Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại rừng phòng hộ Phi Liêng tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 3
download
Luận văn này nghiên cứu đánh giá được đặc điểm và hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được các giải pháp phù hợp cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi ở khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại rừng phòng hộ Phi Liêng tỉnh Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI SAU KHOANH NUÔI TẠI RỪNG PHÒNG HỘ PHI LIÊNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI SAU KHOANH NUÔI TẠI RỪNG PHÒNG HỘ PHI LIÊNG TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI THẾ ĐỒI Đồng Nai, 2012
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dự án 661 (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) đã được triển khai từ năm 1998. Mục đích chính là “Đẩy mạnh phát triển trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên”. Bên cạnh việc đầu tư trồng mới những diện tích đất trống đồi núi trọc, nhiều diện tích rừng nghèo đã được áp dụng các giải pháp kỹ thuật khác nhau, trong đó giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, quá trình phục hồi và phát triển rừng là một tiến trình bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp với chiều hướng và tốc độ phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào lịch sử hình thành của từng đối tượng cũng như đặc điểm của hoàn cảnh và mức độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Chính vì vậy, trong thực tế sau khi khoanh nuôi, có hai tình huống phổ biến xảy ra là: khoanh nuôi thành công và khoanh nuôi không thành công. Theo đó cũng có hai vấn đề đặt ra về mặt kỹ thuật đối với rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi là: (i) - cần có những biện pháp kỹ thuật gì để xử lý rừng sau khoanh nuôi thành công và (ii) - cần có những biện pháp kỹ thuật gì để xử lý rừng sau khoanh nuôi không thành công. Mặc dù vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được những hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể, có hiệu quả cho hoạt động phục hồi và phát triển rừng trên từng đối tượng cụ thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho kết quả của hoạt động phục hồi và phát triển rừng sau khoanh nuôi còn hạn chế. Rừng phòng hô ̣ Phi Liêng – tỉnh Lâm Đồ ng hiêṇ đang quản lý 13,000 ha đấ t lâm nghiêp̣ trong đó 7.500 ha phòng hô ̣ và còn la ̣i là sản xuấ t với trữ lươ ̣ng trên 1 triêụ 215 ngàn m3. Ban quản lý rừng đã tổ chức giao khoán trên 11.540 ha rừng cho 33 tổ với trên 835 hô ̣ là đồ ng bào dân tô ̣c thiể u số và 2 đơn vi ̣ trực thuô ̣c bô ̣ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồ ng. Với diêṇ tích rừng phòng hô ̣ chiế m tới 57,7% có thể thấ y vai trò vô cùng to lớn của diêṇ tích
- 2 rừng này đố i với khu vực tỉnh Lâm Đồ ng nói riêng và toàn khu vực Tây Nguyên nói chung. Do đó, rấ t cầ n có sự tác đô ̣ng của con người mô ̣t cách tích cực, chủ đô ̣ng và hiêụ quả để nâng cao đô ̣ che phủ và chấ t lươ ̣ng của rừng. Từ thực tiễn đă ̣t ra ở trên, với mong muố n góp phầ n xây dựng mô hình rừng ổ n đinh ̣ về mă ̣t trữ lươ ̣ng và cấ u trúc để rừng phòng hô ̣ có thể phát huy đươ ̣c tố t nhấ t vai trò của mình, đề tài: “Đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại rừng phòng hộ Phi Liêng Tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện. Đồ ng thời, kế t quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đề xuấ t các biê ̣n pháp lâm sinh tác đô ̣ng hơ ̣p lý vào rừng của khu vực rừng phòng hô ̣ Phi Liêng tỉnh Lâm Đồ ng.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, ở Việt Nam diện tích rừng vào khoảng 13,388 triệu ha, trong đó có khoảng 10,304 triệu ha là rừng tự nhiên, đô ̣ che phủ của rừng toàn quố c năm 2010 là 39,5% (theo số liệu của Bộ NN PTNT công bố ngày 11/8/2011 theo Quyết định số 1828-QĐ/BNN-TCLN ) [16]. Theo số liệu của Cục Kiểm Lâm (2008) có tới trên 60% diện tích rừng nước ta là rừng nghèo. Tính đến hết năm 2006, cả nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.389 ha, trong đó 789.478 ha là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung (chiếm 96%). Như vậy, các diện tích rừng sau khoanh nuôi là rất lớn và khoanh nuôi phục hồi rừng được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Phu ̣ hồ i rừng bằ ng khoanh nuôi là mô ̣t giải pháp kỹ thuâ ̣t lâm sinh nhằ m tâ ̣n du ̣ng quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên để tái ta ̣o la ̣i rừng đáp ứng yêu cầ u kinh tế , xã hô ̣i và môi trường trong thời ha ̣n xác đinh. ̣ Quy triǹ h kỹ thuâ ̣t phu ̣c hồ i rừng bằ ng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, không cầ n tác đô ̣ng kỹ thuâ ̣t trực tiế p và phu ̣c hồ i rừng bằ ng khoanh nuôi xúc tiế n tái sinh kế t hơ ̣p trồ ng bổ sung đã đươ ̣c Bô ̣ Nông nghiê ̣p & PTNT thể chế hóa trong hai quy pha ̣m ngành là QPN 14 – 92 [2] và QPN 21 – 98 [4]. Đây cũng là giải pháp kỹ thuâ ̣t đươ ̣c áp du ̣ng thố ng nhấ t cả nước để thực hiêṇ dựa án trồ ng mới 5 triêụ ha rừng (Dự án 661), chủ yế u cho đố i tươ ̣ng rừng phòng hô ̣. Với đă ̣c điể m kỹ thuâ ̣t đơn giản, dễ làm, rẻ tiề n và mang la ̣i lơ ̣i ích kinh tế và lơ ̣i ích sinh thái cao nên hầ u hế t các tin̉ h có dự án 661 đề u tích cực thực hiên. ̣ 1.1. Ở ngoài nước 1.1.1. Phục hồi rừng thứ sinh nghèo bằng khoanh nuôi 1.1.1.1. Quan điểm về rừng thứ sinh nghèo và phục hồi rừng thứ sinh nghèo
- 4 Tuy khác nhau về ngôn từ hay cách diễn đạt, nhưng cho đến nay thuật ngữ rừng thứ sinh nghèo (Degraded secondary forest) đã được nhận thức thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Rừng thứ sinh nghèo là rừng nằm trong loạt diễn thế thứ sinh, tiềm năng và các chức năng có lợi của rừng đã bị suy giảm dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt là tác động của con người (ITTO, 2002) [33]. Theo tổ chức cây gỗ rừng nhiệt đới quốc tế (ITTO, 2002) [33], rừng thứ sinh nghèo là hậu quả của việc khai thác và thiếu kiểm soát của các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ hay dưới ảnh hưởng của các thảm hoạ tự nhiên như sâu bệnh, lửa rừng hay do sạt lở đất… Nghiên cứu của FAO đã khẳng định, rừng thứ sinh và rừng thứ sinh nghèo kiệt trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu ha (2001), chúng chiếm tỷ lệ lớn trong tài nguyên rừng của nhiều quốc gia. Tại Costa Rica - một quốc gia với nguồn tài nguyên rừng phong phú vào bậc nhất thế giới có diện tích rừng thứ sinh nghèo chiếm khoảng 600.000 ha, lớn hơn tổng diện tích rừng nguyên sinh tại nước này. Đặc biệt tại Brazil, diện tích rừng thứ sinh chiếm khoảng 50 triệu ha, con số này đang tăng lên nhanh chóng và nó được coi là một thực trạng chung đáng buồn của các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới. Phục hồi rừng được hiểu là một quá trình ngược lại của diễn thế thoái hoá của rừng thứ sinh nhằm khôi phục hay phục hồi lại cấu trúc và sản lượng rừng đến hoặc đến gần với trạng thái ban đầu. Có ba thuật ngữ thường được sử dụng trong phục hồi rừng là (i) restoration (khôi phục), (ii) rehabilitation (phục hồi), (iii) reclaimtion (cải tạo). Thuật ngữ rehabilitation nhấn mạnh đến việc phục hồi hệ sinh thái rừng tới một mức độ bền vững nào đó nhưng không nhất thiết phải giống như hệ sinh thái ban đầu. Trên thực tế rất khó có thể cải tạo rừng theo quan điểm “restoration” tuyệt đối vì rất khó và rất lâu mới có thể tạo lập được trạng thái rừng ban đầu do đã có sự thay đổi sâu sắc về các
- 5 quá trình vật chất và năng lượng ở rừng thứ sinh. Chính vì vậy mà, thuật ngữ “rehabilitation” thường được chấp nhận rộng rãi trong nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo vì có quan điểm thực tế hơn, không nhằm tới việc khôi phục nguyên trạng hệ sinh thái ban đầu mà chỉ nhằm: (i) đưa rừng đến trạng thái ổn định nào đó (theo hướng tiến hoá) và (ii) nâng cao sản lượng lâm phần. Hiện nay, vấn đề phục hồi rừng đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quan tâm. Quan điểm hiện nay về quá trình phục hồi rừng có thể được chia làm 3 nhóm chính sau: Một là, phục hồi rừng là đưa đến trạng thái hoàn chỉnh, tiếp cận trạng thái trước khi bị tác động. Hai là, Nhấn mạnh hệ sinh thái rừng phải được phục hồi tới một độ bền vững nào đó bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo mà không nhất thiết giống như hệ sinh thái ban đầu. Đây là quan điểm nhận được nhiều sự tán đồng nhất. Ba là, Tập trung vào việc xác định các nguyên nhân và yếu tố rào cản của quá trình phục hồi rừng. Điển hình là nghiên cứu của ITTO (2002) [33] khi nhấn mạnh khu vực đất rừng đã bị thoái hoá, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất thấp, kết cấu không tốt mầm bệnh, xói mòn mạnh và lửa rừng. Để phục hồi rừng cần phải xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới sự mất rừng, từ đó cố gắng loại bỏ chúng. Đây được coi như một quan điểm, một nhận thức mới về phục hồi rừng vì nó là bước đầu gắn kết phục hồi rừng tại các nước nhiệt đới, đó là con người.
- 6 1.1.1.2. Những nghiên cứu về phục hồi rừng thứ sinh nghèo bằng khoanh nuôi Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phục hồi rừng như của Baur (1962) [1], Lamprecht (1989) [34], Heikki (1995) [32], Tucker (1997) [37], v.v..Các nghiên cứu này tập trung vào các hướng chính: Nghiên cứu về tái sinh và động thái ở rừng thứ sinh nghèo, phân loại rừng thứ sinh nghèo, đề xuất và thử nghiệm các nhóm các nhóm biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động (chủ yếu là làm giàu rừng và cải tạo rừng), đánh giá hiệu quả sinh thái của các biện pháp áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu về phục hồi rừng nhiệt đới, vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả vẫn là hiệu quả của các biện pháp sinh học tác động vào tái sinh. Nhiều nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công những phương thức tác động vào tái sinh có hiệu quả. Đặc biệt phải kể đến hệ thống các phương pháp xử lý và hiệu quả của nó đối với tái sinh rừng trong “Cơ sở sinh thái học và kinh doanh rừng mưa” của G. Baur (1964) [1]. Phục hồi và phát triển rừng luôn gắn liền với tái sinh rừng. Van Steenis (1956) [37] khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới ở châu Á đã nêu hai đặc điểm tái
- 7 sinh chủ yếu, đó là tái sinh vệt thích hợp với các loài cây ưa sáng, mọc nhanh đời sống ngắn và tái sinh phân tán thích hợp với những loài chịu bóng. E.F.Bruenig, C. and Pye - Smith, C. (2003) trong các tác phẩm “Conservation and Management of Tropical Rainforest: An integrated aappoach to sustainability” ( trang 203) đã phân chia 5 loại hệ sinh thái rừng bị suy thoái yêu cầu phải có kĩ thuật phục hồi bằng biện pháp kĩ thuật lâm sinh và thấy rằng, đa dạng về loài thực vật đã tăng lên một cách nhanh chóng sau khi phục hồi. Theo J.Wyatt - Smith (1995) [37] làm giàu rừng là sự bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế vào những nơi rừng đã phục hồi lớp cây che phủ thứ sinh hoặc cây bụi nhưng thiếu hụt những loài cây có giá trị . Ở Châu Phi , phương pháp này được gọi là phương pháp trồng theo rạch và được Aubreville xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1932. Năm 1965 G.Catinot [5] đã xem xét lại và đã có những cải tiến về nội dung. Hans Lamprecht(1989) [36] cho rằng nếu như trong lâm phần ban đầu không có đủ số lượng cây của các loài có giá trị kinh tế, thì làm giàu rừng là sự lựa chọn tốt hơn so với cải thiện rừng. Wan Yu Sof (1998) cũng lưu ý chọn loài khi làm giàu rừng: dễ tạo cây tái sinh, tỉ lệ nảy mầm cao, ra hoa kết quả hàng năm, sinh trưởng nhanh, đặc biệt thời kì đầu, chịu bóng nhẹ lúc non, có khả năng chịu đựng Cạnh tranh các cây khác, tự tỉa cành tốt, côn trùng nấm phá hoại. Khi đã chọn loài , cần nghiên cứu các đặc tính sinh học phục vụ trực tiếp cho giải pháp làm giàu, đặc biệt là nhu cầu ánh sáng các giai đoạn tuổi non. Phương thức trồng dặm dưới tán rừng kiểu quảng canh được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nói tiếng Pháp thuộc Châu Phi (Foury-1956). Dawkins (1959) đã đưa ra bản liệt kê về các điều kiện có thể áp dụng cho việc trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh, đặc biệt nhấn mạnh loài cây được sử dụng phải là “loài ở lỗ
- 8 trống”, tức là trong khi sinh trưởng nhanh chóng thì cũng co khả năng chịu được sự cạnh tranh giữa rễ cây. Còn Brasnett (1949) thì kết luận rằng trồng dặm dưới tán là phương pháp mang lại tái sinh từng phần và tăng tỉ lệ cây có giá trị. Phương thức trồng dặm kiểu thâm canh ở Mã Lai dùng để tái sinh cả các diện tích có thảm thực vật thứ sinh đã hình thành do những hoạt động trồng trọt trong các rừng cấm và một số kiểu rừng nhất định bị thiếu hụt về cây kinh tế. Trước khi trồng người ta mở ra những đường hẹp xuyên qua rừng tạo những đường song song cách nhau 4,5-7,5m rồi trồng cây tái sinh theo khoảng cách 3m dọc các đường trồng. Đối với rừng nghèo thi rừng trồng cách nhau 7,5m. Tại Gana, việc xử lý lâm sinh đó được tiến hành tại các rừng mưa tự nhiên, đồng thời với việc tạo lập các khu rừng trồng trên đất chặt trắng và trồng dặm dưới tán . Từ 1960, Ấn Độ đã tiến hành các giải pháp lâm sinh tác động vào rừng tự nhiên, trong đó có giải pháp làm giàu rừng, nhưng cũng chưa có kết quả cụ thể (G.Baur, 1996) [1]. 1.1.2. Xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi Rừng phu ̣c hồ i tự nhiên có những đă ̣c trưng cơ bản như: Thành phầ n hê ̣ thực vâ ̣t đơn giản, bao gồ m chủ yế u những cây gỗ ưa sáng, đời số ng ngắ n, kích thước nhỏ, gỗ trắ ng mề m, quả phát tán đồ ng loa ̣t nhờ gió...; Kế t cấ u tầ ng thứ bi ̣phá vỡ, đô ̣ che phủ của tán lá không đồ ng đề u; Trữ lươ ̣ng gỗ thấ p, nhấ t là gỗ của những loài có giá tri ̣ kinh tế cao; Tái sinh kém do còn ít cây trồ ng, hoă ̣c do ảnh hưởng của khai thác rừng và môi trường biế n đổ i sau khai thác; Trên những lâ ̣p điạ thuâ ̣n lơ ̣i có thể gă ̣p rừng có cấ u trúc đơn giản, thuầ n nhấ t về thành phầ n loài và kích thước; Nhiề u thực vâ ̣t thân bu ̣i và thân leo; Hoàn cảnh rừng bi ̣đảo lô ̣n không ổ n đinh, ̣ trong đó đấ t đã bi ̣thoái hóa ở những mức đô ̣ khác nhau [24].
- 9 Do đó, khôi phục và xây dựng lại hệ sinh thái bị thoái hoá phải tôn trọng quy luật tự nhiên, thông qua tác động của con người. Kỹ thuật thích hợp, kinh tế phù hợp, xã hội tiếp thu làm cho hệ sinh thái khoẻ mạnh, có ích cho sự sống con người. Điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội là hậu thuẫn và là chỗ dựa cho sự khôi phục. Nguyên tắc khôi phục hệ sinh thái bao gồm nguyên tắc tự nhiên, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc kỹ thuật kinh tế xã hội và nguyên tắc thẩm mỹ. 1.2. Ở trong nước 1.2.1. Phục hồi rừng thứ sinh nghèo bằng khoanh nuôi 1.2.1.1. Quan điểm về rừng thứ sinh nghèo và phục hồi rừng thứ sinh nghèo Rừng thứ sinh thường được dùng khi diễn tả một quần xã thực vật hình thành bởi quá trình phục hồi lại sau khi bị gián đoạn trong chuỗi diễn thế nguyên sinh (Phạm Xuân Hoàn, 2003) [13]. Những khu rừng thứ sinh nghèo được hình thành có sự tác động ở mức độ trực tiếp và cả gián tiếp của con người (Thái Văn Trừng, 1970, 1978) [20; 21]; Trần Ngũ Phương (1970) [15]. Đặc trưng của rừng thứ sinh nghèo là tính quy luật trong kết cấu lâm phần không rõ ràng, đặc biệt là cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, độ tàn che, cấu trúc mật độ và tuổi cây trong quần xã; làm cho cây bụi và dây leo phát triển cực kỳ mạnh. Rừng thứ sinh nói chung và rừng thứ sinh nghèo nói riêng đều có sản lượng và giá trị kinh tế kém. Mật độ thiếu đặc biệt là mật độ của những loài cây mục đích cũng là một đặc điểm dễ nhận thấy ở rừng thứ sinh (Phạm Xuân Hoàn, 2003) [13]. Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ, phục hồi rừng là một qúa trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất
- 10 hiện, đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế chúng ta có thể sử dụng chúng liên tục được (Võ Đại Hải và cộng sự, 2003) [11]. 1.2.1.2. Tiến trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi Ngay từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ 20, vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng đã được đặt ra với cụm từ “khoanh núi nuôi rừng” nhưng mãi đến nửa cuối những năm 1980 “khoanh núi, nuôi rừng” mới được hiểu một cách chính xác. Theo quan nhiệm này, khoanh núi có nghĩa là một loại biện pháp gồm đóng cửa rừng và cấm rừng, hạn chế chăn thả súc vật, lấy củi, hạn chế cắt cỏ đối với những đồi núi hoang đã quy hoạch từ trước (bao gồm cả đất rừng sau khi khai thác), lợi dụng sức sinh sản tự nhiên của cây rừng, tức là lợi dụng năng lực tái sinh thiên nhiên của rừng để dần dần từng bước phục hồi lại rừng. Nuôi rừng có nghĩa là áp dụng biện pháp kinh doanh rừng nào đó, nhằm vào một tình hình cụ thể phục hồi thành rừng một cách tự nhiên nhất định, khiến hco nó phù hợp với mục đích nuôi dưỡng của con người. Tiếp theo, sự ra đời của thuật ngữ phục hồi rừng “khoanh nuôi xúc tiến tái sinh” những năm 1990 được coi như một bước tiến vượt bậc về mặt khoa học trong phục hồi rừng khi hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được triển khai và tập trung theo hai hướng chủ yếu: * Tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của quá trình phục hồi rừng tự nhiên. Điển hình trong số đó là các đề tài của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, (1992, 1994) [29, 30], Trường Đại học Lâm nghiệp (1993) [11], Đỗ Hữu Thư cùng các cộng sự (1994) [18], Viện Điều tra quy hoạch rừng (1991 - 1995) [27]. * Tập trung nghiên cứu triển khai bao gồm việc phân loại đối tượng, đề xuất các biện pháp cũng như các quy trình kỹ thuật nhằm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi; điển hình trong số đó là hai đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước thuộc chương trình Lâm nghiệp tổng hợp mã số 04.01, giai đoạn 1986 – 1990
- 11 và Chương trình khôi phục và phát triển rừng, giai đoạn 1991 – 1995. Một số nghiên cứu điển hình khác của trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc (1992) [22], Trần Đình Đại (1990) [7], Trần Đình Lý (1994) [18, 19], Viện ĐTQHR (1998) [28], v.v. Với đòi hỏi ngày một bức bách của thực tiễn sản xuất, kết quả nghiên cứu của các đề tài trên không chỉ là tiền đề cho các hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng mà còn đặt nền móng cho sự ra đời của các quy phạm về phục hồi rừng đã được Nhà nước ban hành trong những năm 1990, bao gồm quy phạm “các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa” (QP 14 - 92) [3] và “Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung” (QP 21 - 98) [4]. Đây là hai quy phạm kỹ thuật lâm sinh có tính đột phá, nó giúp cho việc định hình khái nhiệm “khoanh núi, nuôi rừng” và đề cập đến một số quy định rõ nét hơn về đối tượng, giới hạn và các biện pháp tác động, về thời hạn khoanh nuôi phục hồi rừng. Tuy chúng mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng chung nhất mà chưa thật sự mềm dẻo khi áp dụng vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của các vùng miền khác nhau, nhưng chúng vẫn được xem là sự chuyển hướng quan trọng và thể hiện được nét chấm phá về kỹ thuật tiến bộ trong phục hồi rừng tự nhiên ở nước ta. 1.2.2. Xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi Kỹ thuật xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi là vấn đề trước đây ít có người quan tâm. Song, do gỗ rừng tự nhiên không còn khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn nữa các trạng thái rừng hiện nay chủ yếu là những cánh rừng đã bị khai thác kiệt khả năng tái sinh phục hồi thành rừng ở mức độ thấp, những khu rừng này không có giá trị về kinh tế, nghèo về đa dạng sinh học loài. Vì vậy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho xử lý rừng sau khoanh nuôi đã trở thành xu thế tất yếu trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, những khu rừng này kết thúc thời gian khoanh nuôi
- 12 chuyển sang nuôi dưỡng và kinh doanh rừng. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi nhằm phát triển kinh doanh rừng theo hướng ổn định, lâu dài bền vững là giải pháp khoa học cộng nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của rừng và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng. Kỹ thuật xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi hiện nay là xây dựng rừng đảm bảo được các yếu tố về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường đồng thời làm giảm áp lực về kinh tế cho các hộ gia đình kinh doanh rừng. Rừng sau khoanh nuôi là rừng đã kết thúc thời gian khoanh nuôi bước sang thời kỳ nuôi dưỡng rừng. Quy phạm QPN 14 - 92 & QPN 21 - 98 đã nêu rõ thời hạn khoanh nuôi.
- 13 Rừng sau khoanh nuôi được thể hiện: - Phản ánh được hiện trạng rừng cơ bản của lâm phần - Giá trị thực tại của khu rừng - Cách quản lý rừng hiện tại - Các giải pháp lâm sinh tác động Xác định các sản phẩm từ rừng sau khoanh nuôi: - Định hướng nhu cầu - Người dân có lợi ích gì từ rừng - Tiếp tục phát triển rừng theo hướng ổn định bền vững - Tính bền vững lâu dài của rừng Hình ảnh cấu trúc rừng sau khoanh nuôi phát triển trong tương lai: - Cấu trúc theo chiều thẳng đứng - Cấu trúc theo chiều nằm ngang - Thành phần loài - Tổng hợp các loài Xây dựng các lựa chọn về các kỹ thuật xử lý lâm sinh - Tiêu chuẩn công nhận rừng sau khoanh nuôi - Phân loại đối tượng sau khoanh nuôi - Kỹ thuật lâm sinh xử lý sau khoanh nuôi - Kế hoạch hoạt động tiếp theo Công tác xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi: - Kiểm tra thực địa trên các lô rừng kết thúc thời gian khoanh nuôi - Xây dựng các giải phảp nuôi dưỡng rừng. - Thực hiện công tác xử lý rừng sau khoanh nuôi. Hình 1.2: Trình tự xây dựng mục tiêu xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi
- 14 Các lý luận về rừng tiêu chuẩn, kết cấu chuẩn, mẫu chuẩn tự nhiên, cấu trúc mẫu, sản lượng ổn định, cấu trúc rừng lý tưởng, cấu trúc rừng chuẩn, cấu trúc rừng định hướng, mô hình rừng mong muốn, v.v là cơ sở cho việc định hướng mục tiêu và kết quả của các phương án kỹ thuật tác động vào rừng. Các lý luận về so sánh và đánh giá kết quả đầu ra giúp cho việc lựa chọn phương án tối ưu và phù hợp trong điều kiện thời gian tác động giữa các phương án đối với cùng một đối tượng rừng cho trước là khác nhau. Lý luận về sản lượng rừng là cơ sở cho việc xác định tốc độ tăng trưởng tương đối của rừng và dự báo sản lượng rừng dưới tác động của nuôi dưỡng rừng. Lý luận về nuôi dưỡng và CND rừng tự nhiên đặt cơ cở cho việc thiết lập các phương án nuôi dưỡng rừng. (Phạm văn Điể n, Phạm Xuân Hoàn, 2011) [14] Đã đưa ra một số công thức xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong CND rừng tự nhiên, gồm: số năm cần nuôi dưỡng rừng, tỷ lệ cây tốt tại thời điểm khai thác rừng và tổng trữ lượng của bộ phận CND. Việc tính toán những chỉ tiêu này là rất cần thiết để giúp cho việc chủ động dự đoán những tình huống có thể xảy ra cũng như chiều hướng phát triển của rừng khi tác động vào nó bằng các giải pháp nuôi dưỡng. Những công thức này được xây dựng dựa trên nhiều nhân tố quan trọng như trữ lượng rừng và tỷ lệ cây tốt lúc ban đầu, tốc độ tăng trưởng của rừng trong từng giai đoạn dưới tác động của CND rừng, cường độ chặt, số lần chặt, kỳ giãn cách và cấu trúc mong muốn của rừng, nên đảm bảo được cơ sở khoa học và thực tiễn. Dựa trên mô hình rừng mong muốn (Mn và An), quan điểm sản lượng và số liệu thực nghiệm, đã xác định được hệ số β của từng phương án kỹ thuật tiềm năng trong nuôi dưỡng rừng. 1.3. Thảo luận Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước đã cho thấy những thành quả và tồn tại nghiên cứu nổi bật như sau:
- 15 - Về thành quả nghiên cứu: + Đã nêu rõ thực trạng rừng thứ sinh nghèo và nhu cầu khẩn thiết phải phục hồi rừng thứ sinh nghèo. + Đã chỉ ra phương hướng phục hồi rừng thứ sinh nghèo là đưa rừng tới cấu trúc và sản lượng của hệ sinh thái tương đương với hệ sinh thái nguyên sinh là phù hợp nhất. + Đã nghiên cứu khá sâu về phục hồi rừng bằng khoanh nuôi. + Đã đề cập tới kỹ thuật phục hồi rừng sau khoanh nuôi ở mức độ nhất định. - Về tồn tại nghiên cứu: + Chưa xây dựng hướng dẫn hay cẩm nang cho xử lý kỹ thuật đối với rừng sau khoanh nuôi. + Chưa chú ý tới rừng mưa, rừng ẩm nhiệt đới. + Chưa đề cập tới các điều kiện có ảnh hưởng tới việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau khoanh nuôi. Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng, những công trình đề cập ở trên là những định hướng quan trọng cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của rừng thư sinh nghèo ở Lâm Đồ ng chưa nhiều, đặc biệt là ở Rừng phòng hô ̣ Phi Liêng thì chưa có bấ t cứ nghiên cứu nào đươ ̣c tiế n hành trước đó. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên, trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những kết quả của các tác giả đi trước đề tài nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo đồng thời căn cứ vào các văn bản hiện hành thông qua đó đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào rừng nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh, phòng hộ và góp phần khôi phục và phát triển rừng.
- 16 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Mục tiêu nghiên cứu - Về lý luận Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp cho rừng phục hồi bằng khoanh nuôi tự nhiên theo hướng phát triể n rừng bền vững. - Về thực tiễn + Đánh giá được đặc điểm và hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại khu vực nghiên cứu. + Đề xuất được các giải pháp phù hợp cho rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi ở khu vực nghiên cứu. 2.2. Đối tượng và giới hạn của nghiên cứu - Về địa điểm + Các diêṇ tích rừng phu ̣c hồ i ta ̣i Phi Liêng – Lâm Đồng. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trạng thái rừng IIA, IIB phục hồi sau khoanh nuôi ở khu vực lựa chọn. 2. 3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng sau khoanh nuôi - Đặc điểm cấu trúc của rừng khi đưa vào khoanh nuôi và các biện pháp kỹ thuật tác động. - Một số chỉ tiêu cấu trúc các trạng thái rừng sau khoanh nuôi: Mật độ, tổ thành và một số chỉ tiêu cấu trúc cơ bản khác. - Một số quy luật kết cấu lâm phần (phân bố N-D; H-D…) 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng - Mật độ cây tái sinh
- 17 - Tổ thành loài cây tái sinh - Quy luật phân bố số cây tái sinh theo chiều cao. - Chất lượng cây tái sinh và các nhân tố ảnh hưởng. - Tỷ lê ̣ cây tái sinh có triể n vo ̣ng. 2.3.3. Phân chia đố i tượng rừng phục hồ i sau khoanh nuôi. 2.3.4. Đề xuất các giải pháp cho rừng phục hồi rừng sau khoanh nuôi 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận Phục hồi rừng là quá trình diễn thế đi lên của hệ sinh thái rừng. Quá trình này trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau, với những biến đổi tuần tự, theo xu hướng tái lập lại quần xã cao đỉnh khí hậu như đã từng xuất hiện trước đây trong thiên nhiên [13]. Rừng sau khoanh nuôi, về mặt tiến trình là rừng đã được khoanh nuôi và kết thúc giai đoạn khoanh nuôi. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng khoanh nuôi dựa trên cơ sở các quy luật kết cấu, tái sinh, diễn thế tự nhiên và các đặc điểm có liên quan khác để đề ra các biện pháp tác động nhằm phục hồi rừng theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Vậy, khi đề xuất các giải pháp kỹ thuật đồng thời chú ý đến vấn đề gì? (1) Đặc điểm của đối tượng rừng: Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối tượng khoanh nuôi như lịch sử hình thành, cấu trúc, tình hình tái sinh, điều kiện lập địa... mà có các giải pháp khác nhau. (2) Cơ sở về kinh tế: ảnh hưởng đến cường độ, mức độ tác động vào đối tượng khoanh nuôi. Nó quyết định đến ứng xử của người dân vào rừng, các giải pháp không những phục hồi rừng, phục hồi hệ sinh thái, môi trường mà còn làm tăng thu nhập của người dân. Có như thế, người dân mới gắn bó với rừng, chung sống với rừng và coi rừng là nguồn sống.
- 18 Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau khoanh nuôi được xác định chủ yếu dựa vào đặc điểm cụ thể của đối tượng rừng. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa những số liệu sau: + Những tư liệu về điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng sinh học. + Những tư liệu về điều kiện kinh tế, xã hội: Cơ cấu ngành nghề, sản xuất hàng hoá, dân số, dân tộc, lao động ... + Những văn bản, hồ sơ có liên quan đến phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, chiến lược phát triển lâm nghiệp của nhà nước, của địa phương, quy hoạch và kế hoạch của địa phương, chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp của địa phương, tổng kết về tình hình giao đất, giao rừng, kết quả các chương trình, dự án tại khu vực nghiên cứu... 2.4.2.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp a) Điều tra sơ bộ - Khảo sát sơ bộ về thực trạng rừng ở khu vực - Xác định các điểm, nơi đại diện cho các đối tượng điều tra - Tiến hành khảo sát theo các tuyến để lựa chọn các OTC tạm thời để thu thập số liệu. Các OTC đảm bảo bao gồm các nhóm đối tượng điều tra. b) Điều tra tỷ mỷ * Lập ô tiêu chuẩn (1000m2) Sử dụng các phương pháp điều tra rừng truyền thống để nghiên cứu một số đặc trưng cấu trúc và tái sinh của hệ sinh thái rừng ở rừng phòng hô ̣ thuô ̣c ban quản lý rừng phòng hô ̣ Phi liêng – Lâm Đồ ng. Lập 16 OTC với
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn