Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số loài cây nguyên liệu giấy, đề xuất một số biện pháp phát triển rừng trồng sản xuất tại Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Đức Nghĩa
- ii LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn “Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; Phòng đào tạo sau đại học;các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trƣớc sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Trần Việt Hà, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý giá, những ý tƣởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhƣng kinh nghiệm nghiên cứu chƣa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đức Nghĩa
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 3 1.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tƣợng .................................................................. 3 1.1.2. Nghiên cứu về Keo lai............................................................................. 4 1.1.3. Các nghiên cứu về Bạch đàn ................................................................... 5 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................. 6 1.2.1. Những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu ........................................ 6 1.2.2. Những nghiên cứu về Keo tai tƣợng ....................................................... 7 1.2.3. Nghiên cứu về Keo lai............................................................................. 9 1.2.3. Nghiên cứu về Bạch đàn ....................................................................... 11 1.3. Nhận xét chung ........................................................................................ 13 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 15 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 15
- iv 2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ...................................................... 16 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 17 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 24 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 24 3.1.2. Địa hình địa mạo ................................................................................... 24 3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 24 3.1.4. Đặc điểm đất ......................................................................................... 25 3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ........................................................................... 25 3.2.1. Sản xuất lâm nghiệp .............................................................................. 25 3.2.2. Dịch vụ .................................................................................................. 25 3.2.3. Lao động................................................................................................ 25 3.2.4. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 26 3.3. Lƣợc sử trồng rừng................................................................................... 26 3.3.1. Loài Keo tai tƣợng , keo lai.................................................................. 26 3.3.2. Bạch đàn ................................................................................................ 29 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 32 4.1. Tình hình sinh trƣởng của lâm phần ........................................................ 32 4.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất giữa các OTC................................................... 32 4.1.2. Sinh trƣởng đƣờng kính D1,3 ................................................................. 33 4.1.3. Sinh trƣởng về chiều cao vút ngọn ....................................................... 37 4.2. Một số quy luật kết cấu lâm phần ............................................................ 40 4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính........................................ 40 4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao ......................................... 42 4.2.3. Tƣơng quan chiều cao Hvn và đƣờng kính D1,3 ..................................... 45 4.3. Trữ lƣợng và tăng trƣởng lâm phần ......................................................... 47
- v 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................................................ 48 4.4.1. Xác định chi phí đầu tƣ cho 1ha rừng trồng ......................................... 49 4.4.2. Xác định thu nhập cho 1ha rừng trồng.................................................. 50 4.4.3. Xác định hiệu quả kinh tế cho 1ha trồng rừng ...................................... 51 4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất tại khu vực nghiên cứu. ...................................................................................................... 52 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 54 5.1. Kết luận .................................................................................................... 54 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 54 5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn D1,3 Đƣờng kính thân tại vị trí 1,3 m Dt Đƣờng kính chiếu tán Fl Phân bố lý thuyết fi Phân bố thực nghiệm Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dƣới cành OTC Ô tiêu chuẩn QLSD Quản lý sử dụng SXKD Sản xuất kinh doanh
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các OTC 32 4.2 Sinh trƣởng đƣờng kính D1,3 bình quân 33 4.3 Tăng trƣởng bình quân đƣờng kính 1,3 36 4.4 Sinh trƣởng chiều cao bình quân 37 4.5 Tăng trƣởng bình quân chiều cao vút ngọn 39 4.6 Kết qua kiểm định phân bố N/D1,3 theo phân bố Weibull 40 4.7 Kết qua kiểm định phân bố N/Hvn theo phân bố Weibull 43 4.8 Tƣơng quan H/D và các hệ số của phƣơng trình hồi quy 46 4.9 Phƣơng trình tƣơng quan Hvn/D1,3 47 4.10 Tăng trƣởng về thể tích và trữ lƣợng lâm phần 47 4.11 Chi phí đầu tƣ cho 1 ha rừng trồng 49 4.12 Chi phí khai thác vận chuyển (đ/m3) 50 4.13 Thu nhập cho 1 ha rừng trồng 50 4.14 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 51
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Keo tai tƣợng tuổi 7 34 4.2 Keo lai tuổi 7 34 4.3 Bạch đàn tuổi 7 35 Biểu đồ sinh trƣởng D1,3 của Keo tai tƣợng, Keo lai và 4.4 35 Bạch đàn tuổi 5; 6; 7 Biểu đồ sinh trƣởng Hvn của Keo tai tƣợng, Keo lai và 4.5 38 Bạch đàn tuổi 5; 6; 7 4.6 Biểu đồ phân bố N/D1,3 Keo tai tƣợng 41 4.7 Biểu đồ phân bố N/D1,3 Keo lai 41 4.8 Biểu đồ phân bố N/D1,3 Bạch đàn 42 4.9 Biểu đồ phân bố N/Hvn Keo tai tƣợng 44 4.10 Biểu đồ phân bố N/Hvn Keo lai 44 4.11 Biểu đồ phân bố N/Hvn Bạch đàn 45
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái, đặc biệt là tài nguyên rừng, những năm gần đây Việt Nam hạn chế mở cửa các khu rừng tự nhiên dẫn đến tình trạng lƣợng cung tài nguyên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong và ngoài nƣớc. Từ đó, rừng trồng trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển. Tập trung phát triển các vùng rừng trồng nguyên liệu để cung cấp gỗ lớn, nhỏ cho các khu công nghiệp, nhà máy, xƣởng chế biến gỗ, ngoài ra còn phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc và nƣớc ngoài đang mà mục tiêu, phƣơng hƣớng giải quyết ở nƣớc ta. Tập đoàn cây trồng rừng sản xuất gồm các loài cây nhƣ Keo tai tƣợng, Keo lai, Bạch đàn, Bồ đề, Thông, Mỡ, Lát hoa, Trám, Xoan, Giổi, Lim xanh, Dẻ, Chò chỉ, Sao đen,... Trong đó, Keo và Bạch đàn là hai loài chủ lực với tỷ lệ gây trồng trên 80% diện tích. Đây là những loài mọc nhanh, sinh trƣởng tốt, phù hợp với nhiều lập địa khác nhau, chu kỳ kinh doanh ngắn 6 – 8 năm hoặc 8 – 15 năm tùy mục đích kinh doanh. Từ đó, nhiều công ty, địa phƣơng, đơn vị chủ rừng đã lựa chọn cây trồng này để phát triển trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, trồng rừng kinh tế còn chƣa đƣợc đồng bộ hóa dẫn đến năng suất và chất lƣợng rừng thu đƣợc chƣa cao. Đây là vấn đề xảy ra ở nhiều nơi và cần có những nghiên cứu, đề xuất nhằm giải quyết tình trạng này. Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng nằm trên địa bàn huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ là đơn vị hạch toán của Tổng công ty Giấy Việt Nam; đƣợc giao nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác các loài cây trồng rừng nguyên liệu giấy đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Công ty giao. Các loài cây đƣợc gây trồng chủ yếu là: Keo tai tƣợng, Keo lai, Bạch đàn. Năm 2010 Công ty đƣợc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 1.918,93 ha rừng trồng nguyên liệu giấy, sản lƣợng bình quân đạt trên 70m3/ha. Trong những năm tới, Công ty đề ra mục tiêu ổn
- 2 định và nâng cao năng suất rừng trồng, phấn đấu đạt đƣợc chứng chỉ FSC trên toàn diện tích. Trƣớc thực tiễn trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” nhằm đánh giá sinh trƣởng và hiệu quả kinh tế một số lâm phần tại công ty.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu trên thế giới Giống là yếu tố đƣợc quan tâm đầu tiên trong công tác trồng rừng sản xuất. Theo Eldridge (1993), các chƣơng trình chọn giống cho rừng trồng sản xuất đã bắt đầu thực hiện ở nhiều nƣớc và tập trung chủ yếu vào các loài cây mọc nhanh khác nhau nhƣ Bạch đàn, Keo,...[17]. 1.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng Keo tai tƣợng (Acacia mangium) còn có tên gọi khác là keo lá to, keo mỡ; là cây nguyên sản ở phía Bắc Queensland, Australia, ngoài ra còn có ở Irian Jaya, Maluku của Indonesia (Doran và Skelton, 1982) [6]. Keo tai tƣợng phân bố tự nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Indonesia. Ngày nay, loài cây này đƣợc mở rộng trồng ở nhiều nƣớc, điên hình nhƣ: Malaixia, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Nigiêria, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, vv. (Turnbull et al., 1998) Các khảo nghiệm xuất xứ ở một số nƣớc đã cho thấy biến dị di truyền về sinh trƣởng, độ thẳng thân và một số tính chất về cành là rất lớn, đặc biệt có sự khác biệt giữa 3 vùng phân bố tự nhiên khác nhau của Keo tai tƣợng (Papua New Guinea - PNG, Queensland - Qld và North Teritory - NT), cũng nhƣ có sự khác nhau rõ rệt giữa các xuất xứ của cùng một vùng địa lý. Sau này, các nghiên cứu về biến dị di truyền đƣợc chú trọng, nhằm cải thiện các tính trạng sinh trƣởng, chất lƣợng thân cây và tỷ trọng gỗ. Các kết quả đã chỉ ra rằng biến dị di truyền về sinh trƣởng và chất lƣợng thân cây của loài keo này biến động từ thấp tới trung bình (Nirsatmanto & Kurinobu, 2002; Arnold & Cuevas, 2003; Susumu & Rimbawanto, 2004). Nhìn chung, tƣơng quan di truyền giữa sinh trƣởng và chất lƣợng thân cây là tƣơng quan dƣơng (Arnold
- 4 & Cuevas, 2003), tức là cải thiện sinh trƣởng cũng đồng thời cải thiện chất lƣợng thân cây. Trong những năm 1980, các loài keo Acacia đã đƣợc đƣa vào thử nghiệm ở nhiều nƣớc vì những khả năng tốt của chúng. Nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippines với 7 loài cho thấy keo tai tƣợng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả 2 điểm thí nghiệm (Havmoller, 1989). Năm 1986, trên đảo Hải Nam – Trung Quốc tiến hành khảo nghiệm 20 xuất xứ của 8 loài keo ở tuổi thứ 2. Trong đó Keo tai tƣợng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu. Sau 2 năm tuổi Keo tai tƣợng sinh trƣởng D < 7,4 cm, H < 4,7 m. Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài keo đã đƣợc khảo nghiệm tại Thái Lan. Kết quả cho thấy sau 36 tháng tuổi tại 2 điểm thí nghiệm: Tại Ratchaouri, Keo tai tƣợng xuất xứ 13846 xếp thứ 9 có chiều cao 7,2m. Tại Saitheng, Keo tai tƣợng không nằm trong 10 xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu là vẫn là A. crassicarpa 13683 với chiều cao 18,4m [5]. Nghiên cứu về sinh trƣởng của các loài Keo Acacia và một số loài cây khác trên đất hoang hóa tại nhiều địa điểm ở Ấn Độ của Tewari (1994) đã khẳng định đƣợc tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài Keo sinh trƣởng trên đất bạc màu nhƣ: A.leptocarpa, A.torulosa,...[2] 1.1.2. Nghiên cứu về Keo lai Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tƣợng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis); đƣợc phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim tại Malaysia năm 1972 trong những hàng cây trồng ven đƣờng và đƣợc Pedkey (1978) nghiên cứu, xem xét các mẫu tiêu bản và xác nhận lại. Nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi (1991) chỉ ra sinh trƣởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, từ đời F2 trở đi, cây sinh trƣởng không
- 5 đồng đều và kém hơn cả Keo tai tƣợng. Do vậy, hầu hết nguồn giống keo lai đƣợc sản xuất từ cây hom hoặc nuôi cấy mô. Nghiên cứu cũng cho thấy độ đồng đều, độ tròn của thân cây,... đều tốt hơn giống bố mẹ và rất phù hợp với gây trồng thƣơng mại. Để nghiên cứu sự tăng trƣởng và năng suất của Keo lai ở vùng Caribê Colombia, các phƣơng trình độ nghiêng của khối lƣợng tổng thể và trên mặt đất cộng với sinh khối rễ thô đƣợc lắp phù hợp với đƣờng kính ngang ngực của cây. Kết quả cho thấy Keo lai là một loài rất hứa hẹn cho sản xuất gỗ, loại bỏ lƣợng khí cacbonic trong không khí và phục hồi đất vì nó phát triển rất nhanh thậm chí trên đất bị suy thoái. 1.1.3. Các nghiên cứu về Bạch đàn Bạch đàn hay Khuynh diệp có tên khoa học là Eucalyptus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), có nguồn gốc từ Australia. Hiện nay, có đến hơn 700 loài Bạch đàn đƣợc ghi nhận, trong đó có một số loài đƣợc tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan. Loài cây này đƣợc dẫn giống bằng hạt đem về Việt Nam vào khoảng thập niên 1950 với khoảng 10 loại khác nhau. Bạch đàn có thể trồng tập trung thành rừng hoặc trồng phân tán từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên [3]. Hàng trăm loài Bạch đàn (Eucalyptus) đã đƣợc khảo nghiệm ở nhiều nƣớc, song chỉ có ít loài và xuất xứ đƣợc chọn để gây trồng rộng rãi. Ở Công Gô, bằng phƣơng pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt 35m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Ở Brazil đã chọn lọc đƣợc giống Eucalyptus grandis đạt 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng, Ở Zimbabwe cũng đã chọn đƣợc giống E.grandis đạt 35-40m3/ha/năm, giống E.urophylla đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên tới 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikenmori, 1988) [16]
- 6 Kết quả nghiên cứu của Pandey. D (1983) về loài Bạch đàn Eucalyptus camaldulansis đƣợc trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô, chu kỳ kinh doanh dài 10 - 20 năm thì năng suất chỉ đạt 5 – 10 m3/ha/năm; nhƣng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì năng suất có thể đạt tới 30 m3/ha/năm. Nghiên cứu về mật độ trồng rừng Bạch đàn E.deglupta, Julian Evans (1992) cho thấy sau 5 năm, đƣờng kính bình quân tăng tỷ lệ nghịch với mật độ nhƣng tổng tiết diện ngang lại tỷ lệ thuận với mật độ. Điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lƣợng tăng trƣởng đƣờng kính thân cây cá thể cao hơn nhƣng trữ lƣợng lâm phần lại nhỏ hơn trồng với mật độ cao. [4] Bạch đàn urô có khả năng thích nghi với nhiều lập địa khác nhau và đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Bzazil, Bạch đàn trồng thuần loài có thể cho năng suất từ 70 – 90 m3/ha/năm (Zobel et al, 1983).[14] Với cây lai giữa Eucalyptus urophylla x Eucalyptus alba, năng suất rừng ở Pointte - Noire đạt đƣợc 17 - 20 m3/ha/năm; còn ở Loudima đã đạt đƣợc 32 - 35 m3/ha/năm. Kết quả thử nghiệm ở Dongmen - Trung Quốc cho thấy Eucalyptus urophylla cho sản lƣợng tƣơng đối cao. Rừng đƣợc bón phân, sau trồng 4 năm có thể đạt trữ lƣợng 78 m3/ha. 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu Trong những năm qua ở nƣớc ta, bên cạnh những cây bản địa đƣợc gây trồng nhƣ: Mỡ, Thông, Xoan, Lát hoa,... những loài cây mọc nhanh nhƣ các loài Keo, Bạch đàn cũng đƣợc quan tâm và tham gia vào tập đoàn cây trổng rừng công nghiệp. Nhiều nghiên cứu về giống, biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng công nghiệp đƣợc tiến hành nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng. Công tác cải thiện giống đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và đạt đƣợc những thành tự đáng kể, công nhận các giống quốc gia và tiến bộ kỹ thuật gồm: Keo: BV10, BV16, BV32, BV5, BV29, BV33, TB6, TB12, KL2, KL20,
- 7 KLTA3; Bạch đàn: UE24, UC80, UE27, CU91, UE73, UC1, UC2, UE3, UE23, UE33, UC75, CU90, UU8, vv Bên cạnh giống chất lƣợng tốt, thích nghi với lập địa thì các biện pháp kỹ thuật có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất cũng nhƣ chất lƣợng rừng nói chung và rừng trồng công nghiệp nói riêng. Giai đoạn 1992 - 1995, Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã tìm ra tổ hợp phân hữu cơ vi sinh để bón lót cho Bạch đàn vùng sông Bé là: 25g urê + 50g supe lân + 10g KCl + 100 đến 200g than bùn hoạt hóa, công thức cho bón thúc là: 75g urê + 125g supe lân. Với hai loài Keo tai tƣợng và Keo lá tràm, nhóm tác giả cũng đƣa ra công thức bón lót tốt nhất là: 100g NPK + 160g than bùn hoặc 100g NPK + 100g than bùn + Bo + Zn. Về mật độ trồng rừng, các tác giả đề xuất không nên trồng Bạch đàn thƣa (1111 cây/ha) tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển và không có lợi cho sinh trƣởng của cây trồng. Hai loài Keo trồng ở mật độ 1666 cây/ha sau 40 tháng cho năng suất cao nhất. Phƣơng thức cày rạch và bón phân hố trồng cho sinh trƣởng tốt hơn so với cày toàn diện và rải phân đều trên mặt đất. 1.2.2. Những nghiên cứu về Keo tai tượng Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trứơc Keo tai tƣợng (Acacia mangium) đã đƣợc đƣa vào gây trồng khảo nghiệm ở một số vùng sinh thái chính của nƣớc ta. Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa (1986) đã tiến hành tuyển chọn xuất xứ loài Keo Acacia đƣa ra kết luận loài Keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild) là loài triển vọng nhất. Khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tƣợng 54 tháng tuổi tại Đông Hà cho thấy xuất xứ tốt nhất là các dòng Ponyaki, Iron, Range và Gubam. Mặc dù kết quả khảo nghiệm về xuất xứ Keo tai tƣợng mới chỉ là kết luận ban đầu và cần đƣợc phát triển theo dõi ở các giai đoạn sau này, song các xuất xứ trên đã đƣợc nhân rộng trong cả nƣớc để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhìn chung keo Tai tƣợng ở phía Bắc sinh trƣởng kém hơn ở phía Nam.
- 8 Lê Đình Khả (1996) tăng trƣởng bình quân rừng trồng Keo tai tƣợng miền Bắc đạt 2m/năm về chiều cao và 2,5cm/năm về đƣờng kính, còn ở miền Nam các chỉ tiêu này là 2,5m/năm về chiều cao và 3cm/năm về đƣờng kính. Ngày nay, bên cạnh việc nguồn giống ngày càng đƣợc cải thiện về chất lƣợng một phần thì diện tích trồng Keo tai tƣợng cũng đƣợc mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc. Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi đƣợc với nhiều vùng lập địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dƣỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4-4,5. Cũng có thể sống đƣợc ở những vùng ngập úng, thoát nƣớc kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trƣởng kém và thƣờng phân cành sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trƣởng tốt nhất là trên đất sâu, ẩm và giầu dinh dƣỡng, thoáng khí và thoát nƣớc tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua [13]. Rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm rất tốt, nên Keo tai tƣợng nói riêng và các loài keo nói chung, ngoài việc sử dụng để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, còn đƣợc trồng ở những nơi có đất khô cằn, bị thoái hoá để tận dụng khả năng cải tạo đất của chúng. Bên cạnh đó, Keo tai tƣợng có khả năng tái sinh hạt rất tốt, có thể tận dụng khả năng đó sau khai thác luân kỳ 1 để phục hồi rừng mà không cần phải trồng lại. Rừng keo tai tƣợng trồng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 - 15 m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho 18 - 20, thậm chí đạt 25 m3/ha/năm. Nếu kết hợp kinh doanh gỗ xẻ sau 15-18 năm khai thác gỗ dùng để đóng đồ mộc cao cấp nhất là cho xuất khẩu thì càng có giá trị cao, cũng vì vậy mà những năm gần đây nhiều nơi đã rất chú trọng trồng Keo tai tƣợng nhất là ở các tỉnh phía Bắc nhƣ Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh,…. [13]. Ở Tây Bắc, mô hình phối hợp với Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình – VINAFOR tại Lƣơng Sơn, Hòa Bình, nơi có tầng đất sâu và ẩm, sau 7 năm
- 9 tuổi rừng keo tai tƣợng từ vƣờn giống đạt 26 m3/ha/năm, trong khi rừng trồng từ nguồn giống nhập nội chỉ đạt 22 m3/ha/năm, còn hạt giống đại trà chỉ cho năng suất 16 m3/ha/năm. Ở Đông Bắc (Cầu Hai, Phú Thọ) trên đất xấu, nghèo dinh dƣỡng hơn cũng cho thấy Keo tai tƣợng từ vƣờn giống có sinh trƣởng vƣợt trội so với giống nhập nội, sau 8 năm trồng trong khi lô giống từ vƣờn giống đạt 20 m3/ha/năm thì lô giống nhập nội chỉ đạt 17 m3/ha/năm và lô giống đại trà chỉ đạt 15 m3/ha/năm. Tƣơng tự, tại Ba Vì, Hà Nội, nơi đất xấu, tầng đất nông, bị đá ong hóa, nhiều đá lẫn, sau 5 năm mô hình keo tai tƣợng từ vƣờn giống đạt sản lƣợng 18 m3/ha/năm, vƣợt 13% so với giống nhập nội. Ở Bắc Trung Bộ (Cam Lộ, Quảng Trị) sau 2,5 tuổi rừng trồng keo tai tƣợng từ vƣờn giống đã đạt 20 m3/ha/năm và rừng trồng từ hạt nhập nội đạt 14 m3/ha/năm. Từ đây có thể thấy vai trò qua trọng của công tác chọn tạo và khảo nghiệm giống đối với sinh trƣởng cnxg nhƣ sản lƣợng rừng trồng sản xuất. 1.2.3. Nghiên cứu về Keo lai Ở Việt Nam, giống Keo lai tự nhiên đầu tiên đƣợc phát hiện từ năm 1992 tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ. Những cây lai này đã xuất hiện trong rừng Keo tai tƣợng với tỷ lệ khác nhau: 3 - 4% ở miền Nam, 4 – 5% ở Ba Vì. Tiếp theo đó, Lê Đình Khả và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống Keo lai, đồng thời đƣa vào khảo nghiệm một số giống cho năng suất cao dòng BV5, BV10, BV16,... Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu khảo nghiệm thành công các giống Keo lai dòng KL2, KL20, KLTA3, v.v… Theo Lê Đình Khả (1999) thì Keo lai có nhiều điểm ƣu việt so với các loài bố, mẹ, có ƣu thế lai rõ rệt về sinh trƣởng và một số tính chất khác, đồng thời có khả năng thích ứng và khả năng cải tạo đất khá hơn các loài bố mẹ. Giống lai tự nhiên này đƣợc phát hiện cả ở rừng tự nhiên và rừng trồng, đều
- 10 có những đặc tính vƣợt trội hơn so với bố mẹ nhƣ: sinh trƣởng nhanh, cành nhánh nhỏ, phân cành cao. Với một số dòng Keo lai đã chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,6-9,8m về chiều cao, 9,8-11,4cm về đƣờng kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm về lƣợng sinh trƣởng và 50-77m3/ha về sản lƣợng gỗ. Rừng Keo lai 7-8 tuổi đạt 150-200m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2 lần rừng Keo tai tƣợng và Keo lá tràm.[12] Khi nghiên cứu về sự thoái hóa và phân ly của Keo lai, Lê Đình Khả (1997) khẳng định không nên dùng hạt của Keo lai để trồng rừng do có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt ở đời F2. Vì vậy, để phát triển giống Keo lai vào sản xuất thì nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô sẽ đảm bảo cho cây con mang đầy đủ những ƣu thế lai đời F1. Hiện nay, nhiều dòng Keo lai đƣợc công nhận giống quốc gia: BV10, BV16, BV32. Các dòng BV5, BV29, BV33, TB6, TB12, KL2, KL20, KLTA3 đƣợc công nhận là giống tiến bộ lỹ thuật. Trong đó KL2, KL20, KLTA3 là 3 dòng đƣợc Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy tuyển chọn và nhân giống đƣa vào trồng rừng sản xuất trêm cả nƣớc. Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, Keo lai ở Việt Nam đã chứng minh đƣợc khả năng chịu đƣợc khô hạn, tăng trƣởng nhanh hơn và ƣu việt hơn các loại keo khác. Keo lai là giống cây phát triền nhanh nhất trong hệ thống các loài cây gỗ đƣợc dùng để trồng rừng ở Việt Nam hiện nay; biên độ sinh thái rộng, ngay cả trên đất cát nghèo dinh dƣỡng, Keo lai cũng phát triển. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nƣớc đều có thể trồng đƣợc. Lê Đình Khả và cộng sự (1993. 1995, 1997, 2006) điều tra sinh trƣởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi tại Ba Vì đã kết luận Keo lai sinh trƣởng nhanh hơn Keo tai tƣợng 1,2 – 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 – 1,8 lần về đƣờng kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng Nai), rừng trồng 3
- 11 tuổi Keo lai sinh trƣởng nhanh hơn Keo lá tràm tới 1,3 lần về chiều cao và 1,5 lần về đƣờng kính. Sinh trƣởng của Keo lai chịu ảnh hƣởng rõ rệt của điều kiện lập địa (chủ yếu là điều kiện thổ nhƣỡng), và chịu ảnh hƣởng của giống, nơi đất có độ phì cao và phù hợp với sinh trƣởng của loài (nhƣ keo lai tại Phú Lộc) có thể đạt năng suất 44-48 m3/ha/năm, sai khác sinh trƣởng giữa các dòng vô tính có thể tới 3,9 lần. [9] Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò quan trọng của các biện pháp thâm canh ảnh hƣởng đến năng suất rừng trồng. Thí nghiệm trồng thâm canh và quảng canh cho Keo lai và các loài bố mẹ tại Đông Hà (Quảng Trị) cho thấy sau khi trồng 32 tháng, ở công thức thâm canh Keo lai có thể đạt năng suất 27 m3/ha/năm, thì công thức quảng canh chỉ đạt 6 m3/ha/năm.(Lê Đình Khả.1999) [9]. Đoàn Ngọc Dao (2003) tiến hành khảo nghiệm tại Ba Vì ( Hà Tây cũ) ở phƣơng thức thâm canh Keo lai 78 tháng tuổi, chiều cao vút ngọn trung bình đạt 15 m, đƣờng kính ngang ngực trung bình đạt 14,3 cm; thể tích thân cây đạt 172,2 dm3/cây gấp 1,42 – 1,48 lần Keo tai tƣợng và 5,6 – 10,5 lần Keo lá tràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh (Hòa Bình) ở công thức thâm canh Keo lai 7 tuổi, Hvn trung bình 22,3 m, D1.3 trung bình 20,7 cm, thể tích đạt 383,1 dm3/cây. Trong khi ở công thức quảng canh Keo lai, Hvn trung bình 22,9 m, D1.3 trung bình 19,3 cm, thể tích đạt 344,2 dm3/cây. Khảo nghiệm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở đất đồi nghèo dinh dƣỡng, sau 6 năm tuổi ở công thức thâm canh Keo lai, Hvn trung bình đạt 15,5 m, D1.3 trung bình 11,7 cm, thể tích thân cây đạt 86,2 dm3/cây trong khi Keo tai tƣợng đạt 16,2 – 31,3 dm3/cây [5]. 1.2.3. Nghiên cứu về Bạch đàn Kết quả đề tài: “Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, tràm, thông và keo, giai đoạn 2 (2006-2010)” đã chọn đƣợc 13 dòng bạch đàn lai công nhận là giống Quốc gia và tiến bộ kỹ thuật là UE24, UC80, UE27, CU91, UE73, UC1, UC2, UE3, UE23, UE33, UC75, CU90, UU8 các giống
- 12 lai này đều có sinh trƣởng nhanh hơn các đối chứng U6, GU8, PN2 và PN14 ở giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 6. Các giống lai cho sinh trƣởng nhanh tại các tỉnh phía Bắc nhƣ Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình là CT, UP, US, UM (trong đó tổ hợp lai UP có sinh trƣởng nhanh và biến động về đƣờng kính, chiều cao thấp từ 7-11%). Các giống lai cho sinh trƣởng nhanh tại các tỉnh phía Nam (Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Bình Định, Cà Mau, An Giang) là CP, TP, CG (trong đó tổ hợp lai có sinh trƣởng nhanh nhất và đồng đều là CP và TP). Các giống lai cho sinh trƣởng nhanh cả phía Nam và Bắc là UE, UC, UG trong đó đặc biệt là giống lai giữa Bạch đàn uro với Bạch đàn liễu (UE) thể hiện ƣu thế lai về sinh trƣởng, chất lƣợng rất rõ trong những điều kiện môi trƣờng sống bất lợi và chúng có phạm vi thích ứng rộng hơn bình thƣờng. (Tây Nam bộ và Đông Nam bộ, năng suất đạt đƣợc 50-55m3/ha/năm cho các giống lai UE33, UE27, UE24) Viện Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu, chọn lọc và đƣợc Bộ NN&PTNT công nhận hơn 20 giống bạch đàn lai phù hợp với nhiều vùng sinh thái trên cả nƣớc, trong đó nổi bật là giống bạch đàn lai UP. Đây là giống lai giữa bạch đàn uro với bạch đàn pellita đang ngày càng đƣợc ƣa chuộng trong sản xuất. Sau 5 năm trồng ở vùng đất đồi Yên Thế, Bắc Giang và vùng khô hạn trên đất cát ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, rừng trồng bạch đàn lai UP đƣợc công nhận đạt năng suất từ 140 – 150 m3/ha, vƣợt trội so với các giống bạch đàn cũ trƣớc đây. Nhiều hộ nông dân ở Bắc Giang và Yên Bái cho biết trồng rừng bằng giống bạch đàn lai mới có thể thu 150 – 200 m3/ha sau 7 tuổi [14]. Trong những năm gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật, Bạch đàn mô đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn