intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi phương thức canh tác nương rẫy vùng cao truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp tại xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc sử dụng đất hiệu quả, chuyển đổi phương thức nương rẫy, thông qua việc trồng rừng NLKH cung cấp đa dạng sản phẩm, nhằm từng bước ngăn chặn tình trạng CTNR, góp phần ổn định cuộc sống và hướng người dân vào sản xuất nông lâm nghiệp bền vững xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi phương thức canh tác nương rẫy vùng cao truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp tại xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ PTnT Tr­êng ®¹i häc l©m nghiÖp --------------------------------------- BẠCH THỊ THU HẰNG nghiªn cøu CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC CANH TÁC NƯƠNG RẪY VÙNG CAO TRUYỀN THỐNG SANG CANH TÁC NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ CHIỀNG SAN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA LuËn V¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Hµ T©y, 2007
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ PTNT Tr­êng ®¹i häc l©m nghiÖp --------------------------------------- BẠCH THỊ THU HẰNG nghiªn cøu CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC CANH TÁC NƯƠNG RẪY VÙNG CAO TRUYỀN THỐNG SANG CANH TÁC NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ CHIỀNG SAN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Chuyªn ngµnh: L©m Häc M· sè: 60.62.60 LuËn V¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Ng­êi h­íng dÉn: TS. NguyÔn Phó Hïng Hµ T©y, 2007
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng trung du miền núi nước ta chiếm khoảng 3/4 diện tích toàn quốc, nơi tập trung các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trên diện tích đồi núi đó, đồng bào các dân tộc thực hiện phương thức sản xuất du canh, phát nương làm rẫy với những loài cây có hiệu quả kinh tế thấp, không có khả năng bảo vệ môi trường, chống xói mòn và làm cho đất ngày càng trở nên thoái hoá. Xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La là một xã miền núi, nằm trong diện 135 cần được chính phủ hỗ trợ. Người dân địa phương chủ yếu là dân tộc Thái, H'Mông, họ thường sống tập trung thành các bản phân bố ở các chân núi và các dải núi cao và xa. Sống ở nơi có nhiều tiềm năng cho sự phát triển như: Diện tích bình quân trên đầu người lớn, khí hậu mưa ẩm, rừng có khả năng phục hồi nhanh, hệ động thực vật phong phú... Tuy nhiên canh tác NR độc canh và săn bắt cạn kiệt đã làm cho rừng và đất xung quanh nơi ở của người dân bị suy thoái một cách nhanh chóng, cuộc sống người dân luôn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu, làm cho họ trở thành những người tác động nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng là những người có cuộc sống khó khăn nhất, được hưởng lợi ít nhất từ rừng. Tập quán đốt nương làm rẫy dẫn đến nguyên nhân của các vụ cháy rừng lớn, nhỏ trên phạm vi toàn xã. Diện tích đất đai được đồng bào sử dụng làm nương rẫy cho năng suất thấp, nên mặc dù diện tích canh tác lớn nhưng người dân vẫn không đủ lương thực cho cuộc sống hàng ngày, trong xã vẫn còn tình trạng người dân bị thiếu đói, chưa đủ lương thực phục vụ cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Xã Chiềng San lại nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà tỉnh Sơn La, do đó vai trò phòng hộ đầu nguồn vô cùng quan trọng. Việc bảo tồn và phát triển rừng để cung cấp ổn định nguồn nước, ngăn
  4. 2 cản xói mòn bồi lấp lòng hồ, duy trì công suất và tuổi thọ công trình thuỷ điện ngày càng bức thiết. Làm sao sớm ổn định cuộc sống của người dân, giảm bớt sự lệ thuộc của thu nhập từ các hoạt động phá rừng, từng bước chuyển hướng canh tác nương rẫy truyền thống sang trồng rừng NLKH, nhằm tăng diện tích rừng vùng đầu nguồn, hạn chế xói mòn là những vấn đề cần được giải quyết ở xã Chiềng San. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi phương thức canh tác nương rẫy vùng cao truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp tại xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
  5. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu CTNR và NLKH trên thế giới 1.1.1. Canh tác nương rẫy Canh tác nương rẫy là một hình thức sản xuất nông nghiệp lâu đời gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng rừng núi không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nhiệt đới. Là một trong những hình thái nông nghiệp cổ sơ nhất. Đó là phương thức phát đốt, khởi đầu của nền trồng trọt. Nông nghiệp phát đốt đã được áp dụng từ kỷ nguyên Neolithic, không những ở các vùng nhiệt đới ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương mà còn cả ở Châu Âu, bao gồm nhiều dân tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau (Spenser,1986). Người nguyên thủy, khởi đầu dựa vào các đám cháy tự nhiên rồi về sau mới biết phát đốt để gieo trồng. Tại các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới nền công nghiệp cổ sơ ấy tồn tại cho đến ngày nay với nhiều tên gọi khác nhau: Ladang Huma (Indonesia), Jhum (India), Chena (Srilanca)...Trong tiếng việt gọi là “Canh tác nương rẫy”. Có nhiều khái niệm về CTNR nhưng khái niệm được dùng nhiều nhất “Canh tác nương rẫy (Shingting cultivation) được coi là những hệ thống canh tác nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa” (Conklin, 1957). Phản ảnh quan điểm động, một định nghĩa mới gần đây được xuất hiện "Du canh là một chiến lược quản lý tài nguyên trong đó đất đai được luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của phức hệ thực vật - đất của hiện trường canh tác" (Mc Grath, 1987). Các định nghĩa này nhằm nhấn mạnh và chú ý nhiều về tính chiến lược của quản lý tài nguyên rừng thông qua CTNR, về cả một quá trình khép kín của nông nghiệp DC trong quá trình luân canh, bỏ hoá, phục hồi độ phì đất và rừng, điều mà ít người quan tâm, chú ý tới. (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). Về chiến lược phát triển kinh tế bền vững, DC không được nhiều nước coi trọng bởi DC được coi như là sự lãng phí về sức người, tài nguyên đất đai, là
  6. 4 nguyên nhân gây nên xói mòn và thoái hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá sảy ra nghiêm trọng. Phá rừng để làm NR trong một giai đoạn rồi di chuyển sang một khu rừng khác có thể lãng phí nếu nhận thức rừng chỉ có giá trị duy nhất là từ gỗ (Grinnell, 1977, Arca, 1987 [32]). Có thể nói CTNR hiện nay đang là vấn đề được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về CTNR. Dựa trên những ý kiến và quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, Katherine (1991) đã tổng hợp những quan điểm chủ yếu về CTNR quay vòng (CTNR truyền thống). Trong một công trình nghiên cứu về mối tương quan giữa việc sử dụng NR với độ phì của đất ta thấy tần số sử dụng đất có ảnh hưởng lớn tới độ phì đất. Amason và đồng tác giả (1982) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]), đã nghiên cứu hai đám nương của Mianma, cả hai đều được trồng ngô, một đám làm rẫy trên 100 năm với chu kỳ bỏ hoá 5 - 15 năm, một đám đã không sử dụng trên 50 năm. Trên đám nương bỏ hoá 50 năm, năng suất cây trồng đã tăng lên gấp đôi. Điều cơ bản chính là thời gian bỏ hoá càng dài, đất phục hồi lại độ phì càng tốt. Phục hồi lại độ phì của đất qua bỏ hoá là một cách thích ứng của nông nghiệp DC nhằm sản xuất lương thực mà không cần sử dụng tới bón phân. Phương thức DC, bỏ hoá đứng về mặt sinh thái mà nói hoàn toàn hợp lý nếu thời gian bỏ hoá hoàn toàn được duy trì (Moran, 1981) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). Bỏ hoá thành rừng cũng gọi là "bỏ hoá dài ngày" được coi như thành công khi nương phát và trồng trọt được "hưu canh" để tái sinh lại rừng "rậm". Theo cổ truyền xưa nay, đó vẫn là hình thức DC phổ biến nhất trong vùng nhiệt đới, nếu nương không lớn chỉ giống như các lỗ trống xuất hiện trên rừng và được "nhanh chóng hàn gắn" vết thương và tái sinh lại sẽ tiếp diễn ngay. Rừng xung quanh sẽ là nguồn gieo giống cho lập địa và sẽ bảo vệ cho nó chống lại gió mạnh và xói mòn (UNESCO/UNEP, 1978). Các loài cây
  7. 5 rừng mưa không thể tái sinh được ngoài môi trường rừng. Qua việc tạo nên các NR không lớn, và giữ lại các mảnh rừng quanh để làm nguồn gieo giống, người sử dụng tích cực điều khiển quá trình tái sinh của rừng theo đúng quy luật tự nhiên vốn có của nó (Clarke, 1976, Gomer Poma, 1972) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). Tại Châu Phi thường có những NR gần nhà, NR xa nhà thường được gây trồng một thời gian ngắn và bỏ hoá khá lâu. Rẫy gần nhà có xu hướng được canh tác lâu hơn và thời kỳ bỏ hoá ngắn hơn và trong một số vùng chúng trở thành những vườn hộ thâm canh. Càng đa dạng và có cơ sở di truyền rộng, hệ DC nông nghiệp sinh thái càng ổn định. Qua việc kết hợp với loài cây trồng khác nhau. giống khác nhau, NR khác nhau, người dân DC cố gắng xây dựng một hệ thống bền vững và ổn định nhất để đảm bảo an toàn lương thực. Từ những điểm đã trình bày có thể diễn tả mô hình biến động sinh thái rừng nhiệt đới qua DC như sau (phỏng theo Jordan, 1985) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). + Chu kỳ du canh bỏ hoá Dựa vào các tài liệu tham khảo và nghiên cứu, Katherinewarrner đã đưa ra 6 giai đoạn trong chu kì DC, trong đó người dân DC cần đề ra những quyết định then chốt về vị trí, thời gian, loài cây trồng và đầu tư lao động, 6 giai đoạn đó là: chọn lập địa và phát quang, đốt, trồng, làm cỏ và bảo vệ, thu hoạch, diễn thế. + Thường nông dân DC có quyền chọn NR ở bất cứ nơi nào trong rừng. Cũng có các cộng đồng dân tộc quy định vùng được tiến hành làm NR. Ở các vùng ẩm thuộc Đông Nam Á và lưu vực sông Ama zon người dân thường lựa chọn rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh để làm NR. Ngoài ra NR còn được lựa chọn dựa vào cự li cách xa nhà hoặc thôn bản, loài cây có thể gây trồng và lao động sẵn có.
  8. 6 + Phát quang thường được tiến hành vào đầu mùa khô để có thời gian cho cây khô và có thể đốt được. Kĩ thuật quản lí thông thường được áp dụng để duy trì diễn thế rừng là chặt chọn. Các loài cây có giá cao được giữ lại trong khi phát dọn, một số có thể chặt tái sinh chồi hoặc chặt ở tầm ngang bụng (Fosbrooke, 1974, Devevan, 1984) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). Những cây gỗ tốt có khả năng sản xuất hạt, dầu hoặc quả ăn được, theo thường lệ được bảo vệ suốt trong thời kì canh tác và khi nương được bỏ hoá, chúng là cơ sở cho giai đoạn đầu tiên của quá trình diễn thế (Devevan 1984, Engle, 1984, Yandyi, 1982) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). Đốt vô cùng quan trọng để cây trồng đạt năng suất mà tốn ít lao dộng. Rambo (1981) đốt có 6 ảnh hưởng tốt 1. Dọn quang được thực bì không cần thiết trên nương; 2. Làm thay đổi cấu tượng của đất để trồng cây dễ dàng; 3. Nâng cao độ phì của đất nhờ tro; 4. Làm giảm độ chua của đất ; 5. Làm tăng khả năng dễ tiêu của chất dinh dưỡng trong đất; 6. Làm giảm các quần thể vi sinh vật côn trùng và hạt cỏ trong đất. Chọn thời điểm đốt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thời tiết và tốt nhất kết thúc vào ngay trước khi mùa mưa tới. NR nhiều tầng, xen canh rất đa dạng giống như cấu trúc của rừng tự nhiên có thể tìm thấy tại vùng Amazon và Đông Nam Á. Thường thì nương được trồng với đa dạng các loài cây và giống cây lương thực phân bố trên toàn nương (Maran, 1981) (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]), còn phổ biến nhất ở vùng Amazon là dạng hình theo "đám" hoặc khóm nhỏ độc canh. Nhìn chung người dân DC cố gắng nhanh chóng tạo nên lớp che phủ mặt đất bằng cách duy trì các loài cây đã có từ trước hoặc sử dụng nhiều giống khác nhau của từng loài lương thực.
  9. 7 Nghiên cứu quá trình CTNR thì NR quay vòng được chú ý nhiều hơn NR tiến triển. Tuy nhiên, các quan điểm đánh giá về CTNR tiến triển tương đối đồng nhất. Võ Đại Hải (2003) [8]. đã tổng hợp các quan điểm đánh giá như sau: - CTNR thường gắn với du cư của bộ tộc. Họ tiến hành CTNR không có ý thức quay trở lại nương cũ và sử dụng triệt để độ phì tự nhiên của đất sau khi phát quang rừng. Qua một thời gian, cả bản làng di chuyển tới nơi mới còn rừng để tiếp tục làm NR. - Do sử dụng liên tục NR nên khi bỏ hoá độ phì đất giảm mạnh, cỏ chiếm ưu thế trên NR và rừng gieo giống xung quanh cũng bị phá mạnh, khả năng phục hồi rừng rất khó khăn và cần thời gian dài. Do vậy kiểu CTNR này gây tác hại xấu đến môi trường, hạn chế khả năng diễn thế phục hồi lại rừng và độ phì đất. Tóm lại, từ những nghiên cứu của các nhà khoa học về CTNR giúp mọi người có cái nhìn đúng hơn về bản chất của CTNR và phân biệt được các kiểu CTNR, đặc biệt CTNR quay vòng (luân hồi) và CTNR tiến triển. Những đặc điểm của CTNR nhằm hiểu rõ hơn về người dân DC: họ có kiến thức, hiểu biết về môi trường xung quanh và vận dụng một cách thích ứng để tiến hành canh tác nông nghiệp trong những khu rừng nhiệt đới ẩm và mối quan hệ giữa thực vật rừng và đất rừng mỏng manh, dễ dàng bị phá vỡ khi tác động vào hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Họ biết cách quản lí rừng và tạo điều kiện cho canh tác nông nghiệp được liên tục, lâu dài và bền vững ở mức độ nhất định. Ít ra từ đó mọi người nhìn người DC không phải dưới con mắt của những người phá rừng là chủ yếu. Đất đai bỏ hoá sau NR thường chúng ta cho là đất hoang hoá, không sử dụng nhưng thực chất đang nằm trong chuỗi diến thế của rừng và nằm trong quá trình sử dụng khép kín của hệ thống CTNR. Cho tới nay một quan niệm chung vẫn phổ biến là CTNR gây phá hoại môi trường, làm thoái hoá đất và là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng ở nhiều
  10. 8 nước trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Chính phủ tất cả các nước có canh tác DC đều tiến hành nhiều chính sách, biện pháp thay thế canh tác DC. Tổ chức nông lâm kết hợp thế giới viết tắt là ICRAF cũng có một chiến lược toàn cầu: Lựa chọn các kiểu canh tác khác thay thế canh tác DC vì những tác động xấu của nông nghiệp DC tới môi trường. (theo Võ Đại Hải, 2003 [8]). 1.1.2. Nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác SDĐ khác nhau; trong đó các loài cây thân gỗ sống lâu năm (cây gỗ, cây bụi, các cây thuộc họ cau dừa, tre nứa) được kết hợp với các loài cây nông nghiệp, hoặc vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích đất đai canh tác, đã được quy hoạch sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc thuỷ sản. Chúng được kết hợp với nhau trong không gian hoặc theo trình tự về thời gian. Giữa chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau cả về phương diện sinh thái, kinh tế theo hướng có lợi. King 1979; BD Lundgren và TB Raintree (1983); Hurley (1983), Nair (1989) Chun-K-Lai (1991), (theoVũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình, 1995 [12]). Khái niệm NLKH trên đây, được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Chính vì vậy từ năm 1984 trở lại đây câu hỏi “nông lâm kết hợp là gì?” ít được nhắc đến trong nghiên cứu. Thay vào đó việc xác định các phương thức canh tác NLKH đã thành một trong những chủ đề chính của các nghiên cứu. Đề tài này cũng hướng vào việc xác định các phương thức NLKH thay cho CTNR truyền thống là chủ yếu. Năm 1967 và 1969 FAO đã quan tâm đến phát triển NLKH và đi đến một sự thống nhất đúng đắn “áp dụng biện pháp NLKH là phương thức tốt nhất để SDĐ rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập cân bằng môi trường sinh thái” [33]
  11. 9 Tháng 5/1990 hội thảo quốc tế về NLKH hợp ở Châu Á Thái Bình Dương gồm 12 nước thành viên tham gia trong đó có Việt Nam được tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan. Hội nghị đã đưa ra một số lý do để tiến hành phương thức CTNR đó là vùng Châu Á Thái Bình Dương do có dân số chiếm 69% dân số thế giới, trong khi đó chỉ có 28% đất canh tác nông nghiệp so với đất canh tác toàn thế giới. Do mâu thuẫn dân số và đất đai canh tác mà hàng năm khoảng 2 triệu ha rừng bị tàn phá, nên cần có những giải pháp về NLKH. Theo thống kê của FAO tính đến năm 1990 đã có tới 117 quốc gia trên thế giới áp dụng phương thức NLKH. [34] Trong thực tế canh tác NLKH đã có nhiều hệ thống mang lại hiệu quả cao [12], như: - Hệ thống Taungya (Taungya system): Hệ canh tác này được đặc trưng bởi sự kết hợp giữa việc trồng cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp trong giai đoạn đầu của trồng rừng. Như vậy mục đích chính của hệ canh tác là trồng rừng, cây nông nghiệp chỉ là kết hợp trong một vài năm đầu. - Rừng rẫy luân canh: Trong chu trình CTNR truyền thống giai đoạn bỏ hóa (fellow) là rất quan trọng để phục hồi độ phì của đất. Trong những năm gần đây thuật làm giàu (enricher fellow) được áp dụng rộng rãi và có thể chia thành 2 phương án: Một là, bỏ hóa làm giàu kinh tế, nghĩa là làm tăng giá trị kinh tế của thảm thực vật hữu canh bằng cách trồng thêm các cây gỗ có giá trị hàng hóa và cây lương thực, thực phẩm khác; ví dụ MH trồng Song Mây ở Luangan Dayaks của (Weistock, 1984), trồng cây gỗ đa mục đích xen ruộng bậc thang ở Ifugao ở Phippin (Conklin, 1980). (theoVũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình, 1995 [12]). Hai là bỏ hóa làm giàu sinh học nghĩa là tăng khả năng cải tạo đất của thảm thực vật hữu canh bằng các cây cải tạo đất. - Trồng xen theo đường băng (alley cropping): Là một kỹ thuật canh tác NLKH trong đó có cây họ đậu cố định đạm mọc nhanh, được trồng thành hàng và theo đường đồng mức, giữa hai hàng cây này người ta canh tác cây
  12. 10 nông nghiệp. Kỹ thuật này được nghiên cứu tại Viện Nông Nghiệp Nhiệt đới Quốc tế ở Ibanda (Wilson và Kang, 1980). (theo Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình, 1995 [12]). Hệ canh tác này cung cấp gỗ củi, thức ăn gia súc và vật liệu ép xanh để nâng cao độ phì của đất và tăng năng suất cây trồng. Kỹ thuật này tỏ ra thích hợp trên đất dốc, vì băng cây có tác dụng ngăn cản sự xói mòn rửa trôi đất. - Phối hợp cây gỗ với chăn nuôi: Một hệ canh tác NLKH bao gồm chăn nuôi có thể phối hợp để tận dụng điều kiện sinh thái, kinh tế và giải quyết khó khăn cho cộng đồng. Falvey và Andrews (1978) (theo Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình, 1995 [12]) đã thông báo về một thử nghiệm trồng Bạch Đàn và trồng Thông ở cao nguyên phía Bắc Thái Lan. Ở Malaysia người ta đã nuôi Cừu và gia cầm dưới tán rừng cây Cao Su. Việc nuôi Ong mật dưới tán rừng cũng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Một trong những thành công cần được đề cập tới đó là việc các nhà khoa học của Trung tâm phát triển nông thôn Bapstit Minđanao Philippiness tổng hợp, hoàn thiện và phát triển từ những năm 1970 đến nay (theo Nguyễn Xuân Quát, 1996 [17]) đó là MH kỹ thuật canh tác đất dốc SALT (Slopping Agricultural Land Technology). Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà Khoa học đã cho ra đời 4 MH tổng hợp về kỹ thuật canh tác Nông nghiệp bền vững trên đất dốc và được các tổ chức quốc tế ghi nhận. + Mô hình SALT 1 (Slopping Agricultural Land Technology): Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp đơn giản dựa trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực. Với cơ cấu cây trồng được sử dụng để đảm bảo được sự ổn định và có hiệu quả nhất là 25% cây lâm nghiệp, 75% cây nông nghiệp (cây nông nghiệp hàng năm 50% và cây lâu năm 25%).
  13. 11 + Mô hình SALT 2 (Simple Agro - Livestock Technology): Kỹ thuật nông - súc đơn giản. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp dựa trên cơ sở phát triển MH SALT1, có dành một phần đất trong MH để chăn nuôi theo phương thức Nông - Lâm - Súc kết hợp. Cơ cấu SDĐ thích hợp ở đây là 40% diện tích dành cho nông nghiệp, 20% cho cây lâm nghiệp, 20% cho chăn nuôi, 20% làm nhà và chuồng trại. + Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro-Forest Land Technology): Kỹ thuật canh tác Nông - Lâm kết hợp bền vững. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Cơ cấu SDĐ thích hợp ở mô hình này là 40% diện tích dành cho nông nghiệp, 60% dành cho cây lâm nghiệp, MH này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực và vốn liếng cũng như sự hiểu biết. + Mô hình SALT 4 (Small Agro-Fruit Livehood Technology): Kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả kết hợp với quy mô nhỏ. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện những mô hình nói trên. Cơ cấu SDĐ dành cho lâm nghiệp 60%, dành cho nông nghiệp 15% và dành cho cây ăn quả là 25% diện tích. Đây là MH đòi hỏi đầu tư cao về nguồn lực, vốn, kiến thức và kinh nghiệm. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hệ thống canh tác này: Ở Malaysia kết hợp chăn nuôi Gà và Cừu dưới rừng Cao Su và cây họ dầu, đã tăng thêm nguồn thu nhập từ thịt, mỡ và tăng lượng phân bón cho đất, giảm công làm cỏ. Ở Braxin, cây Syzygium aromeficum được trồng kết hợp với cây Hồ Tiêu đen (pipennnigrun), trong 25 năm trở lại đây đã trồng trên 500ha, có 50% diện tích đang cho thu hoạch. Ở miền nam Brazil có khoảng 30000 ha cây Cao Su trong đó có 2000 ha cây cao su trồng kết hợp với kakao theo phương thức bố trí 2 hàng Kakao có 2 hàng Cao Su.
  14. 12 Ở Thái Lan để SDĐ hiệu quả, nhà nước đã có chủ trương phát triển theo mô hình NLKH, kết quả đã thành công trong các nông trường trồng Ngô, Dứa ở vùng Hang Khoai, tạo ra các khu rừng hỗn giao gồm nhiều tầng: Rừng + cỏ, rừng + cây họ đậu ở KhonKaen. MH trồng xen giữa các loài cây công nghiệp, lương thực và Tre nứa ở Ấn Độ theo hệ thống NLKH được bố trí rất khoa học và hết sức chặt chẽ có tính toán đến sự phát triển kinh tế, xã hội cụ thể nơi gây trồng. Trên sườn dốc của đỉnh KiLimajaco ở Tanzania, bộ tộc Chagga trồng xen kẽ cây hoa màu vào rừng nhiệt đới, họ làm theo cấu trúc của rừng tự nhiên, giữ lại các cây cao nhất và tạo ra nhiều tầng cây ăn quả khác nhau, ở tầng cao nhất họ trồng Chuối và Đu đủ, Ổi, kế đến là Cà phê và cuối cùng là Rau, Cá được nuôi trong các kênh tưới tiêu, Lợn, Dê, Bò, Gà cung cấp một lượng protein rất có giá trị và phân của chúng là nguồn phân bón hữu ích. Ở Indonexia từ năm 1972, việc chọn đất để trồng cây lâm nghiệp đều do Công ty Lâm nghiệp nhà nước tổ chức. Nông dân được cán bộ Công ty hướng dẫn trồng cây nông lâm nghiệp sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm bàn giao lại rừng cho Công ty, sản phẩm nông nghiệp họ toàn quyền sử dụng. Cũng ở Inđônêxia, trên đất dốc nhỏ hơn 220 được trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh. Trên đất dốc 20o - 30o trồng cây lâu năm và cây ăn quả. Hệ thống NLKH ở Inđônêxia. + Hệ thống Pekarangan: Vườn hộ Pekarangan là sự kết hợp cây ngắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi trong các khu vực quanh nhà. Nó là một HTCT được xác định để phục vụ một loạt các chức năng khác nhau về kinh tế, sinh học tự nhiên và văn hoá xã hội. + Hệ thống Kebun-talun: Gồm 3 giai đoạn phát triển: Kenbun (vườn), kenbun campuran (vườn hỗn giao) và talun (vườn hỗn giao xen cây rừng hay
  15. 13 vườn rừng). Trong giai đoạn kebun, hệ thống có 3 tầng: Tầng thấp bao gồm các loại thực vật bò sát mặt đất cao khoảng 30 cm; tầng cao từ 50 cm đến 1 m chiếm ưu thế bởi rau xanh và tầng trên bao gồm bắp, thuốc lá, khoai mì hoặc dây leo họ đậu mọc trên giàn tre. Sau hai năm, cây con của các loại cây lâu năm bắt đầu phát triển khiến diện tích đất để canh tác hoa màu giảm xuống. Khi đó kebun từ từ chuyển sang kebun campuran, trong đó những cây chịu bóng như khoai môn chiếm khoảng không phía dưới 1m, khoai mì hình thành tầng thứ 2 từ 1m đến 2m và tầng thứ 3 là chuối và cây lâu năm. Sự đa dạng tự nhiên trong kebun campuran tăng cường vấn đề bảo vệ đất, nước, xói mòn. Sau khi thu hoạch hoa màu ngắn ngày trong kebun campuran, cánh đồng có thể được bỏ hoang khoảng 2 - 3 năm được chiếm ưu thế bởi cây lâu niên. Trong giai đoạn này được biết như talun và là giai đoạn cao đỉnh của hệ thống kebun talun. Talun được chiếm ưu thế bởi sự kết hợp cây lâu niên và tre, hình thành 3 tầng. Giai đoạn talun có thể kèm theo một sự đa dạng của hình dạng như khoảng rừng nhỏ, tre và sự kết hợp cây lâu niên. Tóm lại, những kiến thức về canh tác NLKH cho thấy triển vọng của hệ canh tác này là có thể ngăn chặn được sự suy giảm độ phì của đất, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về lương thực, thực phẩm, thu hút lao động và lập lại cân bằng sinh thái của môi sinh góp phần ổn định sản xuất NLKH trên đất dốc. 1.2. Nghiên cứu về CTNR và NLKH ở Việt Nam 1.2.1. Canh tác nương rẫy Vào giai đoạn từ 1943 đến 1960 rừng Việt Nam còn nhiều (năm 1943 tỷ lệ che phủ đạt 43,8%), rừng chưa được quản lý. Đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của nền nông nghiệp DC của thế kỷ XX. Người dân DC tự do phát nương làm rẫy, khai thác các sản phẩm từ rừng nên đời sống của đồng bào no đủ, ở giai đoạn này đã có những bản làng định cư từ lâu và đến thời điểm này không còn chịu sự bóc lột của thực dân phong kiến nữa nên đã có sự phát
  16. 14 triển đáng kể trong đời sống, văn hoá tinh thần nhất là một số tỉnh miền núi phía bắc như Hoà Bình, Sơn La…Mặc dù canh tác DC ở giai đoạn này phát triển cực thịnh, nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến rừng. Đặc điểm canh tác ở giai đoạn này là thời gian bỏ hoá dài và rừng quanh bản làng được quản lý tập thể theo hình thức cộng đồng với các luật tục riêng. Mỗi bản làng có cách quản lý rừng như hình thức "rừng ma" hoặc "rừng thiêng", nơi cấm khai thác, săn bắn, đốt nương làm rẫy. Đó chính là những khu rừng đầu nguồn bảo vệ cuộc sống của họ. Canh tác DC vẫn được đảm bảo nghiêm ngặt những kỹ thuật cổ truyền và đảm bảo thời gian bỏ hoá tương đối dài. Võ Đại Hải (2003) [8]. Sang giai đoạn 1960 -1980 là giai đoạn sau cải cách ruộng đất, đi vào làm ăn tập thể. Ở thời kỳ này, chính sách chung của Nhà nước là hạn chế phá rừng làm NR, tập trung khai phá ruộng nước nên đã hạn chế được việc DC. Năm 1967 thực hiện chính sách của Nhà nước về việc vận động đồng bào dân tộc miền núi ĐCĐC, đồng bào miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới, cùng với việc mở rộng diện tích ruộng bậc thang để trồng lúa nước đã làm tăng sản lượng lúa nước và khuyến khích khai hoang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ở vùng núi. Một loạt các nông trường và lâm trường quốc doanh đã được thành lập. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh, đời sống đồng bào trở nên khó khăn, thiếu đói hơn giai đoạn trước. Thiếu lương thực đồng bào quay lại phá rừng làm NR, nạn phá rừng diễn ra khá mạnh và bắt đầu gây ra sự mất cân bằng về sinh thái, làm mất tính bền vững. Võ Đại Hải (2003) [8]. Trước tình hình đó, từ năm 1973 - 1979, Nhà nước bắt đầu đưa ra chính sách trồng rừng. Nhà nước cấp gạo và cây giống để cho nhân dân trồng và chăm sóc, nhưng hiệu quả thấp. Đời sống vẫn tiếp tục khó khăn, cũng nằm trong tình trạng chung của nông dân cả nước. Võ Đại Hải (2003) [8]. Giai đoạn 1981 - 1987 Tuy có chỉ thị khoán 100 của Trung ương, giao khoán thẳng đến người dân, chỉ thị này phù hợp với người nông dân đồng
  17. 15 bằng, nhưng lại tỏ ra ít phù hợp với đồng bào miền núi. Mức nộp sản nông nghiệp quá cao đã không động viên được người dân đầu tư vào quản lý và SDĐ. Ruộng lúa nước nhiều nơi bị bỏ hoang, người dân tập trung phát rừng làm NR hoặc khai thác gỗ để bán lấy tiền. Đây là thời kỳ rừng bị tàn phá nặng nề, thời gian bỏ hoá bị rút ngắn lại còn 6 - 7 năm. Do vậy, DC dần mất tính bền vững và ổn định, làm đời sống của đồng bào tiếp tục khó khăn hơn nữa. Võ Đại Hải (2003) [8] Từ năm 1988 đến nay, sau khi có chủ trương khoán 10, sau đó là chính sách giao đất nông, lâm nghiệp về giao quyền SDĐ lâu dài cho người dân, đã khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất, tự giác làm ăn, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nhau, không ỉ lại trông chờ vào nhà nước và vì vậy người dân miền núi cũng phải bước vào guồng quay của cơ chế đổi mới này. Những mô hình NLKH ra đời dần thay thế cho CTNR truyền thống, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, dần dần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư miền núi. Tuy nhiên với điều kiện đặc biệt và khó khăn như ở các vùng miền núi nước ta thì không phải mọi người đều nhanh chóng bắt kịp và chuyển đổi cách làm ăn. Nói chung nhiều đồng bào không có đủ điều kiện và để đảm bảo cuộc sống, họ vẫn phải tiếp tục DC, cho dù họ biết rằng DC không những không đảm bảo được cuộc sống mà còn làm suy thoái nguồn tài nguyên vốn đang dần cạn kiệt, ngăn cản sự tái tạo lại rừng do thời gian bỏ hóa quá ngắn (2- 3 năm) và làm xuống cấp môi trường nhưng họ vẫn phải làm vì không còn cách lựa chọn nào khác. Võ Đại Hải (2003) [8] Ở Việt Nam CTNR đang là vấn đề rất được quan tâm và có rất nhiều công trình nghiên cứu về CTNR. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) và trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH (ICRAF) đã tiến hành tổ chức hội thảo về "Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hoá sau NR ở Việt Nam tại thị xã Bắc Kạn. Hội thảo đã báo cáo các chương
  18. 16 trình nghiên cứu về quản lý đất bỏ hoá sau NR ở Việt Nam [30]. Trong đó có các báo cáo công trình nghiên cứu như: Các tác giả Phạm Xuân Hoàn, Ngô Đình Quế (theo Trần ĐứcViên, 2001[30]), nghiên cứu khả năng phát triển cây Quế trên đất NR ở Yên Bái và Bắc Thái như một sự thay thế CTNR truyền thống hoặc quản lý đất bỏ hoá một cách tích cực và có hiệu quả. Ở Yên Bái, rừng quế hỗn giao được coi là có ưu thế hơn rừng quế trồng thuần nhờ sự phục hồi rừng nhanh, đa dạng sinh học cao, không bị sâu bệnh và giúp đất phục hồi cho chu kỳ canh tác tiếp theo sau 10 - 15 năm. Các tác giả Hà Đình Tuấn, Oliver Husson, Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, Đinh Thanh Giang, (theo Trần ĐứcViên, 2001 [30]), nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc đề nâng cao năng suất cây trồng. Nghiên cứu về sức ép DC và mối quan hệ giữa DC với độ che phủ rừng các tác giả từ dự án kỹ thuật Việt Nam - Đức vùng đầu nguồn Sông Đà (1993), (theo Trần ĐứcViên, 2001[30]) đưa ra khái niệm về chỉ số DC được tính bởi tỷ số giữa diện tích đất bỏ hoá (cây bụi, cây gỗ rác…) với diện tích NR hiện tại. Nếu chỉ số đó bằng 1 sẽ chỉ ra rằng 1ha đất bỏ hoá tương ứng với 1 ha NR. Nếu chỉ số đó nhỏ hơn 1có nghĩa là một phần đất bỏ hoá đã sử dụng vào mục đích khác và sức ép du canh NR không lớn nghĩa là người DC có ít điều kiện để đất bỏ hoá lâu hơn. Kết quả nghiên cứu nhiều năm của Bùi Quang Toản (1990), (theo Trần ĐứcViên, 2001[30]) trên đất NR Tây Bắc cho thấy mỗi năm tầng đất canh tác bị bào mòn từ 1,5-3 cm, mỗi ha mất khoảng 200-300 tấn. Nghiên cứu xói mòn ở Tây Nguyên trên đất Bazan Bùi Quang Mỹ (1980), (theo Trần Đức Viên, 2001 [30]) cho thấy lượng xói mòn sảy ra trên đất trồng lúa nương ở độ dốc 8 - 15o là khá lớn: 130 tấn/ha. Các nghiên cứu về xói mòn xảy ra dưới thảm thực vật của Bùi Danh Ngô (1996), (theo Trần ĐứcViên, 2001 [30]) cho thấy trên nương Sắn ở độ dốc 25o có lượng xói mòn là 1,62 tấn/ha/năm, còn dưới cây bụi dày đặc chỉ có
  19. 17 0,64 tấn/ha/năm. Nghiên cứu trên đất Bazan Tây Nguyên, Nguyễn Ngọc Lung (1993), (theo Trần ĐứcViên, 2001 [30]) cho thấy so với rừng chưa khai thác có 3 tầng thì lượng xói mòn dưới trảng cỏ dày đặc (1 tầng thảm tươi) và cây bụi tăng không nhiều (rừng 3 tầng 1,28 tấn/ha/năm, cỏ dày đặc 1,32 tấn/ha/năm cây bụi 1,90 tấn/ha/năm. Do vậy nếu như tiến hành DC kiểu lỗ trống, diện tích bao phủ xung quanh rẫy còn lớn và do thực bì nhanh chóng hồi phục thì xói mòn diễn ra không phải là nghiêm trọng. Đất canh tác sau NR giảm dần hàm lượng mùn, tăng độ chua và giảm lượng kiềm trao đổi, giảm dần lượng lân dễ tiêu mà lượng lân này liên quan chặt tới năng suất lúa nương Bùi Quang Toản (1990) (theo Trần ĐứcViên, 2001 [30]) Viện khoa học Lâm nghiệp (2001) [31] xây dựng chuyên đề về CTNR. Chuyên đề đã giới thiệu các công trình nghiên cứu về đánh giá hiện trạng CTNR ở Tây Nguyên (1998 - 1999) (Đỗ Đình Sâm và cộng sự), CTNR của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Võ Đại Hải, Trần Văn Con, Nguyễn Xuân Quát và cộng sự), kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình CTNR theo hướng SDĐ bền vững ở Tây Bắc (Ngô Đình Quế và cộng sự). Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về tập quán CTNR ở Tây Nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất rừng. Giới thiệu kết quả bước đầu khảo nghiệm 4 mô hình sử dụng cây họ đậu để làm tăng độ che phủ, phục hồi nhanh độ phì đất bỏ hoá và làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp Những nghiên cứu về hệ CTNR ở Việt Nam được Tiến sỹ Đỗ Đình Sâm (1994) [35] tập hợp trong các công bố bằng tiếng Anh “shifting cultivation in Viet Nam: its social, economic and environmentalvalues relative to alternative land use”. Theo Đỗ Đình Sâm, diện tích NR chiếm khoảng 3,5 triệu ha, với số người CTNR khoảng 3 triệu người trên cả nước, trong đó 2,2 triệu người đã ĐCĐC còn khoảng 800.000 vẫn sống DCDC, chủ yếu là người H'Mông và người Dao với số hộ đói nghèo chiếm tới 20 - 30%. Nông nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2