Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Đánh giá nhận thức và các tác động của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và quản lý động vật hoang dã; đánh giá mức độ tham gia của các cộng đồng địa phương trong các chương trình quản lý bảo tồn động vật hoang dã; đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn ĐVHD dựa vào cộng đồng ở VQG Cát Bà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức, cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo TS. Đồng Thanh Hải, người thầy đã bồi dưỡng, khuyến khích, và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp đã luôn giúp đỡ nhiệt tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng, giúp tôi nâng cao chất lượng luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến toàn thể Ban Giám đốc và cán bộ VQG Cát Bà, Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, lãnh đạo và nhân dân các xã Gia Luận, Trân Châu, Việt Hải, huyện Cát Hải - nơi triển khai đề tài, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập, điều tra số liệu hiện trường. Cảm ơn gia đình và tập thể lớp Cao học 19B - QLBV đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến, chỉ dẫn của các nhà khoa học và đồng nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Các hình ảnh minh họa trong luận văn là của tác giả. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Tạ Thị Nữ Hoàng
- ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục.............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Các phương thức tiếp cận bảo tồn.......................................................... 4 1.1.1. Các phương thức bảo tồn truyền thống ........................................... 4 1.1.2. Bảo tồn dựa vào cộng đồng............................................................. 8 1.2. Các nội dung thường được xem xét trong tiếp cận bảo tồn dựa trên cộng đồng .................................................................................................... 10 1.2.1. Nhận thức và thái độ của cộng đồng ............................................. 10 1.2.2. Các tác động của cộng đồng địa phương đến bảo tồn .................. 12 1.2.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động bảo tồn ............................................................................................................ 14 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17 2.1.1. Mục tiêu chung.............................................................................. 17 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 17 2.2. Đối tượng, thời gian nghiên cứu .......................................................... 17 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 17 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18 2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18
- iii 2.5.1. Thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................... 18 2.5.2. Thu thập số liệu thực địa ............................................................... 18 2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 23 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 27 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 27 3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính ................................................................ 27 3.1.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn .......................................................... 28 3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ................................................................. 30 3.1.4. Thảm thực vật rừng ....................................................................... 31 3.1.5. Khu hệ động vật ............................................................................ 32 3.2. Thực trạng kinh tế - xã hội ................................................................... 33 3.2.1. Thực trạng về dân số và lao động ................................................. 33 3.2.2. Thực trạng về sinh kế và đời sống ................................................ 34 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ............................................................... 36 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 39 4.1. Đánh giá nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn động vật hoang dã ở VQG Cát Bà ................................................................................................ 39 4.1.1. Theo khu vực sinh sống ................................................................ 40 4.1.2. Theo giới tính ................................................................................ 42 4.1.3. Theo độ tuổi .................................................................................. 44 4.1.4. Theo trình độ học vấn ................................................................... 44 4.1.5. Theo nghề nghiệp .......................................................................... 45 4.1.6. Theo mức thu nhập trung bình ...................................................... 47 4.2. Tác động của cộng đồng địa phương tới bảo tồn động vật hoang dã tại VQG Cát Bà ................................................................................................ 49
- iv 4.2.1. Khai thác gỗ, củi ........................................................................... 51 4.2.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ ........................................................... 54 4.2.3. Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã .............................................. 57 4.2.4. Ảnh hưởng của các hoạt động du lịch........................................... 58 4.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã ....................................................................................... 63 4.3.1. Chương trình Người gác Voọc...................................................... 64 4.3.2. Tổ tuần tra bảo vệ rừng ................................................................. 64 4.3.3. Câu lạc bộ bảo vệ rừng.................................................................. 65 4.3.3. Hiệu quả hoạt động của các nhóm cộng đồng bảo vệ rừng .......... 66 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn động vật hoang dã dựa vào cộng đồng tại VQG Cát Bà .................................................................................. 71 4.4.1. Đối với nhận thức và thái độ của người dân ................................. 71 4.4.2. Đối với các tác động của cộng đồng đến tài nguyên thiên nhiên và ĐVHD ..................................................................................................... 72 4.4.3. Đối với sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn ĐVHD ..................................................................................................... 75 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 77 Kết luận ....................................................................................................... 77 Tồn tại ......................................................................................................... 78 Kiến nghị ..................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BQL Ban quản lý BVR Bảo vệ rừng CITES Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật quốc tế CĐĐP Cộng đồng địa phương CLB Câu lạc bộ ĐDSH Đa dạng sinh học ĐVHD Động vật hoang dã DTSQ Dự trữ sinh quyển FFI Tổ chức Động thực vật quốc tế FIPI Viện Điều tra quy hoạch IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển LSNG Lâm sản ngoài gỗ PRA Đánh giá nông thôn có người dân tham gia QLBV Quản lý bảo vệ TNR Tài nguyên rừng UBND Ủy Ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc VQG Vườn quốc gia WWF Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà 34 4.1 Tổng số điểm và số người có nhận thức, thái độ tốt 40 4.2 Điểm số nhận thức và thái độ theo giới tính 43 4.3 Nhận thức của người dân theo độ tuổi 44 4.4 Nhận thức của người dân theo trình độ học vấn 45 4.5 Nhận thức và thái độ của người dân theo nghề nghiệp 45 4.6 Nhận thức của người dân theo thu nhập 47 Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức, thái độ bảo tồn theo các 4.7 48 chỉ tiêu Kết quả hoạt động của Câu lạc bộ BVR và Tổ tuần tra BVR 4.8 68 (từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2012) Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm cộng đồng BVR trong 4.9 69 bảo tồn ĐVHD
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Các điểm nghiên cứu và các tuyến nghiên cứu 23 4.1 Tỷ lệ người có nhận thức Tốt, Trung bình, Kém ở 4 thôn 39 Biểu đồ Tổng số điểm và số người có nhận thức tốt của mỗi 4.2 41 thôn Biểu đồ các vụ vi phạm lâm luật và vi phạm liên quan đến 4.3 50 ĐVHD ở VQG Cát Bà giai đoạn 2007 - 2013 4.4 Kiểm Lâm VQG thu giữ gỗ khai thác trái phép 53 4.5 Nhà ở và củi đun của các hộ sống trong VQG 53 4.6 Cây Xạ đen được người dân ở Việt Hải khai thác sử dụng 56 4.7 Một số loại bẫy ĐVHD Tổ tuần tra bảo vệ rừng thu gữ được 56 4.8 Phát triển du lịch cộng đồng ở xã Việt Hải 60 4.9 Nhà cho khác du lịch ở qua đêm (Xã Việt Hải) 60 4.10 Quán bán hàng của người dân dựng trên tuyến đường du lịch 62 4.11 Rác thải từ hoạt động du lịch vứt bừa bãi 62 4.12 Tổ tuần tra bảo vệ rừng ở Hải Sơn 65 Chương trình giáo dục môi trường và bảo tồn cho các em học 4.13 71 sinh cấp 2 và mẫu giáo trên đảo
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới và được công nhận như là một ưu tiêu cao cho bảo tồn toàn cầu. Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation). Trong khi phương thức bảo tồn nguyên vị là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng. Sự kết hợp hai phương thức này đã đem lại những tác động tích cực trong bảo tồn ĐDSH ở nước ta. Tuy nhiên, quản lý các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều trở ngại; hình thái quản lý các khu rừng đặc dụng chưa gắn kết được người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, và chưa có sự phân quyền trong quản lý các khu rừng đặc dụng. Mặc dù chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm gìn giữ và bảo tồn tài nguyên ở các khu rừng đặc dụng, tình trạng suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang diễn ra ở mức độ đáng báo động. Cụ thể là khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển mở rộng và dân số phát triển, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ sinh cảnh bị mất và phân mảnh, ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập các loài ngoại lai cao. Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, số loài động - thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa lên tới 882 loài, tăng 161 loài so với năm 1992. Sự tồn tại của nhiều loài động vật hoang dã bị đe dọa khi chỉ còn những quần thể nhỏ bé, bị chia cắt mạnh.
- 2 Bên cạnh việc đầu tư cho các chương trình bảo tồn, nhận thức và hành động của người dân và cộng đồng giữ vị trí then chốt, quyết định đến việc gìn giữ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên động vật hoang dã nói riêng. Vấn đề đặt ra là làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hoá đã tỏ ra không hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên theo cách bền vững. Do đó rất nhiều cộng đồng đã đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiệm đối với các nguồn tài nguyên của họ. Một trong những cách tiếp cận mới quan trọng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐVHD hiện nay là bảo tồn dựa vào cộng đồng. Thông qua những tiến trình đa dạng của mình, quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” và trách nhiệm này. Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và giành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên của họ. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà được thành lập năm 1986, và Khu Dự trữ Sinh quyển (KDTSQ) Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận năm 2004 nhằm gìn giữ và phát triển bền vững những giá trị đa dạng độc đáo và quý hiếm của quần đảo Cát Bà. Đây là nơi sinh sống của những loài quý hiếm và đặc hữu của Cát Bà và Việt Nam như loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus); Dơi mũi xám lớn (Hipposideros grandis) được phát hiện năm 2006; loài Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis) được phát hiện
- 3 năm 2007; loài Thằn lằn Phê-nô Bắc bộ (Sphenomorphus tonkinensis) được phát hiện năm 2011; và loài Dơi nếp mũi Grip-phin (Hipposideros griffini) được phát hiện năm 2012... Đã có rất nhiều chương trình, dự án bảo tồn được thực hiện trong khu vực, mang lại hiệu quả tốt đối với tài nguyên đa dạng sinh học tại đây. Ngoài việc tiếp cận bảo tồn với các hình thức khác nhau như nhiều KBT, VQG khác trong cả nước, VQG Cát Bà còn đẩy mạnh bảo tồn dựa vào cộng đồng với các hình thức tuyên truyền, giáo dục bảo tồn, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn ĐDSH thông qua việc thành lập các Câu lạc bộ, tổ tuần tra bảo vệ rừng... Những hoạt động này đã nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên ĐVHD trong khu vực nói riêng. Các câu hỏi được đặt ra khi xem xét vai trò của cộng đồng trong bảo tồn động vật hoang dã ở các VQG, KBT bao gồm: Các cộng đồng tham gia bảo tồn và quản lý động vật hoang dã trong các VQG, KBT ở mức độ nào? Người dân địa phương có được hưởng lợi từ quản lý động vật hoang dã dựa vào cộng đồng hoặc từ các dự án hay không? Các mối đe dọa tiềm năng đối với bảo tồn các loài động vật hoang dã trong các khu vực VQG và KBT là gì? Từ các vấn đề trên, luận văn “Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng” được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý động vật hoang dã dựa vào cộng đồng tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng hơn.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các phương thức tiếp cận bảo tồn 1.1.1. Các phương thức bảo tồn truyền thống Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển. Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên. Hiện nay, cách thức và nguyên tắc để bảo tồn đa dạng sinh học được các nước áp dụng đó là bảo tồn nguyên vị (in- situ) và bảo tồn chuyển vị (ex-situ). * Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ. Đây là một trong những hình thức bảo tồn được áp dụng phổ biến nhất tại nhiều quốc gia. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các bịên pháp quản lý phù hợp. Ưu điểm của hình thức bảo tồn này là: chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài nên đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, hình thức bảo tồn này cũng có những nhược điểm đó là: có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm họa do con người hoặc tự nhiên gây ra bất cứ lúc nào. * Bảo tồn chuyển vị là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng tồn tại. Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, hoặc phân bố ở những nơi xa xôi, địa hình hiểm trở khó tiếp cận ...
- 5 Với hình thức bảo tồn chuyển vị, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân hàng gien, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm phù hợp. Hình thức bảo tồn này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn mà còn rất thuận lợi cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu. Nhược điểm của hình thức bảo tồn này là chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao. Tuy nhiên, ưu điểm là khắc phục được những nhược điểm của hình thức bảo tồn nguyên vị, bảo tồn được tiêu bản của đối tượng lúc thu thập và có thể lưu giữ lâu dài trong tương lai, tránh được những rủi ro do thiên nhiên gây ra. Bên cạnh đó, phương pháp này không chỉ làm tăng số lượng các quần thể, cá thể mà còn tránh được các nguy cơ suy thoái trong các giống, loài bản địa. Theo cách truyền thống, ban quản lý các VQG, KBT tập trung gìn giữ những giá trị đa dạng sinh học và họ không cho phép cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định và chia sẻ lợi ích các giá trị tài nguyên. Cách tiếp cận này đã được hiểu như những rào cản và hình phạt (Leader- Williams & Albon, 1988) [20]. Colchester (1998) và Martin (1999) cho rằng cách thức quản lý này đã làm người dân địa phương xa lánh các khu bảo tồn và dẫn đến việc mất các giá trị về đa dạng sinh học, người dân địa phương vi phạm pháp luật bảo vệ rừng và mâu thuẫn với ban quản lý các khu bảo tồn [12, 22]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới và được công nhận như là một ưu tiêu cao cho bảo tồn toàn cầu (WB 2005) [32]. Để gìn giữ và bảo tồn hiệu quả giá trị này, 164 khu rừng đặc dụng (gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu
- 6 bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học và 3 khu bảo tồn biển) đã được thành lập trên khắp các vùng, miền cả nước (IUCN 2008) [2]. Tuy nhiên, quản lý các khu rừng đặc dụng đang đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm thiếu sự hỗ trợ kiên định từ chính quyền địa phương và giới hạn về tài chính. Rất nhiều cán bộ làm việc ở các khu bảo tồn có năng lực không phù hợp để đáp ứng nhu cầu quản lý các khu bảo tồn (WB 2005) [32]. Mạng lưới các khu rừng đặc dụng đều phân bố ở vùng sâu và vùng xa, nơi có cuộc sống của cộng đồng địa phương phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên, hình thái quản lý các khu rừng đặc dụng chưa gắn kết được người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, và chưa có sự phân quyền trong quản lý các khu rừng đặc dụng; hầu hết các khu rừng tự nhiên đều do nhà nước quản lý (76.5%), tư nhân (18.7%) và tập thể (4.9%) (Nguyễn Quang Tân và cộng sự. 2008). [25] Do vậy, trong những thập kỷ qua, mặc dù chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm gìn giữ và bảo tồn tài nguyên ở các khu rừng đặc dụng, tình trạng suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang diễn ra ở mức độ đáng báo động. Cụ thể là khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển mở rộng và dân số phát triển, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ sinh cảnh bị mất và phân mảnh, ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập các loài ngoại lai cao. World Bank (2005) báo cáo rằng, Việt Nam có gần 700 loài đang bị đe doạ với mức tuyệt chủng cấp quốc gia và trên 300 loài bị đe doạ với mức tuyệt chủng toàn cầu, nghĩa là chúng đang đối mặt với mức độ cao của tuyệt chủng ở trong tự nhiên. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự tuyệt chủng các loài chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Một minh chứng là loài Tê giác Java ở Việt Nam đã bị tuyệt chủng năm 2011. Nhiều nhà bảo tồn cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm tài
- 7 nguyên đa dạng sinh học là do thiếu sự sắp xếp về quản trị rừng, năng lực và cam kết trong việc thực hiện các chính sách tốt, và thiếu quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương. [32] Quần đảo Cát Bà được trong nước và quốc tế công nhận là một trong những khu vực có ưu tiên bảo tồn cao vì có tầm quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học cho toàn cầu (WB 2005). Nó chứa một hệ sinh thái đá vôi độc đáo và bị phân lập với đất liền, góp phần vào sự nổi tiếng về giá trị đặc hữu hiếm quý cho Quần đảo Cát Bà, ví dụ loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus); Dơi mũi xám lớn (Hipposideros grandis) được phát hiện năm 2006; loài Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis) được phát hiện năm 2007; loài Thằn lằn Phê-nô Bắc bộ (Sphenomorphus tonkinensis) được phát hiện năm 2011; và loài Dơi nếp mũi Grip-phin (Hipposideros griffini) được phát hiện năm 2012 - là những loài quý hiếm và đặc hữu của Cát Bà và Việt Nam. [32] Nhằm gìn giữ và phát triển bền vững những giá trị đa dạng độc đáo và quý hiếm này, Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà được thành lập năm 1986, và Khu Dự trữ Sinh quyển (KDTSQ) Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận năm 2004. Tuy nhiên, việc thành lập các KBT và VQG trên những mảnh đất, mảnh rừng đang có các cộng đồng sinh sống và tài nguyên rừng (TNR) là nguồn sinh kế chủ yếu của họ, dẫn đến những mâu thuẫn khi họ không nhận thấy rằng bảo tồn TNR là cần thiết và đặc biệt là không được cung cấp các nguồn sinh kế khác thay thế. Thực tế cho thấy, sự tác động của các CĐĐP vào TNR vẫn đang tồn tại và tại mỗi KBT và VQG với những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau, sự tác động này có những hình thức khác nhau.
- 8 1.1.2. Bảo tồn dựa vào cộng đồng Trong những thập kỷ qua, các phương thức bảo tồn ở những nước đang phát triển đã được cách mạng hoá bằng một loạt các ý tưởng liên quan đến cộng đồng địa phương sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn [7, 10, 33, 29]. Có một sự thật rằng người dân bản địa và cộng đồng địa phương sinh sống trong và gần các khu bảo tồn ở các nước đang phát triển thường rất nghèo, và họ có ít cơ hội để phát triển (Scherl & Edwards 2007) [30]. Vì vậy, sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào khai thác tài nguyên nhiên nhiên. Tuy nhiên, việc thành lập mạng lưới các khu bảo tồn đã ngăn cản họ sử dụng tài nguyên nhiên nhiên mà họ đã khai thác và sử dụng lâu đời. Hơn thế nữa, thành lập các khu bảo tồn thường làm hạn chế các cơ hội sử dụng đất trong tương lai, làm tăng chi phí sản xuất và giảm cơ hội phát triển kinh tế cho người dân địa phương [7]. Hậu quả là, người dân địa phương săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ bên trong các khu bảo tồn là điều hiển nhiên (Stolton và cộng sự. 1999) [31]. Từ những vấn đề trên, các sáng kiến về bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học theo hướng phát triển bền vững đã ra đời. Những sáng kiến này được đề cập đến bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như bảo tồn và phát triển tổng hợp, đồng quản lý, bảo tồn dựa vào cộng đồng, bản thỏa thuận chia sẻ lợi ích và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Tuy nhiên chúng đều xuất phát từ một đặc tính chung là bảo tồn có thể đạt được kết quả tốt nhất khi phúc lợi, an ninh sinh kế và sự tham gia của người dân địa phương sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn được đảm bảo. Những sáng kiến này được mô tả như là một sự thành công cả về giá trị sinh thái và công bằng xã hội bởi vì nó góp
- 9 phần vào việc cải thiện cả sinh kế và giá trị đa dạng sinh học (Fernandez 2009) [17]. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi hình thức trong quản lý rừng và phân quyền trong quản lý các khu bảo tồn của IUCN. Dudley (2008) cung cấp một hệ thống phân loại về cách sắp xếp quản lý có thể làm việc một cách liên tục từ trách nhiệm quản lý duy nhất của một cơ quan duy nhất (bảo tồn truyền thống) thông qua các thoả thuận đồng quản lý (có sự tham gia bảo tồn) để bàn giao tất cả trách nhiệm cho cộng đồng (bảo tồn dựa vào cộng đồng). Bên cạnh đó, Dudley (2008) cũng nhấn mạnh rằng một khu bảo tồn thiên nhiên phải có sự công bằng giữa chi phí và lợi ích giữa các bên liên quan, trong đó chú trọng đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương và đồng bào dân tộc ít người. [15] Những hình thái quản lý rừng này đã bước đầu có những ảnh hưởng tích cực đến các mục tiêu quản lý của khu bảo tồn, đảm bảo an ninh sinh kế cho cộng đồng và giảm thiểu mẫu thuẫn giữa ban quản lý khu bảo tồn và cộng đồng địa phương, và giảm áp lực hỗ trợ tài chính cho các nhà tài trợ. Việc này đã được chứng minh ở một số nơi, điển hình là Nam Phi qua việc phân quyền quản lý tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng địa phương, đã đóng góp rất lớn vào phục hồi tài nguyên rừng và động vật hoang dã. [22] Đánh giá hiệu quả của công tác bảo vệ các KBT ở Việt Nam, Nguyễn Bá Thụ (1997) đã nhận định: Công tác này phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại trên vùng đệm gồm nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm, chuyển đổi hoặc thay thế tập quán dùng củi, gỗ bừa bãi lãng phí của người dân sống trên vùng đệm; nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, nhanh
- 10 chóng từ bỏ lối canh tác du canh, quảng canh, nâng cao trình độ hiểu biết về bảo tồn, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên cho người dân địa phương. Đối với VQG Cát Bà, từ năm 1995 tới nay, Quần đảo Cát Bà đã trải qua một dòng đầu tư đều đặn khoảng 45 dự án nhỏ về bảo tồn, phát triển cộng đồng và các chương trình nghiên cứu với tổng giá trị đầu tư ước tính lên tới 1.485.000 đô la Mỹ. Những dự án này tập trung vào nâng cao thực thi pháp luật cho VQG Cát Bà; nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên; giáo dục môi trường, tìm kiếm phương kế thay thế, chính sách phát triển cộng đồng cho cộng đồng địa phương và xúc tiến phát triển du lịch cho Quần đảo Cát Bà (Brooks 2006). [11] 1.2. Các nội dung thường được xem xét trong tiếp cận bảo tồn dựa trên cộng đồng 1.2.1. Nhận thức và thái độ của cộng đồng Norris và Jacobson (1998) tổng kết trong báo cáo đánh giá sự thành công và thất bại của 56 chương trình giáo dục bảo tồn. Sau khi sử dụng một loạt các mục tiêu về phân tích ngôn ngữ, phân loại và khảo sát hệ thống, các nhân tố được cho là có thể ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình là: vùng địa lý nơi chương trình diễn ra, nguồn tài trợ chương trình, thời gian chương trình bắt đầu đến khi kết thúc, các loại ấn phẩm diễn đạt kết quả và các phương pháp đánh giá. Tuổi thọ của chương trình chính là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành công của chương trình. Các tác giả gợi ý rằng đây là một yếu tố cần thiết khi đánh giá sự thành công và giá trị của chương trình giáo dục bảo tồn. Những thuộc tính của chương trình như địa điểm, người đỡ đầu, dạng ấn phẩm để xuất bản kết quả đã không liên quan tới sự thành công của chương trình. Những thách thức khiến các chương trình không thành công như mong đợi là do chúng ít có tác động hoặc không có kỹ thuật
- 11 trong việc thay đổi mục tiêu bảo tồn, hầu hết các báo cáo đều không có thông tin về biện pháp kỹ thuật đánh giá trước, trong và sau chương trình. [26] Richard và Barbara (2001) đã chỉ ra rằng, việc tạo cho người dân cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm bảo tồn trên thế giới sẽ đảm bảo chương trình thành công hơn là việc Chính phủ và các công ty áp đặt các kế hoạch bảo tồn mà không có sự tham gia của người dân. Kết quả cũng chỉ ra rằng, tất cả các chương trình giáo dục bảo tồn nên lấy cộng đồng làm trung tâm cùng với những vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử,… tại địa phương làm nền tảng cho việc thiết kế các chương trình. Theo các nghiên cứu của các tác giả Caro và cộng sự (1994), Padua (1994), Engels và Jacobson (2001), Johnson-Pynn và Johnson (2005), Rajakaruna, R.S. và cộng sự (2009), các nội dung ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của cộng đồng trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã thường được đánh giá bao gồm sự khác biệt về nhận thức theo giới tính, dân tộc hay nhóm cộng đồng thiểu số, vị trí địa lí của các làng hay khu vực sinh sống của các nhóm cộng đồng dân cư, điều kiện sống của người dân sống quanh sinh cảnh và trình độ học vấn. Các nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt về nhận thức và thái độ giữa các nhóm cộng đồng theo những nội dung trên và chỉ ra rằng khi thiết kế các chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức cần phù hợp đối với từng cộng đồng dân cư. [13, 16, 19, 28] Tác giả Nguyễn Thị Nhài (2010) đã thực hiện “Nghiên cứu đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại khu vực Khau Ca, Hà Giang”. Tác giả đã sử dụng hệ thống các câu hỏi để đánh giá nhận thức và thái độ cùng với thang chia điểm. Kết quả cho thấy nhận thức và thái độ của người dân đối với các vấn đề bảo tồn còn thấp và có sự khác biệt
- 12 theo giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, thu nhập...; các hoạt động như khai thác gỗ, củi, các lâm sản phụ, săn bắn động vật hoang dã vẫn còn diễn ra và gây ảnh hưởng khá nặng nề đến tài nguyên thiên nhiên và KBT. Bên cạnh đó, người dân đã được tiếp cận và thực hiện mô hình phối hợp quản lý rừng đặc dụng, góp phần tạo điều kiện nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tự bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, mở ra các cơ hội sinh kế mới, tạo điều kiện nâng cao năng lực để đảm trách các cơ hội mới liên quan đến phát triển sinh kế và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. [4] Tác giả tập trung khai thác khía cạnh nhận thức và thái độ của người dân thông qua phương pháp phỏng vấn nên các kết quả thu được mang tính định tính và phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ tin cậy của thông tin do người dân tự đưa ra. Trong khuôn khổ của đề tài, các vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu nhận thức và thái độ của cộng đồng tại VQG Cát Bà đối với bảo tồn ĐVHD bao gồm sự khác biệt theo khu vực sinh sống, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập. Đây là các vấn đề được đánh giá có ảnh hưởng quyết định đến thái độ và nhận thức của người dân trong bảo tồn ĐVHD tại các thôn điểm được lựa chọn nghiên cứu. 1.2.2. Các tác động của cộng đồng địa phương đến bảo tồn Vào năm 2006, các tác giả Onon, Altantsetseg và Bayarkhuu đã cho rằng, các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Báo tuyết tại Mông Cổ bao gồm: cạnh tranh về môi trường sống giữa các mùa, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè; các hoạt động săn bắn trái phép loài động vật này; hoạt động sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm lông, da và các bộ phận khác của cơ thể Báo tuyết. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, vẫn còn nhiều hoạt động khác của người dân gây ảnh hưởng xấu đến quần thể báo tuyết trong khu vực và cần được làm rõ ở những nghiên cứu tiếp theo.[27]
- 13 Theo Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997), đã đề cập đến các sản phẩm từ rừng và sức ép của người dân địa phương vào rừng. Tác giả đã chỉ ra rằng: Diện tích rừng già ở miền núi phía Bắc Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng do việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác như: tre nứa, nấm, cây dược liệu, động vật hoang dã và được xem như là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân miền núi [1]. Khuất Thị Lan Anh (2009) khi: “Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - tỉnh Bắc Kạn” đã nghiên cứu các yếu tố kinh tế và xã hội chi phối các hình thức và mức độ tác động bất lợi của người dân địa phương tới tài nguyên rừng. Đề tài đã phần nào lượng hóa được mức độ tác động của người dân tới KBT như: Sử dụng tài nguyên rừng, khai thác các sản phẩm rừng, sử dụng đất rừng để chăn thả gia súc, tác động đến TNR do các nguyên nhân rủi ro, các hoạt động khai thác vàng…[3] Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu nghiên cứu các tác động tích cực của người dân. Thêm vào đó, các giải pháp đưa ra còn chung chung, chỉ mang tính chất định hướng, chưa đi sâu vào các giải pháp mang tính khả thi đối với địa phương. Nadler & Hà Thăng Long (2000), và Nguyễn Thăng Long và cộng sự (2006) biện luận rằng săn bắt là mối đe doạ chính tới các quần thể động vật hoang dã trên quần đảo Cát Bà, và đặc biệt là quần thể loài Voọc Cát Bà và Sơn dương [23, 24] Săn bắt để cung cấp nhu cầu làm thuốc và thịt là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm nghiêm trọng quần thể Voọc từ khoảng 2,400 - 2,700 vào thập niên 1960 tới 53 cá thể năm 2001, và loài Sơn dương từ khoảng 500 cá thể vào những năm 1990 giảm xuống 26 - 28 cá thể vào năm 2011. Kết quả là số lượng các loài động vật hoang dã trên quần đảo Cát Bà đang suy giảm nhanh chóng và thậm chí một số loài đã bị tuyệt chủng, cụ thể;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn