intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang nói chung và góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG GIANG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2009
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Tr­êng §¹i häc L©m nghiÖp HOÀNG GIANG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH TỈNH HÀ GIANG Chuyªn ngµnh L©m häc M· sè: 60.62.60 luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. VŨ NHÂM HÀ NỘI, NĂM 2009
  3. PHỤ BIỂU
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo trong trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Sau đại học, cán bộ Ban quản lý, Hạt kiểm lâm Khu BTTN Tây Côn Lĩnh, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, nhân dân các xã trong Khu BTTN Tây Côn Lĩnh, UBND xã Cao Bồ, nơi tôi chọn làm địa điểm nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Các thầy giáo, cô giáo trong Trường Đại học Lâm nghiệp. - PGS. TS Vũ Nhâm người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Các cán bộ xã, bản cùng toàn thể nhân dân xã Cao Bồ và các xã trong Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. - Cán bộ Ban quản lý, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Tây Côn Lĩnh - Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Giang. - Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Vì điều kiện thời gian, khả năng của bản thân còn có những hạn chế nhất định nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ địa ph- ương cũng như các bạn đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2009 Học viên Hoàng Giang
  5. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trải dài gần 15 độ vĩ (8020' - 22022' vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102010' - 109020' kinh độ Đông,là nơi giao điểm của vùng Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Malaysia. Những điều kiện tự nhiên đã tạo ra tính đa dạng cao về các hệ sinh thái rừng, khu hệ thực vật và động vật, do đó nước ta có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú về khu hệ động thực vật [47]. Với tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, có tới hơn 18 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm trên 50% diện tích quốc gia. Trong đó đất có rừng là 12,61 triệu ha, đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha, độ che phủ tính đến 31 tháng 12 năm 2005 đạt 37%. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Đó là là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Do việc quản lý sử dụng rừng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều năm trước đây đã bị suy giảm liên tục. Theo các tài liệu đã có được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất. Cùng với sự suy giảm về diện tích, chất lượng rừng và đa dạng sinh học cũng bị suy thoái. Diện tích rừng gần như nguyên sinh chưa bị tác động chỉ còn 10% tổng diện tích rừng hiện có [17]. Một số loài động vật đã bị diệt chủng hoàn toàn ngoài tự nhiên như Heo vòi, Bò xám, Hươu sao, Tê giác hai sừng, Vượn đen tay trắng, Hươu sao và Trăn cộc. Nhiều loài động vật và thực vật đang trở nên quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ diệt chủng như về động vật có: Hổ, Voi, Tê giác một sừng, Bò rừng, Bò tót, Cà toong, Vượn đen tuyền, Voọc quần đùi, Voọc mũi hếch..., về thực vật có Bách xanh, Hoàng đàn rủ, Thông nước.... ( Đỗ tước, 1998). Việc thành lập các hệ thống rừng đặc dụng được coi là chiến lược bảo tồn thiên nhiên lâu dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài động, thực vật đang bị đe doạ. Năm 1962, khu rừng cấm quốc gia đầu tiên là Cúc Phương đã được thành lập. Hệ thống rừng đặc dụng chính thức được thành lập theo Quyết định số 194/TTg, ngày 9/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với
  6. 2 86 khu được chia làm 3 loại: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường. Ngày 17/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 có tổng diện tích 3.029.321 ha, chiếm trên 9% diện tích tự nhiên toàn quốc với 133 khu rừng đặc dụng, trong đó có 32 Vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 28 khu bảo tồn loài/nơi cư trú và 21 khu bảo tồn cảnh quan. Khu BTTN Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang nằm cách thị xã 20km về phía Bắc của tỉnh Hà Giang, đây là khu vực gồm nhiều dãy núi cao, địa hình dốc, chia cắt hiểm trở. Dẫy núi chạy dài theo hướng Tây sang Đông, đến đỉnh Tây Côn Lĩnh có độ cao 2.416m phát triển thành một dãy núi lớn khác chạy dài xuống phía Nam. Với sinh cảnh là khu vực rừng trên núi đá vôi, ngoài việc bảo tồn tính đa dạng về loài và các nguồn gen động thực vật quý hiếm như Pơ Mu, Nghiến, Hoàng Đàn, Kim giao ...Hổ, Gấu, Lợn rừng, Voọc mũi hếch...thì đây còn bảo tồn đa dạng các kiểu thảm thực vật phân bố theo độ cao như: Kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới ẩm, rừng lá kim.. Khu BTTN Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang nằm trên địa bàn 10 xã thuộc 03 huyện, thị đó là huyện Vị Xuyên, huyện Hoàng Su Phì và Thị xã Hà Giang, với tổng diện tích tự nhiên là 61.234,41 ha. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc ít người, dân trí thấp như: Tày, Nùng, Hán, H mông, Dao...với tổng dân số là 24.679 người. Trong khu vực có đường quốc lộ 2A và đường 176 chạy qua, do đó thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân, tuy nhiên chất lượng đường xá còn thấp, đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão. Với vị trí và điều kiện như vậy đời sống kinh tế của người dân là khó khăn vất vả, chủ yếu dựa vào rừng, dẫn đến nguồn tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, đời sống nhân dân đã khó khăn lại khó khăn thêm. Đặc điểm này đã gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho công tác quản lý các khu rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh nói riêng và các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn tỉnh núi chung, lực lượng quản lý lâm nghiệp mỏng, trình độ hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên còn chưa được thỏa đáng, các ban quản lý bảo tồn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng của dự án 661. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến rừng và đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng ở Hà Giang vẫn tiếp tục bị tác động và suy giảm. Mặt khác từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng nói chung và Khu BTTN Tây Côn Lĩnh nói riêng. Việc xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động
  7. 3 vẫn thường được tiếp cận theo kiểu áp đặt từ trên xuống, chưa quan tâm đến lợi ích cũng như quyền lợi, trách nhiệm người dân sống trong và gần các khu rừng đặc dụng. Vì thế, để giảm áp lực đối với các khu rừng, chia sẻ gánh nặng với các ngành, các cấp trong việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên thì nhiệm vụ của các nhà quản lý là cần phải huy động sự tham gia tích cực của người dân trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận trên, đề tài "Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang” được thực hiện, nhằm góp phần, bổ sung xây dựng một cơ chế chính sách mới cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả. Đề tài được thực hiện trên cơ sở thực tiễn tại địa phương cùng với sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo và bạn bè trong thời gian học tập, nghiên cứu, tại trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Vũ Nhâm.
  8. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Khái niệm đồng quản lý Với hệ thống các Khu bảo tồn đã được thành lập; Tài nguyên đa dạng sinh học, trong đó có các hệ sinh thái, các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu...đã được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên qua đánh giá các hoạt động quản lý bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng cho thấy một trong những khó khăn của công tác quản lý hiện nay là chưa chủ động được sự tham gia quản lý bảo vệ của các lực lượng trong xã hội như các tổ chức đoàn thể xã hội, các cá nhân... và cộng đồng sống ở trong hay bên ngoài các khu rừng đặc dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tế cho thấy nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng thì công tác quản lý bảo vệ các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên sẽ gặp nhiều trở ngại và khó thành công. Để góp phần xây dựng các giải pháp nhằm thu hút các đối tác, cộng đồng cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, cho đến nay nhiều tác giả đưa ra khái niệm về đồng quản lý, trong số đó có một số khái niệm như sau: Năm 1996, lần đầu tiên Borrini-Feyerabend [36] đã đưa ra khái niệm đồng quản lý các khu bảo tồn là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thỏa thuận chia xẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Đến năm 2000, Borrini- Feyerabend [37] tiếp tục đưa ra khái niệm đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia xẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định. Cùng năm 1996, hai nhà khoa học khác là Wild và Mutebi [46] đã đưa ra khái niệm: Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được. Định nghĩa đồng quản lý được Rao và Geisler đưa ra năm 1990 [43] như sau: Đồng quản lý là sự chia xẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ.
  9. 5 Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành đồng minh tự nguyện. Andrew W. Ingle và các tác giả, 1999 [34] lại có một định nghĩa khác: Đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều các đối tác liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia xẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Ở Việt Nam, năm 2004 trong đề tài ‘ Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Quốc Dựng, cũng đã đưa ra được một khái niệm tạm thời về đồng quản lý rừng như sau: Đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối tác có mối quan tâm tới nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn, nhằm đạt được một thoả thuận thống nhất về quản lý tài nguyên khu bảo tồn vừa đáp ứng mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được và phù hợp với từng đối tác [ 6]. Trên cơ sở các khái niệm của các tác giả, qua quá trình nghiên cứu thảo luận, bước đầu có thể hiểu khái niệm về đồng quản lý tài nguyên rừng như sau: “ Đồng quản lý là một quá trình tham gia của nhiều đối tác có cùng mối quan tâm đến tài nguyên rừng. Các đối tác ở đây bao gồm các tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc cộng đồng người dân địa phương tham gia một cách tự nguyện, cùng nhau ký một thỏa hiệp thống nhất, thỏa mãn với từng đối tác trên cơ sở cùng nhau chia sẻ quyền hưởng lợi và gia các quyết định” 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Khái niệm tham gia quản lý tài nguyên được thế giới biết đến lần đầu tiên trên thế giới là ở Ấn Độ. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 các khái niệm Đồng quản lý ( hay hợp tác quản lý ) các khu rừng cần bảo vệ mới được thực hiện và nó nhanh chóng trở thành bài học, kinh nghiệm, quản lý quý lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu á. Nghiên cứu của Eva Wollenberg, Bruce Campbell, Sheeona Shackletton, David Edmunds, and Patricia Shanley, 2004 [ 35 ] tại Orissa và Uttarkhand ở Ấn độ, Bộ lâm nghiệp cho phép người dân được trực tiếp tiếp cận với sản phẩm rừng, đất rừng, lợi ích từ tài nguyên rừng thông qua việc bảo vệ rừng, trồng rừng, hoặc tạo
  10. 6 cơ hội để họ được tiếp cận với cách quản lý rừng của nhà nước. Ngược lại thì nhà nước yêu cầu người dân chia sẻ lợi nhuận với các cơ quan quản lý rừng của nhà nước. Thông qua việc chia sẻ quyền lợi giữa các nhóm người địa phương với nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hòa giải sự tranh chấp nguồn tài nguyên giữa người dân và nhà nước. Thông qua nghiên cứu thành công của các chương trình đồng quản lý về nhiều lĩnh vực khác nhau ở Vương quốc Anh, Châu Âu, Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Đại lục Ấn Độ, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi; Grazia Borrini – Feyerabend; Michel Pimbert; M.Taghi Farvar; Ashish Kothari và Yves Renard, 2007 ( Nhà xuất bản Earthscan, IUCN & IIED, London, UK), đã đưa ra một ‘ Cẩm nang hướng dẫn toàn cầu về thực hiện đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên’. Cuốn sách này được biên soạn để giúp cho các nhà chuyên môn và những người có liên quan đến quá trình đồng quản lý, nó chắt lọc, tổng hợp những kinh nghiệm tốt, những phương pháp cách tân được hình thành từ thực tế vừa học vừa làm; Nó được bắt đầu từ việc xem xét toàn bộ viễn cảnh, từ việc xem xét lịch sử đến sự đánh giá một cách công bằng, sâu sắc các mô hình mẫu về đồng quản lý. Phần minh họa thì mô tả chi tiết tổng hợp những hiểu biết từ khi bắt đầu thực hiện cái gọi đồng quản lý, những điều kiện tiên quyết để thành công, những qui tắc, phương pháp kể cả điều kiện để thỏa thuận... trong những thập kỷ vừa qua. Tài liệu cũng mô tả các phương pháp, công cụ triển khai trong các ngữ cảnh khác nhau, những ví dụ điển hình, những thỏa thuận và qui định về quản lý..v.v. Trọng tâm của phương pháp đồng quản lý là quá trình tổng hợp những hiểu biết và hành động của các cộng đồng người dân địa phương cũng như các tổ chức xã hội ở cơ sở. Đó là quá trình thương thảo đi đến thống nhất về vai trò quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ, làm rõ những điều kiện và lập ra hệ thống tổ chức lành mạnh để phân cấp sự quản lý tài nguyên thiên nhiên hay hệ sinh thái. Tại Uganda, trong báo cáo nghiên cứu của Wild và Mutebi, 1996 tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Gorilla, thì Ban quản lý vườn Quốc gia hợp tác với cộng đồng dân cư thông qua một quy ước đã được ký kết như sau: Ban quản lý vườn Quốc gia cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, ngược lại người dân phải có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng mình cũng như tài nguyên trong vườn Quốc gia. Trong báo cáo hợp tác quản lý với người dân Nam Phi tại vườn Quốc gia Richtersveld; Moenieba Isaacs và Najma Mohamed - 2000, [38] có nêu rõ: Sự hợp
  11. 7 tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa vườn Quốc gia và người dân chủ yếu được thực hiện theo hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên. Chính quyền và ban quản lý đầu tư kinh phí hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác, ngược lại người dân cam kết bảo vệ tài nguyên trên địa bàn nơi mình sinh sống. Trường hợp tương tự khác, theo bài viết của Reid, H., 2000 [42] tại Vườn quốc gia Kruger thì sự hợp tác giữa vườn Quốc gia và người dân được thực hiện như sau: Phía Vườn quốc gia Kruger yêu cầu người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực Vườn quốc gia, còn người dân thì được quyền sử dụng đất đai và được chia sẻ lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch sinh thái. Trong bài viết của Sherry, E. E., 1999 [41] về đồng quản lý vườn quốc gia Vutut ở Canađa; Vutut vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Trong báo cáo nghiên cứu sự hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại vườn Quốc gia Andringitra của nước cộng hoà Madagascar; Shuchenmann 1999 [45] viết rất rõ: Sự hợp tác ở đây có rất nhiều các bên tham gia như “ Chính quyền, Ban quản lý VQG, cơ quan du lịch và người dân”. Chính quyền ban hành nghị định nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần như: Được chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng đáp ứng cuộc sống tâm linh. Ngược lại người dân phải đảm bảo tham gia vào công tác bảo vệ và sử dụng bền vững các giá trị đa dạng sinh học trong VQG và khu vực lân cận. Tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, Oli Krishna Prasad 1999 [40], có viết trong báo cáo như sau: Cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ du
  12. 8 lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên rừng phục vụ du lịch ở vùng đệm. Ở Queensland, Australia, theo nghiên cứu trong luận văn tiến sỹ của Izurieta Arturo. Sự cộng tác được gọi với thuật ngữ ‘đồng quản lý’ chính là biện pháp chia sẻ quyền lực, hành động quyết định trên cơ sở tin cậy và xây dựng năng lực. Việc chia sẻ quyền lực và trách nhiệm với người thổ dân bản địa ở vùng gần bờ biển và vùng rừng ven biển thì có nhiều khó khăn phức tạp hơn ở trong đất liền, vì động cơ pháp lý cho sự cộng tác thì không rõ ràng và chính quyền địa phương của người thổ dân không chịu chấp nhận sự sai khác về quyền lực đối với vùng biển và đất ven biển. Ở Australia thì sự sai khác rất lớn về trách nhiệm và cơ sở pháp lý liên quan đến cả đất và biển giữa các cơ quan với nhau. Người thổ dân thì tiếp tục tìm kiếm các cơ chế để cho phép họ được quản trị đối với vùng đất và biển vốn từ xưa đã thuộc về họ. Đơn vị kiểm lâm của thổ dân vùng Cardwell ( CIRU) là một cơ sở đi tiên phong trong việc chia sẻ quyền quản lý hai vùng di sản thế giới có tên là vùng Great Barrier Reef và khu vực bảo tồn vùng đất rừng ẩm của Queensland, với tổ chức hợp tác Girringun của người thổ dân ( GAC), các tổ chức tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước về công viên và động vật hoang dã của Queensland ( QPWS). Sự cộng tác này đã mở đầu một cơ hội để chia sẻ trách nhiệm và các quyết định giữa GAC với QPWS thông qua đơn vị kiểm lâm nói trên. Nó tạo cơ hội để QPWS làm việc chặt chẽ với người thổ dân, hiểu biết rõ hơn về tập quán và truyền thống văn hóa của họ và nhận được sự ủng hộ giúp đỡ hàng ngày của thổ dân đối với hai khu vực bảo tồn nói trên. Mục đích chia sẻ của họ là cùng bảo vệ và sử dụng một cách bền vững các tài nguyên thiên nhiên thuộc hai khu vực bảo tồn này [39]. Ở Thái Lan, vào khoảng những năm 1945, độ che phủ của rừng đạt tới 60%, nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 26%. Hơn 170.000 km2 rừng bị tàn phá. Năm 1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng gia Thái Lan thành lập khu bảo tồn để bảo vệ diện tích rừng còn lại. Điều này dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng địa phương. Một thử nghiệm của Dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực hiện tại tỉnh Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải bao gồm cả phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động làm tăng thu nhập của họ [34]. Các nguyên tắc được lập ra trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia năm 1992 - 1996 là: "Khuyến
  13. 9 khích người dân cộng tác với chính phủ, trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc đề cao vai trò của các tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ, từ trung ương đến địa phương. Thái Lan là một nước Châu Á nằm trong khu vực Đông Nam Á, những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ của họ sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta. 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tài nguyên rừng Việt Nam trước đây do Nhà nước trực tiếp quản lý, mọi hoạt động từ xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên rừng đều do Nhà nước quyết định. Trong những năm gần đây xu hướng chuyển từ quản lý lâm nghiệp truyền thống sang công tác quản lý lâm nghiệp xã hội đã phát huy được những hiệu quả nhất định. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công; Nhà nước ta tiến hành thành lập hàng loạt các hợp tác xã. Do nguồn tài nguyên rừng còn nhiều, cộng với ý thức bảo tồn đa dạng sinh học còn thấp, cho nên công tác quản lý tài nguyên rừng của các hợp tác xã chưa thật tốt, họ coi tài nguyên rừng là của chung, các hoạt động khai thác và sử dụng đều mang tính tập thể. Đây cũng có thể coi là một sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng ( Đồng quản lý), tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức quan hệ thấp, chưa thật sự hiệu quả. Sự hợp tác quản lý cộng đồng địa phương đối với tài nguyên rừng được phát triển qua từng giai đoạn sau: - Giai đoạn 1954: Các cộng đồng dân tộc tự quản lý và kiểm soát rừng theo quy ước cộng đồng. - Giai đoạn 1955 -1986: Ở miền Bắc sau đó cả nước thực hiện theo mô hình quản lý tập chung theo chế độ tập thể làm chủ. Hình thức quản lý rừng cộng đồng hay đồng quản lý ở giai đoạn này bị mai một và suy giảm. - Giai đoạn 1986: Thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước thực hiện quyền sử dụng lâu dài cho các cá nhân, hộ gia đình. Nhà nước thực hiện chính sách phi tập chung và giao quyền quản lý rừng và đất rừng cho địa phương. Năm 1997, tại Vườn quốc gia Cát Tiên khái niệm đồng quản lý lần đầu tiên được đưa vào giới thiệu tại một khóa tập huấn về bảo tồn thiên nhiên, dưới sự tài trợ của quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên khái niệm đồng quản lý tài nguyên vẫn chưa thể tiến hành triển khai thực hiện thực tế, nên khái niệm đồng quản lý vẫn dừng lại ở trên giấy với lý thuyết cơ bản.
  14. 10 Năm 2002 tại Khu BTTN Pù Luông; Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả đã có công trình nghiên cứu về sự phối hợp quản lý và bảo tồn, đồng thời đã đánh giá về tình hình sử dụng đất đai, nhà ở và cách quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Bước đầu cũng đã đưa ra được một số phân tích về sự phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng và đánh giá một số thể chế, chính sách hiện nay đối với công tác quản lý rừng đặc dụng. Tuy nhiên chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng về đồng quản lý cũng như chưa đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện. Ngoài ra cũng có một số hội thảo và dự án nhỏ khác đang được triển khai thực hiện nhằm xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên như: Hội thảo về ý tưởng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phu Xai Lai Leng do cộng đồng quản lý, tổ chức ngày 4/8/ 2003 tại Nghệ An [19]; Dự án về đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế do tổ chức Catherine T. Macarthur Foundation tài trợ. Tuy nhiên các dự án và hội thảo trên đều chưa đưa ra được tiến trình, thống nhất nguyên tắc và các giải pháp thích hợp để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên. Một nghiên cứu mới trong quá trình xây dựng mô hình đồng quản lý rừng phòng hộ tại Hòa Bình, dưới sự tài trợ của Dự án phục hồi rừng đầu nguồn tự nhiên bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam ( RENFODA – JICA) cho thấy: Dự án đã nghiên cứu và đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng phòng hộ tại xóm Lòn xã Bình Thanh và xóm Dưng xã Hiền Lương, trong khuôn khổ dự án bước đầu đã lựa chọn một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý để áp dụng trong các hoạt động của Dự án trên địa bàn 2 xã này. Đây là một sự thử nghiệm áp dụng phương thức đồng quản lý rừng lần đầu tiên tại Việt Nam cho rừng phòng hộ. Trong những năm gần đây, trong các Luận văn Thạc Sỹ Lâm nghiệp – Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã nghiên cứu và đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý khu các BTTN như: Vũ Đức Thuận, 2006 – Nghiên cứu tại khu BTTN Copia – Sơn La; Phạm Văn Hạ, 2007 - Nghiên cứu tại VQG CHƯ YANG SIN – ĐĂK LĂC; Đặc biệt đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng Khu BTTN Sông Thanh – Quảng Nam của tác giả Nguyễn Quốc Dựng, 2004 đã đưa ra được 5 nguyên tắc cơ bản là: Hợp pháp, tự nguyện, công bằng, kinh tế và bền vững với 13 tiêu chí kèm theo. Ngoài ra đề tài cũng đưa ra 5 bước cơ bản trong tiến trình thực hiện đồng quản lý và 8 nhóm
  15. 11 giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng trong khu BTTN. Đây là một đề tài mà các nguyên tắc và giải pháp đã được thực hiện thử nghiệm trong khuôn khổ Dự án quản lý vùng chiến lược kết hợp bảo tồn thiên nhiên ( MOSAIC) Sông Thanh – Quảng Bình. Như vậy, ở Việt Nam, đồng quản lý hay hợp tác quản lý là mới, còn trong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng và thực tiễn. Việc đưa ra vấn đề đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cần phải thực hiện trên cơ sở lý luận và các bước tiến hành về quản lý phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của địa phương.
  16. 12 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang nói chung và góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. - Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. - Đề xuất được một số nguyên tắc đồng quản lý rừng khu BTTN. - Đề xuất được một số giải pháp cơ bản để thực hiện đồng quản lý tài nguyên Khu BTTN. 2.2. Đối tượng và phạm vi, giới hạn nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ chế chính sách của các cấp có liên quan đến công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng. - Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. - Tài nguyên thiên nhiên Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. 2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Do điều kiện về thời gian, nhân lực và kinh phí, đặc biệt là nội dung và phương pháp của đề tài đòi hỏi thời gian dài và nhân lực nhiều, nên phạm vi nghiên cứu được giới hạn cụ thể ở một xã mang tính đại diện nhất là xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, làm cơ sở đề xuất nguyên tắc, giải pháp thực hiện đồng quản lý Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. 2.3. Nội dung nghiên cứu. - Phân tích tổng hợp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội Khu BTTN Tây Côn Lĩnh và xã Cao Bồ. - Xây dựng cơ sở khoa học về đồng quản lý rừng Khu BTTN Tây Côn Lĩnh.
  17. 13 - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học, những nguy cơ, thách thức tại Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. - Phân tích, đánh giá mức độ tham gia của các bên liên quan đến đồng quản lý tài nguyên rừng Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. - Nghiên cứu, phân tích thể chế, kiến thức bản địa của cộng đồng người dân địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. - Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng Khu BTTN Tây Côn Lĩnh. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp là các tài liệu đã được tổng hợp và xử lý, có sẵn ở các cơ quan và ban ngành các cấp từ trung ương tới địa phương. Những tài liệu cần thu thập là: Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, văn hóa, xã hội; Các văn bản pháp qui, qui chế, nội qui, qui định về qui hoạch sử dụng đất, công tác quản lý bảo vệ rừng; Dự án xây dựng Khu BTTN Tây Côn Lĩnh, số liệu giao đất, giao rừng của tỉnh Hà Giang, số liệu các dự án trồng rừng có liên quan như 661, ngoài ra cần các tài liệu nghiên cứu về đa dạng sinh học về Khu BTTN Tây Côn Lĩnh ..vv. Tất cả những tài liệu này sẽ là cơ sở để tổng hợp phân tích và đánh giá vấn đề đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên Khu BTTN Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang. 2.4.2. Khảo sát thu thập tài liệu sơ cấp Tài liệu sơ cấp là tài liệu được tác giả thu thập trực tiếp ngoài thực địa bằng các phương pháp dưới đây: 2.4.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Tiêu chí chọn xã: - Đầu tiên địa giới hành chính xã phải nằm trong ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm ở vùng đệm ( nơi một phần diện tích xã nằm ngoài địa giới khu bảo tồn). Ngoài ra xã phải là nơi có hệ sinh thái đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ và phát triển. - Xã có đầy đủ các thành phần dân tộc, trong đó có dân tộc đại diện cho các các dân tộc ít người chủ yếu như: Tày, Nùng , Dao, Mông. - Xã phải có một vị trí quan trọng trong việc tuần tra, kiểm soát lâm sản, các thôn có địa hình phức tạp, đại diện khác nhau.
  18. 14 - Nơi người dân trong xã chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, có đời sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên trong khu BTTN như: Sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, thảo quả và khai thác lâm, đặc sản rừng, lấy củi, chăn thả gia súc..v.v.. - Có những khu rừng được quản lý dưới dạng cộng đồng dân cư như rừng: Rừng phòng hộ, sản xuất, rừng ma, rừng thiêng.. Trên cơ sở các tiêu chí như trên, xã Cao Bồ được ưu tiên chọn làm địa điểm nghiên cứu trong đề tài. 2.4.2.2. Phương pháp điều tra a. Điều tra đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cần phải bảo tồn Năm 2008, trong khuôn khổ Dự án “ Nâng cao năng lực bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Khu BTTN Tây Côn Lĩnh” do quỹ Bảo tồn Việt Nam tài trợ đã tiến hành nghiên cứu đánh giá nhanh lại toàn bộ đa dạng sinh học trong ranh giới khu bảo tồn nhằm đánh giá các loài quan trọng cho công tác bảo tồn và kế hoạch giám sát. Qua quá trình nghiên cứu của các chuyên gia Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã hoàn thành một bản báo cáo về sự đa dạng phong phú về thảm thực vật, các khu hệ bò sát, ếch nhái và thúc. Trong quá trình điều tra 25 ngày tác giả cũng là một thành viên được tham gia nên trong đề tài sẽ kế thừa các tài liệu đã có là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài thực địa về hiện trạng rừng, thực vật bậc cao có mạch và động vật có xương sống, nhằm đánh giá mức độ đe dọa. Đối với thực vật sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp với phỏng vấn người dân; Đối với động vật sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân, thợ săn. b. Điều tra tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác bảo tồn, cũng như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc bảo tồn và tiềm năng đồng quản lý của cộng đồng dân cư, các tổ chức, vai trò của các bên liên quan, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan.
  19. 15 Để thực hiện phương pháp trên cần có sự giúp đỡ của một số cán bộ địa phương, cán bộ công chức khu bảo tồn, người điều tra đánh giá chỉ giữ vai trò thúc đẩy, định hướng. Tuy ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật thì một phần trong số họ đã được tiếp cận với những phương pháp điều tra xã hội mới này thông qua các chương trình, dự án. Nhưng để nâng cao tính chính xác, hiệu quả của đề tài nên trước khi điều tra ở thực địa thì phải tiến hành tập huấn kỹ thuật lại cho các cán bộ của khu bảo tồn và cán bộ xã, nhằm thống nhất phương pháp làm việc cho hiệu quả của những thành phần tham gia thực hiện. Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu - Phỏng vấn cán bộ các ban ngành, cán bộ quản lý các thôn, bản của các cộng đồng nghiên cứu: Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, bản, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế – xã hội của thôn, bản như: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng... - Phân loại Hộ gia đình: Nhằm đánh giá tình hình kinh tế HGĐ. - Phỏng vấn hộ gia đình: Bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước; Trong đó: Số hộ được phỏng vấn 90 HGĐ/3 cộng đồng dân tộc với đầy đủ các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo. Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến các nguồn thu nhập, các hình thức và nguyên nhân tác động làm suy giảm tài nguyên trong khu bảo tồn. Phương pháp chọn hộ gia đình để phỏng vấn như sau: Đầu tiên hỏi trưởng thôn xem từ trước tới nay Huyện, Xã đã tiến hành phân lọai các hộ gia đình trong thôn chưa, trường hợp thôn chưa phân loại hoặc đã phân loại nhưng không có hộ giàu và khá thì đề nghị trưởng thôn lập một danh sách phân loại thành 3 nhóm hộ: + Nhóm loại 1: Có điều kiện kinh tế tốt nhất. + Nhóm loại 2: Có điều kiện kinh tế trung bình. + Nhóm loại 3: Có điều kiện kinh tế kém nhất. Sau đó rút ngẫu nhiên lấy 30 hộ để phỏng vấn, còn trường hợp đã phân loại theo tiêu chí của huyện, tỉnh hoặc nhà nước thì lấy danh sách đó và chọn ngẫu nhiên 30 hộ đại diện cho 3 nhóm dân tộc để phỏng vấn: 10 hộ người Dao và 10 hộ người Tày,10 hộ người Nùng với phân bố đầy đủ cho các nhóm hộ khác nhau như: Khá, Trung Bình, Nghèo.. - Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Nhóm thảo luận gồm 8 -10 người, gồm đại diện các hộ nhóm hộ gia
  20. 16 đình, lãnh đạo thôn, đoàn thể; Tất cả những ngời này phải là người có kinh nghiệm, hiểu biết rõ về phong tục tập quán của người dân, nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn và phải đại diện cho từng nhóm người khác nhau như: Tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ, nghề nghiệp, giới... Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của người dân vào rừng và đất rừng của khu bảo tồn, các nguyên nhân của sự tác động đó. Những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. - Vẽ sơ đồ quản lý và sử dụng tài nguyên thôn bản, trên đó thể hiện các nguồn tài nguyên, các hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên. - Ma trận đánh giá tình hình sử dụng một số loại lâm sản chủ yếu. - Ma trận đánh giá tiềm năng các bên liên quan. - Vẽ sơ đồ Venn đánh giá vai trò của các bên liên quan trong đồng quản lý tài nguyên. - Ma trận phân tích đánh giá mâu thuẫn và khả năng hợp tác trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng - Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng các cơ quan cấp huyện, cấp xã và thôn trưởng. 2.5. Xử lý và phân tích số liệu viết báo cáo a. Xử lý, phân tích tài liệu đa dạng sinh học So sánh danh lục và kết quả điều tra, bổ sung nếu phát hiện thêm các loài mới cho khu hệ động vật và thực vật và tình trạng của khu hệ động vật, thực vật . b. Xử lý, phân tích tài liệu điều tra xã hội + Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, và hệ thống các bảng, biểu. + Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, đánh giá. + Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá, khả năng thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng, nghiên cứu, thảo luận, tham khảo học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các nước Đông Nam Á để đề xuất tiến trình, nguyên tắc, giải pháp thực hiện đồng quản lý Khu BTTN Tây Côn Lĩnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0