intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng rừng giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn - huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng rừng giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn - huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hóa

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng rừng giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn - huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- ĐỖ VĂN GIÁP ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG GIỐNG QUẾ (Cinnamomum cassia Blume) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG ĐẰN HUYỆN THƯỜNG XUÂN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- ĐỖ VĂN GIÁP ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG GIỐNG QUẾ (Cinnamomum cassia Blume) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG ĐẰN HUYỆN THƯỜNG XUÂN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN Hà Nội, 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành lâm học khóa học 2011 - 2013, được sự cho phép của Trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Đào tạo sau đại học tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng rừng giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn - huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hóa’’ Trong quá trình thực hiện đề tài được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS- TS. Phạm Xuân Hoàn đến nay đề tài đã hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau Đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt thầy giáo PGS-TS. Phạm Xuân Hoàn người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn đã tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi trong thời gian tôi thực tập thu thập số liệu tại đây, cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến rừng giống Quế mà tôi đang nghiên cứu. Do thời gian thực hiện không nhiều, bản thân còn có nhiều hạn chế nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn trở nên hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2013 Tác giả Đỗ Văn Giáp
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v Danh mục các ký hiệu các cây giống ............................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................... 3 1.1.1 Những nghiên cứu về cây Quế trên thế giới ..................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4 1.2.1. Các nghiên cứu về giống cây trồng .................................................. 4 2.1.2. Những nghiên cứu về cây Quế Việt Nam ......................................... 8 1.3. Tổng quan về cây Quế ở Thanh Hóa .................................................... 16 Chương 2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, GIỚI HẠN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 19 2.1. Mục tiêu và giới hạn của đề tài: ............................................................ 19 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 19 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19 2.1.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu.................................................... 19 2.2. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu ....................................... 19 2.2.1. Quan điểm: ...................................................................................... 19 2.2.2. Phương pháp luận: .......................................................................... 19 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
  5. iii 2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá cây trội và xác định cây trội trong khu vực nghiên cứu. ................................................................................................ 20 2.3.2. Thử nghiệm nhân giống bằng hạt của cây trội đã được lựa chọn... 20 2.3.3. Kỹ thuật trồng rừng giống Quế hữu tính ........................................ 20 2.3.4. Đánh giá sinh trưởng của cây Quế theo các gia đình trong rừng giống.......................................................................................................... 20 2.3.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao chất lượng rừng giống. .............................................................. 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp: ...................................... 21 2.4.2. Phương pháp điều tra hiện trường: ................................................. 21 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................. 21 Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................... 22 3.1. Lược sử đối tượng nghiên cứu .............................................................. 22 3.1.1. Đặc điểm sinh vật học..................................................................... 22 3.1.2. Đặc điểm sinh thái học.................................................................... 22 3.1.3. Đặc tính quần thể. ........................................................................... 24 3.1.4. Giá trị sử dụng ................................................................................ 25 3.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 25 3.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 25 3.2.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 26 3.2.3. Địa chất, đất đai .............................................................................. 27 3.2.4. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................ 27 3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 28 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30 4.1. Tiêu chuẩn đánh giá cây trội và xác định cây trội trong khu vực nghiên cứu. ............................................................................................................... 30
  6. iv 4.2. Kết quả nhân giống bằng hạt của cây trội đã được lựa chọn. ............... 30 4.3. Kỹ thuật trồng rừng giống Quế hữu tính: ............................................. 34 4.4. Kết quả theo dõi và đánh giá sinh trưởng của gia đình theo từng gia đình. 37 4.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao chất lượng rừng giống. .......................................................................... 74 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ A Tuổi lâm phần Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Doo (cm) Đường kính gốc vị trí 0.0 (m) D1,3 (cm) Đường kính ở vị trí 1,3m Dt (m) Đường kính tán (m) Dt( Đ-T) Đường kính tán theo hướng Đông - Tây Dt( N-B) Đường kính tán theo hướng Nam –Bắc ĐTC Độ tàn che Hvn (m) Chiều cao vút ngọn (m) KHKT&KTLN Khoa học kỹ thuật và Kinh tế lâm nghiệp e là hàm logarit tự nhiên exp hàm mũ của e N (cây) Số cây NXB Nhà xuất bản NPV Lải suất ròng Pv Suất tăng trưởng của vỏ TB Trung bình TCN Tiêu chuẩn ngành % Tỷ lệ phần trăm
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CÂY GIỐNG Ký hiệu TT Tên cây mẹ (Số hiệu gia đình) 1 Xã Xuân Cao cây số 10 XC 10 2 Xã Xuân Cao cây số 40 XC 40 3 Xã Xuân Cao cây số 48 XC 48 4 Xã Xuân Cao cây số 107 XC 107 5 Xã Xuân Cao cây số 121 XC 121 6 Xã Xuân Cao cây số 141 XC 141 7 Xã Xuân Cao cây số 148 XC 148 8 Xã Xuân Cao cây số 157 XC 157 9 Xã Xuân Cao cây số 162 XC 162 10 Xã Xuân Cao cây số 195 XC 195 11 Xã Ngọc Phụng cây số 01 NP 01 12 Xã Ngọc Phụng cây số 02 NP 02 13 Xã Ngọc Phụng cây số 03 NP 03 14 Xã Ngọc Phụng cây số 05 NP 05 15 Xã Ngọc Phụng cây số 06 NP 06 16 Xã Ngọc Phụng cây số 15 NP 15 17 Xã Ngọc Phụng cây số 24 NP 24 18 Xã Ngọc Phụng cây số 31 NP 31 19 Xã Ngọc Phụng cây số 34 NP 34 20 Xã Ngọc Phung cây số 46 NP 46 21 Xã Tân Thành cây số 48 TT 48
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.3 Diện tích trồng quế ở Thanh Hóa 17 3.1 Một số chỉ tiêu khí tượng-thủy văn tại khu vực nghiên cứu 28 4.1 Tổng hợp tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống 31 4.2 Tỷ lệ cây chết qua các năm 38 4.3 So sánh sinh trưởng của các gia đình lấy từ 21 cây mẹ 39
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ quy trình xây dựng vườn giống 5 4.1 Biểu đồ tỷ lệ nẩy mầm của một số cây trội thử nghiệm 32 4.2 Tỷ lệ cây chết từ năm 2009-2012 38 Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn, Dt các gia đình được 4.3 40 chọn lọc từ 21 cây trội Biểu đồ so sánh sinh trưởng Doo (cm) các gia đình được 4.4 40 chọn lọc từ 21 cây trội 4.5 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình XC-10 42 4.6 Sinh trưởng Doo của gia đình XC-10 42 4.7 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình XC-40 44 4.8 Sinh trưởng Doo của gia đình XC-40 44 4.9 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình XC-48 45 4.10 Sinh trưởng Doo của gia đình XC-48 46 4.11 Sinh trưởng Hvn, Dt của cây giống XC- 107 47 4.12 Sinh trưởng Doo của cây giống XC- 107 47 4.13 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình XC – 121 48 4.14 Sinh trưởng Doo của gia đình XC – 121 49 4.15 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình XC-141 50 4.16 Sinh trưởng Doo của gia đình XC-141 50 4.17 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình 148 51 4.18 Sinh trưởng Doo của gia đình 148 52 4.19 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình 157 53 4.20 Sinh trưởng Doo của gia đình 157 53 4.21 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình 162 54 4.22 Sinh trưởng Doo của gia đình 162 55
  11. ix 4.23 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-195 56 4.24 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-195 56 4.25 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-01 57 4.26 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-01 58 4.27 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-02 59 4.28 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-02 59 4.29 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-03 60 4.30 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-03 61 4.31 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-05 62 4.32 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-05 62 4.33 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-06 63 4.34 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-06 64 4.35 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-15 65 4.36 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-15 65 4.37 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-24 67 4.38 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-24 67 4.39 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-31 68 4.40 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-31 69 4.41 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-34 70 4.42 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-34 70 4.43 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình NP-46 72 4.44 Sinh trưởng Doo của gia đình NP-46 72 4.45 Sinh trưởng Hvn, Dt của gia đình TT-48 73 4.46 Sinh trưởng Doo của gia đình TT-48 74 4.47 Hình ảnh gia đình của cây mẹ XC10 75 4.48 Hình ảnh gia đình của cây mẹ TT48 75
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm qua, do chạy theo mục tiêu kinh tế trước mắt và do không được quản lý chặt nên nhiều loài cây có giá trị kinh tế đặc biệt như Trầm hương (Aquilaria crassna), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Hoàng đàn (Cupressus torulosa)... đã bị khai thác kiệt quệ, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các loài cây có giá trị kinh tế cao như Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Gụ (Sindora cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Nghiến (Parapentace tonkinense), Đinh (Markhamia indica), Lõi thọ (Gmelina arborea), Giổi (Michelia spp) v.v... đang bị tàn phá nặng nề, đến nay hầu như chỉ còn lại một số ít cây rải rác trong rừng. Vì vậy các rừng tự nhiên của ta hầu như không còn nhiều các loài cây có giá trị kinh tế cao. Chính vì đã có rất nhiều cây bản địa có nhiều lợi ích kinh tế cao, đang rơi vào suy thoái và mất dần trên chính nơi nó sinh ra, trong đó có loài Quế (Cinnamomum cassia Blume) là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao đang đứng trước tình trạng suy thoái về số lượng và chất lượng. Quế (Cinnamomum cassia Blume) là một loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, sản phẩm thu hoạch từ Quế không chỉ là gỗ mà là vỏ và các bộ phận khác như gỗ, cành lá, rễ....Đặc điểm nổi bật của Quế là mỗi bộ phận của Quế đều có tinh dầu. Sản phẩm của cây Quế được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, thực phẩm, nguyên liệu y dược và trong sản xuất công nghiệp. Tinh dầu Quế là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao mà hiện nay đang được ưa chuộng, gỗ Quế có thể làm đồ gỗ gia dụng và các công trình tạm thời. Cũng như các loài cây lâm nghiệp khác Quế còn có tác dụng phòng hộ, cải tạo môi trường. Đặc biệt cây Quế còn có khả năng tiết ra một số chất diệt khuẩn rất tốt làm cho môi trường trong sạch tạo cảnh quan môi trường sinh thái du lịch.
  13. 2 Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn là khu vực cây Quế bản địa phát triển đặc trương cho khu vực Thường Xuân nói riêng và Thanh Hoá nói chung. Vì thế có thể nói vấn đề bảo nghiên cứu bảo tồn giống quế phục vụ cho công tác trồng rừng nơi đây là một nhu cầu thiết thực đang được nhiều người quan tâm. Để góp phần tìm ra cơ sở cho chọn lọc cây trội Quế cho sản lượng vỏ cao, tạo ra giống cung cấp nguồn hạt giống với chất lượng di truyền cao phục vụ trồng rừng kinh tế chất lượng cao nhằm bảo tồn giống cây đặc sản của Thanh Hoá tôi thực hiện đề tài: Đánh giá sinh trưởng rừng giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) tại Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đằn huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa.
  14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Những nghiên cứu về cây Quế trên thế giới Trên thế giới Quế được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Sri Lanca. Quế Ấn Độ (được gọi là cây teijat vùng Hindi) có tên khoa học là Cinnamomum tamala Nees, là loài cây nhỏ, thường xanh. Lá loài cây này có nóng, mùi vị như hành và nhẹ như hạt tiêu, được sử dụng phổ biến rộng rải trong dân chúng vùng phía Bắc Ấn Độ như một thứ gia vị chủ yếu để chế biến thức ăn cho người. Cinnamomum tamala Nees phân bố ở hầu hết các vùng Himalaya Nhiệt đới và cận Nhiệt đới, mở rộng đến vùng Đông Bắc Ấn Độ, có mặt ở độ cao trên 2000m. Loài này cũng mọc ở Neepal, Bănglađet và Myanma. Quế Indonesia cây Quế có tên khoa học là Cinnamomun burmannii Ness hay còn gọi là quế Java, quế Fagot, quế Padang, quế Batavia, quế Korintji, hay quế Vera. Quế Indonesia mọc ở Sumatơra, Java, bán đảo Jambi và mở rộng đến tận vùng Timor, phân bố từ mặt nước biển đến độ cao 2000m. Trung tâm chính gây trồng Quế là Jambi và Đông Sumatơra có diện tích mỗi vùng khoảng 59.490 ha và 28.893 ha, sản lượng tương ứng khoảng 20.185 và 18.525 tấn vỏ. Năm 1999 đã có123.979 ha Quế sản xuất 42.590 tấn vỏ, chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài, thị trường chính là Mỹ, Đức và Hà Lan. Ở Trung Quốc, Quế Bình là địa phương trồng Quế nhiều nhất tỉnh Quảng Tây với khoảng 40% tổng diện tích đất rừng. Riêng Quế chiếm 6.800 ha ở 10 xã của huyện Quế Bình. Sản lượng vỏ hàng năm là 1000 tấn và 70 tấn tinh dầu. Ở đây Quế được trồng hổn giao với Hồi và sau khi khai thác Quế để lại Hồi. Tại Ngô Châu, Quảng Tây nơi có khí hậu rất gần với Việt Nam vì vậy
  15. 4 ở đây rất thích hợp để trồng Quế, Hồi, Bạch đàn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Ngô Châu khoảng 924.000 ha trong đó đất trồng Quế là 50.000 ha. Quế là loài cây trồng truyền thống của địa phương này. Vỏ quế và tinh dầu quế là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ngô Châu. Năm 1970, Trung Quốc nhập giống Quế Thanh Hóa của Việt Nam về trồng song do không phát triển được nên hiện nay chủ yếu sử dụng giống của địa phương, 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về giống cây trồng Ở Việt Nam nhờ có một số giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý mà năng xuất các loài cây nông nghiệp đã tăng gấp đôi so với những năng 1950 như năng suất lúa ngô. Trong lâm nghiệp do cây rừng có đời sống dài ngày, lâu ra hoa kết quả, sản phẩm của nó lại không thực sự bức thiết với đời sống con người, nên chọn giống cây rừng ở bất kỳ nước nào cũng lạc hậu hơn so với chọn giống trong nông nghiệp. Thậm chí có người còn cho rằng chọn giống cây rừng - những cây có chu kỳ sống rất dài là điều không thực tế. Điều này nói lên công tác chọn giống lại càng quan trọng. Dù trồng rừng sản xuất hay trồng rừng phòng hộ đều phải có giống tốt. Giống tốt là giống đáp ứng được mục tiêu kinh tế cao, phù hợp với nơi trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại. Muốn có giống tốc chất lượng di truyền cao thì các nhà chọn giống phải tuân thủ nghiệm ngặt các bước theo quy trình: - Tuyển chọn loài - Tuyển chọn xuất xứ và xây dựng rừng giống - Tuyển chọn cây trội - Khảo nghiệm hậu thế và xây dựng rừng giống giống. Điều này có thể mô phỏng qua quy trình chọn giống bằng sơ đồ sau:
  16. 5 Khảo nghiệm Khảo nghiệm loài xuất xứ Chọn lọc cây trội (chọn loài) (Chọn xuất xứ) Rừng giống Khảo nghiệm hậu thế Rừng trồng Giống Hình 1.1. Sơ đồ quy trình xây dựng vườn giống Sơ đồ trên cho thấy: Sau khi chon được loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và xuất xứ phù hợp với hoàn cảnh sinh thái của các vùng sản xuất, công việc tiếp theo là chọn lọc cây trội để rồi xây dựng giống, rừng giống phục vụ sản xuất đại trà. Từ rừng giống mới này lại tiếp tục chọn lọc cây trội để xây dựng giống, rừng giống cung cấp cho trồng rừng tiếp theo. Cứ như thế việc làm này được thực hiện, liện tục qua nhiều thế hệ, nhờ đó năng suất rừng không ngừng được cải thiện và nâng cao. Việc đưa một số giống mới vào gây trồng một cách ồ ạt như các loài Bạch đàn urô, Bạch đàn trắng Caman, Bạch đàn trắng têrê, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông caribê... đang tạo nên những năng suất mới, song do không giữ được rừng giống mới nên hàng năm chúng ta vẫn phải nhập giống rất tốn kém. Mặt khác việc gây trồng các loài cây này cũng làm cho người ta
  17. 6 quên đi việc sử dụng các giống cây bản địa cho trồng rừng, mà trước đây được coi là có giá trị, làm nghèo đi khả năng sử dụng các vốn gen sẵn có ở nước ta. Việc sử dụng một số loài cây trong nước vào trồng rừng trên quy mô lớn như Bồ đề, Thông ba lá, Thông nhựa... cũng làm chúng ta chỉ chú ý đến những vốn gen đang được sử dụng mà quên đi những vốn gen sẵn có. Hơn nữa, tại rừng trồng thì tính mềm dẻo di truyền của chúng cũng giảm bớt, nền tảng di truyền bị thu hẹp lại. Vì vậy mà hiện nay các nhà chọn giống cây trồng trên thế giới đang tập trung sự chú ý của mình vào việc điều tra khảo sát và sử dụng các vốn gen hoang dại ở các nước nhiệt đới. Do đó, bảo tồn nguồn gen ngoài việc dùng cho công tác giống trước mắt còn nhằm lưu giữ các vốn gen mà tuy hiện nay chưa được quan tâm song lại có ý nghĩa rất lớn trong những chương trình cải thiện giống dài hạn sau này. Việc bảo tồn nguồn gen cây rừng nhằm duy trì tính đa dạng di truyền cần thiết, tạo lập một nền tảng di truyền đủ lớn phục vụ cho công tác cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác, góp phần tăng năng suất rừng theo mục tiêu kinh tế và tăng tính chống chịu của chúng với các điều kiện bất lợi là hết sức cần thiết (Lê Đình Khả, 1990). Bảo tồn nguồn gen là một hoạt động không thể thiếu trong công tác cải thiện giống cây rừng. Mục đích chính của bảo tồn nguồn gen là giữ được vốn gen lâu dài cho công tác cải thiện giống, nên bảo tồn nguồn gen cho bất cứ một loài động thực vật nào trước hết cũng là lưu giữ các đa dạng di truyền vốn có của chúng để làm nền cho công tác chọn giống. Đặc điểm của nguồn gen cây rừng nhiệt đới là có rất nhiều chủng loại, trong đó có một số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết giá trị sử dụng của chúng, số loài được gây trồng và sử dụng không nhiều, cây rừng có đời sống
  18. 7 dài ngày, khu phân bố rộng với nhiều biến dị chưa được biết. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen cây rừng còn có nét đặc thù là phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính. Trước hết cần xác định nguồn gen là gì? theo "quy chế về quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật" được Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành ngày 30/12/1997 thì nguồn gen là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận của chúng mang thông tin di truyền sinh học, có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật”. Từ định nghĩa này có thể thấy rõ bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn các vật thể mang thông tin di truyền, những vật liệu ban đầu có khả năng tạo ra giống mới. Điều quan trọng khi bắt tay vào bảo tồn nguồn gen là phải xác định được mục tiêu bảo tồn. Mục tiêu khác nhau thì phương pháp bảo tồn và đối tượng bảo tồn cũng khác nhau. Cho đến nay, mục tiêu bảo tồn trong nông nghiệp bao giờ cũng được xác định là để sử dụng cho công tác chọn giống và gây giống trước mắt và trong tương lai. Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen bao giờ cũng được tập trung giải quyết cho các loài cây trồng chủ yếu (gồm các dạng trồng trọt và hoang dại) mà không bảo tồn cho các loài cây cỏ không có nghĩa kinh tế. Ví dụ, trong chương trình bảo tồn hiện nay của ngành nông nghiệp ở nước ta, người ta mới tập trung vào các dạng biến dị của các loài cây chủ yếu như Lúa, Ngô, Đậu đỗ, Khoai tây. Trong cây công nghiệp mới chỉ có tập trung bảo tồn cho các dạng khác nhau của cây Cao su, Cà phê. Trong chăn nuôi người ta tập trung bảo tồn cho các dạng biến di di truyền của gà, vịt và lợn là những vật nuôi quan trọng nhất. Ở đâu và bao giờ thì bảo tồn gen cũng nhằm sử dụng
  19. 8 cho công tác giống trước mắt và lâu dài có hiệu quả hơn. Vì vậy, bảo tồn nguồn gen bao gồm việc bảo tồn các sinh vật nguyên vẹn lẫn những bộ phận được dùng cho lai giống và nhân giống. Trong lâm nghiệp việc bảo tồn nguồn gen còn hết sức non trẻ, song bảo tồn nguồn gen cũng phục vụ cho công tác giống trước mắt và trong tương lai, cho sử dụng trong nước và cho trao đổi quốc tế. Vì vậy các nước đã hoạt động bảo tồn nguồn gen cây rừng cũng chỉ tập trung cho những loài cây có giá trị kinh tế nhất hoặc một số loài cây quý hiếm đặc biệt. Bảo tồn in situ là bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên di truyền với cả hệ sinh thái như chúng hiện có trong thiên nhiên, là hình thức lý tưởng trong bảo tồn nguồn gen và phải được tiến hành bất cứ lúc nào có thể được. Trong điều kiện nước ta bảo tồn in situ được thực hiện tốt nhất là ở các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Hiện nay ở nước ta đã xây dựng được 88 khu rừng đặc dụng gồm 10 Vườn quốc gia, 47 khu bảo vệ thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá phong cảnh (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1996, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997). Bảo tồn in situ là bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền của các loài cây mục đích "tại chỗ" trong các hệ sinh thái tự nhiên hoặc nguyên gốc mà chúng đã tồn tại trước đó, hoặc trên lập địa trước đây đã có hệ sinh thái ấy. Mặc dầu bảo tồn in situ phần lớn được áp dụng cho các quần thể được tái sinh tự nhiên, song bảo tồn in situ vẫn có thể bao gồm việc tái sinh nhân tạo vào bất cứ lúc nào mà việc gây trồng được thực hiện trên cùng một diện tích ở nơi đã thu hái hạt hoặc vật liệu giống (Tewari, 1993). 2.1.2. Những nghiên cứu về cây Quế Việt Nam Năm 1928 trong công trình “Cây giống phổ biến ở Đông Dương” J.Lan cho rằng cây Quế được sử dụng từ thời người Hebre, Hy Lạp, La mã. Cho đến những năm 1770 người ta vẫn sử dụng vỏ từ những cây hoang dại,
  20. 9 đến năm 1896 Quế mới được trồng (Nguồn Phạm Xuân Hoàn – 2001). Sery.R.W- 1954 trong cuốc sách “Cây cho đời” đã viết rằng Cassia hay là Quế Trung Quốc là một cây lấy dầu quý lấy từ thân Cinnamomun Casia ở Châu Á thuộc họ Long não (Lauraceae).Vulft.E.V và Maleva O.P, 1969 nghiên cứu về họa Long não cũng cho rằng cây Quế Trung Quốc Cinnamomun chinense Blume phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á được dùng làm gia vị và thuốc. Quế là một loại gia vị được dùng từ lâu năm trong nhân dân. Quế được dùng làm thuốc chữa bệnh và dầu xoa bóp, tinh dầu hay trong công nghiệp thực phẩm, làm bánh kẹo, đồ uống cao cấp (Nguyễn Hải Khoát, 1981). Tinh dầu Quế được cất từ lá, vỏ trong đó tinh dầu từ vỏ có chất lượng cao. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế thay đổi từ 0,5 đến 5% và trung bình là 1 – 2%, trong lá 0,5 – 0,6%, trong cành 0,3- 0,33%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu Quế là Andehyd cinnamic với hàm lượng từ 65 – 95%, và tùy vào nguồn gốc, thành phần thì giá trị thay đổi, cho nên khi nói đến tinh dầu Quế phải nói rỏ Quế được lấy từ vùng nào và từ bộ phận nào trên thân cây (Đỗ Tất Lợi – 1985). Hàm lượng tinh dầu Quế phụ thuộc vào địa điểm, tuổi cây, thời gian lấy mẩu, các bộ phận trong cây, và cả vị trí lấy mẩu trên cây. Hàm lượng tinh dầu trung bình trong Quế Yên Bái là 2.95% cao hơn Quế Quảng Ninh (2.03%) và Quế Thanh Hóa, tuy nhiên Quế từ 2 vùng này vẫn đạt tiêu chuẩn làm thuốc và gia vị (Dược điển Việt Nam quy định 1%), ở các tuổi thấp (7-8) tuổi cũng tuân theo quy luật trên. Khi tuổi càng tăng lên thì hàm lượng tinh dầu tăng tương ứng, hàm lượng tinh dầu ở cây nhỏ tuổi thường thấp hơn hàm lượng tinh dầu ở cây lớn tuổi. Hàm lượng tinh dầu ở các bộ phận khác nhau trong một cây cũng khác nhau: Ở quả: 6.57%/PK và 1,48-3,46%/PT; vỏ: 2,05%; lá: 1,89%; cành nhỏ:1,36%; cành to: 0,84%. Mặt khác trong cùng một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0