intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc thực trạng rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ; đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- MẠC MẠNH ĐANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM -------------------------------- MẠC MẠNH ĐANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN Ở TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG ANH GS.TS. VÕ ĐẠI HẢI Hà Nội - 2017
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi tự tổ chức và triển khai thực hiện trong thời gian từ 2016-2017 tại tỉnh Phú Thọ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Ngƣời cam đoan Mạc Mạnh Đang
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp theo chƣơng trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa 23B1 (2015 - 2017). Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng Đào tạo Sau đại học cũng nhƣ các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chi cục Lâm nghiệp Phú Thọ, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ qu báu đó. Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Hà Quang Anh và GS.TS. Võ Đại Hải - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức qu báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả xin cảm ơn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng trung tâm bắc Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm thông tin thƣ viện trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, bộ phận Thông tin tƣ liệu - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã cung cấp nhiều tài liệu qu báu để tác giả hoàn thiện luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2017 Tác giả Mạc Mạnh Đang
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........ i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN.............. iii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................. 3 1.1.1. Nghiên cứu về giống ............................................................................. 3 1.1.2. Nghiên cứu rừng trồng gỗ lớn các loài cây mọc nhanh .......................... 5 1.1.3. Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa ................................ 9 1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................10 1.2.1. Nghiên cứu về giống ............................................................................10 1.2.2. Nghiên cứu rừng trồng gỗ lớn các loài cây mọc nhanh .........................12 1.2.3. Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa ...............................17 1.3. Nhận xét và đánh giá chung .....................................................................21 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................22 2.2. Đối tƣợng ................................................................................................22 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................22 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................23 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa các tài liệu ..........................................................23 2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp.......................................................23 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................26 Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................28 3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................28 3.1.1. Vị tr địa l , diện t ch, ranh giới ...........................................................28 3.1.2. Địa hình ...............................................................................................28 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................29
  6. 3.1.4. Tài nguyên rừng ...................................................................................30 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................30 3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động .....................................................................30 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, l nh vực, sản ph m chủ yếu ...............31 3.2.3. Cơ sở hạ tầng........................................................................................33 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN ................................36 4.1. Thực trạng phát triển rừng trồng và trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ ...................................................................................................36 4.1.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tập trung ở tỉnh Phú Thọ ......36 4.1.2. Thực trạng trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................41 4.2. Tổng kết và đánh giá một số mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ ..........................................................................................................47 4.3. Đánh giá tình hình chế biến và tiêu thụ sản ph m gỗ rừng trồng tại tỉnh Phú Thọ ....................................................................................................................53 4.3.1. Tổng hợp các cơ sở chế biến lâm sản....................................................53 4.3.2. Tình hình hoạt động của các cơ sở, nhà máy chế biến, kinh doanh gỗ ..55 4.3.3. Chính sách phát triển trồng rừng và chế biến lâm sản ...........................55 4.4. Phân t ch và đánh giá các ch nh sách khuyến kh ch phát triển rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn .................................................................................57 4.4.1. Các chính sách phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn của Trung ƣơng .57 4.4.2. Các chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................62 4.5. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ ..........................................................................................................65 4.5.1. Thuận lợi ..............................................................................................65 4.5.2. Khó khăn ..............................................................................................66 4.5.3. Các giải pháp góp phần phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ.................................................................................................................68 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................72 5.1. Kết luận ...................................................................................................72 5.2. Tồn tại .....................................................................................................73
  7. 5.3. Khuyến nghị ............................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................75 1. Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................75 2. Tài liệu nƣớc ngoài .....................................................................................77
  8. i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Ký hiệu/ Giải ngh a Chữ viết tắt D1.3 Đƣờng kính tại vị trí 1,3 m (cm) ∆D1.3 Tăng trƣởng đƣờng kính bình quân chung (cm) Hvn Chiều cao vút ngọn (m) ∆Hvn Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn bình quân chung (m) M Trữ lƣợng lâm phần (m3/ha) N Mật độ lâm phần (cây/ha) Sotc Diện tích ô thí nghiệm (m2) Vi Thể tích của cây i (m3) Gi Tiết diện ngang cây thứ i (m2) BQLR Ban Quản lý rừng CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân DN Doanh nghiệp ĐD Đặc dụng KHCN Khoa học công nghệ MH Mô hình NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PH Phòng hộ PTV Phát thanh viên PTTH Phát thanh truyền hình TCLN Tổng cục Lâm nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân
  9. ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 3.1. Dân số tỉnh Phú Thọ chia theo khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................................................ 31 Bảng 4.1. Diễn biến diện t ch rừng trồng ở tỉnh Phú Thọ theo loại rừng giai đoạn 2005-2015 .................................................................................................................. 36 Bảng 4.2. Diễn biến diện t ch rừng trồng phân theo chủ quản l ở tỉnh Phú Thọ ..... 37 Bảng 4.3. Nhóm loài cây trồng rừng sản xuất giai đoạn 2005 - 2015 tại tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................ 38 Bảng 4.4. Kỹ thuật trồng rừng sản xuất tập trung tại tỉnh Phú Thọ ........................... 39 Bảng 4.5. Diện t ch rừng trồng gỗ lớn theo chủ thể quản l ...................................... 42 Bảng 4.6. Loài cây trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ ............................................. 42 Bảng 4.7. Kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ ............................................. 44 Bảng 4.8. Thông tin chung 5 mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 49 Bảng 4.9. Sinh trƣởng đƣờng k nh rừng trồng gỗ lớn tại Phú Thọ ............................ 50 Bảng 4.10. Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn rừng trồng gỗ lớn tại Phú Thọ .............. 51 Bảng 4.11. Trữ lƣợng lâm phần rừng trồng gỗ lớn tại Phú Thọ ................................ 52
  10. iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Hình 4.1. Mô hình gỗ lớn Keo tai tƣợng tại xã Khải Xuân (9 tuổi) .......................... 48 Hình 4.2. Mô hình gỗ lớn Chò nâu (13 tuổi) tại xã Chân Mộng ............................... 48 Hình 4.3. Xƣởng chế biến gỗ xẻ thuộc Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Kh u ATS Việt Nam.................................................................................................................... 54 Biểu đồ 4.1. Tăng trƣởng đƣờng k nh (D1.3) bình quân chung rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................... 51 Biểu đồ 4.2. Tăng trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn) bình quân chung rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ.................................................................................................... 52
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây diện t ch rừng trồng ở nƣớc ta liên tục tăng nhanh qua các năm. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2016, diện t ch rừng trồng ở nƣớc ta đã tăng từ 1,92 triệu ha lên gần 4,14 triệu ha, trung bình tăng 184.000 ha/năm, góp phần nâng độ che phủ rừng toàn quốc lên 41,19%. Mặc dù diện t ch rừng trồng tuy tăng nhanh nhƣng chủ yếu là kinh doanh gỗ nhỏ nhƣ sản xuất dăm gỗ và bột giấy xuất kh u với giá trị thấp. Trong các năm 2013 - 2015 trung bình mỗi năm chúng ta khai thác khoảng 13 triệu m3 gỗ rừng trồng cho sản xuất dăm xuất kh u và phải nhập trung bình khoảng 4 triệu m3 gỗ lớn, có chứng chỉ FSC và PEFC từ nƣớc ngoài để phục vụ chế biến đồ mộc xuất kh u. Ngoài ra, năng suất và chất lƣợng rừng trồng vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều, sản lƣợng rừng trồng giảm dần theo chu kỳ kinh doanh, số lƣợng các giống mới đƣợc công nhận ứng dụng vào thực tiễn sản xuất còn thấp,… Để khắc phục những tồn tại nêu trên, ngày 10/6/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đã xác định: “Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường rừng, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đến năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là: 25% giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị công nghiệp chế biến. Để thực hiện mục tiêu đề án, cần: Tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của cả nước, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Để triển khai có hiệu quả Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Ch nh phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một loạt các văn bản quan trọng sau:
  12. 2 - Quyết định số 1656/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. - Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020. - Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/5/2014 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thúc đ y nghiên cứu và ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, những nhiệm vụ trọng tâm là: Tập trung xây dựng 3,84 triệu ha rừng trồng sản xuất, trong đó có 2,4 triệu ha rừng trồng hiện có và 1,35 triệu ha rừng trồng mới, hàng năm khai thác và trồng lại khoảng 250.000 ha; Nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó 40% gỗ lớn và 60% gỗ nhỏ; Đưa tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận vào sản suất lên 60 - 70% vào năm 2020, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng 10% vào năm 2015 và tăng 20% vào năm 2020 so với năm 2011; Ưu tiên nghiên cứu xác định gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh,… Phú Thọ là tỉnh có diện t ch rừng trồng khá lớn, đây cũng là tiềm năng phát triển rừng trồng gỗ lớn, hơn nữa trên địa bàn tỉnh bƣớc đầu đã có những mô hình phát triển gỗ lớn, tuy nhiên chƣa có những đánh giá cụ thể về vấn đề này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài: ―Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Phú Thọ” đặt ra là cần thiết và có ngh a khoa học và thực tiễn.
  13. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về giống Trong giai đoạn 1990 - 2000, các nghiên cứu cải thiện giống đã tập trung vào việc tìm ra các xuất xứ có năng suất cao. Các khảo nghiệm xuất xứ ở một số nƣớc đã cho thấy biến dị di truyền về sinh trƣởng, độ thẳng thân và một số tính chất về cành là rất lớn, đặc biệt có sự khác biệt giữa 3 vùng phân bố tự nhiên khác nhau của Keo tai tƣợng (Papua New Guinea - PNG, Queensland - Qld và North Teritory - NT), cũng nhƣ sự khác nhau rõ rệt giữa các xuất xứ của cùng một vùng địa lý. Các xuất xứ có nguồn gốc từ PNG có sinh trƣởng nhanh hơn so với các xuất xứ có nguồn gốc từ Qld và NT (Awang & Taylor, 1993) [25]. Các xuất xứ có nguồn gốc từ Far North Queensland (FNQ) thể hiện khả năng chống chịu gió mạnh tốt nhất (Susumu & Rimbawanto, 2004) [51], theo đó 5 xuất xứ có triển vọng đƣợc xác định tại Malaysia là Western Province (PNG), Claudie River (Qld), Broken Pole Creke (Qld), Abergowrie (Qld) và Olive River (Qld) (Khamis bin Selamat, 1991) [42]; 3 xuất xứ có triển vọng của Keo tai tƣợng tại Trung Quốc là Abergowie (Qld), Claudie River (Qld), và Oriomo (PNG) (dẫn từ Nguyễn Hoàng Ngh a, 2003) [11]; 4 xuất xứ tốt nhất ở Philippin là Kini, Bensbach, Wipim (PNG), và Claudie River (Qld) (Baggayan & Baggayan, 1998) [26]. Giai đoạn 2000 - 2010, các nghiên cứu biến dị di truyền ở mức độ gia đình mới bắt đầu đƣợc chú trọng nhằm cải thiện các tính trạng sinh trƣởng, chất lƣợng thân cây và tỷ trọng gỗ. Các kết quả đã chỉ ra rằng biến dị di truyền về sinh trƣởng và chất lƣợng thân cây của loài keo này biến động từ thấp tới trung bình (Nirsatmanto & Kurinobu, 2004 [49]; Arnold & Cuevas, 2003 [24]; Susumu & Rimbawanto, 2004 [51]), trong khi biến dị di truyền là trung bình cho tỷ trọng gỗ (Susumu & Rimbawanto, 2004) [51]. Nhìn chung, tƣơng quan di truyền giữa sinh trƣởng và chất lƣợng thân cây là tƣơng quan dƣơng (Arnold & Cuevas, 2003) [24], tức là cải thiện sinh trƣởng cũng đồng thời cải thiện chất lƣợng thân cây.
  14. 4 Tăng thu di truyền thực tế của các lô hạt thu từ vƣờn giống thế hệ 2 tại Indonesia đạt 3,1% - 5,2% cho sinh trƣởng và độ thẳng thân tốt. Chọn lọc tổng hợp 3 tính trạng này đƣợc khuyến nghị sử dụng để chọn lọc gia đình (Nirsatmanto et al., 2004) [49]. Tƣơng tác di truyền - hoàn cảnh cũng đã xác định là có ngh a giữa Sumatra và Kalimantan, Indonesia, tuy nhiên tƣơng tác này phụ thuộc vào tuổi và tính trạng nghiên cứu (Susumu & Rimbawanto, 2004) [51]. Tại Brazil, một số lô thí nghiệm 6 - 8 tuổi, rừng trồng Bạch đàn đã cho tăng trƣởng 70 - 90 m3/ha/năm (Eldridge, 1993) [31]. Công ty Aracruz ở Brazil đã sử dụng cây lai E. grandis x E. urophylla và nhân giống bằng hom, trong rừng trồng thực nghiệm 5,5 tuổi đạt bình quân 70 m3/ha/năm (Turnbull, 1998) [52], một số công thức thí nghiệm đạt trên 100 m3/ha/năm (Eldridge, 1993) [31]. Bên cạnh thể tích thân cây, các tính trạng khác cũng cho tăng thu đáng kể nhƣ khối lƣợng thể tích gỗ tăng từ 480 lên 490 kg/m3, năng suất bột giấy từ 47% lên 49%, hàm lƣợng vỏ giảm từ 18% xuống còn 12% (Turnbull, 1998) [52]. Các nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Lâm Nghiệp Nhiệt đới ở Công Gô khẳng định tăng trƣởng bình quân năm ở tuổi 6 của các lô hạt chƣa đƣợc tuyển chọn là 12 m3/ha/năm trong khi tăng trƣởng của các xuất xứ đã đƣợc chọn lọc là 25 m3/ha/năm và tăng trƣởng của các dòng vô t nh đƣợc chọn lọc là 35 m3/ha/năm. Ở Colombia, một chƣơng trình cải thiện giống ngắn hạn đã đƣợc đề xuất và triển khai thực hiện cho một số loài Bạch đàn nhƣ E. urophylla và E. grandis (dẫn theo Phạm Thế Dũng, 2012) [6]. Từ chƣơng trình này, 65 dòng vô t nh trong đó có 15 dòng tốt nhất đã đƣợc dùng để sản xuất hom cho giai đoạn trƣớc mắt. Do cƣờng độ chọn lọc thấp nên năng suất rừng trồng dự kiến chỉ tăng khoảng 15%. Từ năm 1983 một chƣơng trình nghiên cứu ở Nam Phi đã đƣợc bắt đầu bằng việc chọn và nhân hom các cây trội đƣợc tuyển chọn tại chỗ và từ các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm cây Bạch đàn lai của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi, sau đó xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính nhằm chọn đƣợc các dòng vô tính có triển vọng nhất. Kết quả đã đƣợc các nhà nghiên cứu thông báo trên cơ sở các rừng trồng so sánh 30 tháng tuổi. Trong khảo nghiệm thực hiện với 30 dòng vô tính tuyển chọn
  15. 5 tại chỗ, tăng trƣởng bình quân về thể tích cây con từ hạt (cây đối chứng) là 19,4 m3/ha/năm, trong khi đó có 14 dòng vô t nh vƣợt trội đối chứng và tăng trƣởng bình quân năm của dòng tốt nhất đạt khoảng 24,4 m3/ha/năm. Trong một khảo nghiệm khác gồm 78 dòng vô t nh đƣợc chọn lọc từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi và các dòng vô tính thế hệ 1 của vùng Mondi, cây con từ hạt (đối chứng) đạt tăng trƣởng bình quân năm là 21,9 m3/ha/năm trong khi đó có 50 dòng trong số 78 dòng vô tính của Viện vƣợt đối chứng, 9 dòng vô t nh đạt trên 30 m3/ha/năm và 3 dòng vô t nh tốt nhất đạt tăng trƣởng bình quân năm là 40 m3/ha/năm [6] 1.1.2. Nghiên cứu rừng trồng gỗ lớn các loài cây mọc nhanh Mật độ trồng rừng gỗ lớn th ch hợp đƣợc xác định nhằm tối ƣu sinh trƣởng đƣờng k nh và thể t ch cây rừng. Đối với Keo tai tƣợng, các nghiên cứu tại Indonesia đều cho thấy cự ly trồng rừng gỗ lớn th ch hợp là 3 x 3 m (1.110 cây/ha) (Awang & Taylor 1993; Hardiyanto et al. 2004; Krisnawati et al. 2011) [25] [37] [43] hoặc 4 x 2 m (1.250 cây/ha) (Hardiyanto & Wicaksono 2008) [36]. Tƣơng tự, mật độ th ch hợp trồng rừng gỗ lớn Keo tai tƣợng tại Malaysia cũng đƣợc xác định là hoặc 3 x 3 m (1.110 cây/ha) (National Research Council 1983) [46]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khuyến cáo có thể trồng mật độ cao hơn để cây có thể tỉa cành tự nhiên tốt hơn, giảm k ch thƣớc cành lớn và rủi ro nhiễm nấm bệnh, sau đó tỉa thƣa định kỳ khi cây trồng có mức độ cạnh tranh ánh sáng mạnh (Weinland và Zuhaidi, 1991) [54]. Đối với Bạch đàn, nghiên cứu của Evans (1992) [32] cho loài Bạch đàn deglupta ở Papua New Guinea với các mật độ khác nhau từ 750 - 2.985 cây/ha, sau 5 năm đƣờng k nh bình quân giảm dần khi mật độ trồng tăng, nhƣng tổng tiết diện ngang lại tăng khi mật độ tăng. Tƣơng tự, nghiên cứu của Bernardo et al. (1998) [30] với các mật độ từ 830 - 2.220 cây/ha tại Brazil cho thấy đƣờng k nh giảm dần khi mật độ trồng tăng, nhƣng tổng sinh khối tăng khi mật độ tăng. Th nghiệm tại Pakistan của Akhtar et al. (2008) [22] trồng Bạch đàn trắng với các mật độ từ 815 - 2.500 cây/ha cho thấy mật độ th ch hợp cho trồng gỗ lớn là 1.110 cây/ha (3 x 3 m).
  16. 6 Nhƣ vậy, mật độ trồng có ảnh hƣởng t ch cực tới sinh trƣởng đƣờng k nh, và các tác giả cho rằng, mật độ trồng làm nguyên liệu gỗ xẻ th ch hợp đối với Bạch đàn là 1.110 - 1.660 cây/ha. Phƣơng thức tỉa cành đã góp phần cải thiện chất lƣợng thân cây và gia tăng số lƣợng cây có thể lựa chọn để sản xuất gỗ không khuyết tật (Nicholas và Gifford 1995) [48]. Tại New Zealand, hình thức này đã đƣợc áp dụng 1 năm 3 lần, loại bỏ những cành có k ch thƣớc nhỏ hơn 3cm, đã góp phần vào việc cải thiện hình thức thân cây từ 15-18%, giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cây trong lâm phần về không gian dinh dƣỡng. Số cành cắt bỏ dao động từ 6,9 đến 11,3 cành/cây. Khi áp dụng 2 phƣơng pháp này cho thấy đƣờng kính và chiều cao thân cây tăng không bị ảnh hƣởng bởi các phƣơng pháp tỉa cành trên đều góp phần làm tăng chất lƣợng gỗ của thân cây chính vì loại bỏ những cành nhánh không cần thiết trên thân cây. Kỹ thuật tỉa cành đã đƣợc đề xuất để thay thế cho hình thức cắt tỉa tạo tán cho những cây mọc ở nơi đất trống (Barton 1993; Brown 1997) [27]. Loại bỏ 1/3 số cành để cải thiện chất lƣợng thân cây. Một phƣơng pháp tƣơng tự, đƣợc gọi là phân đoạn cắt tỉa, làm giảm khuyết tật và phát triển các cành lớn. Việc này đƣợc tiến hành khoảng sáu tháng sau khi trồng, và phải đƣợc thực hiện ở đầu và cuối mỗi mùa hè. Trong các nghiên cứu khác với các loài cho gỗ không khuyết tật (Herms 1964; Heichel và Turner năm 1983; Pinkard và Beadle 1998) [39] [38] [50], các tác động của việc cắt tỉa đến tốc độ tăng trƣởng còn liên quan đến tổng diện tích lá bị loại bỏ và các đặc điểm sinh l nhƣ phân cấp tầng tán, phản ứng quang hợp và tỷ lệ phát triển lá sau cắt tỉa. Nicholas và Gifford (1995) [48] đề nghị loại bỏ tối đa là 50 % chiều dài tán lá. Tại Tasmania chế độ cắt tỉa đề nghị loại bỏ 40 % của chiều dài tán cây (Neilsen và Brown 1996) [47]. Tuy nhiên, việc cắt tỉa cành sẽ gây tổn thƣơng cho cây, đây cũng ch nh là nguyên nhân giúp cho các loại vi khu n, sâu bệnh gây hại cho cây xâm nhập dễ dàng. Vết thƣơng cắt tỉa hồi phục nhanh nhất khi vết cắt nhỏ (đƣờng kính 1-2 cm) theo chiều dọc (Nicholas et al. 1995) [48]. Vết thƣơng lớn (đƣờng kính cành > 4 cm) có thể mất hơn bốn năm để lành sẹo, làm tăng nguy cơ gây bệnh hại cho cây.
  17. 7 Ngoài ra, các tác giả cũng đề nghị nên tiến hành cắt tỉa cành trƣớc tuổi 4 để làm giảm tỷ lệ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây. Chris Beadle và cộng sự (2006), đã nghiên cứu để xây dựng chiến lƣợc cho tỉa cành và tỉa thƣa Keo tai tƣợng (Acacia mangium) nhằm nâng cao chất lƣợng gỗ. Sản xuất gỗ rừng trồng Keo tai tƣợng ở Indonesia có khả năng cung cấp gỗ cho cả hai thị trƣờng trong nƣớc và xuất kh u với mục đ ch kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, việc xuất hiện các cành chết trên thân cây sẽ là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mục rỗng thân cây, gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng sản ph m. Tác giả cho rằng, việc tỉa cành và tỉa thƣa là hết sức cần thiết đối với các lâm phần Keo tai tƣợng, loại bỏ cành chết và cây chất lƣợng xấu trong lâm phần, đảm bảo điều kiện cho các cây đƣợc giữ lại sinh trƣởng và phát triển tốt, gỗ sau thu hoạch hạn chế đƣợc các khuyết tật [29]. Cũng trên đối tƣợng Keo tai tƣợng, Beadle và cộng sự (2007), khi nghiên cứu về hiệu quả của các biện pháp tỉa cành đến tốc độ sinh trƣởng, hình dáng và bệnh mục rỗng của loài cây này trong giai đoạn 18 tháng tuổi ở miền Nam Sumatra Indonesia. Tại đây, phần lớn nhu cầu về gỗ nhỏ đƣợc cung cấp từ rừng trồng Keo tai tƣợng, những diện t ch này đòi hỏi phải thƣờng xuyên đƣợc tỉa thƣa để nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ quy cách sản ph m. Việc tỉa cành về cơ bản có thể sẽ tạo nên những vết thƣơng cho cây, đây ch nh là điều kiện giúp cho các loại vi khu n gây bệnh cho cây dễ dàng xâm nhập hơn, đặc biệt là bệnh mục rỗng thân cây. Các tác giả đã tiến hành thiết lập 3 thí nghiệm tỉa cành: Tỉa 25% tán lá (loại bỏ những cành lớn) lên đến chiều cao 3m của thân cây; tỉa 25% tán cây từ gốc lên và cuối cùng là công thức đối chứng (không tỉa). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy rằng việc tỉa cành không có ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng của đƣờng k nh nhƣng có ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng thân cây, hạn chế sự xuất hiện các khuyết tật và không thấy bệnh mục rỗng xuất hiện trên thân cây [28]. Geoff và cộng sự (2006) đƣa ra nhận xét rằng tỉa thƣa rừng non (Pre- Commerial Thining) sẽ rút ngắn thời gian dẫn tới lần tỉa thƣa thƣơng mại đầu tiên cũng nhƣ thời gian thu hoạch toàn bộ rừng trồng. Tuy nhiên, tỉa thƣa thƣơng mại sẽ
  18. 8 làm tăng sự phân cành ở tầng dƣới của rừng. Các tác giả cho rằng việc tỉa thƣa sẽ làm giảm chất lƣợng gỗ vì cây sẽ mọc thêm nhiều cành nhánh. Vì vậy việc tỉa thƣa cần đƣợc tiến hành cùng với tỉa cành [35]. Washusen (2002) khi nghiên cứu về tỉa thƣa rừng Bạch đàn Eucalyptus nitens đã cho rằng mật độ rừng trồng Eucalyptus nitens với mục đ ch cho gỗ xẻ là 1000 cây/ha, đảm bảo đủ cây trồng tiềm năng và các tiêu chu n tỉa cành nhánh, cành nhánh lớn thƣờng khó tỉa thƣa và ảnh hƣởng lớn đến không gian dinh dƣỡng cũng nhƣ chất lƣợng của cây [53]. Tại Nam Phi, một tiến bộ trong tỉa thƣa đó là mật độ cây để lại sau tỉa thƣa ở tuổi 17 là 300 - 400 cây/ha, tận dụng tối đa hóa trữ lƣợng của cây ở tuổi 34 (Williams, 1982) [55]. Tỉa thƣa tới 173 cây/ ha là quá nghiêm trọng và để lại 445 cây/ha có thể là quá dày về tối đa hóa trữ lƣợng đứng và trữ lƣợng cây cá thể. Đối với loài Keo melanoxylon (Acacia melanoxylon) ở Tasmania, mật độ tối ƣu của chúng trong rừng là khoảng 200 cây/ha (Allen 1992) [23]. Mật độ này cũng gần giống với mật độ đƣợc Neilsen và Brown (1996) đề xuất khi tỉa thƣa rừng (để lại 250 cây/ha) trong một công trình khoa học công bố sau đó 4 năm [47]. Forresters và cộng sự (2010) đã đƣa ra nhận xét rằng để đạt đƣợc trữ lƣợng gỗ cao nhất với nhiều cây gỗ có k ch thƣớc lớn sau tỉa thƣa, mật độ tỉa thƣa và mật độ để lại là một hàm số của sự tăng trƣởng và rất khó dự đoán. Nếu tỉa thƣa rừng có mật độ 1000 - 1.500 cây/ha xuống mật độ 100 - 400 cây/ha ở tuổi 6 đến 9 sẽ làm gia tăng k ch thƣớc và tăng trƣởng của 100 - 250 cây lớn nhất (trên 1 ha). Có một sự khác biệt rất lớn về k ch thƣớc của 200 cây lớn nhất (trên 1ha) giữa các mật độ để lại 200, 300 và 400 cây/ha đối với loài Bạch đàn E. nitens. Ngƣợc lại, đối với loài Bạch đàn E. globulus thì k ch thƣớc của 200 cây gỗ lớn nhất (trên 1ha) không có sự khác biệt lớn giữa tuổi 11 và tuổi 15 sau khi rừng đƣợc tỉa thƣa xuống mật độ 220 và 670 cây/ha ở tuổi 4. Vì vậy, mật độ để lại 220 cây/ha có thể tăng thêm 450 cây/ha để tăng sản lƣợng rừng mà không làm thay đổi sinh trƣởng của những cây gỗ lớn [34]. Theo Geoff và cộng sự (2006) [35] thì mật độ tối ƣu để lại phụ thuộc và nhiều yếu tố nhƣ loài cây, sinh trƣởng, điều kiện lập địa, giá gỗ trên thị trƣờng cũng
  19. 9 nhƣ tỷ giá lãi suất. Florence (1996) [33] đã đề xuất mật độ để lại cho loài Bạch đàn E. pilularis là từ 200 đến 400 cây/ha trong khi Medhurst và cộng sự (2001) [45] đề xuất mật độ để lại cho loài Bạch đàn E. globulus là 200-300 cây/ha. Một kết luận quan trọng đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu của Medhurst và cộng sự (2001) [45] khi nghiên cứu trên Bạch đàn và nhiều loài cây khác cho cả rừng tự nhiên và rừng trồng là tăng trƣởng tổng tiết diện ngang của rừng sẽ không bị suy giảm sau khi tỉa thƣa nếu cƣờng độ tỉa thƣa (t nh theo tổng tiết diện ngang) nhỏ hơn 50% tổng tiết diện ngang của rừng. 1.1.3. Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa Nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài đã đƣợc thực hiện tại Úc từ những năm đầu thế kỷ XIX. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng hỗn loài giữa Quercus và Fraxinus, tác giả JB. Ball, T.J Wormald (1994) cho thấy sinh trƣởng của Quercus trồng hỗn loài tốt hơn Quercus trồng thuần loài. Ngoài ra, khi trồng Quercus hỗn loài với các loài cây khác theo băng hẹp (3 - 4 hàng) hoặc theo hàng cũng cho thấy sinh trƣởng của Quercus tốt hơn [40]. Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng ch nh trƣớc khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài là rất cần thiết. Nghiên cứu về l nh vực này điển hình có tác giả Matthew (1995), ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy, cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng ch nh. Nhƣ vậy, nghiên cứu này cho thấy sử dụng các loài cây họ đậu làm cây phù trợ cho các loài cây trồng ch nh trong mô hình rừng trồng hỗn loài là rất phù hợp. Ngoài việc xác định đƣợc loài cây phù trợ th ch hợp thì việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài [44]. Ở Brazil, John A-et al (1999) đã trồng rừng hỗn giao cho 74 loài cây bản địa trong nƣớc khảo nghiệm loại trừ nhằm chọn loài cây trồng để hoàn phục môi trƣờng kết hợp cung cấp gỗ lớn trên đất nguyên trạng và đất hoàn thổ sau khai thác bauxite cho kết quả tốt [41].
  20. 10 Ở Malaysia, trồng thử nghiệm 42ha với 5 loài cây bản địa nhằm kinh doanh gỗ lớn để làm giàu rừng theo đám, lỗ trống tại Nigieri Sembilon cho kết quả khả quan với lƣợng tăng trƣởng bình quân về chiều cao và đƣờng k nh: Azadirachta exselsa > Shorea leprosula > Hopea pubescens > Cinnamomum iners > Intsia polembanica. Bên cạnh đó, đã trồng khảo nghiệm 6 loài cây bản địa họ dầu và 3 loài cây không phải họ dầu trong đó có Cóc hành đều là cây bản địa có khả năng cung cấp gỗ lớn của nƣớc này trên đất rừng thoái hóa. Sau 6 năm Cóc hành tăng trƣởng cao nhất do th ch nghi tốt nơi có kh hậu khắc nghiệt, đất đai nghèo dinh dƣỡng và khô chặt (Affendy et al, 2009) [21]. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về giống Công tác cải thiện giống cây rừng ở Việt Nam đƣợc tiến hành từ những năm 1980. Đến nay, các khảo nghiệm loài, xuất xứ đƣợc xây dựng tƣơng đối đồng bộ và có hệ thống nhằm xác định các loài, xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng tại Việt nam. Nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành nhằm cải thiện chất lƣợng di truyền của các vật liệu trồng rừng ở mức độ và cƣờng độ cao hơn thông qua việc chọn lọc các gia đình, các cây trội và đặc biệt là các dòng vô t nh. Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài, một số quần thể chọn giống có nền tảng di truyền tƣơng đối rộng và đa dạng cũng đã đƣợc thiết lập cho cả hai loài. Các loài keo và Bạch đàn đƣợc trồng ở Việt nam hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ Australia và một số khu vực lân cận nhƣ Papua New Guinea (PNG), West Papua, Indonesia (Lê Đình Khả, 2003) [8]. Việc xác định các loài cây phù hợp, thu thập các nguồn gen và nhập nội trồng tại Việt nam đã đƣợc tiến hành với sự hợp tác giúp đỡ của các chƣơng trình khảo nghiệm loài và xuất xứ quốc tế đƣợc chính phủ Australia, FAO và CSIRO thực hiện từ những năm 1970 (Turnbull et al. 1998) [52]. Từ các khảo nghiệm loài và xuất xứ trong nhiều năm đến nay đã xác định đƣợc một số loài cây và những xuất xứ có triển vọng nhất, có khả năng th ch nghi cao, sinh trƣởng tốt. Các loài keo và Bạch đàn có triển vọng cho vùng thấp bao gồm Keo tai tƣợng, Keo lá tràm, keo lá liềm, Bạch đàn brassiana, E. exserta, E. camaldulensis,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2