intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tai Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê - tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần xây dựng dữ liệu về Khu hệ chim, đặc biệt là tình trạng của các loài chim quý hiếm nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tai Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê - tỉnh Hà Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN VĂN HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC MÊ – TỈ NH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN VĂN HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC MÊ – TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2015
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào ta ̣o của Trường Đa ̣i ho ̣c Lâm Nghiêp, ̣ đươ ̣c sự đồ ng ý của Phòng Đào tạo Sau đa ̣i ho ̣c, tôi đã thực hiêṇ đề tài: “ Nghiên cứu đă ̣c điểm Khu hê ̣ chim ta ̣i Khu Bảo tồ n thiên nhiên Bắ c Mê - tỉnh Hà Giang”. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắ c Mê đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Tiến Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới chính quyền địa phương và người dân xung quanh Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê đã tạo điều kiện giúp đỡ, tham gia tích cực vào đợt khảo sát thực địa và trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài, đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả. Mặc dù đã nỗ lực làm việc và nghiên cứu, nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015 Tác giả Trầ n Văn Hà
  4. ii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1. Lược sử nghiên cứu chim ở Viê ̣t Nam .......................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu chim nói chung ở Việt Nam .............................. 3 1.2. Phân loại chim ..................................................................................... 4 2. Nghiên cứu Khu hê ̣ chim ta ̣i KBTTN Bắ c Mê - Hà Giang. ......................... 5 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 14 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 14 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 14 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 2.4.1. Kế thừa tài liệu ................................................................................ 15 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 15 2.4.3. Điều tra theo tuyến .......................................................................... 16
  5. iii 2.4.4. Bẫy chim bằng lưới mờ ................................................................... 20 2.4.5. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa đến Khu hệ chim tại KBTTN Bắc Mê............................................................................................................. 23 2.4.6. Xử lý số liệu ..................................................................................... 23 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 6 3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 6 3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 6 3.1.2. Địa hình. địa mạo.............................................................................. 6 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................... 7 3.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học ............................................................ 7 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................... 10 3.2.1. Dân số, lao động và việc làm .......................................................... 10 3.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế ......................................................... 11 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 25 4.1. Thành phần cá c loài chim tại KBTTN Bắc Mê .................................. 25 4.1.1. Thành phần loài ............................................................................ 25 4.1.2. Sự đa dạng các bậc taxon của Khu hệ chim ................................... 37 4.2. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài chim tại KBTTN Bắc Mê ................................................................................................................... 40 4.2.1. Sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (SC1) ......................... 40 4.2.2. Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi (SC2). .......... 41 4.2.3. Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh trên núi đất (SC3) ................ 41 4.2.4. Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy (SC4) .............................. 42 4.2.5. Sinh cảnh làng bản, nương rẫy (SC5)........................................... 42 4.2.6. Sinh cảnh ao hồ, khe suối. .............................................................. 42 4.3. Các loài chim quý hiếm và hiện trạng của chúng tại KBTTN Bắc Mê ........... 44
  6. iv 4.3.1. Danh sách các loài chim quý hiếm trong khu vực .......................... 44 4.3.2. Tình trạng quần thể của một số loài chim quý hiếm và phân bố của chúng tại KBTTN Bắc Mê ............................................................................... 47 4.4. Các mối đe dọa đến khu hệ chim tại KBTTN Bắc Mê ...................... 52 4.4.1. Cá c mố i đe dọa ............................................................................. 52 4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa ............................................................. 55 4.5. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và bảo tồn khu hê ̣ chim tại KBTTN Bắc Mê .............................................................................................. 57 4.5.1. Thực trạng công tá c quả n lý và bảo tồn khu hê ̣ chim tại KBTTN Bắc Mê............................................................................................................. 57 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý và bảo tồn khu hê ̣ chim tại KBTTN Bắc Mê ................................................................................. 58 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 60 1. Kết luận ....................................................................................................... 60 2. Tồn tại ......................................................................................................... 60 3. Khuyến nghị ................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BQL Ban quản lý CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế ĐTQH Điều tra quy hoạch GPS Hệ thống thông tin toàn cầu IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KH Khoa học MV Mẫu vật NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn PV phỏng vấn QĐ Quyết định QS Quan sát SC Sinh cảnh SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự TL Tài liệu TĐT Tuyến điều tra UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Thành phần Hệ thực vật Khu BTTN Bắc Mê 8 2.2 Thành phần dân tộc ít người sống các xã quanh địa bàn 10 3.1 Thông tin về các tuyến điều tra chim tại KBTTN Bắc Mê 17 3.2 Biểu điều tra chim theo tuyến 20 3.3 Thông tin về các điểm bẫy chim bằng lưới mờ tại KBTTN Bắc Mê 21 3.4 Biểu điều tra chim bằng lưới mờ 22 4.1 Danh lục các loài chim tại KBTTN Bắc Mê 25 4.2 Danh sách các loài chim mới được phát hiện tại KBTTN Bắc Mê 34 4.3 Sự phân bố các loài, họ trong các bộ chim tại KBTTN Bắc Mê 37 So sánh tính đa dạng về thành phần loài chim giữa KBTTN Bắc 4.4 39 Mê với một số KBTTN và VQG khác 4.5 Phân bố các loài chim theo dạng sinh cảnh 43 4.6 Danh sách các loài chim quý hiếm tại KBTTN Bắc Mê 44 Kết quả xếp hạng các mối đe dọa đến đa dạng sinh học KBTTN 4.7 56 Bắc Mê
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT Tên hình Trang 2.1 Bản đồ ranh giới Khu BTTN Bắc Mê - Hà Giang 13 3.1 Bản đồ các tuyến điều tra chim tại KBTTN Bắc Mê – Hà Giang 19 Biểu đồ biểu diễn mức độ đa dạng của các bộ chim tại 4.1 38 KBTTN Bắc Mê 4.2 Biểu đồ phân bố các loài chim theo dạng sinh cảnh 43 4.3 Khu vực phân bố của các loài chim quý hiếm tại KBTTN Bắc Mê 51
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên động vật rừng nói chung và các loài Chim nói riêng góp phần to lớn vào sự đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Theo tài liệu cập nhật về phân loại, hiện nay ở nước ta đã ghi nhận 887 loài thuộc 88 họ và 20 bộ chim (Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011). Thực tế, số lượng các loài chim ở Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều do còn nhiều loài chưa được mô tả hoặc chưa được công bố. Chim là nhóm loài có phân bố tương đối rộng. Mức độ phận bố này tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh học, sinh thái của từng loài tạo nên sự phong phú và đa dạng cho quần xã. Cũng giống như các nhóm loài động vật khác, chim có vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn của tự nhiên, tham gia vào duy trì tiń h đa da ̣ng sinh ho ̣c và cân bằ ng hê ̣ sinh thái. Không những vậy, chim còn có vai trò to lớn trong việc phát tán hạt giống, tạo điều kiện tồn tại và phát triển của nhiều hệ thực vật trên trái đất. Tuy nhiên, các loài chim đang bị tuyệt chủng và suy giảm kích thước quần thể nghiêm trọng. Nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam là săn bắt và suy thoái sinh cảnh. Hậu quả của nguyên nhân này dẫn đến 76 loài chim ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007). Các cuộc điều tra gần đây của các nhà khoa học tại các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam ghi nhận số lượng các loài chim quý hiếm có kích thước quần thể quá nhỏ hoặc không được bắt gặp. Do vậy số lượng các loài thực sự bị đe doạ tuyệt chủng hiện nay có thể còn lớn hơn nhiều so với con số đã được thống kê trong nhiều năm trước đây. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bắc Mê được thành lập theo Quyết định số 143/QĐ-UB ngày 22/04/1994 của UBND tỉnh Hà Gian với tổng diện tích là 27.800 ha. KBTTN Bắc Mê có các hê ̣ sinh thái rừng thường xanh núi
  11. 2 cao (đá vôi) mang tính đặc trưng của hệ sinh thái rừng tự nhiên vùng Đông – Bắc Việt Nam. Khu Bảo tồn được thành lập nhằm bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Trong số đó có các loài chim quý như: Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Sả hung (Halcyon coromanda), Ác là (Piaca pica) (Nguồn: Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2009). Mặc dù vậy, các nghiên cứu về đa dạng sinh học của khu vực còn nhiều hạn chế đặc biệt là về Khu hệ chim. Các nghiên cứu trước đây chưa đánh giá toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần loài, đặc điểm phân bố của loài. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim ta ̣i Khu Bảo tồ n thiên nhiên Bắ c Mê – tỉnh Hà Giang” là cần thiết. Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Khu hệ chim nói riêng và tài nguyên đa dạng sinh học nói chung tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Lược sử nghiên cứu chim ở Viêṭ Nam 1.1. Tình hình nghiên cứu chim nói chung ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về chim ở Viê ̣t Nam đề u do các nhà khoa ho ̣c người nước ngoài thực hiên. ̣ Từ năm 1945 – 1954, do chiế n tranh nên các hoa ̣t đô ̣ng về nghiên cứu chim ở Viê ̣t Nam đề u bi ̣ gián đoa ̣n. Cho đế n sau khi Bắ c Viê ̣t Nam giải phóng, mô ̣t số nhà khoa ho ̣c Viêṭ Nam mới bắ t đầ u nghiên cứu. Tiêu biể u nhấ t có công triǹ h nghiên cứu của tác giả Võ Quý, Trầ n Gia Huấ n 1960 - 1961; Võ Quý 1962 - 1966; Võ Quý, Đỗ Ngo ̣c Quang 1965; Võ Quý và Alogiava N.C 1967, 1967. Ngoài ra còn có mô ̣t số công triǹ h nghiên cứu Fiso và Lê Diên Dực 1966 về chim miề n Bắ c Viê ̣t Nam. Năm 1971, Võ Quý đã tổ ng hơ ̣p kế t quả nghiên cứu về đời số ng của các loài chim phổ biế n ở miề n Bắ c Viêṭ Nam và xuấ t bản công triǹ h “Sinh ho ̣c các loài chim thường gă ̣p ở Viêṭ Nam”. Trong sách tác giả có mô tả các đă ̣c điể m về thức ăn, nơi ở, đă ̣c điể m sinh sản và mô ̣t số tâ ̣p tiń h khác của gầ n hai trăm loài chim ở miề n Bắ c, đa số các loài này có ý nghiã kinh tế. Sau khi thố ng nhấ t đất nước, nghiên cứu chim ở các tỉnh phía Nam được tiếp tục bởi các nhà khoa học Việt Nam. Một số chương trình điều tra tổng hợp về tài nguyên sinh vật trong đó có chim đã được tiến hành như: Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên 1 và Tây Nguyên 2. Công trin ̀ h về chim trong giai đoạn này đáng chú ý là cuốn “Chim Viê ̣t Nam, Hình thái phân loa ̣i (Tâ ̣p I và II) của Võ Quý 1975 – 1981” là công triǹ h đầ u tiên nghiên cứu chim trên toàn lañ h thổ Viê ̣t Nam về mă ̣t hình thái và phân loa ̣i. Kết thúc các đợt nghiên cứu này, Võ Quý và Nguyễn Cử (1995) đã xây dựng “Danh lu ̣c chim Viê ̣t Nam” gồ m 19 bô ̣, 81 ho ̣ và 828 loài chim. Với
  13. 4 mỗi loài các tác giả đề u dẫn các đă ̣c điể m về hiê ̣n tra ̣ng và vùng phân bố . Mô ̣t số loài chim quý hiế m, đă ̣c hữu đươ ̣c nghiên cứu và tái phát hiê ̣n như: Sế u cổ đỏ (Grus antigone), Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis), Gà lôi lam mào trắ ng (Lophura edwardsi), Gà so cổ hung (Arborphila davidi), Quắ m cánh xanh (Pseudibis davisoni), Mi núi bà (Crocias langbianus) và gầ n đây nhấ t loài Va ̣c hoa (Gorsachius magnificus)... Mô ̣t số loài mới cho khoa ho ̣c đã đươ ̣c công bố : Gà lôi lam đuôi trắ ng (Lophura hatinhensis), Khướu ngo ̣c linh (Garrulax ngoclinhensis), Khướu vằ n đầ u đen (Actinodura sodangorum), Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax kokakinhensis). Cho đế n những năm gầ n đây, cùng với sự tích cực trong nỗ lực bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c của Chin ́ h phủ Viê ̣t Nam thì nhiề u dự án bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c do các tổ chức: Bảo tồ n chim Quố c tế (Bird Life International); Tổ chức bảo vê ̣ đô ̣ng thực vâ ̣t Quố c tế (FFI); Hiê ̣p hô ̣i bảo tồ n thiên nhiên Quố c tế (IUCN); Quỹ Quố c tế bảo vê ̣ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng thế giới (WB)…đã đươ ̣c triể n khai do vâ ̣y công tác bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c của nước ta đươ ̣c thúc đẩ y ma ̣nh mẽ hơn. Công triǹ h nghiên cứu về chim gầ n đây nhất là cuố n “Chim Viê ̣t Nam” của tâ ̣p thể các tác giả Nguyễn Hữu Cử, Lê Tro ̣ng Trải, Karen Philipps (Năm 2000) tài liêụ này giới thiê ̣u hơn 500 loài chim trong tổ ng số gầ n 850 loài chim hiê ̣n có ở Viê ̣t Nam. Tóm lại các công trình nghiên cứu chim ở Việt Nam đang còn ở mức độ khiêm tốn. Tính cho đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã tìm thấy 887 loài, thuộc 88 họ, 20 bộ (Nguyễn Lâm Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011). 1.2. Phân loại chim Quan điểm phân loại chim đến nay cơ bản vẫn sử dụng tên phổ thông tiếng Việt theo tài liệu của Võ Quý và Nguyễn Cử (1995), tên tiếng Anh và tên khoa học theo Inskipp et al, (1996).
  14. 5 Năm 2005, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen Phillips đã xuất bản cuốn Chim Việt Nam trên cơ sở kế thừa các tài liệu trước đây nhưng đã chuẩn hóa tên phổ thông Việt Nam, tên tiếng Anh cũng như mô tả hình thái của chúng và bổ xung thêm nguồn tài liệu và phân loại các loài chim hiện có. Tuy nhiên, tài liệu mà chúng tôi cập nhật nhất hiện nay theo phân loại của Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011). Theo quan điểm phân loại này, ở Việt Nam hiện có 887 loài chim thuộc 88 họ và 20 bộ. 2. Nghiên cứu Khu hê ̣ chim ta ̣i KBTTN Bắ c Mê - Hà Giang. Tháng 2 năm 2009, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành điều tra và ghi nhận được 104 loài chim phân bố tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê. Các loài chim phân bố ở hầu hết các dạng sinh cảnh trong khu vực và mô ̣t số loài sống đặc trưng tại khu vực rừng trên núi đá vôi. Trong số đó có 2 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (1 loài ở nhóm IB và 1 loài ở nhóm IIB). Có 1 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) ở bậc LR (Ít nguy cấp). Có 9 loài được ghi trong phụ lục II của Công ước CITES (2006). Tuy nhiên, từ năm 2009 đế n nay các công trình nghiên cứu nhằ m bổ sung thông tin về khu hê ̣ chim cho KBTTN Bắ c Mê còn rấ t ha ̣n chế . Do đó, cần có những công trình điều tra nghiên cứu một cách tỉ mỉ, quy mô hơn nhằm xác định rõ hiện trạng, phân bố cũng như những yếu tố đe dọa đến Khu hệ chim tại đây. Bởi vậy, đây sẽ là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quản lý, các nhà bảo tồn có các chính sách, định hướng, hoạch định cụ thể nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cũng như các loài chim quý hiếm có mặt tại KBTTN Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
  15. 6 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm trên địa bàn 3 xã: Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Trụ sở Ban quản lý khu BTTN Bắc Mê đặt tại trung tâm Thị trấn Bắc Mê, khu BTTN Bắc Mê tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: - Phía Bắc giáp xã Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. - Phía Nam giáp xã Thuý Loa, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Đông giáp xã Yên Cường và xã Phiêng Luông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. - Phía Tây giáp xã Yên Định huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo theo Chỉ thị 38/2005/CT- TTg ngày 15/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng (được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định 2104/QĐ- UBND ngày 01 tháng 08 năm 2008). Tổng diện tích KBTTN Bắc Mê có 9.042,5 ha. Trong đó chia ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.298,9 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 743,6 ha; không có phân khu dịch vụ hành chính. 2.1.2. Địa hình. địa mạo. Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm ở vùng lõm của cánh cung Sông Gâm về phía Đông Nam tỉnh Hà Giang, địa hình cao, dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000 m dọc theo các dãy cánh cung Sông Gâm, cao nhất là đỉnh Thải Giàng Phìn có độ cao 1.465 m. Thấp nhất là khu vực hồ thuỷ điện Tuyên Quang có độ cao 120 m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Độ dốc bình quân 300, nhiều nơi có độ dốc trên 400.
  16. 7 2.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn 2.1.3.1. Khí hậu Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm: 22,60C - 230C. + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,20C - 27,50C. + Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C. Các tháng 11,12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều vùng nhiệt độ xuống dưới 00C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết. - Lượng mưa bình quân trong năm từ 2.500 - 3.200 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 trong năm. Lượng mưa trong mùa hè và mùa thu chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa rất nhỏ, thường dưới 50 mm/tháng, trong đó lượng bốc hơi lớn, gây nên khô hạn thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. 2.1.3.2. Thủy văn Do địa hình chia cắt mạnh, cho nên Bắc Mê có rất nhiều khe, suối. Tất cả các suối này đều chảy ra con sông chính và chảy qua KBT đó là Sông Gâm. Tại huyện Na Hang - Tuyên Quang trên Sông Gâm đã xây dựng thuỷ điện Sông Gâm, một số nơi KBT Bắc Mê đã nằm trong khu vực lòng hồ của thuỷ điện này, điển hình là xã Thượng Tân. 2.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học 2.1.4.1. Hệ thực vật Theo kết quả điều tra sơ bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, đã xác định được 523 loài của 137 họ thực vật thuộc các ngành: Ngành Thông đất -
  17. 8 Lycopodiophyta; Ngành Mộc tặc - Equisetophyta; Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta; Ngành Thông - Pinophyta và Ngành Mộc lan - Magnoliophyta. Bảng 2.1. Thành phần Hệ thực vật Khu BTTN Bắc Mê Ngành Tên khoa học Số họ Số chi Số loài Ngành Thông đất Lycopodiophyta 2 3 5 Ngành Mộc tặc Equisetophyta 1 1 1 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 19 30 49 Ngành Thông Pinophyta 4 4 5 Ngành Mộc lan Magnoliophyta 111 315 463 Trong Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) thì lớp Mộc Lan (Magnoliopsida) có 94 họ (chiếm 84,6% số họ); 269 chi (chiếm 85,4% số chi) và 398 loài (chiếm 85,9%) số loài trong ngành. Trong số 523 loài thực vật đã thống kê được có 25 loài thực vật quý hiếm (chiếm 4,78 % tổng số loài của khu hệ) bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2007), Công ước CITES (2008) và Nghị định 32/2006/NĐ/CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006, cần được bảo vệ. 2.1.4.2. Hệ Động vật * Khu hệ thú Bước đầu ghi nhận được 44 loài thú, thuộc 18 họ và phân họ, 7 bộ, trong đó các loài thú nhỏ như: Chuột, Sóc cây, Dúi, Nhím và một số loài thuộc họ Cầy, họ Mèo có phân bố khá phổ biến. Hầu hết các loài thú lớn thuộc họ Hươu nai, họ Lợn, họ Trâu bò, các loài thuộc bộ Linh trưởng cũng bị suy giảm nhiều về số lượng, đặc biệt các loài Gấu ngựa, Nai, Báo hoa mai, Tê tê, Vượn đen tuyền, Cầy mực theo người dân cho biết trước đây có phân bố ở vùng này nhưng hiện nay cũng không thấy xuất hiện. Ngoài ra theo một số thông tin khác cho biết về loài Voọc mũi hếch còn phân bố ở 2 khu vực thuộc
  18. 9 tỉnh Hà Giang như: khu vực 1 - vùng núi phía Bắc xã Minh Sơn (huyện Bắc Mê), giáp xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên) và vùng rừng giáp với KBTTN Du Già, Du Tiến (huyện Yên Minh); khu vực 2 - vùng núi giáp huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng); tuy nhiên đây mới chỉ là thông tin ở mức độ tạm thời, chưa khẳng định một cách chắc chắn, cần có những đợt điều tra chi tiết tiếp theo. Trong số 44 loài thú đã ghi nhận trong khu vực nghiên cứu, đã xác định 20 loài thú quý hiếm (chiếm 45,4% tổng số loài thú của khu vực nghiên cứu). Trong số này có 13 loài thú ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2007); 15 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 15 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) của Chính Phủ. * Khu hệ chim Theo kết quả điều tra sơ bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, đã được Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật điều tra đánh giá tháng 2/2009, bước đầu ghi nhận được tổng số 104 loài chim phân bố tại khu vực. Các loài chim phân bố ở hầu hết các dạng sinh cảnh trong khu vực, trong đó có các loài sống đặc trưng tại khu vực rừng trên núi đá vôi. Tuy nhiên, nếu có những chương trình điều tra tỉ mỉ, số loài chim tại khu vực chắc chắn sẽ được tăng lên. Trong số 104 loài ghi nhận được ở khu Bảo tồn có 10 loài quý hiếm. Trong đó có 2 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và 9 loài có giá trị bảo tồn cấp toàn cầu, gồm: - Có 2 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: 1 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng) và 1 loài ở nhóm IIB (Hạn chế khai thác sử dụng). - Có 1 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) ở bậc LR (Ít nguy cấp). - Có 9 loài được ghi trong phụ lục II của Công ước CITES (2006). * Khu hệ bò sát, lượng cư
  19. 10 Đã ghi nhận tổng số 55 loài thuộc 16 họ, 3 bộ bao gồm 22 loài bò sát thuộc 9 họ, 2 bộ và 23 loài loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ. Họ có số lượng loài nhiều bao gồm họ Rắn nước (Colubridae: 8 loài); họ Ếch nhái (Ranidae: 7 loài); họ Ếch cây (Rhacophoridae: 7 loài); họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae: 5 loài) và họ Cóc bùn (Megophryidae: 5 loài). 2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 2.2.1. Dân số, lao động và việc làm 2.2.1.1. Dân số Cư dân trong vùng thuộc 4 dân tộc chính là H’Mông, Dao, Tày và Kinh, cuộc sống của họ phụ thuộc vào đất và tài nguyên của Khu Bảo tồn. Mật độ phân bố bình quân là 26,3 người/km2. Trong đó cao nhất là xã Thượng Tân có mật độ bình quân là 47,4 người/km2; thấp nhất là xã Lạc Nông có mật độ 15,2 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,8%, cao nhất là xã Minh Ngọc 2,1%; thấp nhất là xã Lạc Nông 1,2%. Bảng 2.2. Thành phần dân tộc ít người sống các xã quanh địa bàn Tổng Dân số chia theo dân tộc Xã Thôn dân số H’Mông Dao Tày Kinh Lạc Nông 6 1796 88 542 1132 34 Thượng Tân 4 1492 846 0 646 0 Minh Ngọc 6 3211 886 635 1425 265 Yên Định 2 888 203 685 0 0 Yên Phú 2 2065 87 0 1135 843 Yên Cường 4 1856 1817 23 16 0 2.2.1.2. Lao động và việc làm Tổng số lao động 1.785 người, chiếm 33,5% dân số. Dân cư cũng như lao động phân bố tập trung ở khu vực nông thôn và gần thị trấn. Lao động sản xuất Nông, Lâm nghiệp: 1.557 người; Lao động dịch vụ: 198 người; Lao động quốc doanh (chủ yếu là giáo viên): 30 người. Trình độ của đa số lao động nhìn chung là thấp.
  20. 11 2.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế 2.2.2.1. Ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản Phân chia lao động theo các ngành nghề như sau: + Lao động Nông nghiệp: 1.750 người - chiếm 96,9% tổng số lao động. + Lao động Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại: 56 người - chiếm 3,1% tổng số lao động. + Lao động phân theo trình độ chuyên môn: Số lao động qua đào tạo chuẩn đạt 2,9%. * Cây trồng hàng năm Trồng trọt hiện nay vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với cây trồng chính là lúa nước và một số cây trồng trên nương như ngô, sắn. Tổng diện tích 344,93 ha. Trong đó: - Diện tích lúa nước: 267 ha bằng 100% KH, tăng 6,9% so với năm 2010, năng suất đạt 54,3 tạ/ha sản lượng 1449,8 tấn. - Diện tích gieo trồng ngô: trồng được 294,2/300 ha đạt 98% kế hoạch, năng suất 38,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1132,6 tấn. - Diện tích cây lạc trồng được 212,9 ha đạt 99% kế hoạch, năng suất trung bình 11 tạ/ha, sản lượng 234,1 tấn. - Diện tích đậu tương: trồng được 36,7 ha đạt 82% kế hoạch, năng suất trung bình 13,5 tạ/ha, sản lượng đạt 49,54 tấn. * Cây lâu năm Tổng diện tích 42,74 ha. Diện tích này người dân đã trồng chè và một số cây ăn quả, tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa cao. * Sản xuất Lâm nghiệp Đất Lâm nghiệp 6.460,47 ha chiếm 92,7% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất rừng sản xuất 3312,18 ha chiếm 47,5 % diện tích tự nhiên. + Đất rừng phòng hộ 3148,29 ha chiếm 45,2% diện tích tự nhiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2