Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nắm được những thông tin về thành phần loài, công dụng, phân bố, giá trị của các loài cây thuốc. Tổng kết kinh nghiệm về thu hái, chế biến và sử dụng các loài cây làm thuốc của cộng đồng địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG MINH NGUYÊN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2008
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG MINH NGUYÊN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên nghành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 06 62 68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Minh Hợi Hà Nội 2008
- Lời nói đầu Là một sinh viên mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn trong cả chuyên môn lẫn tài chính, để hoàn thành được khóa học và thực hiện xong đề tài này đó là một sự nỗ lực lớn của bản thân, bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tình và hết sức có ý nghĩa của Gia đình, Thầy cô giáo, bạn bè…Nhân dịp này cũng là lúc Tôi có thể bày tỏ lòng tri ân đến những người đó. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ công ơn của Thầy giáo PGS.TS Trần Minh Hợi- Phó Viện Trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật, mặc dù rất bận trong công tác lãnh đạo nhưng đã dành những sự quan tâm đặc biệt đối với những sinh viên tỉnh lẻ. Nhân dịp này tôi xin dành một phút tưởng niệm và nhắc lại lời cảm ơn với Thầy giáo PGS.TS Phạm Nhật, người Thầy đầu tiên đã dìu dắt tôi trên con đường làm khoa học. Tôi xin cảm ơn Thầy Giáo GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn-ĐHQG Hà Nội, Thầy giáo TS. Phạm Văn Điển-ĐHLN, Ks. Lê Vũ Thảo-Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng, những người đã truyền những kiến thức cơ bản về nghiên cứu thực vật. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý VQG Vũ Quang, Ks. Trần Văn Song, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi tiếp cận và làm việc trên địa bàn. Cuối cùng Tôi xin cảm ơn gia đình Tôi, Cô Nguyễn Thị Huyền những người đã giúp đỡ về mặt tài chính và động viên tinh thần những lúc khó khăn nhất. Tự nhiên là cuốn sách không có trang cuối cùng, với trình độ chuyên môn có hạn, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18, tháng 8 năm 2008 Tác giả Hoàng Minh Nguyên
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………… 1 Chương 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC………….. 4 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới……………………………… 4 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam……………………………… 5 Chương 2- MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………......................... 10 2.1. Mục tiêu……………………………………………....................... 10 2.2. Nội dung …………………………………………………………. 10 2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………....................... 10 Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận……. ………………. 15 Luận điểm khoa học ……………….……….…. . .. .. ………… 19 Chương 3- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU…………………………………………... 16 3.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………... 16 3.1.1. Ranh giới ………………………………………….. 16 3.1.2. Vị trí địa lý………………………………………….. 16 3.1.3. Địa hình…………………………………………….. 16 3.1.4. Đất đai…………………………………………….. 17 3.1.5. Khí hậu, thủy văn ………………………………….. 17 3.1.6. Thảm thực vật……………………………………... 17 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ………………………………………. 18 3.2.1. Dân số, dân tộc …………………………………… 18 3.2.2. Thu nhập và đời sống …………………………….. 18 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….. 21 4.1. Đa dạng về thành phần loài …………………………………… 21 4.2. Đa dạng về dạng sống …………………………………………… 21
- 4.3. Đặc điểm làm thuốc……………………………………………… 27 4.3.1. Đa dạng số công dụng chữa bệnh ………………………. 27 4.3.2. Đa dạng phương pháp chế biến ……….……………….. 30 4.3.3. Bộ phận sử dụng ………………………………………. 31 4.3.4. Những bài thuốc theo kinh nghiệm của người dân địa phương ………………………………………………………….. 33 4.4. Đa dạng về nguồn gốc …………………………………………… 35 4.5. Phân bố cây thuốc ……………………………………………….. 37 4.5.1. Phân bố cây thuốc theo môi trường sống …..................... 37 4.5.2. Phân bố của các loài theo các dạng thảm thực vật…….. 38 4.6. Các loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng tại VQG Vũ Quang. 43 4.7. Các loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao ở VQG Vũ Quang…… 44 4.8. Bảo tồn và phát triển cây thuốc ở VQG Vũ 46 Quang……………. 4.8.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn……… 47 4.8.2. Thực trạng và tiềm năng phát triển cây thuốc ở VQG Vũ quang …………………………………………………………… 49 4.8.3. Các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng…… 50 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………. 54 Kết luận……………………………………………… 55 Kiến nghị ……………………………………………. 56
- CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học FIPI Viện Điều tra Quy hoạch Rừng IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ICDP Chương trình phát triển cộng đồng ITTO Tổ chức Cây gỗ Thế giới IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế LSNG Lâm sản ngoài gỗ KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản TNCT Tài nguyên cây thuốc UNEP Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc VQG Vườn Quốc gia WB Ngân hàng Thế giới WWF Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang 2.1. Hiệu quả kinh tế từ rừng ở vùng Hồ Hoà Bình…………………….. 14 2.2. Giá trị xuất nhập khẩu nguồn dược liệu trong những năm trước 14 đây.. 4.1. So sánh hệ cây thuốc VQG Vũ Quang và hệ cây thuốc Việt Nam…. 21 4.2. Số lượng và tỉ lệ của các taxon các ngành thực vật làm thuốc tại VQG Vũ 22 Quang……………………………………………………... 4.3. Số lượng và tỉ lệ của các lớp Mộc lan và lớp Loa kèn trong ngành Mộc lan tại VQG Vũ 22 Quang………………………………………… 4.4. Sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ …………….. 23 4.5 Các họ đa dạng nhất về số loài làm thuốc ở VQG Vũ Quang……... 24 4.6 Sự phân bố số loài trong các chi………………………………… 24 4.7 So sánh các taxon của các khu vực khác nhau………………… 25 4.8 Dạng sống của các loài thực vật làm thuốc ở VQG Vũ Quang…….. 26 4.9 Tần số sử dụng cây thuôc theo các nhóm bệnh………………… 28 4.10 Tần số loài theo số lượng công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc ở VQG Vũ 29 Quang…………………………………………….. 4.11 Phương pháp chế biến các loài làm thuốc ở VQG Vũ Quang…… 30 4.12 Phân bố số loài theo số lượng bộ phận sử dụng………………… 31 4.13 Tần số sử dụng các loài theo bộ phận…………………………… 32 4.14 Nguồn gốc các cây thuốc ở VQG Vũ Quang……………………… 36 4.15 Phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống ở VQG Vũ Quang……………………………………………………………….. 37 4.16 Các loài cây thuốc có giá trị cao về mặt bảo tồn ở VQG Vũ Quang.. 43 4.17 Những loài cây thuốc có giá trị kinh tế ở VQG Vũ Quang ……… 45 4.18 Lựa chọn tập đoàn cây trồng để phát triển TNCT …………………. 52 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ TT Nội dung Trang Biểu 4.1 So sánh % các taxon giữa 3 khu vực 31
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học (ĐDSH) có một vai trò cực kì to lớn đối với con người, đó là điều không thể phủ nhận. Từ xa xưa, con người đã sử dùng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích khác nhau để phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nơi ở, và ngay cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ thuật - thi ca, hội hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và những sinh vật xung quanh, “Hệ thống giá trị của hầu hết tôn giáo, triết học đã cung cấp và biện hộ cho sự hiểu biết của con người về bảo tồn loài” [23]. Trong các nhu cầu cơ bản của con người thì chữa bệnh là một điều hết sức quan trọng, đây là vấn đề mà bất cứ dân tộc nào, cá nhân nào cũng phải quan tâm, đặc biệt khi xã hội loài người đang ở giai đoạn mà khoa học chưa phát triển, chưa có những loại thuốc tây y (theo cách gọi hiện nay) thì con người chỉ dựa hoàn toàn vào những vị thuốc lấy từ thiên nhiên. Trải qua nhiều thế hệ, con người mới tổng kết được những phương pháp khai thác, chế biến và sử dụng những loài cây, con làm thuốc, những hiểu biết này chưa được công bố mà nó chỉ tồn tại ở những nhóm nhỏ người sống trong các bản làng ở vùng rừng núi và ta gọi chúng là kiến thức bản địa. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đã xem nhẹ cách chữa bệnh truyền thống để tôn vinh những sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các chất hoá học - thuốc tây hiện nay, “trong hoạt động bảo tồn ĐDSH thì những kiến thức bản địa cần phải được đánh giá ngang tầm với những hệ thống kiến thức khác” [37]. Cả Đông y và Tây y đều có vai trò rất lớn trong sự tiến bộ của loài người và tài nguyên thực vật không những là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong Đông y mà nó cũng rất quan trong trong Tây y. Theo Lancet (1994) thì có hơn 25% đơn thuốc ở tổ chức các nước hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và khoảng 60% đơn thuốc ở Đông Âu vẫn bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật bậc cao [40]. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam như
- 2 hiện nay thì sự phân hoá giàu nghèo, mức sống giữa những cá nhân, các vùng miền ở đồng bằng và miền ngược có sự chênh lệch rất lớn, do đó không phải ai cũng có điều kiện để có thể tiếp cận được với những dịch vụ y tế đắt tiền, y học dân tộc có thể đảm đương được một phần rất lớn để giải quyết vấn đề này, vì khả năng chữa bệnh của chúng là điều không thể phủ nhận, không phải cứ nhất thiết phải dùng hoá phân tích một cách rõ ràng rồi mới dùng, chúng ta không đợi nghiên cứu xong rồi mới đem ra áp dụng vì “những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha đã được chứng minh trên người thực, bệnh thực từ bao đời nay rồi” [20]. Mặt khác trong những năm qua, nhà nước ta cũng xác định cần phải phối hợp Đông và Tây y mới có thể đem lại những lợi ích cho cả cộng đồng, như vậy xã hội chúng ta đã thừa nhận và coi trọng y học cổ truyền. Việt Nam có điều kiện tự nhiên nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho các loài thực vật phân bố và nước ta được xem là một trong những trung tâm ĐDSH của thế giới. Theo thống kê của Viện Dược liệu - Bộ Y tế, từ năm 1961-2004, ở Việt Nam có khoảng 3.948 loài thực vật và nấm, thuộc 307 họ có giá trị sử dụng làm thuốc, trong đó khoảng 80% là những loài cây thuốc mọc tự nhiên trong rừng, nhưng hiện nay những khu rừng nhiệt đới đa dạng, nơi sinh sống lý tưởng cho những loài này đang bị thu hẹp với một tốc độ nhanh chóng, chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ ở trong những khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. Những khu rừng này được ví như những ốc đảo nhỏ bé nằm trên sa mạc của sự tàn phá, quy mô về diện tích cũng như số lượng của các khu bảo tồn ngày càng được tăng lên nhưng chất lượng của chúng lại ngược lại, do đó chúng ta cần phải hành động ngay để cứu lấy tài nguyên ĐDSH nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Cần phải xác định được các đặc điểm của đối tượng từ đó mới có những ưu tiên và phương pháp bảo tồn thích hợp. Trên cơ sở những nghiên cứu về ĐDSH chung, đối với những loài cây thuốc, một yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nắm được thành
- 3 phần loài và giá trị sử dụng của chúng ở từng VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), để từ đó có kế hoạch bảo tồn đi đôi với sử dụng một cách có hiệu quả cao. VQG Vũ Quang nằm trong vùng sinh thái Bắc Trường Sơn, có mức độ ĐDSH rất cao, đặc trưng nhất là kiểu rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới núi cao. Mặt khác, ở đây có một bộ phận dân địa phương bao gồm cả người kinh, người dân tộc Lào khá đông sinh sống lâu đời ở vùng sâu trong rừng, những kinh nghiệm sử dụng thuốc của họ chưa được ai quan tâm nghiên cứu. Để phục vụ công tác bảo tồn, chúng ta cần phải nắm được thành phần loài, phân bố, công dụng… của cây thuốc từ đó mới có những chiến lược và công cụ hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu về thực tiễn và lý luận đó chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh”.
- 4 Chương. 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nền y học cổ truyền dùng cây cỏ để làm thuốc có mặt từ rất sớm ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ở miền Địa Trung hải, miền trung châu Âu đã được biết từ thời Galien, Điốtcôride và Hipôcrat, các thầy thuốc thời trung cổ đã dùng những cỏ cây, vỏ, rễ… để chữa bệnh, họ đã xây dựng được một nền lý thuyết khá cơ bản, từ đó làm nền tảng cho nền y học hiện đại, một số cây thuốc đó dưới dạng này hay dạng khác được dùng làm nguyên liệu chế các chế phẩm của Tây y. Nhưng nền y học phương Đông đã sử dụng một số lượng loài làm thuốc lớn hơn nhiều. Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam, trong giai đoạn này đã xuất hiện những nhà khoa học châu Âu để tâm nghiên cứu về nền y học Việt nam, trong đó phần nhiều họ quan tâm nghiên cứu về thực vật chí và nghiên cứu về cây thuốc. Đầu tiên là những bút kí về y học của Tarell và cộng sự sau cuộc viễn du miền Đông Dương, nhưng đây chỉ mới là những tài liệu rời rạc chưa được công bố một cách cụ thể. Regnault (1902) đã nghiên cứu một cách cụ thể hơn, ông đã cho xuất bản cuốn sách về nền y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam, tác phẩm này đã sưu tầm được 494 loài cây làm thuốc, và có tên gọi Latinh. Công trình về dược liệu Việt Nam được E.M.Petrot và Paul Hunrier nghiên cứu và cho xuất bản vào năm 1907. Tiếp đó là công trình của nhà thực học người Pháp Pétélot và Crévost, được xuất bản gồm 2 tập (1952-1953) về “Cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam”[20]. Ở Nga, cũng có nhiều nhà thực vật quan tâm nghiên cứu về cây thuốc như I. I. Brekhman, A. F. Hammerman, I. V. Gruxvitxki và A. A. Iaxenko, và đã xuất hiện Dược điển, những công trình này
- 5 ghi lại thành phần cây, con làm thuốc và họ đã đưa ra được những phân tích về phương pháp sử dụng thuốc Đông y so với những vị thuốc quen sử dụng. Vào năm 2006, Nguyễn Kim Dân đã biên dịch cuốn “ Dược thảo toàn thư”[1] của Andrew Chevallier, trong đó ông đã mô tả về hình thái và công dụng của hơn 550 loài thực vật làm thuốc trên toàn thế giới, chú trọng vào những loài phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và mô tả đúng với phương pháp cổ điển trong việc chế biến và sử dụng. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong những đầu của thế kỉ XX, nhà thực vật học người Pháp H. Lecomte và cộng sự đã giới thiệu bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương, trong đó đã mô tả, định tên khoa học và lập khoá phân loại cho các loài thực vật có mạch. Tiếp đó, Thái Văn Trừng đã bổ sung và rà soát lại và công bố cuốn “Thảm thực vật rừng Việt Nam”, trong đó đã thống kê được 7.004 loài thuộc 850 chi và 289 họ[30]. Lê Khả Kế và các cộng sự (1969-1976) đã công bố bộ sách “Những cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm có 6 tập[15]. Từ năm 1971 đến 1988, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập của bộ “ Cây gỗ rừng Việt Nam”, trong đó giới thiệu khá chi tiết các loài[31]. Năm 1993, Trần Đình Lý và các cộng sự đã giới thiệu cuốn “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” trong đó đã giới thiệu 1900 loài, gồm các loài thực vật như rau ăn, tinh dầu, dược liệu[21]…Từ năm 1991 đến 1993, Phạm Hoàng Hộ đã xuất bản cuốn “Cây cỏ Việt Nam” [18], bộ sách này gồm 6 tập được xuất bản tại Canada và được tái bản ở Việt Nam, ông đã tiến hành khảo sát các mẫu thực vật của Việt Nam tại Bảo tang lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), nên những loài được thống kê là những loài đã có mẫu rõ ràng. Bên cạnh đó, bộ sách này còn có hệ thống khoá phân loại được lập một cách công phu. Có thể nói đây là một công trình cực kì có giá trị cho những nhà nghiên cứu thực vật và những nhà bảo tồn. Năm 1997 Nguyễn Tiến Bân đã biên
- 6 soạn cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ Thực vật Hạt kín ở Việt Nam” giới thiệu 265 họ, khoảng 2300 chi thuộc ngành Hạt kín ở Việt Nam[2]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lí dựa trên bảng phân loại của Brummitt và thống kê được hiện nay Việt Nam có khoảng 11.178 loài thuộc 395 họ và 2.582 chi. Tiếp đó, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã xuất bản cuốn “Cẩm nang Nghiên cứu đa dạng sinh vật”[28], đây là công trình có ý nghĩa rất lớn cho những người điều tra và nghiên cứu về thực vật, nó giúp người đọc có thể bước đầu tiếp cận được với phương pháp nghiên cứu và nhận biết các họ thực vật ngay tại hiện trường. Trên đây là những công trình nghiên cứu mang tính cơ bản, được thực hiện cho toàn bộ khu hệ thực vật Việt Nam, để phục vụ cho công tác bảo tồn một cách có hiệu quả cho một khu vực nhất định như VQG hay khu BTTN thì cần phải xác định một cách cụ thể các yếu tố như thành phần, phân bố, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội… từ đó mới có những đề xuất sát thực với các điều kiện của các khu bảo tồn. Nền y học cổ truyền của Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thế kỉ XIV đời Trần điển hình có danh y Tuệ Tĩnh, ông là tác giả của hai cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, trong đó đã ghi chép 496 cây thuốc và vị thuốc, tập sách thứ hai là “Hồng nghĩa giác tư y thư” có 600 vị thuốc và cây thuốc nam, sách của ông đã tổng kết được nhiều bài thuốc và phương pháp chữa bệnh rất có ý nghĩa đối với nền y học nước nhà[20]. Tiếp đó là một danh y nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đây là người có ảnh rất lớn đến nền y học cổ truyền của nước nhà thông qua tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được viết vào năm 1770 và được in ra vào năm 1885, bộ sách gồm 28 tập và chia thành 66 cuốn, trong đó giới thiệu hơn 700 vị thuốc và phương thuốc nam “ Hải Thượng Lãn Ông đã tiếp thu có phê phán, chọn lọc rồi vận dụng những kiến thức
- 7 cơ bản vào điều kiện cụ thể về khí hậu, về con người và cả cách suy nghĩ của con người Việt Nam, nhất là lý luận của nền y học Trung Quốc và những thầy thuốc đi trước, của nhân dân lao động và những người nước ngoài” [20]. Nguyễn Quang Lượng (thế kỉ XIX) trong tác phẩm “Nam dược chí danh truyền” ghi chép khoảng 500 vị thuốc nam[13]. Những tác phẩm này vào thời điểm đó chưa do chưa tiếp cận được với những tiến bộ trong phân loại học nên vẫn chưa ghi rõ được những loài nào tạo nên những vị thuốc đó. Đến 1997, Võ Văn Chi đã cho xuất bản tác phẩm “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [8]. Điển hình có nhà dược liệu học lớn của Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất lợi, ông đã cho ra đời tác phẩm “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (1962-1965), trong bộ sách này đã trình bày khoảng 430 loài thực vật thuộc 116 họ khác nhau và đến năm 2006, ông lại bổ sung và hoàn thiện thêm và cho ấn hành tác phẩm cùng tên, trong đó trình bày đầy đủ tên khoa học, mô tả chi tiết về hình thái, cấu tạo hoá học, công dụng... của 670 loài thuộc 172 họ[20]. Có thể nói đây là tác phẩm đầy đủ nhất về thực vật làm thuốc ở Việt Nam hiện nay, nó đã tổng hợp được những kinh nghiệm quý báu từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước, đây là cẩm nang có ý nghĩa rất lớn đối với những người làm nghề y, những nhà nghiên cứu thực vật học, những nhà bảo tồn sinh vật... Bên cạnh đó, ông còn phối hợp với nhiều tác giả khác nghiên cứu những đề tài khác đi sâu hơn về y học như nghiên cứu nhân sâm, ba kích, sa nhân... Tiếp đến năm 1998, Quý Ngưu và Trần Như Đức cho xuất bản cuốn “Cây thuốc quanh ta”[22], trong đó thống kế khoảng 400 loài và hơn 100 bài thuốc khác nhau về tác dụng chữa bệnh. Vào năm 2004, Nguyễn Văn Tập có tài liệu tham luận về “Một số vấn đề phát triển cây thuốc ở Việt Nam hiện nay”[26], trong đó đã chỉ ra phương hướng mới cho tương lai, gắn liền giữa bảo tồn và phát triển. Vào đầu tháng 4/2006, Nhà xuất bản trẻ cho xuất bản cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” [19] của Phạm Hoàng Hộ, trong đó ông đã đưa ra
- 8 hơn 2010 loài cây thuốc khác nhau, trong đó đi sâu vào việc mô tả hình thái, chỉ mới nêu ra mặt công dụng. Khu BTTN Pù Huống (2006) đã tiến hành đề tài “Điều tra khảo sát đánh giá tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN Pù Huống” [16], đề tài đã đưa ra 374 loài thực vật làm thuốc thuộc 5 ngành, 124 họ và 286 chi. Mới đây nhất vào năm 2007, nhà xuất bản Hà Nội cho xuất bản cuốn “Cây thuốc, Vị thuốc, Bài thuốc Việt Nam”[6] của hai dược sỹ Tào Duy Cần và Trần Sỹ Viên, trong đó đã thống kê được 380 loài cây thuốc và 161 bài thuốc chữa được nhiều nhóm bệnh khác nhau. Trên đây là những nghiên cứu điển hình đi trước có ý nghĩa lớn về y học, bao gồm những thông tin như thành phần, mô tả hình thái, công dụng. Nghiên cứu ở VQG Vũ Quang VQG Vũ Quang đã được quan tâm nghiên cứu từ năm 1992 với các công trình điển hình như: Vào tháng 5/1992, đoàn nghiên cứu gồm Bộ NN&PTNT, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Vinh và WWF đã khảo sát các loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư, bướm và các loài thực vật. Tháng 2-3/1993, Danh mục đầu tiên về các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, bướm và thực vật đã được Viện điều tra quy hoạch rừng và WWF tiến hành. Tháng 1/1999, WWF đã tiến hành khảo sát hệ thực vật Vũ Quang và lưu dữ tiêu bản ở phòng thực vật. Nghiên cứu điển hình về thực vât được A. Kuznetsov và Vũ Văn Dũng tổng hợp và công bố trong cuốn “Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang”[11] với tổng số 423 loài thực vật. Năm 2005, “dự án đầu tư xây dựng và phát triển VQG Vũ Quang”[24], do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ đã công bố 523 loài thực vật khác nhau.
- 9 Ngoài ra có những đề tài nghiên cứu ở cấp độ nhỏ hơn như: đề tài “hệ thực vật bậc cao có mạch tại xã Hương Điền, thuộc VQG Vũ Quang”[17], do Phan Thị Thuý Hà thực hiện đã xác định được 349 loài, thuộc 215 chi và 79 họ, trong 349 loài. Hiện tại Đinh Trần Tân đang thực hiện đề tài “ Đánh giá tính đa dạng thực vật của VQG Vũ Quang”, bước đầu đã phát hiện thêm 48 loài mới để bổ sung vào bảng danh lục thực vật của vườn. Nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tại khu vực hiện nay chưa có một tài liệu nào đề cập tới. Cũng vì lý do đó, để giải quyết yêu cầu về mặt lý luận, đề tài này tiến hành là hết sức cần thiết.
- 10 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu - Nắm được những thông tin về thành phần loài, công dụng, phân bố, giá trị của các loài cây thuốc. - Tổng kết kinh nghiệm về thu hái, chế biến và sử dụng các loài cây làm thuốc của cộng đồng địa phương. - Xác định được thực trạng về quản lý tài nguyên rừng và tài nguyên cây thuốc ở VQG Vũ Quang. - Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và kinh tế - xã hội để bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc. 2.2. Nội dung - Đánh giá đa dạng các taxon cây thuốc (Đa dạng cấp độ ngành, họ, chi) - Đặc điểm làm thuốc ( Công dụng, chế biến…) - Đánh giá phân bố của các loài cây thuốc (Phân bố theo môi trường sống, theo các dạng sinh cảnh) - Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng - Các loài thuốc có giá trị hàng hoá cao - Các giải pháp bảo tồn và phát triển cây thuốc 2.3. Phương pháp nghiên cứu *. Khảo sát thực địa: về cơ bản cũng giống như phương pháp điều tra thực vật chung, nhưng nó có một số đặc điểm khác như điều tra cây thuốc cần phải có thêm những thông tin như: Công dụng, cách khai thác, chế biến….Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra cây thuốc của Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Đặc điểm chung của những phương pháp này là thống kê tất cả các cây thuốc hiện có trên các tuyến điều tra, đi từ thấp lên cao qua các kiểu rừng, khe suối.
- 11 *. Phương pháp PRA: cần phải kết hợp cả phương pháp này để phát huy tối đa năng lực của cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ vào hoạt động điều tra trên thực địa, đồng thời phân tích những áp lực lên tài nguyên rừng và tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc. *. Phương pháp RRA (phương pháp điều tra nhanh nông thôn): Đây là phương pháp để khai thác những thông tin thông qua phỏng vấn những cá nhân và gia đình bằng nhiều câu hỏi như: Cây thuốc nào mà bác biết cách sử dụng? nó có ở đâu?, khai thác nó như thế nào? nó có bán đắt không?... * Công tác ngoại nghiệp - Thu hái và xử lý mẫu Phải xác định rõ ràng mục tiêu chính của công tác điều tra là: Điều tra thành phần loài, phân bố, trữ lượng, công dụng, cách chế biến và sử dụng thuốc trong nhân dân, đây là cơ sở để phân bổ nhân lực, xác định tuyến và tìm hiểu những thông tin cần thiết. - Lựa chọn địa bàn nghiên cứu và lập tuyến điều tra Để tiếp cận được những thông tin có giá trị cần phải lựa chọn những địa điểm và vị trí tuân theo những nguyên tắc như: chọn những khu vực của người dân trong những địa bàn xa trung tâm vì đây là khu vực còn ít nghiên cứu, mặt khác họ là những người sống gần với rừng nhất và trải qua quá trình sinh sống nhiều đời phụ thuộc vào rừng họ sẽ có nhiều kinh nghiệm quý về cây thuốc. +. Công tác chuẩn bị: Những tài liệu về danh lục thực vật đã có ở khu vực VQG Vũ Quang như: Danh lục thực vật VQG Vũ Quang…, Xác định những loài định tìm thông qua tài liệu mô tả, hình vẽ hoặc xem tiêu bản khô nếu có, để hình dung được chúng ngoài thực địa, xác định vị trí địa lý khảo sát. Khi điều tra cần phải có chuyên gia về thực vật và cây thuốc đi cùng. Chuẩn bị thêm các dụng cụ để thu mẫu như: bao tải, túi nilon, dao cắt cành.
- 12 +. Vận động quần chúng tham gia điều tra: Đối tượng quan trọng tham gia công tác này là những ông lang, bà mế, những người họ sống bằng nghề đi hái cây thuốc. Ngoài ra còn những đối tượng khác có thể tham gia một cách có ích như trẻ em, đối tượng này có thể cung cấp những thông tin một cách chính xác những gì thấy được trong cuộc sống hàng ngày. +. Thu thập mẫu cây, xác định tên và nghiên cứu tác dụng. Cố gắng lấy mẫu đủ hoa, quả và bộ phận dùng làm thuốc, đồng thời với việc lấy mẫu cần phải chụp ảnh để xác định màu sắc vì khi khô mẫu sẽ mất hết màu. Khi thu được mẫu cần hỏi ngay người dân đi cùng như: Cây này chữa bệnh gì, cách bào chế, dùng tươi hay dùng khô, liều lượng và cách dung [20] *. Công tác nội nghiệp Lập danh lục thực vật - Danh lục thành phần loài được lập theo từng họ, chi, loài theo vần ABC, sắp xếp theo Brummitt[35]. Danh lục bao gồm: Tên khoa học, họ, công dụng, cách chế biến và bộ phận sử dụng. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật - Đánh giá đa dạng taxon trong ngành Thống kê loài, chi và họ theo từng ngành từ thấp lên cao, trên cơ sở dựa vào bảng danh lục đã xây dựng, tính tỉ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của nó. - Đánh giá đa dạng loài của các họ. Xác định họ có nhiều loài, tính tỉ lệ % số loài các chi so với toàn bộ số loài của hệ thực vật làm thuốc. - Đánh giá đa dạng loài của các chi Xác định chi nhiều loài, tính tỉ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật cây thuốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn