intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Lập kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) cho Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn thuộc Công ty lâm nghiệp Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được các khiếm khuyết trong quản lý rừng của Xí nghiệp và đề ra các giải pháp khắc phục. Xác định được các khiếm khuyết trong quản lý chuỗi hành trình sản phẩm và đề ra các giải pháp khắc phục. Lập được kế hoạch quản lý rừng bền vững trong giai đoạn chu kỳ kinh doanh (7 năm). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Lập kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) cho Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn thuộc Công ty lâm nghiệp Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- VŨ THANH HÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG THEO NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ RỪNG THẾ GIỚI (FSC) CHO XÍ NGHIỆP LÂM NGHIỆP KỲ SƠN THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BẢO LÂM Hà Nội – 2011
  2. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học hệ chính quy khoá học 2009-2011, được sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn và khoa Sau Đại học - trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện bảo vệ luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp “Lập kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững của hội đồng quản trị rừng Thế giới (FSC) cho Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn thuộc công ty lâm nghiệp Hòa Bình” . Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn khoa Lâm học, khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp, Ban lãnh đạo và cán bộ Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn. Do còn hạn chế về nhiều mặt nên luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và thảo luận. Tôi xin cam đoan số liệu tôi thu thập được trong luận văn là trung thực. Tôi xin chân thành cám ơn ! Hà nội, tháng… năm 2011 Tác giả Vũ Thanh Hà
  3. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa............................................................................................................... Lời cảm ơn ..................................................................................................................i Mục lục ...................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................v Danh mục các bảng ..................................................................................................vi Danh mục các biểu đồ ............................................................................................ vii Đặt vấn đề ..................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3 1.1.Trên thế giới …………………………………………………………………3 1.1.1.. Kế hoạch quản lý rừng .............................................................................3 1.1.2. Quản lý rừng bền vững .............................................................................4 1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................15 1.2.1. Quản lý rừng bền vững ...........................................................................15 1.2.2. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng ở Việt Nam………23 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................25 2.1. Mục tiêu .........................................................................................................25 2.1.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................25 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................25 2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................25 2.3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................25 2.4. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................25 2.4.1. Đánh giá tình hình quản lý rừng của Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn theo nguyên tắc QLRBV của hội đồng quản trị Thế giới (FSC)............................25 2.4.2. Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩ m theo hướng dẫn của Thế giới ......................................................................................................................25
  4. iii 2.4.3. Đánh giá điều kiê ̣n cơ bản và lập kế hoa ̣ch quản lý rừng cho Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn .............................................................................................26 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27 2.5.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu ...........................................27 2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................27 Chương 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỦA XÍ NGHIỆP LÂM NGHIỆP KỲ SƠN .39 3.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................39 3.1.1. Ranh giới và vị trí địa lý ..........................................................................39 3.1.2. Địa hình địa thế ......................................................................................39 3.1.3. Đất đai - Thổ nhưỡng: ............................................................................39 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ....................................................................................40 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................41 3.3. Tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.................................41 3.3.1. Tình hình quản lý, điều kiện cơ sở hạ tầng của Xí nghiệp ...................41 3.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng. ...................................................................43 3.3.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ..........................................43 3.4. Đánh giá chung .............................................................................................44 3.4.1. Công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua .................44 3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp ........................................44 3.4.4. Tác động xã hội .......................................................................................46 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................47 4.1. Đánh giá nguyên tắc, tiêu chí và các chỉ số quản lý rừng bền vững (FSC) ...............................................................................................................................47 4.1.1. Đánh giá theo tài liệu quản lý (đánh giá trong phòng) .........................47 4.1.2. Khảo sát hiện trường ...............................................................................47 4.1.3. Ý kiến tham vấn .......................................................................................48 4.1.4. Đánh giá quản lý rừng tại Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn ....................48 4.1.5. Xác định các khiếm khuyết và cách khắc phục .....................................54
  5. iv 4.2. Đánh giá Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) .............................................55 4.3. Lập kế hoạch quản lý rừng ..........................................................................60 4.3.1. Những căn cứ lập KHQLR .....................................................................60 4.3.2. Mục tiêu ...................................................................................................60 4.3.3. Bố trí sử dụng đất đai ..............................................................................62 4.3.4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn chu kỳ (2012– 2018) cung cấp gỗ nguyên liệu cho sản xuất ván dăm………………………..…….........64 4.3.5. Kế hoạch giám sát ...................................................................................83 4.3.6. Phân tích hiệu quả ..................................................................................88 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ..…………………………………90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên gọi FSC Hội đồng quản trị rừng QLRBV Quản lý rừng bền vững CCR Chứng chỉ rừng KHQLR Kế hoạch quản lý rừng ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới WTO Thương mại thế giới CoC Chuỗi hành trình sản phẩm WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên NWG Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt nam KTXH Kinh tế xã hội
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Phân bố diện tích đất đai của Xí nghiệp ở các xã 41 3.2 Phân chia các loại rừng Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn quản lý 44 4.1 Các khiếm khuyết và khuyến nghị khắc phục 55 4.2 Kiểm tra tuân thủ chuỗi hành trình sản phẩm 57 4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của Xí nghiệp 64 4.4 Điều chỉnh diện tích rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi thông 71 qua khai thác rừng 4.5 Trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng năm 2011 76 4.6 Trữ lượng và sản lượng khai thác rừng trồng Keo tai tượng 76 giai đoạn 2012 – 2018 4.7 Kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2012 -2018 76 4.8 Kế hoạch trồng rừng năm 2012 80 4.9 Kế hoạch chăm sóc trong 1 chu kỳ kinh doanh: 2012-2018 79 4.10 Kế hoạch cấp phát dụng cụ phòng cháy, chữa cháy trong giai 79 đoạn 2012- 2018. 4.11 Kê thuốc phòng trừ sâu hại 80 4.12 Hiệu quả kinh tế kinh doanh cho 1ha rừng trồng Keo 89
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên biểu đồ Trang 4.1 Biểu đồ hiện trạng rừng trồng Keo năm 2011 43 4.2 Biểu đồ điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng Keo tai 69 tượng giai đoạn 2012 -2018
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tự nhiên, rừng là hệ sinh thái bền vững, có giá trị nhiều mặt cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích rừng đã bị suy giảm nhanh chóng. Cùng với sự mất diện tích rừng tự nhiên, môi trường sống của các loài động vật, thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính làm cho nhiều loài sinh vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học bị suy giảm. Thực tế cho thấy, nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. QLRBV phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện kinh tế, môi trường và xã hội. Đối với mỗi quốc gia, đó là nhận thức về các giải pháp bảo vệ mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng. Đối với chủ rừng đó còn là nhận thức về quyền xuất khẩu lâm sản của mình vào mọi thị trường quốc tế với giá bán cao. CCR chính là sự xác nhận bằng văn bản cho chủ rừng đáp ứng được các nguyên tắc và tiêu chí QLRBV. Chứng chỉ do Hội đồng quản trị rừng Thế giới (FSC) cấp là một trong những CCR rất được quan tâm hiện nay. Tài liệu cơ bản để FSC chứng nhận quản lý rừng cho chủ rừng là Bộ nguyên tắc QLRBV gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. QLRBV đòi hỏi chủ rừng phải lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) chi tiết, rõ ràng và giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp. Tất cả các hoạt động từ xây dựng, phát triển rừng đều tuân theo kế hoạch được lập, trong đó kế hoạch khai thác giữ vai trò quan trọng nhất. Nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nhu cầu kinh tế và thảo mãn được lợi ích về môi trường và xã hội. Vì vậy, muốn đạt được nguyên tắc quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng thì chúng ta cần phải nắm được thực trạng quản lý rừng một cách chính
  10. 2 xác. Qua đó đưa ra những biện pháp tác động, quản lý sử dụng một cách hợp lý. Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn thuộc Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình là đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc tỉnh Hòa Bình. Nhận thức được cần quản lý rừng theo hướng tiên tiến, Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn mong muốn lập được kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc QLRBV của hội đồng quản trị Thế giới (FSC). Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn cũng cần được tư vấn, hỗ trợ phương pháp đánh giá để xác định được những nguyên tắc chưa đạt, điều chỉnh hoạt động lâm nghiệp đáp ứng nguyên tắc và tiêu chí QLRBV. Để hỗ trợ cho Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn lập được kế hoạch theo nguyên tắc QLRBV của hội đồng quản trị Thế giới (FSC) tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Lập kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững của hội đồng quản trị rừng Thế giới (FSC) cho Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn thuộc Công ty lâm nghiệp Hòa Bình”
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Kế hoạch quản lý rừng KHQLR là một công cụ hữu hiệu để thực hiện quản lý rừng bền vững về cả kinh tế, xã hội và môi trường bảo đảm tính cạnh tranh sản phẩm. Lập KHQLR vừa để đáp ứng đòi hỏi xin cấp chứng chỉ rừng theo nguyên tắc FSC quốc tế đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua cải thiện và nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp, công ty. Lập KHQLR là một hoạt động không thể thiếu trong QLRBV, là công việc đầu tiên cần tiến hành trước khi thực hiện quản lý một khu rừng. Kế hoạch quản lý rừng thuộc nguyên tắc 7 trong 10 nguyên tắc quản lý rừng bền vững của FSC. QLRBV đòi hỏi một phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng lồng ghép và việc giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp với các nhiệm vụ chính là: + Đánh giá tiềm năng nguồn rừng + Lập bản đồ chức năng rừng + Những tiêu chí và chỉ số cần đạt được trong kế hoạch quản lý rừng. + Khoanh vùng rừng thành khu vực sản xuất và khu bảo vệ. + Điều tra quản lý rừng và tính khối lượng được phép khai thác hàng năm + Viết kế hoạch điều chế rừng trung hạn + Lập kế hoạch triển khai + Thực hiện và giám sát kế hoạch từng lô. + Đánh giá nội bộ các hoạt động lâm nghiệp và tiến độ thực hiện giữa kỳ. + Đánh giá độc lập về tính bền vững. + Kế hoạch quản lý rừng sẽ được định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng những thay đổi về môi trường và kinh tế – xã hội. + Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài.
  12. 4 1.1.2. Quản lý rừng bền vững 1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững Vấn đề phát triển bền vững là một nhu cầu tất yếu nếu con người muốn tồn tại lâu dài, hài hoà với tự nhiên và duy trì các hệ sinh thái phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế bền vững của mình cho các thế hệ sau này. - Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường của những năm thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987 trong báo cáo “tương lai của chúng ta” của hội đồng thế giới về phát triển bền vững họp tại Brundland (WCED. 1987) “phát triển bền vững” được định nghĩa như sau: “Là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau” - Phát triển bền vững là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng việc mở rộng sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá. Phát triển bền vững được hiểu là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy rừng và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này hiện đang là mục tiêu mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo, tôn trọng những quá trình
  13. 5 sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Do đó phát triển bền vững cần phải hiểu theo nghĩa là đáp ứng những mong mỏi, nguyện vọng của con người ở thế hệ hiện tại về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển tốt, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến những mong muốn, nguyện vọng của những con người ở thế hệ tương lai. Tức là sự phát triển này cần là sự phát triển xoáy chôn ốc, tiến theo hướng mở rộng và ổn định. Trải qua các giai đoạn lịch sử tiến hoá dài, nhận thức của con người về rừng ngày càng tốt hơn, đúng hơn. Đặc biệt từ hội nghị thượng đỉnh toàn cầu 1992 tại Rio deJaneiro (Brazil) thì rừng cần được quản lý tốt để cung cấp ổn định lâu dài cho con người các lợi ích kinh tế, các lợi ích môi trường và các lợi ích xã hội. Vấn đề mà toàn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt là làm thế nào để quản lý rừng cho tốt để đảm bảo bền vững mà trong đó các giá trị môi trường của rừng đối với con người là không thể thay thế được. Có nhiều định nghĩa về QLRBV mà ta có thể sử dụng được. Tuy nhiên hai định nghĩa phổ biến và được công nhận rộng rãi nhất là của ITTO và trong tiến trình Hensinki: Theo ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội” Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác” Nói ngắn gọn, mục tiêu của QLRBV là phải đạt được sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội ở những khu rừng được quản lý. Bằng giải pháp QLRBV rừng sẽ vừa đảm bảo đáp ứng các nhu cầu kinh tế vừa thoả mãn các lợi ích về môi
  14. 6 trường và xã hội. QLRBV có thể được thiết lập và thực hiện ở những phạm vi khác nhau như: chủ rừng (lâm trường, doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp, hộ lâm nghiệp v.v...), huyện, tỉnh, quốc gia, vùng hoặc toàn cầu, tuy nhiên những quan điểm và nguyên tắc chủ yếu nói chung không có thay đổi lớn, cho dù là ở vùng rừng ôn đới hay nhiệt đới. Trên thế giới hiện đã có một số bộ nguyên tắc QLRBV cấp quốc gia (Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia v.v..) và cấp quốc tế như của: Tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal, hội đồng quản trị rừng (FSC), và của tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO), gồm một bộ cho rừng tự nhiên và một bộ cho rừng trồng được vận dụng rộng rãi để đánh giá quản lý rừng ở nhiều nước. Điều quan trọng nhất cần giải thích là vì sao QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước nông nghiệp tiên tiến và hàng loạt các quốc gia đang phát triển có rừng cần quản lý bền vững, tự nguyện tham gia, mặc dù không ai bắt buộc. Đây là vấn đề nhận thức của quốc gia là làm sao bảo vệ được rừng mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng, nhận thức của chủ rừng về quyền xuất khẩu vào mọi thị trường thế giới và quyền bán lâm sản với giá cao. Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người hiện tại được đánh giá và được thiết kế trong rất nhiều Chương trình, hiệp ước, Công ước quốc tế (CITES-1973, RAMSA-1998, UNCED-1992, CBD-1994, UNFCCC-1994, UNCCD-1995). 1.1.2.2. Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và các nguyên tắc QLRBV Vào những năm cuối thập niên 80 trước tình hình chặt phá và khai thác rừng bừa bãi. Các Viện Nghiên cứu Môi trường của nhiều quốc gia đã dần nhìn thấy được những tác hại nghiêm trọng của việc này đối với đời sống con người như thế nào. Nhưng mãi đến năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) mới đề ra những tiêu chí cơ bản cho việc quản lý bền vững cho rừng nhiệt đới và kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia. Hưởng ứng mạnh mẽ các vấn đề quản lý rừng bền vững ngay sau đó các hiệp hội về rừng đã ra đời. + Hội tiêu chuẩn Canada (CSA) Năm 1993 + Hội đồng quản trị rừng (FSC) Năm 1994 + Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) năm 1994
  15. 7 + Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI) năm 1998 + Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCC) năm 1998 + Chứng chỉ rừng Chi lê (CertforChile) năm 1999 + Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) năm 1999 Bên cạnh đó nhờ sáng kiến của những người sử dụng và kinh doanh gỗ về việc chỉ buôn bán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được quản lý bền vững, từ đó một loạt tổ chức quản lý rừng bền vững đã ra đời và có phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới, và đề xuất nguyên tắc QLRBV với các tiêu chí như sau: + MONTREAL cho rừng tự nhiên (RTN) ôn đới: 7 tiêu chí + ITTO cho rừng tự nhiên: 7 tiêu chí + PAN-EUROPEAN cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (Helsinki): 6 tiêu chí + AFRICAL TIMBER ORGANIZATION INITIATIVE cho rừng khô châu Phi + CIFOR cho rừng tự nhiên nói chung: 8 tiêu chí + FSC cho mọi kiểu rừng toàn thế giới: 10 nguyên tắc v,v... Trong số này, FSC là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới. Đây là một tổ chức phi chính phủ có uy tín nhất trong lĩnh vực quản lý rừng và buôn bán rừng với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực quản lý rừng và buôn bán lâm sản. Mục tiêu của FSC là khuyến khích quản lý rừng bền vững để tài nguyên rừng và đất rừng đáp ứng được nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, sinh thái, văn hoá và tinh thần của xã hội đồng thời việc sản xuất ra những sản phẩm lâm nghiệp mà không làm suy thoái rừng mà phải giúp đảm bảo tài nguyên rừng cho các thế hệ tương lai. Đặc biệt, FSC có những nguyên tắc và tiêu chí áp dụng cả cho rừng tự nhiên (RTN) và rừng trồng (RT), cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững của FSC được các thị trường khắt khe trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu đều chấp nhận. Do đó các tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC cao, tỷ mỉ nhưng vẫn được nhiều nước, từ nước đang phát triển đến nước công nghiệp tiên tiến hưởng ứng tự nguyện tham gia và trở thành mục tiêu Quản lý rừng bền vững trong hội nhập quốc tế.
  16. 8 FSC được thành lập vào tháng 10/1993 tại Toronto – Canada bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Năm 1994 các thành viên sáng lập đã thông qua các nguyên tắc FSC, cùng với Quy chế FSC (ngày nay gọi là By-Laws) áp dụng đánh giá cho rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn – Đức. Cấu trúc quản trị duy nhất dựa trên các nguyên tắc sự tham gia, dân chủ, công bằng. FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC được chia thành nhóm xã hội, nhóm môi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành nhóm Bắc (các nước công nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC. FSC ủy quyền cho 10 cơ quan trên thế giới cấp chứng chỉ có trụ sở tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ. Tại Châu Á – Thái Bình Dương, Công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp CCR. Hiện nay “ Những Nguyên tắc và Những Tiêu chí Quản Lý Rừng” (viết tắt là P&C) của FSC quốc tế đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều tổ chức được FSC ủy quyền cấp chứng chỉ rừng và nhiều quốc gia đã và đang dùng bộ nguyên tắc này để xây dựng nguyên tắc cấp vùng hay cấp quốc gia cho việc đánh giá quản lý và cấp chứng chỉ rừng. Các lợi ích FSC tạo ra: - Lợi ích về môi trường: Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động. 1. Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất… 2. Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng. 3. Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.
  17. 9 - Lợi ích về xã hội: Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ nguyên tắc quốc gia hay khu vực. - Lợi ích về kinh tế: Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc cho QLRBV. Từ các nguyên tắc đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ nguyên tắc quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các bộ nguyên tắc này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó. 1.1.2.3. Chứng chỉ rừng Ngày nay toàn thế giới ngày càng quan tâm đến tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và khả năng cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng như nhu cầu hàng ngày của người dân. Vấn đề cần được giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo tốt lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi trường sống, tức là thực hiện được quản lý rừng bền vững. Mà chứng chỉ rừng cần thiết để xác nhận QLRBV của chủ rừng, cũng như chứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lượng sản xuất công nghiệp. Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Nói cách khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Như vậy chứng chỉ rừng là công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách xây dựng QLRBV, giúp cho các cơ quan Nhà nước kiểm tra việc thực thi các chính sách và pháp luật lâm nghiệp ngay ở cấp hiện trường. Các chủ rừng càng tích cực phấn đấu đạt được chứng chỉ rừng thì Nhà nước càng nhanh đạt được mục tiêu QLRBV.
  18. 10 CCR được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp CCR chỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Để được cấp CCR của FSC, chủ rừng phải chứng minh họ đã đáp ứng tất cả các quy tắc, nguyên tắc trên. Thực chất CCR chính là chứng chỉ chất lượng ISO, là hiệu quả cuối cùng của QLRBV, được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới” và “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Khi được cấp CCR, chủ rừng sẽ được: - Xuất khẩu lâm sản vào mọi thị trường khắt khe trên thế giới kể cả Tây Âu và Bắc Mỹ với giá bán cao hơn. - Rừng cùng với môi trường sinh thái và xã hội có liên quan đến rừng sẽ được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp chủ rừng tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. - CCR của FSC giúp bảo vệ thương hiệu và uy tín của chủ rừng với đối tác kinh doanh, các tổ chức tài chính và các tổ chức cơ quan giám sát. Các nguyên tắc FSC hợp lệ trên toàn thế giới, là nguyên tắc duy nhất không có rào cản đối với tổ chức Thương mại thế giới (WTO). FSC có hệ thống chứng nhận duy nhất được hỗ trợ bởi tất cả các nhóm môi trường. Các nước Mỹ, Úc chỉ chấp nhận CCR của FSC bởi chỉ có FSC quy định: * Cấm chuyển đổi rừng tự nhiên hoặc môi trường sống khác * Nghiêm cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu rất độc hại trên toàn thế giới * Nghiêm cấm việc trồng cây biến đổi gen * Tôn trọng quyền của người dân bản địa trên khắp thế giới * Kiểm soát từng hoạt động chứng nhận ít nhất một năm một lần và nếu bị phát hiện là không phù hợp thì giấy chứng nhận bị thu hồi. Hiện nay trên thế giới có một số quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC), Chương trình phê duyệt các quy
  19. 11 trình chứng chỉ rừng (PEFC) của Châu Âu, Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội tiêu chuẩn Canada (CSA), Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile, Viện nhãn sinh thái Indonesia (LEI), và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai (MTCC). Quy trình đang hoạt động ở cấp toàn cầu là FSC, trong khi đó các quy trình khác chỉ hoạt động ở cấp vùng hoặc quốc gia. Sau đây là tình hình cấp chứng chỉ rừng và chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) ở các châu lục: 1) Châu Âu: Đến tháng 11 năm 2005 diện tích rừng do FSC cấp chứng chỉ ở Châu Âu đã lên đến 34.150.976 ha với 327 giấy chứng chỉ, chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên, trong đó Đức, Lít-va, Thụy sỹ, Anh, Thụy điển là những nước đứng đầu về số diện tích được cấp chứng chỉ. Về chứng chỉ CoC do FSC cấp: hiện có 2.566 giấy chứng chỉ, trong đó Đức, Anh, Ba lan và Hà lan là những nước có số chứng chỉ cao nhất trong các quốc gia Châu Âu. 2) Bắc Mỹ: Châu Mỹ đến thời điểm tháng 12 năm 2005, diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ là 29.252.921 ha với 332 chứng chỉ, trong số này Canada dẫn đầu với 15.231.115 ha và 26 giấy chứng chỉ, tiếp theo là Mỹ với 5.671.251 ha và 97 chứng chỉ và Braxin với 3.455.582 ha và 60 chứng chỉ. Các diện tích được cấp chứng chỉ cũng chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên. Về chứng chỉ CoC, hiện Châu Mỹ có 941 giấy chứng nhận trong đó Mỹ dẫn đầu với 475 giấy, tiếp sau đó là Chi Lê và Braxin. 3) Nam Mỹ: Có tổng số hơn 7 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, trong đó Bolivia, Braixin là 2 quốc gia có diện tích rừng được cấp CCR lớn nhất, chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên. Hiện nay Braxin, Bolivia, Costa Rica, Uruguay, Guatêmala là các quốc gia xuất khẩu một khối lượng lớn nhất thế giới gỗ có chứng chỉ FSC, mà Việt Nam là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất. 4) Châu Á - Thái Bình Dương: Châu Á - Thái Bình Dương hiện có 2.577.151 ha rừng với 63 giấy chứng chỉ FSC, trong số đó Úc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản Australia và New Zealand là những quốc gia dẫn đầu về diện tích và số chứng chỉ được cấp. Số giấy chứng chỉ CoC do FSC cấp tại Châu Á – Thái Bình Dương là 702, trong đó dẫn đầu là Nhật bản với 289 CoC và Việt Nam là 86 giấy chứng chỉ CoC, tiếp đó là Malaysia với 58 chứng chỉ. Một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia cũng
  20. 12 đã xây dựng các quy trình CCR quốc gia, đồng thời họ cũng đã có một số khu rừng tự nhiên được FSC cấp chứng chỉ. Ngoài ra các nước khác như Papua Niu- Ghi nê, Quần đảo Solomon cũng đã có nhiều khu rừng được cấp chứng chỉ, mà hiện cung cấp khá nhiều gỗ có CCR FSC cho các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc xuất khẩu của Việt Nam. Các nước khác như Thái Lan cũng có một vài diện tích rừng nhỏ được FSC cấp chứng chỉ gần đây. Cho đến nay chưa có một khu rừng nào tại Việt Nam có chứng chỉ rừng của FSC. Tuy nhiên, có một số lâm trường quốc doanh quản lý rừng tự nhiên, các doanh nghiệp, công ty trồng rừng tư nhân, liên doanh đang trong quá trình tiến tới đánh giá chính để cấp chứng chỉ rừng FSC thông qua các dự án của một số tổ chức như WWF Việt Nam, TFT, GTZ, Nhật Bản. Hiện Việt Nam đã có 86 chứng chỉ CoC tại các doanh nghiệp chế biến hàng mộc xuất khẩu, đại lý nhập khẩu gỗ do các TCCC cấp như SGS Việt Nam, SmartWood. 5) Châu Phi: Ở Châu Phi tính đến tháng 11 năm 2005 mới có 1.690.281 ha được cấp chứng chỉ FSC, với 33 giấy chứng chỉ , chiếm 2% tổng số diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ trên thế giới, trong đó Nam Phi đứng đầu có 1.426.362 ha với 23 chứng chỉ, sau đó là Zim-Ba –Uê với 127 ngàn ha. Về chứng chỉ CoC, ở Châu Phi hiện tại có 120 chứng chỉ, trong đó Nam Phi dẫn đầu với 107 chứng chỉ CoC. Châu Phi cho đến nay không có rừng được chương trình PEFC cấp chứng chỉ. 1.1.2.4. Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC Với bất kỳ một chương trình cấp CCR nào việc xem xét mối liên hệ của một sản phẩm gỗ từ một khu rừng được cấp chứng chỉ đến khi được chế biến thành sản phẩm cuối cùng và được đem tiêu thụ tại thị trường là một việc rất cần thiết vì nó cung cấp các cơ sở cho việc dán nhãn sản phẩm. Khái niệm này được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody) - CoC. CoC (Chain of Costudy) là nguyên tắc về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC - Forest Stewardship Council) ban hành lần đầu vào năm 1993 và được soát xét, sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1999, đến tháng 10 năm 2004. Hiệp Hội quản lý rừng quốc tế (FSC) tại Đức đã công bố nguyên tắc mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2