Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn loài Lan một lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter) tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm sinh học của loài Lan một lá tại Vườn Quốc gia Cát Bà; đánh giá khả năng nhân giống loài Lan một lá tại Vườn Quốc gia Cát Bà; xác định ảnh hưởng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Lan một lá tại Vườn Quốc gia Cát Bà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn loài Lan một lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter) tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trần Ngọc Hải – Phó trƣởng Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, Ngày….tháng…. năm 2017 Tác giả Vũ Hồng Vân
- ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, khóa học Cao học 23A1 (2015 - 2017) đã bƣớc vào giai đoạn kết thúc. Đƣợc sự nhất trí của của nhà trƣờng và phòng Đào tạo Sau đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ả tồn i n ột lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter) tại Vƣờn Quốc gi C t Hải Ph ng . Sau hơn 6 tháng thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép em đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Trần Ngọc Hải, thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo thuộc phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng thuộc Trƣờng Đại học lâm nghiệp Việt Nam; Lãnh đạo và đồng nghiệp Vƣờn Quốc gia Cát Bà đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chia sẻ kinh nghiệm quý báu, thu thập các số liệu tại hiện trƣờng trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do đối tƣợng nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên số lƣợng còn ít, vì vậy rất khó thu thập số liệu. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian và tƣ liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, Ngày….tháng…. năm 2017 Tác giả Vũ Hồng Vân
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới ............................................ 3 1.1.1. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc....................... 3 1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc ........... 3 1.1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc .................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam ............................................. 6 1.2.1 .Tình hình điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc .............. 6 1.2.2. Các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam .......... 9 1.2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam ........................... 13 1.2.4. Các nghiên cứu về hệ thực vật tại VQG Cát Bà ................................... 17 1.2.5. Tài nguyên cây thuốc tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà ................................. 19 1.2.6. Nghiên cứu về loài Lan một lá .............................................................. 19 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 23 2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 23 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 23 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 23 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
- iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu và phỏng vấn .......................................... 24 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và phân bố của loài Lan một lá. .............................................................................................................. 24 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ............................ 38 3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 38 3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên .......................................................... 38 3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 44 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 47 4.1. Một số đặc điểm sinh vật học loài Lan một lá tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà ......................................................................................................................... 47 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài Lan một lá ....................................................... 47 4.1.2. Đặc điểm vật hậu loài Lan một lá ......................................................... 49 4.1.3. Đặc điểm tái sinh của loài Lan một lá................................................... 50 4.1.4. Điều kiện đất đai nơi Lan một lá phân bố ............................................. 53 4.2. Đặc điểm phân bố loài Lan một lá tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà. ............... 57 4.2.1. Phân bố Lan một lá trên các tuyến và ô tiêu chuẩn điều tra ................. 57 4.2.2. Phân bố loài Lan một lá theo kiểu rừng: Thảm thực vật rừng VQG Cát Bà có các kiểu và kiểu phụ sau ....................................................................... 61 4.2.3. Phân bố Lan một lá theo sinh cảnh ....................................................... 64 4.2.4. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi Lan một lá phân bố .................................. 65 4.3. Thử nghiệm nhân giống loài Lan một lá (bằng củ) tại VQG Cát Bà. ...... 76 4.3.1. Xử lý và nhân giống .............................................................................. 76 4.3.2. Ảnh hƣởng của một số nhân tố đến nhân giống ................................... 76 4.4.3. Xác định các vùng ƣu tiên cho bảo tồn loài Lan một lá ...................... 89 4.4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn hiệu quả ........................................... 92 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩ đầy đủ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc ĐDSH Đa dạng sinh học TCN Trƣớc công nguyên WHO Tổ chức y tế thế giới CNI Viện ung thƣ Hoa kỳ VQG Vƣờn Quốc gia GPS Máy định vị toàn cầu CT Chủ tịch TCT Tổng công ty HST Hệ sinh thái OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản QXTV Quần xã thực vật LSNG Lâm sản ngoài g
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Phân loại khoa học Chi Lan một lá (Nervilia fordii (Hance) 1.1 20 Schlechter) 2.1 Khu vực và tọa độ tuyến điều tra 26 Biểu theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ nhân giống đến tỉ lệ nảy 2.2 32 chồi, số chồi và thời gian nảy chồi trung bình 2.3 Biểu theo dõi ảnh hƣởng của nhân tố ánh sáng đến tỉ lệ bật chồi 32 Biểu theo dõi ảnh hƣởng thể nền, nồng độ thuốc kích thích 2.4 sinh trƣởng đến tỉ lệ bật chồi, số chồi và thời gian nảy chồi 33 trung bình 3.1 Thảm thực vật rừng và sử dụng đất 43 3.2 Thành phần loài khu hệ thực vật Vƣờn Quốc gia Cát Bà 44 4.1 Vật hậu Lan một lá xuất hiện trong các tháng 49 4.2 Phân bố Lan một lá tái sinh trên các ô dạng bản 51 Mô tả phẫu diện đất Lan một lá phân bố tại Vƣờn Quốc gia 4.3 53 Cát Bà 4.4 Một số tính chất vật lý, hoá học của đất nơi Lan một lá phân bố 54 4.5 Phân bố Lan một lá tái sinh trên các tuyến điều tra 57 4.6 Vị trí OTC trên tuyến tại khu vực nghiên cứu 58 4.7 Kiểu và kiểu phụ thảm thực vật rừng tại VQG Cát Bà 61 4.8 Tổ thành cây g , cây tái sinh nơi có Lan một lá phân bố 65 4.9 Bảng tổng hợp mật độ tầng cây cao, cây tái sinh và Lan một lá 69 4.10 Chất lƣợng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu 70 4.11 Tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc tại khu vực nghiên cứu 71 4.12 Đặc điểm cây bụi thảm tƣơi tại khu vực nghiên cứu 73
- vii 4.13 Chất lƣợng tầng cây bụi thảm tƣơi 74 Ảnh hƣởng của thời vụ nhân giống đến tỉ lệ nảy chồi, số chồi 4.14 77 và thời gian trung bình này chồi Ảnh hƣởng của nhân tố ánh sáng đến tỉ lệ bật chồi, số chồi và 4.15 79 thời gian nảy chồi trung bình Ảnh hƣởng của NAA ở các nồng độ và thể nền khác nhau đến 4.16 81 tỷ lệ hom ra chồi, thời gian ra chồi trung bình của hom 4.17 Nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về khai thác Lan một lá 85 4.18 Vị trí ghi nhận khu vực cháy rừng 5 năm gần đây 88 Đánh giá các mối đe dọa đến Lan một lá tại khu vực nghiên 4.19 89 cứu 4.20 Bảng phân vùng ƣu tiên bảo tồn loài Lan một lá 90
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Bản đồ tuyến điều tra Lan một lá tại khu vực nghiên cứu 27 2.2 Củ Lan một lá 31 3.1 Ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu 38 4.1 Củ Lan một lá 47 4.2 Củ và rễ Lan một lá 47 4.3 Chồi Lan một lá 48 4.4 Hoa Lan một lá 48 4.5 Lá cây Lan một lá 49 4.6 Điều tra Lan một lá theo tuyến 58 4.7 Lập OTC điều tra Lan một lá 59 4.8 Bản đồ phân bố cây Lan một lá tại khu vực nghiên cứu 60 4.9 Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới 63 4.10 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác tre nứa Lan một lá phân bố 64 4.11 Sinh cảnh ven suối nơi Lan một lá phân bố 64 4.12 Tầng cây bụi thảm tƣơi nơi Lan một lá phân bố 75 4.13 Lan một lá mới thu hái về giâm trong Vƣờn ƣơm 84 4.14 Chồi hoa Lan một lá bắt đầu nảy mầm 84 Cháy rừng ở VQG Cát Bà tại 02 kiểu rừng có Lan một lá 4.15 89 phân bố Bản đồ khu vực ƣu tiên bảo tồn loài Lan một lá tại khu vực 4.16 91 nghiên cứu
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Họ lan (Orchidaceae) là một trong số những họ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam, với tổng số khoảng 865 loài thuộc 154 chi. Thông thƣờng lan đƣợc sử dụng làm cảnh. Ngoài ra, có nhiều loài lan còn đƣợc sử dụng làm thuốc (trong đó có loài Lan một Lá). Ở nƣớc ta Lan một lá mọc trên kẽ đá, nơi rợp vùng núi đá vôi và ở nơi ẩm vùng chân núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình,…. Do bị thu hái nhiều để bán làm thuốc từ rất lâu, nên loài Lan một lá đang bị đe dọa nghiêm trọng, rất có thể sẽ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu chúng ta không có biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hiện nay, Lan một lá đã đƣợc ghi trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ thuộc nhóm II, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Vƣờn Quốc gia Cát Bà đƣợc thành lập ngày 31/3/1986 theo Quyết định số 79-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và nằm trên địa giới hành chính 02 tỉnh Hải Phòng; Quảng Ninh. Vƣờn có tổng diện tích là 17.362,96 ha (phần đảo là 10.912,51 ha; phần biển là 6.450,45 ha), là khu bảo tồn đầu tiên của Việt Nam có phân khu bảo tồn biển và mang đầy đủ các hệ sinh thái điển hình là: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nƣớc và hệ sinh thái biển. Là một khu rừng độc đáo trên núi đã vôi của cả vùng biển Đông Bắc, ở đây còn lƣu giữ đƣợc kiểu rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa đai thấp, là nơi sinh sống của 81 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Sách Đỏ Thế giới, Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Với tầm quan trọng về bảo tồn ĐDSH, địa chất và cảnh quan, năm 2004 Tổ chức Văn hoá - Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Cát Bà Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới, hiện nay thành phố Hải Phòng đã có tờ trình đề nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao
- 2 và Du lịch có văn bản trình UNESCO công nhận Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long - Cát Bà. Tuy nhiên, VQG Cát Bà đã và đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học, đó là: Tình trạng chuyển mục đích sử dụng rừng; Khai thác quá mức của ngƣời dân địa phƣơng nhằm mục đích thƣơng mại ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với một số cây thuốc có giá trị đã làm cho chúng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ngoài ra, ngƣời dân chỉ tập trung vào việc khai thác mà chƣa chú trọng đến việc gây trồng phát triển chúng dẫn đến nhiều loài cây thuốc đang hiếm dần, rất khó tìm và khai thác chúng ở những khu rừng gần nơi sinh sống. Do vậy, ngƣời dân địa phƣơng đã và đang khai thác ở những khu rừng sâu hơn, thuộc vùng lõi của VQG Cát Bà. Điều này, làm cho Ban quản lý VQG Cát Bà gặp nhiều khó trong công tác quản lý và bảo tồn các loài cây thuốc nói chung và Lan một lá nói riêng. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến thực trạng phân bố, k thuật nhân giống gây trồng và các giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả các loài cây có giá trị trên đảo hiện đang còn thiếu, dẫn đến nguy cơ bị khai thác cạn kiệt. Loài Lan một lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter) là một trong những cây thuốc quý, hiếm đƣợc phát hiện ở Cát Bà. Lan một lá đƣợc dùng làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm, làm mát phổi, chữa ho lao, ho lâu năm, viêm phế quản,…. Nhai rễ củ tƣơi làm giảm khát, bồi dƣỡng cơ thể. Nhƣng hiện nay cơ sở dữ liệu về loài này ở Việt Nam còn hết sức hạn chế, chƣa hệ thống và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác bảo tồn. Do vậy cần nghiên cứu một cách cụ thể để đƣa ra cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài dƣợc liệu nguy cấp, quí hiếm này. Xuất phát từ những cơ sở đó, em đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ả tồn i n ột lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter) tại Vƣờn Quốc gi C t Hải Ph ng với mong muốn góp phần đánh giá đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài làm cơ sở cho công tác bảo tồn theo hƣớng bền vững.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới 1.1.1. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ xƣa đến nay, con ngƣời luôn coi trọng cây cỏ nhƣ là một nguồn thuốc chủ yếu để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay số loài cây thuốc đƣợc sử dụng trên thế giới ƣớc tính từ 30.000 đến 70.000 loài. Trong đó, ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa đƣợc dùng làm thuốc. Ở Ấn Độ 6.000 loài, ở Trung Quốc là hơn 5.000 loài và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc coi là có nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia. Cho đến nay nhiều tài liệu quý ghi chép kinh nghiệm sử dụng của ngƣời xƣa vẫn còn lƣu truyền tại Trung Quốc - Quốc gia có truyền thồng lâu đời trong việc sử dụng cây cỏ để trị bệnh. Trong tập “Thần nông bản thảo” chỉ rõ khoảng 5.000 năm trƣớc đây ngƣời Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cƣơng mục”. Các tài liệu cổ xƣa về sử dụng cây thuốc cũng đƣợc ngƣời Ai Cập cổ đại ghi chép cách đây khoảng 3.600 năm trƣớc với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc. Các nhà thực vật ngƣời Pháp đƣợc coi là những ngƣời đầu tiên của Châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chƣơng trình nghiên cứu về thực vật Đông Dƣơng, Perry công bố 1.000 loài cây và dƣợc liệu tại Đông Nam Á đã đƣợc kiểm chứng và gần đây tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of East and Southeast Asia”,..v.v. [ 10], [28 ] 1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc Ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số tỏ ra tín nhiệm với việc chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, mà trong đó cây cỏ là nguồn thuốc chủ
- 4 yếu đã đƣợc sử dụng. Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số các loài cây thuốc đã biết hiện nay có đến 80% số loài (khoảng 4.200 loài) đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Tại Nhật Bản, 42,7% ngƣời dân sử dụng thuốc cổ truyền để chữa bệnh với tổng chi tiêu khoảng 150 triệu USD (1983). Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc thƣờng xuyên đƣợc sử dụng với lƣợng lớn ở các xƣởng sản xuất thuốc nhỏ. Doanh số bán thuốc thảo mộc ở các nƣớc Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng doanh số buôn bán dƣợc phẩm là 65 tỉ USD…v.v [1], [9], [10], [28]. Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hƣớng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thƣ Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thƣ, 25% đơn thuốc ở M có sử dụng chế phẩm có dƣợc tính mạnh có nguồn gốc từ thực vật. Theo tổ chức về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này có thông tin, hiện có tới 30.000 loài đƣợc coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tổng số 30.000 loài này, có rất nhiều loài đƣợc dùng làm thuốc. Một loài cây thuốc quý khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông - Bắc Ấn Độ, trƣớc kia khai thác hàng chục tấn m i năm bán sang các nƣớc vùng Đông Nam Á, nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng (O. Akerele, 1991). Một vài loài cây dân tộc thuốc quí nhƣ Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây - Bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại ở 1 - 2 điểm, với số lƣợng cá thể ít,… cũng là những ví dụ điển hình về sự tồn tại mong manh của chúng ở Trung Quốc (P.G. Xiao, 1991). “Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”, Sara Oldfield, tổng thƣ ký của Tổ chức bảo tồn các vƣờn bách thảo quốc tế, nhận xét. Phần lớn dân số thế giới, trong đó có 80% ngƣời châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc vào dƣợc thảo để chữa bệnh. Tình trạng thiếu dƣợc thảo đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda. Có thể nói giá trị và lợi nhuận mà cây thuốc đem lại rất lớn. Ở M m i năm lợi nhuận thu đƣợc từ
- 5 cây thuốc khoảng 1,5 tỷ USD. Ở Trung Quốc, chỉ riêng việc xuất khẩu cao đơn hoàn tán cũng cho doanh thu khoảng 2 tỷ USD/ năm. Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế giới đã đặt ra một vấn đề cần lƣu tâm: 2/3 trong số 50.000 loài cây thuốc đƣợc sử dụng, khai thác từ các cây hoang dại sẵn có nhƣng không đƣợc trồng lại để bổ sung. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc Lo ngại trƣớc tình hình tài nguyên cây thuốc, cùng những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng đang bị mai một, nên ngay từ hội nghị lần thứ 40 của Tổ chức Y tế thế giới, tháng 5 năm 1987 đã tái xác định những quan điểm chính đƣợc đƣa ra ở Hội nghị Alma - Ata từ năm 1979, là: “cần phải khởi xƣớng những chƣơng trình nhằm nhận biết về giá trị, bào chế và trồng trọt, cùng với việc bảo tồn cây thuốc”. Tiếp theo đó có rất nhiều cuộc Hội thảo liên quan đến vấn đề này, qua đó các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị ĐDSH, trong các nền văn hóa của m i quốc gia. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 1.500 vƣờn thực vật, đang lƣu giữ và trồng trọt một lƣợng rất lớn các loài thực vật, ƣớc chừng khoảng 80.000 loài trong điều kiện nhân tạo, m i vƣờn khoảng vài trăm đến hàng nghìn loài, trong đó có các loài cây thuốc (Heywood, 1992). Vƣờn thực vật lớn nhất thế giới là Vƣờn Thực vật Hoàng gia Anh Quốc tại Kew lƣu giữ khoảng 38.000 loài, trong đó bảo tồn rất nhiều loài cây thuốc. Vai trò quan trọng của các vƣờn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, cây thuốc nói riêng cũng đã đƣợc minh họa bởi việc mở rộng mạng lƣới của 19 vƣờn thực vật ở M với Trung tâm bảo tồn thực vật. Sự đóng góp của các vƣờn thực vật đối với công tác bảo tồn loài đã và đang đƣợc
- 6 mở rộng ra, đặc biệt là các loài nguy cấp bị đe dọa ngoài tự nhiên. Theo hƣớng này, các vƣờn thực vật cung cấp cây giống cho các nghiên cứu và vùng trồng cấy cây thuốc. [1], [6], [9], [28] Tóm lại, bảo tồn cây thuốc trên thế giới hiện đƣợc triển khai theo hai hình thức chính: (1) Bảo tồn cây thuốc theo hình thức bảo tồn nguyên hay tại ch vị (in situ): Theo hình thức này, các loài cây thuốc bị đe dọa đƣợc bảo tồn ngay tại nơi chúng phân bố hay đã từng phân bố. (2) Bảo tồn cây thuốc theo hình thức chuyển vị (ex situ): Thƣờng thực hiện tại các vƣờn thực vật, các trang trại hoặc vƣờn rừng, trong các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu (các ngân hàng hạt, ngân hàng mô,...). Để hoạt động bảo tồn đạt kết quả, nhiều hoạt động khác đƣợc triển khai trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục về bảo tồn, nâng cao năng lực quản lý và k thuật phục vụ công tác bảo tồn (nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ,…) đã có nhiều thành quả, các phƣơng pháp nghiên cứu và triển khai đã đƣợc thống nhất để áp dụng trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng các phƣơng pháp này cần có sự tính toán phù hợp với thực tế từng quốc gia. 1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt N 1.2.1 .Tình hình điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc a. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam nằm dọc trên bán đảo Đông Dƣơng, có hình dạng hẹp về chiều ngang, nơi rộng nhất chỉ khoảng 600 km, nơi hẹp nhất là hơn 40 km. Trên đó, có tới 3/4 lãnh thổ là đồi núi, với nhiều dãy núi lớn và cao nhƣ Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fan Si Păng 3.143 m, Ngũ Chỉ Sơn 3.096 m, Phu Xi Lung 3.075 m. Dãy Trƣờng Sơn chạy dọc biên giới Việt Lào, về phía nam mở rộng ra thành các cao nguyên với một số đỉnh núi nhô cao nhƣ Ngọc Linh 2.589 m, Chƣ Yang Sin 1.405 m, Bi Đúp 2.287 m. Xen kẽ với các vùng núi kể trên là một hệ thống các sông suối chằng chịt. Song đáng chú ý nhất là hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu Long, đã tạo ra ở hai
- 7 miền Bắc và Nam hai vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn. Đồng thời có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Trong đó, tính nhiệt đới gió mùa điển hình thấy rõ ở các vùng núi thấp phía Nam và thiên dần sang khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi hay gần nhƣ á nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc. Tất cả những nhân tố về địa lý, địa hình và khí hậu kể trên,… đã góp phần tạo nên ở Việt Nam có nguồn tài nguyên động - thực vật phong phú đa dạng. Theo ƣớc tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có mạch có tới 12.000 loài. Bên cạnh đó còn 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2.000 loài Tảo (Phan Kế Lộc, 1998; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997…). Trong đó, có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng đƣợc sử dụng làm thuốc (Nguyễn Tập, 2002). Trong lịch sử, Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các loài cây thuốc. Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cƣơng mục toàn yếu” là cuốn sách thuốc đầu tiên xuất bản năm 1429. Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế kỷ XIV) đã biên soạn bộ “Nam dƣợc thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật,... Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phƣơng châm của Đảng đề ra tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành Y tế đã đƣợc đƣa thuốc nam vào phát huy vai trò to lớn của nó, xây dựng nên “Toa căn bản”, nêu các phƣơng pháp chữa bệnh bằng 10 vị thuốc thông thƣờng [21]. Đặc biệt, các nhà dƣợc học Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng sáng tạo nhiều cây thuốc để phục vụ công tác chữa bệnh trong kháng chiến (sản xuất thuốc an thần từ củ Bình vôi, điều trị nhiễm trùng bằng cây Ráy lá rách,..v.v.). Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, công tác sƣu tầm các nguồn tài liệu về thuốc nam, tổ chức điều tra cây thuốc và nghiên cứu thành phần hoá học của cây thuốc đƣợc triển khai mạnh mẽ. Trong số các công trình đƣợc công bố đáng chú ý bộ “Dƣợc liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập do Đ Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961 tái bản in thành 2 tập. Trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam [12]. Từ 1962 - 1965 Đ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số
- 8 cây thuốc của Ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13 (2005). Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại. Năm 1980, Đ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”. Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dƣợc liệu, điều tra ở 2.795 xã, phƣờng, thuộc 351 Huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đã có những đóng góp đáng kể trong các điều tra sƣu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền dân gian. Kết quả đƣợc đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”. Võ Văn Chi năm 1976, trong luận văn Khoa học của mình, Ông đã thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Nhiều công trình điều tra thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta đã đƣợc tiến hành trong những năm vừa qua. Trong thời gian 2000 - 2010, phòng Thực Vật dân tộc học thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc ngƣời H'mông, Dao, Tu Dí, Mƣờng, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang. b. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc M i dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam. Để thừa kế các kinh nghiệm quý báu trong y học cổ truyền, thời gian qua ngành y tế nƣớc ta đã tập hợp đƣợc 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của 12.531 lƣơng y. Có nhiều dƣợc phẩm đƣợc phát triển gần đây dựa trên tri thức sử dụng của cộng đồng, nhƣ Ampelop, dựa trên kinh nghiệm dùng cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch.) để chữa bệnh của ngƣời Tày ở Cao Bằng, v.v... Trong y học dân gian, m i cộng đồng miền núi (cấp xã) thƣờng biết sử dụng từ 300 - 500 loài cây cỏ sẵn có trong khu vực để làm thuốc. M i gia
- 9 đình biết sử dụng từ vài cây đến vài chục cây để chữa các chứng bệnh thông thƣờng ở cộng đồng đó. M i cộng đồng thƣờng có 2 - 5 thầy lang (hay hơn) có kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc. Để bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế đã ban hành “Danh mục thuốc thiết yếu”, có quy định 188 vị thuốc y học cổ truyền thiết yếu và 60 loài cây làm thuốc cần trồng tại tu yến xã, gọi là thuốc Nam thiết yếu [4], [5] Theo kết quả điều tra tƣơng đối có hệ thống của Viện Dƣợc liệu từ năm 1961 đến nay, xác định ở Việt Nam hiện đã biết 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm thực vật bậc cao cũng nhƣ bậc thấp (kể cả nấm và tảo) [20]. 1.2.2. Các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Nhìn chung, các mối đe dọa tới nguồn tài nguyên cây thuốc của nƣớc ta có thể nằm trong các nhóm sau: a. Các mối đe dọa trực tiếp (1) Mất rừng và suy thoái đa dạng sinh học Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm còn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976). Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm xuống, diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chƣa đầy 9,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%. Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tƣ nên diện tích rừng đã dần đƣợc phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%.
- 10 Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống nhƣ trên thế giới ngày càng gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật do ảnh hƣởng các hoạt động của con ngƣời vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nƣớc ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Nguyên nhân của sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau: - Khai thác g : trong giai đoạn từ năm 1985 đến 1991, các lâm trƣờng quốc doanh đã khai thác rừng bình quân 3,5 triệu m3 g /năm, thêm vào đó khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch. Số g này nếu quy ra diện tích thì khoảng 80.000 ha bị mất m i năm. Hơn nữa, nạn chặt trộm g xảy ra ở nhiều nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lƣợng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Sự mở rộng đất nông nghiệp: mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nƣớc là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học, trong đó có cây thuốc. Quá trình điều tra dƣợc liệu của Viện Dƣợc liệu – Bộ Y tế, từ năm 1970 – 1990 đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị xóa sổ, thay vào đó là nƣơng rẫy và các công trình dân sự. Trong các khu rừng này có nhiều cây thuốc quí nhƣ Vàng đắng, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì chân chim, Hoàng đằng,… chƣa kịp điều tra và khai thác. Bên cạnh nạn phá rừng và mất đất rừng (do cháy rừng và lũ lụt), việc khai thác rừng (lấy g ), trồng mới thuần loại (bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tƣợng, thông,…) làm mất đi nhiều loại cây thuốc vốn có trong các tầng cây bụi và thảm tƣơi ở đó. - Khai thác củi: hàng năm, một lƣợng củi khoảng 21 triệu tấn đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lƣợng củi này nhiều gấp 6 lần lƣợng g xuất khẩu hàng năm.
- 11 - Khai thác các sản phẩm ngoài g : các sản phẩm ngoài g nhƣ song mây, tre nứa, lá, cây thuốc đƣợc khai thác cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt, khu hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi. - Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% có khả năng bị cháy trong mùa khô. Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 - 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung. - Xây dựng cơ bản: nhƣ giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện,... cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm mất đa dạng sinh học. Ví dụ: Hàng chục ngàn hecta rừng ở tiểu cao nguyên An Khê (thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định), trƣớc kia vốn là một trung tâm phân phối lớn nhất Việt Nam cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) - nguyên liệu chiết Berberin, hiện đã nằm dƣời lòng hồ chứa nƣớc của thủy điện Vĩnh Sơn. Rừng bị mất do làm hồ chứa nƣớc cho nhà máy thủy điện, cho các công trình thủy lợi, mở mang mạng lƣới giao thông hoặc tạo những khu tái định cƣ mới. Các việc làm này thƣờng có mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không nghiên cứu k hoặc quản lý tốt, sẽ dẫn đến các hậu quả thứ cấp, nhƣ: thay đổi môi trƣờng sinh thái cục bộ, hoặc cây thuốc ở đó sẽ bị khai thác triệt để hơn, do mạng lƣới giao thông đã đƣợc cải thiện. - Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã hủy diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng. [4, 5, 9, 13] (2) Khai thác cây thuốc quá mức - Cƣờng độ khai thác lớn: Bên cạnh tác động của nạn phá rừng và mất rừng, việc khai thác liên tục nhiều năm, chƣa chú ý bảo vệ tái sinh cũng làm cho nguồn cây thuốc ở Việt Nam mau cạn kiệt. Tình hình này có thể thấy rất rõ đối với những loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, nhất là cây nguyên liệu cho công nghiệp dƣợc. Một số cây thuốc có nhu cầu dƣờng nhƣ
- 12 không hạn chế, nhƣ Ba Kích (Morinda officinalis How); Đảng Sâm (Campanumoea javanica Blume) và các loài Hoàng tinh thuộc chi Disporopsis và Polygonatum,… vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lƣợng khai thác những cây thuốc nay hiện đã suy giảm nghiêm trọng, thậm chí trở nên khan hiếm đến mức đã đƣợc đƣa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 1985, 1990, 1997, 2001, 2006) và Sách Đỏ Việt Nam - Phần thực vật, năm 1996, 2007. Nhiều loài thuốc quý đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 31 loài ở mức bị đe dọa tuyệt chủng cao. Các cây thuốc trƣớc kia có thể khai thác hàng chục nghìn tấn/năm nhƣ: Ba kích, Đẳng sâm, Hoàng tinh,... đã giảm rõ rệt. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Ta Kou (Bình Thuận), thần xạ (một dƣợc liệu có công dụng chính là trị viêm xoang) bị khai thác với số lƣợng lớn, bán công khai cho khách thập phƣơng. Cao Bằng dù có trên 617 loài cây thuốc, thuộc 211 họ thực vật, trong đó nhiều loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao nhƣ: Thanh thiên quỳ, Lan gấm, Hà thủ ô, Ba kích, Thổ phục linh, Giảo cổ lam, Sâm cau, Sa nhân,… nhƣng ngày một cạn kiệt do khai thác quá mức. VQG Hoàng Liên đƣợc ví nhƣ kho thuốc quý của Việt Nam, nhƣng đáng lo ngại là kho thuốc này ngày một cạn kiệt vì tình trạng khai thác vô tội vạ. Đặc biệt cây Hoàng liên chân gà - một cây thuốc quý, mọc tự nhiên đã đƣợc Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và 2007 xếp vào hạng rất nguy cấp nhƣng vẫn tiếp tục bị khai thác và ngƣời ta vẫn thấy chúng đƣợc bày bán ở chợ Sa Pa. Núi Ba Vì, từ lâu đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ một “núi thuốc nam” có một không hai của vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn. Thế nhƣng, qua hơn 20 năm đƣợc đồng bào ngƣời Dao tại đây khai thác và sử dụng, nguồn tài nguyên cây thuốc đã gần nhƣ cạn kiệt, 12 loại cây thuốc ở đây đã gần nhƣ tuyệt chủng, trong đó có: Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng,… Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 ghi 114 loài cây thuốc quý hiếm, thuộc 47 họ thực vật, thì đến nay đã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn