Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định được đặc điểm sinh vật học và sinh thái của loài Bình vôi tại Cát Bà làm cơ sở cho công tác bảo tồn; đánh giá được thực trạng khai thác, sử dụng và các tác động ảnh hưởng tới bảo tồn loài, đề xuất giải pháp bảo tồn loài Bình vôi tại Cát Bà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Ngƣời cam đoan Nguyễn Văn Dinh
- ii LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Phòng đào tạo Sau Đại học về chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Khóa 22B (2014-2016). Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour) làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà”. Sau gần một năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành. Để hoàn thành chƣơng trình, tôi xin đƣợc cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Trần Ngọc Hải, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong quá trình nghiên cứu đề tài. Xin trân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa QLBVTNR và Môi trƣờng; Lãnh đạo Vƣờn Quốc gia Cát Bà đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi thu thập các số liệu tại hiện trƣờng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã rất cố gắng, tuy nhiên do điều kiện về thời gian và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp bổ sung của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Dinh
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên thế giới .....................................3 1.2. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam......................................8 1.3. Các nghiên cứu về hệ thực vật tại VQG Cát Bà ................................................12 1.4. Tài nguyên cây thuốc tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà...............................................13 1.5. Nghiên cứu về loài Bình vôi ..............................................................................14 1.5.1. Phân loại khoa học ..........................................................................................14 1.5.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................14 1.5.3. Phân bố, trồng hái và chế biến ........................................................................15 1.5.4. Một số công trình nghiên cứu về cây Bình vôi ...............................................16 1.6. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................................19 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................20 2.1. Mục tiêu .............................................................................................................20 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................20 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................20 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:.....................................................................20 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................21 2.4.1. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp.................................................................21 2.4.2. Phƣơng pháp nội nghiệp .................................................................................28
- iv 2.5. Phƣơng pháp thử nghiệm nhân giống loài Bình vôi ..........................................32 2.5. Đề xuất bảo tồn loài Bình vôi tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà..................................37 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................38 3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................38 3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ....................................................................38 3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................44 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................47 4.1. Một đặc điểm sinh vật học và sinh thái loài Bình vôi ........................................47 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài Bình vôi ....................................................................47 4.1.2. Đặc điểm vật hậu loài Bình vôi .......................................................................49 4.1.3. Đặc điểm tái sinh của loài Bình vôi ................................................................50 4.1.4. Đặc điểm đất nơi Bình vôi phân bố ................................................................51 4.1.5. Đặc điểm thích nghi với ánh sáng của loài Bình vôi ......................................53 4.2. Phân bố của loài Bình vôi tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà........................................59 4.2.1. Phân bố theo đai cao và hƣớng phơi của Bình vôi..........................................63 4.2.2. Đặc điểm phân bố theo loại đất đá ..................................................................64 4.2.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài phân bố ........................................................65 4.3. Kết quả thử nghiệm nhân giống bảo tồn tại Cát Bà ...........................................73 4.3.1. Nhân giống bằng hạt .......................................................................................73 4.3.2. Nhân giống bằng hom .....................................................................................74 4.3.3. Thử nghiệm nhân giống Củ Bình vôi bằng phƣơng pháp Nuôi cấy mô. ........79 4.4.Thực trạng khai thác và các tác động ảnh hƣởng tới loài Bình vôi tại Cát Bà...........84 4.4.1. Do con ngƣời ...................................................................................................84 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Bình vôi tại Cát Bà ................................88 4.5.1. Phƣơng pháp bảo tồn nguyên vị ......................................................................89 4.5.2. Bảo tồn chuyển vị............................................................................................91 4.5.3. Xây dựng sinh kế mới cho ngƣời dân .............................................................91 4.5.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ..............................................91 4.5.5. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng ............................................92 4.5.2.Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................92 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các kí hiệu Viết đầy đủ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc ĐDSH Đa dạng sinh học TCN Trƣớc công nguyên SCN Sau công nguyên WHO Tổ chức y tế thế giới CNI Viện ung thƣ Hoa kỳ VQG Vƣờn Quốc gia GPS Máy định vị toàn cầu CT Chủ tịch OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản IBA, BAP, BA Chất điều hòa sinh trƣởng QXTV Quần xã thực vật
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Phân loại khoa học Chi Bình vôi (Stephania spp) 14 3.1 Thảm thực vật rừng và sử dụng đất 43 3.2 Thành phần loài khu hệ thực vật Vƣờn Quốc gia Cát Bà 44 4.1 Biến đổi về khối lƣợng củ cây Bình vôi tại các đai cao 49 4.2 Vật hậu Bình vôi xuất hiện trong các tháng 50 4.3 Phân bố cây Bình vôi tái sinh trên các ô dạng bản 51 4.4 Kết quả phân tích giải phẫu lá Bình vôi 54 4.5 Hàm lƣợng diệp lục trong lá cây Bình vôi 58 4.6 Số lƣợng cá thể Bình vôi trên các tuyến điều tra 60 4.7 Số lƣợng cá thể Bình vôi trong các ô tiêu chuẩn 60 4.8 Phân bố của loài cây Bình vôi theo vị trí chân sƣờn đỉnh 63 Mô tả phẫu diện đất có cây Bình vôi phân bố tại khu vực nghiên 4.9 64 cứu Vƣờn Quốc gia Cát Bà 4.10 Tổ thành tầng cây cao QXTV rừng nơi có cây Bình vôi phân bố 68 4.11 Đặc điểm cây tái sinh tại địa bàn nghiên cứu 70 4.12 Tổ thành cây tái sinh QXTV rừng nơi có cây Bình vôi phân bố 71 4.13 Bảng tổng hợp cây bụi thảm tƣơi trong mô hình 72 4.14 Phƣơng thức xử lý hạt ảnh hƣởng tới quá trình nảy mầm 73 Ảnh hƣởng của IBA ở các nồng độ và thể nền khác nhau đến tỷ 4.15 75 lệ hom ra chồi Ảnh hƣởng của BAP ở các nồng độ và thể nền khác nhau đến số 4.16 76 chồi trung bình trên hom Ảnh hƣởng của IBA ở các nồng độ và thể nền khác nhau đến 4.17 78 chiều dài chồi trung bình trên hom Bình vôi 4.18 Ảnh hƣởng của dung dịch khử trùng đến mẫu cấy (sau 3 tuần) 81 Ảnh hƣởng của BA đến chất lƣợng chồi tạo thành và hệ số nhân 4.19 82 nhanh của cây Bình vôi (sau 7 tuần ) Ảnh hƣởng của than hoạt tính đến quá trình ra rễ tạo cây hoàn 4.20 83 chỉnh của cây Bình vôi (sau 4 tuần ) 4.21 Nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về khai thác cây Bình vôi 86
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Cây củ Bình vôi (Stephania rotunda Lour) 15 4.1 Lá Bình vôi 48 4.2 Quả Bình vôi 48 4.3 Thân Bình vôi 48 4.4 Củ Bình vôi 48 4.5 Giải phẫu phần thịt lá Bình vôi 56 4.6 Tuyến điều tra và vị trí các OTC trên tuyến 61 4.7 Phân bố cây Bình vôi tại khu vực nghiên cứu 62 4.8 Rừng nguyên sinh thƣờng ẩm trên núi đá vôi 66 4.9 Rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi 66 4.10 Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm phục hồi trên núi đá vôi 67 4.11 Hom Bình vôi từ thân leo 76 4.12 Giâm hom Bình vôi 76 4.13 Bình vôi 12 ngày tuổi 77 4.14 Bình vôi 25 ngày tuổi 77 4.15 Hom đƣợc đƣa vào bầu 79 4.16 Cây đã quấn quanh giá thể 79 Nuôi ấy mô loài Bình vôi trong phòng nghiệm tại Trung tâm 4.17 80 Công nghệ Hải Phòng. 4.18 Cháy rừng tại VQG Cát Bà 87 4.19 Bản đồ khu vực ƣu tiên bảo tồn Bình vôi tại khu vực nghiên cứu 90
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vƣờn Quốc gia Cát Bà đƣợc thành lập theo Quyết định số 79-CT, ngày 31 tháng 3 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ). Vƣờn có tổng diện tích là 17.362,96 ha (trong đó, diện tích phần đảo là 10.912,51 ha, diện tích phần biển là 6.450,45 ha). Là khu bảo tồn đầu tiên của Việt Nam có phân khu bảo tồn biển, gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn và hệ sinh thái rừng ngập mặn với các sinh cảnh rừng ngập mặn, bãi triều, đầm phá, karst đá vôi,… là một trong những địa điểm có đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam. Đây là nơi có tầm quan trọng đặc biệt về bảo tồn đa dạng sinh học. Năm 2004, quần đảo Cát Bà tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới. Vƣờn Quốc gia Cát Bà là một trong những Vƣờn Quốc gia ở Việt Nam rất đa dạng với các hệ sinh thái chủ yếu gồm: Hệ sinh thái trên cạn; hệ sinh thái đất ngập nƣớc và hệ sinh thái biển. Đây là các hệ sinh thái có tính đại diện cao về đa dạng sinh học và chứa đựng nhiều nguồn gen quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, Vƣờn Quốc gia Cát Bà đã và đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng rừng, khai thác lâm sản trái phép, thu hái dƣợc liệu, săn bắt động vật trái phép vẫn còn xảy ra, đặc biệt là các hoạt động thu hái cây dƣợc liệu của ngƣời dân sống gần rừng nhằm mục đích thƣơng mại ngày càng gia tăng. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến thực trạng phân bố và các giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả các loài cây thuốc quý hiếm trên đảo hiện đang còn thiếu, dẫn đến nguy cơ bị khai thác cạn kiệt. Loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour) là một trong những cây thuốc quí đƣợc phát hiện ở Cát Bà. Bình vôi đƣợc coi là cây dƣợc liệu quí hiếm đƣợc xếp trong Sách Đỏ thực vật Việt Nam 2007 và trong Nghị định 32 của Chính phủ năm 2006. Về giá trị sử dụng củ của cây có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần. Trong dân gian, củ bình vôi thƣờng đƣợc dùng dƣới dạng sắc, ngâm rƣợu chữa mất ngủ, ho, hen, kiết lỵ, sốt,
- 2 đau bụng… Tuy phân bố nhiều nơi nhƣng thƣờng bị khai thác với số lƣợng lớn nên dẫn đến cạn kiệt. Mặt khác, những nơi có cây con mọc lại bị ảnh hƣởng do nạn khai thác, phá rừng dẫn đến có thể tuyệt chủng vì không còn môi trƣờng sống thích hợp. Do vậy, việc gây trồng và phát triển cây dƣợc liệu nói chung và với loài Bình vôi nói riêng đã và đang đƣợc Vƣờn Quốc gia Cát Bà quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Nghiên cứu sẽ góp phần triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen loài cây thuốc quý cũng nhƣ khai thác phát triển nguồn gen sau này. Chính vì vậy, cần triển khai đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà” nhằm đánh giá thực trạng phân bố, xác định đƣợc một số đặc điểm lâm học của loài làm cơ sở cho công tác bảo tồn cũng nhƣ mở ra hƣớng nghiên cứu tiếp theo nhằm gây trồng phát triển, tạo sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng, cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch theo hƣớng bền vững.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên thế giới Loài ngƣời từ khi ra đời đã biết dựa vào rừng để sống. Không chỉ lấy ra từ rừng lƣơng thực, thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày, con ngƣời còn biết lấy cây rừng làm rau ăn, nƣớc uống, lấy cây rừng làm thuốc chữa bệnh. Từ những kinh nghiệm dân gian qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng ngƣời trên khắp thế giới đã phát triển những phƣơng thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh đƣợc nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và cũng từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền Y học cổ truyền mang nét đặc trƣng riêng. Borisova B.(1960) dựa trên những bằng chứng khảo cổ đã chỉ ra rằng, vào khoảng 5.000 năm TCN, cây thuốc đã đƣợc sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục tiêu chiếm đoạt (cùng với phụ nữ, các cây lƣơng thực, cây có hoa đẹp) trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc [11]. Nhƣ vậy, tầm quan trọng của các cây làm thuốc đƣợc loài ngƣời nhận thức rất sớm. Với sự đa dạng của ngành dƣợc thảo, từ thời xa xƣa Châu Phi đã sử dụng liệu pháp điều trị bệnh bằng cây thuốc. Những bản viết tay đã có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 TCN) đã liệt kê hàng chục loài cây thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng 1500 TCN) ghi lại hơn 870 toa thuốc và công thức, 700 loài dƣợc thảo và các chứng bệnh, từ bệnh phổi cho đến các vết thƣơng do cá Sấu cắn. Việc buôn bán dƣợc thảo giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc châu Phi đã có ít nhất từ 3000 năm trƣớc. Vào giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi [1]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các thổ dân Châu Úc đã định cƣ ở đây từ hơn 60.000 năm về trƣớc và hình thành nên những kiến thức thực tiễn về các loài cây thuốc bản xứ. Nhiều loài trong số này nhƣ cây Bạch đàn xanh (Eucalyptus
- 4 globulus) duy nhất chỉ có ở châu Úc, vốn đƣợc sử dụng rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, phần lớn kiến thức về dƣợc thảo của thổ dân đã bị mất đi khi ngƣời châu Âu đến định cƣ. Ngày nay, đa phần các dƣợc thảo ở châu Úc bắt nguồn từ phƣơng Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và các nƣớc vùng ven Thái Bình Dƣơng. Dựa trên nền tảng y học truyền thống cổ điển, do đó phần lớn cây thuốc ở Châu Âu rất đa dạng. Galen (131-200 SCN), một thầy thuốc của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển của các vị thuốc bào chế từ thảo mộc. Ông đã viết cuốn sách và đã đƣợc áp dụng trong ngành Y châu Âu hơn 1500 năm [1]. Ở thế kỷ I SCN, một thầy thuốc Hy Lạp tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách dƣợc thảo có tên “De material Medica”. Quyển sách này bao gồm 600 loại thảo mộc, gây ảnh hƣởng mạnh mẽ đến y học phƣơng Tây và là sách tham khảo chính đƣợc dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII. Cuốn sách còn đƣợc dịch ra nhiều ngôn ngữ nhƣ: Tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tƣ và tiếng Hebrew [9]. Vào thời Trung cổ, học thuyết “Dấu hiệu” khẳng định có một sự kết nối giữa vẻ bề ngoài của một loài cây – “dấu hiệu của thần thánh”- và công dụng y học của chúng. Chẳng hạn, những chiếc lá lốm đốm của cây Cỏ phổi (Pulmonaria officinalis) giống nhƣ các mô của phổi, chữa rất hiệu quả các bệnh về phổi. Cũng trong thời gian này, khoảng thế kỷ XI SCN, tại Scotlan các thầy tu đã sử dụng cây thuốc Phiện (Papaver omnirierum) và cây Cần sa (Cannabis sativa) để làm thuốc giảm đau và thuốc gây mê. Sau này, Nicholas Culpeper (1616-1654) đã kế thừa một số kiến thức từ Dioscorides, Paracelus và kinh nghiệm chữa bệnh của thầy thuốc địa phƣơng, ông đã cho xuất bản cuốn dƣợc thảo “The English Physitian”. Đây là cuốn sách bán chạy nhất và đƣợc tái bản nhiều lần [1]. Ở Châu Âu đi đầu trong việc nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á là các nhà thực vật ngƣời Pháp, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chƣơng trình nghiên cứu về thực vật Đông Dƣơng, Perry công bố 1.000 loài cây và dƣợc liệu tại Đông Nam Á đã đƣợc kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia” [32].
- 5 Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia ở Châu Á có nền y học cổ truyền lâu đời. Lịch sử nền Y học Trung Quốc đầu thế kỷ thứ II, ngƣời ta đã biết dùng thuốc là các loài cây cỏ để chữa bệnh nhƣ: sử dụng nƣớc cây Chè (camellia sinensis) đặc để rửa vết thƣơng và tắm ghẻ [25]. Trong cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản 1985 đã liệt kê một loạt các cây cỏ chữa bệnh nhƣ: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nọc độc, viêm tuyến hạch, hạt gấc trị sƣng tấy, đau khớp, sốt rét, vết thƣơng tụ máu; Cải Xoong (Nasturtium officinale) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy máu chân răng, bƣớu cổ. Từ những kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loài cây thuốc, về các sản phẩm chiết từ cây cỏ để chữa trị và đã đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Từ đời nhà Hán (168 năm TCN) tại Trung Quốc trong cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phƣơng” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loài cây cỏ [25]. Vào giữa thế kỷ XVI Lý Thời Trân đã thống kê đƣợc 12000 vị thuốc trong tập “Bản thảo cƣơng mục” đƣợc NXB Y học trích dẫn 1963 [26]. Và gần đây nhất cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc đƣợc biết từ trƣớc tới nay [25]. Cách đây 5.000 năm văn minh của ngƣời Ấn Độ cổ đại đã phát triển dọc theo bờ sông Indus ở miền Nam Ấn Độ [1]. Trong bộ sử thi Vedas đƣợc viết vào năm 1500 TCN, chứa đựng những kiến thức phong phú về dƣợc thảo thời kỳ đó. Trong đó, nhiều loài cây đƣợc xem là những “cây thiêng” dành cho những vị thần đặc biệt, chẳng hạn nhƣ cây Trái nấm (Aegle marmelos) là cây dành cho thánh thần của ngƣời Hindu, thánh Lakshmi (Thánh mang lại sự giàu có và may mắn), thánh Samhita (Vị thánh của sức khoẻ) và cây đƣợc trồng gần các đền thờ. Những công dụng của cây thuốc này đƣợc ghi lại trong cuốn sách dƣợc thảo “Charaka Samhita”, viết năm 400 TCN. Sau này, vào khoảng 100 năm SCN, một học giả ngƣời Ấn Độ đã mô tả chi tiết 341 loại dƣợc thảo cũng nhƣ những loại thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất và động vật [1]. Trong vòng hai mƣơi năm qua ngành công nghiệp chế biến Thuỷ tùng thành thuốc chữa ung thƣ đã mang lại lợi nhuận là 500 triệu USD/năm, những cây thuốc
- 6 này đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á [12]. Hãng dƣợc phẩm danh tiếng Biotech của Bỉ mỗi năm điều tra nghiên cứu sàng lọc 1.500 đến 2.000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới [14]. Việc phát hiện ra các hoá chất chữa trị bệnh ung thƣ hiệu nghiệm trong cây Thuỷ tùng vùng Thái Bình Dƣơng, một loài cây bản địa của các rừng cổ Bắc Mỹ đã mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hoá học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. Vào thế kỷ XVIII, một bác sĩ ngƣời Anh tên là William Withering (1741-1799) lần đầu tiên khám phá ra công dụng chữa bệnh của cây thuốc Mao địa hoàng (Digitalis purpurea), mở ra sự phát triển trong lịch sử y dƣợc học [1]. Trong nhiều loài Ba gạc (Rauwfolia sp.) chiết đƣợc chất resecpin, serpentin làm thuốc hạ huyết áp. Chất vinblastin, vincristin đƣợc chiết xuất từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus) vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa làm thuốc chống ung thƣ máu. Viện Ung thƣ Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thƣ, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dƣợc tính mạnh đƣợc điều chế từ một loài Hoa hồng. Đặc biệt ở Madagasca, ngƣời ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90% [22], [23]. Với những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong các cây thuốc các nhà khoa học nhận thức rõ giá trị chữa bệnh, vì vậy họ đã nghiên cứu cây thuốc theo các nhóm hợp chất đƣợc tiến hành và đã thu đƣợc nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, hƣớng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu đƣợc triển khai ở các nƣớc phát triển và một số các nƣớc đang phát triển. Các cây thuốc chứa các nhóm hoạt chất ancanoit, flavonoit, cumarin hiện đang đƣợc quan tâm nghiên cứu [27]. Tổ chức Y tế Thế giới- WHO năm 1985, đã thống kê trong số 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng nhƣ bậc cao đã biết, có gần 20.000 loài thực vật đƣợc sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, ở Ấn Độ
- 7 có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc trên 5.000 loài, riêng về thực vật có hoa ở một vài nƣớc Đông Nam Á đã có tới 2.000 loài là cây thuốc, vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài [6]. Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử dụng thuốc dân tộc [6]. Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (tƣơng đƣơng với 4.200 loài) đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Điều này chứng tỏ đối với các nƣớc công nghiệp phát triển thì việc sử dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và thuốc hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con ngƣời. Song với các hoạt động nhu cầu cuộc sống của còn ngƣời ngày nay đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe doạ vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe doạ gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc [6]. Trong đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ, 61 loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladet, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Macoro [6]. Một số vấn đề cấp thiết khác đƣợc đƣa ra là song song với các nghiên cứu về sử dụng cây thuốc thì việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc, cùng với những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế giới. Tại Hội nghị Quốc tế về Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Chiềng Mai (Thái Lan) năm 1993, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, đƣa ra tài liệu “Hƣớng dẫn bảo tồn cây thuốc”- “Guidelines on the Conservation of Medicinal Plants”, kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và chƣơng trình hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [33]. Việc kết hợp giữa Đông – Tây y, giữa y học hiện đại vớ y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ
- 8 sức khoẻ con ngƣời, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tƣơng lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nƣớc trên thế giới đang hƣớng về thực hiện chƣơng trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc [25]. 1.2. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam “Nam Dƣợc Thần Hiệu” và “Hồng nghĩa giác tƣ y thƣ” của Tuệ Tĩnh đƣợc coi là tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam [18]. Trong tài liệu này đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thƣơng hàn. Ông đƣợc coi là một bậc kỳ tài trong lịch sử y học nƣớc ta, là “Vị thánh thuốc Nam”. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau nhƣ: “Tuệ Tĩnh y thƣ”, “Thập tam phƣơng gia giảm”, “Thƣơng hàn tam thập thất trùng pháp”. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh của Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn thứ hai “Y tông Tâm tĩnh” cho nƣớc ta ở thế kỷ XVIII. [18]. Một số nhà thực vật học, dƣợc học ngƣời Pháp đã đến nƣớc ta nghiên cứu từ thời kỳ thực dân pháp xâm đô hộ. Đƣợc biết đến là các nhà dƣợc học Crévost, Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produit de L’Indochine” (1928-1935), trong đó tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa [29]. Đến năm 1952, Pétélot bổ sung và xây dựng thành bộ “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nƣớc Đông Dƣơng [31]. Các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sƣu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhất là sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng năm 1954. Đỗ Tất Lợi- ngƣời đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm và đã xuất bản đƣợc nhiều tài liệu về việc sử dụng cây, con làm thuốc của đồng bào dân tộc. Đáng chú ý nhất là năm 1957, ông đã biên soạn bộ “Dƣợc liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và nêu
- 9 công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình đƣợc tái bản nhiều lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 10 (2005); trong đó, ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học, chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau [18]. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại. Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dƣơng cho xuất bản bộ “Cây cỏ Việt Nam”, năm 1960. Tuy chƣa giới thiệu đƣợc hết hệ thực vật Việt Nam, nhƣng phần nào cũng đƣa ra đƣợc công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật [15], [16], [17]. Đỗ Tất Lợi (1965) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và đƣợc tái bản vào năm 2000. Công trình liệt kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó phần lớn mô tả về thực vật, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hoá học, công dụng và liều dùng. Dƣợc sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, năm 1966 để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu cây thuốc và đƣợc in lần thứ hai vào năm 1976 [10]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện [4]. Hiện nay có rất nhiều công trình, tác giả nghiên cứu xuất bản kỹ thuật nhân giống bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Nhƣ năm 2013, tác giả Trần Ngọc Hải đã biên soạn cuốn “Kỹ thuật trồng một số loài cây thuốc quý hiếm dƣới tán rừng và vƣờn nhà” trong đó có loài cây thuốc quý Củ dòm. Các nhà khoa học Viện Dƣợc liệu đã xuất bản cuốn “Dƣợc điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua [7]. Viện Dƣợc liệu, Bộ Y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dƣợc liệu, điều tra
- 10 ở 2795 xã, phƣờng, thuộc 35 huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đã có những đóng góp đáng kể trong công tác điều tra sƣu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong y học cổ truyền dân gian [13]. Các công trình về cây thuốc ở Việt Nam với quy mô lớn nhỏ khác nhau đã đƣợc công bố nhƣ: Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng và cộng sự đã cho ra đời cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) với khoảng 300 loài cây thuốc đƣợc khai thác và sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc [5]. Trình Đình Lý (1995) đã xuất bản cuốn “1900 loài cây có ích”, cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [19]. “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn, gồm khoảng 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa có 2.500 loài thuộc 1050 chi, đƣợc xếp vào 230 họ thực vật theo hệ thống A. L. Takhtajan. Tác giả đã giới thiệu sơ bộ về nhận dạng, bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hoá học, tính vị và tác dụng, công dụng,.. của từng loài thực vật [8]. Bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” với hơn 1.000 loài, trong đó 920 cây thuốc và 80 loài động vật đƣợc sử dụng làm thuốc của nhóm tác giả Viện Dƣợc liệu đƣợc biên soạn (2003). Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thu thập, nghiên cứu và công bố một số tài liệu liên quan tới cây thuốc: Đáng chú ý là hai tập sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002) các tác giả đã đề cập đến giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam [20]. Bộ sách “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đã đƣợc công bố, đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005). Tập sách đã đề cập tới các tên khoa học, tên thƣờng gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống- sinh thái và công dụng, rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [2], [3].
- 11 Cuộc sống còn gắn liền với việc khai thác và sử dụng thực vật của các dân tộc thiểu số trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, nên có nhiều kinh nghiệm và tri thức quý trong lĩnh vực chế biến, sử dụng thực vật: Đặc biệt là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên, các tri thức và kinh nghiệm dân tộc thƣờng chỉ đƣợc sử dụng và lƣu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, gia đình) vì vậy không đƣợc phát huy để phục vụ cho xã hội và có nguy cơ thất thoát rất cao. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc (Ethnomedical plants) đƣợc đặc biệt quan tâm tại một số cơ quan của nƣớc ta và đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan [21]. Trong những năm gần đây Nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực để đầu tƣ cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho yêu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Tuy nhiên, phần lớn số loài đƣợc ghi nhận đều xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng của các cộng đồng các dân tộc ở các địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong những năm qua Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về cây thuốc cổ truyền của dân tộc Thái, Mƣờng, Tày, Nùng,... đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu về cây thuốc dân tộc Việt Nam. Năm (2001), Nguyễn Thị Phƣơng Thảo và cộng sự đã điều tra, đánh giá về tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao, Tày, Hoa) tại Yên Tử - Quảng Ninh và đã thu thập đƣợc 326 loài thực vật làm thuốc. Tại Chiềng Yên - Mộc Châu - Sơn La (2005), tác giả đã điều tra đánh giá tài nguyên cây thuốc của ngƣời Mƣờng và Dao tại khu vực nghiên cứu, đã thống kê đƣợc 209 loài cây thuốc đƣợc ngƣời Mƣờng và 176 loài cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng [24]. Trong nghiên cứu “Cây thuốc truyền thống của ngƣời Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” Lƣu Đàm Cƣ (2005), đã xác định đƣợc 312 loài cây thuốc thuộc 88 họ mà ngƣời Dao ở Sa Pa sử dụng [12]. Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc, nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hƣớng y dƣợc học. NXB KH và KT, Hà Nội).
- 12 Diện tích rừng nƣớc ta từ 14,3 triệu ha vào năm 1943, đến năm 1999 chỉ còn 10,9 triệu ha, theo thống kê của ngành Lâm nghiệp [28]. Rừng bị phá huỷ sẽ làm cho toàn bộ tài nguyên rừng ở đó mất đi, trong đó có cây thuốc. Trong quá trình điều tra dƣợc liệu ở Việt Nam từ năm 1961 đến nay, Viện Dƣợc liệu đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú, nay đã bị phá huỷ làm nƣơng rẫy, trồng cà phê, cao su (ở miền Nam) hoặc thay vào đó là các công trình dân sự, Bên cạnh các hoạt động có chủ ý của con ngƣời, nạn cháy rừng, lũ lụt và lở đất cũng làm mất đi nhiều vùng rừng có nhiều cây thuốc quý hiếm mọc tập trung. Ngoài ra do nhu cầu của xã hội tài nguyên cây thuốc bị khai thác quá mức, nên ngày càng cạn kiệt và đứng trƣớc nguy cơ bị đe doạ. Chính phủ và ngành y tế đã có những nỗ lực để bảo tồn tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Nhiều công trình Nhà nƣớc về bảo tồn cây thuốc nhƣ: Bảo tồn nguồn gen cây thuốc - Viện Dƣợc liệu, Bộ Y tế hoặc các mô hình bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở các dự án đầu tƣ của Nhà nƣớc, cũng nhƣ các dự án của tổ chức phi chính phủ nhƣ: Bảo tồn cây thuốc của đồng bào Dao tại Ba Vì, Hà Tây - CREDEP; Bảo tồn nguồn gen cây thuốc- Bộ Y tế; Mô hình Bảo tồn và phát triển cây thuốc ở Sa Pa; Mô hình Bảo tồn cây thuốc ở Nà Ớt, Sơn La,.. của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đƣợc hình thành nhằm duy trì bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý hiếm. 1.3. Các nghiên cứu về hệ thực vật tại VQG Cát Bà Vƣờn quốc gia Cát Bà là khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học không chỉ trên đất liền mà còn ở dƣới biển, kết quả điều tra khảo sát cho thấy tại đây là nơi sinh sống của trên 3.000 loài động, thực vật khác nhau với 1.588 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 850 chi, 187 họ, 5 ngành; trong số 1.588 loài thực vật thống kê đƣợc ở Cát Bà có 81 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ Thế giới, Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Ngoài các giá trị cao về đa dạng sinh học Cát Bà còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên, hang động hùng vĩ, độc đáo và các di chỉ, di tích lịch sử nổi tiếng, đã góp phần đƣa Cát Bà trở thành một trong số ít các nơi phát triển mạnh các hoạt động du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học [13]
- 13 Năm 2012, Đỗ Xuân Thiệp đã nghiên cứu đánh giá thực trạng các loài cây gỗ quý hiếm trên đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả. Gồm các loài sau: Xƣơng cá (Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn.); Cà ổi vọng phu (Castanopsis ferox (Roxb.) Spach); Vƣơng tùng (Murraya glabra (Guillaumin) Swingle); Màu cau trắng (Goniothalamus macrocalyx Ban); Trám đen (Canarium tramdenum Đại & Yakol); Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode) J.-F.Leroy; Rẫm (Bursera tonkinensis Guillaumin); Gội nếp (Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet.); Lát hoa (Chukrasia tabularis Juss.); Sồi đĩa (Quercus platycalyx Hickel & A.Camus); Dẻ bán cầu (Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett); Rau sắng (Melientha suavis Pierre); Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.). Tuy nhiên chƣa có một công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học, sinh thái loài Bình vôi tại Cát Bà. 1.4. Tài nguyên cây thuốc tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà Từ các tài liệu đã nghiên cứu nhƣ từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012), đã thống kê đƣợc Vƣờn quốc gia Cát Bà có tới 1.026 loài có thể dùng làm thuốc, chiếm tới 64,7% so với tổng loài. Tỷ lệ này cho thấy Vƣờn quốc gia Cát Bà có rất nhiều loài cây thuốc, chiếm một vị trí rất quan trọng của khu hệ. Tuy nhiên, các loài cây vốn vẫn đƣợc coi là quí luôn có mặt trên thị trƣờng thì không nhiều nhƣ: Bổ cốt toái (Drynaria fortunei), Thông đất (Lycopodiella cernua), Bạch nhật (Gomphrena globosa)... . Một số loài cây làm thuốc đƣợc ngƣời dân cho là có giá trị kinh tế cao và đƣợc sử dụng nhiều hiện nay nhƣ: cây Củ gió (Tinospora sagitta), cây Xạ đen (celastrus hindsii), cây Thuốc máu (Vernonia aff. Acumingiana), cây Bổ béo (Fissistigma thorelii), cây Khôi tía (Ardisia gigantifolia), cây Kim ngân (Lonicera japonica), cây Sơn đậu căn (Sophora tonkinensis)… Những loài cây thuốc có giá trị này đang có xu hƣớng suy thoái do việc khai thác quá mức với mục đích thƣơng mại. Trong số 1.026 loài cây làm thuốc, hầu hết đã đƣợc ghi nhận về giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của y học cổ truyền dân tộc. Những cây thuốc này có thể sử dụng vào các bài thuốc, toa thuốc đông y khác nhau để chữa trị nhiều chứng bệnh thông thƣờng nhƣ các bệnh đau xƣơng- khớp, bệnh đƣờng tiêu hoá, đƣờng hô hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngoài da...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn