intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được một số cơ sở khoa học cho việc đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh đối với rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi, nhằm phát triển rừng theo hướng bền vững và có hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH CẢNH ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI SAU KHOANH NUÔI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH CẢNH ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI SAU KHOANH NUÔI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN ĐIỂN HÀ NỘI, 2009
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi là nội dung còn ít được quan tâm trong kinh doanh rừng mặc dù phần lớn rừng sau khoanh nuôi đều chưa đạt tiêu chuẩn khai thác, phải tiếp tục nuôi dưỡng rừng trong nhiều năm sau. Thực tế cho thấy rằng, các trạng thái rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu là những rừng đã bị khai thác kiệt, khả năng tái sinh phục hồi kém, giá trị kinh tế thấp, nghèo về tính đa dạng sinh học. Hầu hết rừng tự nhiên Việt Nam là rừng nghèo, một số địa phương đã áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng đến nay đã kết thúc giai đoạn phục hồi. Do đó, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xử lý rừng sau khoanh nuôi đã trở thành xu thế tất yếu trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nhằm phát triển kinh doanh rừng theo hướng ổn định, lâu dài, bền vững góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của rừng và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng. Tuy nhiên, quá trình phục hồi và phát triển rừng là một tiến trình bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp với chiều hướng và tốc độ phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào lịch sử hình thành của từng đối tượng cũng như đặc điểm của hoàn cảnh và mức độ đa áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Chính vì vậy, trong thực tế sau khi khoanh nuôi, có hai tình huống phổ biến xảy ra là: khoanh nuôi thành công và khoanh nuôi không thành công. Theo đó cũng có hai vấn đề đặt ra về mặt kỹ thuật đối với rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi là: (i) - cần có những biện pháp kỹ thuật gì để xử lý rừng sau khoanh nuôi thành công và (ii) - cần có những biện pháp kỹ thuật gì để xử lý rừng sau khoanh nuôi không thành công. Mặc dù vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được những hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể, có hiệu quả cho hoạt động phục hồi và phát triển rừng trên từng đối tượng cụ thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho kết quả của hoạt động phục hồi và phát triển rừng sau khoanh nuôi còn hạn chế. Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, đề tài: “Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn” đã được thực hiện.
  4. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, ở Việt Nam diện tích rừng vào khoảng 13,1 triệu ha, trong đó có khoảng 10 triệu ha là rừng tự nhiên (theo số liệu của Bộ NN  PTNT công bố ngày 4/5/2009 theo Quyết định số 1267-QĐ/BNN-KL ) [15]. Theo số liệu của Cục Kiểm Lâm (2008) có tới trên 60% diện tích rừng nước ta là rừng nghèo. Tính đến hết năm 2006, cả nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.389 ha, trong đó 789.478 ha là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung (chiếm 96%). Như vậy, các diện tích rừng sau khoanh nuôi là rất lớn và khoanh nuôi phục hồi rừng được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. 1.1. Ở ngoài nước 1.1.1. Phục hồi rừng thứ sinh nghèo bằng khoanh nuôi 1.1.11. Quan điểm về rừng thứ sinh nghèo và phục hồi rừng thứ sinh nghèo Tuy khác nhau về ngôn từ hay cách diễn đạt, nhưng cho đến nay thuật ngữ rừng thứ sinh nghèo (Degraded secondary forest) đã được nhận thức thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Rừng thứ sinh nghèo là rừng nằm trong loạt diễn thế thứ sinh, tiềm năng và các chức năng có lợi của rừng đã bị suy giảm dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt là tác động của con người (ITTO, 2002) [30]. Theo tổ chức cây gỗ rừng nhiệt đới quốc tế (ITTO, 2002) [30], rừng thứ sinh nghèo là hậu quả của việc khai thác và thiếu kiểm soát của các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ hay dưới ảnh hưởng của các thảm hoạ tự nhiên như sâu bệnh, lửa rừng hay do sạt lở đất… Nghiên cứu của FAO đã khẳng định, rừng thứ sinh và rừng thứ sinh nghèo kiệt trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu ha (2001), chúng chiếm tỷ lệ lớn trong tài nguyên rừng của nhiều quốc gia. Tại Costa Rica - một quốc gia
  5. 3 với nguồn tài nguyên rừng phong phú vào bậc nhất thế giới có diện tích rừng thứ sinh nghèo chiếm khoảng 600.000 ha, lớn hơn tổng diện tích rừng nguyên sinh tại nước này. Đặc biệt tại Brazil, diện tích rừng thứ sinh chiếm khoảng 50 triệu ha, con số này đang tăng lên nhanh chóng và nó được coi là một thực trạng chung đáng buồn của các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới. Phục hồi rừng được hiểu là một quá trình ngược lại của diễn thế thoái hoá của rừng thứ sinh nhằm khôi phục hay phục hồi lại cấu trúc và sản lượng rừng đến hoặc đến gần với trạng thái ban đầu. Có ba thuật ngữ thường được sử dụng trong phục hồi rừng là (i) restoration (khôi phục), (ii) rehabilitation (phục hồi), (iii) reclaimtion (cải tạo). Thuật ngữ rehabilitation nhấn mạnh đến việc phục hồi hệ sinh thái rừng tới một mức độ bền vững nào đó nhưng không nhất thiết phải giống như hệ sinh thái ban đầu. Trên thực tế rất khó có thể cải tạo rừng theo quan điểm “restoration” tuyệt đối vì rất khó và rất lâu mới có thể tạo lập được trạng thái rừng ban đầu do đã có sự thay đổi sâu sắc về các quá trình vật chất và năng lượng ở rừng thứ sinh. Chính vì vậy mà, thuật ngữ “rehabilitation” thường được chấp nhận rộng rãi trong nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo vì có quan điểm thực tế hơn, không nhằm tới việc khôi phục nguyên trạng hệ sinh thái ban đầu mà chỉ nhằm: (i) đưa rừng đến trạng thái ổn định nào đó (theo hướng tiến hoá) và (ii) nâng cao sản lượng lâm phần. Hiện nay, vấn đề phục hồi rừng đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quan tâm. Quan điểm hiện nay về quá trình phục hồi rừng có thể được chia làm 3 nhóm chính sau: Một là, phục hồi rừng là đưa đến trạng thái hoàn chỉnh, tiếp cận trạng thái trước khi bị tác động. Hai là, Nhấn mạnh hệ sinh thái rừng phải được phục hồi tới một độ bền vững nào đó bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo mà không nhất thiết giống như hệ sinh thái ban đầu. Đây là quan điểm nhận được nhiều sự tán đồng nhất.
  6. 4 Theo ITTO (2002) [30], phục hồi rừng bằng khoanh nuôi là quá trình thúc đẩy diễn thế đi lên của hệ sinh thái rừng, nâng cao mức độ đa dạng sinh học, điều chỉnh cấu trúc, sản lượng của chúng thông qua việc bảo vệ không tác động hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như xúc tiến tái sinh, xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung, làm giàu rừng. David Lamb (2003) đã phân tích quan điểm về phục hồi rừng thông qua hình 1-1. Theo David Lamb quá trình phục hồi rừng có thể đưa đến một cấu trúc và sản lượng của hệ sinh thái tương đương với hệ sinh thái nguyên sinh. Tuy nhiên, mức độ đa dạng sinh học của chúng không thể đạt được mức độ đó (điểm E). Cùng với thời gian, một hệ sinh thái mới (tại điểm D và E) có thể đưa số lượng các loài cây hướng tới điểm A dưới ảnh hưởng của sự xâm nhập của một số loài từ các lâm phần lân cận. Như vậy, để xúc tiến quá trình phục hồi rừng con người có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động thông qua việc xúc tiến tái sinh cũng như xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung hoặc nuôi dưỡng rừng. Cấu trúc và sản lượng của hệ sinh thái Đa dạng sinh học Hình 1-1 Sơ đồ quá trình phục hồi rừng (David Lamb, 2003) Ghi chú: A- giai đoạn nguyên sinh, B và C- giai đoạn suy thoái.
  7. 5 Ba là, Tập trung vào việc xác định các nguyên nhân và yếu tố rào cản của quá trình phục hồi rừng. Điển hình là nghiên cứu của ITTO (2002) [30] khi nhấn mạnh khu vực đất rừng đã bị thoái hoá, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất thấp, kết cấu không tốt mầm bệnh, xói mòn mạnh và lửa rừng. Để phục hồi rừng cần phải xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới sự mất rừng, từ đó cố gắng loại bỏ chúng. Đây được coi như một quan điểm, một nhận thức mới về phục hồi rừng vì nó là bước đầu gắn kết phục hồi rừng tại các nước nhiệt đới, đó là con người. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về phục hồi rừng thứ sinh nghèo bằng khoanh nuôi Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phục hồi rừng như của Baur (1962) [1], Lamprecht (1989) [32], Heikki (1995) [29], Tucker (1997) [34], v.v..Các nghiên cứu này tập trung vào các hướng chính: Nghiên cứu về tái sinh và động thái ở rừng thứ sinh nghèo, phân loại rừng thứ sinh nghèo, đề xuất và thử nghiệm các nhóm các nhóm biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động (chủ yếu là làm giàu rừng và cải tạo rừng), đánh giá hiệu quả sinh thái của các biện pháp áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu về phục hồi rừng nhiệt đới, vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả vẫn là hiệu quả của các biện pháp sinh học tác động vào tái sinh. Nhiều nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công những phương thức tác động vào tái sinh có hiệu quả. Đặc biệt phải kể đến hệ thống các phương pháp xử lý và hiệu quả của nó đối với tái sinh rừng trong “Cơ sở sinh thái học và kinh doanh rừng mưa” của G. Baur (1964) [2]. Phục hồi và phát triển rừng luôn gắn liền với tái sinh rừng. Van Steenis (1956) [35] khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới ở châu Á đã nêu hai đặc điểm tái sinh chủ yếu, đó là tái sinh vệt thích hợp với các loài cây ưa sáng, mọc nhanh đời sống ngắn và tái sinh phân tán thích hợp với những loài chịu bóng.
  8. 6 E.F.Bruenig, C. and Pye - Smith, C. (2003) trong các tác phẩm “Conservation and Management of Tropical Rainforest: An integrated aappoach to sustainability” ( trang 203) đã phân chia 5 loại hệ sinh thái rừng bị suy thoái yêu cầu phải có kĩ thuật phục hồi bằng biện pháp kĩ thuật lâm sinh và thấy rằng, đa dạng về loài thực vật đã tăng lên một cách nhanh chóng sau khi phục hồi. Theo J.Wyatt - Smith (1995) [33] làm giàu rừng là sự bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế vào những nơi rừng đã phục hồi lớp cây che phủ thứ sinh hoặc cây bụi nhưng thiếu hụt những loài cây có giá trị . Ở Châu Phi , phương pháp này được gọi là phương pháp trồng theo rạch và được Aubreville xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1932. Năm 1965 G.Catinot [7] đã xem xét lại và đã có những cải tiến về nội dung. Hans Lamprecht(1989) [32] cho rằng nếu như trong lâm phần ban đầu không có đủ số lượng cây của các loài có giá trị kinh tế, thì làm giàu rừng là sự lựa chọn tốt hơn so với cải thiện rừng. Wan Yu Sof (1998) cũng lưu ý chọn loài khi làm giàu rừng: dễ tạo cây tái sinh, tỉ lệ nảy mầm cao, ra hoa kết quả hàng năm, sinh trưởng nhanh, đặc biệt thời kì đầu, chịu bóng nhẹ lúc non, có khả năng chịu đựng Cạnh tranh các cây khác, tự tỉa cành tốt, côn trùng nấm phá hoại. Khi đã chọn loài , cần nghiên cứu các đặc tính sinh học phục vụ trực tiếp cho giải pháp làm giàu, đặc biệt là nhu cầu ánh sáng các giai đoạn tuổi non. Phương thức trồng dặm dưới tán rừng kiểu quảng canh được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nói tiếng Pháp thuộc Châu Phi (Foury-1956). Dawkins (1959) đã đưa ra bản liệt kê về các điều kiện có thể áp dụng cho việc trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh, đặc biệt nhấn mạnh loài cây được sử dụng phải là “loài ở lỗ trống”, tức là trong khi sinh trưởng nhanh chóng thì cũng co khả năng chịu được sự cạnh tranh giữa rễ cây. Còn Brasnett (1949) thì kết luận rằng trồng dặm dưới
  9. 7 tán là phương pháp mang lại tái sinh từng phần và tăng tỉ lệ cây có giá trị. Phương thức trồng dặm kiểu thâm canh ở Mã Lai dùng để tái sinh cả các diện tích có thảm thực vật thứ sinh đã hình thành do những hoạt động trồng trọt trong các rừng cấm và một số kiểu rừng nhất định bị thiếu hụt về cây kinh tế. Trước khi trồng người ta mở ra những đường hẹp xuyên qua rừng tạo những đường song song cách nhau 4,5-7,5m rồi trồng cây tái sinh theo khoảng cách 3m dọc các đường trồng. Đối với rừng nghèo thi rừng trồng cách nhau 7,5m. Tại Gana, việc xử lý lâm sinh đó được tiến hành tại các rừng mưa tự nhiên, đồng thời với việc tạo lập các khu rừng trồng trên đất chặt trắng và trồng dặm dưới tán . Từ 1960, Ấn Độ đã tiến hành các giải pháp lâm sinh tác động vào rừng tự nhiên, trong đó có giải pháp làm giàu rừng, nhưng cũng chưa có kết quả cụ thể (G.Baur, 1976) [3]. 1.1.2. Xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi Diện tích đất toàn cầu là 130x108 ha, đất bị băng tuyết phủ là 10%, đất nông nghiệp không thể canh tác được do lạnh 15%, do khô hạn 17%, đất quá đốc 18%, đất mỏng 9%, đất ẩm ướt 4% và đất nghèo 5%, chỉ còn lại 22% được chia ra đất sản xuất ở các mức độ nhẹ 13%, vừa 6% và cao 3%. Do dân số tăng lên, nhu cầu tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên. Ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất, thiếu tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, mất tính đa dạng sinh vật .. uy hiếp nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên, sự thoái hoá hệ sinh thái ngày càng nặng nề hơn. Theo thống kê tổng diện tích đất bị thoái hoá trên trái đất là 0,2x108 km2 chiếm 15% tổng diện tích đất toàn cầu, trong đó xói mòn làm mất đi 700x104 ha. Theo thống kê FAO năm 2000 đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi 20% do sự can thiệp của con người trên 50x108 ha đất có thực bì bị thoái hoá, làm cho chức năng phục vụ hệ sinh thái thực bì lục
  10. 8 địa bị ảnh hưởng tới 43%, trong đó có độ che phủ thực bì có 20x108 ha bị thoái hoá (chiếm 17% diện tích có thực bì trên địa cầu, kể cả thực bì nhân tạo) trong đó bị thoái hoá nhẹ (sản lượng công nghiệp hơi bị giảm xuống) là 7,5x108 ha, bị thoái hoá vừa (sản lượng giảm nhiều phài đầu tư mới khôi phục) là 9,1x108 ha và bị thoái hoá nặng (không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp, phải thông qua viện trợ quốc tế mới cải tạo được) là 0,09x108 ha; đất hoang mạc hoá toàn cầu là 36x108. Diện tích rừng mưa nhiệt đới bị thoái hoá là 4,27x108ha. Hàng năm chi phí đầu tư khôi phục sinh thái là 10-20 tỷ USD, hàng năm tốc độ sa mạc hoá đạt đến một con số kinh khủng 5x104 - 7x104 km2. Do sự can thiệp quá mức của con người đất có rừng che phủ đang bị thoái hoá trên diện tích lớn. Khôi phục và xây dựng lại hệ sinh thái bị thoái hoá phải tôn trọng quy luật tự nhiên, thông qua tác động của con người. Kỹ thuật thích hợp, kinh tế phù hợp, xã hội tiếp thu làm cho hệ sinh thái khoẻ mạnh, có ích cho sự sống con người. Điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội là hậu thuẫn và là chỗ dựa cho sự khôi phục. Nguyên tắc khôi phục hệ sinh thái bao gồm nguyên tắc tự nhiên, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc kỹ thuật kinh tế xã hội và nguyên tắc thẩm mỹ. 1.1.2.1. Phân chia đối tượng rừng sau khoanh nuôi để xử lý lâm sinh Hiện nay rừng sau khoanh nuôi ở một số nước châu á như Trung quốc, Malaysia, v.v…được phân chia thành các đối tượng kèm theo các giải pháp tác động dưới đây: - Khoanh nuôi thành công: + Rừng cây lá rộng gỗ mềm dưới 10 tuổi, rừng cây lá rộng, rừng cây lá rộng gỗ cứng dưới 20 tuổi, rừng sào, rừng trung niên có tương đối nhiều cây ưu việt mà độ tàn che dưới 0,7 đều phân chia vào loại hình nuôi dưỡng. + Đối với những lâm phần sau khoanh nuôi, nếu số lượng cây lưu giữ
  11. 9 lại đạt đến hoặc vượt quá tiêu chuẩn cây cần lưu giữ trong chặt trung gian (chặt nuôi dưỡng) rừng thứ sinh, thì phân chia vào loại hình chăm sóc nuôi dưỡng. + Những lâm phần mà cây lưu giữ được từ 300 cây/ha trở lên có đường kính ngang ngực 6-8 cm, hoặc từ 225 cây/ha trở lên có đường kính ngang ngực lớn hơn 16cm, thì phân chia vào loại hình cải tạo chặt chọn. Phương thức cải tạo chặt chọn có ý nghĩa là, sau khi chặt chọn sẽ trồng thêm cây lá Kim chịu bóng tán các cây rừng còn lưu giữ lại, để tác động thành một rừng hỗn giao cây lá kim cây lá rộng. - Khoanh nuôi không thành công: + Nếu sau khoanh nuôi, lâm phần có số lượng cây tốt, có triển vọng tương đối ít, sau khi chặt trung gian (chặt nuôi dưỡng) không thể duy trì được ngoại hình hoàn chỉnh, hoặc đối với rừng thưa (độ tàn che nhỏ hơn 0,3) thì phân chia vào loại hình cải tạo. + Đối với những lâm phần hoặc trảng cây bụi trên đất rừng có độ dốc hơn 300 được phân chia vào loại hình cải tạo. Căn cứ vào số lượng cây mạ, cây con của loài cây mục đích nhiều, có thể áp dụng phương pháp tái sinh nhân tạo, tái sinh thiên nhiên hoặc xúc tiến tái sinh thiên nhiên để cải tạo chúng thành rừng lá kim thuần loại, hoặc rừng lá rộng thuần loại, hoặc rừng hỗn giao cây lá kim cây lá rộng. + Đối với những lâm phần hoặc trảng cây bụi trên đất rừng có độ dốc lớn hơn 300 được phân chia vào loại hình tái sinh trước khi chặt hoặc loại hình cải tạo theo dải (theo băng). + Một lô rừng mà có hai loại hình cải tạo lâm phần sẽ được phân chia vào loại hình cải tạo tổng hợp. 1.1.2.2. Nguyên tắc và kỹ thuật tác động các giải pháp lâm sinh a. Rừng thứ sinh nghèo là một phần hợp nhất của hệ thống sử dụng đất
  12. 10 Rừng thứ sinh nghèo cần được xem như một phần hợp nhất trong toàn bộ cảnh quan nông thôn nhiệt đới. Nó chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài lập địa ở đây. Rừng thứ sinh được quản lý, đất rừng nghèo được phục hồi có thể đem lại nhiều lợi nhuận và dịch vụ cho xã hội; chúng thực hiện chức năng bảo vệ và sản xuất, do đó cần phải nhìn nhận những đối tượng này như là một yếu tố sử dụng đất quan trọng. Trong bất kỳ cảnh quan nhất dịnh nào, một vài khu rừng thứ sinh nghèo cần được chuyển thành kiểu sử dụng đất khác, nhưng sự chuyển đổi này phải nằm trong toàn bộ kế hoạch sử dụng đất tổng thể. b. Kiến thức địa phương và kiến thức truyền thống là một nguồn có giá trị. Có những kiến thức địa phương rất đáng được quan tâm và có giá trị về quản lý và sử dụng rừng thứ sinh nhiệt đới. Những kiến thức này phải được đánh giá một cách đầy đủ trong chiến lược phục hồi, quản lý tái tạo rừng thứ sinh nghèo. c. Rừng thứ sinh nghèo cần phải được quản lý dưới một biệp pháp quản lý thích hợp và sử dụng đa dạng về lợi ích Rừng thứ sinh nghèo nên được quản lý dưới một nguyên tắc chung về quản lý cho nhiều mục đích, cụ thể là tối ưu hoá lợi nhuận từ nguồn tài nguyên này. Việc lập kế hoạch phỉa quan tâm hai mục đích. Thứ nhất: quản lý cần hỉa nâng cao năng suất các sản phẩm đã được xác định trước. Thứ hai: Phải phục hồi lại chức năng bảo vệ rừng. Những kế hoạch quản lý cần phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu cho những người tham gia vào công việc, nó phải được hiểu một cách thống nhất và có hiệu quả cao cho quá trình thực thi. Những kế hoạch quản lý cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện của mỗi khu rừng và cần phải có sự đánh giá cẩn thận về các
  13. 11 đặc điểm chính về tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực tiến hành các hoạt động. d. Mục đích của quản lý rừng thứ sinh nghèo phụ thuộc vào những mục tiêu kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá Mục tiêu ban đầu của quản lý và tài tạo rừng thứ sinh nghèo là phục hồi lại trạng thái và năng suất của rừng trước khi bị suy thoái và đảm bảo rằng hệ sinh thái rừng có thể tiến hoá một cách tự nhiên thong qua thời gian dài và tự biến đổi về điều kiện môi trường của nó. Tuy nhiên trong các chiến lược phục hồi rừng thứ sinh nghèo, cần phải nắm được các quan điểm kinh tế - xã hội về chiến lược này bởi vì chính yếu tố kinh tế - xã hội sẽ là động lực cho các hoạt động này. Nếu rừng thứ sinh nghèo được quản lý cho hoạt động sản xuất thì các bên liên quan phải có được những lợi ích cao hơn lợi ích mà họ thu được từ hoạt động sử dụng đất hiện tại. Khi đề xuất các chiến lược cho rừng thứ sinh nghèo cần có một sự hiểu biết về chức năng của rừng thứ sinh nghèo trong hệ thống sản xuất trang trại và những nhân tố tác động đến việc ra quyết định của người nông dân để họ quan tâm đến rừng thứ sinh nghèo. Bất luận mục tiêu chính của chiến lược tái tạo rừng là thế nào thì mục tiêu của nó không chỉ là các chức năng đơn giản và là sức khoẻ của hệ sinh thái rừng mà còn phải là việc thực hiện các chức năng khác nữa. e. Quản lý rừng thứ sinh nghèo phải dựa vào sự phân hoá rừng thứ sinh về mặt lâm sinh và sinh thái học Những lâm phần còn sót lại của rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh cần phải được phân tích một cách cẩn thận và cụ thể trước khi đưa ra các biện pháp lâm sinh hợp lý cho nó và góp phần hạ giá thành của hoạt động. Những loại cây không có giá trị thương mại hoặc cây bụi có thể có chức năng quan trọng về mặt sinh thái, chúng có thể đóng vai trò quan trọng
  14. 12 trong các mối quan hệ cộng sinh, cải thiện điều kiện bề mặt đất, góp phần tạo ra nơi cư trú cho các loài động vật. Trong chiến lược tái tạo rừng cần phải chú tạo ra sự cân bằng sinh thái trong các khu rừng còn sót lại. f. Rừng thứ sinh nghèo phải được tái tạo và phục hồi ở bất cứ nơi nào có thể thông qua con đường diễn thế tự nhiên Hỗ trợ và thúc đẩy quá trình diễn thế tự nhiên là chiến lược khả thi và phổ biến nhất cho hoạt động tái tạo rừng thứ sinh và phục hồi đất rừng nghèo. Nếu quá trình diễn thế tự nhiên không đạt được mục đích trong một thời gian nhất định thì mới cần thiết phải trồng. g. Quản lý, phục hồi và tái tạo rừng thứ sinh nghèo có thể bị cản trở bởi các rào cản từ môi trường tự nhiên và kinh tế Không nên cố gắng thực hiện các chiến lược này ở những nơi không có sự ủng hộ lâu dài, bởi vì có thể các chiến lược này không được ủng hộ, do các tác động của việc sử dụng đất. Để chống lại những mối đe doạ có thể trong tương lai, đảm bảo sự toàn vẹn của những khu rừng được phục hồi, cần phải giảm thiểu các sự tác động này bằng các cơ chế cần thiết như quy hoạch cảnh quan, hoặc thoả hiệp với chủ sở hữu đất ở gần. h. Bảo tồn và tái tạo đa dạng sinh vật bao gồm nguồn gen là một phần liên quan đặc biệt trong toàn bộ chiến lược phục hồi, quản lý và tái tạo rừng thứ sinh nghèo Cho dù mục tiêu đầu tiên của các chiến lược phục hồi, quản lý hay tái tạo rừng thứ sinh nghèo là gì đi chăng nữa thì tính đa dạng sinh vật và nguồn gen cần phải được bảo tồn. Mục tiêu cuối cùng của những chiến lược phục hồi, quản lý và tái tạo rừng thứ sinh nghèo là tạo ra những khu rừng có mức độ đa dạng loài cao và cấu trúc quần xã đa dạng.
  15. 13 Những loài được liệt kê vào sách đỏ thế giới (CITES), đó là bản danh sách của những loài gặp nguy hiểm, cần phải được bảo vệ. Trong đó có liệt kê một số loài cây có ít ở các cảnh quan. i.Các tính chất của đất cần được duy trì và cải thiện để đem lại hiệu quả của phục hồi và tái tạo lâm phần. Các đặc điểm hoá học, sinh học và vật lý cần phải được đánh giá, tái tạo và duy trì để đảm bảo khả năng tái sinh tốt của các loài cây mong muốn và làm tăng các dịch vụ về môi trường. j. Hiệu quả về kinh tế và tài chính cần thiết cho các chiến lược quản lý, phục hồi và tái tạo rừng thứ sinh nghèo Những nỗ lực tái tạo rừng nguyên sinh nghèo, quản lý thứ sinh và phục hồi đất rừng nghèo chỉ có thể thành công nếu chúng đem lại hiệu quả tài chính và kinh tế lâu dài. Nếu nguồn tài chính đầu tư cao, kết quả đem lại không chắc chắn và thời gian thu lại quá lâu thì quá trình đầu tư này không thể chứng tỏ được hiệu quả. k. Bất cứ nơi nào có thể, thì cần phải sử dụng các biện pháp lâm sinh đơn giản Những biện pháp lâm sinh đơn giản và rõ rang có thể đem lại kết quả nhanh, giảm giá thành, công sức và thúc đẩy quá trình tham gia. l. Các yếu tố cản trở trong điều kiện lập địa cần phải được nhận ra trước khi tiến hành thực hiện các chiến lược phục hồi, quản lý và tái tạo rừng thứ sinh nghèo, đặc biệt là đất rừng nghèo m. Trong chiến lược phục hồi đất rừng nghèo phải xác định một cách cẩn thận các loài cây, con thiết yếu Đất rừng nghèo thường tồn tại ở cảnh quan rừng bị tàn phá, ở đây nguồn hạt của loài cây rừng và khả năng phát tán hạt thường không tồn tại.
  16. 14 Nhiều loài cây thiết yếu có thể là cây gỗ, cây bụi, cây thuốc và động vật có thể cần phải đưa trở lại hoặc tăng số lượng quần thể của chúng lên. n. Quá trình lựa chọn loài cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải tốt nhất ở mức có thể Việc lựa chọn loài cần phải thực hiện thông qua quá trình đánh giá nhu cầu và mong muốn của những đối tượng sử dụng rừng chính, đặc biệt là những người mà sinh kế của họ phụ thuộc hầu hết vào rừng. Kết hợp chặt chẽ giữa giá trị văn hoá và giá trị xã hội để lập các chỉ tiêu lựa chọn loài. Sự lựa chọn loài có thể giúp tạo ra nhiều sự lựa chọn lâm sinh phục vụ cho quản lý rừng đa tác dụng. Những chiến lược quản lý đa tác dụng rừng thứ sinh nghèo cần phải thích hợp cho những người sử dụng đất hiện tại. o. Động thái tự nhiên của lâm phần là nền tảng cơ bản của phục hồi, tái tạo rừng Không coi nhẹ các yếu tố như khả năng phát triển lệch của tán trong các tầng bị phá huỷ và quá trình phát triển thẳng lên của tái sinh tự nhiên từ mặt đất. Những loài và những kiểu gen còn sót lại của rừng nguyên thuỷ và những loài xâm lấn lập địa phải được lựa chọn để cho thích hợp với điều kiện của địa phương và khả năng sốt sót tốt. Hơn nữa chúng thường là những loài chất lượng cao. p. Các biện pháp lâm sinh cần phải tạo ra được điều kiện thuận lợi thông qua việc mô phỏng quá trình diễn thế tự nhiên Khả năng phục hồi của rừng nhiệt đới thường được đánh giá thấp. Một nguyên tắc để làm giảm mức độ tác động của các biện pháp lâm sinh là bắt chước quá trình tự nhiên để tối ưu hoá hiệu quả thông qua quá trình tự phục hồi của rừng.
  17. 15 Tất cả các khu rừng bị thoái mạnh thường có đặc điểm cấu trúc hỗn tạp, vì sự phát triển quá nhiều tre nứa và dây leo như Merremia spp, và bên dưới cây bụi như Chromolaene spp và Eugeissonia spp. Có nhiều trường hợp khi phát dọn dây leo thường làm cho chúng phát triển mạnh hơn. Một điều quan trọng là lựa chọn các giải pháp lâm sinh như thế nào cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế? Để giải quyết vấn đề này có thể thực hiện theo bốn câu hỏi lâm sinh cơ bản sau đây: 1. Hoàn cảnh của lâm phần và điều kiện - Lâm phần: lập địa đang tồn tại - Điều kiện lập địa - Điều kiện kinh tế - xã hội 2. Lịch sử lâm phần là gì ? - Nguyên nhân hình thành rừng thứ sinh nghèo 3. Lập địa sẽ phát triển thế nào khi thiếu - Qúa trình sinh thái sự tác động quản lý đã được lập? - Thay đổi kiểu sử dụng đất 4. Chiến lược quản lý gì cần thiết để đạt - Kế hoạch quản lý cho từng lâm được một kết quả đặc biệt? phần bị suy thoái. - Các lựa chọn về mặt lâm sinh, quản lý sử dụng đa mục đích. - Xác định mục tiêu, phương pháp sử dụng - Giám sát. Tác động chặt nuôi dưỡng (chặt trung gian) có thể được thực hiện quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vào vụ thu đông hoặc vào những lúc nông nhàn. Việc chọn cây đối với lài cây rựng lá tốt nhất nên thực hiện vào mùa sinh trưởng của cây, nếu không sẽ khó phán đoán tình hình sinh trưởng của cây.
  18. 16 Trước khi tiến hành chặt trung gian, cần tổ chức cho các nhân viên thực thi công việc học tập quy trình kỹ thuật, xác định rõ nhiệm vụ, đồng thời phân chia khu vực đất rừng chặt trung gian. Cần lập một khu tiêu chuẩn, tiến hành điều tra từng cây, tính toán cường độ chặt tỉa thưa và sản lượng gỗ sẽ chặt ra, biên soạn kế hoạch thi công chặt những nhân viên có kinh nghiệm tiến hành xác định, chọn cây chặt bỏ để đánh dấu, những cây sẽ chặt bỏ này được gọi là “cây đánh dấu”. Đồng thời phải bố trí sắp xếp tốt các nhân viên thi công và các việc chuẩn bị về vật chất. 1.2. Ở trong nước 1.2.1. Phục hồi rừng thứ sinh nghèo bằng khoanh nuôi 1.2.1.1. Quan điểm về rừng thứ sinh nghèo và phục hồi rừng thứ sinh nghèo Rừng thứ sinh thường được dùng khi diễn tả một quần xã thực vật hình thành bởi quá trình phục hồi lại sau khi bị gián đoạn trong chuỗi diễn thế nguyên sinh (Phạm Xuân Hoàn, 2003) [12]. Những khu rừng thứ sinh nghèo được hình thành có sự tác động ở mức độ trực tiếp và cả gián tiếp của con người (Thái Văn Trừng, 1970, 1978) [18, 19]; Trần Ngũ Phương (1970) [13]. Đặc trưng của rừng thứ sinh nghèo là tính quy luật trong kết cấu lâm phần không rõ ràng, đặc biệt là cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, độ tàn che, cấu trúc mật độ và tuổi cây trong quần xã; làm cho cây bụi và dây leo phát triển cực kỳ mạnh. Rừng thứ sinh nói chung và rừng thứ sinh nghèo nói riêng đều có sản lượng và giá trị kinh tế kém. Mật độ thiếu đặc biệt là mật độ của những loài cây mục đích cũng là một đặc điểm dễ nhận thấy ở rừng thứ sinh (Phạm Xuân Hoàn, 2003) [12]. Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ, phục hồi rừng là một qúa trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất
  19. 17 hiện, đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế chúng ta có thể sử dụng chúng liên tục được (Võ Đại Hải và cộng sự, 2003) [10]. 1.2.1.2. Tiến trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi Ngay từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ 20, vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng đã được đặt ra với cụm từ “khoanh núi nuôi rừng” nhưng mãi đến nửa cuối những năm 1980 “khoanh núi, nuôi rừng” mới được hiểu một cách chính xác. Theo quan nhiệm này, khoanh núi có nghĩa là một loại biện pháp gồm đóng cửa rừng và cấm rừng, hạn chế chăn thả súc vật, lấy củi, hạn chế cắt cỏ đối với những đồi núi hoang đã quy hoạch từ trước (bao gồm cả đất rừng sau khi khai thác), lợi dụng sức sinh sản tự nhiên của cây rừng, tức là lợi dụng năng lực tái sinh thiên nhiên của rừng để dần dần từng bước phục hồi lại rừng. Nuôi rừng có nghĩa là áp dụng biện pháp kinh doanh rừng nào đó, nhằm vào một tình hình cụ thể phục hồi thành rừng một cách tự nhiên nhất định, khiến hco nó phù hợp với mục đích nuôi dưỡng của con người. Tiếp theo, sự ra đời của thuật ngữ phục hồi rừng “khoanh nuôi xúc tiến tái sinh” những năm 1990 được coi như một bước tiến vượt bậc về mặt khoa học trong phục hồi rừng khi hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được triển khai và tập trung theo hai hướng chủ yếu: * Tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của quá trình phục hồi rừng tự nhiên. Điển hình trong số đó là các đề tài của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, (1992, 1994) [27, 28], Trường Đại học Lâm nghiệp (1993) [9], Đỗ Hữu Thư cùng các cộng sự (1994) [17], Viện Điều tra quy hoạch rừng (1991 - 1995) [24]. * Tập trung nghiên cứu triển khai bao gồm việc phân loại đối tượng, đề xuất các biện pháp cũng như các quy trình kỹ thuật nhằm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi; điển hình trong số đó là hai đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước thuộc chương trình Lâm nghiệp tổng hợp mã số 04.01, giai đoạn 1986 – 1990
  20. 18 và Chương trình khôi phục và phát triển rừng, giai đoạn 1991 – 1995. Một số nghiên cứu điển hình khác của trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc (1992) [20], Trần Đình Đại (1990) [8], Trần Đình Lý (1994) [16, 17], Viện ĐTQHR (1998) [26], v.v. Với đòi hỏi ngày một bưc bách của thực tiễn sản xuất, kết quả nghiên cứu của các đề tài trên không chỉ là tiền đề cho các hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng mà còn đặt nền móng cho sự ra đời của các quy phạm về phục hồi rừng đã được Nhà nước ban hành trong những năm 1990, bao gồm quy phạm “các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa” (QP 14 - 92) [5] và “Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung” (QP 21 - 98) [6] . Đây là hai quy phạm kỹ thuật lâm sinh có tính đột phá, nó giúp cho việc định hình khái nhiệm “khoanh núi, nuôi rừng” và đề cập đến một số quy định rõ nét hơn về đối tượng, giới hạn và các biện pháp tác động, về thời hạn khoanh nuôi phục hồi rừng. Tuy chúng mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng chung nhất mà chưa thật sự mềm dẻo khi áp dụng vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của các vùng miền khác nhau, nhưng chúng vẫn được xem là sự chuyển hướng quan trọng và thể hiện được nét chấm phá về kỹ thuật tiến bộ trong phục hồi rừng tự nhiên ở nước ta. 1.2.2. Xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi Kỹ thuật xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi là vấn đề trước đây ít có người quan tâm. Song, do gỗ rừng tự nhiên không còn khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn nữa các trạng thái rừng hiện nay chủ yếu là những cánh rừng đã bị khai thác kiệt khả năng tái sinh phục hồi thành rừng ở mức độ thấp, những khu rừng này không có giá trị về kinh tế, nghèo về đa dạng sinh học loài. Hầu hết các khu rừng Việt Nam là rừng nghèo là chính, một số địa phương đã áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng đến nay đã kết thúc giai đoạn phục hồi rừng. Vì vậy, áp dụng các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2