intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông , tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tính đa dạng loài và giá trị của khu hệ thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông; đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn tài nguyên thú ăn thịt cho khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông , tỉnh Hòa Bình

  1. i LỜI CẢM ƠN Báo cáo này là kết quả nghiên cứu về đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng như Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm của KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Tiến Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tuần rừng và người dân xung quanh Khu bảo tồn đã tham gia tích cực vào đợt khảo sát thực địa và trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày…. tháng ……. năm 2015 Tác giả Nguyễn Bình Định
  2. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Việt Nam .............................................. 3 1.2. Các nghiên cứu về thú ăn thịt trong cả nước ............................................. 5 1.3. Các nghiên cứu tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông ........................... 6 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 7 2.1. Mục tiêu: .................................................................................................... 7 2.1.1. Mục tiêu chung. ........................................................................................ 7 2.1.2. Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................ 7 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 7 2.3. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................. 7 2.4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 8 2.4.1. Kế thừa tài liệu. ........................................................................................ 8 2.4.2. Phỏng vấn bán định hướng....................................................................... 8 2.4.3. Phân tích mẫu vật ..................................................................................... 9 2.4.4. Điều tra thực địa ..................................................................................... 10 2.4.5. Xác định đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn trong khu vực. .............................................................................. 13
  3. iii 2.4.6. Xác định các mối đe doạ tới khu hệ thú ăn thịt...................................... 14 2.4.7. Xử lý số liệu. .......................................................................................... 15 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 16 3.1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................... 16 3.1.1. Vị trí địa lý. ............................................................................................ 16 3.1.2. Địa hình, địa thế. .................................................................................... 17 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng: ............................................................................ 18 3.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết:..................................................................... 19 3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất. ........................... 20 3.2. Tình hình dân sinh - kinh tế xã hội: ......................................................... 23 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động. .................................................................. 23 3.2.2. Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập: ................................................. 23 3.2.3. Cơ sở hạ tầng:......................................................................................... 24 3.2.4. Dân sinh kinh tế xã hội: ......................................................................... 25 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 27 4.1. Đặc điểm khu hệ thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu ............................... 27 4.1.1. Thành phần loài thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu............................... 27 4.1.2. Sự đa dạng các taxon khu hệ thú ăn thịt ................................................ 29 4.1.3. Đa dạng sinh cảnh sống của các loài thú ăn thịt .................................... 30 4.2. Tình trạng và phân bố của một số loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn trong khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 34 4.2.1. Danh sách các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn ....................................... 34 4.2.2. Tình trạng và phân bố các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn .................... 36 4.3. Các yếu tố đe dọa đến tài nguyên thú ăn thịt ........................................... 41 4.3.1. Săn bắn ................................................................................................... 41 4.3.2. Nhóm các mối đe dọa phá hủy sinh cảnh sống ...................................... 43
  4. iv 4.4. Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn của KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông ......................................................................................................................... 47 4.4.1. Những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông ............................................................... 47 4.4.2. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng .............................................. 49 4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cho khu vực nghiên cứu. ............ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa GPS Global Positioning System (Hệ thống thông tin toàn cầu) IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên BTTN Bảo tồn thiên nhiên KH Khoa học MV Mẫu vật NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản PV phỏng vấn QĐ Quyết định QS Quan sát SC Sinh cảnh SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự TL Tài liệu TRA Threats Reduction Assessment UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  6. vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Mẫu biểu 01 - Phiếu phỏng vấn thợ săn 9 2.2 Bảng mô tả các tuyến điều tra thực địa 11 2.3 Mẫu biểu 02 - Điều tra theo tuyến 13 3.1 Bảng tổng hợp số lượng ao, hồ trong Khu bảo tồn 20 Cơ cấu và diện tích các loại đất KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ 3.2 21 Luông 3.3 Diện tích rừng KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông 22 Danh sách các loài thú ăn thịt ghi nhận được tại KBTTN Ngọc 4.1 27 Sơn – Ngổ Luông Tính đa dạng các loài thú ăn thịt của KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ 4.2 30 Luông so với các khu vực lân cận 4.3 Phân bố số loài thú ăn thịt theo sinh cảnh 33 Danh sách các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Ngọc 4.4 35 Sơn – Ngổ Luông Xếp hạng các mối đe dọa tới tài nguyên thú ăn thịt ở KBTTN 4.5 45 Ngọc Sơn - Ngổ Luông 4.6 Số vụ vi phạm đã xử lý tại KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông 49
  7. vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Bản đồ các tuyến điều tra thực địa tại Khu BTTN Ngọc Sơn – 2.1 12 Ngổ Luông Vị trí KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông trong bản đồ tỉnh Hòa 3.1 17 Bình Biểu đồ tỉ lệ số loài của mỗi họ các loài thú ăn thịt tại KBTTN 4.1 29 Ngọc Sơn – Ngổ Luông 4.2 Biểu đồ số loài phân bố trong từng sinh cảnh 33 4.3 Dấu vết chân gấu cào trên thân cây 37 4.4 Bộ lông một cá thể Mèo rừng tại xã Ngổ Luông 40 4.5 Đuôi của loài Cầy gấm trong nhà một thợ săn tại xã Ngọc Sơn 41 4.6 Bản đồ các vùng bị tác động mạnh trong khu vực nghiên cứu 46 4. 7 Số vụ vi phạm theo thời gian 49
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn-Ngổ Luông được thành lập năm 2004 với tổng diện tích khi mới thành lập là 19.254 ha, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hòa Bình. Nó nằm trong hành lang xanh nối liền vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, Ninh Bình với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa. Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực là hệ thống rừng trên núi đá vôi, đây cũng chính là khu vực chuyển tiếp giữa các khu vực miền núi Tây Bắc và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hệ động vật của Ngọc Sơn - Ngổ Luông khá đa dạng với 93 loài thú, 253 loài chim, 48 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư, 27 loài cá đã được ghi nhận trong KBT (Lê Trọng Đạt et al, 2008)[13]. Với tính đa dạng sinh học cao, KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Hòa Bình nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Tuy nhiên hiện nay KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông chưa có các đợt điều tra chuyên sâu về tài nguyên các loài thú ăn thịt, vì vậy, tư liệu về nhóm loài này tại khu vực là còn rất hạn chế. Những hiểu biết về đa dạng sinh học của hệ thống dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương (bao gồm cả KBTTN Pù Luông, VQG Cúc Phương, KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, KBTTN Hang Kia Pà Cò) còn rất ít dẫn đến sự thiếu dữ liệu về đa dạng sinh học của phần trung tâm của dãy núi này. Việc thiếu dữ liệu về đa dạng sinh học gây khó khăn cho công tác quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Ngược lại, kết thúc phía Đông dãy núi này đại diện là VQG Cúc Phương những hiểu biết về đa dạng sinh học tương đối đầy đủ…Dữ liệu vệ tinh cho thấy phần trung tâm của dãy núi này tồn tại rất nhiều rừng tự nhiên trong đó chủ yếu diện tích thuộc KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Các nhà khoa học tin rằng tại khu vực Ngọc Sơn – Ngổ Luông vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn cần được giải mã và tập trung nghiên cứu.
  9. 2 Các loài thú ăn thịt hầu hết đều thuộc bộ ăn thịt (Carnivora), đây là một trong những nhóm động vật đa dạng nhất trong các loài thú trên thế giới. Ở Việt Nam, các loài thú ăn thịt được ghi nhận có sự khác nhau rất lớn về tổ chức xã hội, kích cỡ, hình dạng cơ thể, sinh cảnh sống, hoạt động và phân bố. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tính ổn định vủa hệ sinh thái, giúp kiểm soát quần thể các loài gặm nhấm, phát tán hạt giống cây (Hoàng Xuân Thủy & Roberton.S, 2004) [17]. Trong chuỗi và lưới thức ăn, thú ăn thịt là nhóm sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất điều tiết sự sinh trưởng và phát triển của các nhóm động vật khác. Khi tìm kiếm thức ăn và săn mồi, các loài thú ăn thịt đã tiêu diệt các cá thể ốm yếu, bệnh tật giúp cho các quần thể con mồi phát triển, sinh sản ra các thế hệ sau khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, do các sản phẩm từ thú ăn thịt như; da, lông, xương, vuốt... có giá trị kinh tế cao mà các loài thú ăn thịt đang bị săn bắt và buôn bán ráo riết. Số lượng các cá thể của các loài thú ăn thịt ngoài tự nhiên đang bị suy giảm trầm trọng, chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng về phương diện sinh thái và trong tương lai gần còn có thể bị tuyệt chủng cục bộ, tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Để gấp phần cung cấp các thông tin khoa học cần thiết là cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú ăn thịt và đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông , tỉnh Hòa Bình” Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần đề xuất những giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTNSNL một cách hiệu quả.
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Việt Nam Giai đoạn trước thế kỷ 18 việc nghiên cứu thú hoang dã Việt Nam còn rất ít, phần lớn những nghiên cứu về thú được ghi nhận rải rác trong một số nghiên cứu địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế. Chẳng hạn trong sách “Văn đoài loại ngữ” và “Phủ biện tập lục” của Lê Quý Đôn (1724 – 1784); trong “Đại Nam nhất thống chí” triều Nguyễn (1856-1882) cũng có ghi chép một số loài thú ở các địa phương. Giai đoạn này các nghiên cứu còn sơ khai chỉ chú ý các loài động vật quý hiếm như: Voi, Tê giác, Hươu xạ, Gấu...). Vào những năm đầu thế kỷ XIX việc nghiên cứu động vật hoang dã trong đó có các loài thú được tiến hành thu thập các mẫu thú bởi các nhà khoa học nước ngoài. Năm 1828 George pinlayson (người Anh) đã đến khảo sát về thú ở Lào, Campuchia và Việt Nam đã mô tả một số loài thú. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả lần lượt được công bố như: M. E. Dustales, 1874, 1893, 1898; R. Germain, 1887 và J.H. Gurney, 1889. Đến những năm giữa thế kỷ XIX các công trình nghiên cứu về thú bắt đầu từ miền Nam của nhiều tác giả như Milne – Edwards (1867 -1874), Morice (1875), tiến dần ra phía Bắc như Billet (1896 – 1898). Trong thời kỳ này bắt đầu hình thành các đoàn khảo sát có quy mô lớn như đoàn Pavie (1879 -1895) hoạt động ở Lào, Thái Lan và Việt Nam. Những tiêu bản thú của đoàn được Pousargues (1904) phân tích và công bố. Cũng trong thời gian này đoàn khoa học trường trú ở Bắc Bộ do Boutan dẫn đầu (1900 -1906) thu thập các tiêu bản thú gửi về Paris do Ménégaux (1905 -1906) phân tich. Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng vào năm 1954 do yêu cầu về phát triển kinh tế công tác điều tra cơ bản về động vật nói chung và thú
  11. 4 hoang dã nói riêng bắt đầu được đẩy mạnh và hoàn toàn do cán bộ Việt Nam đảm nhận. Năm 1973 trong cuốn sách “Thú kinh tế Việt Nam” của Lê Hiền Hào, đã đề cập tới một số loài thú phân bố ở Nghệ An như: Khỉ Vàng, Đon, Chồn Mác, Lửng Lợn, Cầy giông, Cầy hương, Cầy móc cua, Mèo rừng... Sau khi miền Nam được thống nhất, đất nước được giải phóng, địa bàn nghiên cứu được mở rộng ra toàn quốc, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam. Lực lượng tham gia nghiên cứu khu hệ thú tại Việt Nam thời kỳ này bao gồm cả các đơn vị nghiên cứu như Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện điều tra quy hoạch rừng, đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, các chương trình nghiên cứu của nhà nước như Chương trình 52-02 điều tra tổng hợp Tây Nguyên (1981- 1986), Chương trình CT-48C (1987- 1990), chương trình nghiên cứu điều tra động vật vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long…Cùng với đó là sự hợp tác với các nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ để nghiên cứu khu hệ động vật, đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Rất nhiều các công trình khoa học có giá trị lớn đã được công bố trong thời kỳ này, Một số công trình khoa học tiêu biểu của thời kỳ này đó là Đào Văn Tiến (1985), khảo sát thú miền Bắc Việt Nam; Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính (1980) những loài thú gặm nhấm ở Việt Nam. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học nước ngoài, các chuyên gia thú Việt Nam đã công bố cuốn “Danh lục thú Việt Nam” năm 1994 ghi nhận 223 loài thú (Đặng Huy Huỳnh và cs, 2007) [12]. Trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu hiện có, năm 1994, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên đã công bố danh lục thú (Mammalia) Việt Nam gồm 223 loài thuộc 12 bộ, 37 họ. Mỗi loài
  12. 5 các tác giả đã nêu tên khoa học, tên đồng nghĩa, tên Việt Nam và tên địa phương, vùng phân bố ở Việt Nam và trên thế giới, giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn, tình trạng, biện pháp sử dụng và bảo vệ (Đặng Huy Huỳnh và cs, 2007) [12]. . Cũng từ những năm 90 của thế kỷ 20, các nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về đa dạng sinh học động vật nói chung trong đó có khu hệ thú và thú ăn thịt, thu thập nhiều dẫn liệu về sinh thái, sinh học, các nguyên nhân suy giảm nguồn lợi thú hoang dã ở Việt Nam và đã công bố nhiều công trình có ý nghĩa. Lê Vũ Khôi năm 2000 đã xuất bản cuốn danh lục các loài thú Việt Nam với 289 loài và phân loài thuộc 40 họ, 14 bộ. Năm 2003 các nhà khoa học người Nga đã tổng hợp và công bố khu hệ thú Việt Nam có 310 loài (Đặng Huy Huỳnh và cs, 2007) [12]. Lê Xuân Cảnh và Nguyễn Xuân Đặng vào năm 2009 đã công bố danh lục thú Việt Nam với 322 loài thuộc 43 họ [7]. 1.2. Các nghiên cứu về thú ăn thịt trong cả nước Tác giả Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, 2000, “Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú lớn của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát” đã thống kê được 67 loài động vật lớn trong đó có 9 loài năm trong bộ ăn thịt có số lượng lớn nhất về loài, trong đó có rất nhiều loài có ý nghĩa kinh tế [15]. Các tác giả Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, 2000, “Đa dang sinh học khu hệ thú ở Hữu Liên – Lạng Sơn” tạp chí sinh học số 22 trang 117 -121. Đã thống kê ở khu vực nghiên cứu có 75 loài thú thuộc 55 giống, 28 họ, 9 bộ trong đó có 22 loài thuộc bộ ăn thịt, thuộc 19 giống, 6 họ [8]. Tại hội thảo khoa học công nghệ của hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2010. Các tác giả Nguyễn Đắc Mạnh, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa đã trình bày báo cáo “Tính đa dạng sinh học và giá trị
  13. 6 bảo tồn của khu hệ thú ở KBTTN Đakrồn, Quảng Trị”. Đã thống kê được trong khu vực nghiên cứu có 89 loài thuộc 26 họ và 10 bộ. Trong đó bộ ăn thịt có 24 loài thuộc 6 họ[14]. Năm 2010, Đỗ Quang Huy và cộng sự đã công bố 8 loài thú ăn thịt thuộc 4 họ tại Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An. Ngoài ra các tác giả cũng chỉ ra 8 nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên tài nguyên thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu và đưa ra các đề xuất bảo vệ nguồn tài nguyên này [11]. 1.3. Các nghiên cứu tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông Năm 2003 với sự hỗ trợ của dự án FFI dự án bảo vệ cảnh quan dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương một cuộc khảo sát về động vật có xương sống đã được tiến hành, không bao gồm các loài cá. Đã thống kê được 296 loài trong đó có 68 loài thú, 179 loài chim, 31 loài bò sát và 18 loài ếch nhái [4]. Năm 2008, Lê Trọng Đạt, Đỗ Quang Huy, Lê Thiện Đức, Lưu Quang Vinh, Lương Tất Hào đã công bố 93 loài động vật có xương sống thuộc 29 họ và 29 họ. Trong đó đã liệt kê 26 loài thuộc 6 họ thuộc bộ ăn thịt [18]. Mới đây nhất trong báo cáo Dự án Ngọc Sơn – Ngổ Luông số 7 năm 2010, Luis Santiago Cano Alonso và Phạm Quang Thiện đã thống kê 14 loài thú ăn thịt thuộc 4 họ còn tồn tại trong Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông vào thời điểm đó.
  14. 7 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu: 2.1.1. Mục tiêu chung. Góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông cũng như của cả khu vực hành lang xanh Cúc Phương – Pù Luông. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể. - Đánh giá tính đa dạng loài và giá trị của khu hệ thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. - Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn tài nguyên thú ăn thịt cho khu vực nghiên cứu. 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Các loài thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: + Địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình, trong đó chủ yếu tập trung tại 2 xã: Tự Do, huyện Lạc Sơn và Ngổ Luông, huyện Tân Lạc. + Thời gian: từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 11 năm 2015. 2.3. Nội dung nghiên cứu: Nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào các nội dung chính sau: - Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài thú ăn thịt tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
  15. 8 - Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tình trạng của một số loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn trong khu vực nghiên cứu. - Xác định các yếu tố đe doạ tới Khu hệ thú ăn thịt tại khu vực nghiên cứu. - Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn của KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. - Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn cho khu vực nghiên cứu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1. Kế thừa tài liệu. Thu thập các tài liệu, thông tin có liên quan đến công tác nghiên cứu: - Các báo cáo điều tra đa dạng sinh học tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông - Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, bản đồ khu dân cư của khu vực ... - Báo cáo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Hoà Bình 2.4.2. Phỏng vấn bán định hướng. Phỏng vấn bán định hướng được thực hiện song song với quá trình điều tra thực địa. Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm: + Phỏng vấn cán bộ (Cán bộ KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, chính quyền địa phương, kiểm lâm,…) + Phỏng vấn thợ săn + Phỏng vấn người dân địa phương khác Phương pháp này cung cấp cho chúng ta những thông tin có ý nghĩa về tình hình tài nguyên động vật rừng của địa phương điều tra trên các phương diện thành phần loài, mức độ phong phú, phân bố thực tại, thức ăn, sinh sản, tình trạng các loài. Trong khi trao đổi thu thập thông tin, chúng tôi đã sử dụng tranh ảnh chuẩn về hình thái bên ngoài của các loài. Với hình thức các câu
  16. 9 hỏi ngắn gọn, dễ hiểu về những đặc điểm dễ nhận dạng của loài. Gặp gỡ người dân địa phương hay đi rừng để thu thập thông tin về các loài động vật có mặt ở địa phương và tìm hiểu về nơi ở, tập tính hoạt động, thành phần thức ăn, sinh cảnh, phân bố theo độ cao, thành phần và số lượng các loài động vật bị đánh bắt cũng như ý nghĩa kinh tế của các loài đó. Toàn bộ thông tin thu thập được từ thợ săn được ghi chép đầy đủ vào phiếu phỏng vấn (Mẫu biểu 01) và các thông tin từ nguồn khác được ghi vào sổ ghi chép thực địa. Bảng 2.1: Mẫu biểu 01 - Phiếu phỏng vấn thợ săn Ngày ..…. tháng .… năm 2015. Tên người được phỏng vấn:.................................. Tuổi.......... Dân tộc.............. Địa chỉ : Bản ..... Xóm ............ Xã ...................... Huyện ................................. Tên loài Địa điểm Thời gian Số lượng Ghi TT Tên địa Tên phổ gặp gặp gặp chú phương thông 1 2 3 ….. 2.4.3. Phân tích mẫu vật Thu thập, phân tích mẫu vật có liên quan đến các nội dung nghiên cứu được tiến hành tại: - Tại các phòng bảo tàng (Trường Đại học Lâm nghiệp, Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông). - Tại các chợ xung quanh Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông.
  17. 10 - Tại nhà người dân tại các xã trong Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Việc thu thập và phân tích mẫu vật sẽ góp phần kiểm chứng các thông tin ghi nhận được qua quá trình phỏng vấn cũng như các kết quả điều tra trước đây. Mặt khác, các mẫu vật còn lưu giữ trong nhà người dân, thợ săn là bằng chứng trực tiếp về sự có mặt của loài đó trong khu vực. 2.4.4. Điều tra thực địa KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn của 7 xã thuộc hai huyện Tân Lạc và Lạc Sơn. Đặc điểm nổi bật của Khu bảo tồn là địa hình trải dài theo hướng Bắc – Nam và hẹp về chiều rộng. Do vậy, việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại khu vực phải mang tính đại diện, có thể đánh giá được khu hệ thú ăn thịt cho toàn khu vực nghiên cứu. Qua quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn cán bộ Khu bảo tồn chúng tôi nhận thấy xã Tự Do và xã Ngổ Luông là hai khu vực có diện tích rừng tương đối lớn, tính đa dạng sinh học cao. Vì vậy, quá trình điều tra sẽ được tập trung tại hai xã này. Cụ thể tại xóm Kháy và xóm Rì, xã Tự Do và xóm Trẩm, xã Ngổ Luông. Việc nghiên cứu tại hai địa điểm này có thể chưa bao quát hết cả Khu bảo tồn nhưng đây là những sinh cảnh còn nguyên vẹn nhất và là nơi sinh sống của các loài thú ăn thit quý hiếm. a) Chuẩn bị địa điểm điều tra - Khảo sát thực tế để kiểm tra lại các thông tin đã có trên bản đồ hiện trạng. Bổ sung và hiệu chỉnh các thông tin thu thập được. - Mô tả các dạng sinh cảnh chính của khu vực theo các chỉ tiêu (địa hình, cấu trúc rừng, thảm thực vật, tác động của con người tới sinh cảnh …) - Lập các tuyến điều tra cố định. Các tuyến điều tra được phân bố đều trên các dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành
  18. 11 quá trình điều tra ngoại nghiệp tại Chiều dài mỗi tuyến và trạng thái rừng được thể hiện trong bảng 2.2 và hình 2.1 Bảng 2.2: Bảng mô tả các tuyến điều tra thực địa Độ Tọa độ điểm Tọa độ điểm dài Tuyến Địa điểm Sinh cảnh chính đầu cuối tuyến (m) Rừng thứ sinh nghèo Xóm Sát, 1 437868/2254958 438333/2256580 1700 trên núi đất, rừng thứ xã Tự Do sinh nghèo trên núi đá Rừng phục hồi trên núi Xóm đất, trảng cỏ, cây bụi, 2 Kháy, xã 431598/2257620 433256/2258413 2,044 rừng thứ sinh nghèo Tự Do trên núi đá Dân cư, rừng thứ sinh Xóm trên núi đất, rừng thứ 3 Kháy, xã 429675/2257201 431105/2257702 1,690 sinh trên núi đá, rừng Tự Do trung bình trên núi đá Rừng phục hồi trên núi Xóm đất, trảng cỏ, cây bụi, 4 Kháy, xã 430787/2258230 431780/2259488 1,975 rừng thứ sinh nghèo Tự Do trên núi đá Xóm Rừng trồng, rừng thứ 5 Trên, xã 424384/2260901 426079/2261922 2,399 sinh nghèo trên núi đá, Tự Do trảng cỏ cây bụi Rừng trồng, rừng thứ Xã Ngổ sinh nghèo trên núi đá, 6 422720/2266700 423160/2267640 1,205 Luông rừng trung bình trên núi đá, trảng cỏ cây bụi Dân cư, trảng cỏ cây bụi, rừng thứ sinh Xóm Khú, nghèo trên núi đất, rừng 7 Xã Ngọc 427965/2262678 428931/2263808 1,872 thứ sinh nghèo trên núi Sơn đá, rừng trung bình trên núi đá,
  19. 12 Hình 2.1: Bản đồ các tuyến điều tra thực địa tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông b) Điều tra theo tuyến. - Điều tra thành phần các loài thú ăn thịt Điều tra theo các tuyến xuyên qua các sinh cảnh khác nhau của khu bảo tồn (KBT) để xác định các vị trí bắt gặp (tọa độ GPS) và cấu trúc quần thể các loài thú ăn thịt. Trên các tuyến điều tra đó kết hợp ghi nhận tác động của con người tới các loài thú ăn thịt và các sinh cảnh. Các loài thú ăn thịt được quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc gián tiếp qua tiếng kêu và dấu vết hoạt động khác như: dấu chân, phân... Ngoài điều tra ban ngày, tiến hành một số buổi điều tra ban đêm. Số cá thể của từng loài và khoảng cách từ tuyến điều tra tới đối tượng quan sát cũng được ghi nhận. Số lần điều tra trên mỗi tuyến từ 5 – 7 lần, phụ thuộc vào trạng thái rừng, mức độ đa dạng loài…
  20. 13 Các cá thể thú ăn thịt được ghi nhận trong quá trình điều tra thực địa thông qua quan sát, dấu hiệu, mẫu vật…ghi vào mẫu biểu 02. Bảng 2.3: Mẫu biểu 02 - Điều tra theo tuyến Ngày..…. tháng.… năm 2015 Thời tiết.................................. Tuyến số: ............. Tọa độ điểm đầu: ............. Tọa độ điểm cuối:…….….… Người điều tra: …… Thời gian bắt đầu:…....... Thời gian kết thúc:.………… TT Sinh Thời Tên loài Số Giới Dấu vết Hoạt Ghi chú cảnh gian lượng tính động 1 2 3 … 2.4.5. Xác định đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn trong khu vực. + Tiêu chí chọn loài ưu tiên bảo tồn: Các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn được thiết lập dựa vào những kết quả điều tra trước đây và kết quả điều tra bổ sung ngoài thực địa trong đợt nghiên cứu này. Các loài thú ăn thịt được xác định ưu tiên bảo tồn là những loài được liệt kê trong Sách đỏ của IUCN (2014), Sách đỏ Việt Nam (2007) và danh lục các loài động vật nguy cấp, quý hiếm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, các loài ưu tiên bảo tồn được lựa chọn còn là những loài đang bị khai thác và săn bắt mạnh trong khu vực. + Phân bố các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn: Phân bố của các loài thú ăn thịt ưu tiên bảo tồn được xác định thông qua sự có mặt hoặc không có mặt ở các khu vực khác nhau trong khu bảo tồn. Việc xác định hiện trạng của các loài thú ăn thịt này chủ yếu thông qua quá trình quan sát trực tiếp hoặc nghe
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0