Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Thiết lập các nguyên tắc đồng quản lý rừng giữa các bên liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÀO THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN - ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÀO THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN - ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN THỊ BẢO LÂM Hà Nội, 2011
- 1 MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằng việc ban hành nhiều văn kiện mang tính chất pháp lý liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học; như Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học và tham gia các Công ước Quốc tế. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 khi rừng bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị đẩy lùi tới cả các khu rừng đặc dụng ở vùng sâu vùng xa, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi một khu rừng đặc dụng có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt, nhưng thường có đặc điểm chung là địa hình đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chưa phát triển, dân cư thưa thớt. Tuy đã được Chính phủ và chính quyền các cấp quan tâm nhưng kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên vẫn rất hạn hẹp. Những đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến rừng và đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng tiếp tục bị tác động và suy giảm. Khác với rừng sản xuất và rừng phòng hộ, việc thành lập, xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý rừng đặc dụng thường được tiếp cận một chiều từ trên xuống, chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến vai trò và vị trí của các bên liên quan, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa nhịp nhàng, thiếu chặt chẽ dẫn đến có lúc, có nơi khó khăn, lúng túng trong chỉ đạo, triển khai quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, trong khi đó tiềm năng quản lý bảo vệ rừng trong xã hội chưa được khai thác, chưa khuyến khích thu hút được các lực lượng tham gia một cách tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- 2 Vườn Quốc Gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu ( Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc ( Lâm Đồng) và Bù Đăng ( Bình Phước), cách Thành Phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng nhiệt đới ẩm. VQG Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 01 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 07 tháng 07 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 09 tháng 08 năm 1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng). Việc thành lập VQG đã làm thay đổi phần lớn cuộc sống của người dân sống trong khu vực cùng đệm. Thực tế cho thấy rằng các cộng đồng chủ yếu tìm nguồn sinh kế từ rừng của VQG như khai thác lâm sản, sử dụng đất rừng trồng cây nông nghiệp, bãi chăn thả gia súc, tạo nên nhiều tiêu cực cho quản lý bảo vệ rừng nhưng vẫn không nâng cao được đời sống của cộng đồng. Những hoạt động này chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững. Do đó, các câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao nội lực của cộng đồng, phát huy những tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào các hoạt động đồng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quản lý, các nhà khoa học mà của cả người dân sở tại. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, cùng với những kiến thức đã học hỏi được từ thầy, cô giáo và để phần nào trả lời được câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên - Đồng Nai”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về đồng quản lý “Đồng quản lý” là phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng mới hình thành trên thế giới và đang nghiên cứu áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam.[5] Đồng quản lý dựa trên cơ sở thương lươ ̣ng có sự tham gia, viê ̣c ra quyết đinh ̣ chung, mô ̣t mức độ chia sẻ quyền ha ̣n và phân phối công bằng lơ ̣i ích giữa các bên liên quan [3]. Như vậy, để đồ ng quản lý thành công, điề u cầ n thiết là có sự ủng hô ̣ chính tri ̣ đầ y đủ của các cấ p ( tỉnh qua huyê ̣n đế n xa)̃ và có sự thỏa thuâ ̣n của tấ t cả các bên liên quan. Một ban quản tri ̣ nhiều thành phần (ban đồng quản lý) sẽ đảm bảo tấ t cả các bên liên quan đươ ̣c tham gia vào viê ̣c thực hiêṇ đồ ng quản lý và quản lý thích ứng. Khi tìm hiể u khái niệm về đồng quản lý các khu bảo tồn (Protected Areas) Borrini – Feyerabend, 1996 [6] chỉ ra rằ ng: đồ ng quản lý là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thoả thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Cũng theo Borrini – Feyerabend, 2000 khái niệm về đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó có hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định. Đồng thời đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị việc đồng quản lý là nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thuật ngữ “tiếp cận số đông” trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau, nhằm mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng quyền lợi liên quan đến tài nguyên.
- 4 Đồ ng quản lý ngươ ̣c với các hợp đồ ng dựa trên hô ̣ gia điǹ h, bao gồ m các khu vực đất khá rô ̣ng có thể đươ ̣c chia thành các khu trong đó áp du ̣ng các chế đô ̣ quản lý khác nhau. Phân khu cho phép các khu vực đươ ̣c dành riêng cho các hoa ̣t động cụ thể như bảo vê ̣ các môi trường số ng quan tro ̣ng, các khu vườn ươm, các điể m chăn nuôi và sử du ̣ng tài nguyên. Nó cũng giúp làm giảm mẫu thuẫn giữa những người sử du ̣ng khác nhau và ta ̣o điề u kiê ̣n tuân thủ. [1] Cũng nghiên cứu về vấ n đề này, Wild và Mutebi, 1996 [4] lại cho rằng đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức Nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, Nhà nước hay tư nhân cùng nhau thông qua một hiệp thương, xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được. Bên canh đó, định nghĩa đồng quản lý đươ ̣c Rao và Geisler, 1990 [7] chỉ ra là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”. Andrew W. Ingle và các tác giả, 1999 [2]lại cho rừng đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được Nhà nước công nhận mà hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Nói tóm la ̣i, qua các khái niệm của các tác giả nêu trên, đồng quản lý được hiểu như sau: Đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối tác có mối quan tâm tới nguồn tài nguyên
- 5 trong khu bảo tồn, nhằm đạt được một thoả thuận thống nhất về quản lý tài nguyên khu bảo tồn vừa đáp ứng mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được và phù hợp với từng đối tác. 1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý nghiên cứu đồ ng quản lý 1.2.1. Cơ sở lý luận 1.2.1.1. Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên rừng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, [8] có 4 chủ thể chính tham gia quản lý rừng là Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. - Quản lý nhà nước về lâm nghiệp (tài nguyên rừng) là một hình thức khẳng định chủ quyền của nhà nước đối với tài nguyên rừng. Nhà nước quản lý, sử dụng tài nguyên rừng phục vụ mục tiêu kinh tế-xã hội, môi trường quốc gia. Quản lý nhà nước có thế mạnh về pháp luật, chính sách và tài chính. - Tổ chức và doanh nghiệp quản lý tài nguyên thiên nhiên với nhiều hình thức khác nhau và hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Các tổ chức quân đội quản lý rừng với mục tiêu quốc phòng và quân sự là chủ đạo. Các hệ thống quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với mục tiêu chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài nguyên lại có mục tiêu chủ đạo là kinh doanh. Các tổ chức có thế mạnh trong quản lý về khoa học-công nghệ, vốn và thị trường. - Hộ gia đình và cá nhân quản lý tài nguyên rừng là thành phần được công nhận khi có Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ [14]về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài và đã được sửa đổi bổ sung tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Mục tiêu chính của đối tượng này là tạo điều kiện về tư liệu để người dân gắn bó với rừng, bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội. Hộ gia đình và cá nhân có thế mạnh về lực lượng tại chỗ và có nhiều hiểu biết về kiến thức bản địa.
- 6 - Quản lý tài nguyên rừng cộng đồng là một hình thức quản lý truyền thống, xuất phát từ tính cộng đồng của con người từ thời nguyên thủy. Trải qua nhiều thay đổi của xã hội, hình thức quản lý cộng đồng được điều chỉnh để thích hợp với hoàn cảnh mới. Nó được đúc rút thành những hiểu biết, kinh nghiệm, hình thành nên các luật lệ và còn tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do tính đa dạng của các cộng đồng dân cư dẫn đến sự đa dạng về văn hoá. Sự đa dạng này cũng dẫn đến sự đa dạng về cách thức quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. Mục tiêu chính của hình thức quản lý này là nhằm đáp ứng những yêu cầu của các thành viên nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng. Cộng đồng quản lý tài nguyên có thế mạnh về tính tổ chức, thể chế, tính tự nguyện, sự ổn định tại chỗ và những hiểu biết bản địa. Trên một đơn vị tài nguyên rừng không chỉ tồn tại một hình thức quản lý mà tồn tại song song nhiều hình thức. Vấn đề đặt ra là các hình thức này nên hợp tác, liên kết với nhau như thế nào [11]? Muố n đạt được sự công bằng đối với các chủ thể quản lý, đạt được các mục tiêu tổng thể cũng như cụ thể của từng đối tượng thì đồng quản lý rừng sẽ là một phương thức thích hợp. Trong thực tế, nhà nước không đủ khả năng để quản lý toàn bộ tài nguyên trên lãnh thổ quốc gia. Gánh nặng này cần phải được chia sẻ với các chủ thể quản lý tài nguyên khác trong xã hội. Hợp tác trong quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt cộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với nguồn tài nguyên rừng và có những hiểu biết sâu sắc về chúng. Trên cơ sở đó, hợp tác quản lý sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý tài nguyên rừng.
- 7 1.2.1.2. Đồng quản lý bản chấ t là sự phát triển bền vững tài nguyên rừng. - Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng là nguồn nguyên liệu cần thiết đối với phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn này. Bảo tồn tài nguyên rừng sẽ mâu thuẫn với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu khai thác một cách quá mức, bữa bãi không theo kế hoạch làm cạn kiệt tài nguyên rừng, hệ quả không bền vững về kinh tế-xã hội và môi trường. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn, duy trì khả năng tái tạo các tài nguyên cho sự phát triển ổn định lâu dài. Đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn sẽ là phương thức hiệu quả cho tiến trình bảo tồn và phát triển. Như vâ ̣y bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập nhưng thống nhất.[9] - Bên ca ̣nh đó, Nhà nước có chiến lược, chính sách bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và thường nảy sinh mâu thuẫn với các cộng đồng địa phương đang sử dụng tài nguyên (đối tượng bảo tồn) phục vụ đời sống. Giữa cộng đồng và quốc gia sẽ đạt được đồng nhất trong các mục tiêu bảo tồn và phát triển nếu như tiến tới thỏa thuận về một phương thức đồng quản lý. Vì vâ ̣y, đồng quản lý giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. 1.2.1.3. Đồng quản lý dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học và kiến thức bản địa - Đồng quản lý sẽ ứng dụng kết hợp sự hiểu biết về đa dạng sinh học của khoa học với những kiến thức sinh thái bản địa. Những nghiên cứu đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cần phải bảo tồn là cơ sở thiết lập khu bảo tồn thiên nhiên. Kiến thức sinh thái bản địa về đặc tính của các tài nguyên là cơ sở kinh nghiệm giúp cho công tác bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Đồng quản lý dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các thành tựu của khoa học quản lý và kinh nghiệm về quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương [15]. Khoa học quản lý sử dụng các biện pháp quản lý tiên tiến khu bảo tồn, kinh nghiệm quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng sẽ là cơ sở để ứng dụng khoa
- 8 học quản lý cho phù hợp với địa phương. - Khi giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học và kiến thức bản địa không những đảm bảo cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng dân cư trong khu vực. 1.2.1.4. Đồng quản lý dựa trên cơ sở phối hợp lợi ích quốc gia và cộng đồng - Nhà nước tính đến lợi ích mang tính toàn cục khi đặt vấn đề quản lý một khu bảo tồn nào đó. Với mục tiêu chung là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng hộ cho các ngành sản xuất và đời sống xã hội trong khu vực. - Đời sống của cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên rừng. Lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người dân là đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cho nhiều thế hệ. - Các bên quan tâm khác về du lịch, khai khoáng,chế biế n, thủ công mỹ nghệ lợi ích của họ cũng dựa trên các nguồn tài nguyên vốn có của khu bảo tồn. Mục tiêu của họ là khai thác một cách bền vững các nguồn tài nguyên này.[10] - Mục tiêu của đồng quản lý phải không làm ảnh hưởng quá mức hoặc làm mất đi lợi ích của các bên liên quan mà phải gắn lợi ích của họ với trách nhiệm quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng mà họ đang quan tâm. 1.2.1.5. Đồng quản lý trong bảo tồ n bản sắc văn hoá cộng đồng và xoá đói giảm nghèo Với sự phát triển của xã hội, sự hoà nhập về văn hoá cũng càng ngày càng tăng. Điều này đã làm mai một không ít những bản sắc văn hoá độc đáo của cộng đồng người địa phương. Những bộ quần áo truyề n thố ng, những sinh hoạt văn hoá dân gian và cả những tri thức về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị mai mô ̣t. Bởi vậy, bảo tồn bản sắc văn hoá,
- 9 kiến thức bản địa cũng là một trong những chiến lược lâu dài của đất nước. [12] Đồng quản lý tài nguyên rừng sẽ khuyến khích người dân sử dụng những kiến thức, sáng kiến và thể chế cộng đồng cho công tác bảo tồn và phát triển. 1.2.2. Cơ sở pháp lý về đồng quản lý 1.2.2.1.Căn cứ pháp luật Một số Luật có nội dung liên quan đến đồng quản lý: - Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2001[13] , sửa đổi năm 2004. - Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005; - Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, sửa đổi năm 2005.[18] - Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi năm 2009. 1.2.2.2. Các văn bản dưới luật - Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [16] về việc hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp. - Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.[17] - Công ước Đa dạng sinh học mà Việt Nam đã tham gia năm 1994, [19] trong đó Điều 8 phần (j) ghi rõ “Tuỳ theo luật pháp quốc gia, sự tôn trọng và duy trì các tri thức, các sáng kiến và các thông lệ của cộng đồng bản xứ và địa phương, biểu hiện bằng lối sống truyền thống phù hợp với bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, mà khuyến khích áp dụng rộng rãi các tri thức, các sáng kiến và các thông lệ này, với sự đồng ý và cùng tham gia của những người sở hữu, cũng như khuyến khích sự chia sẻ công bằng những lợi ích có được từ các tri thức, các sáng kiến và các thông lệ đó”.
- 10 - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; - Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quản lý hệ thống các khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, trong đó Cát Tiên được xác định là VQG;[20] - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng; - Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;[19] - Quyết định số 574/QĐ/KL-VP ngày 17/6/2008 của Cục trưởng Cục Kiểm lâm về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát Tiên;[29] Tóm lại: Chìa khoá thành công trong quản lý tài nguyên rừng là hợp tác trong quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt cộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với nguồn tài nguyên rừng. Trên cơ sở đó, hợp tác quản lý sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công trong quản lý bền vững tài nguyên rừng. 1.3. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới ̀ h ĐQLR đã có mô ̣t ảnh hưởng to lớn. Ta ̣i Ấn đô ̣, hơn Chương trin 63.000 nhóm đã ghi tên vào chương triǹ h quản lý rừng liên hơ ̣p để tái sinh 14 triê ̣u ha rừng. Ta ̣i Nepal, 9000 nhóm người sử du ̣ng rừng cố gắ ng tái sinh 700.000 ha rừng. Ta ̣i Brazin, nông dân giúp quản lý 2,2 triê ̣u ha khu bảo tồ n khai khoáng. Phân nửa các quâ ̣n huyê ̣n của Zimbabwe tham gia vào mô hiǹ h
- 11 lửa tra ̣i qua đó các cô ̣ng đồ ng điạ phương có thể chia sẻ thu nhâ ̣p từ kinh ̣ những vùng đấ t hoang da.̃ Những chương trình này nói chung doanh du lich giúp bảo vê ̣ rừng và hỗ trơ ̣ quyề n tiế p cận tài nguyên rừng của người nghèo nông thôn nhưng chúng thường thiế u cơ sở để cải thiêṇ đáng kể sinh kế của người nghèo như mong đơ ̣i. Hành đô ̣ng tâ ̣p thể này là nét đă ̣c trưng chính của những thỏa thuâ ̣n về mă ̣t tổ chức cho đồ ng quản lý. [22] Đây là những bài học quý giá cho quá trình xây dựng những giải pháp đồng quản lý bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam. Ở Canada kể từ khi ký hiệp định Northern Quebec và James Bay năm 1975, việc sắp xếp công tác đồng quản lý ở Canada đã tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều hình thức sắp xếp công tác đồng quản lý và nhiều ban chính thức liên quan đến Tuần lộc, cá Vôi trắng, các sản phẩm lâm nghiệp và phi lâm nghiệp và các loại cá được đặt tên nhưng rất ít. Việc sắp xếp quyền đồng quản lý đối với chủ đề này là một chủ điểm giữa tỉnh Saskatchewan, công ty quản lý lâm nghiệp Mistik và các cộng đồng người dân thuộc Hội đồng bộ lạc Meadow.[24] Theo Poffenberger. M và MêGan. B, 1993 việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Dong Yai - Thái Lan đã có sự phối hợp giữa người dân với cục Lâm nghiệp Hoàng gia để xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Theo Wild và Mutebi, 1996 [33]tại VQG Bwindi Impenetrable và MgaHinga Gorilla thuộc Uganda việc hợp tác quản lý được thực hiện theo quy ước giữa ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư. Trong đó, người dân được phép khai thác một số lâm sản trên quan điểm khai thác sử dụng bền vững, đồng thời có nghĩa vụ quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Như vậy, việc
- 12 hợp tác quản lý tại đây mới chỉ có hai đối tác là ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư tham gia. Theo Sherry. E., 1999 [32] việc hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Vutut được thực hiện trên nguyên tắc: Có sự phối hợp giữa chính quyền, ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được các mối quan tâm của các bên tham gia và sử dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương vào mục tiêu bảo tồn. Đồng thời, ban quản lý VQG xây dựng và đưa ra các mô hình đó. Như vậy, việc hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẩn giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời lợi dụng được kiến thức bản địa vào công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Theo Oli Krishna Prasad, 1999 [33] việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư địa phương được hưởng từ 30%-50% lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch hàng năm thông qua việc đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng. Song, việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên này mới chỉ dừng lại ở vùng đệm khu bảo tồn. Theo Reid. H, 2000 [23]việc hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Kruger được thực hiện trên nguyên tắc: Người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG, đồng thời họ cũng chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. Quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp tham gia quản lý tài nguyên rừng và khái niệm tham gia quản lý rừng nói chung lần đầu tiên được biết đến là Ấn Độ vào năm 2004. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ rừng được tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á.
- 13 Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương với nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hoà giải sự tranh chấp nguồn tài nguyên giữa người dân và nhà nước. Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tác rừng đã đem lại những kết quả to lớn. Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng. Ở Nam Phi, tại VQG Kruger [27] trước đây người dân đã chuyển đi từ Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại vùng đất truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. Từ những kết quả đạt được về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác (Reid, H. 2000) [33]. Năm 1989, [28]nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: Rừng tư nhân và rừng nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừng tương ứng là sở hữu rừng tư nhân và sở hữu rừng nhà nước. Trong quyền sở hữu của nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng. 1.4. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam Nguyễn Quốc Dựng, 2004 [5]cho rằng: đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối tác có mối quan tâm tới nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn, nhằm đạt được một thỏa thuận thống nhất về quản lý vừa đáp ứng mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được phù hợp với từng đối tác. Lần đầu tiên khái niê ̣m đồ ng quản lý được đưa vào Việt Nam năm 1997. Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên khái niêm
- 14 này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Qua quá trình thực hiện quản lý rừng tại các địa phương, khái niệm về đồng quản lý đã được nhiều tổ chức, các tác giả trong và ngoài nước đưa ra. Trong đó tiêu biểu là khái niệm của IUCN: “Các khu bảo tồn do Nhà nước thiết lập, nơi quyền ra quyết định, trách nhiệm quyền và quyền lợi chia sẻ giữa các cơ quan Nhà nước và các bên tham gia, đặc biệt cộng đồng địa phương sống dựa vào tài nguyên rừng tại các khu bảo tồn đó”. [30] Khi nghiên cứu về đồng quản lý năm 2008, [3] một dự án GTZ của cộng hoà Liên Bang Đức về đồng quản lý đã được triển khai tại Ấp Âu Thọ B xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu tổng thể của dự án “quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” là bảo vệ và sử dụng bền vững đất rừng ngập nước ven biển ở đây vì lợi ích của người dân địa phương. Đến năm 2010 dự án đã tổng kết sau 3 năm hoạt động với báo cáo tóm tắt: “Đồng quản lý tại Ấp Âu thọ B: một thí nghiệm thí điểm cho vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng”. Qua báo cáo người ta nhận thấy rằng, mặc dù quá trình đồng quản lý rừng ngập mặn được bắt đầu chỉ cách đây ba năm, kinh nghiệm đầu tiên đã cho thấy đồng quản lý là một cách hiệu quả để duy trì và tăng cường chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn và đồng thời cung cấp sinh kế cho cộng đồng địa phương. Trong báo cáo này dự án đã mô tả chi tiết quá trình đồng quản lý từ lúc bắt đầu đến lúc có được thoả thuận; liệt kê bài học kinh nghiệm và một vài kinh nghiệm đầu tiên của việc thực hiện đồng quản lý. Một báo cáo thứ hai, được dự kiến vào cuối năm 2011, sẽ tập trung vào bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện đồng quản lý, gồm từ lúc có được thoả thuận đến thực hiện thoả thuận. Như chúng ta đã biết, tài nguyên rừng ở nước ta trước đây do nhà nước quản lý và quyết định mọi phương án quản lý và sử dụng. Do vậy, diện tích rừng ở nước ta trong thời gian qua suy giảm nhanh chóng cả về số lượng lẫn
- 15 chất lượng, ngay các khu rừng đặc dụng cũng bị xâm phạm nghiêm trọng làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Đã có một số đề tài, dự án của các tổ chức nước ngoài và trong nước được thực hiện nhằm quản lý bền vững cho các khu rừng đặc dụng. Theo Uirich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả, 2002 đã nghiên cứu về đồng quản lý tại khu bảo tồn Pù Luông- Nghệ An [26] cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý tài nguyên rừng còn nhiều vấn đề bất cập. Đồng thời những nghiên cứu này còn chỉ ra cuộc sống của người dân địa phương còn phụ thuộc vào rừng, một số thể chế chính sách còn chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Song các nghiên cứu chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng và giải pháp thực hiện. Đòi hỏi của thực tiễn là cần có tiến trình, nguyên tắc và các giải pháp thích hợp để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên rừng. Đây là câu trả lời mà các dự án triển khai trong thời gian gần đây đang lúng túng. Ngày 4/8/2003 hội thảo về “ý tưởng thành lập khu BTTN Phu Xai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ An [30] đã đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, hội thảo cũng chưa thống nhất được các nguyên tắc quản lý và giải quyết triệt để vấn đề. Khi nghiên cứu về đồ ng quản lý rừng, ở Việt Nam đã có một số dự án được triển khai thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình đồng quản lý. Điển hình như: Dự án MOSAIC, 2002 [27] đã triển khai thực hiện tại khu vực sông Thanh -Quảng Nam, nội dung đồng quản lý mới được bắt đầu và đang trong thời gian thử nghiệm cho giai đoạn tiếp theo; Dự án về xây dựng mô hình đồng quản lý giữa khu bảo tồn, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cơ quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh thừa Thiên - Huế. Song các dự án nói trên đều chưa
- 16 đưa ra được nguyên tắc và các giải pháp thích hợp để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên. Năm 1997 tại VQG Cát Tiên trong khoá tập huấn về “kết hợp bảo tồn và phát triển” phương pháp đồng quản lý tài nguyên rừng lần đầu tiên được đưa vào giới thiệu và thảo luận. Sau thời gian đó, đồng quản lý tiếp tục được giới thiệu trong một số khoá tập huấn về bảo tồn thiên nhiên của các dự án được triển khai thực hiện. [31] Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp tại Hà Nội năm 2001 đã làm rõ các yếu tố khuôn khổ pháp lý của rừng cộng đồng, việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam. Trong hội thảo có rất nhiều báo cáo và các vấn đề thảo luận như “Báo cáo về khuôn khổ pháp lý, chính sách của Nhà nước và hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam” [25] của các tác giả Phạm Xuân Phương, Hà Công Tuấn, Vũ Văn Mê, Nguyễn Hồng Quân; Các báo cáo về sự vận dụng chính sách lâm nghiệp nhà nước ở cấp tỉnh của các tác giả Sheelagh, Orelly, Vũ Hữu Tuynh, Nguyễn Ngọc Lung, Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hải Nam, Cao Vĩnh Hải,… Cuối cùng hội thảo đi đến kết luận cộng đồng đang quản lý 15% diện tích rừng của nhà nước, đó là thực tế mang tính khách quan và ngày càng có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số những vướng mắc trong khuôn khổ chính sách hưởng lợi từ rừng khi tham gia bảo vệ và phát triển như không quy định cộng đồng dân cư thôn bản là đối tượng của chính sách này. Sự vận dụng các chính sách của nhà nước và địa phương đã có tính sáng tạo, cụ thể là một số tỉnh đã mạnh dạn thí điểm giao đất, giao rừng và cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư thôn bản như Sơn La, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk. Khi tìm hiể u về vấn đề hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng đã có rấ t nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Nguyễn Bá
- 17 Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung, Bảo Huy. Tác giả Phạm Xuân Phương [30] đã khảo sát đánh giá tình hình triển khai tính chất hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao nhận khoán rừng năm 2003. Việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là mới, các thể chế chính sách còn nhiều vấn đề bấc cập, chưa phù hợp với hướng phát triển của mô hình này. Do vậy, việc tham gia của các bên liên quan còn mang nặng tính hình thức và chồng chéo về quản lý. Đặc biệt đối với cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực vùng đệm của các khu bảo tồn và VQG, việc tham gia vào mô hình còn mang tính thụ động, họ chưa được coi là chủ thể tích cực trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Do đó, nhất thiết cần phải có những nghiên cứu để xây dựng phương thức đồng quản lý nhằm thu hút người dân địa phương tự nguyện tham gia đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên. 1.5. Hướng nghiên cứu của đề tài Qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây: Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ việc đưa ra các quan điểm, khái niệm về đồng quản lý, nghiên cứu về sự hưởng lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan và các phương thức hợp tác quản lý rừng. Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đồng quản lý rừng là một vấn đề mới, còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn do tính phức tạp của các yếu tố xã hội. Thực hiện đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cần phải được triển khai thực hiện để có tổng kết đánh giá nhân rộng; các bước tiến hành về quản lý phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của địa phương.
- 18 VQG Cát Tiên là một trong những rừng tự nhiên có diện tích rộng nhất trong cả nước, rất đa dạng về sinh học. Cho đến nay tại đây đã có rất nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học, thành phần thực vật và động vật ở đây. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống về đồng quản lý tài nguyên rừng. Vậy làm sao để quản lý rừng bền vững? Cần có những nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý như thế nào để giải quyết được các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên rừng tại VQG Cát Tiên. Đây là những yêu cầu, đòi hỏi cần giải quyết của đề tài trên cở sở phân tích, đánh giá tiề m năng đồ ng quản lý rừng của VQG Cát Tiên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn