Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn Huại Nhang thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm cấu trúc và tái sinh của một số trạng thái rừng tự nhiên tại Khu Bảo tồn Huại Nhang, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCDN Lào làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn Huại Nhang thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào
- 1i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày 02 tháng 12 năm 2015 Tác giả SAOKANYA SILAPHET
- ii2 LỜI CẢM ƠN Tôi là học viên đến từ quốc gia Lào, học tập và rèn luyện ở trường Đại học Lâm nghiệp suốt 2 năm học cao học trình độ Thạc sĩ (2013-2015). Trong thời gian qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè Việt Nam. Nhân dịp hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và các thầy cô giáo của trường Đại học Lâm nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 2 năm học qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Bùi Thế Đồi – người đã hướng dẫn tôi định hướng nghiên cứu, giúp tôi biết thu thập số liệu và hoàn thiện bản Luận văn này. Xin cảm ơn các bạn bè Việt Nam đã giúp tôi ngày càng cải thiện về ngôn ngữ để thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức chuyên ngành. Xin cảm ơn Đại sứ quán Lào ở Việt Nam, các bạn bè đồng du học đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ khi tôi chuẩn bị đến Việt Nam và ở Việt Nam. Đây là sự cổ vũ rất lớn cho tôi về mặt tinh thần và giúp tôi thích ứng với cuộc sống ở Việt Nam được tốt. Xin cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tạo điều kiện cho tôi được học tập rèn luyện ở Việt Nam. Tôi mong sự hợp tác của hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết, ổn định và lâu dài. Bản luận văn này là sự nỗ lực của tôi từ thu thập số liệu đến hoàn thiện báo cáo tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Huại Nhang. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn bản Luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ĐHLN, 02 tháng 12 năm 2015 Tác giả Saokanya SILAPHET
- iii 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt...................................................................................vi Danh mục các bảng.........................................................................................vii Danh mục hình...............................................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................... 3 1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................... 7 1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên tại CHDCND Lào ................................................................................................... 8 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân loại rừng .................................. 8 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng ở nước Lào ............................ 11 1.2.3. Một số nghiên cứu về rừng ở khu bảo tồ n Hua ̣i Nhang ........................ 12 1.3. Thảo luận .................................................................................................. 12 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15 2.1.1. Về lý luận .............................................................................................. 15 2.1.2. Về thực tiễn ........................................................................................... 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15
- iv 4 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 15 2.3.1. Về nội dung ........................................................................................... 15 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 16 2.3.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 16 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16 2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận .......................................................... 17 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17 2.5.2.1. Ngoại nghiệp ...................................................................................... 17 2.5.2.2. Nội nghiệp .......................................................................................... 20 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 26 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 26 3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 26 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 29 3.1.4. Khí hậu của khu vực nghiên cứu........................................................... 29 3.1.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................... 30 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 31 3.2.1. Dân số và dân tộc .................................................................................. 31 3.2.2. Lao động................................................................................................ 31 3.2.3. Tôn giáo................................................................................................. 31 3.2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ....................................................................... 31 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 33 4.1. Phân loại và lựa chọn các tra ̣ng thái rừng thường xanh ở Khu Bảo tồn Huại Nhang ..................................................................................................... 33 4.1.1. Ưu hợp Bằng lăng nam bộ .................................................................... 34
- v5 4.1.2. Ưu hợp Thị hồng ................................................................................... 34 4.1.3. Ưu hợp Hoàng lan và Gõ đỏ ................................................................. 34 4.1.4. Ưu hợp Thị hồng và Bằng lăng nam bộ ................................................ 35 4.1.5. Ưu hợp Chai, Giáng hương ................................................................... 35 4.1.6. Phức hợp................................................................................................ 35 4.1.7. Ưu hợp Dầu và Trôm hôi ...................................................................... 35 4.2. Đặc điểm cấu trúc tra ̣ng thái rừng ở khu Khu Bảo tồn Huại Dầu ........... 35 4.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ............................................................ 35 4.2.2. Mức độ thường gặp của các loài cây trong QXTV rừng ...................... 39 4.2.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ của các trạng thái rừng ... 43 4.2.4. Các đại lượng sinh trưởng của các trạng thái rừng ............................... 51 4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của tra ̣ng thái rừng ........................................ 53 4.3.1. Tổ thành cây tái sinh ............................................................................ 53 4.3.2. Mối liên hệ giữa tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh ................. 58 4.3.3. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng .................................................. 59 4.3.4. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh .................................................... 61 4.3.5. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ................................................ 64 4.3.6. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất .......................................... 66 4.3.7. Ảnh hưởng của một số nhân tố tái sinh đến tái sinh tự nhiên...............67 4.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng ............................. 71 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 6vi CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung BQL Ban quản lý CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CITES Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế CTTT Công thức tổ thành ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTQH Điều tra quy hoạch IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KBTLVSC Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh NXL Nam Xuân Lạc KH Khoa học MV Mẫu vật NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn PGS Phó giáo sư PV: phỏng vấn QĐ Quyết định QS Quan sát SC Sinh cảnh SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự TL Tài liệu UBND Ủy ban nhân dân
- vii 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 4.1 Các kiểu quần xã thực vật lựa chọn tại khu vực điều tra 33 Công thức tổ thành của các quần xã thực vật được nghiên 4.2 36 cứu Tổng hợp số loài cây tham gia CTTT, số loài cây ưu thế 4.3 37 chủ yếu tại địa điểm nghiên cứu Mức độ thường gặp của các loài trong QXTV thuộc trạng 4.4 40 thái rừng IIIA2 Mức độ thường gặp của các loài trong QXTV thuộc trạng 4.5 41 thái rừng IIIA3 Mức độ thường gặp của các loài trong QXTV thuộc trạng 4.6 42 thái rừng IIIB 4.7 Độ tàn che của các QXTV khu vực nghiên cứu 50 4.8 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các quần xã thực vật rừng 51 Tổ thành cây tái sinh các trạng thái rừng và quần xã thực 4.9 54 vật rừng Bảng thống kê loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành 4.10 57 tầng cây cao, tầng tái sinh và cả 2 tầng 4.11 Mức độ tương đồng giữa tầng cây cao và tầng cây tái sinh 59 4.12 Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 60 4.13 Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh 62 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của các quần xã thực 4.14 64 vật rừng 4.15 Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất 66 Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên tại khu 4.16 67 vực nghiên cứu 4.17 Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tái sinh tự nhiên 69
- viii 8 DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Bản đồ ranh giới KBT Hua ̣i Nhang 27 3.2 Hình dạng KBT Hua ̣i Nhang 28 4.1 Điều tra trên ÔTC trạng thái Rừng IIIB 43 4.2 Trắc đồ rừng trạng thái IIIB 45 4.3 Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IIIA3 46 4.4 Trắc đồ rừng trạng thái IIIA3 47 4.5 Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IIIA2 48 4.6 Trắc đồ trạng thái rừng IIIA2 49 4.7 Độ tàn che của các trạng thái rừng 51 4.8 Trữ lượng gỗ bình quân của các trạng thái rừng 53 4.9 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 65 4.10 Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên 68
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cấu trúc rừng thể hiện rõ nét mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng nhằm duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hoà của các nhân tố cấu trúc, lợi dụng tốt tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy tối đa các chức năng có lợi của rừng cả về kinh tế, xã hội và sinh thái. Trong nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh của rừng, quan tâm về phân tích và đánh giá hiện trạng của các quần xã thực vật rừng là một việc làm cần thiết, thường xuyên và liên tục để biết được diễn biến của rừng từ đó có những giải pháp kịp thời khắc phục. Thời gian qua, việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng quá mức, công tác quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả ở nhiều địa phương khiến các khu rừng giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Những tác động này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tồn tại của rừng, làm xáo trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng, rừng có sức sản xuất thấp và kém ổn định. Mất rừng đã kéo theo sự mất hoặc suy giảm tài nguyên nước. Tại nhiều khu vực hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Từ đó, cuộc sống và phát triển kinh tế của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác phát triển rừng. Khu Bảo tồn (KBT) Huại Nhang nằm ở huyện Xay Tha Ny thuộc thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. KBT Hua ̣i Nhang được thành lập từ năm 1983 theo Quyết định số 133 ngày 22/01/1983 của Hô ̣i đồ ng Bô ̣ trưởng. Đây là KBT được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá có mức độ đa dạng sinh học cao và chứa đựng nhiều tiềm năng. Cũng giống như các khu rừng đặc dụng khác ở Việt Nam và ở nước Lào, rừng Huại Nhang cũng đang bị suy giảm cả về diện tích, trữ lượng và chất lượng.
- 2 Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng ở KBTTN Huai Nhang còn nhiều hạn chế và chưa cập nhật. Do đó, ở nhiều khu vực không dám tác động bằng bất kỳ biện pháp nào hoặc nếu có thì hiệu quả của các biện pháp tác động cũng không cao gây nhiều hậu quả tiêu cực đối với rừng. Đây chính là lý do tôi thực hiện của đề tài: “Nghiên cứu đặc điể m cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số traṇ g thái rừng tại Khu Bảo tồ n Hua ̣i Nhang, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào”. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết mới về cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các quần xã thực vật rừng. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp thích hợp cho công tác quản lý rừng tại KBT Huai Nhang một cách bền vững hơn.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng: Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Trong một thời gian dài, vấn đề duy trì và điều tiết cấu trúc rừng đã được bàn luận và có rất nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là việc đề xuất các tác động xứ lý đối với rừng tự nhiên nhiệt đới. Nhiều phương thức lâm sinh ra đời và được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới như phương thức chặt cải thiện tái sinh (RIF, 1927), phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945). Baur G.N. (1962) [2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý đều có hai mục tiêu rõ rệt: “Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách đảo thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trưởng. Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc nuôi dưỡng rừng sau đó”. Từ đó, tác giả này đã đưa ra
- 4 những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa. Catinot (1965) [4], [5] nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến. Odum E.P (1971) [21] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, Evans, J. (1984) [17] xác định cơ tới 70 – 100 loài cây gỗ trên 1 ha, nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tổ thành loài. Về mô tả hình thái cấu trúc rừng: Kraft (1884) đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi. Richards P. W (1952) [22] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là đại bộ phân thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”.
- 5 Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards (1952) [22]phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 –12m, 12–18m, 18-24m, 24-30m, 30-36m và 36-42m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E.P. (1971) [21] nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto - Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả. Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng: Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và hàm toán học để mô hình hoá cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng. Raunkiaer (1934) đã đưa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn cho hàng nghìn loài cây khác nhau. Theo đó, công thức phổ dạng sống chuẩn được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của dạng sống so với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về loài, một số tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như Simpson (1949), Margalef (1958), Menhinik (1964),…và để đánh giá mức độ phân tán hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp thảm tươi. Đrude đã đưa ra khái niệm độ nhiều và cách xác định. Đây là những nghiên cứu mang tính định lượng nhưng xuất phát từ những cơ sở sinh thái nên được đề tài lựa chọn và vận dụng.
- 6 Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần. Rollet B.L. (1972) [23] đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác suất, Ballay (1973) [15] sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,…Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài. Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Shimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973)… Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này, khi nghiên cứu ngoại mạo của Quần xã thực vật đã không tách khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó, từ đó hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái. Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng. Tuy nhiên, chưa thấy một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên, trên núi. Cấu trúc rừng trên núi thường được đề cập cùng với các đối tượng rừng khác nên chưa làm nổi bật những đặc điểm khác biệt về cấu trúc của loại rừng này so với các loại rừng khác. Do đó, sở
- 7 khoa học việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho rừng trên núi vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. 1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng Khi đề cập vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo đếm tra tái sinh có diện tích từ 1 đến 4m2 diện tích ô điều tra nhỏ nên việc đo đếm gặp nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình tái sinh rừng. Trong phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945), nhiệm vụ đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu (4 m2) để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các tác động tiếp theo. Richards P.W (1952) [22] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phươg pháp “điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Van Steenis (1956) [24] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng. Đó là những cơ sở để lựa chọn cho việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng trong đề tài này. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên là việc làm hết sức quan trọng nên với từng đối tượng cụ thể, cần có những phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- 8 1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên tại CHDCND Lào 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân loại rừng Quốc gia Lào có diện tích rừng khoảng 11.200.000 ha, chiếm 47% diện tích cả nước, bao gồm: Rừng nửa rụng lá chiếm diện tích lớn 35%; Rừng thường xanh và Rừng thường xanh khô chiếm 5%; Rừng lá kim chiếm 2% và Rừng khộp chiếm 5%. Hệ thống phân loại rừng ở Lào đã thực hiện với 2 công trình: Vidal (1958) là người đầu tiên chia rừng nước Lào thành 12 loại: 7 loại hình rừng ở vùng thấp và 5 loại hình rừng ở vùng cao. Năm (1982-1992) Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp Lào cũng chia rừng nước Lào thành 10 loại hình rừng: Rừng thường xanh Rừng thường xanh có tỷ lệ cây gỗ không rụng lá trên 80%, cây gỗ cao hơn 30 m, với diện tích khoảng 85.000 ha. Rừng thường xanh vùng thấp Rừng thường xanh vùng thấp thường phân bố dọc sông Mê Kông. Các nhân tố sinh thái phát sinh loại rừng này là tầng đất sâu, thành phần cơ giới đất là sét, độ pH = 5-6, lượng mưa 1300-2600 mm, mùa khô không dài hơn 5 tháng trong năm; loại rừng này thường phân bố từ Trung xuống Nam Lào. Các loại cây ưu thế ở tầng vượt tán là các loại cây họ Dầu Dipterocarpaceae (bao gồm các loài cây như: Dipterocarpus alatus, D. turbinatus, D. costatus, Hopea odorata …) Tầng 2 thường gặp các loại cây thuộc họ Trám Burseraceae (Canarium subulatum, C. bengalense); họ Sonneratiaceae (Duabanga grandiflora) và họ Xoan Meliaceae.
- 9 Các loài cây bụi ưu thế thuộc họ Na Anonaceae (Polyathia sp, Uvaria sp); họ Cafe Rubiaceae (Ixora sp, Rothmannia sp) và họ Thầu dầu Euphobiaceae (Mallotus sp, Alchornea sp, Microdesmis sp)... Rừng thường xanh vùng cao Rừng thường xanh vùng cao thường gặp ở độ cao 900-2000 m, nhiệt độ trung bình năm 20˚C, thuộc loại đất Feralit mầu đỏ vàng, tầng đất sâu, lượng mưa 2000-3000 mm, tán rừng thưa hơn loại rừng vùng thấp. Cấu trúc rừng thường gồm 3 tầng chính với đặc điểm như sau: - Tầng vượt tán: các loài cây thường phân bố là họ Dẻ Fagaceae (Castanopsis tribuloides, C. acuminatissima và vân vân …); họ Long não Lauraceae (Litsea cubeba); họ Ngọc lan Magnoliaceae (Michelia alba); họ Chè Theaceae (Schima wallichii).... - Tầng tán chính: là tầng tán chính trong rừng các loài cây thường gặp là Xoan (Melia azedarach), Gmelina arborea… - Tầng cây bụi thảm tươi: công trình Vidal (1959) nghiên cứu ở Lào, Uthit-K (1999) nghiên cứu ở Thái Lan, cũng như của chính tác giả đã nghiên cứu các loại rừng ở Lào đều cho biết các loại cây bụi thảm tươi thường có các họ Urticaceae; Acanthaceae; Rubiaceae và Liliaceae. Rừng thường xanh khô Rừng thường xanh khô có tỷ lệ cây không rụng lá chiếm 50-80%, được phân biệt do một số loài cây ưu thế; nhân tố phát sinh loại rừng này là khí hậu, do mùa khô kéo dài khoảng 4 tháng trong năm; tầng đất sâu, nhưng khả năng giữ nước kém hơn rừng thường xanh; lượng mưa 1000-1600 mm/năm. Rừng thường xanh khô vùng thấp Các loại cây rụng lá và không rụng lá tương tự như ở rừng vùng cao. Cấu trúc rừng đã phân thành 3 tầng:
- 10 - Tầng vượt tán: cây gỗ cao 20-40 m, phần lớn là loài Hopea ferrea và Dipterocarpus turbinatus. - Tầng tán chính: các loại cây thường gặp là Anisoptera costata, Lagerstroemia calyculata, L. tomentosa, Dalbergia cochinchinensis và vân …) Tầng cây bụi thảm tươi: các loại thực vật phân bố như Streblus taxoides, Ixora cribdela, Mallotus barbatus và một số loài thuộc họ Zingiberaceae... Rừng thường xanh khô vùng cao Loại rừng này thường gặp ở độ cao 800-1400 m, các loại cây phân bố đặc trưng là Dẻ (Quercus griffithii) hỗn giao với cây Lát hoa (Chukrasia tabularis), Xoan ta (Melia azedarach) và Bồ đề (Styrax tonkinensis). Rừng nửa rụng lá Rừng nửa rụng lá được nhận biết bởi một số loài cây thuộc họ Tre mọc hỗn giao với các loài cây gỗ, tỷ lệ loài rụng lá khoảng 50%. Loại rừng này ở Lào có diện tích khoảng 864.500 ha: Rừng nửa rụng lá vùng thấp Loại rừng này thường gặp ở độ cao dưới 500 m so với mặt biển, cây thường có các loài cây là: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Xylia xylocarpa, Afzelia xylocarpa, Terminalia bellerica, T. alata; Peltophorum dasyrhachis, Dalbergia ovata, Vitex peduncularis, Cratoxylon formosum, Bambusa nutans và B. arundinace ... Rừng nửa rụng lá vùng cao Rừng nửa rụng lá vùng cao thường gặp ở độ cao từ 500–2000 m. Loại rừng này có các loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae) phân bố rải rác hoặc tụ hợp thành quần thể. Các loài cây thường gặp ở loại rừng này là Dẻ (Castanopsis argyrophylla), C. diversifolia, Lithocarpus calathiormis, hỗn giao với cây
- 11 Gmelina arborea, Dalbergia nigrescens, Diospyros mollis… và cây tre Dendrocalamus hamintonia. Rừng khộp Rừng khộp ở Lào chiếm khoảng 5% diện tích đất tự nhiên, vào khoảng 1.045.500 ha, thường gặp ở độ cao dưới 200 m. Các loài cây ưu thế trong rừng này là Dipterocarpus obtusifolius, D. tuberculatus, D. intricartus; Shorea siamensis, các loại cây bụi phổ biến là Arundinaria pusilla, A. ciliata, Helicteres hirsuta, Phoenix acuaris và Pygmaeopremna herbacea. 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng ở nước Lào Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng tự nhiên của nước Lào như: Phonesy Darasene (2012) [13] tiến hành nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại VQG Nậm Puy, tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào. Tác giả này đã lựa chọn 4 quần xã thực vật rừng để nghiên cứu gồm: quần hợp cây Sau sau và Chò chỉ; ưu hợp Sau sau; ưu hợp Sau sau và Chò chỉ; Phức hợp. Tác giả đã trình bày các đặc điểm về tầng cây cao, đặc điểm tầng cây tái sinh, các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao chất lượng rừng. Mặc dù vậy, đề tài mới chỉ dừng lại nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc sinh thái và hình thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi và quy luật kết cấu lâm phần. Ngoài ra, đề tài còn hạn chế trong việc nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác đến tái sinh tự nhiên. Aliya Keomisy (2013) [1] tiến hành nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng sau khai thác tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào. Kết quả của đề tài đã xác định đặc điểm cấu trúc của tầng cây cao, đặc điểm tái sinh tự nhiên tại các trạng thái rừng và đề xuất các biện pháp tái sinh rừng sau khai thác chọn bao gồm: lựa chọn loài cây kinh doanh gỗ
- 12 lớn; tuyển chọn loài cây kinh doanh gỗ lớn; và các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh. Các nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn cho việc áp dụng hướng nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu đối với việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên một số trạng thái rừng ở KBTTN Huai Nhang. Những hạn chế của các đề tài trước sẽ được bổ sung trong nghiên cứu mới này. 1.2.3. Một số nghiên cứu về rừng ở khu bảo tồ n Hua ̣i Nhang Sở Lâm nghiệp thủ đô Viêng Chăn đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên rừng Khu Bảo tồn Huại Nhang như sau: các cây gỗ Trâm vối, Sâng, Chặc kế, Dui, Phay, Chò nuí, Gõ đỏ, Giáng hương, Dầu, Gụ mật, Bằng lăng, Cuống vàng… (Ngành lâm nghiệp của thủ đô Viêng Chăn, 2000). Cục Lâm nghiệp (2002) đã nghiên cứu về sự phong phú và kỹ thuật phục hồi rừng ở khu vực Khu Bảo tồn Huai Nhang. Sở nông-lâm nghiệp Viêng Chăn (2009) đã nghiên cứu về quản lý và điều tra quy hoạch rừng về sự phong phú của rừng và lâm sản ngoài gỗ. Trong đó đã nghiên cứu sâu về các cây gỗ và sản phẩm ngoài gỗ trong Khu Bảo tồn Huai Nhang. Tóm lại, nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng và tái sinh rừng tại KBTTN Huai Nhang còn nhiều hạn chế và thiếu tính hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tại Huai Nhang là rất cần thiết. 1.3. Thảo luận Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở nước Lào về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau đây: Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên rất phong phú và được các tác giả quan tâm đến nhiều lĩnh vực như: cơ sở sinh thái rừng, mô
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn