intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến phân bố của một số loài Vượn tại Việt Nam

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được ảnh hưởng tiềm tàng của BĐKH đến vùng phân bố củamột số loài Vượn mào thuộc giống Nomasus; xác định được các khu vực phân bố thích hợp trong tương lai của một số loài Vượn; xác định được các khu vực ưu tiên bảo tồn cho nhóm loài Vượn dưới ảnh hưởng của BĐKH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến phân bố của một số loài Vượn tại Việt Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Văn Dũng
  2. ii LỜI CẢM ƠN Báo cáo này là kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của BĐKH đến phân bố của một số loài vượn có phân bố ở Việt Nam. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Tiến Thịnh, người Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, và giúp đỡ tác giả về chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu và thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS.Nguyễn Đắc Mạnh, Ths. Giang Trọng Toàn đã góp ý cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Đồng thời, tác giả xin cảm ơn các Thầy, cô trong Bộ môn Động vật rừng, khoa QLTNR&MT đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả thực hiện đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả. Mặc dù tác giả đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2016 Tác giả Trần Văn Dũng
  3. iii MụC LụC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3 1.1. Họ Vượn - Hylobatidae .................................................................................... 3 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới vùng phân bố của các loài động vật hoang dã và với các loài Vượn................................................................................. 7 1.3. Mô hình ổ sinh thái ........................................................................................... 8 1.4. Mô hình Entropy cực đại (MaxEnt) trong xây dựng bản đồ phân bố của các loài ........................................................................................................................ 10 1.5. Dữ liệu về khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu........................................ 12 Chương 2MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 15 2.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 15 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 15 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 15 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 15 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 15 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 16 2.4.1. Cách tiếp cận ............................................................................................... 16 2.4.2. Thu thập, kế thừa tài liệu ............................................................................. 16
  4. iv 2.4.3. Thu thập dữ liệu phân bố ............................................................................. 17 2.4.4. Dữ liệu về môi trường (biến khí hậu) ........................................................... 18 2.4.5. Xử lý số liệu ................................................................................................ 20 Chương 3ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................ 25 3.1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam .................................................................... 25 3.1.1. Khu vực Tây Bắc ......................................................................................... 28 3.1.2. Khu vực Bắc Trung Bộ ................................................................................ 29 3.1.3. Khu vực Tây Nguyên ................................................................................... 31 3.1.4. Khu vực Đông Nam Bộ ............................................................................... 32 3.2. Điều kiện tự nhiên của CHDCND Lào ............................................................ 33 3.3. Điều kiện tự nhiên của Campuchia ................................................................. 35 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 37 4.1. Ảnh hưởng của BĐKH đến vùng phân bố của loài Vượn đen má trắng........... 37 4.1.1. Dữ liệu về sự có mặt của loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys Ogilby, 1840) ........................................................................................................ 37 4.1.2. Mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài Vượn đen má trắng ở thời điểm hiện tại .................................................................................................................. 45 4.1.3. Mức độ thay đổi vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT theo các kịch bản biến đổi khí hậu ..................................................................................................... 48 4.1.4. Mức độ thay đổi vùng phân bố phù hợp của loài VĐMT ở Việt Nam .......... 58 4.1.5. Mức độ ưu tiên trong bảo tồn VĐMT của các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam..... 66 4.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến vùng phân bố của loài Vượn má vàng phía nam .. 67 4.2.1. Dữ liệu về sự có mặt của loài Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae (Thomas, 1909) ..................................................................................................... 67 4.2.2. Mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN ở thời điểm hiện tại ... 73 4.2.3. Mức độ thay đổi vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN theo các kịch bản biến đổi khí hậu ..................................................................................................... 75 4.2.4. Mức độ thay đổi vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN ở Việt Nam ...... 84
  5. v 4.2.5. Mức độ ưu tiên trong bảo tồn VMVPN của các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam có loài VMVPN cư trú .................................................................................. 92 4.3. Sử dụng mô hình ổ sinh thái nghiên cứu vùng phân bố thích hợp của một số loài Vượn tại Việt Nam ......................................................................................... 93 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu BTĐDSH QG Bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia BTTN Bảo tồn thiên nhiên BTTNVH Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Cs Cộng sự DEM Digital Elevation Model ENM Mô hình ổ sinh thái Ha Hecta IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KBVCQ Khu bảo vệ cảnh quan KBTĐVHD Khu bảo tồn động vật hoang dã KBTL&SC Khu bảo tồn loài và sinh cảnh KDTTN Khu dự trữ thiên nhiên NBCA National Biodiversity Conservation Area NXB Nhà xuất bản RCPs Representative Concentration Pathways SBCA Khu bảo tồn đa dạng sinh học Seima VĐMT Vượn đen má trắng VMVPN Vượn má vàng phía nam VMVPB Vượn má vàng phía bắc VQG Vườn quốc gia
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Một số mô hình ổ sinh thái phổ biến và loại dữ liệu sử dụng 10 Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất và mực nước 1.2 13 biển theo các RCPs 1.3 Lượng khí CO2 tích lũy từ năm 2012-2100 của các RCPs 14 2.1 Bảng thu thập dữ liệu tọa độ các điểm ghi nhận sự xuất hiện các loài 18 2.2 Các biến khí hậu được sử dụng 19 2.3 Các thang phân chia mức độ thích hợp của vùng phân bố 22 3.1 Thông tin về các VQG và KBT chính ở vùng Tây Bắc 29 3.2 Thông tin về các khu rừng đặc dụng chính ở vùng Bắc Trung Bộ 30 3.3 Thông tin về các rừng đặc dụng chính ở vùng Tây Nguyên 31 3.4 Thông tin về một số khu rừng đặc dụng chính ở vùng Đông Nam Bộ 32 Các điểm ghi nhận được loài VĐMT ở Việt Nam trước năm 1992 4.1 39 theo Nisbett và cs, 1993 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT 4.2 51 theo kịch bản RCP 4.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT 4.3 53 theo kịch bản RCP 8.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT 4.4 55 trong khu vực cư trú hiện nay theo kịch bản RCP 4.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT 4.5 57 trong vùng cư trú hiện nay (RCP 8.5) Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp tại các khu rừng 4.6 đặc dụng ở Việt Nam hiện nay còn có VĐMT cư trú theo kịch bản 64 RCP 4.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp tại các khu rừng 4.7 65 đặc dụng ở Việt Nam hiện nay còn có VĐMT cư trú theo kịch bản
  8. viii RCP 8.5 Mức độ ưu tiên trong bảo tồn VĐMT của các khu rừng đặc dụng ở 4.8 66 Việt Nam dưới ảnh hưởng của BĐKH Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN 4.9 78 theo kịch bản RCP 4.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN 4.10 79 theo kịch bản RCP 8.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp trong khu vực cư 4.11 83 trú hiện tại của loài VMVPN theo kịch bản RCP 4.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp trong vùng cư trú 4.12 84 hiện tại của loài VMVPN theo kịch bản RCP 8.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp tại các khu rừng đặc 4.13 91 dụng ở Việt Nam hiện nay còn có VMVPN cư trú theo kịch bản RCP 4.5 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp tại các khu rừng đặc 4.14 91 dụng ở Việt Nam hiện nay còn có VMVPN cư trú theo kịch bản RCP 8.5 Mức độ ưu tiên trong bảo tồn loài VMVPN của các khu rừng đặc 4.15 92 dụng ở Việt Nam dưới ảnh hưởng của BĐKH
  9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang 1.1 Phân bố của các loài Vượn thuộc giống Nomascus 5 1.2 Vượn đen má trắng (cá thể đực) 6 1.3 Vượn má vàng phía nam 7 Ví dụ về mô hình phân bố tiềm năng của loài dựa trên các điều kiện 1.4 9 về khí hậu và dữ liệu phân bố thực tế của loài Ví dụ minh họa xác định vị trí của các đàn Vượn thông qua các điểm 2.1 17 nghe 2.2 Xác định vị trí đàn Vượn theo phương pháp phỏng vấn 18 2.3 Tọa độ các điểm có mặt của loài chuẩn bị cho phần mềm MaxEnt 20 2.4 Giao diện phần mềm MaxEnt 21 3.1 Hệ thống các khu RĐD ở Việt Nam 27 3.2 Các NBCAs tại Lào 34 3.3 Các khu bảo tồn ở Campuchia 36 4.1 Các vị trí được ghi nhận có VĐMT cư trú 38 Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài Vượn đen má 4.2 46 trắng ở thời điểm hiện tại Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT ở thời 4.3 49 điểm hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT vào năm 2050 4.4 49 (RCP4.5) Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT vào năm 2070 4.5 49 (RCP4.5) Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT ở thời 4.6 52 điểm hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2050 4.7 52 (RCP8.5)
  10. x Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2070 4.8 52 (RCP8.5) Bản đồ các khu vực phân bố thích hợp của loài VĐMT trong vùng 4.9 54 cư trú hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT vào năm 2050 4.10 54 (RCP4.5) trong vùng cư trú hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT vào năm 2070 4.11 54 (RCP4.5) trong vùng phân bố hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT trong vùng cư trú hiện 4.12 56 tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT vào năm 2050 4.13 56 (RCP8.5) trong vùng cư trú hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT vào năm 2070 4.14 56 (RCP8.5) trong vùng cư trú hiện tại 4.15 Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT tại Việt Nam 59 Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2070 4.16 59 (RCP4.5) ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2070 4.17 59 (RCP8.5) ở Việt Nam Biểu đồ độ cao trung bình vùng phân bố thích hợp loài VĐMT theo 4.18 60 các kịch bản BĐKH Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT trong một số khu 4.19 62 rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2050 4.20 62 (RCP4.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2070 4.21 62 (RCP4.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT trong một số khu 4.22 63 rừng đặc dụng ở Việt Nam
  11. xi Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2050 4.23 63 (RCP8.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT năm 2070 4.24 63 (RCP8.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam 4.25 Các vị trí ghi nhận có VMVPN cư trú 68 Bản đồ mô phỏng vùng phân bố của loài VMVPN ở thời điểm hiện 4.26 74 tại Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN ở thời 4.27 76 điểm hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN vào năm 2050 4.28 76 (RCP4.5) Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN vào năm 2070 4.29 76 (RCP4.5) Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN ở thời 4.30 77 điểm hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN vào năm 2050 4.31 77 (RCP8.5) Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN vào năm 2070 4.32 77 (RCP8.5) Bản đồ mô phỏng các khu vực phân bố thích hợp của loài VMVPN 4.33 81 trong các khu vực cư trú hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2050 4.34 81 (RCP4.5) trong các khu vực cư trú hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070 4.35 81 (RCP4.5) trong các khu vực cư trú hiện tại Bản đồ mô phỏng các khu vực phân bố thích hợp của loài VMVPN 4.36 82 trong các khu vực cư trú hiện tại 4.37 Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2050 82
  12. xii (RCP8.5) trong các khu vực cư trú hiện tại Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070 4.38 82 (RCP8.5) trong các khu vực cư trú hiện tại Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN hiện tại 4.39 85 ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070 4.40 85 (RCP4.5) ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070 4.41 85 (RCP8.5) ở Việt Nam Biểu đồ độ cao trung bình vùng phân bố thích hợp loài VMVPN 4.42 86 theo các kịch bản BĐKH Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN trong một số khu 4.43 89 rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2050 4.44 89 (RCP4.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070 4.45 89 (RCP4.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN trong một số khu 4.46 90 rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2050 4.47 90 (RCP8.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070 4.48 90 (RCP8.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm, là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, bao gồm cả những biến đổi của tự nhiên và do con người gây ra.Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Các nguy cơ mà BĐKH có thể ảnh hưởng đến Việt Nam như sự dâng lên của nước biển, lũ lụt, bão....Trong bối cảnh BĐKH đã và đang gây ra các hậu quả nặng nề, Việt Nam coi ứng phó và thích ứng với BĐKH là vấn đề sống còn.BĐKH gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đó có đa dạng sinh học, đó là một trong các thành phần bị tác động trực tiếp và thấy được hậu quả rõ ràng. BĐKH sẽ làm thay đổi điều kiện môi trường sống, và gây ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển, của các loài.Hiện tượng phổ biến thể hiện ảnh hưởng của BĐKH đến các loài sinh vật đó là các loài sinh vật phải thay đổi phạm vi phân bố về hai cực hoặc di chuyển đến những khu vực cao hơn để tìm kiếm khu vực có điều kiện khí hậu phù hợp(Root và Schneider, 2002)[50]. Từ thực tế đó, việc đánh giá và dự đoán về ảnh hưởng của BĐKH đến phân bố của một loài sinh vật nào đó là hết sức quan trọng, từ đó có thể thấy được hiện trạng và xu hướng biến đổi của các loài nhằm đưa ra những quyết định quản lý cũng như bảo tồn một cách thích hợp nhất. Việt Nam là một trong 16 nước có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới (Đỗ Quang Huy và cs, 2008)[13]. Đặc biệt, trong đó là sự đa dạng về thành phần các loài thú trong họ Vượn (Hylobatidae), bộ Linh trưởng (Primates). Hiện nay, 6 loài vượn thuộc giống Nomascus đã được ghi nhận ở Việt Nam(Văn Ngọc Thịnh và cs, 2010; Nadler & Brockman, 2014) [53][41]. Các loài thú trong họ Vượn là loài quý hiếmkhông chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới.Hiện nay, các loài Vượn ở Việt Nam có vùng phân bố rất hẹp, chủ yếu chỉ tập trung ở các khu rừng nguyên sinh, ít bị tác động của con người.Tuy nhiên, các sinh cảnh sống ít ỏi đó cũng đang dần ít đi và bị chia cắt mạnh hơn. Mô hình ổ sinh thái (ENMs) là công cụ rất hiệu quả cho mô phỏng vùng phân bố của các loài với dữ liệu đầu vào gồm các dữ liệu về sự có mặt hoặc vắng mặt được ghi nhận từ ngoài thực tế và các dữ liệu về môi trường. Đây là một công
  14. 2 cụ thường xuyên được dùng để đánh giá vùng phân bố thích hợp của các loài, từ đó chúng ta có thể sử dụng chúng phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn, hoặc điều tra thực địa (Pearson, R.G, 2008)[45]. Trong đó, mô hình MaxEnt là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi và phổ biến để đánh giá vùng phân bố tiềm năng của loài. Hiện nay, các nghiên cứu về các loài trong họ Vượn tại Việt Nam chủ yếu là tập trung nghiên cứu vào ghi nhận sự có mặt hay điều tra kích thước quần thể cũng như các đặc điểm sinh thái của chúng.Chúng ta vẫn chưa có một nghiên cứu sâu nào về ảnh hưởngcủa BĐKH đến sự thay đổi vùng phân bố của các loài Vượn tại Việt Nam.Trong bối cảnh BĐKH, vùng phân bố của các loài Vượn có thay đổi hay không?Vùng phân bố sẽ thay đổi như thế nào?Điều kiện sinh thái ở các khu bảo tồn có phù hợp với loài vượn khi biến đổi xảy ra hay không?Trong các khu bảo tồn hiện nay còn loài Vượn cư trú, khi BĐKH xảy ra khu bảo tồn nào sẽ có điều kiện sinh thái phù hợp với các loài vượn nhất?Để tập trung trả lời các câu hỏi trên, luận vănđã sử dụng mô hình ổ sinh thái để nghiên cứu đề tài“Đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH đến phân bố của một số loài Vượn tại Việt Nam”.Luận văn sẽ tập trung mô phỏng vùng phân bố trong tương lai của loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) và loài Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae).Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung các thông tin về sự ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến các loài động vật hoang dã nóichung và một số loài Vượn tại Việt Nam nói riêng. Cụ thể, các thông tin này có thể được sử dụng để xác lập thứ tự ưu tiên bảo tồn các khu rừng đặc dụng hoặc trong thiết kế hành lang đa dạng sinh học.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Họ Vượn - Hylobatidae Họ Vượn bao gồm các loài thú cỡ nhỏ và cỡ trung bình (chiều dài cơ thể từ 38-65cm), không có đuôi, tay dài quá đầu gối. Bộ lông cá thể đực màu đen, cá thể cái có màu vàng tươi hoặc vàng nhạt (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009)[7]. Tất cả các loài Vượn đều phát ra tiếng hót rất lớn vào buổi sáng sớm. Tiếng hót của Vượn mang đặc trưng giới (đực và cái).Ở hầu hết các loài, mỗi cặp đực và cái thường phối hợp tiếng hót với nhau. Chức năng chủ yếu của tiếng hót để xác lập vùng lãnh thổ của mình, thu hút bạn tình và duy trì mối quan hệ gia đình (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009)[7]. Các nghiên cứu trước đây về phân loại Vượn chia thành hai nhóm: Symphalangusvà Hylobates.Sự khác nhau dễ nhận thấy là nhóm Symphalangus nặng hơn và chúng có giọng hót sâu hơn, có bao cổ họng bên ngoài và màng chân giữa các ngón 2 và 3. Hiện nay các nghiên cứu về di truyền học, các đặc điểm giải phẫu xương sọ và âm thanh đã phân họ Vượn thành các giống Symphalangus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50, giống Nomascus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 giống Bunopithecus có 2n = 38 và giống Hylobates có 2n = 44 (Geissmann và cs, 2000)[8]. Thú họ Vượn phân bố ở hầu khắp các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chỉ có giống duy nhất là giống Vượn mào (Nomascus). Vượn mào nặng khoảng 7-8kg. Vượn đực có mình đen, đỉnh đầu có chóp lông nhọn, cao (mào). Dương vật có mấu xương dài (8-12mm) và thường có mấu ở đầu. Vượn cái màu vàng tươi hoặc vàng nhạt, trên đỉnh đầu có đám lông đen. Lông trên đỉnh đầu mọc thẳng đứng nhưng không tạo thành mào. Con non mới sinh, cả con đực và cái đều có màu vàng sáng, gần giống với màu lông của Vượn cái trưởng thành. Đến một năm tuổi hoặc sang năm tuổi thứ 2, bộ lông chuyển sang màu đen giống lông của
  16. 4 vượn đực trưởng thành. Riêng Vượn cái mang bộ lông đen cho đến khi chuẩn bị trường thành sinh dục (5-8 tuổi) mới đổi sang màu vàng đặc trưng của Vượn cái trưởng thành (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009)[7]. Cũng giống như theo phân loại học về thú Linh trưởng, các tác giả khác nhau cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về số lượng loài thuộc giống Nomascus. Theo Thomas Geissmann và cộng sự (2000)[8], giống Nomascusbao gồm 5 loài: 1. Vượn đen (chưa định tên) Nomascus. sp. cf. nasutus 2. Vượn đen tuyền (Nomascus concolor) 3. Vượn má trắng (N. leucogenys leucogenys) 4. Vượn má trắng siki (N. l. siki) 5. Vượn má vàng (N. gabriellae) Theo Văn Ngọc Thịnh và cộng sự (2010)[53]tại Việt Nam có 6 loài thuộc giống Nomascus được liệt kê gồm: Tên Việt Nam Tên Khoa học 1. Vượn đen tuyền/ Vượn đen tuyền tây bắc Nomascus concolor 2. Vượn đen cao vít/ Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus nasutus 3. Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 4. Vượn siki Nomascus siki 5. Vượn má vàng phía bắc/ Vượn trường sơn Nomascus annamensis 6. Vượn má vàng phía nam Nomascus gabriellae  Vùng phân bố của giống Nomascus Các loài Vượn phân bố ở khắp các khu vực rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Á, trong khi các loài Vượn mào (giống Nomascus) chỉ phân bố ở Đông Dương và phía Nam Trung Quốc.Còn phía Tây của sông Mekong lại là vùng phân bố của một nhánh khác thuộc giống Hylobates.
  17. 5 Hình 1.1: Phân bố của các loài Vượn thuộc giống Nomascus (Nguồn: Văn Ngọc Thịnh và cs, 2010) Có thể thấy, vùng phân bố của các loài Vượn là một khu vực rộng lớn và liên tục, có lẽ đây là khu vực phân bố ban đầu của chúng.Tuy nhiên, do hậu quả của việc mất sinh cảnh, cũng như nạn săn bắt của con người, nên vùng phân bố của chúng bị chia cắt mạnh.Hiện nay, các loài Vượn chỉ còn sót lại tại một số mảng rừng nguyên sinh, ít tác động của con người.Các trạng thái này hiện khá biệt lập và có diện tích rất nhỏ. Đề tài đã chọn đối tượng nghiên cứu là hai loài Vượn đen má trắng (VĐMT) và Vượn má vàng phía nam (VMVPN). Cả hai loài đều là loài Vượn quý hiếm của khu vực Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.Số lượng các cuộc điều tra thực địa và dữ liệu ghi nhận về hai loài Vượn này khá phong phú, đảm bảo dữ liệu được đầy đủ và chính xác.Bên cạnh đó, loài VĐMT có vùng phân bố ở miền Bắc của Việt Nam, loài VMVPN có phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.Việc lựa chọn 2 loài này làm đối tượng nghiên cứu sẽ giúp cho đề tài đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH trên diện diện tích rộng lớn hơn.
  18. 6  Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys Ogilby, 1840) VĐMT có chiều dài thân: 57-62,5cm; khối lượng: 7-12 kg (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009)[7]. Đầu có mào lông.Cá thể đực trưởng thành có đen tuyền từ hai má có đám lông trắng lớn. Đám lông trắng có đỉnh nhọn kéo ngang tới vành tai, nhưng gốc không chạm đến mép. Vượn cái trưởng thành có màu vàng hoặc nâu sẫm, không có chòm lông đen ở bụng; trên đỉnh đầu có đám lông nâu tối hình ô van dài, quanh đĩa mặt có vòng lông trắng. Con non màu vàng nhạt. Vượn sống trong các khu rừng cây cao, núi đất hoặc núi đá; thức ăn chủ yếu là quả và hạt, một phần khác là côn trùng, trứng chim…VĐMT phân bố ở Lào, Việt Nam và phía nam của Trung Quốc (Nadler & Brockman, 2014)[41]. Tình trạng bảo tồn: - Sách đỏ Việt Nam (2007): Nguy cấp (EN). - Sách đỏ IUCN (2015): Cực kỳ nguy cấp (CR). - Nghị định 32/2006: Mục IB. - Nghị định 160/2013. Hình 1.2: Vượn đen má trắng (cá thể đực) (Nguồn: arkive.org)  Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae Thomas, 1909) Vượn má vàng phía nam (VMVPN) có chiều dài thân: 38-47cm; khối lượng: 6-10 kg (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009)[7]. Vượn đực có mình đen, ở má có đám lông vàng nhạt hoặc nâu lớn, tỏa ra ngoài như quạt nan. Đám lông vàng này có đỉnh tròn và chỉ đặt đến gần ngang ½ vành tai. Lông vùng bụng màu nâu nhạt. Vượn cái có lưng và tay màu sẫm hoặc vàng cam, đỉnh đầu có đám lông màu đen hình tam giác, mặt vàng nhạt ít khi có vòng trắng, bụng không có đám đen; lông ở má chĩa ra 2 bên như quạt nan xòe. VMVPN sống ở các khu rừng kín thường xanh và bán thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh, nhiều cây cao; thức ăn gồm quả, chồi lá cây, côn trùng…Phân bố ở Campuchia, Việt Nam (Nadler &Brockman, 2014)[41].
  19. 7 Tình trạng bảo tồn: - Sách đỏ Việtt Nam (2007): Nguy cấp c (EN). - Sách đỏ IUCN (2015): Nguy cấp c (EN). - Nghị định 32/2006: IB. - Nghị định 160/2013. Hình 1.3: Vượnmá má vàng phía nam (Nguồn: arkive.org) 1.2. Nghiên cứu ảnh hư ưởng của BĐKH tới vùng phân bố ố của các loài lo động vật hoang dã và với các loài ài Vượn Phần ần mềm MaxEnt là l mô hình rất ất phổ biến trong xây dựng mô hhình ổ sinh thái (phân bố) ố) của các loài, lo đã được hàng nghìn đề tài ứng dụng (Warrenvà Warrenvà Seifert Seifert, 2011) [22]… Hiện ện nay, trên tr thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu ứu sử dụng mô hhình ổ sinh thái để nghiên cứu ứu về v vùng phân bố tiềm năng của các loài ài trong đó có cả c các loài động vật và thực ực vật.Dưới vật.D đây là một số nghiên cứu về mô hình ình ổ sinh thái đã được tiến hành có những ững nét ttương đồng với nghiên cứu này. Zonneveld và cộng ộng sự đã đ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng ởng của BĐKH đến phân bố tự nhiên của ủa các loài lo Thông nhựa và Thông ba lá ở khu vực Đông Nam Á (chủ yếu là ở Việt Nam, Lào, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mianma). Trong nghiên ccứu này, các tác giả đã sử ử dụng mô h hình MaxEnt cùng với ới các dữ liệu gồm 19 biến sinh khí hậu và dữ ữ liệu về sự có mặt của các đối tượng t nghiên cứu ứu để đánh giá sự thay đổi vùng phân bố dưới ới tác động của BĐKH (Zonneveld và cs, 2009 2009)[58]. Kết quả của mô hình đã chỉỉ ra sự thay đổi đổ về vị trí vùng phân bốố thích hợp vvà sự thu hẹp lại diện tích thích hợp của các đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu về vùng ùng phân b bố tiềm năng dựa trên mô hình ổ sinh thái của các loài động vật cũng đã được đư tiến hành.Gormley và cộng ộng sự (2011)[28], (2011)[28 đã tiến hành nghiên cứu vùng phân bố ố hiện tại và v vùng phân bố ố tiềm năng của lo loài Nai (Cervus unicolor) dựa trên ên các dữ d liệu về sự có mặt và dữ ữ liệu về sự vắng mặt tại bang Victoria của ủa Australia. Các tác giả cũng đã đ sử ử dụng phần mềm MaxEnt để mô hình h
  20. 8 hóa vùng phân bố của đối tượng nghiên cứu. Ngoài các biến về khí hậu, các tác giả đã sử dụng các biến liên quan đến ổ sinh thái của loài như lớp phủ thảm thực vật, độ dốc, khoảng cách đến đường giao thông…điều này sẽ giúp cho tăng độ chính xác của mô hình hơn. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vùng phân bố của các loài chưa nhiều.Hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của BĐKH đến vùng phân bố của các loài Vượn. Về các loài linh trưởng khác, Vũ Văn Mạnh và cộng sự (2010)[55] đã tiến hành nghiên cứu vùng phân bố của loài Vọoc mũi hếch tại miền Bắc của Việt Nam theo một số kịch bản BĐKH. Các tác giả cũng đã sử dụng 19 biến sinh khí hậu (Bioclim) cùng với phần mềm DIVA-GIS để mô hình hóa vùng phân bố của đối tượng nghiên cứu theo các kịch bản khí hậu. Kết quả của mô hình cho thấy, vùng phần bố tiềm năng của loài Vọoc mũi hếch có xu hướng thu hẹp lại và dịch chuyển về phía Bắc. Vùng phân bố này cần phải được so sánh với lớp bản đồ trạng thái rừng để chính xác hơn. Bên cạnh đó, điểm hạn chế của phần mềm DIVA-GIS là cần phải sử dụng dung lượng mẫu lớn. 1.3. Mô hình ổ sinh thái Mô hình ổ sinh thái (ENMs) là phương pháp sử dụng các dữ liệu ghi nhận vị trí xuất hiện của loài tại thời điểm hiện tại kết hợp với dữ liệu môi trường, từ đó tạo ra các mô hình tương ứng với các điều kiện môi trường đáp ứng được yêu cầu sinh thái của loài và dự đoán khu vực thích hợp với loài. ENMs thường được sử dụng bởi cácmục đích sau: (1) đánh giá/ước tính các khu vực có điều kiện thích hợp với loài;(2) đánh giá sự thay đổi vùng phân bốcủa loài trong khoảng thời gian nhất định dựa trên các kịch bản về sự thay đổi điều kiện môi trường; (3) đánh giá các ổ sinh thái hay các yêu cầu sinh thái của các loài (Warren và Seifert, 2011)[22]. ENMs có thể sử dụng nhiều biến khí hậu khác nhau.Các dữ liệu thường được sử dụng trong mô hình sinh thái đó là các chỉ số môi trường (ví dụ như nhiệt độ, lượng mưa, độ cao...) và cácdữ liệu về vị trí phân bố của loài. Mức độ chính xác của kết quả mô phỏng phụ thuộc vào một số yếu tố, như độ phức tạp và sự chính xác của các mô hình, các lớp dữ liệu môi trường, các dữ liệu phân bố của loài và ảnh hưởng của các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2