intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú tại Khu Bảo tồn các loài hạt trấn quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được tính đa dạng các loài thú tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý hiếm Nam Động. Xác định được tình trạng của các loài nguy, cấp, quý hiếm tại Khu Bảo tồn loài Nam Động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú tại Khu Bảo tồn các loài hạt trấn quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN DUY AN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THÚ TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG, HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN DUY AN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THÚ TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG, HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.0211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh HÀ NỘI, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Tiến Thịnh. Luận văn được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017. Các kết quả, số liệu, thông tin nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tiễn ở Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Ngày.......tháng......năm 2017 HỌC VIÊN Nguyễn Duy An
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú tại Khu Bảo tồn các loài hạt trấn quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện từ tháng 10 năm 2016 đến nay đã hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các tổ chức và cá nhân sau: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh - Phó Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hướng nghiên cứu, hướng dẫn xử lý số liệu và hoàn thiện bản luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, chính quyền và nhân dân địa phương các xã Nam Động - huyện Quan Hóa, xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng - huyện Quan Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực địa, trả lời các câu hỏi phỏng vấn và cung cấp các số liệu liên quan. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tác giả cả về vật chất và tinh thần. Đây là sự cổ vũ rất lớn đối với bản thân tôi. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bản luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên CITES Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm ĐDSH Đa dạng sinh học FFI Tổ chức Động vật thế giới GPS Máy định vị tọa độ IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên LNXH Lâm nghiệp xã hội LSNG Lâm sản ngoài gỗ NĐ Nghị định PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng PGS. TS Phó Giáo sư Tiến sĩ QLBV Quản lý bảo vệ QĐ - UB Quyết định - Ủy ban SĐVN Sách đỏ Việt Nam SFNC Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên STT Số thứ tự Ths Thạc sĩ TT Thứ tự UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn Quốc gia
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 10 1.1. Nghiên cứu thú tại Việt Nam ............................................................................. 10 1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 .................................................................................. 10 1.1.2. Thời kỳ từ năm 1955 đến 1975 ....................................................................... 11 1.1.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay ......................................................................... 12 1.2. Nghiên cứu hệ động vật nói chung và thú nói riêng tại Khu Bảo tồn loài Nam Động ................................................................................................................. 14 Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 18 2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 18 2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 18 2.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 19 2.1.3. Địa chất thổ nhưỡng ........................................................................................ 19 2.1.4. Khí hậu thủy văn ............................................................................................. 19 2.2. Hiện trạng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ........................................... 20 2.2.1. Dân số, dân tộc, lao động ................................................................................ 20 2.2.1.1. Dân số ở các xã vùng đệm của KBT ............................................................ 20 2.2.1.2. Dân tộc ......................................................................................................... 20 2.2.2. Hoạt động sản xuất .......................................................................................... 20 2.2.2.1. Trồng trọt ..................................................................................................... 20 2.2.2.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm .......................................................................... 21 2.2.2.3. Sản xuất Lâm nghiệp .................................................................................... 21 2.2.3. Thực trạng chung về kinh tế............................................................................ 21 2.2.4. Văn hóa, y tế, giáo dục, du lịch ....................................................................... 22 2.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên – xã hội khu vực nghiên cứu ................. 23 2.3.1. Thuận lợi cho sự cư trú các loài thú và công tác bảo tồn................................ 23 2.3.2. Hạn chế cho sự cư trú các loài thú và công tác bảo tồn .................................. 23
  7. v Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 25 3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 25 3.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 25 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 25 3.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 25 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25 3.3.1. Nghiên cứu tính đa dạng các loài thú tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý hiêm Nam Động. ....................................................................................................... 25 3.3.2. Xác định các loài thú quý, hiếm và tình trạng của chúng tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động. .................................................................... 25 3.3.3. Xác định các mối đe dọa tới khu hệ thú tại khu vực nghiên cứu. ................... 25 3.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động. ........................................................................... 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu........................................................................... 25 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................. 26 3.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến..................................................................... 27 3.4.4. Xử lý số liệu .................................................................................................... 30 3.4.4.1. Xác định tính đa dạng của các loài thú tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý hiếm Nam Động ................................................................................................. 30 3.4.4.2. Xác định các loài thú quý hiếm và tình trạng của chúng ............................. 30 3.4.4.3. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa đến các loài thú tại KBT loài Nam Động. 31 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 32 4.1. Tính đa dạng của khu hệ thú tại Khu Bảo tồn loài Nam Động .......................... 32 4.1.1. Thành phần loài ............................................................................................... 32 4.1.2. Đa dạng các taxon thú tại Khu Bảo tồn loài Nam Động ................................. 39 4.2. Các loài thú quý hiếm và tình trạng của chúng tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động ......................................................................................... 42 4.2.1. Các loài thú quý hiếm ..................................................................................... 42 4.2.2. Tình trạng của các loài thú quý hiếm tại KBT loài Nam Động ...................... 44 4.3. Các mối đe dọa đến Khu hệ thú tại Khu Bảo tồn loài Nam Động ..................... 46 4.3.1. Săn bắn và bẫy bắt động vật rừng ................................................................... 46 4.3.2. Mất sinh cảnh .................................................................................................. 47
  8. vi 4.3.2.1. Tập quán canh tác nương rẫy ....................................................................... 48 4.3.2.2. Khai thác gỗ trái phép .................................................................................. 48 4.3.2.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép ........................................................... 48 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú quý, hiếm tại Khu Bảo tồn loài Nam Động .......................................................................................................... 49 4.4.1. Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn tại Khu bảo tồn loài Nam Động ........... 49 4.4.1.1. Chương trình quản lý bảo vệ rừng ............................................................... 49 4.4.1.2. Chương trình phục hồi sinh thái ................................................................... 50 4.4.1.3. Chương trình nghiên cứu khoa học .............................................................. 51 4.4.1.4. Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm ........................... 51 4.4.1.5. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực .......................................................... 51 4.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn tại thú tại KBT ................................... 51 4.4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch bảo tồn các loài thú ..................................... 51 4.2.2.2. Nhóm giải pháp về giảm thiểu các mối đe dọa ............................................ 52 4.4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội .............................................. 52 4.4.2.4. Giải pháp về thu hút nguồn vốn đầu tư ........................................................ 53 4.4.2.5. Tăng cường công tác thực thi pháp luật ....................................................... 54 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 55 1. Kết luận ................................................................................................................. 55 2. Tồn tại ................................................................................................................... 55 3. Khuyến nghị .......................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thành phần các loài thú tại KBT loài Nam Động ................................... 15 Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phỏng vấn ................................................................... 26 Bảng 2.2: Thông tin về các tuyến điều tra thú tại khu vực nghiên cứu ................... 27 Bảng 2.3: Biểu điều tra thú theo tuyến..................................................................... 29 Bảng 2.4: Biểu điều tra các mối đe dọa đến khu hệ thú ........................................... 29 Bảng 2.5: Thành phần các loài thú tại KBT loài Nam Động ................................... 30 Bảng 2.6. Danh sách các loài thú quý hiếm tại KBT loài Nam Động ..................... 30 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa ............................................. 31 Bảng 4.1: Danh sách các loài thú được ghi nhận tại KBT loài Nam Động ............. 32 Bảng 4.2: Danh sách các loài thú bổ sung cho KBT loài Nam Động ...................... 37 Bảng 4.3: Mức độ đa dạng thú tại KBT loài Nam Động so với cả nước ................. 39 Bảng 4.4: Mức độ đa dạng các bộ thú tại Khu Bảo tồn loài Nam Động ................. 39 Bảng 4.5: Mức độ đa dạng giữa các họ thú tại KBT loài Nam Động ...................... 41 Bảng 4.6: Danh sách các loài thú quý, hiếm tại KBT loài Nam Động .................... 42 Bảng 4.7: Tình hình săn bắt động vật tại KBT loài Nam Động............................... 47 Bảng 4.8: Đánh giá mối đe dọa đến các loài thú tại KBT loài Nam Động .............. 49
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Vị trí địa lý Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý hiếm Nam Động ........... 18 Hình 2.1: Các tuyến điều tra thú tại KBT loài Nam Động....................................... 28 Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn mức độ đa dạng các bộ thú ......................................... 40 tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý hiếm Nam Động .......................................... 40 Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn mức độ đa dạng giữa các họ thú ................................. 41 Hình 4.3: Bản đồ phân bố các loài thú nguy cấp, quý, hiếm .................................. 46 tại Khu Bảo tồn Các loài hạt trần Nam Động .......................................................... 46
  11. 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Thanh Hoá nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ của Việt Nam, là khu vực có sự đa dạng sinh học cao và là vùng có nhiều loài đặc hữu nhất của cả nước. Các yếu tố tự nhiên như lãnh thổ kéo dài, địa hình chia cắt mạnh, nhiệt độ bình quân cao, lượng mưa hàng năm lớn là điều kiện tạo nên sự đa dạng sinh học cho vùng. Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 684.020,9 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, trong số đó có 82.268,9 ha diện tích rừng đặc dụng. Các khu rừng đặc dụng tại tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm của cả nước, bảo tồn các hệ sinh thái đặc trưng và nhiều quần thể động, thực vật rừng quý hiếm, điển hình như: Quần thể Pơ mu, Sa mu hàng nghìn năm tuổi với diện tích trên 2.000 ha tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên; các quần thể Thông pà cò, Dẻ tùng sọc hẹp, Dẻ tùng vân nam, Kim giao trên 1.000 ha tại Khu BTTN Pù Luông; quần thể Lim xanh, Săng lẻ tại Vườn Quốc gia Bến En; Lát hoa tại Khu BTTN Pù Hu... và nhiều loài động vật rừng quý, hiếm đặc trưng: Bò tót, Báo gấm, Beo lửa, Mang ruseven, Gấu ngựa, Gấu chó...); các loài linh trưởng (Vượn đen má trắng, Voọc xám, Khỉ mặt đỏ, Khỉ mốc, Khỉ vàng,...) [4]. Nhằm bảo vệ 9 loài thực vật hạt trần quý hiếm và hệ sinh thái núi đá đặc trưng của vùng Nam Động, Quan Hóa; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 8/01/2014 về việc thành lập Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa (sau đây gọi tắt là Khu Bảo tồn loài Nam Động). Các thông tin điều tra ban đầu làm cơ sở thành lập Khu Bảo tồn loài Nam Động đã ghi nhận sự có mặt của 23 loài thú thuộc 11 họ, 5 bộ (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, 2013) [14]. Tuy nhiên, cuộc điều tra trên diễn ra trong thời gian ngắn và là nghiên cứu đầu tiên tại Nam Động nên chưa phản ánh hết tài nguyên thú ở khu vực. Bên cạnh đó, tình trạng của các loài thú, đặc biệt là các loài thú quý, hiếm chưa được khai thác nên việc bổ sung các thông tin về sự đa dạng tài nguyên thú, mối liên hệ giữa các loài thú với sinh cảnh sống của chúng và cập nhật tình trạng của các loài tại Khu Bảo tồn loài Nam Động là rất cần thiết. Mặt khác tài nguyên động vật nói chung và tài nguyên thú nói riêng đang là đối tượng săn bắn thường xuyên của người dân, các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, lấn chiếm đất rừng vẫn đang xảy ra tại Nam Động. Là một cán bộ Kiểm Lâm hiện công tác tại tỉnh Thanh Hóa đang theo học tại Trường Đại học Lâm nghiệp chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng; Với sự đam mê về tài nguyên thú và trước diễn biến tài nguyên rừng tại Khu Bảo tồn loài Nam Động, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú tại Khu Bảo tồn các loài hạt trấn quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả của đề tài sẽ bổ sung các thông tin hữu ích về khu hệ thú tại Khu Bảo tồn loài Nam Động phục vụ công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học bền vững tại Thanh Hóa.
  12. 10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu thú tại Việt Nam Theo Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001) [12]: Lịch sử nghiên cứu khu hệ thú hoang dã Việt Nam gắn liền với lịch sử nghiên cứu động vật giới Việt Nam và có thể chia thành 3 thời kỳ như sau: Trước 1954; từ 1954 đến 1975 và từ 1975 đến nay. 1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 Nghiên cứu khu hệ thú Việt Nam được bắt đầu vào đầu thế kỷ 18, với các công trình của Lê Quý Đôn (1724 – 1784): sách “Văn đải loại ngữ” và “Phủ biên tạp lục”, sách “Đại Nam nhất thống chí” của các nhà bác học Triều Nguyễn (1865 – 1882). Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu tập trung vào thống kê những loài thú có sản phẩm quý giá như: Voi, tê giác, hưu, nai, hươu xạ, gấu, hổ, báo..., liên quan đến việc khai thác các sản phẩm của chúng làm đồ mỹ nghệ, trang trí các lâu đài, chùa chiền, hoặc cống nạp cho các triều đại phong kiến nước ngoài (ngà voi, sừng tê giác, móng trâu bò, vuốt và da hổ, báo...) và làm thuốc chữa bệnh trong nhân dân (mật gấu, mất các loài khỉ, vẩy tê tê, xạ hương, nhung hươu...). Đến thế kỷ 19, các nhà khoa học nước ngoài bắt đầu các cuộc khảo sát về động vật giới Việt Nam đã thu thập các mẫu vật thú chuyển về các bảo tàng tự nhiên ở Pari (Pháp) và Luân Đôn (Anh) để phân tích. George Filayson (Anh) đã tiến hành các cuộc khảo sát thú đầu tiên ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam vào những năm 1821-1822. Các tiêu bản thú thu được trong các đợt khảo sát này dần dần được M.E.Dustalen (1874, 1893, 1898). R.Germain (1887) và J.H.Gurney (1889) phân tích và công bố. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc khảo sát động vật giới Việt Nam tiếp tục được hàng loạt các nhà khoa học nước ngoài thực hiện: Milne – Edwards (1867- 1874), Moriee (1875). Billet (1896 - 1898), Butan (1990-1906). Kloss (1920-1926), Delacour (1925-1933), Kelley Roosevelt (1928-1929)... Đoàn nghiên cứu lịch sử tự nhiên ở Đông Dương của Pavie (1879 – 1898) đã tiến hành khảo sát chủ yếu ở Nam Bộ. Những tiêu bản thú sưu tầm được đã giao cho De Pousargues phân tích và kết quả được công bố trong bộ sách của Pavie xuất bản năm 1904. Lúc đó ở miền Bắc Việt Nam có đoàn khoa học thường trú Đông Dương do Boutan dẫn đầu. Những tiêu bản thú sưu tầm được gửi về Pháp đã được Ménégaux phân tích và thông báo trong tạp chí Bull. Mus, Hist. (Ménégaux, 1905). Tiếp đến là đoàn Delacour (1925 - 1933) khảo sát ở nhiều địa phương trên toàn quốc và đoàn nghiên cứu của Kelley- Roosevelt (1928-1929) đã tiến hành nghiên cứu thú ở Lào Cai, Quảng Trị và Huế. Các tiêu bản thú của 2 đoàn trên được Thomas (1925-1929) và Osgood (1932) phân tích và công bố.
  13. 11 Một số công trình tiêu biểu trong thời kỳ này: Bộ sách của A.Pavie xuất bản năm 1904 nói về các loài thú ở Đông Dương; công trình của Boutan (1906) “Decades zoologiques, mammiferes, Miss, Sc. Pẻ. Explor. Indoch, Hanoi” nói về thú ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt, Osgood (1932) “Mammals of the Kelley - Roosevelts and Delcour Asiatic Expeditions” đã thống kê ở Việt Nam có 172 loài và loài phụ thú. Đây là một công trình khoa học đầy đủ nhất về khu hệ động vật có vú ở Việt Nam trong thời kỳ này. Từ năm 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt trên toàn quốc đã làm gián đoạn các hoạt động khảo sát động vật hoang dã ở Việt Nam. 1.1.2. Thời kỳ từ năm 1955 đến 1975 Sau khi miền Bắc được giải phóng và hòa bình được lập lại (1954), do yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế đất nước cần phải nắm vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên sinh vật. Công tác điều tra động vật nói chung và thú nói riêng được thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam. Vào những năm 1955-1960, việc nghiên cứu nguồn lợi thú rừng còn ít: Khoa sinh vật Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu để phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh viên. Dần dần công tác nghiên cứu được mở rộng hơn, đội ngũ cán bộ ngày càng đông, việc nghiên cứu thú được đẩy mạnh. Vào những năm 1960-1975, công tác nghiên cứu thú ở miền Bắc Việt Nam do 3 cơ quan chính đảm nhận là: Ban Sinh vật địa học - Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước; Trường đại học tổng hợp Hà Nội và Tổng cục Lâm nghiệp. Ngoài ra, còn có một số cơ quan khác cũng tiến hành nghiên cứu: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Trường đại học quân y thuộc Bộ y tế và Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Thời kỳ này, nghiên cứu động vật được tiến hành rộng rãi ở khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nhiều kết quả lần lượt được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước. Về thú có những công trình của Đào Văn Tiến đã được công bố trên tạp chí Sinh vật - Địa học, tạp chí Hoạt động khoa học vv... và một số tạp chí nước ngoài như: Tạp chí động vật học của Liên Xô cũ, Zoologischer Azeiger Mitt Mus. Berlin, zeitr. Saugetier Kunde v.v... Về các loài thú ăn thịt và thú móng guốc ngón chẵn, có công trình của Đặng Huy Huỳnh (1968); nghiên cứu về khu hệ sinh học, sinh thái của một số loài thú có công trình của Võ Quý, Mai Đình Yên, Lê Hiền Hào, Nguyễn Thạnh (1961); Lê Hiền Hào (1962, 1964, 1969, 1973); Lê Hiền Hào và Trần Hải (1970, 1971); Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung (1965); Cao Văn Sung (1971); Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh (1973 - 1974); Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Bùi Kính (1975).
  14. 12 Đáng chú ý là việc điều tra khu vực xã Thường Tiến (Kim Bôi, Hòa Bình) để lập thành Khu bảo vệ thiên nhiên do Cục bảo vệ - Tổng cục Lâm nghiệp tiến hành (Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Mộng Giao 1973). Từ năm 1962-1966, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước tổ chức một đoàn nghiên cứu liên hợp động vật - ký sinh trùng, côn trùng, gồm nhiều cơ quan phối hợp đã tiến hành điều tra 12 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có nhóm nghiên cứu thú. Tiếp đó tháng 02-1968, đoàn nghiên cứu động vật của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước phối hợp với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng đã tiến hành nghiên cứu ở Hà Bắc. Từ tháng 5/1969 - 5/1970, đoàn đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống trên toàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả được tổng kết dưới dạng báo cáo “Kết quả điều tra khu hệ động vật có xương sống trên cạn, ký sinh trùng và côn trùng tỉnh Quảng Ninh, 1970”, trong đó có công bố các loài thú phân bố ở tỉnh Quảng Ninh. Tháng 10/1971, đoàn nghiên cứu động vật của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về giới động vật ở tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu đã xuất bản thành công cuốn sách chuyên khảo “Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình, 1974”. Trong thời kỳ này (1955-1975), các nhà khoa học đã thống kê được ở miền Bắc Việt Nam có 169 loài thú (202 loài và phân loài) thuộc 32 họ và 11 bộ (Ủy ban Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 1981). Tại miền Nam Việt Nam có công trình nghiên cứu về thú của F.F.D Van Peenen et at., (1965-1969) đã công bố 164 loài và phân loài thú ở Việt Nam. 1.1.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay Đất nước hoàn toàn giải phóng, Nam Bắc một nhà. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc tổ chức nghiên cứu động vật hoang dã nói chung và khu hệ thú nói riêng trong phạm vi cả nước. Lực lượng tham gia cũng được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng nghiên cứu, bao gồm các Viên nghiên cứu (Viện Sinh vật học nay là Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh học Nhiệt đới,...), các trường đại học trong cả nước (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,...). Không những các cơ quan đã độc lập tổ chức các đợt điều tra nghiên cứu, mà nhà nước cũng có một số chương trình trọng điểm quốc gia: Chương trình 52-02 điều tra tổng hợp Tây Nguyên (1981-1986), Chương trình CT-48C (1987-1990), chương trình nghiên cứu điều tra động vật vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì, Chương trình kiểm kê tài nguyên rừng do Bộ Lâm nghiệp chủ trì; chương trình Động vật chí Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì (1996-2005). Đặc biệt, trong thời kỳ này có sự phát triển đáng kể về hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu động vật ở
  15. 13 nước ta. Trước hết là sự hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (Trung Quốc, Hungary, Ba Lan, Đức,...). Đáng kể nhất là Chương trình hợp tác Việt - Xô nghiên cứu tổng hợp hệ sinh thái rừng nhiệt đới Kon Hà Nừng (Gia Lai) giữa Viện Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Viện Hình thái Tiến hóa và Sinh thái động vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1981-1985). Sau những năm 1985, với chính sách đổi mới và mở cửa, sự hợp tác được mở rộng sang các nước không phải xã hội chủ nghĩa (Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật,...). Một số tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã mở văn phòng đại diện và có những đóng góp tích cực vào công tác điều tra nghiên cứu động vật ở nước ta: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Tổ chức Birdlife Quốc tế, Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Kết quả nghiên cứu thú trong thời kỳ này là rất to lớn, với hàng nghìn công trình được công bố trong nước và trên thế giới của rất nhiều nhà khoa học: Đào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Vũ Khôi, Hà Đình Đức, Trần Hồng Việt, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, Phạm Nhật, Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Minh Tâm, Vũ Ngọc Thành Nguyễn Trường Sơn, Lê Đình Thống. Ngoài ra còn có rất nhiều các luận án tiến sỹ của các nhà khoa học Việt Nam cũng góp phần tổng kết các kết quả nghiên cứu thú ở Việt Nam. Các công trình đã công bố về thống kê thành phần loài thú ở Việt Nam phải kể đến là: - “Những loài gặm nhấm ở Việt Nam” của Cao Văn Sung và cs (1980) đã thống kê ở Việt Nam có 64 loài găm nhấm thuộc 7 họ. - “Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh và cs. (1981) đã tập hợp được các tư liệu điều tra thú ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, lập danh sách thú miền Bắc Việt Nam gồm 169 loài thú (202 loài và phân loài) thuộc 32 họ và 11 bộ. - “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” của Đào Văn Tiến (1985) đã phân tích các mẫu vật thú sưu tầm được ở 12 tỉnh miền Bắc Việt Nam từ năm 1957-1971 và đưa ra danh lục thú miền Bắc Việt Nam gồm 129 loài và phân loài thú thuộc 32 họ, 11 bộ. - “Sinh học và sinh thái các loài thú móng guốc ở Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh (1986), mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái của 19 loài thú móng guốc ở Việt Nam. - “Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh và cs (1991) [10] đã thống kê ở Việt Nam có 223 loài thú thuộc 12 bộ, 37 họ (không thống kê các loài thú biển). - “Voọc Cát Bà: Quá khứ, hiện tại và tương lai” của Nadler et al. (2000), giới thiệu một số nghiên cứu hiện trạng quần thể và sinh học, sinh thái học của loài Voọc đầu trắng ở Cát Bà.
  16. 14 - “Thú linh trưởng của Việt Nam” của Phạm Nhật (2002) mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái của 25 loài thú Linh trưởng Việt Nam. - “Thú Việt Nam” của Kyznetsov (2006) ngoài việc xây dựng danh lục thú hoang dã Việt Nam gồm 310 loài thú thuộc 44 họ và 14 bộ (kể cả các loài thú biển) còn cung cấp nhiều tư liệu liên quan trọng về đặc điểm khu hệ và sinh học, sinh thái của nhiều loài thú Việt Nam. - “Sách Đỏ Việt Nam. Phần Động vật” (2007) [1], mô tả hình dạng và đặc điểm sinh học, sinh thái của 90 loài thú đang bị đe dọa diệt vong ở Việt Nam. - “Thú rừng (Mammalia) Việt Nam - Hình thái và sinh học sinh thái một số loài”, tập 1 của Đặng Huy Huỳnh và cs (2007) [11], mô tả đặc điểm sinh học sinh thái của nhiều loài thú nhỏ (thú ăn sâu bọ Insectivora, Dơi Chiroptera) ở Việt Nam. - “Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam” của Đặng Ngọc Cần và cs (2008) thống kê 295 loài (298 loài và phân loài) thú thuộc 37 họ và 13 bộ ở Việt Nam (không thống kê thú biển). - “Động vật chí Việt Nam. Tập 25: Lớp thú - Mammalia” của Đặng Huy Huỳnh và cs (2008) mô tả đặc điểm hình thái phân loại và sinh học sinh thái của 145 loài thú ở Việt Nam thuộc các bộ Linh trưởng (Primates), Ăn thịt (Carnivora), Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla), Móng guốc gón chẵn (Artiodactyla) và bộ Gậm nhấm (Rodentia). Như vậy, trong suốt 3 thế kỷ qua, các nghiên cứu về khu hệ thú Việt Nam đã từng bước phát triển cả về lượng và về chất. Theo danh lục cập nhật nhất hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) [5], đến nay ở Việt Nam đã ghi nhận được 332 loài thú thuộc 43 họ và 15 bộ (kể cả các loài thú biển). Các nghiên cứu về các đặc điểm sinh học sinh thái của các loài cũng đã thu được những kết quả đáng kê góp phần quan trọng vào việc quy hoạch quản lý, bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Tuy vậy, trong thiên nhiên Việt Nam kỳ vọng rằng còn nhiều điều bí ẩn về khu hệ thú, cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cả về mặt phân loại học, về sinh thái học, về giá trị và các giải pháp để tổ chức bảo tồn nguồn tài nguyên quý, hiếm này. 1.2. Nghiên cứu hệ động vật nói chung và thú nói riêng tại Khu Bảo tồn loài Nam Động Trước khi thành lập Khu bảo tồn loài Nam Động, huyện Quan Hóa, phần lớn diện tích rừng ở khu vực này đã được giao cho các hộ gia đình trong xã Nam Động quản lý, sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và một phần diện tích UBND xã tạm quản lý. Ngày 8/01/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định thành lập Khu bảo tồn loài Nam Động, huyện Quan Hóa. Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hóa tiến hành thu hồi đất của các hộ gia đình xã Nam Động, huyện Quan Hóa giao cho
  17. 15 Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa để sử dụng vào mục đích bảo tồn các loài động, thực vật quý, hiếm đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng như: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và phát hiện thêm 2 loài mới trong khu vực là Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis) cùng nhiều loài động vật quý hiếm như Voọc xám (Trachypithecus crepusculus), Bò tót (Bos gaurus) [4]. Theo kết quả điều tra xác lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động năm 2013 được thực hiện bởi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa và đơn vị tư vấn là Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình [14] đã ghi nhận 23 loài thú thuộc 11 họ, 5 bộ. Thông tin chi tiết về 23 loài thú ghi nhận được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Thành phần các loài thú tại KBT loài Nam Động SĐVN SĐTG NĐ 32 Ghi TT Tên thường gọi Tên khoa học (2007) (2012) (2006) nhận I Bộ Nhiều răng SCANDENTIA I.1 Họ Đồi Tupaiidae 1 Đồi Tupaia belangeri LC O II Bộ Linh trưởng PRIMATE II.1 Họ Cu li Loridae Nycticebus 2 [Cu li nhỏ] VU VU IB I pygmaeus II.2 Họ Khỉ Cercopithecidae Trachypithecus 3 Voọc xám VU IB O, I crepusculus 4 [Voọc Hà Tĩnh] T. hatinhensis EN IB I 5 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides V, I 6 [Khỉ mốc] M. assamensis VU NT IIB I 7 Khỉ vàng M. mullata LR LC IIB V, I III Bộ Ăn thịt CARNIVORA III.1 Họ Mèo Felidae Prionailurus 8 Mèo rừng EN IB I, S bengalensis 9 Báo gấm Neofelis nebulosa EN VU IB I III.2 Họ Gấu Ursidae 10 Gấu ngựa Ursus thibetanus EN VU IB I, Tr III.3 Họ Chồn Mustelidae 11 Lửng lợn Arctonyx collaris I
  18. 16 SĐVN SĐTG NĐ 32 Ghi TT Tên thường gọi Tên khoa học (2007) (2012) (2006) nhận III.4 Họ Cầy Viverridae Paradoxurus 12 Cầy vòi đốm I hermaphroditus 13 Cầy vòi mốc Paguma lavarta LC I Bộ Móng guốc IV ARTIODACTYLA ngón chẵn IV.1 Họ Trâu bò Bovidae 14 [Bò tót] Bos gaurus EN VU IB I Capricornis 15 Sơn dương EN NT IB I, S milneedwardsii IV.2 Họ Lợn Suidae 16 Lợn rừng Sus scrofa LC Tr, I V Bộ Gặm nhấm RODENTIA V.1 Họ Sóc Sciuridae 17 Sóc đen Ratufa bicolor VU NT O Callosciurus 18 Sóc bụng đỏ LC O, S erythraeus Callosciurus 19 Sóc bụng xám LC O inornatus 20 Sóc chuột Hải Nam Tamiops maritimus O 21 Sóc bay nhỏ Hylopetes sp I Petaurista 22 Sóc bay trâu VU LC O philippensis V.2 Họ Nhím Hystricidae Atherurus 23 Don LC O, I, S macrourus Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa (2013) Ghi chú: CR – Cực kỳ nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU – Sẽ nguy cấp; NT – Sắp bị đe doạ; LC – Ít quan tâm. O – Quan sát hoặc tiếng kêu; Tr – Dấu chân; S – Mẫu vật; I – Phỏng vấn. Những loài được đưa trong ngoặc vuông [...] là những loài chỉ được ghi nhận thông qua phỏng vấn và cần được kiểm tra lại. Trong số 23 loài thú ghi nhận trong đợt điều tra có 9 loài chỉ được ghi nhận từ nguồn thông tin phỏng vấn nên chưa có thể chắc chắn về sự có mặt của loài ở
  19. 17 khu vực. Ngoài ra, nguồn thông tin “V” không được nhóm tác giả chú thích rõ ràng. Vì vậy, điều tra bổ sung thành phần loài thú tại KBT loài Nam Động là rất cần thiết. Mặt khác, trong báo cáo “Báo cáo dự án xác lập Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa” có đề cập đến 21 loài thú quý hiếm nhưng thực tế chỉ có 12 loài thú đang có số lượng suy giảm ở ngoài tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng và cần bảo tồn. Tình trạng của một số loài chưa đánh giá theo Sách đỏ Việt Nam (2007), chẳng hạn như Sóc bay trâu (Petaurista philippensis) xếp ở cấp R là không chính xác. Vì vậy, cập nhật tình trạng của các loài thú để có kế hoạch quản lý và bảo tồn cần sớm được thực hiện.
  20. 18 Chương 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động có đơn vị hành chính nằm trên địa bàn xã Nam Động, huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 25 km và cách thành phố Thanh Hóa 150 km theo hướng Tây Bắc. - Tọa độ địa lý: Từ 20° 18' 07” đến 20° 19' 38” vĩ độ Bắc; Từ 104° 52' 8” đến 104° 53' 26” kinh độ Đông. - Ranh giới tiếp giáp: + Phía Bắc giáp khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, tiểu khu 185; khoảnh 1, 2, tiểu khu 187, huyện Quan Hóa. + Phía Nam giáp xã Sơn Lư và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. + Phía Đông giáp khoảnh 3, 4, tiểu khu 187 (huyện Quan Hóa) và xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn. + Phía Tây giáp khoảnh 4 và 5, tiểu khu 185 huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Hình 2.1: Vị trí địa lý Khu Bảo tồn Các loài hạt trần quý hiếm Nam Động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2