intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho vấn đề sử dụng đất bền vững trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng đất của xã nhằm góp phần đề xuất một số giải pháp sử dụng đất tổng hợp, bền vững trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho vấn đề sử dụng đất bền vững trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- -------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH SƠN, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH SƠN, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG KHẢI Hà Nội, 2011
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất được xem là tài sản quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng để con người sinh sống, thực hiện lao động để sinh tồn. Đối với bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “...đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni- a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá, [36]. Tuy nhiên, tài nguyên đất lại là tài nguyên có hạn và đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa, trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha) chỉ có 13.340 triệu ha đất canh tác. Trong đó, phần lớn diện tích đất có nhiều hạn chế cho sản xuất do đất quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị hủy hoại do hoạt động sản xuất hoặc do chiến tranh… Vì thế, diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha, hiện nay nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu ha. Mặt khác, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên mỗi đầu người càng giảm do áp lực tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình
  4. 2 độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. Ước tính ở Việt Nam, hàng năm giảm 5m2 đất canh tác/người, [37]. Đặc biệt, trong giai đoạn mọi quốc gia trên thế giới đều phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đi kèm với vấn đề này là sự suy thoái môi trường mang tính chất toàn cầu. Do đó, việc sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Ở mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, để giảm thiểu những tác động xấu từ biến đổi khí hậu đến sự suy thoái đất đai thì cần phải có một chiến lược quốc gia với tầm nhìn dài hạn cho việc sử dụng tài nguyên đất. Tài nguyên đất chịu tác động khác nhau của nhiều nhân tố khách quan, trong đó có con người. Có thể nói: Con người là nhân tố làm biến đổi chiều hướng phát triển của đất. Nếu con người tác động theo chiều hướng nào thì đất sẽ biến đổi theo chiều hướng đó. Nó chỉ phát huy đầy đủ vai trò và tiềm năng của mình khi con người khai thác và sử dụng hợp lý. Đây chính là vấn đề mấu chốt trong việc sử dụng đất bền vững – một mặt, chúng ta khai thác được tiềm năng của đất, mặt khác đất phải luôn luôn được bù đắp chất dinh dưỡng. Vấn đề này còn quan trọng gấp bội phần đối với đất lâm nghiệp vùng đồi núi của nước ta. Minh Sơn – thuộc tỉnh Lạng Sơn là một xã miền núi nên hoạt động sản xuất của người dân đều gắn với các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, đời sống của người dân địa phương còn rất nhiều khó khăn. Để có được các sản phẩm cây trồng đa dạng, năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao đời sống cho người dân địa phương; bên cạnh đó đảm bảo được vấn đề sử dụng đất bền vững thì việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững cho xã Minh Sơn là điều cần thiết.
  5. 3 Nhằm đánh giá đúng đắn những thay đổi trong công tác sử dụng đất lâm nghiệp trong thời gian gần đây tại xã Minh Sơn và góp phần trong việc bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng bền vững, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho vấn đề sử dụng đất bền vững trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”./.
  6. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tài nguyên đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bằng cách đó, trực tiếp hay gián tiếp cung cấp thực phẩm cho con người và các loài sinh vật, đảm bảo sự sinh tồn cho các loài trên Trái Đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của hành tinh là khoảng 14.700 triệu ha. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, …. , [36]. Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số nhanh cùng với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên đất của một cách tràn lan, thiếu bền vững con người đã gây ra sự tổn thất và suy thoái nguồn tài nguyên này. Trước hết, phải đề cập đến là sự mất rừng hoặc khai thác rừng đến cạn kiệt (gây xói mòn, đá ong hoá, mất nước, sạt lở...) đã đóng góp tới 37%, chăn thả quá mức (làm chặt đất, giảm độ che phủ của cây cỏ) 34%, hoạt động nông nghiệp (mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý; dùng quá nhiều phân bón hoặc hoàn toàn không dùng phân bón làm xói mòn đất; 28% do ô nhiễm đất do phân bón, các hợp chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm sinh học) và 1% hoạt động công nghiệp (sử dụng đất làm bãi thải gây ô nhiễm môi trường đất...), [37]. 1. 1. Trên thế giới Trong các châu, Châu Âu có tỷ lệ sử dụng đất cao nhất, chiếm 31%, Châu Úc có tỷ lệ sử dụng đất thấp nhất, chiếm 1,2%, [1]. Ở Châu Á, chiếm 38% dân số của thế giới có 20% diện tích đất nông nghiệp, đất dốc chiếm khoảng 35% tổng diện tích đất của các nước đang phát
  7. 5 triển [34]. Vùng Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng đất phù sa rất cao, chiếm 41%. Trong khi đó, ở Châu Phi có 9%, Nga 6%, Tây Âu 3%, Châu Úc 1%, [1]. Ở Đông Nam Á, vùng đất đồi núi có độ dốc cao, đất thường nghèo nàn. Ở những nơi này, người dân thường sử dụng những cây trồng cạn do điều kiện thiếu nước. Hầu hết các nước thuộc Đông Nam Á là các nước đang phát triển nên việc quản lý và sử dụng đất không hợp lý làm tăng lũ lụt ở hạ nguồn, đọng bùn ở thung lũng, các công trình chứa nước và biến vùng này thành khu vực xói mòn mạnh nhất trên thế giới. Các vùng cao, đất đai bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Xói mòn đất đã ảnh hưởng đến 1,79 triệu km2 ở Trung Quốc, gây nên 5 tỷ tấn đất bị xói mòn hàng năm, [19]. Ở vùng nhiệt đới ẩm, phần lớn độ màu mỡ của đất chỉ nằm ở lớp đất mặt. Nếu những lớp đất này bị lộ ra không được bảo vệ thì những trận mưa và bão mạnh thường xuyên xảy ra ở miền nhiệt đới ẩm sẽ nhanh chóng bào mòn làm mất độ phì của lớp đất mặt để lại lớp đất có độ phì thấp. Miền nhiệt đới ẩm là nơi sinh sống của hàng trăm triệu nông dân, hầu hết mức sống người dân ở đây rất thấp, đa số họ gieo trồng trên những đám đất nhỏ ở các sườn đồi dốc có nguy cơ xói mòn rất lớn., [18]. Như vậy, với những số liệu cụ thể trên ta thấy rằng tài nguyên đất trên thế giới đang dần bị thu hẹp, đặc biệt là diện tích đất có khả năng canh tác. Nếu con người không có ý thức bảo vệ và đưa ra các phương hướng phục hồi, phát triển đất đai thì diện tích sẽ ngày càng suy giảm nghiêm trọng và sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển KT-XH trong 3 thập kỷ qua làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để tìm thức ăn, chất đốt, nơi cư trú, người nghèo ở các nước đang phát triển buộc phải thực hiện các việc làm không lâu bền, như: chặt phá rừng, sử dụng quá mức đất
  8. 6 nông nghiệp. Việc sử dụng đất không hợp lý làm cho đất dốc bị tàn phá một cách nhanh chóng. Mỗi năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị chặt hạ, 5-7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất (FAO-UNEP, 1983). Tổ chức FAO đã tổng kết và chỉ ra rằng: “Xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất, đặc biệt là các nước nhiệt đới ẩm và liên quan chặt chẽ đến môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, chính sách, chế độ, phương thức sử dụng đất”, [34]. Với thực trạng sử dụng đất như trên, thì việc nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các biện pháp bón phân hợp lý, tăng năng suất cây trồng, lợi dụng đất một cách tổng hợp. Tuy nhiên, đồng thời với các biện pháp khai thác tiềm năng của đất thì con người phải luôn luôn có kế hoạch khôi phục sức sản xuất của đất, đó chính là vấn đề sử dụng đất tổng hợp và bền vững. Trong quá trình sản xuất, con người đã có những phương thức sử dụng đất thay đổi phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đứng trước nhu cầu lương thực của thế giới, các nhà khoa học đã thử nghiệm một số mô hình sử dụng đất trên phạm vi toàn cầu và đã đạt được một số kết quả khả quan. Nhiều công trình như: sử dụng cây họ Đậu, cây phân xanh trồng xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ, hạn chế sự xói mòn, tăng đạm cho đất, bổ sung nguồn phân bón đáng kể cho đất, [2]. Theo Zakhatop, Lucton, Sevich thì việc bón phân hữu cơ có tác dụng chống xói mòn rất tốt. Việc sử dụng phân bón là biện pháp chống xói mòn có hiệu quả, bón phân thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, tạo độ che phủ. Khi bón phân hữu cơ, đất sẽ có cấu trúc tốt hơn, khả năng ngấm nước cao hơn, thúc đẩy vi sinh vật hoạt động. Do đó, tính chất đất được cải thiện rõ rệt, [2]. Trên thế giới mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh (Shifting cultivation) đó là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được phát
  9. 7 quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa (Conklin, 1957). Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya (canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới hệ thống canh tác Taungya được cải tiến sửa đổi và dần dần được hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và được coi như là một hệ thống sử dụng có hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái. Một số phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao lâu bền trên đất dốc là mô hình SALT (Sloping Agriculture Land Technology) được Trung tâm phát triển đời sống nông thôn Bastptit Mindanao Philippines tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa năm 1997 đến nay, [16]. Các mô hình đó không chỉ được ứng dụng và phát triển rộng rãi ở Philippines mà còn được các nhóm cộng tác quốc tế và khu vực tiếp cận và ứng dụng. - Mô hình SALT1 kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp. Đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lương thực. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu cây được sử dụng để đảm bảo SALT1: 75% diện tích đất nông nghiệp (50% là cây hàng năm và 25% cây lâu năm) ổn định, có hiệu quả và 25% cây lâm nghiệp. - Mô hình SALT2 (Simple Agrolivestock Technology): là mô hình kinh tế nông súc kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% cho nông nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại, [21]. - Mô hình SALT3 (Sustainable Agro – Forest Technology) – Kỹ thuật canh tác lâm nghiệp bền vững. Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực thực phẩm. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% đất dành cho nông nghiệp, 60% dành cho lâm nghiệp, [21]. - Mô hình SALT4 (Small AgroFruit Likelihood Technology) - Mô hình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ. Trong mô
  10. 8 hình này, ngoài đất đai dành cho nông nghiệp – lâm nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra 1 phần để trồng cây ăn quả. Cơ cấu sử dụng đất dành cho lâm nghiệp 60%, nông nghiệp 15% và cây ăn quả 25%. Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực, vốn và kỹ thuật canh tác, [21]. Một số hệ thống nông lâm kết hợp Đông Nam Á: Ở Philippines: Các khu vực trồng rừng được xen canh với hoa màu nông nghiệp có sự tham gia của người dân, [19]. Hệ thông nông lâm nghiệp ở Trung Quốc: Là hệ thống nông nghiệp dựa vào cây gỗ gồm rừng và cây công nghiệp với quy mô lớn để sản xuất gỗ. Ví dụ: hệ thống cây linh sâm xen với cây hoa màu trồng trong giai đoạn khi mới trồng rừng và một số mô hình nông lâm kết hợp khác của Trung Quốc như trồng xen cây hoa màu với Paulownia, [19]. Hệ thống Taungya cải tiến ở Thái Lan: Trong hệ thống này, kết hợp giữa cây và vật nuôi được thực hiện trước tiên trong các chương trình trồng rừng của chính phủ, mục tiêu xây dựng lại rừng với loại cây trồng Tếch, [19]. Hệ thống nông lâm kết hợp ở Indonesia: - Hệ thống Pekarangan: Vườn hộ Pekarangan là một sự kết hợp cây ngắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi (gồm gia súc) trong các khu vực quanh nhà. Đó là một hệ thống canh tác tương hỗ với ranh giới được xác định để phục vụ một loạt các chức năng khác nhau về kinh tế, sinh học tự nhiên và văn hóa xã hội. Hệ thống vườn hộ xuất phát từ trung tâm đảo Java và phát triển sang Đông, Tây Java vào giữa thế kỷ 18. - Hệ thống Kebun-Talun: hệ thống này bao gồm 3 giai đoạn phát triển: Kebun (Vườn), kebun campuran (Vườn hỗn giao) và Talun (Vườn hỗn giao xen cây rừng hay vườn rừng). Giai đoạn một, kebun bao gồm khai hoang rừng và canh tác hoa màu ngắn ngày. Các hoa màu này chủ yếu được dùng trong
  11. 9 nông hộ, một phần ít để bán. Trong giai đoạn Kebun, hệ thống có ba tầng (theo chiều thẳng đứng) với hoa màu ngắn ngày chiếm ưu thế: tầng thấp nhất bao gồm các loại thực bì bò sát mặt đất cao khoảng 30cm; tầng cao từ 50cm đến 1m chiếm ưu thế bởi rau xanh và tầng trên bao gồm bắp, thuốc lá, khoai mì hoặc dây leo họ đậu mọc trên giàn tre. Sau hai năm, cây con của các loại lâu năm bắt đầu phát triển làm diện tích đất canh tác hoa màu ngắn ngày giảm xuống. Khi đó, Kebun từ từ chuyển sang Kebun campuran, trong đó hoa màu ngắn ngày sẽ được trồng xen kẽ với các cây lâu năm đang phát triển. Về giá trị kinh tế, vườn tạp ít hơn vườn chuyên canh, nhưng về giá trị sinh học tự nhiên thì cao hơn. Sự đa dạng tự nhiên trong Kebun campuran cũng tăng cường vấn đề bảo tồn đất, nước. Xói mòn trong hệ thống Talun đươc hạn chế ở mức tối thiểu, bởi vì cây bụi thấp và vật rụng rất nhiều. Khi cây bụi thấp và thảm vật rụng mất đi thì xói mòn có thể gia tăng. Trong Kebun campuran, những cây chịu được bóng như khoai môn chiếm lĩnh khoảng không phía dưới 1m, khoai mì hình thành tầng thứ hai từ 1m đến 2m và tầng thứ ba là chuối và cây lâu năm. Sau khi thu hoạch hoa màu ngắn ngày trong Kebun campuran, cánh đồng có thể được bỏ hoang khoảng 2-3 năm được chiếm ưu thế bởi cây lâu năm. Trong giai đoạn này, Talun là giai đoạn cao đỉnh của hệ thống Kebun – Talun. Talun được chiếm ưu thế bởi sự kết hợp cây lâu năm và tre, hình thành ba tầng. Giai đoạn Talun có thể kèm theo một sự đa dạng của hình dạng như khoảng rừng nhỏ (cung cấp chất đốt hoặc vật liệu xây dựng), tre và sự kết hợp cây lâu năm, [19]. Về nghiên cứu hệ thống canh tác vào năm 1990, tổ chức FAO đã xuất bản cuốn “Phát triển hệ thống canh tác”. Công trình chỉ rõ phương pháp tiếp cận nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã không phát huy tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, tài liệu đã nêu lên phương hướng tiếp cận mới –
  12. 10 phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển các hệ thống trang trại trong cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững. Hệ thống nông trại được chia làm 3 phần cơ bản: - Nông hộ đơn vị ra quyết định. - Trang trại và các hoạt động - Các thành phần ngoài trang trại. Ở đây, sử dụng cách đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân vào việc nghiên cứu các hệ thống canh tác. Theo Robert Chambers (1985) có các cách tiếp cận sau đây: (20-12-23). - Tiếp cận Sondeo của Peter Hildebrand (1981). - Tiếp cận “Nông thôn-trở lại-về nông thôn” của Robert Rhoade (1982). - Cách tiếp cận “Chuẩn đoán và thiết kế của ICRAF” - Chương trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích theo vùng các hệ canh tác của trường Đại học Cornel (Garrett và cộng sự, 1987). Nhìn chung, các cách tiếp cận trên đều xem xét đánh giá nhanh như một quá trình học tập liên tục và đang tiếp diễn, qua đó các kết quả của mỗi giai đoạn đều được sử dụng để đánh giá lại vấn đề và các biện pháp đã dự kiến. Nhiều kỹ thuật điều tra và phỏng vấn được xây dựng qua các cách tiếp cận đó có khả năng áp dụng tốt đối với lâm nghiệp cộng đồng, đặc biệt là nhu cầu coi hệ canh tác như một tổng thể để xem xét các vấn đề theo quan điểm của từng nông dân cá thể và cả cộng đồng nhóm, nhất là cần hiểu các vấn để sử dụng đất tác động đến việc đề xuất quyết định của nông dân như thế nào. Những ràng buộc đặc biệt đối với “nông dân nghèo” cũng rất quan trọng trong việc thiết kế các biện pháp can thiệp về trồng cây lâm nghiệp và nông nghiệp, về cải tạo đồng cỏ chăn nuôi hoặc các đầu vào, nguồn lực chung yêu cầu phải có sự đóng góp lao động của cộng đồng. Về phương pháp tiến hành, các bước được trình bày như sau:
  13. 11 - Cung cấp các chỉ dẫn để xây dựng một khung cảnh đáng tin cậy nhằm tiến hành phỏng vấn. - Tiếp thu thông tin qua các phạm trù quen thuộc ở địa phương, đặc biệt là các thông số đo và ước tính thời gian. - Tạo nên việc liên hệ tốt đối với người phải trả lời trước khi đi vào các vấn đề tế nhị. - Khuyến khích người được hỏi tham gia thảo luận về các lĩnh vực quan trọng đối với họ. - Thảo luận các kết quả suốt trong quá trình phỏng vấn cùng với tổ. - Kiểm tra chéo thông tin quan sát và sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu. Năm 1985, tại hội nghị RRA (Rapid Rural Appraisal) ở Đại học Khonkean (Thái Lan) thuật ngữ “sự tham gia” hay “người tham gia” được sử dụng. Năm 1987 - 1988, người ta chia phương pháp RRA ra 4 loại: - RRA cùng tham gia (Participatory RRA) - RRA tham dò (Exploratory RRA) - RRA chủ đề (Topical RRA) - RRA giám sát (Monitoring RRA) Trong đó, RRA cùng tham gia là giai đoạn chuyển đổi đầu tiên sau PRA. Từ năm 1990 – 1991, cuộc bùng nổ sử dụng PRA tại Ấn Độ vào các chương trình phất triển nông thôn, lâm nghiệp xã hội và các nước khác như: Châu Á, Châu Phi, các chương trình phát triển nông thôn như: Nepan, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, [21]. Đến năm 1994, có hai cuộc hội thảo quốc tế và PRA tại Ấn Độ, đến nay có hơn 30 nước đã và đang áp dụng PRA vào phát triển các lĩnh vực: - Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
  14. 12 - Sử dụng đất trong nông lâm nghiệp. - Các chương trình xã hội và xóa đói giảm nghèo. - Y tế và an toàn lương thực. * Những nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất bền vững: Từ cuối thập kỷ 70 nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm phát triển các phương pháp thu nhập thông tin cho quy hoạch các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), phương pháp phân tích các hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất được nghiên cứu rộng rãi. Những thử nghiệm phương pháp RRA vào thập kỷ 80 và phương pháp PRA đầu thập kỷ 90 trong phát triển nông thôn và lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên 30 nước phát triển, [32]. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và công bố kết quả. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được Holm Uibrig đề cập khá đầy đủ và toàn diện, [35]. Trong tài liệu này, tác giả phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa công tác có liên quan như quy hoạch rừng, vấn đề phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phân hạng đất và phương pháp tiếp cận mới trong quy hoạch sử dụng đất. Năm 1984, Maydell cho rằng có 4 điểm chính trong quá trình quy hoạch nông lâm nghiệp tại các nước nhiệt đới là: 1) Phân tích xu hướng nghĩa là phân tích hiện trạng và phát triển. 2) Xác định mục tiêu và nhiệm vụ. 3) Phân tích phương pháp. 4) Đánh giá. Năm 1985, tổ chức FAO thành lập một quy trình quy hoạch sử dụng đất với 4 câu hỏi:
  15. 13 1) Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì? 2) Có các phương pháp sử dụng đất nào? 3) Phương án nào là tốt nhất? 4) Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào? Năm 1988, Dent khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp khác nhau và mối quan hệ của các cấp: Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện), cấp cộng đồng (xã, thôn). Ông đã có công trong việc khái quát và định hướng quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương. Năm 1998, trong chương trình hội thảo quốc tế tại Việt Nam , vấn đề quy hoạch sử dụng đất làng bản đã được tổ chức FAO đề cập chi tiết về mặt khái niệm, sự tham gia trong việc đề xuất các chiến lược quy hoạch sử dụng đất và đất cấp làng bản, [31]. Như vậy, vấn đề quy hoạch đất đai có sự tham gia của người dân ở cấp vĩ mô cũng được các tác giả trên thế giới đặc biệt quan tâm để có được những phương án sử dụng đất khoa học nhất. 1.2. Ở Việt Nam Tổng diện tích đất đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng hàng thứ 58 trên thế giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22 triệu ha. Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39%. Đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm 17%. Đất cần cải tạo như đất cát, mặn, phèn, xám bạc màu... khoảng 20%. Trong số các nhóm đất chính có 9,1% đất phù sa, 7,5% đất xám bạc màu, 5,2% đất phèn, 3,0% đất mặn, 1,4% đất cát biển, 48,5% đất feralit đỏ vàng, 11,4% đất mùn vàng đỏ trên núi, 0,5% đất mùn trên núi cao…, [36]. Tài nguyên đất vô cùng quý giá, đặc biệt là ở một đất nước mà có trên 80% số dân tham gia vào làm nông nghiệp như ở Việt Nam. Vì thế luật đất đai năm 1993 đã nêu rõ: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản
  16. 14 xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”, [5]. Với tầm quan trọng như vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta được quan tâm từ rất sớm. Luật đất đai năm 1993 khẳng định vai trò của cấp xã trong quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương, [5]. Trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, Điều 13 luật đất đai năm 1993 có 4 nội dung mà cấp xã cùng với các cơ quan cấp trên thực hiện, đó là: - Điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng, lập bản đồ địa chính. - Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất. - Giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong phạm vi quản lý và sử dụng đất đai của địa phương. Điều 17 trong Luật này quy định và phân biệt rõ về nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cấp xã là phân định, xác định ranh giới và lập kế hoạch sử dụng các loại đất, [5]. Điều 8 - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 chỉ ra cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất có nhiệm vụ điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và người thực địa, thống kê theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng… trên địa phương mình. Điều 7 Luật này quy định trên phạm vi các xã, căn cứ vào mục đích sử dụng để phân chia và xác định ranh giới 3 loại rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.
  17. 15 Luật đất đai năm 2003 (số 13/2003/QH11) quy định về quản lý và sử dụng đất đai, Điều 11 quy định về nguyên tắc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc: - Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; - Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; - Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, [40]. Nhìn chung, Luật đất đai năm 1993 và Luật bảo vệ & phát triển rừng năm 1991 đều khẳng định cấp xã có vai trò cơ sở trong quy hoạch và sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 khẳng định vấn đề sử dụng và quy hoạch đất đai phải đảm bảo sự phát triển bền vững. Luật đất đai năm 2003 tập trung chủ yếu vào việc sử dụng đất theo nguyên tắc phát triển bền vững. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, [6]. Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 quy định về việc giao khoán đất và sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước, [7]. Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, [8]. Nghị định 64/CP ngày 27/03/1993 nói đến vai trò cấp xã trong việc giao đất nông nghiệp ở Điều 8, Điều 12, Điều 15 của quyết định về giao đất nông nghiệp, [9].
  18. 16 Thông tư số 106/QHKT ngày 15/04/1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất cấp xã, Thông tư này chủ yếu đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, [22]. Quyết định số 364/CT ngày 06/01/1991 đề cập việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Để phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chủ trương, chính sách cụ thể sau: - Chỉ thị số 202/TTg ngày 28/06/1991 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay vốn sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp với mức ưu đãi. - Quyết định số 264/CT ngày 22/07/1992 đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nghề rừng. Quyết định này ra đời phần nào giải quyết được những khó khăn về vốn cho cây trồng nông – lâm nghiệp. - Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 đưa ra trách nhiệm quản lý Nhà nước thuộc các cấp và đất lâm nghiệp. Tất cả các Nghị quyết, Quyết định trên chính là cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch và sử dụng đất cấp xã. Cũng trong giai đoạn này, nhiều kết quả nghiên cứu về quy hoạch, sử dụng đất bền vững được công bố. Năm 1996, Nguyễn Xuân Quát công bố công trình “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”. Trong đó, ông nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai, các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, [16]. Trong cuốn “Đất rừng Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Bình đưa ra những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam, [3].
  19. 17 Về luân canh, tăng vụ, trồng gối vụ để sử dụng đất đai hợp lý đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, như: Phạm Văn Chiểu (1964), Bùi Huy Đáp (1997), Vũ Tuyên Hoàng (1987), Lê Trọng Cúc (1971), Nguyễn Ngọc Bình (1987), Bùi Quang Toản (1991). Theo các tác giả, việc lựa chọn hệ thống cây trồng phù hợp trên đất dốc là quan trọng đối với vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam. Năm 2003, trong giáo trình “Quản lý sử dụng đất”, tác giả Hà Quang Khải đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam, [12]. Trong đó, các cơ sở quan trọng cho việc đề xuất được các tác giả phân tích như: quan điểm về tính bền vững, kỹ thuật về sử dụng đất bền vững, các chỉ tiêu đánh giá về tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất. Việt Nam là một quốc gia có đặc trưng là đất đồi núi chiếm 3/4 toàn lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất. Đề tài của tác giả Nguyễn Văn Hòa “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và năng suất hạt điều trồng ở các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên” đã rút ra một số kết luận: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính tán của cây Điều trồng tại các tiểu vùng Bắc Tây Nguyên không có sự sai khác rõ ràng. Tuy nhiên, năng suất hạt Điều trồng ở các tiểu vùng nào có độ cao tuyệt đối thấp cao hơn rõ rệt so với năng suất hạt Điều trồng ở vùng có độ cao tuyệt đối cao, [2]. Tác giả Nguyễn Huy Sơn đưa ra một số biện pháp sử dụng đất gắn liền với việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất dốc. Tác giả đề xuất một số l cây họ đậu như Keo tai tượng, Keo lá tràm, Cốt khí, Muồng vàng… trồng trên đất đỏ
  20. 18 bazan thoái hóa nhằm cải tạo loại đất này phục vụ cho trồng rừng và phát triển cây công nghiệp, [11]. Công tác giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay để gắn lao động với đất đai tạo thành động lực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định và phát triển tình hình kinh tế xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng. Tác giả Phạm Quốc Tuấn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất hộ gia đình sau giao đất giao rừng huyện Yên Châu – tỉnh Sơn La” đưa ra một số nhận định: Nhờ có giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình và các nhân mà mỗi thửa đất đều có chủ sử dụng thực sự, người dân có trách nhiệm cụ thể trong việc sử dụng đất hơn thông qua một số hợp đồng; công tác giao đất giao rừng làm cho hiệu quả sử dụng đất có hiệu quả hơn, mức sống của hộ gia đình được tăng lên; hạn chế đáng kể tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn, [24]. Nước ta với đặc trưng là gồm nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán, phương thức canh tác, trình độ phát triển, văn hoá khác nhau. Vì vậy, việc tổ chức quản lý sao cho phù hợp với từng địa bàn cụ thể đảm bảo sử dụng đất đai, tài nguyên một cách hợp lý, có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quản lý và phát triển nông thôn. Và một bước tiến quan trọng trong cuộc cách mạng phát triển ở vùng đồi núi nước ta chính là sự chuyển hướng từ nông nghiệp và lâm nghiệp thuần túy sang mô hình nông lâm kết hợp. “ Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ thống canh tác sử dụng đất khác nhau, trong đó các loại cây thân gỗ sống lâu năm được trồng kết hợp với loài cây nông nghiệp hoặc vật nuôi trên cùng một diện tích đất canh tác, đã được quy hoạch sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2