năm 1999; Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) năm 1999. Các tổ chức QLRBV có phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới và đề xuất những nguyên tắc QLRBV với các tiêu chí như sau: Montreal cho RTN ôn đới: 7 tiêu chí; ITTO cho RTN: 7 tiêu chí; Pan- Europane cho RTN toàn châu Âu (Helsinki): 6 tiêu chí; Africa Timber Organization Initative cho rừng khô châu Phi; CIFOR cho RTN nói chung: 8 tiêu chí; FSC cho mọi kiểu rừng toàn thế giới: 10 nguyên tắc; v,v... Trong số này, Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới. FSC ra đời năm 1993 tại Toronto - Canada bởi 1 nhóm gồm 130 thành viên đến từ 26 quốc gia. FSC đặc biệt hơn các tổ chức khác là có những nguyên tắc áp dụng cả cho RTN và rừng trồng, cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới và nhiều đối tượng khác. Chứng chỉ QLRBV của FSC được các thị trường khắt khe trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu chấp nhận, nên mặc dù các tiêu chí QLRBV của FSC cao, tỉ mỉ nhưng vẫn được nhiều nước, từ nước đang phát triển đến nước công nghiệp tiên tiến hưởng ứng mạnh mẽ, tự nguyện tham gia và QLRBV trở thành mục tiêu trong hội nhập quốc tế. FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC được chia thành nhóm xã hội, nhóm môi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành nhóm Bắc (các nước công nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC. FSC ủy quyền cho 10 cơ quan trên thế giới cấp chứng chỉ có trụ sở tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ. Tại Châu Á – Thái Bình Dương. FSC xây dựng 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí cho QLRBV, từ các nguyên tắc đó các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ nguyên tắc quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các nguyên tắc này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó. Các nguyên tắc của FSC:
  14. 6 Nguyên tắc 1: Tuân thủ luật và nguyên tắc của FSC. Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất. Nguyên tắc 3: Quyền người dân sở tại. Nguyên tắc 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân. Nguyên tắc 5: Những lợi ích từ rừng. Nguyên tắc 6: Tác động môi trường. Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý. Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá. Nguyên tắc 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao. Nguyên tắc 10: Rừng trồng. Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế. a. Lợi ích về môi trường Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động. Bảo tồn ĐDSH và các giá trị khác như nước, đất… Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng. Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng. b. Lợi ích về xã hội Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ nguyên tắc quốc gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động lâm nghiệp phải được sự đồng thuận của các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương. Ví dụ: các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi, vật liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống của họ. c. Lợi ích về kinh tế Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến.
  15. 7 1.1.3. Chứng chỉ rừng FSC cung cấp một hệ thống cho việc công nhận tự nguyện và chứng nhận cho phép người sở hữu chứng chỉ cho thị trường các sản phẩm và dịch vụ của họ như là kết quả của việc quản lý có trách nhiệm. Để cho hệ thống này hoạt động, FSC có bộ nguyên tắc cho sự phát triển và phê duyệt các nguyên tắc quản lý quốc tế, phù hợp với từng loại rừng. Dựa trên các nguyên tắc, FSC cung cấp một hệ thống chứng nhận cho các tổ chức tìm kiếm để tiếp thị sản phẩm của họ đó là CCR. Với các sản phẩm được FSC công nhận sẽ được thị trường thế giới chấp nhận với giá cả cao hơn và có thị trường rộng hơn, thậm chí một số thị trường nếu không có chứng nhận của FSC sẽ không trao đổi được. Có thể hiểu về CCR như sau: CCR chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính ĐDSH [3]. CCR thực chất là chứng chỉ ISO 9000 và 14000 về công nghệ và môi trường cho chủ doanh nghiệp lâm nghiệp, vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích và uy tín của quốc gia mình, các chủ rừng tự nguyện tham gia quá trình QLRBV và được nhận CCR, đây là cách áp dụng đặc thù cho doanh nghiệp lâm nghiệp Tại Châu Á - Thái Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry đã thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC). Đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp CCR tại Việt Nam. Hiện nay có 02 loại chứng nhận FSC đang được các Tổ Chức Chứng Nhận cung cấp đó là: - FSC/FM (FSC-Forest Management Certificate) - Chứng nhận Quản lý rừng FSC: yêu cầu cho một khu rừng xác định phải tuân thủ các yêu cầu liên quan đến các nguyên tắc về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC. - FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood Certificate) - Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC; Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc
  16. 8 được chứng nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC, các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của tổ chức chứng nhận. CCR được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp CCR chỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Để được cấp CCR của FSC, chủ rừng phải chứng minh họ đã đáp ứng tất cả các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số của FSC. CCR là hiệu quả cuối cùng của QLRBV, được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới” và “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng [16]. Các lợi ích khi một đơn vị lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng bao gồm: 1. Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loại không được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoảng 30%). 2. Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới. 3. Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CCR không chỉ làm thay đổi giá trị của sản phẩm gỗ mà trong nhiều trường hợp nó còn làm thay đổi thái độ của doanh nghiệp lâm nghiệp với rừng nói riêng và môi trường nói chung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng chứng chỉ rừng của FSC từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy vệ sinh. Mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê, chỉ riêng nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng FSC đã gia tăng với tỉ lệ 2 - 3% mỗi năm ở Anh. Ngoài ra, Hà Lan (nước có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới) và một số nước châu Âu khác, đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có chứng chỉ rừng FSC. Theo FSC Newsletter số 4 xuất bản ngày 04/06/2007, đã có 818 chứng chỉ QLRBV cấp cho diện tích 90.784.779 ha, và 5.646 chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC)
  17. 9 cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại 78 nước và cho đến năm 2010 đã có hơn 118,33 triệu ha rừng tại 82 nước được cấp chứng chỉ và có hơn 12.000 cơ sở, vận chuyển, chế biến sản phẩm gỗ tại 83 quốc gia được cấp chứng chỉ của FSC quốc tế. 1.1.4. Các hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Tại Đức: Chính phủ Đức thông báo họ chỉ mua gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp trên cơ sở QLRBV. Hệ thống cấp chứng chỉ PEFC sẽ được sử dụng như một công cụ chứng minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ. Chính phủ khẳng định để ngăn chặn sự suy thoái của rừng, thì áp dụng phương pháp QLRBV là việc làm bắt buộc. Tại Bắc Âu: Các nước vùng Bắc Âu, rừng già trước đây đã được thay thế bằng những khu rừng được quản lý tốt và được tái khai thác ở lần hai hoặc lần thứ ba. Kết quả của quá trình đó, sản lượng lâm sản đã tăng lên khoảng 36% trong vòng 40 năm qua, mức khai thác lâm sản bền vững cũng đã tăng lên đáng kể. Bắt đầu từ những năm đầu 1990, vấn đề cấp CCR đã trở thành đề tài nóng bỏng. Ở Thụy Điển, Hội đồng quản trị rừng (FSC) thành lập một nhóm xây dựng bộ chứng chỉ rừng vào năm 1996. Tại Trung Âu: Cơ cấu sở hữu rừng ở Trung Âu cũng tương tự như ở Phần Lan, chủ yếu là các chủ rừng nhỏ việc cấp chứng chỉ ở đây có thể thực hiện theo nhóm chủ rừng của từng vùng. Tại Bắc Mỹ - Canada: Cam kết của Canada về QLRBV được chính thức hóa vào năm 1992 bằng việc xây dựng và xuất bản Chiến lược lâm nghiệp quốc gia và quản lý bền vững có tên là “Cam kết Canada”. Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên cam kết phấn đấu tiến tới QLRBV ở cấp quốc gia. Tại châu Á: Từ đầu những năm 1990, khi thảo luận các vấn đề về rừng, QLRBV luôn là đề tài được thảo luận sôi nổi và cân nhắc thận trọng trong việc đưa ra các nguyên tắc và chỉ tiêu thực hiện. Tuy nhiên, ở châu Á có rất nhiều kiểu rừng khác nhau, nên không thể đưa ra một bộ nguyên tắc, tiêu chí chung cho toàn vùng. Hiện nay ở châu Á, lượng gỗ đã được cấp chứng chỉ so với lượng gỗ lưu thông ngoài thị trường còn khá khiêm tốn. Tại Indonesia, mặc dù việc cấp CCR
  18. 10 được kỳ vọng rất lớn, nhưng từ năm 1998 đến khoảng 2005, mới chỉ có 14 trên tổng số 300 đơn vị quản lý rừng tham gia quá trình cấp CCR, trong số đó 4 đơn vị đã bị thất bại hoàn toàn và chỉ có một đơn vị duy nhất là phù hợp với các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ (Muhtaman và Prasetyo, 2004). Hiện tại, cấp CCR còn khá xa lạ với những nước đang phát triển, từ miền ôn đới tới nhiệt đới, từ trồng rừng công nghiệp quy mô lớn đến quy mô nhỏ cấp hộ gia đình và cộng đồng. Nhìn chung nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp CCR nên đã góp phần đáng kể trong việc QLRBV. Đến 11/2007, Hội đồng quản trị rừng đã cấp 913 chứng chỉ rừng cho 78 nước với tổng diện tích 93.898.717 ha. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ (Báo cáo phân tích số liệu cơ sở, 2005 - Bộ NN&PTNT). 1.1.5. Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody – CoC) CoC là tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị rừng thế giới ban hành lần đầu vào năm 1993 và được soát xét, sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1999, đến tháng 10 năm 2004, Hội đồng quản trị rừng thế giới tại Đức đã công bố tiêu chuẩn mới về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác, bao gồm: hệ thống kiểm soát và dán nhãn lên các sản phẩm được làm từ nguyên liệu đã được chứng nhận FSC; cải tiến hệ thống quản lý gỗ từ các rừng chưa được chứng nhận và hệ thống chứng nhận toàn cầu đầu tiên để xác định và kiểm tra nguyên liệu tái chế. Dán nhãn FSC sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu kể từ ngày 1/7/2005. Phần lớn các nước nhiệt đới dùng hệ thống theo dõi hành trình dựa trên giấy tờ thông thường với các nhãn vật lý trên sản phẩm gỗ, nhưng gần đây các hệ thống thuận lợi hơn đã được phát triển chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy của dây chuyền cung cấp. Hầu hết các hệ thống thương mại sử dụng các dữ liệu máy tính, mã số, internet và vệ tinh để quản lý và chuyển giao dữ liệu về hành trình gỗ từ rừng tới người tiêu thụ cuối cùng.
  19. 11 Theo quy định của đánh giá CoC thì việc kiểm soát nguồn gốc gỗ phải thông suốt liên kết nhau thành một chuỗi các công đoạn cơ bản: từ rừng, đến vận chuyển gỗ về nhà máy, cưa xẻ, sấy, lắp ráp, lưu kho và phân phối. Hệ thống CoC sẽ hỗ trợ đơn vị kinh doanh lâm nghiệp: - Bảo đảm về các sản phẩm gỗ bán ra và nguồn gốc của gỗ. - Cải thiện các hệ thống tài liệu nội bộ của đơn vị và giúp đơn vị chuẩn bị để đạt được chứng chỉ ISO hoặc chứng nhận khác. - Nếu là Công ty chế biến gỗ, hệ thống CoC có thể giúp cải thiện hiệu quả sản xuất của nhà máy và giúp cho việc sử dụng số vốn đầu tư vào gỗ nguyên liệu hiệu quả hơn. - Đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về hệ thống CoC. - Hệ thống CoC đã hoặc sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang châu Âu, Anh và các quốc gia khác. - Hệ thống CoC là yêu cầu cần thiết đối với việc dán nhãn và bán sản phẩm làm từ gỗ được chứng chỉ. Các tiêu chuẩn về chứng nhận của các hệ thống CoC 1. Các yêu cầu của FSC Tóm tắt các tiêu chuẩn về CoC của FSC, theo loại hình công ty. FSC-STD-40-004 tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm của FSC áp dụng cho nhà sản xuất FSC-STD-40-005 tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát áp dụng cho các công ty CoC. FSC-STD-30-010 tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát áp dụng cho nhà quản lý rừng. FSC-STD-40-020 các yêu cầu về dán nhãn trên sản phẩm của FSC Yêu cầu về chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm của MTCC 2. Chuỗi hành trình sản phẩm của PEFC đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng - các yêu cầu Một hệ thống CoC được cấp chứng chỉ của FSC phải đáp ứng 5 yêu cầu: 1) Yêu cầu về quản lý chất lượng 2) Yêu cầu về sự tách riêng và buôn bán nguyên liệu được chứng chỉ
  20. 12 3) Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ bán có chứng chỉ 4) Yêu cầu về thuê ngoài 5) Yêu cầu về những tiêu chí sử dụng thương hiệu của FSC/Rainforest (TMK). Về kết quả nhanh chóng và đáng tin cậy của việc QLRBV trên toàn thế giới chỉ mới bắt đầu gần 20 năm trước đến nay đã thấy rõ hiệu quả của việc quản lý rừng. Theo FSC Weekly News Updete thì FSC đã cấp đến ngày 28-01-2011 là: 19.617 chứng chỉ CoC cho ngành chế biến lâm sản; 1.010 chứng chỉ FM/CoC về QLRBV cho 82 quốc gia, với diện tích đạt 134,180 nghìn ha, tương đương 7% tổng diện tích rừng sản xuất thế giới. Số lượng chứng chỉ FM/CoC được cấp từ năm 2009 đến 2011 trên thế giới được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Hình 1.1: Số lượng chứng chỉ FM/CoC trên thế giới Nguồn:Global FSC certificates: type and distribution, 2011 Giá trị gỗ được dán nhãn chứng chỉ FSC ước giá trị tới 20 tỷ USD. Trong số này Canada đứng đầu thế giới với trên 23 triệu ha rừng đã được chứng chỉ FM, Nga thứ 2 thế giới với 21 triệu ha.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2