Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại xã thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.
lượt xem 3
download
Luận văn được xây dựng nhằm nghiên cứu đánh giá vai trò của cấp xã trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc. Vận dụng phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân cho việc quy hoạch sử dụng đất trống đồi núi trọc tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại xã thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TẠI XÃ THẢI GIÀNG PHỐ - HUYỆN BẮC HÀ - TỈNH LÀO CAI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ TÂY-2007
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TẠI XÃ THẢI GIÀNG PHỐ - HUYỆN BẮC HÀ - TỈNH LÀO CAI. Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ HÙNG HÀ TÂY-2007
- i Mục lục TT Nội dung Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3 1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới.................................................................3 1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................5 CHƯƠNG II. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI...............................................11 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................11 2.1.1. Về mặt lý luận ........................................................................................11 2.1.2. Về mặt thực tiễn .....................................................................................11 2.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ...............................................................11 2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................11 2.3.1. Nghiên cứu một số cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc ....................................................11 2.3.3. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.................12 2.3.4. Đề xuất phương án quy hoạch diện tích đất trống đồi núi trọc xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai .......................................................12 2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................13 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................13 2.4.1.1. Thu thập số liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn về QHSDĐ cấp vi mô..........13 2.4.1.2. Thu thập số liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của địa phương...................13 2.4.1.3. Thu thập thông tin từ các mô hình canh tác sử dụng ĐTĐNT trong vùng...........13 2.4.1.4. Lập kế hoạch cho việc sử dụng tài nguyên đất trống đồi núi trọc ...............13 2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch .........................................................................................17 2.4.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu....................................................................17 2.4.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch...................................18 2.5. Giới hạn của đề tài.................................................................................................................20 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................21 3.1. Nghiên cứu một số cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc..........................................................21
- ii 3.1.1. QHSDĐ cấp vi mô trong hệ thống QHSDĐ ở nước ta hiện nay...............21 3.1.2. QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia của người dân.................................24 3.1.2.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân................................................24 3.1.2.2. QHSDĐ có sự tham gia của người dân.......................................................................26 3.1.2.3. Thực tiễn ứng dụng của PRA tại Việt Nam...............................................................28 3.1.3. QHSDĐ cấp vi mô theo quan điểm bền vững .......................................29 3.1.4. QHSDĐ cấp vi mô trong nền kinh tế thị trường....................................33 3.1.4.1. Khái niệm về thị trường và kinh tế thị trường............................................................33 3.1.4.2. QHSDĐ cấp vi mô trong nền kinh tế thị trường .......................................................33 3.2. Tìm hiểu vị trí và chức năng của cấp xã trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại địa phương.................................................................................................35 3.2.1. Cơ sở, căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại địa phương......................................................................35 3.2.2. Vị trí và chức năng của cấp xã đối với công tác quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp ...............................................................................................38 3.3. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai .............39 3.3.1. Thu thập thông tin từ các mô hình hiện đang canh tác trong xã............39 3.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác hiện có tại xã ..............42 3.3.3. Đề xuất các mô hình canh tác nên được sử dụng cho quy hoạch phát triển sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc tại xã Thải Giàng Phố-huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai...............................................................................................43 3.4. Đề xuất phương án quy hoạch diện tích đất trống đồi núi trọc xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai .......................................................47 3.4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Thải Giàng Phố ............................................47 3.4.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................................47 3.4.1.2. Địa hình.............................................................................................................................47 3.4.1.3. Thổ nhưỡng......................................................................................................................47 3.4.1.4. Khí hậu - thuỷ văn...........................................................................................................48 3.4.1.5. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................................49 3.4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của xã Thải Giàng Phố....................52 3.4.2.1. Dân cư và phân bố dân cư............................................................................................52 3.4.2.2. Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và ngành nghề khác ..............................53 3.4.2.3. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................................54
- iii 3.4.2.4. Tình hình sinh hoạt và đời sống của người dân trong xã..........................................56 3.4.2.5. Tình hình sử dụng lao động của xã..............................................................................56 3.4.2.6. Thực trạng thi hành các chính sách lâm nghiệp.........................................................56 3.4.2.7. Thực trạng về thị trường.................................................................................................57 3.4.2.8. Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên rừng.............................................................57 3.4.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ..........................................58 3.4.3.1. Đất nông nghiệp ..............................................................................................................60 3.4.3.2. Đất phi nông nghiệp........................................................................................................60 3.4.3.3.Đất chưa sử dụng..............................................................................................................61 3.4.4. Dự báo nhu cầu: Lương thực, sử dụng lâm sản và thị trường tiêu thụ lâm sản trong và ngoài địa phương ..................................................................62 3.4.4.1. Nhu cầu lương thực ........................................................................................................62 3.4.4.2. Nhu cầu sử dụng lâm sản...............................................................................................62 3.4.5.1. Hiện trạng đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) ...............................................................63 3.4.5.3. Ước tính vốn đầu tư, nguồn vốn để thực hiện sản xuất trong thời gian 10 năm ..70 3.4.5.4. Tiến độ thực hiện phương án ........................................................................................72 3.5. Dự đoán hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch................................................................74 3.5.1. Dự đoán hiệu quả kinh tế .......................................................................74 3.5.2. Dự đoán hiệu quả môi trường ................................................................77 3.5.3. Dự đoán hiệu quả xã hội ........................................................................77 3.6.1. Giải pháp về chính sách .........................................................................78 3.6.2. Giải pháp về tổ chức quản lý..................................................................80 3.6.3. Giải pháp về vốn đầu tư .........................................................................80 3.6.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ..........................................................81 3.6.5. Giải pháp về thị trường ..........................................................................81 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ..............................................82 4.1. Kết luận .....................................................................................................82 4.1.1. Về cơ sở lý luận.....................................................................................82 4.1.2. Về cơ sở thực tiễn ..................................................................................82 4.2. Tồn tại .......................................................................................................84 4.3. Khuyến nghị ..............................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU
- i
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sống và nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng chống ô nhiễm và thiên tai là những tác dụng chính của rừng, vì thế mà cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã coi tác dụng bảo vệ môi trường của rừng lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế của nó. Tuy nhiên sức ép về kinh tế và dân số đã và đang dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nạn chặt phá rừng bừa bãi. Tình hình đó làm cho nguồn tài nguyên có thể tái tạo được như rừng và đất rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, môi trường rừng nói riêng và môi trường sống nói chung bị suy thoái nghiêm trọng. Theo kết quả thống kê đất đai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến ngày 31/12/2005, diện tích rừng trên toàn quốc là 12,28 triệu ha (độ che phủ của rừng là 36,7%), tổng diện tích đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) là 4,31 triệu ha (chiếm 13,01% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 35,1% diện tích đất có rừng). Vùng rừng núi Việt Nam là nơi sống tập trung của 54 dân tộc anh em, phần lớn những diện tích này có địa hình phức tạp, công tác thông tin tuyên truyền không đến được với người dân dẫn đến cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn, phong tục và phương thức canh tác theo lối tự cung tự cấp trong cộng đồng bản làng, dòng tộc đã có hàng nghìn đời nay. Tập quán canh tác còn lạc hậu và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Cùng với phương thức canh tác lạc hậu và mức độ gia tăng dân số cao dẫn đến tài nguyên rừng suy giảm, tài nguyên đất bị khai thác cạn kiệt theo hướng tàn phá không còn khả năng phục hồi. Tình trạng cháy rừng diễn ra hàng năm cùng với nạn khai thác rừng trái phép kết hợp với đốt nương làm rẫy là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng như hiện nay [27]. Bởi vậy theo số liệu thống kê, hàng năm diện tích rừng bị mất đi do đốt nương làm rẫy chiếm từ 50% - 60% diện tích rừng bị mất. Những vấn đề này là một thách thức cho các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý. Xét lại vấn đề ta thấy, người dân các tỉnh trung du miền núi thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cuộc sống của họ phụ thuộc phần lớn vào rừng, nhiều nơi người dân có cuộc sống rất khó khăn, đời sống phụ thuộc vào điều kiện
- 2 tự nhiên. Khi được tuyên truyền về vai trò của rừng đối với cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai của con người, họ đã phần nào hiểu được vai trò quan trọng của rừng. Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý chỉ nói đến vai trò của rừng là “vô cùng quan trọng” mà không có kế hoạch hay chiến lược đảm bảo được cuộc sống của người dân vừa bảo vệ và phát triển được vốn rừng thì sẽ còn tình trạng phá rừng lấy đất trồng cây lương thực phục vụ cuộc sống trước mắt của họ. Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có để tiến tới chấm dứt nạn phá rừng nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách Lâm nghiệp trong thời kỳ đổi mới, được Chính phủ và Ngành Nông nghiệp phát triển Nông thôn quan tâm. Một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm hướng đến một nền Lâm nghiệp bền vững, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư vùng núi là phải tìm ra các giải pháp đưa đất trống đồi núi trọc, đất sau canh tác nương rẫy vào sản xuất nông lâm nghiệp theo phương thức lấy ngắn nuôi dài để vừa đảm bảo cuộc sống hiện tại của người dân vừa bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của đất nước. Thải Giàng Phố là xã vùng cao, thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, cách trung tâm huyện 4 km về hướng Đông, có tổng diện tích tự nhiên 6.585,00 ha, trong đó: đất nông nghiệp 2818,20ha (chiếm 42,8% tổng diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp 81,40 ha (chiếm 1,2%); đất chưa sử dụng là 3685,40ha (chiếm tới 56,0%). Toàn xã có 415 hộ, với 2.290 nhân khẩu của 4 dân tộc cùng sinh sống, phân bố ở 10 thôn bản [26]. Là xã có trình độ dân trí thấp và không đều, đời sống vật chất tinh thần gặp nhiều khó khăn, tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc là chính,... Cơ sở hạ tầng thấp kém, một số thôn bản và hộ gia đình nằm rải rác, phân tán xa khu trung tâm xã và các đường liên thôn thường dốc, hẹp, chất lượng xấu, hay bị sạt lở,…Tình hình sử dụng đất đai trong nhiều năm qua còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng thấp và không bền vững. Các nhân tố trên đã thực sự cản trở đến sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn. Vì vậy, để góp phần khắc phục phần nào những khó khăn trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai”
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới Rừng được coi là lá phổi xanh của nhân loại, mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho loài người chứ không chỉ riêng một dân tộc, một quốc gia nào. Trong những năm gần đây diện tích rừng ở Việt Nam cũng như tại các nước đang phát triển bị suy giảm nhanh chóng. Theo tài liệu của Đại hội Lâm nghiệp diễn ra vào tháng 10 năm 1997 tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức Nông lương thế giới FAO đã thống kê được sự suy giảm diện tích rừng trong những năm vừa qua là hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê, trong giai đoạn 1990 - 1995, khi Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ trồng được 8,50 triệu ha rừng, thì các châu lục khác bị mất đến 64,90 triệu ha rừng. Diện tích rừng, độ che phủ rừng, tỷ lệ mất rừng hàng năm trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam được thể hiện tại bảng 1.1. Bảng 1.1. Thống kê một số vấn đề về tài nguyên rừng trên thế giới Thế Đông Nam Việt Stt Chỉ tiêu Đơn vị giới Á Nam 1 Diện tích rừng Triệu (Ha) 3.454,4 202,6 12,28 2 Độ che phủ % 27 47 36,7 3 Theo đầu người Ha/người 0,6 0,42 0,14 4 Tỷ lệ mất rừng hàng năm % 0,3 1,4 1,4 Các chỉ tiêu cho thấy tỷ lệ che phủ của rừng ở Việt Nam lớn hơn so với tỷ lệ che phủ rừng trung bình của thế giới, nhưng trên thực tế diện tích rừng tính theo đầu người thì Việt Nam nằm ở dưới mức trung bình (0,14 ha) so với Đông Nam Á (0,42 ha) và bằng 1/4 so với thế giới (0,6 ha). Nguyên nhân của tình trạng suy giảm diện tích rừng có nhiều nhưng chủ yếu do sự thay đổi thời tiết bất thường trên toàn cầu cũng như tại mỗi khu vực và nguyên nhân trực tiếp vẫn là tình trạng phá rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương thức quảng canh của các cộng đồng dân cư tại các nước đang phát triển mà điển hình là hình thức canh tác nương rẫy, trong đó có Việt Nam. Như vậy, sự đói nghèo và tình trạng phá rừng diễn ra song hành với nhau như “hai chân đi về một hướng”. Hiện nay, các nhà khoa học ước tính có khoảng từ 250 đến 300 triệu người trên thế giới đang sống bằng hình thức canh tác nương rẫy và tác động đến gần một nửa diện tích đất của vùng nhiệt đới. Trong đó, riêng
- 4 vùng Châu Á Thái Bình Dương đã có hơn 30 triệu người sống phụ thuộc vào hệ canh tác nương rẫy trên diện tích khoảng 75 triệu ha (Srivastava, 1986). Canh tác nương rẫy là một dạng sử dụng đất, có lịch sử lâu đời và tỏ ra phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhiệt đới. Trong hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống chỉ có từ 5% đến 10% diện tích đất được sử dụng theo đúng nghĩa, còn lại bị bỏ hoang hoá để tự phục hồi gọi là thời kỳ hưu canh (Fallow). Canh tác nương rẫy xét về một góc độ nào đó thì có thể coi là một phương thức sử dụng đất bền vững trong điều kiện mật độ dân số thưa như ở Borneo hoặc như ở bán đảo Malaysia (Abdul và Faizah, 1988). Tại miền trung Ấn Độ, 17,52% diện tích của bang Orissa bao gồm khoảng một triệu người vẫn đang duy trì hình thức canh tác nương rẫy, hình thức canh tác này là phương tiện sống duy nhất của một bộ phận dân cư đang sống, bởi sức ép dân số và không có diện tích đất thích hợp để canh tác nông nghiệp bền vững (UNESCO,1979). Ở Indonexia một bộ phận lớn dân số đang canh tác nương rẫy ở các vùng có mật độ dân số thưa ngoài đảo Java và Bali, hậu quả của hình thức canh tác này là đã để lại một thảm cỏ tranh 16 triệu ha và hàng năm diện tích này tăng thêm 150 nghìn ha. Chính phủ Indonexia đã có chính sách cải tạo diện tích đất bị thoái hoá bằng các chương trình di dân và nông nghiệp thâm canh. Tại bang Sarawak miền Đông Malaysia, canh tác nương rẫy được diễn ra rất phổ biến tại các triền núi thuộc vùng nhiệt đới, năm 1976 có khoảng 50 nghìn hộ trực tiếp canh tác nương rẫy, người ta ước tính có khoảng 2,8 triệu ha đất đang hoặc đã qua canh tác nương rẫy, hàng năm có khoảng 30 nghìn ha rừng nguyên sinh bị chặt hạ để làm nương rẫy, vì vậy vô hình đã biến những diện tích rừng nguyên sinh thành những vùng đất trống đồi núi trọc chỉ sau một vài chu kỳ canh tác. Chính phủ Malaysia đã có nhiều cố gắng khuyến khích người dân xanh hoá những diện tích này nhằm phát triển kinh tế cũng như cải tạo môi trường sinh thái bằng cách trồng cây công nghiệp nhiệt đới, như: Cà phê, Cao su, Hồ tiêu và các loại cây ăn quả khác. Tại Philippin có khoảng 120 nghìn hộ gia đình trực tiếp tham gia hoạt động nương rẫy, hàng năm có đến 172 nghìn ha rừng bị tàn phá thì có đến 80 nghìn ha bị quy cho là do canh tác nương rẫy. Hoạt động nương rẫy không chỉ giới hạn ở các tộc người vùng cao mà còn có những người nông dân nghèo vùng thấp thiếu đất canh tác hay dân nghèo thành thị tham gia.
- 5 Như vậy, canh tác nương rẫy không phải là phương thức canh tác dành riêng cho các tộc người lạc hậu, bởi vì hình thức canh tác này còn được thực hiện ở các nước như SriLanka, Hàn Quốc v.v..Tại vùng núi phía bắc của Hàn Quốc, những người chạy chốn lên núi vì chính trị hay tôn giáo cũng thực hiện canh tác nương rẫy du canh. Người ta chia canh tác nương rẫy ra làm hai dạng, đó là canh tác nương rẫy cục bộ (Partial Swidden) là dạng canh tác chỉ liên quan đến mục đích kinh tế của người thực hiện (người từ nơi khác đến làm nương rẫy để sản xuất cây hàng hoá và làm kinh tế), dạng canh tác nương rẫy truyền thống (Integral Swidden) là phương thức canh tác đã trở thànhg phong tục tập quán của người dân địa phương. Canh tác nương rẫy đã gây ra tình trạng xói mòn, thoái hoá đất do vậy để phục hồi lại những vùng đất bị xói mòn, thoái hoá, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, những công trình nghiên cứu điển hình về tình trạng xói mòn đất đã được thực hiện, như: Công trình nghiên cứu về xói mòn được nhà bác học Volni tiến hành vào năm 1870; Hudson, 1981; ông đã sử dụng một hệ thống ô thí nghiệm để nghiên cứu hàng loạt các nhân tố liên quan đến xói mòn đất, như loại đất, độ dốc, thực bì, lớp phủ bề mặt, kỹ thuật canh tác vv... Tiếp sau công trình của Volni, những nghiên cứu về xói mòn được thực hiện ngày một nhiều ở Liên Xô cũ, Mỹ và một số nước phát triển khác. Trong thời gian gần đây với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, những nghiên cứu nhằm phục hồi, phát triển đất trống đồi núi trọc đã và đang được thực hiện tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm gần đây, tình hình phát triển Lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì quá trình phát triển vẫn còn tương đối chậm, diện tích đất trống đồi núi trọc, đất không được sử dụng có hiệu quả và hợp lý vẫn không ngừng đã gia tăng. Trong những năm qua, các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý có những công trình nghiên cứu và đưa ra các chính sách để phục hồi phát triển và đưa những diện tích đất trống đồi núi trọc vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế cũng như giải quyết vấn đề nông thôn miền núi. Điểm qua những công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đình Huấn, (1988); Trần Thị Quế, (1989); Trần Thanh Bình (1997) [2]; Phùng Ngọc Lan (1994); Bùi Minh Vũ (1994); Nguyễn Xuân Quát (1994) [17]; Vũ Văn Mễ (1994); Nguyễn Cát Giao (1994); Lê Xuân Lịch
- 6 (1996); Chu Hữu Quý (1996); Lê Văn Khoa; Trần Thị Lành (1997); Vũ Văn Tuấn; Trần Thị Vân Anh (1997); Trần An Phong (1998); vv… Các công trình nghiên cứu bảo vệ đất đầu tiên được tiến hành từ những thập kỷ 60 của thế kỷ XX, những cơ quan nghiên cứu khoa học tham gia trong lĩnh vực này bao gồm: Viện Nông hoá thổ nhưỡng, trường Đại học Nông nghiệp, trường Đại học Tổng hợp, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trung tâm nghiên cứu khác gồm những nhà khoa học có chuyên môn: Đào Khương; Vũ Hữu Giao (1970); Nguyễn Quang Mỹ (1990); Lê Văn Lanh (1991); Bùi Quang Toản (1996) [21]; Thái Phiên; Nguyễn Tử Siêm (1992); Huỳnh Đức Nhân (1993); Vương Văn Quỳnh (1994); Vi Văn Viện; Lâm Quế Như (1994) tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên trong giai đoạn đó, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, công tác nghiên cứu bảo vệ đất trong các hệ canh tác đòi hỏi kinh phí lớn, phương tiện hiện đại. Do đó kết quả mang lại không được như sự mong đợi của xã hội. Ở Việt Nam, trong tổng số 54 dân tộc, theo số liệu thống kê năm 1989, tổng số người tham gia vào hoạt động canh tác nương rẫy là 2,9 triệu người tương đương với 500.000 hộ gia đình, diện tích đất canh tác nương rẫy là 3,5 triệu ha, phân bố chủ yếu ở các vùng núi Duyên Hải miền Trung, vùng núi Bắc bộ và Tây Nguyên (Đỗ Đình Sâm, 1994). Trong giai đoạn 1991-1995 hàng năm có hơn 46 nghìn ha rừng bị mất, trong đó 63,4% là rừng sản xuất, rừng phòng hộ 35% và 1,6% là rừng đặc dụng (Nguyễn Huy Phồn - Phạm Đức Lân, 1998). Trên địa bàn Tây Nguyên, năm 1972 trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới và nhóm nghiên cứu Lâm nghiệp xã hội thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra nông thôn nhằm thu thập thông tin cơ bản để phục vụ xây dựng Dự án phát triển lâm, nông, công nghiệp và định canh định cư theo chương trình 327 tại xã Sơpai huyện Kbang. Kết quả điều tra cho thấy thực trạng đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc BaNa ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua một số vấn đề: - Việc sử dụng đất theo hướng phá rừng làm nương rẫy còn phổ biến, đây là hình thức sử dụng đất hết sức lãng phí, tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường.
- 7 - Chưa tận dụng hết diện tích ruộng nước, nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư theo hướng thâm canh, nhưng quan trọng hơn cả là chưa có thói quen canh tác lúa nước. - Có ba hình thức tác động của canh tác nương rẫy gây lên sức ép đối với tài nguyên rừng. Một là do rẫy cũ giảm độ phì và cỏ dại phát triển khiến đồng bào phải phát rẫy mới, nơi được chọn làm rẫy mới là những nơi đất tốt có những cây gỗ lớn để hạn chế công làm cỏ. Thứ hai là do sự gia tăng dân số, do tình trạng di dân tự do và chính sách đi xây dựng vùng kinh tế mới cho nên nhu cầu sử dụng diện tích đất cho canh tác tăng cao, những người dân mới đến đã mua lại rẫy của đồng bào địa phương, đồng bào địa phương lại phá rừng làm rẫy mới và cứ như vậy diện tích rừng bị phá ngày càng tăng. Thứ ba là có hiện tượng một số người Kinh di cư lên vùng này tạm trú và mua rẫy để canh tác vài vụ sau đó bán rẫy về quê, hiện tượng này đã vô hình chung đẩy đồng bào vào sâu trong rừng. Canh tác nương rẫy là nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng và hình thành lên tình trạng đất trống đồi núi trọc. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu đã cho đó là phương pháp hiệu quả để đối phó với thực thể rừng nhiệt đới (Cox và Atkins, 1976). Trong nhiều trường hợp, canh tác nương rẫy còn có tác dụng trong quá trình diễn thế và tái tạo rừng (Odum, 1971; Bodlley, 1976), nhưng đây là một hệ canh tác chỉ thích hợp với điều kiện khi mật độ dân số còn thấp (
- 8 nương rẫy trên các diện tích đất dốc sườn đồi. Hệ thống nông nghiệp canh tác nương rẫy và canh tác phát đốt cho thấy tính phức tạp, tính đa dạng và tính thích ứng với các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường của các cộng đồng dân cư vùng cao. Bởi vậy các hệ thống canh tác nông nghiệp vùng cao tạo thành những phương thức canh tác khác nhau mà canh tác nương rẫy là một điển hình nổi bật hơn cả, các phương thức canh tác này được các nhóm cộng đồng dân cư tiến hành ở các vùng khác nhau với mức độ thành công khác nhau cả về mặt kinh tế và môi trường. Menzies (1995) đã ghi nhận trong khi nghiên cứu hiện trường đã đưa ra đánh giá mới về tính phức tạp của canh tác nương rẫy, thời gian đáng kể, năng lượng và các nguồn lực khác vẫn được dành để tìm kiếm giải pháp đối với những trở ngại hoặc những vấn đề của canh tác nương rẫy. Hình như quan điểm đã có từ lâu là canh tác nương rẫy được các dân tộc thiểu số lạc hậu sử dụng và là một hình thức đầu tiên trong sử dụng đất vẫn còn tồn tại dai dẳng. Thất bại trong việc canh tác nương rẫy là một hình thức hợp pháp trong hệ thống sử dụng đất được tồn tại mãi mãi bởi các hệ thống đánh giá đất ở hạng nào ở những nơi có tiến hành canh tác nương rẫy, đất rừng hoặc là đất trống, đó chính là hình thức canh tác nông lâm kết hợp (Ngân hàng phát triển Châu Á, 1996). Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách Việt Nam gần đây đã bắt đầu có sự thừa nhận canh tác nương rẫy là một hình thức canh tác phổ biến trong sử dụng đất vùng cao. Trong một công văn gửi Chính phủ, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định canh tác nương rẫy hiện nay được công nhận là một loại hình sử dụng đất vùng cao (Đỗ Đình Sâm, 1998 - thông tin cá nhân). Trong khi một số người tiếp tục phê phán canh tác nương rẫy là nguyên nhân chính gây ra mất rừng, thì trong những nghiên cứu gần đây gợi ý là canh tác nương rẫy có thể dẫn đến mất rừng ít hơn như ta tưởng. Theo Đỗ Đình Sâm (1994) đã phát hiện ra có khoảng 30% rừng bị tàn phá ở Tây Bắc có thể là do canh tác nương rẫy, nhưng về thực chất thì điều đó còn ít hơn những điều mà chúng ta giả thiết. Tuy nhiên, canh tác nương rẫy vẫn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cháy rừng ở Việt Nam hiện nay, vì canh tác nương rẫy thường gắn với đốt nương, do vậy gây ra tình trạng cháy rừng ở nhiều vùng có điều kiện thời tiết khô nóng như Tây Nguyên, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…
- 9 Tóm lại, canh tác nương rẫy (hoặc nói đúng hơn là sự suy thoái hệ thống canh tác nương rẫy) ở một chừng mực nào đó là nguyên nhân của sự mất rừng, vì áp lực khác nhau nên buộc nó phải thích ứng với các phương thức sử dụng đất kém bền vững - trừ khi có đủ thời gian và các điều kiện thích hợp tạo khả năng cho nó thích ứng (Bass và Morrison, 1990). Thực trạng của canh tác nương rẫy ở môi trường vùng cao đã bị che khuất bởi những nhận thức tiêu cực ở một chừng mực nào đó của người dân thực hiện nó. Gần đây các nhà hoạch định chính sách đã thừa nhận canh tác nương rẫy như là một hình thức hợp pháp trong sử dụng đất, được hoan nghênh và cần được nghiên cứu ở những nơi và trong những điều kiện nào đó mà nó có thể là một cơ sở thích hợp nhằm quản lý đất vùng cao. Chính phủ Việt Nam có mục đích làm giảm sự mất rừng và tăng độ che phủ bằng một số giải pháp: Hạn chế lấy sản phẩm từ rừng: Thực hiện lệnh đóng cửa rừng, hạn chế khai thác rừng tự nhiên, Chính phủ đã đóng cửa khai thác tất cả rừng tự nhiên. Trữ lượng rừng của chúng ta ít hơn 40 m3/ha và sẽ mất khoảng 10 năm để phục hồi (Nguyễn Văn Đẳng, 1998). Chủ yếu là hạn chế khai thác, khối lượng gỗ lấy ra phục vụ cho các mục đích công nghiệp đã giảm từ hàng triệu m3 trước đây, nay chỉ còn 350 nghìn m3/năm được khai thác từ rừng tự nhiên. Chính phủ Việt Nam cấm khai thác hoàn toàn rừng tự nhiên song không có đủ khả năng làm như vậy cho đến khi rừng trồng thành thục, thậm chí tổ thành loài hạn chế sẽ không phản ánh được tính đa dạng và giá trị kinh tế của các loại gỗ truyền thống. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ hàng năm Chính phủ chỉ cho phép khai thác 350 nghìn m3/năm từ rừng tự nhiên, nhưng khoảng gần 1 triệu m3 đã được khai thác mà không được quản lý do nhu cầu gỗ nguyên liệu rất cao của Việt Nam hiện nay. Hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng gỗ lên đế gần 3 triệu m3 tương đương khoảng 2,7 tỷ USD (số liệu Đề án trồng rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thực hiện theo chỉ thị số 19 TTg của Chính phủ). Những hạn chế này đã để lại thách thức về nhu cầu sử dụng sản phẩm từ rừng, tỷ lệ tiêu thụ gỗ tròn hàng năm tăng 15-20% năm. Chính những nhu cầu này đã làm tăng nạn khai thác rừng bất hợp pháp dẫn đến nguy cơ mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hiện nay Chính phủ đang tăng cường những biện pháp hạn chế khai thác để bảo tồn và phát triển vốn rừng hiện có.
- 10 Thực hiện những chương trình trồng rừng trên quy mô lớn: Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện những chương trình trồng rừng rộng lớn từ năm 1976, hàng năm trồng được 150.000 ha, chi phí cho trồng rừng là 3 triệuVND/ha (Nguyễn Văn Đẳng, 1998), từ năm 1998 chúng ta thực hiện chương trình 661 trồng rừng trên quy mô toàn quốc. Trải qua thực hiện giai đoạn 1998-2005, Dự án đã thu được kết quả nhất định; một số mục tiêu dự án đạt kết quả chưa cao, tiến độ của dự án chỉ mới thực hiện tốt đối với trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (đạt 63 % nhiệm vụ dự án), trong khi đó trồng rừng sản xuất còn chậm (đạt 34 % nhiệm vụ dự án). Diện tích rừng tự nhiên có chiều hướng tăng lên nhưng chất lượng rừng còn tăng chậm, diện tích rừng trồng tăng lên về số lượng nhưng năng suất còn tăng chưa đồng đều (Báo cáo tổng kết Dự án 661 giai đoạn 1998 - 2005). Tái sinh tự nhiên: Một vài nhà khoa học ủng hộ việc sử dụng tái sinh tự nhiên, hỗ trợ hoặc không trái với quan điểm chung của các nhà hoạch định chính sách, đó là rừng phải được trồng và phát triển một cách triệt để trong điều kiện có thể. Sự thực là có một khả năng to lớn về tái sinh tự nhiên ở một số vùng, như vùng Sông Đà (Hoà Bình), điều này đảm bảo cung cấp gỗ có chất lượng tốt hơn (mặc dù các loài cây khác nhau). Trong so sánh phạm vi giới hạn những cây mọc nhanh sử dụng trong trồng rừng cho thấy các loài cây bản địa đòi hỏi giá trị đầu tư cao hơn so với những cây ngoại lai, do vậy biện pháp tái sinh tự nhiên là phương án được lựa chọn đầu tiên cho công tác phục hồi phát triển rừng. Giao đất cho các hộ gia đình: Điều này đã và đang được thực hiện có hiệu quả nhằm tăng khả năng mở rộng canh tác nông nghiệp thông qua việc đo vẽ và giao đất canh tác nông nghiệp (mà nó đã được hoàn tất đối với đất nông nghiệp vùng thấp), đồng thời nâng độ che phủ của rừng thông qua việc trồng và bảo vệ đất rừng đã giao. Giao đất đang được thực hiện với mục tiêu là “tất cả đất đai đều có người sử dụng”. Như vậy, ta thấy bảo vệ phát triển Lâm nghiệp và phát triển kinh tế theo hướng bền vững trên đất dốc, đất trống đồi núi trọc là những vấn đề song hành, đan xen với nhau. Giải quyết một vấn đề sẽ góp phần tháo gỡ được những vấn đề khác. Do vậy đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai” góp phần đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm giúp người dân thực hiện canh tác nông lâm nghiệp có hiệu quả trên diện tích đất trống đồi núi trọc.
- 11 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1.1. Về mặt lý luận - Xác định rõ được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại địa phương. - Nghiên cứu đánh giá vai trò của cấp xã trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc. Vận dụng phương pháp QHSDĐ có sự tham gia của người dân cho việc quy hoạch sử dụng đất trống đồi núi trọc tại địa phương. 2.1.2. Về mặt thực tiễn - Trên cơ sở phân tích các mô hình kinh tế, phân tích tiềm năng của tài nguyên đất trống trên địa bàn xã, xác định tiềm năng của tài nguyên đất trống đồi núi trọc, từ đó có thể đưa ra những phương án sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả nhất. - Giúp người dân hiểu và đánh giá được hiệu quả kinh tế của một số mô hình canh tác các loại cây trồng nông lâm nghiệp, trên cơ sở đó lựa chọn sử dụng hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc hiện có. 2.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Toàn bộ diện tích đất canh tác nương rẫy (cố định và không cố định), diện tích đất trống đồi núi trọc (đất IA, IB, IC) hiện có trên địa bàn xã. Địa điểm nghiên cứu là xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu một số cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc - QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia của người dân. - QHSDĐ cấp vi mô theo quan điểm bền vững. - QHSDĐ cấp vi mô trong nền kinh tế thị trường. 2.3.2. Tìm hiểu vai trò của cấp xã trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất trống đồi núi trọc tại địa phương - Vị trí và chức năng của cấp xã trong việc quản lý cũng như công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên đất trống đồi núi trọc.
- 12 - Tìm hiểu cơ sở và những căn cứ pháp lý cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trống đồi núi trọc trên địa bàn xã. 2.3.3. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai - Thu thập thông tin từ các mô hình hiện đang canh tác trong xã. - Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác hiện có tại xã. - Đề xuất các mô hình canh tác nên được sử dụng cho quy hoạch phát triển sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc tại xã Thải Giàng Phố-huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai. 2.3.4. Đề xuất phương án quy hoạch diện tích đất trống đồi núi trọc xã Thải Giàng Phố - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai 2.3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 1. Điều kiện tự nhiên của xã Thải Giàng Phố. 2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của xã Thải Giàng Phố. 3. Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất trống đồi núi trọc. 4. Đánh giá hiệu quả của một số mô hình canh tác trên địa bàn xã. 5. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp trên diện tích đất trống đồi núi trọc 2.3.4.2. Dự báo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng, thị trường trong và ngoài địa phương 2.3.4.3. Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp trên diện tích đất trống đồi núi trọc - Lập kế hoạch sản xuất Lâm nông nghiệp. - Xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Tiến độ thực hiện phương án. 2.3.4.4. Ước tính vốn đầu tư và nguồn vốn và tiến độ thực hiện phương án sản xuất trong thời gian 10 năm 2.3.4.5. Dự đoán hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch 1. Dự đoán hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng vật nuôi trên diện tích đất trống đồi núi trọc đã được quy hoạch trong thời gian 10 năm. 2. Dự đoán hiệu quả môi trường.
- 13 3. Dự đoán hiệu quả xã hội. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1.1. Thu thập số liệu về một số cơ sở lý luận và thực tiễn về QHSDĐ cấp vi mô Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc: thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan tới lý luận và kết quả thực tiễn của QHSDĐ cấp vi mô của các tác giả trong và ngoài nước. 2.4.1.2. Thu thập số liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của địa phương - Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng. - Tài liệu về khí hậu, thủy văn. - Các tài liệu, bản đồ, thuyết minh chuyên ngành của xã. - Tài liệu về dân sinh KTXH. - Những tài liệu về lĩnh vực nông - lâm nghiệp. + Phân loại rừng và các loại đất đai khác. + Bản đồ quy hoạch huyện (tỷ lệ 1/25000), bản đồ hiện trạng sử dụng đất (tỷ lệ 1/25000), bản đồ giao đất, giao rừng (tỷ lệ 1/25000), ... 2.4.1.3. Thu thập thông tin từ các mô hình canh tác sử dụng ĐTĐNT trong vùng. - Sử dụng Phương pháp phòng vấn hộ, - Điều tra giá cả ngoài thị trường - Điều tra mức đầu tư, thu nhập từ các hộ có mô hình. 2.4.1.4. Lập kế hoạch cho việc sử dụng tài nguyên đất trống đồi núi trọc Trình tự các bước tiến hành: * Bước 1: Tìm hiểu khái quát tình hình chung của xã Tiến hành gặp mặt, trao đổi với Ban lãnh đạo xã, các trưởng thôn bản nhằm: - Trình bày mục đích, yêu cầu của phương án. - Tìm hiểu khái quát tình hình của xã và từng thôn, bản về các mặt: + Diện tích: * Tổng diện tích đất tự nhiên. * Đất nông nghiệp. * Đất lâm nghiệp có rừng.
- 14 * Đất trống chưa sử dụng. * Đất khác. + Tình hình dân sinh: * Cơ cấu ngành nghề. * Dân số lao động. * Phong tục tập quán. * Trình độ dân trí. * Hệ thống y tế, giáo dục. + Sản xuất nông nghiệp: * Ruộng lúa 2 vụ (quy mô, năng suất, sản lượng). * Ruộng lúa 1 vụ (quy mô, năng suất, sản lượng). * Nương rẫy không cố định. * Mặt nước ao hồ và tình hình sử dụng. * Đồng cỏ, bãi chăn thả. * Đàn gia súc. * Tổng sản lượng quy thóc, cân đối: thừa - thiếu. + Sản xuất lâm nghiệp: * Trồng rừng (diện tích, loài cây, chất lượng). * Khoanh nuôi bảo vệ (diện tích, biện pháp kỹ thuật, triển vọng). * Khai thác, chế biến lâm sản (loại lâm sản, ước tính/năm). * Các dự án, chính sách nông, lâm nghiệp dã thực hiện tại địa phương. + Sản xuất NLKH: * Các mô hình đã được áp dụng tại địa phương. * Cơ cấu cây trồng trên các mô hình đó. * Cây công nghiệp, cây đặc sản (loài cây, năng suất, triển vọng, ...). * Những thuận lợi và khó khăn chính hiện nay của địa phương. * Những nhu cầu cơ bản về hướng giải quyết theo thứ tự ưu tiên. * Đề xuất lựa chọn người cung cấp thông tin. * Thống nhất lịch báo cáo kết quả điều tra và dự kiến quy hoạch. * Bước 2: Khảo sát nắm tình hình chung của xã. Sau khi đã có một số thông tin ban đầu do chủ tịch UBND xã, trưởng thôn cung cấp, tiến hành khảo sát nhằm quan sát bổ sung và kiểm tra lại những thông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn