intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra tri thức bản địa và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng đồng người Dao ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là xác định được thành phần và số lượng các loài thực vật có ích được cộng đồng người Dao ở Đà Bắc sử dụng. Tổng hợp và chọn lọc được những tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật có ích của cộng đồng người Dao ở Đà Bắc. Đề xuất một số biện pháp phát triển các loài thực vật có tiềm năng kinh tế và các biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thực vật tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra tri thức bản địa và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng đồng người Dao ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------ HÀ THỊ VÂN ANH ĐIỀU TRA TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THỰC VẬT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO Ở HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng thực vật gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Từ thuở sơ khai, con người đã biết lấy những cỏ cây xung quanh làm rau ăn, thức uống, làm khố che thân... Rồi khi đời sống tiến bộ hơn, con người càng sử dụng thực vật cho nhiều mục đích khác nhau, phổ biến như: Làm vật liệu xây dựng nhà cửa, đồ gia dụng, nguyên liệu may mặc, chất đốt và làm thuốc chữa bệnh cho người và động vật nuôi... Khoa học - kỹ thuật càng phát triển, hiểu biết của con người về thế giới xung quanh nói chung và thực vật nói riêng cũng càng phong phú và sâu sắc hơn. Nhu cầu của con người theo đó cũng cao hơn, đa dạng hơn thì thực vật càng được biết đến với nhiều giá trị quý giá, ở nhiều lĩnh vực khác nhau (nguyên vật liệu xây dựng, chế biến giấy, sợi, dược liệu, chất nhuộm màu thực phẩm, các chất xử lý môi trường, thuốc trừ sâu từ thảo mộc, hóa, mỹ phẩm,…) Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có mức độ đa dạng cây cỏ cao. Theo các công bố gần đây, Việt Nam có khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo đã được xác định [23]. Mặt khác, Việt Nam lại nằm ở khu vực giao lưu của các nền văn hoá ở khu vực Đông Nam Á, nên là quốc gia đa dạng về các nền văn hoá. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, điều kiện tự nhiên - xã hội khác nhau; do đó có một quá trình đúc kết, tích luỹ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sử dụng tài nguyên thiên nhiên đặc trưng cho mỗi vùng, mỗi dân tộc. Với mức độ đa dạng về sinh vật và văn hoá như vậy, nước ta đang sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và một kho tàng tri thức nói chung và tri thức bản địa trong sử dụng thực vật nói riêng cực kỳ phong phú. Đây là nguồn tri thức dân tộc thực sự quý, có ý nghĩa thực tiễn cao, song hầu
  3. 2 hết mới chỉ được sử dụng và lưu truyền trong phạm vi các cộng đồng dân cư rất hẹp, mà chưa được điều tra, nghiên cứu và phát huy rộng rãi. Đặc biệt, nhiều dân tộc thiểu số không có chữ viết riêng, hoặc nếu có cũng chưa được phát huy tốt, nên những tri thức này hầu hết được lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu. Vì thế, tình trạng suy giảm nhanh chóng bởi mất mát, lãng quên dưới tác động của các tiến bộ khoa học và phát triển kinh tế, cũng như do nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta đang ngày một cạn kiệt, là điều không thể tránh khỏi. Đà Bắc là một huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 30 km, là nơi tập trung của nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau như Muờng, Dao, Kinh, Tày, Thái,... Dân tộc Dao chiếm khoảng 13%, có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và còn lưu giữ được nhiều nét độc đáo của dân tộc. Do nhu cầu bức thiết về kinh tế, nhiều nguồn tài nguyên, trước hết là tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học đang bị khai thác không có kế hoạch. Điều này không chỉ dẫn tới sự giảm sút các nguồn dự trữ tài nguyên, mà có thể dẫn tới các hậu quả sinh thái khôn lường. Thêm vào đó, đời sống đồng bào Dao nơi đây vẫn đang rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, trước hết là tài nguyên sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng, rất thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương. Vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Điều tra tri thức bản địa và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng đồng người Dao ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình”.
  4. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về kinh nghiệm - Kinh nghiệm là những hiểu biết có được từ quá trình tiếp xúc với thực tế, từ sự từng trải [34]. - Kinh nghiệm sử dụng thực vật: Từ thời xa xưa, cây cỏ không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đơn thuần của con người, mà nó còn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và nhiều mục đích khác. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới đã được sản xuất phục vụ nhu cầu mọi mặt của cuộc sống như: Các loại dược liệu, các sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm, nguyên liệu giấy...Từ chỗ con người sử dụng trực tiếp cây cỏ vào những mục đích cụ thể, ngày nay con người còn nghiên cứu, tách chiết các hợp chất từ chúng để chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau với những chức năng khác nhau. Từ việc khai thác ngoài tự nhiên về dùng ngay đến việc đem cây cỏ có ích về trồng và thuần hoá tại vườn nhà, rồi qua chế biến để cất trữ, bảo quản cho nhu cầu lâu dài. Quá trình này diễn ra từ từ theo diễn biến của cuộc sống, từ ngày này qua ngày khác, thế hệ này qua thế hệ khác, và dần dần được đúc kết thành những kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể chỉ của một cá nhân, rồi trở thành kinh nghiệm của nhiều người, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được giữ nguyên hoặc bổ sung thêm cho hoàn chỉnh hơn. 1.1.2. Khái niệm về tri thức bản địa và tri thức thực vật dân tộc - Tri thức bản địa được hiểu là những kinh nghiệm được thử thách và đúc rút từ nhiều thế hệ ở các cộng đồng cư dân qua thực tiễn sản xuất và đời sống. Trải qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng dân cư đã tích góp được lượng lớn các thông tin, các kỹ năng, tay nghề và công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến lương thực, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức cộng đồng làng bản...
  5. 4 "Khi một người già có tri thức mất đi, một cánh cửa thư viện bị biến mất." (Châm ngôn châu Phi)[35] Và với sự mất rừng, mất đa dạng sinh học thì tri thức hay nền văn hoá liên kết với đa dạng sinh học nói chung và thực vật nói riêng, cũng mai một dần. - Tri thức thực vật dân tộc (Ethno-botanical knowledge): Là sự hiểu biết của mỗi dân tộc về thế giới thực vật. Như tất cả các nguồn tri thức khác của nhân loại, tri thức thực vật dân tộc mang các đặc tính chung của khái niệm tri thức, đồng thời có các đặc tính riêng: Tính truyền thống, tính phát triển liên tục, tính hội nhập, tính cục bộ, tính phân bố tri thức không đều theo giới [12]. 1.1.3. Khái niệm về tài nguyên thực vật - Tài nguyên thực vật được hiểu là những loài thực vật có giá trị sử dụng hoặc có giá trị tiềm năng, đã được con người nghiên cứu, phát hiện ra. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, nhưng có thể tái tạo được. - Tài nguyên thực vật học là môn khoa học để nghiên cứu nhằm kế thừa và phát huy hệ thống các tri thức mà loài người đã tích luỹ được về giá trị sử dụng cũng như lợi ích của giới thực vật nói chung và từng loài, từng cá thể thực vật nói riêng trong đời sống kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khoẻ của mình. Không những thế, Bộ môn Tài nguyên thực vật còn là lĩnh vực nghiên cứu các cơ sở khoa học để tác động vào các quá trình tổng hợp, tích luỹ, biến đổi các hợp chất có ích trong cơ thể thực vật làm cho chúng ngày càng hoàn thiện, càng phong phú, càng đa dạng...để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình [21]. 1.2. Giá trị của tri thức bản địa trong sử dụng thực vật Đối với các cộng đồng dân cư miền núi nói chung, sử dụng thực vật không chỉ là những ứng dụng đơn thuần những hiểu biết từ tự nhiên vào đời
  6. 5 sống, làm lợi cho cuộc sống, mà nó còn là văn hoá, là tín ngưỡng của các cộng đồng dân tộc. Nếu mất đi những cái thuộc về văn hoá, về tín ngưỡng đó cũng đồng nghĩa với sự mất đi một phần bản sắc của mỗi dân tộc. Hơn nữa, những hiểu biết, những kinh nghiệm tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại đóng góp một phần quan trọng cho nền khoa học hiện đại, điển hình như trong lĩnh vực y học. Thực tế, trên thế giới vẫn còn rất nhiều căn bệnh mà nền y học tiên tiến vẫn chưa tìm ra cách chữa trị đem lại hiệu quả triệt để, nhưng chính những tri thức và kinh nghiệm trong sử dụng thực vật của các cộng đồng người trên khắp trái đất đã đưa ra những gợi ý hoặc có khi là câu trả lời cho những vấn đề nan giải đó. Dựa vào tri thức bản địa, con người đã phát hiện ra những giá trị tuyệt vời của rất nhiều loài thực vật, đặc biệt là trong y dược. Việc bảo tồn và phát huy tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật là vấn đề hết sức cần thiết, không chỉ cho hiện tại mà cả với tương lai. 1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sử dụng thực vật ở ngoài nước và trong nước 1.3.1. Ở ngoài nước 1.3.1.1. Sơ lược về quá trình sử dụng thực vật Sự phát triển của loài người luôn đi kèm bởi quá trình khai thác thực vật. Đến nay, bất cứ một cuộc thảo luận nào về sự phát triển của con người sẽ bị coi là không đầy đủ nếu không bàn đến vai trò của cây cỏ trong quá trình phát triển ấy [51]. Các tài liệu sớm nhất ghi lại việc sử dụng thực vật của người phương Tây cho biết vào khoảng 1770 năm trước Công nguyên đối với người Neanderthal và vào khoảng 1550 năm trước Công nguyên đối với người Ai Cập Cổ đại. Người Ai Cập cổ tin tưởng vào giá trị của cây cỏ không chỉ cho người sống mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các vua Ai Cập cổ (Pharaohs) của
  7. 6 họ đã chết [51]. Một số cây cỏ cũng được tìm thấy trong các kim tự tháp, được cho là có liên quan đến việc ướp xác hoặc dùng trong lễ mai táng. Nói đến chữa bệnh bằng cây cỏ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc, đất nước có nền Đông Y lâu đời. Theo truyền thuyết của Vua Thần Nông tức Viêm Đế (3320 – 3080 trước Công Nguyên) thì Thần Nông đã nếm hàng trăm loại cây cỏ, phân loại dược tính của thảo mộc và soạn ra sách “Thần Nông bản thảo”. Cuốn “Thần Nông bản thảo” đã thống kê được 365 vị thuốc và loài cây thuốc có giá trị [31]. Từ thời Tam quốc (222 – 265 CN), danh y Hoa Đà đã sử dụng Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi thơm), làm thuốc chống lại bệnh lao phổi và lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc gối (Hương chẩm) để điều trị bệnh đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp [13]. Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của các bộ tộc Hindu khoảng 2.000 năm trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn... [44]. Kinh Vê Đà, Ấn Độ từ 3000 năm trước đây, đã nói về hương hoa để cúng bái. Trong các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc của người Ai Cập cổ đại đã ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây đã nói đến 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc, trong đó có Lô hội, Kỳ nam, Gai đầu, ... Ở châu Âu, vào những năm 60 cũng đã phát triển phương pháp dùng hương thơm để chữa bệnh (Phương hương tễ liệu pháp – Aromathérapie) là một bộ phận của Hoa trị liệu pháp. Đầu của giai đoạn này, giới Y học Pháp vô tình phát hiện ra một hiện tượng đặc biệt: Các nữ công nhân trong xưởng nước hoa không ai bị bệnh phổi. Xưởng chế tạo đó sau này trở thành xưởng sản xuất hoá học về chất thơm từ thực vật và thực vật chế tạo nước hoa [13]. Màu sắc của thức ăn nói chung và của hoa nói riêng có tác dụng làm cho ngon miệng (thực dục) và còn có tác động đến tâm lý: Màu đỏ làm tăng
  8. 7 hưng phấn thần kinh trong bữa ăn; màu vàng làm cho thích ăn, vui vẻ; trên bàn ăn có hoa màu trắng làm cho người ta có cảm giác thong thả, thư giãn; màu xanh lục làm cho hô hấp và mạch đập ổn định, hạ huyết áp một cách tương đối ... [45]. Trải qua hàng nghìn năm, một số lượng lớn các loài thực vật bậc cao đã và đang được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Theo UNESCO năm 1992 thì ở các vùng nông thôn của các nước đang phát triển, các sản phẩm làm lương thực – thực phẩm có nguồn gốc thực vật chiếm tỷ lệ 90 – 93%. Người ta ước tính có khoảng 35.000 – 70.000 loài thực vật đã và đang được con người sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Tại Trung Quốc, trong tổng số 35.000 loài thực vật có tới 5.000 loài dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền; và trong hệ thống Y học của người Trung Quốc, 80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực vật bậc cao. Sử dụng thực vật làm thuốc khá phổ biến ở các nước Châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia cũng như ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, SriLanka và Nê Pan (Husain, 1991) [48]. Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân số sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động chữa bệnh với tổng giá trị của y học cổ truyền là 150 triệu USD/năm (1983) [43]. Tại Ấn Độ, có 400 loài trong tổng số 7.500 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc nhỏ và khoảng 540 loài cây thuốc thường được sử dụng ở các bài thuốc khác nhau trong hệ thống y học Ayurveda, Unani và Siddha. Xuất nhập khẩu cây thuốc của Ấn Độ tăng 3 lần, trong thập niên 90 của thế kỷ XX; doanh thu từ hoạt động buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu đạt 1 tỷ USD/năm [43]. Theo ước tính, khoảng 1/4 sản phẩm các loại thuốc ở Mỹ có chứa một hoặc nhiều hợp chất có nguồn gốc từ Thực vật bậc cao. Khoảng 95 loài thực vật đã được liệt kê như một nguồn dược liệu quan trọng, 121 toa thuốc lâm
  9. 8 sàng cũng là sản phẩm từ những loài thực vật bậc cao (Fransworth et al, 1985)[43]. Tuy vậy, những con số liên quan tới y học chưa thống kê được còn lớn hơn nhiều. Một số lượng lớn các loài thực vật được các thầy lang chữa bệnh theo vi lượng đồng căn hoặc các nhà nghiên cứu thảo mộc dùng để sản xuất “Thuốc thực vật” hoặc “Thuốc thảo mộc”. Những sản phẩm này được bán nhiều trong các cửa hàng “Thực phẩm chức năng”, các siêu thị và các cơ sở dược phẩm ở nhiều nước trên thế giới (Lewington, 1993). Một con số rất lớn cây thuốc được sử dụng để sản xuất “Chè thảo mộc”, “Chè thuốc”. Ngoài ra, người ta còn quan tâm tới giá trị sử dụng của các dịch chiết từ thực vật và cây thuốc để sản xuất thực phẩm chức năng, làm gia vị và sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. 1.3.1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu và thành tựu trong sử dụng thực vật Nghiên cứu tri thức bản địa về sinh vật trên thế giới được bắt đầu từ rất sớm, nhưng thực sự hình thành một ngành khoa học độc lập vào năm 1895 với việc ra đời bộ môn nghiên cứu về thực vật dân tộc (Ethnobotany). Thuật ngữ Thực vật dân tộc học (TVDTH) được sử dụng lần đầu tiên trong bài giảng của John Harshberger ở Philadenphia. Ông đã định nghĩa TVDTH là nghiên cứu “Các cây được sử dụng bởi người nguyên thuỷ và các thổ dân – Plants used by primitive ada aboriginal people”. Và ông đã chỉ ra rằng, đây là lĩnh vực nghiên cứu làm sáng tỏ “Vị thế văn hoá của các bộ lạc đã sử dụng thực vật để làm thực phẩm, nơi cư trú và quần áo”. Như vậy cho tới lúc này, các nhà TVDTH mới chỉ xem xét tới ba nhóm cây có giá trị quan trọng nhất là: Cây ăn được (làm lương thực, thực phẩm); cây làm nhà, lều trại và các cây có sợi. Ngoài ra, đối tượng của các nghiên cứu được xác định là “bộ lạc”, “thổ dân”, và “người nguyên thuỷ” [12], [50]. Sau đó, thuật ngữ TVDTH được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ở những năm đầu thế kỷ XX, các
  10. 9 công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc điều tra, ghi chép về thành phần cây có ích và cách sử dụng của chúng. Từ năm 1916, các nhà nghiên cứu TVDTH đã nhận thức được sự cần thiết phải bổ sung lý thuyết và phương pháp luận cho lĩnh vực nghiên cứu mới này. Khi đó, TVDTH không chỉ là sự thu thập nhiều hơn nữa các tri thức mà còn phải đánh giá giá trị khoa học của các phương pháp sử dụng trong điều tra, tính xác thực của kết qủa nghiên cứu. Đến 1941, TVDTH đã có một bước tiến mới về nhận thức và mục tiêu nghiên cứu. Lúc này, nó không chỉ bao gồm những nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng thực vật của các nhóm người nguyên thuỷ mà với cả sự toàn vẹn của các mối liên quan giữa người nguyên thuỷ và giới thực vật. Các nhà nghiên cứu đã mô tả sự phụ thuộc của đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân cư vào giới thực vật địa phương, đã đưa ra các luận chứng khoa học về bảo tồn truyền thống, văn hoá của các cộng đồng trên cơ sở cùng tồn tại hài hoà với giới thực vật [12],[50]. Cho tới 1978, năm được đánh giá là thời kỳ có sự thay đổi lớn nhất về nghiên cứu TVDTH khi Richard Ford đưa ra quan niệm “Sự tổng hợp mới của Thực vật dân tộc học” [42], [47]. Theo quan niệm này, các nhà TVDTH cần phải có năng lực để nhận biết các loài cây có ý nghĩa gì làm cơ sở cho sự phân chia chúng bởi các nền văn hoá khác nhau; xác định được cư dân của các nền văn hoá đã nhận thức chúng, sử dụng chúng và phụ thuộc vào chúng như thế nào... Để thực hiện được các nội dung đó, TVDTH đã thực sự trở thành một môn khoa học đa ngành, với sự góp sức của nhiều lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác có liên quan như: Thực vật học, dược học, hoá học, khảo cổ học... Tiếp sau đó là sự phát triển của hướng nghiên cứu Thực vật dân tộc học ứng dụng (Applied ethnobotany) - là hướng nghiên cứu ứng dụng các kết quả điều tra, phát hiện các tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc vào thực tế sản xuất và đời sống.
  11. 10 Trong Y học, nhằm nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm dân tộc để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc, bộ phận Dược học dân tộc và Y học dân tộc (Ethnopharmacology & Ethnomedicine) đã được hình thành và mang lại cho nhân loại nhiều lợi ích to lớn. Nhiều loại thuốc quý phục vụ cho phòng, chữa bệnh đã được sản xuất trên cơ sở nghiên cứu thực vật dân tộc. Từ kinh nghiệm sử dụng lá Thông để nấu nước uống vào mùa đông của một số cộng đồng thiểu số Bắc Âu, các nhà khoa học đã phát hiện và sản xuất Vitamin C (Ascorbic acid); từ kinh nghiệm sử dụng rễ của cây Ba gạc (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz) của thổ dân vùng Tây Ấn Độ các nhà nghiên cứu đã sản xuất thành công thuốc an thần và hạ huyết áp secpine,... Hiện nay, rất nhiều loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo đã được đưa vào sản xuất từ kết quả nghiên cứu tri thức bản địa: Thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt từ kinh nghiệm sử dụng cây Tầm ma (Urtica dioides) của các dân tộc châu Âu, từ cây Mận châu Phi (Pegyum africanum) của thổ dân Bắc Phi, thuốc chữa ung thư từ kinh nghiệm sử dụng cây Thông đỏ (Taxus spp.) của thổ dân Bắc Mỹ, thuốc an thần Valerian từ kinh nghiệm sử dụng cây Valeriana officinalis của các dân tộc vùng Tây Âu, thuốc Aike và Revivo điều trị HIV từ kinh nghiệm sử dụng thực vật của dân tộc thiểu số vùng Tây Tạng... 1.3.2. Ở trong nước 1.3.2.1. Sơ lược về quá trình sử dụng thực vật Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng các cỏ cây có ích đã được quan tâm từ sớm, nhưng tập trung chủ yếu vào các hướng: Cây làm thực phẩm: Trước kia do khó khăn về lương thực, nên người ta thường quan tâm nhiều đến các cây có bột (các loài có hạt, các cây có củ) và các cây họ Đậu...Gần đây đã quan tâm nghiên cứu tới những loài như: Mắc mật (Clausena indica (Dalzell) Oilv.), Rau sắng (Melientha suavis Pierre), Rau dớn (Diplazium esculentum (Retz.) Sw), Dọc (Garcinia tonkinensis Vesq.)...
  12. 11 Cây làm đồ gia dụng trong gia đình: Các loài song mây (Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), Phướn (Korthalsia laciniosa (Griff.) Mart)...) và các loài tre nứa (Là ngà bắc (Bambusa sinospinosa McClure), Giang (Macclurochloa sp. )... ) thường dùng để đan lát rổ rá, gùi, làm lạt, làm nhà, chuồng trại...; nhiều cây trong họ Cói (Cói Năng nĩ - Eleocharis ochrostachys Steud.; Cói bông cách - Cyperus distans L.f.; Cói bạc thôn - Juncellus serotinus (Rottb.) C. B. Clarke)... dùng để dệt chiếu, thảm, đệm, làm hàng thủ công khác... Cây làm cảnh: Đào (Prunus persica (L.) Batsch), Mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.), Si (Ficus microcarpa L.f.),... Đặc biệt, cây làm thuốc luôn có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống nhân dân và được chú ý nghiên cứu nhiều. Ban đầu, sử dụng dược liệu ở Việt Nam chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, sau đó có sự kết hợp với dược học Trung Quốc do kết quả của quá trình truyền bá trong suốt gần một nghìn năm xâm chiếm và đô hộ nước ta. Dần dần các thầy thuốc đã có những nghiên cứu, cải biến nhất định so với dược học Trung Quốc nhằm sử dụng hiệu quả nguồn cây thuốc của nước nhà (thuốc Nam). Đến nay, trải qua một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã có được một nền Y học cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về các cây thuốc, bài thuốc và vị thuốc. Hiện đã thống kê được gần 300 loài cây thuốc mọc ở rừng, thường xuyên được khai thác với khối lượng từ 10.000 đến 20.000 tấn mỗi năm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Những cây thuốc đã và đang khai thác với khối lượng lớn như: Vàng đắng (Coscinium fenestratum), Bình vôi (Stephania spp.), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera spp.), Thiên niên kiện (Homalomena spp.), Thạch xương bồ và Thủy xương bồ (Acorus spp.), Hoàng đằng (Fibraurea spp.), [25]... Phần lớn các cây thuốc trên được đưa vào sử dụng trực tiếp trong y học cổ truyền. Một số loài đã được đưa vào chiết xuất hoạt chất để làm thuốc như Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) chiết artemisinin làm thuốc chữa sốt rét; Bình vôi (Stephania spp.) chiết L.-
  13. 12 tetrahydropalmatin làm thuốc an thần, giảm đau;... Các loài như: Cẩu tích, Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Hoàng đằng,... đã được xuất khẩu, mang lại giá trị tới hơn 10 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Song song với quá trình nghiên cứu sử dụng thực vật với các lĩnh vực kể trên, thì nhiều lĩnh vực ứng dụng khác của thực vật cũng được phát triển ngày càng mạnh mẽ như các cây lấy sợi, cây làm chất nhuộm mầu, mỹ phẩm, cây lấy dầu nhựa ... Trong suốt quá trình này, rừng là nguồn cung cấp chính, vì thế rừng luôn là đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất. Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng ở nước ta từ 14,3 triệu héc ta vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha (Bộ Lâm nghiệp, 1995). Trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn lại không tới 1% tổng diện tích lãnh thổ (Averyanov, L.V.et al., 2004). Rừng bị phá hủy sẽ làm cho toàn bộ tài nguyên rừng ở đó mất đi. Theo đó, các hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng thực vật cũng mất mát dần. Chính phủ và một số ngành liên quan nhiều như Lâm nghiệp, Y tế ... cũng đã có những nỗ lực nhất định để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật nãi chung. Song, các kết quả đã đạt được vẫn còn là nhỏ bé so với yêu cầu. * Vài nét về truyền thống sử dụng thực vật của cộng đồng người Dao ở nước ta Từ xưa, đồng bào dân tộc Dao đã nổi tiếng với những bài thuốc chữa bệnh quý được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những bài thuốc cổ truyền của người Dao được biết đến với những phương thuốc đặc trị xương khớp, xơ gan, sỏi thận, dưỡng thai,... như: Dùng cây Gấm cong (Gnetum latifolium var. latifolium) đem sắc uống hoặc ngâm rượu xoa để chữa đau xương, vôi hóa; dùng Bạch đầu chevalier (Vernonia chevalierii Gagnep.) sắc uống trị hậu sản, bổ máu; dùng Gáo đỏ (Neonauclea purpurea (Roxb.) Merr. ) sắc uống hoặc đun tắm trị bệnh gan, chữa ngứa; dùng Vông xanh (Erythrina variegata L.) giã đắp chữa sa tử cung... Thời gian gần đây, người Dao nổi tiếng với bài thuốc tắm đặc sắc. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương,
  14. 13 khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt; tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khoẻ được hồi phục. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 đến 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 5-10 loài cây thuốc được coi là quan trọng nhất. Tùy theo mục đích sử dụng mà số loài được sử dụng trong bài thuốc sẽ được gia giảm cho hợp lý. Các kết quả điều tra đã cho thấy, số loài trong các họ thực vật thường được người Dao đỏ ở Sa Pa sử dụng làm thuốc tắm gồm: Họ Actinidiaceae (1 loài), Annonaceae (2 loài), Araceae (2 loài), Araliaceae (1 loài), Aristolochiaceae (1 loài), Asteraceae (2 loài), Capparidaceae (1 loài), Convallariaceae (1 loài), Cucurbitaceae (1 loài), Equisetaceae (1 loài), Euphorbiaceae (1 loài), Fabaceae (2 loài), Gesneriaceae (1 loài), Hernandiaceae (3 loài), Lamiaceae (2 loài), Lardizabalaceae (1 loài), Moraceae (3 loài), Oleaceae (1 loài), Ranunculaceae (5 loài), Rubiaceae (3 loài), Rutaceae (1 loài), Schisandraceae (1 loài), Zingiberaceae (2 loài) [37]. Cộng đồng người Dao ở Lạng Sơn có cách làm men rượu từ cây rừng cũng rất độc đáo. Họ dùng cây pìng đia và say diệp (tên tiếng Dao) phơi khô (có mùi thơm rất dễ chịu), sau đó đem giã thành bột trộn với bột gạo, men giống vo viên rồi ủ lên men, tạo một hương vị rượu rất đặc trưng cho loại rượu Mẫu Sơn nổi tiếng [39]. Người Dao ở Thanh Hóa lại có bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ cai nghiện ma túy rất hiệu quả, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Dao tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang. Loại thuốc này nay được đóng thành túi nhỏ để sắc uống, được bày bán rộng rãi trên thị trường (giá khoảng 100.000đ/túi). Người Dao tại một số nơi (Ba Vì) có truyền thống nấu cây thuốc thành cao (gọi là cao thuốc) để thuận tiện cho việc sử dụng, cất trữ và vận chuyển.
  15. 14 Tuy nhiên, còn có ít người biết rằng dân tộc Dao có tập quán uống rượu thuốc và chế biến rượu thuốc bằng cách ngâm rượu với một số loại rễ cây rừng có vị bổ, nhất là ngâm với thuốc bắc. Loại rượu thuốc này ngâm càng lâu năm càng tốt, dùng để chữa bệnh và tăng cường thể lực. Nhìn chung, người Dao thích nấu rượu bằng bột lấy từ thân cây Móc (Caryota urens L.), cây Báng (Arenga pinnata (Wurmb) Merr.) Và còn vô số những kinh nghiệm đặc sắc khác, đôi khi trùng hoặc không trùng với bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Song, hầu hết kho tàng tri thức này đều chỉ được lưu truyền qua phương thức truyền khẩu nên đã bị mai một nhiều, do sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đây cũng là thực tế phổ biến của đa số các dân tộc ít người ở nước ta. Vì vậy, chúng ta cần phải có những việc làm phù hợp và kịp thời để bảo tồn nguồn tri thức quý này. 1.3.2.2. Sơ lược về quá trình nghiên cứu thực vật học dân tộc ở Việt Nam Nghiên cứu thực vật nói chung và thực vật dân tộc học nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một đất nước bao gồm 54 dân tộc cùng sinh sống như nước ta. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta chưa có điều kiện để điều tra, tư liệu hoá hệ thống tri thức bản địa ở quy mô lớn, có chiều sâu, rộng, mà hầu hết mới chỉ là những nghiên cứu nhỏ lẻ và chủ yếu mới tập trung vào nhóm cây thuốc dân tộc, còn các nhóm cây tài nguyên khác gần như chưa được đầu tư [23]. Với phương châm xây dựng nền Y học Hiện đại – Dân tộc và Đại chúng, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đầu tư cho công tác điều tra nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho yêu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn dân. Để khai thác một cách hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam, trong vòng 20 năm trở lại đây, các ngành Y tế, Lâm nghiệp và Sinh học đã có nhiều đợt khảo sát điều tra cơ bản. Đáng chú ý là, công tác điều tra nghiên cứu
  16. 15 cây thuốc của Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã được tiến hành một cách tương đối có hệ thống ở tất cả các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Cho đến nay, đã ghi nhận được ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao cũng như bậc thấp (kể cả Nấm). Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (dân tộc Thái, Mường, Tày, Dao, H’Mông,...), kết quả là đã cập nhật và bổ sung rất đáng kể cho dữ liệu về cây thuốc dân tộc ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu cụ thể về cây thuốc dân tộc trong thời gian gần đây có thể kể đại diện như: Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001) với đề tài “Điều tra nghiên cứu về tri thức bản địa và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Thái tại Mai Châu – Hòa Bình”; Lưu Đàm Cư và cộng sự (2002) đã nghiên cứu và ứng dụng tri thức sử dụng cây Ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt.) của các đồng bào dân tộc trong việc chữa trị u xơ tiền liệt tuyến; từ kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống của dân tộc Tày, các nhà khoa học của Trường đại học Dược Hà Nội đã sản xuất thành công thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ cây Chè dây (Ampelopsis cantonensis);...Như vậy, cùng với việc nghiên cứu, điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc truyền thống theo các khu vực, một số tác giả còn nghiên cứu để tạo ra những dược phẩm mới, đa dạng và phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội. Một số nhóm cây có ích khác được nghiên cứu đến nhưng với quy mô nhỏ, chưa đầy đủ như nhóm cây có chất mầu; nhóm cây có độc, nhóm cây lấy sợi... 1.3.3. Xu hướng nghiên cứu sử dụng cây có ích hiện nay trên thế giới Trong thời gian gần đây, hướng nghiên cứu được đặc biệt quan tâm là Thực vật dân tộc học ứng dụng (Applied ethnobotany). Đây là hướng nghiên cứu ứng dụng các kết quả điều tra, phát hiện các tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc vào thực tế sản xuất và đời sống. Các sản phẩm mới bắt
  17. 16 nguồn từ thực vật được sản xuất trên cơ sở nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc học đang mở ra một triển vọng to lớn cho nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại của con người. Từ kinh nghiệm sử dụng cây Butea superba của các dân tộc ở Thái Lan, các nhà dược học Thái đã nghiên cứu và sản xuất thành công các loại thuốc tăng lực cho nam giới [49]. Từ kinh nghiệm sử dụng cây Nhàu (Quả Noni – Morinda citrifolia) làm thuốc và dùng trong các bữa ăn kiêng của cư dân bản địa đảo Tahiti, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra các giá trị chữa bệnh và dinh dưỡng của cây này; Tập đoàn Tahition Noni International (TNI) đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu để sản xuất các loại nước ép trái cây, mặt hàng này đã giúp cho TNI trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới về nước ép trái cây [49]... Những sản phẩm được sản xuất trên cơ sở ứng dụng thực vật dân tộc có nhiều ưu điểm. Đó là loại thực phẩm, những loại thuốc đã được cộng đồng sử dụng qua nhiều thế hệ nên độ an toàn rất cao. Hiệu suất nghiên cứu sản xuất thuốc mới từ cây thuốc dân tộc đạt 1/125, trong khi hiệu suất sản xuất thuốc mới từ phương pháp tổng hợp hoá học ngẫu nhiên là 1/10.000 (Farnsworth, in Chadwick and Marsh, 1994). Đối với các sàng lọc các loài cây thuốc kháng HIV thì hiệu quả kinh nghiệm dược học dân tộc là 1/5 trong khi sàng lọc ngẫu nhiên là 1/18 (Balick Michael J.,1990) [12], [46]. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn còn rất nhiều tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng đồng các dân tộc chưa từng được khám phá, chưa được những người ngoài cộng đồng biết đến. Vì thế mà tiềm năng về nguồn tài nguyên thực vật đa dạng gắn với tri thức và kinh nghiệm của các cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ở vùng núi cao là rất lớn và có nhiều triển vọng.
  18. 17 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thành phần và số lượng các loài thực vật có ích được cộng đồng người Dao ở Đà Bắc sử dụng. - Tổng hợp và chọn lọc được những tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật có ích của cộng đồng người Dao ở Đà Bắc. - Đề xuất một số biện pháp phát triển các loài thực vật có tiềm năng kinh tế và các biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thực vật tại địa phương. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra về thành phần loài thực vật được cộng đồng người Dao ở Đà Bắc sử dụng 2.2.2. Điều tra, thu thập và tư liệu hoá về tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng đồng người Dao ở Đà Bắc - Điều tra, thu thập thông qua phỏng vấn đối tượng đã và đang sử dụng trực tiếp thực vật - Điều tra, thu thập thông qua phỏng vấn từ đối tượng khai thác, buôn bán, kinh doanh các sản phẩm từ thực vật 2.2.3. Nghiên cứu sàng lọc các tri thức, kinh nghiệm sử dụng các nhóm cây có ích của cộng đồng người Dao ở Đà Bắc 2.2.4. Đánh giá tình hình khai thác, quản lý, bảo vệ tài nguyên thực vật và đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thực vật tại địa phương - Tình hình khai thác và sử dụng thực vật tại địa phương - Các chính sách, hương ước có liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên thực vật của địa phương - Đề xuất biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thực vật của địa phương
  19. 18 2.2.5. Đề xuất phát triển một số loài thực vật có tiềm năng kinh tế cao hoặc có nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương được lưu giữ tại các phòng ban liên quan của huyện, xã. - Kế thừa có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên thực vật và tri thức bản địa. 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin về thành phần loài thực vật và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng dồng người Dao ở Đà Bắc Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số công cụ của phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA), phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), phương pháp Phân tích và phát triển thị trường (MA&D) để thu thập thông tin về tri thức bản địa, kinh nghiệm sử dụng và thị trường về các loài cây thuốc của người Dao. - Phương pháp RRA là quá trình nghiên cứu dựa trên việc quan sát và phỏng vấn. Phương pháp RRA cho phép thu thập những kiến thức, thông tin và sự hiểu biết của người dân địa phương bằng việc sử dụng các công cụ khác nhau (theo Bill Jackson và Andrew Ingles, 1995) [22]. - Phương pháp PRA là phương pháp cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống, về sử dụng tài nguyên để lập kế hoạch và hành động (theo Robert Chambers, 1994) [22]. Hai công cụ của phương pháp PRA được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn và thảo luận nhóm * Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Trong khi phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình, cây dùng để làm gì, chữa các bệnh gì, chế biến ra sao .... Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng)
  20. 19 hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp thông tin vừa đi vừa phỏng vấn. Trong phỏng vấn chúng tôi lại sử dụng kết hợp giữa: + Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng tôi có thể hỏi về bất kỳ cây nào với những câu hỏi tùy thuộc vào hoàn cảnh khi đó. Thứ tự các nội dung cần hỏi có thể thay đổi tùy ý, dựa trên nội dung trả lời về các câu hỏi trước của người cung cấp thông tin. + Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể thêm vào, tùy theo các tình huống cụ thể. + Phỏng vấn có cấu trúc: Có sử dụng một bộ câu hỏi nhất định đối với người cung cấp thông tin có chọn lọc. + Phỏng vấn tái diễn (trình diễn tri thức), trong đó chúng tôi yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chế biến nào đó. + Phỏng vấn chéo để kiểm tra thông tin của người khác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước. *Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các thông tin bổ sung, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được để mọi người tranh luận. Nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này. - Phương pháp MA&D: Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi đã sử dụng một số công cụ của phương pháp phân tích và phát triển thị trường nhằm tìm hiểu cấu trúc hệ thống thị trường cây thuốc trong khu vực điều tra. Phỏng vấn và quan sát là hai công cụ được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu này. Một bảng câu hỏi (Phụ lục) được chuẩn bị trước cho người khai thác, người thu mua trung gian, các đại lý, người bán buôn, các cơ sở sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2