intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

  1. i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LƢỜNG THỊ ĐIỆP ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã ngành: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. LÊ BẢO THANH 2. PGS.TS VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2017
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực, chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu, những ý tƣởng khoa học đƣợc tổng hợp từ công trình nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện. Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Lƣờng Thị Điệp
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện và hƣớng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn đến Thầy giáo TS. Lê Bảo Thanh và thầy giáo PGS.TS Vũ Tiến Thịnh, đã trực tiếp bồi dƣỡng, khuyến khích và truyền đạt những kiến thức chuyên môn – khoa học trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trƣờng, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã luôn giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn này. Sự thành công của đề tài nghiên cứu này không thể thiếu sự giúp đỡ và hợp tác của Chính quyền và nhân dân 3 xã: Sam Kha, Púng Bánh, Sốp Cộp huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất của Lãnh đạo và cán bộ Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn thiện nhiên Sốp Cộp, nơi tiến hành điều tra và thu thập số liệu hiện trƣờng. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học 23a1– QLTNR&MT đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành đƣợc luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế về đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cam đoan về các kết quả và số liệu là trung thực, khách quan. Các hình ảnh minh họa trong luận văn là của tác giả. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lƣờng Thị Điệp
  4. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Tình hình bảo tồn và quản lý rừng trên thế giới ..................................... 3 1.2. Tình hình bảo tồn và quản lý rừng tại Việt Nam .................................... 8 1.3. Tình hình bảo tồn và quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu ................... 11 CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13 2.1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................... 13 2.1.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 13 2.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 13 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 13 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 13 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 13 2.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 13 2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 14 CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21 3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng ...................................... 21 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21 3.1.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................... 22 3.2. Thực trạng kinh tế -văn hóa- xã hội của huyện .................................... 27
  5. iv 3.2.1. Thực trạng phát triển về kinh tế ......................................................... 27 3.2.2 Thực trạng về văn hóa......................................................................... 29 3.2.3 Thực trạng về Giáo dục - đào tạo........................................................ 30 3.2.4 Thực trạng về Y tế .............................................................................. 31 3.2.5. Thực trạng về dân số và lao động ...................................................... 31 CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32 4. 1 Tình hình quản lý TNR tại khu vực nghiên cứu ................................... 32 4.1.1 Tình hình chung tại khu vực nghiên cứu ............................................ 32 4.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp .............................................................................................. 35 4.1.3 Những khó khăn trong công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp ............................................................................................................... 37 4.2 Đánh giá nhận thức của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu .................. 38 4.2.1. Theo độ tuổi.................................................................................... 39 4.2.2 Theo trình độ học vấn ..................................................................... 40 4.2.3 Theo nghề nghiệp ............................................................................ 41 4.2.4 Theo mức thu nhập gia đình. ........................................................... 42 4.2.5 Theo giới tính ................................................................................... 43 4.2.6 Theo thành phần dân tộc .................................................................. 45 4.3 Tác động tích cực đối với tài nguyên rừng của cộng đồng .................... 47 4.3.1. Hoạt động sản xuất của cộng đồng địa phƣơng bớt phụ thuộc vào tài nguyên rừng ................................................................................................. 47 4.3.2 Sử dụng đất ......................................................................................... 51 4.4. Tác động tiêu cực của cộng đồng tới KBTTN Sốp Cộp ....................... 53 4.4.1. Khai thác gỗ, củi ................................................................................ 55 4.4.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ ................................................................ 57 4.4.3. Săn bắn, bẫy bắt ĐVHD..................................................................... 59 4.5. Mối quan hệ của cộng đồng địa phƣơng với các cơ quan quản lý và bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, Sơn La ........................................ 61
  6. v 4.6. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 64 4.6.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cho ngƣời dân ....................................................................... 65 4.6.2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho ngƣời dân ........................................ 68 4.6.3. Đối với chính quyền xã ................................................................... 69 4.6.4. Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và ĐVHD .. 71 4.6.5. Xây dựng các hƣơng ƣớc, quy ƣớc về quản lý rừng và ĐVHD tại các thôn, bản. ............................................................................................ 72 4.6.6. Đối với Ban Quản lý khu bảo tồn (BQLKBT). .............................. 74 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ..................................... 76 5.1. Kết luận ................................................................................................. 76 5.2. Tồn tại ................................................................................................... 77 5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BQL Ban quản lý BVR Bảo vệ rừng CITES Công ƣớc quốc tế về buôn bán động thực vật quốc tế CĐĐP Cộng đồng địa phƣơng CLB Câu lạc bộ ĐDSH Đa dạng sinh học ĐVHD Động vật hoang dã DTSQ Dự trữ sinh quyển FFI Tổ chức Động thực vật quốc tế FIPI Viện Điều tra quy hoạch IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển LSNG Lâm sản ngoài gỗ PRA Đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia QLBV Quản lý bảo vệ TNR Tài nguyên rừng UBND Ủy Ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc VQG Vƣờn quốc gia WWF Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
  8. vii DANH MỤC BẢNG Biểu 1: Mô hình phân tích ma trận Swot ....................................................... 20 Bảng 3. 1. Danh sách các loài thú quý hiếm tại khu BTTN Sốp Cộp ............ 24 Bảng 3.2. Danh sách các loài chim quý hiếm tại khu BTTN Sốp Cộp........... 26 Bảng 4.1. Nhận thức của ngƣời dân theo độ tuổi ............................................ 39 Bảng 4.2. Nhận thức của ngƣời dân theo trình độ học vấn. ............................ 40 Bảng 4.3. Nhận thức của ngƣời dân theo nhóm ngành nghề .......................... 41 Bảng 4.4. Nhận thức của ngƣời dân phân theo thu nhập gia đình .................. 43 Bảng 4.5. Nhận thức của ngƣời dân theo giới tính ......................................... 44 Bảng 4.6. Nhận thức của ngƣời dân theo thành phần dân tộc ........................ 45 Bảng 4.7. Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức theo nhóm đối tƣợng ............ 46 Bảng 4.8. Mức độ phụ thuộc vào sản xuất và khai thác tài nguyên trƣớc và sau thành lập KBT Sốp Cộp ............................................................................ 48 Bảng 4.9. Tình hình sử dụng tài nguyên đất (Đơn vị tính: ha) ....................... 51 Bảng 4.10. Kết quả phỏng vấn diễn biến diện tích nƣơng rẫy và đồng cỏ chăn nuôi .................................................................................................................. 52 Bảng 4.11. Diễn giải mối quan hệ giữa cộng đồng và các cơ quan/tổ chức trên địa bàn ...................................................................................................... 63 Bảng 4. 12. Phân tích SWOT của KBT Sốp Cộp ........................................... 64
  9. viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Hành vi canh tác trên đất dốc tại xã Púng Bánh ............................ 35 Hình 4.2. Hành vi đốt rừng làm nƣơng tại xã Púng Bánh .............................. 36 Hình 4.3. Hình ảnh cháy rừng tại xã Sốp Cộp ................................................ 37 Hình 4.4. Mức độ nhận thức về quản lý TNTN tại khu vực nghiên cứu ...... 38 Hình 4.5. Sử dụng lâm sản làm nhà ................................................................ 55 Hình 4.6. Hành vi khai thác củi tại xã Púng Bánh .......................................... 57 Hình 4.7 . Mật ong rừng đƣợc khai tác về tại xã Púng Bánh .......................... 59 Hình 4.8 . Động vật hoang dã đƣợc bày bán tại xã Sốp Cộp .......................... 61 Hình 4.9: SƠ ĐỒ VENN ................................................................................ 62
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và Vƣờn quốc gia (VQG) có vai trò quan trọng để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học đặc biệt là trong việc bảo tồn nguồn gen, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và mang lại lợi ích cho con ngƣời. Hiện nay các Khu bảo tồn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn từ phía cộng đồng địa phƣơng, đặc biệt đối với những nƣớc đang phát triển trong những năm gần đây nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái mạnh, do rất nhiều nguyên nhân tác động làm ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nhiều nƣớc có nguồn tài nguyên tự nhiên rất giàu có nhƣng đang bị suy giảm, ví dụ: rừng nhiệt đới Amazon bao bọc toàn bộ lƣu vực con sông Amazon ở Nam Mỹ, là “lá phổi xanh của Trái Đất, hơn một nửa diện tích rừng s bị tàn phá nặng nề hoặc có thể biến mất vào năm 2030 do biến đổi khí hậu và nạn chặt phá rừng, ngoài ra việc ngƣời dân phát quang rừng để canh tác s phát thải một lƣợng khí CO2 tƣơng đƣơng với tổng khối lƣợng khí thải trên toàn cầu trong vòng hơn 2 năm; rừng Bulô tại Siberia của nƣớc Nga, đang bị khai phá và chịu nhiều tác động của ngƣời dân sống xung quanh khu rừng này. Không chỉ trên thế giới mà Việt Nam cũng là một trong những nƣớc nằm trong sự suy giảm nghiêm trọng đó. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng suy thoái này là bị thu h p bởi mở rộng các khu định cƣ cho con ngƣời, cũng nhƣ phát quang đất khai thác nông nghiệp của các cộng đồng địa phƣơng xung quanh. Sơn La là một trong các tỉnh của khu Tây Bắc, với diện tích rừng tự nhiên khoảng 440.000 ha, tại đây đã thành lập 4 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) gồm: Sốp Cộp, Xuân Nha, Tà Xùa và Copia. Trong đó KBTTN Sốp Cộp nằm ở phía Tây của tỉnh; đƣợc thành lập năm 2002 với diện tích
  11. 2 18.709 ha thuộc hai huyện Sốp Cộp và Sông Mã. KBTTN Sốp Cộp thuộc hai xã Sốp Cộp ( huyện Sốp Cộp) và Huổi Một (huyện Sông Mã) là 1 phần 4 các xã khác là Púng Bánh, Dồm Cang (huyện Sốp Cộp) và Nặm Mằn, Mƣờng Cai (huyện Sông Mã) tỉnh Sơn La Tọa độ địa lý: từ 20055 30’’ đến 21004’’00’’ vĩ độ Bắc từ 103027’’00’’ đến 103043’’00’ kinh độ Đông. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều đồi núi cao trên 1000 m, độn dốc lớn, nhiều suối chia cắt, nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22,40 C, lƣợng mƣa trung bình năm 1.185,4 mm. Độ ẩm không khí ở mức trung bình (82%), với nhiệm vụ chủ yếu là: Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quần thể của các loài động thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe doạ và các loài đặc hữu; phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. KBTTN Sốp Cộp không những có giá trị cao về đa dạng sinh học, về sinh thái, môi trƣờng mà trong trƣơng lai còn có ý nghĩa về du lịch sinh thái, phục vụ tham quan, học tập nghiên cứu. Với thành phần dân tộc chủ yếu là Thái, Mông, Khơ Mú với những tập quán truyền thống nhƣ canh tác nƣơng rẫy, du canh du cƣ, săn bắn động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lƣợm các sản phẩm từ rừng. Đời sống của ngƣời dân địa phƣơng phần lớn dựa vào chính là nguồn tài nguyên rừng. Từ những thực tế trên cho thấy việc đánh giá đƣợc vai trò của cộng đồng, đồng thời quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng (TNR) và đảm bảo đời sống của ngƣời dân sống ở gần và trong khu bảo tồn (KBT) là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý rừng của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu và góp phần làm cơ sở xây dựng các chƣơng trình tuyên truyền giáo dục bảo tồn tại địa phƣơng.
  12. 3 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình bảo tồn và quản lý rừng trên thế giới Để hạn chế suy thoái tài nguyên nhiên, bảo tồn loài, quần thể và quần xã, hệ sinh thái cho thế hệ mai sau và duy trì sự tồn vong của Trái đất, con ngƣời đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn bằng những hành động hiệu quả nhƣ thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ”, hành động cho các điểm nóng “hotspot” về đa dạng sinh học thuộc Global 200 ( WWF – Global 200, 1997). Nỗ lực mạnh m nhất và đƣợc đánh giá thành công nhất trong nhiều thập kỷ qua là việc xây dựng hệ thống các KBT bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái, nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sinh kế, bảo vệ rừng. Bên cạnh ảnh hƣởng tích cực của việc xây dựng các KBT và các VQG đến hệ sinh thái tự nhiên của địa phƣơng và khu vực cũng nhƣ quốc gia và toàn cầu, còn có những ảnh hƣởng tiêu cực lên cộng đồng địa phƣơng ở trong các KBT. Những ảnh hƣởng đó dẫn đến một số thực trạng sau: - Hạn chế của ngƣời dân địa phƣơng trong việc tiếp cận với các loại lâm sản phục vụ cho sinh kế, nơi mà ngƣời dân đã chung sống với thiên nhiên qua nhiều thế hệ; - Việc sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho canh tác cây trồng, vật nuôi bị hạn chế do một phần đƣợc đƣa vào KBT; - Văn hóa bản địa bị ảnh hƣởng do chính sách phát triển các loại hình du lịch ở khu vực có những đặc trƣng khác biệt có thể khai thác vì mục đích kinh tế. Việc xây dựng các KBT là một việc làm quan trọng, nhằm giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống và nhất là bảo tồn đa dạng sinh học để hƣớng tới phát triển bền vững. Việc xây dựng các KBT đã
  13. 4 tác động rất lớn đến sinh kế của ngƣời dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở cả vùng đệm cũng nhƣ vùng lõi của các KBT. Việc dung hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế là một việc làm rất khó khăn. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành ở các KBT nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý cải thiện sinh kế ngƣời dân sống xung quanh, đồng thời bảo vệ đƣợc tài nguyên và môi trƣờng trong đó. Nguồn gốc của KBT “hiện đại có từ thế kỷ thứ 19. VQG Yellowstone là VQG đầu tiên trên thế giới, đƣợc thành lập tại Mỹ năm 1874. Trong vài thập kỷ qua, các KBT trên thế giới đang có xu hƣớng tăng cả về số lƣợng và diện tích. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN (Tạp chí KBT tập 14, số 3, 2004) chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. VQG chiếm số lƣợng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các KBT loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà KBT có thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới. Năm 1994 IUCN đã đƣa ra định nghĩa về KBT: “KBTTN là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN, 2008). Năm 1994, tổ chức IUCN cũng đã đƣa ra hệ thống phân hạng các KBT. Hệ thống phân hạng 1994 có tất cả 6 phân hạng, bao gồm: - Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã (Strict Nature Reserve/ Wildeness Area); - Khu dự trữ thiên nhiên (Strict Nature Reserve); - Khu bảo vệ hoang dã (Wildeness Area); - VQG (National Park); - KBT thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural Landmark);
  14. 5 - KBT loài/Sinh cảnh (Habitat/Species Management Area); - KBT cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape); - KBT kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource Protected Area). Một nghiên cứu của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, thực hiện năm 2000 (Isaacs và nnk, 2000) ở VQG Richtersveld tại Nam Phi chỉ ra rằng việc xây dựng vƣờn đã có tác động rất lớn đến đời sống của ngƣời dân nơi đây. Dân cƣ ở đây sống bằng nghề khai thác kim cƣơng, tuy nhiên đời sống của họ là rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc khai thác của họ ảnh hƣởng rất lớn đến đa dạng sinh học trong KBT này. Trong tình hình đó, việc xây dựng KBT đã đƣa ra những cam kết giữa ngƣời dân và chính quyền nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng, mặt khác nó làm cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của KBT diễn ra có hiệu quả hơn. Ngƣời dân cam kết s bảo vệ đa dạng sinh học trong địa phận kiếm sống của họ, còn chính quyền địa phƣơng cam kết s xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công nhằm nâng cao đời sống của ngƣời dân. Tƣơng tự, tại VQG Kruger, để đạt đƣợc quyền sử dụng đất đai, ngƣời dân phải xây dựng quy ƣớc bảo vệ môi trƣờng trong khu vực VQG, đồng thời họ cũng đƣợc chia sẻ lợi ích thu đƣợc từ du lịch. (Reid, H., 2000). Ở VQG Vutut tại Canada, vừa là một KBT vừa là khu di sản văn hóa của ngƣời bản địa ở vùng Bắc Cực, đời sống của thổ dân ở đây đã đƣợc cải thiện rõ rệt khi họ đƣợc tham gia vào việc quản lý KBT. Tại đây ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của ngƣời dân, bảo đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hóa, đồng thời
  15. 6 mang lại cuộc sống ổn định cho thổ dân sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên ở vƣờn. (Sherry, E. E., 2013). Shuchenmann (2014) đã đƣa ra một ví dụ ở VQG Andringitra, là VQG thứ 14 của nƣớc cộng hòa Madagascar. VQG là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng nhƣ di tích văn hóa. Việc xây dựng VQG đã làm giảm diện tích chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi, gây ảnh hƣởng lớn đến sinh kế của cộng đồng. Vì vậy mà việc quản lý và bảo vệ tại VQG này rất khó khăn và phức tạp. Một nghiên cứu của Oli Krishna Prasad (2015), tại KBT Chitwan ở Nepal đã cho thấy việc xây dựng KBT này đã thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch rất lớn, nhất là du lịch sinh thái ở các vùng đệm. Với việc thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch đến với VQG Chitwan, đã giúp ngƣời dân ở đây phát triển các hoạt động dịch vụ làm cho đời sống của họ ngày càng đƣợc nâng cao. Đồng thời để bảo vệ đƣợc KBT, chính phủ đã xây dựng quy chế quản lý trong đó đƣa ra nghị định đảm bảo các quyền của ngƣời dân nhƣ: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác nhƣ có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng, đổi lại ngƣời dân phải tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu đƣợc từ du lịch hàng năm s đầu tƣ trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Norris và Jacobson (2008) tổng kết trong báo cáo đánh giá sự thành công và thất bại của 56 chƣơng trình giáo dục bảo tồn. Sau khi sử dụng một loạt các mục tiêu về phân tích ngôn ngữ, phân loại và khảo sát hệ thống, các nhân tố đƣợc cho là có thể ảnh hƣởng đến sự thành công của chƣơng trình là: vùng địa lý nơi chƣơng trình diễn ra, nguồn tài trợ chƣơng trình, thời gian
  16. 7 chƣơng trình bắt đầu đến khi kết thúc, các loại ấn phẩm diễn đạt kết quả và các phƣơng pháp đánh giá. Tuổi thọ của chƣơng trình chính là một yếu tố ảnh hƣởng mạnh m tới sự thành công của chƣơng trình. Các tác giả gợi ý rằng đây là một yếu tố cần thiết khi đánh giá sự thành công và giá trị của chƣơng trình giáo dục bảo tồn. Những thuộc tính của chƣơng trình nhƣ địa điểm, ngƣời đỡ đầu, dạng ấn phẩm để xuất bản kết quả đã không liên quan tới sự thành công của chƣơng trình. Những thách thức khiến các chƣơng trình không thành công nhƣ mong đợi là do chúng ít có tác động hoặc không có kỹ thuật trong việc thay đổi mục tiêu bảo tồn, hầu hết các báo cáo đều không có thông tin về biện pháp kỹ thuật đánh giá trƣớc, trong và sau chƣơng trình. Richard và Barbara (2011) đã chỉ ra rằng, việc tạo cho ngƣời dân cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm bảo tồn trên thế giới s đảm bảo chƣơng trình thành công hơn là việc Chính phủ và các công ty áp đặt các kế hoạch bảo tồn mà không có sự tham gia của ngƣời dân. Kết quả cũng chỉ ra rằng, tất cả các chƣơng trình giáo dục bảo tồn nên lấy cộng đồng làm trung tâm cùng với những vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử,… tại địa phƣơng làm nền tảng cho việc thiết kế các chƣơng trình. Qua một số nghiên cứu điển hình trên đã cho chúng ta thấy rằng, việc thành lập các VQG và KBT mặc dù đã gây ra những tác động tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng sống xung quanh nhƣng cũng đã giúp cải thiện sinh kế của ngƣời dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở các khu vực này. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào quản lý các KBT là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao, đồng thời việc chia sẻ lợi ích thu đƣợc từ các KBT đã giúp nâng cao đời sống cộng đồng và tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
  17. 8 1.2. Tình hình bảo tồn và quản lý rừng tại Việt Nam Ở Việt Nam có sự liên quan chặt ch giữa vị trí của các KBT và vấn đề nghèo đói. Điều này không có nghĩa là ở đây có mối quan hệ nhân quả giữa việc sống gần các KBT và nghèo đói. Tình trạng nghèo đói của ngƣời dân trong và xung quanh các KBT là một thực tế của các vùng núi xa xôi hẻo lánh, thƣờng có diện tích đất canh tác h p và ít có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng. Nhiều KBT của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc ít ngƣời, đa số họ đều đang sống trong tình trạng nghèo đói. Vì vậy, các cộng đồng này thƣờng phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên còn lại trong các KBT. Các KBT tự nó không phải là công cụ mạnh để giảm nghèo nhƣng có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp làm giảm mức độ nghèo khổ của các cộng đồng nghèo. Ví dụ nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, các KBT cung cấp các cây thuốc, thƣờng dƣới dạng dùng trực tiếp, giữ vai trò nhƣ là “kho dự trữ thức ăn khi thiếu đói (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003). Các KBT cung cấp nƣớc sạch cho cộng đồng xung quanh và giúp cho việc kiểm soát lũ lụt ở hạ lƣu. Các KBT là nơi bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số nhờ việc bảo vệ các khu rừng thiêng có ý nghĩa tôn giáo quan trọng. Ở VQG Ba Vì, Hà Nội, có khoảng 4.000 ngƣời Dao thu hái cây thuốc trong và xung quanh vƣờn. các cây thuốc này đƣợc dùng cho gia đình và là nguồn thu nhập bổ sung cho ngƣời Dao sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. Kiến thức về tác dụng điều trị bệnh của cây thuốc của ngƣời Dao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngƣời dân tộc Dao ở Ba Vì dựa vào việc thu hái bền vững cây thuốc để duy trì các hoạt động chữa bệnh truyền thống của mình và tạo thu nhập cho gia đình (Trần Văn Ơn, 2010). Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng chịu thiệt thòi khi KBT đƣợc thành lập nhƣng nhận đƣợc ít lợi ích từ các KBT. Khi KBT đƣợc thành lập, ngƣời dân
  18. 9 địa phƣơng thƣờng bị hạn chế hoặc không còn đƣợc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các KBT mới này. Trừ khi các cộng đồng thấy đƣợc các lợi ích từ KBT cho cuộc sống của mình, họ mới cảm thấy đƣợc khuyến khích trong việc đảm bảo sự tồn tài của các khu này. Hơn nữa, ngƣời dân địa phƣơng không có tiếng nói chính thức trong việc quản lý các KBT tuy các quyết định quản lý KBT tác động đến đời sống của họ. Vì sự nghiệp bảo tồn, đôi khi các hoạt động phát triển đem lại lợi ích cho các cộng đồng sinh sống trong và bên cạnh các KBT bị hạn chế. Ví dụ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng của Ngân hàng thế giới, với kinh phí 123 triệu USD cung cấp các khoản vốn nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp (đƣờng, cầu, bệnh xá, trƣờng học, v.v..) cho 540 xã nghèo nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, 86 xã đƣợc lựa chọn nhƣng do nằm trọn trong hoặc một phần bên trong các KBT nên đã không đƣợc đƣa vào chƣơng trình này để tránh các tác động xấu lên các KBT do cơ sở hạ tầng mới gây ra. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003). Khi: “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phƣơng đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn Tác giả Khuất Thị Lan Anh (2009) đã nghiên cứu các yếu tố kinh tế và xã hội chi phối các hình thức và mức độ tác động bất lợi của ngƣời dân địa phƣơng tới tài nguyên rừng. Trong nghiên cứu này tác giả đã phần nào lƣợng hóa đƣợc mức độ tác động của ngƣời dân tới KBT nhƣ: Sử dụng tài nguyên rừng, khai thác các sản phẩm rừng, sử dụng đất rừng để chăn thả gia súc, tác động đến TNR do các nguyên nhân rủi ro, các hoạt động khai thác vàng Việc xây dựng các KBT, cũng có tác động tích cực dến đời sống của ngƣời dân sống trong và xung quanh. Quyền sử dụng đất đã đƣợc trao cho các hộ sống trong vùng đệm của một số KBT. Trong nhiều trƣờng hợp, các hộ gia đình trong các vùng đệm này nhận đƣợc giấy chứng nhận quyền sử
  19. 10 dụng đất sớm hơn so với các cộng đồng bên cạnh. Đó là một lợi ích rõ ràng khi sống cạnh KBT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc ổn định công tác quản lý đất đai trong vùng đệm của các KBT. Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ cấp tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ sống trong vùng đệm. Nhiều hộ gia đình đã đƣợc lợi về tài chính từ các hợp đồng bảo vệ này và diện tích che phủ của một số khu vực đã tăng lên. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003). Một giải pháp nhằm cải thiện và tăng cƣờng công tác quản lý các KBT là phải có một cơ chế phù hợp khuyến khích sự tham gia của các bên có liên quan tại địa phƣơng vào công tác quản lý trong KBT. Cần xem xét để các cộng đồng địa phƣơng, các cơ quan quản lý phát triển vùng đệm và các cơ quan có liên quan khác tại địa phƣơng ví dụ nhƣ các lâm trƣờng quốc doanh có cơ hội tham gia vào quá trình này. Một điều rõ ràng là nếu các cộng đồng địa phƣơng nhận thức đƣợc lợi ích từ việc quản lý tốt KBT và có cơ hội tham gia vào việc đƣa ra các quyết định quản lý KBT hoặc gây ảnh hƣởng tới các quyết định này thì việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên địa phƣơng s bị chặn đứng một cách có hiệu quả. Lúc đó, nguồn tài nguyên trong các KBT s đƣợc sử dụng một cách thông minh, nhằm cải thiện đời sống cho cộng đồng đồng thời đảm bảo đƣợc mục tiêu bảo tồn. Chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựng các KBT đã có những tác động tích cực lẫn tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng. sự tham gia của cộng đồng vào trong quá trình quản lý các KBT, là một biện pháp có hiệu quả cao để giúp công tác bảo tồn đƣợc bền vững. ngƣời dân địa phƣơng cũng đƣợc hƣởng các lợi ích thu đƣợc từ các KBT, qua đó giúp nâng cao thu nhập và đời sống của hộ. Bên cạnh đó, ngƣời dân sống trong các vùng đệm đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi về quyền sử dụng đất, đƣợc tập huấn các kỹ
  20. 11 thuật sản xuất mới cũng đã giúp tăng cƣờng các hoạt động sinh kế mới và làm cho họ ngày càng ít phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên trong các KBT. Mặc dù Việt Nam đã có tới 128 khu rừng đặc dụng đƣợc thành lập với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha, chiếm khoảng 7,24% diện tích cả nƣớc, bao gồm 30 Vƣờn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên và 38 khu bảo vệ cảnh quan (Phòng Bảo tồn, Cục Kiểm lâm, tháng 12/2007) nhƣng hầu nhƣ công bố chính thức về việc nghiên cứu những tác động của việc thành lập các khu rừng đặc dụng lên cộng đồng sống xung quanh khu vực này. Vì vậy, việc nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong việc quy hoạch quản lý bảo tồn ở địa phƣơng trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. 1.3. Tình hình bảo tồn và quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sốp Cộp đƣợc thành lập theo Quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La với tổng diện tích là 18.709ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Với hệ sinh thái đặc trƣng của vùng núi Tây Bắc trong đó diện tích đất có rừng 14.601 ha chiếm 67% diện tích của Khu bảo tồn; có vị trí chiến lƣợc quan trọng của vùng Tây bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng, với những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái, nằm hoàn toàn trong vành đai Nhiệt đới và đây cũng chính là nơi hội tụ của các luồng thực vật, động vật phong phú về thành phần loài và đa dạng thực vật rừng. Đến năm 2013 đã xác định đƣợc 25 loài thú và 12 loài chim quý hiếm hiện đang cƣ trú tại Khu bảo tồn. Các loài thú và chim quý hiếm tại Khu BTTN Sốp Cộp có kích thƣớc quần thể nhỏ, nhiều loài ở mức độ hiếm hoặc rất hiếm, nguy cơ tuyệt chủng cục bộ là rất cao nếu không có các giải pháp bảo tồn kịp thời và hợp lƣ. Đặc biệt còn là nơi phân bố của 2 loài thú cực kỳ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2