intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trú c và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilger) tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; đề xuất định hướng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để bảo tồn và phát triển loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trú c và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilger) tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  1. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, nế u sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sơn La, ngày 10 tháng 10 năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Văn Hùng
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu đặc điểm cấ u trúc và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilger) tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” được thực hiện theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 21, khóa 2013 - 2015 tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô giáo trong trường. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Võ Đại Hải - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Nông nghiệp huyện Mộc Châu, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, UBND xã Tân Lập, Chiềng Sơn và các hô ̣ nông dân trong các xã trên cùng toàn thể các nhà chuyên môn, người thân, bạn bè đồng nghiệp, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 11 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Hùng
  3. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ …..1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. …..3 1.1.Trên thế giới .......................................................................................... …..3 1.1.1. Phân loài, tên gọi, đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ...................................................................................... ......3 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng .......................................................... ......6 1.1.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng ........................................................... ......9 1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... ....11 1.2.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, sinh thái và phân bố, vật hậu loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ................................................................................. ....12 1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng .......................................................... ....18 1.2.3. Nghiên cứu về sinh thái rừng ......................................................... ....20 1.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................ ....23 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. ....25 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ ....25 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... ....25 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... ....25 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... ....25
  4. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... ....25 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... ....26 2.4.1. Cách tiếp cận của đề tài .................................................................... ....26 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................... ....27 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊ CỨU .............................................................................................. ....36 3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... ....36 3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... ....36 3.1.2. Đặc điểm địa hình, phân vùng tự nhiên, thỗ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ..................................................................................................................... ....36 3.1.3. Khí hậu ............................................................................................. ....38 3.1.4. Sông suối – Thủy văn ....................................................................... ....39 3.1.5. Tài nguyên rừng ............................................................................... ....39 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... ....40 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ............................................................. ....40 3.2.2. Kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................................... ....41 3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................ ....42 3.3.1. Thuận lợi .......................................................................................... ....42 3.3.2. Những khó khăn ............................................................................... ....43 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... ....44 4.1. Đặc điểm phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La ................................................................................................. ....44 4.2.1. Vùng phân bố tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ................... ....44 4.1.2. Đặc điểm sinh thái nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La ............................................................................... ....46 4.2. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại huyên Mộc châu, tỉnh Sơn La ................................. ....51
  5. v 4.2.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ....................................................................................................... ....51 4.2.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ....................................................................................................... ....54 4.2.3. Phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn ................................................. ....58 4.2.4. Mối quan hệ giữa cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài cây ưu thế trong quần thể ............................................................................................. ....69 4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La ....................................................................................... ....72 4.3.1. Tổ thành loài cây tái sinh ................................................................. ....72 4.3.2. Mật độ cây tái sinh ........................................................................... ....73 4.3.3. Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao ............................................. ....75 4.3.4. Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc cây tái sinh ........................... ....78 4.4. Đề xuất định hướng một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La .... ....80 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................... ....83 Kết luận ...................................................................................................... ....83 Tồn tại ........................................................................................................ ....87 Khuyến nghị ............................................................................................... ....87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTTT Công thức tổ thành D 1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm) DT Đường kính tán cây (m) E Kinh độ Đông N Vĩ độ Bắc HDC Chiều cao dưới cành (m) HVN Chiều cao vút ngọn (m) N/ha Số lượng cây trên 1 ha NDTSTH Số lượng cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn Stt Số thứ tự TB Trung bình TS Tái sinh TT Thứ tự
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng đất rừng huyện Mộc châu đến năm 2013 39 Đặc điểm khu vực phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 4.1 45 huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 4.2 Đặc điểm khí hậu khu vực Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 47 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý – hóa tính đất tại 3 đai 4.3 cao điều tra phân bố của lòa Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại huyện 49 Mộc Châu Cấu trúc tổ thành và mật độ rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc 4.4 51, 52 trắng hẹp phân bố Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng ở đai cao 1.000- 4.5 54 1.300m Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng ở đai cao 1.300- 4.6 55 1.600m 4.7 Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng ở đai cao >1.600m 56 Kết quả mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull và 4.8 63 hàm khoảng cách Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull 4.9 67 và hàm khoảng cách Quan hệ sinh thái loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài ưu 4.10 71 thế trong cấu trúc tổ thành rừng tầng cây cao Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên nơi có 4.11 loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh 72 Sơn La 4.12 Bảng tổng hợp mật độ tái sinh tại khu vực nghiên cứu 74 Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên 4.13 75 cứu 4.14 Phân loại cây tái sinh theo chất lượng và nguồn gốc 78
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ các bước tiến hành đề tài 26 2.2 Sơ đồ các tuyến điều tra trong OTC 2.500 m2 28 4.1 Núi pha luông nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 44 4.2 Bản đồ phân bố của Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Mộc Châu 44 4.3 Phẩu diện đất tại đai cao 1.300 – 1.600 m 48 4.4 Đất nơi cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh 48 4.5 Rừng nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 56 4.6 Dẻ tùng sọc trắng hẹp (DTSTH) tham gia vào cấu trúc rừng 56 4.7 Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3 ở đai cao 1.300-1.600 m 58 Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3 ở đai cao 1.300 – 1.600 4.8 59 m 4.9 Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3 ở đai cao > 1.600 m 59 Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn ở đai cao 1.000 – 1.300 4.10 61 m Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn ở đai cao 1.300 – 1.600 4.11 61 m 4.12 Biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn ở đai cao > 1.600 m 62 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull (Đai 4.13 64 cao 1.000 – 1300 m) Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull 4.14 64 (Đai cao 1.300 – 1.600 m) Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull (Đai 4.15 64, 65 cao >1.600 m) 4.16 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm khoảng cách tại 66
  9. ix Đai cao 1 (OTC3) và đai cao 2 (OTC4 và OTC 6) 4.17 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull (Đai 1) 67 4.18 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull (Đai 2) 68 4.19 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull (Đai 3) 68 Biểu đồ mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm khoảng cách 4.20 69 (Đai 2) 4.21 Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh từ hạt 77 4.22 Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh chồi 77 4.23 Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Đai 1) 77 4.24 Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Đai 2) 77 4.25 Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Đai 3) 77
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực Tây Bắc của Việt Nam có địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm có dãy núi Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km với một số đỉnh núi cao từ 2.800 m đến 3.000 m và dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp thuộc lưu vực sông Đà đã tạo nên cho khu vực Tây Bắc có hệ thực vật vô cùng phong phú, mức độ đa dạng sinh học cao và có nhiều loài thực vật bản địa có giá trị khoa học và kinh tế. Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình, có chung cửa khẩu Lóng Sập với nước CHDCND Lào, từ lâu được biết đến là vùng khí hậu mát mẻ quanh năm với những cánh rừng già trên các ngọn núi đá, núi đất. Khí hậu á nhiệt đới và địa hình địa chất riêng biệt của Huyện đã sản sinh ra một hệ thực vật đa dạng và độc đáo. Trong hệ thực vật này có nhiều loài cây quý như Tùng, Bách xanh, Thông năm lá, Dẻ tùng sọc trắng hẹp và các loài thực vật quý khác. Ở vùng núi Mộc Châu có ít nhất 12 loài cây của lớp Thông đã được biết có trong tự nhiên. Dẻ tùng sọc trắng hep̣ có phân bố ở nhiều đai cao của huyện Mộc châu và được gặp ở những đai cao lớn hơn 1.000 m so với mực nước biển. Cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp (AmentotaxusArgotaenia (Hance) Pilger) thuộc họ Thông đỏ (Taxaceac), là một trong số những loài cây bản địa có phân bố ở vùng Tây Bắc và thường mọc ở đỉnh núi cao, trong những khu rừng Á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, trên đất núi đá vôi. Ở Việt Nam còn có phân bố ở Sơn La, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào cai, Cao bằng, …Trên thế giới có phân bố ở Lào và phía Nam Trung Quốc. Theo danh lục đỏ thế giới IUCN (2011) Dẻ tùng sọc trắng hẹp đã được
  11. 2 đưa vào danh sách các loài đang bị đe dọa ở mức độ VU (sẽ nguy cấp), còn Sách Đỏ Việt Nam xếp ở mức độ Hiếm. Trong tự nhiên, Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường được người dân bản địa khai thác để lấy gỗ làm nhà, làm các vật dụng gia đình hoặc làm cảnh. Ngoài ra, các loài trong họ Thông đỏ (Taxaceae) này còn dùng để chiết xuất chất có khả năng kháng tế bào ung thư và hạt chứa hàm lượng tinh dầu cao. Nguyên nhân gây suy thoái của các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp chính là do loài này có phân bố hẹp, thường mọc theo đám, số lượng cá thể ít do tái sinh kém, cùng với nạn phá rừng, khai phá nương rẫy đã làm mất môi trường sống của chúng khiến số lượng cá thể ngày càng suy giảm. Hiện tại, còn thiếu các thông tin về đặc điểm lâm học của loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp như: chưa có nghiên cứu cụ thể về đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu trúc, tái sinh, phân bố, vật hậu,... nên các thông tin về loài cây này còn hạn chế. Do thiếu thông tin về loài nên nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh sẽ đề xuất được định hướng một số giải pháp lâm sinh phù hợp góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen và phát triển loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp một cách bền vững. Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm cấ u trúc và tái sinh tự nhiên của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilger) tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đươ ̣c đă ̣t ra nhằ m bổ sung các dẫn liệu và thông tin cơ bản của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp từ đó đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây bản địa một cách hiệu quả là yêu cầu cấp thiết, đồng thời duy trì và bảo tồn những vốn gen quý.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Phân loài, tên gọi, đă ̣c điểm hình thái, sinh thái và phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 1.1.1.1. Phân loại và tên gọi Dẻ tùng sọc trắng hẹp được mô tả vào năm 1916 là một trong số 5 loài thuộc chi Amentotaxus bao gồm: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger, Amentotaxus argotaenia var. argotaenia, Amentotaxus argotaenia var. brevifolia K. M. Lan & F. H. Zhang, Amentotaxus formosana H. L. Li, Amentotaxus yunnanensis H. L. Li) của Họ Thông đỏ (Taxaceace) hay còn được gọi là họ Thanh Tùng [26],[27],[28]. Ở Trung Quốc, Dẻ tùng sọc trắng hẹp được gọi tên là Sui hua shan hay Sui hua shu shan [27], ở Việt Nam gọi là Dẻ tùng sọc trắng hẹp, Sam bông hay Sam bông sọc trắng hẹp, tên tiếng Anh là Catkin Yew [18]. 1.1.1.2. Hình thái, sinh thái và phân bố Loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Trung Quốc được mô tả như sau: - Về hình thái: Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilger là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 7 m, tán thưa với cành hướng lên cao. Lá hình dải hay hình mác đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm tạo thành một góc với thân gần như mọc đối, đầu lá nhọn, kích thước lá rộng 4,5-8cm x dài 8-15 cm, cuống lá dài 3mm. mặt trên lá màu xanh thẫm, mặt dưới có các sọc trắng và 2 dải lỗ khí phân biệt nằm giữa các dải xanh ở mép và ở hai bên dải xanh dọc gân giữa. Dải lỗ khí rộng tới 1,5 lần dải xanh ở mép. Mép lá dẹt và hơi cuốn lại, đỉnh lá nhọn. Là cây thường xanh quanh năm, chồi ngọn vuông hình chữ nhật, vỏ cây có vàng lục ở tuổi 1, chuyển sang màu vàng đỏ thứ 2 và năm thứ 3 [27].
  13. 4 Là cây đơn tính cùng gốc, nón cái mọc từ các nách lá của các chồi ngắn. Áo hạt khi chín có màu đỏ dài, hạt hình bầu dục trứng ngược rủ xuống với kích thước 1,9-2,6 x 1-1,3 cm, cuống dài 1,1-1,4 cm. Nón thụ phấn vào tháng 4 và chiń vào tháng 10 trong năm, 2n = 24 [27]. - Sinh thái: + Thường mọc ở vùng núi đá vôi, rừng, khe núi, bờ suối mát mẻ và ẩm ướt; ở độ cao 300-1100 m so với mực nước biển [27]. + Amentotaxus argotaenia phổ biến ở dạng cây gỗ nhỡ mọc trên núi đá vôi cũng như sa thạch, đá phiến hoặc đá granite, và trong khe núi, trên sườn dốc hoặc vách đá, trên đỉnh và các rặng núi và trong rừng núi dọc theo bờ suối râm mát ở độ cao là giữa 600 m và 1.100 m so với mực nước biển mực nước biển. Trên núi đá vôi, nó có thể xuất hiện cùng với Pinus kwangtungensis, Nageia spp., Podocarpus neriifolius, P. pilgeri, P. macrophyllus và Taxus chinensis. Trên các loại đá có tính axit nó gắn liền với Amentotaxus yunnanensis, Cephalotaxus spp. và cây lá rộng và cây bụi (thực vật hạt kín) như Magnolia, Quercus, và Rhododendron trong núi hay rừng nửa rụng lá [32]. - Phân bố: Ở Trung Quốc có phân bố ở các tỉnh Phúc Kiến, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Đài Loan, Chiết Giang và có phân bố ở Việt Nam [27], [32]. - Giá trị sử dụng: Gỗ được sử dụng để làm công cụ, đồ nội thất. Ở Trung Quốc nó được sử dụng để làm cây cảnh Bonsai. Các hạt giống có hàm lượng dầu cao, điều tra gần đây đã được thực hiện để phân tích tiềm năng của nó đối với các thuốc chống ung thư tương tự như những loài cây được tìm thấy trong Taxus [29], [32]. - Tình trạng: Ở Trung Quốc, Dẻ tùng sọc trắng hẹp được nhâ ̣n định đây là một loài dễ bị đe dọa và tác động mạnh [27]. Ngoài ra, tại khu phân bố của
  14. 5 loài trên thế giới thì Dẻ tùng sọc trắng hẹp có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của nó đang bị suy thoái hoặc thậm chí loại bỏ để nhường chỗ cho canh tác nông nghiệp đã làm cho tốc độ sinh trưởng của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp chậm lại, tái sinh không thường xuyên, phát tán hạt giống kém [28]. Theo Leonid V. Averyanov, Tien Hiep Nguyen, Khang Nguyen Sinh, The Van Pham, Vichith Lamxay, Somchanh Bounphanmy, Shengvilai Lorphengsy, Loc Ke Phan, Soulivanh Lanorsavanhand Khamfa Chantthavongsa (2014), kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần của Lào cũng chỉ ra rằng loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp này cũng có phân bố ở Lào tại các tỉnh Hủa Phăn, Khammouan, dãy núi Kasy huyện Vang Viêng ở thủ đô Viêng Chăn [29]. Với các đặc điểm về hình thái cây cao 20m, với đường kính 0,5m, mặt sau lá cũng có các dải lỗ khí dài 5-10cm, rộng 0,8-1,2cm. Cây ra nón vào tháng 4 và quả chính vào tháng 2-3 năm sau [27]. Sinh thái học: Là cây thường xanh mọc trong các khu rừng ẩm trên núi ở độ cao 1000-1700 m So với mực nước biển, trên đất silicat và đá vôi, đá sa thạch, đá phiến sét andgranite. Cây mọc phân tán và ít khi chiếm ưu thế của rừng. Cây con là cây ưa bóng. Thường hay xuất hiện cùng với các loài như Cephalotaxus mannii, Dacrycarpus imbricatus, Keteleeria eveliniana, Podocarpus neriifolius, Thông tre lá ngắn và Taxus wallichiaa [27]. Giá trị sử dụng: Thường dùng để đóng đồ gỗ thủ công, làm cây cảnh bon sai [9]. Xiaodong Li, Li Jianqiang (1990), Nghiên cứu chiến lược bảo tồn của tám loài thực vật hạt trần bị đe dọa ở Trung Quốc cho thấy rằng loài Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger được xếp vào 1 trong 8 loài dễ bị tổn thương [32].
  15. 6 Phân bố: Amentotaxus argotaenia là phân phối rộng nhưng rải rác ở phía Nam của sông Dương Tử ở Trung Quốc. Thường mọc ở độ cao: 400- 2200m. Do Argotaenia Amentotaxus là cây đơn tính khác gốc. Số lượng cây trong tự nhiên có giảm mạnh do mất môi trường sống và phân mảnh, hạt giống có quá trình ngủ giống dài và tái sinh thấp. Các biện pháp để bảo tồn là thành lập một số khu bảo tồn ở các vùng phân bố tự nhiên của loài. Đây là hình thức bảo tồn nguyên vị giúp bảo vệ môi trường sống tự nhiên của loài. Tuy nhiên, cũng cần phải mở rộng nghiên cứu các biện pháp nhân giống phù hợp như nuôi cấy mô,… để nhân giống nhanh góp phần bảo tồn loài trên diện rộng [27]. 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được Richard P.W (1933 - 1934), Baur G.N (1962), Odum E.P (1971) [31],... tiến hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. Baur G.N đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên [1]. Catinot (1965), nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến [2].
  16. 7 Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học [31]. Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933 - 1934) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp the hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều. Phương pháp biểu đồ trắc diện do David và Richards (1933 - 1934) đề xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng. Richards P.W (1968) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường có nhiều tầng (thông thường nhất là có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài cây thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh bám trên thân cây, cành cây,... "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây"[13]. Việc phân cấp cây rừng cho rừng hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi.
  17. 8 Sampion Gripfit (1948), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp dựa vào kích thước và chất lượng cây rừng. Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi [31]. Richards (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 - 12m, 12 - 18m, 18 - 24m, 24 - 30m, 30 - 36m và 36 - 42m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao . Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả [31]. Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần. Rollet B. L. (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác xuất, Balley (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
  18. 9 Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973),... Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này, khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó, từ đó hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái . 1.1.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ câu con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Khi đề cập đến vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề nghị, với diện tích ô đo đếm điều tra tái sinh từ 1 đến 4 m2. Với diện tích ô nhỏ nên việc đo đếm gặp nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Richards P. W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
  19. 10 khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Bara (1954), Budowski (1956), có nhận định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh dưới tán rừng là rất cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể . Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới [33]. Khi nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên. Trong đó nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N. (1962) cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm, ảnh hưởng này thường không rõ ràng. Ngoài ra, các tác giả nhận định, thảm cỏ và cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp lại ít được quan tâm mặc dù chúng có vai trò sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một cách đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
  20. 11 Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên nói chung và đặc điểm sinh học, phân bố của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp nói riêng, đó là những cơ sở để lựa chọn cho việc nghiên cứu phân bố và tái sinh tự nhiên của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp trong đề tài này. 1.2. Ở Việt Nam Hiện tại có khoảng 29 loài cây thuộc ngành Hạt trần ở Việt Nam. Mặc dù chỉ dưới 5% số loài cây trong ngành Hạt trần đã biết trên thế giới được tìm thấy ở Việt Nam nhưng ngành Hạt trần Việt Nam lại chiếm đến 27% số các chi và 5 trong số 8 họ đã biết. Trong họ Thông đỏ (Taxaceae) ở Việt Nam có 2 chi với 6 loài đặc hữu (Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004 [12]. Bốn trong số 6 loài Dẻ tùng (Amentotaxus) được biết (họ Thông đỏ - Taxaceae) đã thấy có ở Việt Nam. Hai loài trong số đó là cây đặc hữu (Dẻ tùng pô lan (A. poilanei) và Dẻ tùng sọc nâu (A. hatuyenensis) và những quần thể chính của hai loài khác cũng nằm ở Việt Nam (Dẻ tùng sọc trắng (A. argotaenia) và Dẻ tùng Vân Nam (A. yunnanensis). Thậm chí những loài cây không phải là đặc hữu của Việt Nam nhưng vẫn có ý nghĩa lớn (Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc và các cộng sự, 2005) [9], (Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004) [12]. Cuốn sách: Cây lá kim Việt Nam của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), hay cuốn Thông Việt Nam - Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn, Nguyễn Tiến Hiệp cùng các cộng sự (2005) là những cuốn sách nghiên cứu, mô tả sâu sắc tỉ mỉ một số loài cây lá kim, cũng như đưa ra được hiện trạng và công tác bảo tồn một số loài cây thuộc ngành Hạt trần tại Việt Nam. Những phát hiện mới đây đã bổ sung một số loài hạt trần có giá trị cho hệ thực vật Việt Nam: Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis) (Phan Kế Lộc, 1984) [8], Dẻ tùng sọc nâu rộng (Amentotaxus hatuyenensis) (Nguyen Tien
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2