intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại BQLRPH Động Châu giai đoạn 2007 - 2018; Phân tích, đánh giá được tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại BQLRPH Động Châu trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------- ---------- PHẠM HỒNG DUY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐỘNG CHÂU, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên nghành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 8.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VƢƠNG DUY HƢNG Hà Nội, 2019 i
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoàn bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Ngày ……. tháng……. năm 2019 Tác giả Phạm Hồng Duy i
  3. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Quản lý tài nguyên rừng và được sự cho phép của nhà trường Đại học Lâm nghiệp và khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Binh, cán bộ cũng như người dân khu vưc rừng phòng hộ Động Châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tâp cũng như hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin chân trọng cảm ơn! Người thực hiện Phạm Hồng Duy
  4. iii MỤC LUC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LUC..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................. ix ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................... 4 1.2. Trên Thế giới ....................................................................................... 6 1.3. Tại Việt Nam ........................................................................................ 8 1.4. Tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................. 9 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 13 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................ 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 13 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 13 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 13 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 14 2.4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại KVNC ...... 14 2.4.2. Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng tại KVNC. .......................................................................... 16 2.4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng cho KVNC .......................................................................... 19
  5. iv Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 20 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu............................................... 20 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 20 3.1.2. Địa hình ....................................................................................... 20 3.1.3. Địa chất, đất đai .......................................................................... 21 3.1.4. Khí hậu thủy v n .......................................................................... 21 3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng .......................................................... 22 3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội...................................................... 25 3.2.1. Đ c điểm dân số và dân tộc ......................................................... 25 3.2.2. Đ c điểm kinh tế .......................................................................... 25 3.2.3. Đ c điểm xã hội và cơ sở hạ t ng ................................................ 28 3.3. Giá trị lịch sử, v n hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái khu vực nghiên cứu ............................................................................................................ 30 3.3.1. Giá trị lịch sử, v n hóa ................................................................ 30 3.3.2. Giá trị về cảnh quan, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí .......... 30 3.3.3. Giá trị khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường ................................................................................ 30 Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ............................................ 31 4.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu ...... 31 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng .......................................................... 31 4.1.2. Hiện trạng về công tác tổ chức, quản lý bảo vệ phát triển rừng ... 36 4.1.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ............................................................................. 46 4.2. Các tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng ............... 49 4.2.1. Đánh giá tác động tích cực ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng ....................................................................................................... 49
  6. v 4.2.2. Đánh giá các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng............................................................................................ 52 4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng .......................................................................................................... 54 4.3.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .......................................................... 54 4.3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .......................................... 57 4.3.3. Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội ................................................. 59 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ......................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng rừng BQLRPH Động Châu ......................................... 31 Bảng 4.2. Hiện trạng thảm thực vật tại BQLRPH Động Châu ...................... 32 Bảng 4.3. Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2007 - 2018 .......................... 33 Bảng 4.4. Diễn biến theo quy hoạch 03 loại rừng ............................................... 34 Bảng 4.5. Diễn biến rừng tự nhiên theo trữ lượng giai đoạn 2007 - 2018 ..... 35 Bảng 4.6: Cơ cấu tổ chức tại BQLRPH Động Châu ..................................... 37 Bảng 4.7: Hiện trạng nhân sự Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu ......... 37 Bảng 4.8: Tổng hợp số liệu khoán bảo vệ rừng từ năm 2007 - 2018 ............. 40 Bảng 4.9: Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu............... 42 Bảng 4.10: Hiện trạng công tác phát triển rừng phòng hộ giai đọan 2007 - 2018. 43 Bảng 4.11: Đề xuất các hoạt động giảm thiểu ............................................... 55
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sử bẫy ảnh để giám sát rừng ........................................................ 16 Hình 2.2: Vị trí đặt bẫy ảnh để giám sát ............................................................ 16 Hình 3.1: Sơ đồ vị của BQLRPH Động Châu ............................................... 20 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng Rừng phòng hộ Động Châu .............................. 23 Hình 4.1: Tổ chốt bảo vệ trong rừng Động Châu .......................................... 38
  9. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Chu trình giám sát theo SMART .............................................. 14 Biểu 3.1. Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu ............................................. 23 Biểu 3.2. Diện tích, dân số và lao động năm 2017 ........................................ 25 Biểu 3.4. Thống kê các loại cây lương thực năm 2017 ................................. 26 Biểu 3.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 ....................................................... 26 Biểu 3.5. Hiện trạng gia súc năm 2017 ......................................................... 27 Biểu 3.6. Tổng hợp kết quả giao đất Lâm nghiệp ......................................... 28 Biểu 3.7. Tổng hợp hiện trạng giáo dục năm học 2016, 2017 ....................... 29 Biểu đồ 4.1: Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2007 - 2018 BQLRPH Động Châu ............................................................................................................. 33 Biểu đồ 4.2. Diễn biến chức năng quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2007 – 2018. ... 34 Biểu đồ 4.3:Diễn biến diện tích rừng tự nhiên theo trữ lượng giai đoạn 2007 -2018.35 Biểu đồ 4.4: Trình độ chuyên môn, chính trị của BQLRPH Động Châu ....... 37 Biểu đồ 4.5: Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại BQLRPH Động Châu giai đoạn 2007 - 2018 ............................................ 42 Sơ đồ 4.1: Hiện trạng cơ cấu tổ chức, bộ máy của BQLRPH Động Châu ..... 36
  10. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa ĐHLN Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên IUCN nhiên IUCN RL IUCN Red List: Danh lục đỏ của IUCN KVNC Khu vực nghiên cứu LSNG Lâm sản ngoài gỗ NXB Nhà xuất bản RPH Rừng phòng hộ STT Số thứ tự VQG Vườn Quốc gia VQG-KBT Vườn Quốc gia – Khu bảo tồn
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên 800.003 ha; trong đó: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp 615.530 ha; bao gồm đất có rừng 574.521 ha; đất trống chưa có rừng 73.693 ha. Tổng diện tích quy hoạch rừng phòng hộ năm 2018 là 151.889 ha; sau khi rà soát, bóc tách đến nay diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ và giao cho 07 Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) trực tiếp quản lý, bảo vệ là 101.920ha. (Quyết định 4534/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến n m 2030 tỉnh Quảng Bình) Khu vực Động Châu, huyện Lệ Thủy ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Bình, còn lưu giữ được một diện tích hiếm hoi rừng ẩm thường xanh trên đất thấp ít bị tác động của miền trung Việt Nam. BQLRPH Động Châu quản lý gần 20.000 ha rừng, thuộc vùng sinh thái Bắc Trung Bộ. Đây là một phần của dải rừng đất thấp (khoảng 120.000 ha) kéo dài từ Lâm trường Trường Sơn ở phía bắc đến khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ở phía nam. Đây là vùng có giá trị đa dạng sinh học cao cùng với diện tích lớn sinh cảnh rừng đất thấp và đã được xác định là một Vùng chim quan trọng (Important Bird Area) trong Vùng chim đặc hữu đất thấp miền trung (Annamese Lowland Endemic Bird Area) theo Tổ chức Bảo tồn chim Quốc Tế BirdLife International và đây cũng là Vùng Đa dạng sinh học Trọng điểm (Key Biodiversity Area) trong Hành lang đa dạng sinh học Quảng Bình-Quảng Trị-Xebangfai (Quang Binh – Quang Tri – Xebangfai Biodiversity Corridor) theo Tổ chức bảo tồn quốc tế (Conservation International). Trong những năm qua, rừng phòng hộ Động Châu được các cơ quan chức năng bảo vệ và phát triển tốt. Các giá trị đa dạng sinh học còn nhiều bí ẩn, chưa được khám phá. Nhiều nhà khoa học dự đoán rằng: Đây là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn. Những thông tin điều tra bước đầu cho thấy khu vực này còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Bò tót, Sao La, Mang Lớn, Thỏ vằn trường sơn, Trĩ Sao, Hồng hoàng… Khu vực Động Châu - Khe
  12. 2 Nước Trong được tổ chức Bảo tồn Chim Thế giới công nhận là một trong hơn 60 vùng chim quan trọng, đặc hữu của Việt Nam (2002). Khu rừng Động Châu trước đây do lâm trường Kiến Giang và Lâm trường Khe Giữa quản lý. Năm 2006, đã thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu theo Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 13/11/2006 của UBND tỉnh về việc thành lập các BQLRPH trực thuộc UBND huyện, thành phố trên cơ sở chuyển đổi các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh; Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu trực thuộc UBND huyện Lệ Thủy quản lý (Quyết định số 3557/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt phương án sắp xếp, thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu trực thuộc UBND huyện Lệ Thủy). Sau khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, về cơ bản các BQLRPH trực thuộc UBND huyện, thành phố đã gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền trên địa bàn, bước đầu đã tranh thủ được sự quan tâm đầu tư công tác cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và nguồn kinh phí từ ngân sách cấp huyện cho công tác bảo vệ rừng trong lâm phận được giao. Các BQLRPH luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, do đó các vụ việc phá rừng, khai thác rừng phòng hộ trái phép đã được kịp thời phát hiện và tập trung giải quyết. Cơ quan Kiểm lâm các cấp cũng đã đẩy mạnh công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và phối hợp ngặn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, do vậy công tác bảo vệ rừng ngày càng được củng cố, tăng cường theo hướng bảo vệ rừng tại gốc. Bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo vệ rừng tại các BQLRPH nói chung và BQLRPH Động Châu phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đó là: Phần lớn diện tích rừng quản lý, đặc biệt là các khu rừng giàu tài nguyên, trữ lượng gỗ lớn tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, tiếp giáp với biên giới Việt - Lào và giáp ranh giới với hai tỉnh Quảng Trị, Hà Tỉnh; nhu cầu lâm sản ngày càng tăng tạo sức ép lên khai thác tài nguyên rừng ngày càng lớn, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất nông nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, nhất là ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh còn gặp nhiều khó khăn; biên chế lực lượng của các ban quản lý
  13. 3 rừng phòng hộ còn hạn chế trong khi địa bàn quản lý rộng; lực lượng bảo vệ rừng nhìn chung vẫn còn hạn chế về nghiệp vụ, chuyên môn nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng rừng. Năm 2018, nhận thấy giá trị đa dạng sinh học cực kỳ to lớn của khu rừng phòng hộ Động Châu, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh từ rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng. Kết quả ngày 25/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4534/QĐ -UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó 18.282 ha rừng phòng hộ của BQLRPH Động Châu đã được điều chính sang quy hoạch rừng đặc dụng. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị có liên quan xây dựng Dự án thành lập khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu- Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng từ khi thành lập BQLRPH Động Châu đến nay, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của BQLRPH Động Châu, đặc biệt trong bối cảnh diện tích rừng phòng hộ Động Châu được điều chỉnh sang quy hoạch rừng đặc dụng thì việc thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. Kết quả của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học củng như cơ sở quản lý tài nguyên rừng cho các khu rừng cần được được quản lý một cách hiệu quả hơn, nhằm bảo tồn giá trị kinh tế, văn háo – xã hội từ rừng mang lại.
  14. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ rừng bằng các chính sách, nghị định như giao đất, giao rừng, phòng chống lửa rừng… Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tục những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố: Bền vững về mặt môi trường sinh thái; Bền vững về mặt xã hội; bền vững về mặt kinh tế. Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế. Trong thực tiễn, để quản lý tốt một khu rừng cần xác định được các mối đe dọa đối với khu khu rừng đó và tìm các biện pháp can thiệp phù hợp để giảm thiểu các mối đe dọa đó, đây là cách tiếp cận mới trong quản trị rừng, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Có rất nhiều mối đe dọa đối với khu rừng phòng hộ, đặc dụng như: Khai thác bất hợp pháp, cháy rừng, canh tác nông nghiệp, các công trình phát triển kinh tế - xã hội …Tính chất nghiêm trọng của mỗi đe dọa đối với mỗi khu rừng không giống nhau, do đó cần phân hạng mức độ của các mối đe dọa để có các biện pháp ưu tiên xử lý thích hợp. Một điều cần lưu ý rằng việc đánh giá mối đe dọa đối với khu rừng không có có nghĩa là phải cố để loại trừ những mối đe dọa này, bởi vì trong nhiều trường hợp hầu như không thể làm được như vậy (Primack, 1999). Việc con người sử dụng
  15. 5 cảnh quan là một thực tế mà chúng ta phải tính đến khi lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trong kế hoạch quản lý các khu rừng phòng hộ hay đặc dụng, việc người dân địa phương và du khách sử dụng dịch vụ môi trường rừng và cảnh quan sinh thái cần phải là nội dung trung tâm, kể cả ở quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển (Mackinnon et al.,1992; Wells and Brandon, 1992; Western et al., 1994; Primack,1999). Những người dân từ ngàn đời nay đã sử dụng các sản phẩm trong khu rừng, nay đột nhiên không được phép vào đó nữa sẽ phải chịu sự mất đi quyền được tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản cho sự sinh tồn của họ. Vì thế, hiển nhiên họ sẽ giận giữ và những người dân trong hoàn cảnh như vậy sẽ không thể là những người ủng hộ mạnh mẽ cho công tác bảo vệ rừng. Nhiều khu rừng bảo vệ, phát triển được hay bị hủy hoại là phụ thuộc vào mức ủng hộ hay thù địch của những người sử dụng các khu vực này. Trong trường hợp lý tưởng nhất là người dân địa phương được tham gia vào quy hoạch và quản lý các khu rừng, được đào tạo và tuyển dụng vào làm việc trong các ban quản lý và được hưởng lợi từ chính sách việc họ thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu rừng bảo vệ. Ngược lại, nếu quan hệ giữa người dân địa phương và chủ rừng vốn đã không tốt và không tin nhau, hoặc nếu mục đích của các ban quản lý rừng không được tuyên truyền giải thích thỏa đáng thì dân địa phương có thể không chấp nhận việc thành lập cũng như không tuân thủ các quy định của các ban quản lý rừng. Trong trường hợp này, người dân sẽ xung đột với những người trong Ban quản lý rừng. Ngày nay người ta càng nhận ra rằng các chiến lược quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học hầu hết đều thiếu mất một yếu tố cực kỳ quan trọng là sự tham gia của người dân địa phương. Lewis và cộng sự (1990) đã tuyên bố rằng: “Nếu như có một bài học kinh nghiệm nào đó có thể rút ra từ những thất bại trong công tác bảo tồn ở Châu Phi thì đo là sự bảo tồn chỉ do chính phủ thực hiện vì cái gọi là lợi ích của người dân địa phương. Cách làm này ít khi thành công, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế thấp kém. Thay vào đó, việc bảo tồn vì người dân và do người dân thực hiện dưới sự giám sát và cung cấp dịch vụ của nhà nước có thể thúc
  16. 6 đẩy mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và người dân sống trong vùng có tài nguyên. Cách tiếp cận này có thể làm giảm bớt các chi phí cho việc thực thi pháp luật và làm tăng các nguồn thu từ các khía cạnh khác của quản lý động vật hoang dã, nhờ đó sẽ vừa đáp ứng những yêu cầu của công tác bảo tồn vừa đáp ứng những nhu cầu trước mắt của cộng đồng dân cư. Cách tiếp cận như vậy cũng có ưu điểm nữa là duy trì quyền sở hữu truyền thống và tinh thần trách nhiệm của người dân địa phương đối với tài nguyên. Tuy nhiên, những bằng chứng có tính thuyết phục về mối quan hệ hợp tác như trên vẫn chưa được minh chứng, vì vậy, nó chỉ vẫn mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn”. 1.2. Trên Thế giới Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ lệ mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia tăng liên tục. Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu ha rừng (mỗi năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha). Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừng nguyên sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm cho diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của FAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha. Trong đó 1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít. Còn 1,850 triệu ha rừng nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học. Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu Mĩ mất đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên 80% so với 10 năm trước. Với tôc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt. Ngoài ra mất rừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm.
  17. 7 Để phục hồi quản lý bền vững tài nguyên rừng một số nước trên thế giới như Phần Lan, Thụy Điển, Ca na da đã xây dựng chiến lược về quản lý rừng bền vững từ rất sớm hay ở Châu Á một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch phục hồi và phát triển rừng sau giai đoạn khai thác kiệt quệ tài nguyên rừng. Tại Hàn Quốc việc đánh giá thực trạng tài nguyên rừng, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển rừng đã được thực hiện, gồm 5 giai đoạn: Kế hoạch phát triển rừng lần thứ 1: Dự án phục hồi rừng (1973 - 1978); Kế hoạch phát triển lần 2: Dự án phục hồi rừng (1979 - 1987); Kế hoạch phát triển rừng lần thứ 3: Dự án phục hồi rừng (1988 - 1997); Kế hoạch phát triển rừng lần thứ 4 (1998 - 2007); Kế hoạch phát triển rừng lần thứ 5 (2008 - 2017) trải qua thực hiện 05 giai đoạn đến nay ở Hàn Quốc đã hoàn thành được kế hoạch với mục tiêu “hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc xanh với phúc lợi và tăng trưởng xanh” nhờ có các khu rừng được quản lý theo hướng bền vững như nguồn tài nguyên quý giá phục vụ tăng cường phát triển kinh tế, bảo tồn quỹ đất và cải thiện cuộc sống trên toàn quốc. Đối với Nhật Bản là quốc gia có đến 68,6% diện tích đất là rừng che phủ, đứng thứ 17 trên thế giới. Cách đây hơn 300 năm, quốc gia này đã phải trải qua giai đoạn rừng bị tàn phá nghiêm trọng, biến cảnh quan thành những vùng đất hoang hóa. Việc quản lý rừng cộng đồng của các địa phương đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về môi trường bằng những phương pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững hơn bắt đầu từ những năm 1670. Các cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm của các hoạt động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích cực, tạo thuận lợi cho các quá trình xã hội được thực hiện. Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển những hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và tái tạo rừng. Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý và lập kế hoạch lâm nghiệp. Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ thuật trong việc tỉa cây hay phục hồi rừng theo điều kiện thực tế.
  18. 8 Nhật Bản cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng dựa trên các thông số về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ thuật để dự báo tăng trưởng rừng và xác định hiệu quả quản lý. Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong những năm gần đây như sau: + Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. + Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến địa phương và cơ sở. + Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn. + Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được quản lý bảo vệ tốt hơn. 1.3. Tại Việt Nam Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị mất rừng hoặc suy thoái rừng do các nguyên nhân khác nhau như: Khai thác gỗ bị khai thác quá mức; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ngh o sang rừng trồng và canh tác nông nghiệp; chuyển đổi tự phát do xâm lấn để canh tác nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án thủy điện... Trong giai đoạn 1943 - 1990, độ che phủ rừng của Việt Nam đã giảm từ 43% xuống còn 28%. Tuy nhiên, sau thời gian này, nhiều nỗ lực của Chính phủ trong phục hồi rừng đã được ghi nhận, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do nguyên nhân hợp pháp và
  19. 9 bất hợp pháp. Độ che phủ rừng toàn quốc giai đoạn (2002-2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, giai đoạn (2007 - 2018), tăng bình quân 0,4% kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam. Tuy độ che phủ rừng đã được nâng lên đạt 28,2% năm 1995, 33,2% năm 1999, 38% năm 2005, 39,5% năm 2010, 40,84% năm 2015 và 41,65% năm 2018 nhưng diện tích rừng có trữ lượng và giá trị kinh tế nói chung chưa cao. Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên hiện có chỉ có khoảng 2% là rừng giàu, 15% là rừng trung bình còn lại là rừng ngh o, rừng phục hồi. Trong thời gian qua, đã có các đề tài, công trình nghiên cứu về một số lĩnh vực liên quan đến đề tài luận văn như: “Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng” của Vũ Hoàng Tùng, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2013; “ Đảm bảo hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” của Phạm Đình Hùng, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2011; "Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, lý luận và thực tiễn", của Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; "Tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng", của Võ Mai Anh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007; Luận văn thạc sĩ luật học: “Một số vấn đề cơ bản về phát luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, 2004; “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Mình, 2002; Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng phóng hộ qua thực tiến tại tỉnh Quảng Bình, của Nguyễn Công Chung, Luận văn thạc sỹ Luật học, 2016. Ở nước ngoài có Luận án Tiến sỹ của Sofia Hirakuri “Can Laws save the forests. Lesson from Filand and Brazil” và nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 “Forest law and sustainable development – Addressing Contemporary Challenges Through Legal Reform”. 1.4. Tại tỉnh Quảng Bình Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua, luôn nhận được quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của
  20. 10 các ngành chức năng do đó rừng được phục hồi và bảo vệ tốt, độ che phủ của rừng được tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, độ che phủ của rừng năm 1999 là 47,96% đã được tăng lên 66,5% vào năm 2009 và dự kiến sẽ tăng 67,5% vào năm 2019, là tỉnh có độ che phủ của rừng cao nhất, nhì cả nước. Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới các Lâm trường quốc doanh; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh; ngày 13/11/2006, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3136/QĐ-UBND về việc thành lập các BQLRPH trực thuộc UBND huyện, thành phố trên cơ sở chuyển đổi các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Sau khi rà soát, bóc tách diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ và giao cho 08 Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) trực tiếp quản lý, bảo vệ là trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 146.421ha. Tổ chức bộ máy các BQLRPH khi mới thành lập có Ban lãnh đạo, bộ phận nghiệp vụ và các trạm bảo vệ rừng, một số Ban chưa có Phó Giám đốc. Quá trình hoạt động, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, hiện nay tất cả các BQLRPH đã được bổ sung Phó Giám đốc, số lượng các Trạm bảo vệ rừng và biên chế đã được tăng lên. Về cơ bản các BQLRPH trực thuộc UBND huyện, thành phố đã gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền trên địa bàn, bước đầu đã tranh thủ được sự quan tâm đầu tư công tác cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và nguồn kinh phí từ ngân sách cấp huyện cho công tác bảo vệ rừng trong lâm phận được giao. Các BQLRPH luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, do đó các vụ việc phá rừng, khai thác rừng phòng hộ trái phép đã được kịp thời phát hiện và tập trung giải quyết. Cơ quan Kiểm lâm các cấp cũng đã đẩy mạnh công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và phối hợp ngặn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, do vậy công tác bảo vệ rừng ngày càng được củng cố, tăng cường theo hướng bảo vệ rừng tại gốc. Bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo vệ rừng tại các BQLRPH phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đó là: Phần lớn diện tích rừng quản lý, đặc biệt là các khu rừng giàu tài nguyên, trữ lượng gỗ lớn tập trung chủ yếu ở vùng sâu,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2