Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nhân giống loài cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) tại vùng đệm VQG Bạch Mã
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học thử nghiệm nhân giống bằng hạt và kỹ thuật gây trồng loài cây Nhàu tại vùng đệm VQG Bạch Mã, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nhân giống loài cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) tại vùng đệm VQG Bạch Mã
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LƯU VĂN HOÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY NHÀU ( Morinda citrifolia L.) TẠI VÙNG ĐỆM VQG BẠCH MÃ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thế Đồi Hà Nội, 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LƯU VĂN HOÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY NHÀU ( Morinda citrifolia L.) TẠI VÙNG ĐỆM VQG BẠCH MÃ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia – Malayxia, yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nước ta hiện có tới 10386 loài thuộc 2257 chi và 305 họ, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới. Tiềm năng của thảm thực vật nước ta thật là lớn. Càng đi sâu tìm hiểu về rừng, chúng ta càng cảm thấy tự hào và có trách nhiệm ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở nước ta là việc áp dụng này còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nạn phá rừng ngày càng tăng, thiên tai xẩy ra thường xuyên, khai thác dược liệu bừa bãi, chưa có kế hoạch tái sinh phát triển, nhiều loài cây thuốc quý mọc tự nhiên đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng làm cho vốn đa dạng sinh học cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt. Từ những nguyên nhân trên, việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhân giống nhằm phục vụ cho công tác gây trồng và bảo tồn cây thuốc là rất cần thiết. Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển lại có truyền thống lâu đời về sử dụng cây cỏ làm thuốc. Theo thống kê của Viện dược liệu Việt Nam, đã phát hiện và sử dụng 1863 loài thuộc 238 họ, thu thập được 8000 tiêu bản của 1296 loài. Qua đó cho thấy, việc nghiên cứu về các cây thuốc, bài thuốc đã được quan tâm chú ý. Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã được xem là một trong các vùng sinh thái đặc biệt, là nơi giao lưu của hai miền Nam – Bắc, là trung tâm đa dạng sinh học và là một trong những địa bàn phân bố của nhiều loài thực vật độc đáo, quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ [8].
- 2 Nhàu (Morinda citrifolia L.) là cây dược liệu quý đa tác dụng vì hầu hết các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu của Duke JA (1992), trong cây và quả Nhàu có 23 hoạt chất khác nhau, 5 loại Vitamin và 3 loại khoáng chất. Kết quả nghiên cứu của Neil Solomon cùng 40 tác giả khác (1999 - 2001) cũng cho thấy trong cây Nhàu (Noni) có tới 200 hoạt chất khác nhau, trong đó có cả các Vitamin A, C, E, B1, B2, Niacin, B6, acid Folic, B12, Biotin, acid Pantothenic và các chất khoáng bao gồm: Fe, P, Mg, Cu, Zn, Cr, Mn, Na, K, Ca,....Đặc biệt hợp chất prexonine khi kết hợp với một số enzym có trong dạ dày sẽ sinh ra năng lượng và giúp cho tế bào phát triển hoàn hảo hơn. Ở Việt Nam theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Y học (2004) và “Những cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược liệu - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2006), cây Nhàu và quả Nhàu đã được sử dụng lâu đời để chữa cao huyết áp, viêm khớp, nhức mỏi, đau lưng, điều kinh, lợi tiểu, chữa vết thương, trị giun sán, chữa lỵ, ho, sốt và đái đường.... Do có nhiều giá trị về dược liệu và nhu cầu sử dụng ngày một cao nên cây Nhàu đã và đang bị khai thác quá mức trong tự nhiên. Chính vì vậy, việc "Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nhân giống loài cây Nhàu (Morinda citrifolia L ) tại vùng đệm VQG Bạch Mã” đã được thực hiện nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển là rất cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn cao.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Phân loại Cây Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia L. thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Bộ Long đởm (Gentianales) Tên nước ngoài: Great morinda, Indian Mulberry (India), Dog Dumpling (Barbados), Mengkudu (Malaysia), Tahiti Noni (Ameraca). Phân loại khoa học Giới (Regnum): Plantae Bộ (ordo): Gentianales Họ (familia): Rubiaceae Chi (genus): Morinda Loài (species): Morinda citrifolia L. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc trên thế giới Từ xa xưa, tìm hiểu lịch sử dùng các loài cây làm thuốc của các dân tộc trên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những bằng chứng xác thực. Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878, Charles Pikering đã chỉ rõ: Ngay từ năm 4271 trước Công nguyên (TCN) người dân khu vực Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loại cây, cỏ để làm lương thực và chữa bệnh [32]. Trải qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng người trên khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và cũng từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền Y học cổ truyền mang nét đặc trưng riêng. Ngày nay, thực vật làm thuốc có vai trò quan trọng cho kinh
- 4 tế toàn cầu (Srivastava et al., 1995), bởi lẽ khoảng 85% các bài thuốc truyền thống có sử dụng thực vật hoặc các chất tiết từ thực vật (Vieira và Skorupa, 1993). Trong vài thập niên gần đây, đã có một sự trỗi dậy những quan tâm về việc nghiên cứu và sử dụng thực vật làm thuốc trong chăm sóc sức khỏe và sự nhận thức về tầm quan trọng của cây dược liệu đối với sức khỏe con người (Hoareau và DaSilva, 1999). Sự thức tỉnh này đã dẫn đến sự gia tăng đột ngột về nhu cầu của thảo dược, và sau đó người ta nhận ra rằng, khả năng cung cấp thảo dược đang có nguy cơ suy giảm trên toàn cầu (Bodeker, 2002). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO năm 1985, trong số 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, có gần 20.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc trên 5.000 loài, riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2.000 loài là cây thuốc, vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài [7]. Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử dụng thuốc dân tộc. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (tương đương với 4.200 loài) được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc[7]. Hàng năm Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc Y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỉ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ đối với các nước công nghiệp phát triển thì việc sử dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và thuốc hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người (Theo Tuyên ngôn Chiang Mai, 1988). Chữa bệnh bằng cây cỏ cũng đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra
- 5 nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một loài Hoa hồng (Cantharanthus roseus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90% [14]. Ngày nay, do các hoạt động mưu cầu của cuộc sống con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng. Hậu quả là nguồn gen cây thuốc đang bị xói mòn một cách trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng ở những nơi có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, và nạn phá rừng thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các nước Nam và Đông Nam châu Á. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe doạ vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe doạ gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc. Ví dụ ở Ấn Độ có khoảng 120 loài , Trung Quốc 77 loài, 75 loài ở Macoro, 61 loài ở Thái Lan và 35 loài ở Bangladet [7]. Trước thực trạng trên việc nhân giống, gây trồng bảo tồn các loài cây thuốc là một vấn đề cấp bách cần được đặt ra. Tại Hội nghị Quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc tháng 3 năm 1993 tại Chieng Mai, Thái Lan, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, đưa ra tài liệu “ Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc”- “Guidelines on the Conservation of Medicinal Plants”, kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và chương trình hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [34]. Sau hội nghị hàng loạt các
- 6 công trình nghiên cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết. Số liệu thống kê được cho biết đến nay trên thế giới có khoảng 1.500 vườn thực vật, trong đó có 152 vườn của 33 quốc gia là chuyên trồng cây thuốc. Nhật Bản có 10 vườn cây thuốc trong 26 vườn. Trung Quốc có 5 vườn thực vật quốc gia, thì có 2 vườn cây thuốc nổi tiếng thế giới. Hoa Kỳ có 2 vườn chuyên trồng cây thuốc trong tổng số 13 vườn thực vật... Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, việc nhân giống các loài cây dược liệu bằng phương pháp In Vitro đã được nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,... tiến hành và đã đem lại kết quả đáng khích lệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của việc sản xuất dược liệu (Arora, 1989; Chang và Hsing, 1980; Chen et al., 2001). Trong tương lai, để phục vụ cho mục đích sức khỏe con người, cho sự phát triển không ngừng của xã hội, để chống lại các bệnh nan y thì cần thiết có sự kết hợp giữa Đông và Tây y, với y học hiện đại và kinh nghiệm cổ truyền dân tộc. Chính những kinh nghiệm truyền thống đó là điểm mấu chốt để nhân loại khám phá những loại thuốc chống lại bệnh nan y. Vì vậy, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loại cây thuốc là điều hết sức cần thiết. Các nước trên thế giới đang hướng đến chương trình quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cây Nhàu trên Thế giới. Trong nhiều năm qua các nhà khoa học Việt Nam và thế giới phần lớn đều tập trung vào nghiên cứu thành phần hóa học và tính chất trị liệu của những chất chiết xuất từ cây Nhàu. - Tác dụng dược lý: + Năm 1992, Hirazumi, nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Hawaii, công bố hoạt tính chống ung thư từ chất kết tủa cồn của nước ép trái Nhàu (noni-ppt) đối với ung thư phổi ở chuột C57 Bl/6 tại Hội Nghị hàng năm lần thứ 83 của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ. Noni-ppt đã kéo dài
- 7 sự sống của chuột thêm 75% sau khi cấy tế bào ung thư Lewis vào so với nhóm đối chứng. Tác giả tìm thấy rằng noni-ppt có chứa hoạt chất giàu polysaccharide có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Noni-ppt không có ảnh hưởng lớn đến hiệu ngộ độc tế bào trong nuôi cấy tế bào ung thư phổi, nhưng có thể kích thích tế bào tiết dịch bụng, độc tính của tế bào này rất mạnh khi nuôi cấy cùng với tế bào ung thư [41]. + Joseph Betz đã công bố rằng trái Noni có thành phần giúp giảm đau và an thần. Một nhóm nghiên cứu người Pháp dưới sự chỉ đạo của Younos đã làm thử nghiệm về tác dụng giảm đau và an thần của chất chiết xuất từ cây Nhàu. Trong quá trình thử nghiệm, nhóm này đã phát hiện ra chất chiết xuất từ cây Nhàu đóng vai trò giảm đau trung tâm trên chuột thí nghiệm với liều lượng nhất định. Họ khẳng định rằng: “ Những khám phá mới này đã công nhận đặc tính truyền thống của cây Nhàu trong điều trị giảm đau” [41]. + Mian-Ying Wang cùng các cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hưởng của nước ép quả Nhàu (TNJ) lên cholesterol của những người nghiện thuốc lá. Kết quả cho thấy TNJ có thể làm giảm cholesterol và triglyceride. Vì vậy việc uống nước ép Noni có thể phòng chống bệnh tim mạch [41]. + Năm 1992, Umezawa và cộng sự đã ly trích một phức hợp từ rễ cây Nhàu có tên gọi là l-methoxy-2-foremyl-3-hydroxyanthraquinone có thể đàn áp sự xâm nhiễm của HIV lên các tế bào MT-4 mà không kìm hãm sự phát triển của tế bào. + Năm 1993, damnacanthal được trích từ rễ Nhàu là một tác nhân kìm hãm chức năng của gen ras-gen gây ung thư phổi, ruột kết và tuyến tụy (Hiramatsu và cộng sự, 1993) + Trong công nghiệp dệt, Antraquinone là một nhóm chất nhuộm tự nhiên mầu vàng hoặc đỏ có trong rễ nhiều loài Morinda sp. Chất nhuộm vải
- 8 này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là phía Bắc Thái Lan (Aobchey và cộng sự, 2002). + Sau này khi phân tích dược tính của rễ Nhàu, giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia pháp về độc tính của chất, G.S. Youngken thuộc Trường Đại học Dược khoa Massachusette, G.S. Ikeda thuộc Trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia của Nhật Bản.... đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des racines de Morinda Citrfolia) có dược tính sau: - Có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. - Làm êm dịu thần kinh - Hạ huyết áp kéo dài - Rất ít độc và không gây nghiện. - Các nghiên cứu in-vitro + Năm 2003, tác giả Stalman và cộng sự đã điều hòa sinh tổng hợp anthraquinone trong nuôi cấy cây Nhàu. Kết quả cho thấy sự sinh tổng hợp anthraquinone bị cản mạnh bởi 2,4-D nhưng không nhiều bởi NAA. Cả 2 auxin này đều ngăn cản sự tổng hợp isochorismate làm giảm tích lũy anthraquinone. + Năm 2005, tác giả Komaraiaha và cộng sự đa tìm cách gia tăng sự tích lũy anthraquinone trong nuôi cấy dịch treo Morinda citrifolia L. Bằng cách thêm các chất khơi mào (elicitor) và thay đổi hàm lượng đường trong môi trường nuôi cấy. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Giới thiệu chung về cây Nhàu Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) còn có tên gọi khác là cây ngao, nhàu núi, nhàu lớn, nhàu rừng, giầu….thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Bộ Long đởm (Gentianales) [1].
- 9 1.2.1.1. Đặc điểm nhận dạng Nhàu là cây thân gỗ sống lâu năm, thân nhẵn, chiều cao có thể từ 4 – 8 m. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, đầu nhọn, dài từ 12 – 15 cm, rộng 6 -8 cm. Hoa trắng hợp thành đầu. Quả nạc hình trứng, xù xì, dài từ 5 – 10 cm, gồm nhiều quả mọng nhỏ mầu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau. Khi non quả có mầu xanh nhạt, chín có mầu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mền ăn được. Chính giữa có một nhân cứng, nhân dài 6 – 7 mm, ngang 4 – 5 mm, có hai ngăn chứa một hạt nhỏ mền. Không giống những những hạt khác, hạt Nhàu có một buồng chứa khí nên hạt nổi được trên mặt nước và vẫn nẩy mầm sau khi nổi trên mặt nước trong nhiều tháng (Nelson, 2003). Nhàu thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, góc vườn, bờ dào, dọc bờ sông suối, cũng thường được trồng dễ dàng bằng cách ươm hạt. 1.2.1.2. Đặc điểm sinh thái Nhàu là loài cây ra hoa và kết trái quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 11 – 12, mùa hoa nở tháng 1 – 2, quả chín tháng 7 - 8. 1.2.1.3. Phân bố Cây Nhàu có nguồn gốc từ châu Á (Indonesia) và châu Úc. Phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia, Philippin, Việt Nam,... Cây thường mọc ở độ cao từ 0 m – 500 m tính từ mặt nước biển. Nhàu có thể tìm thấy ở gần bờ biển, núi đá vôi, đảo san hô...(Nelson, 2003). Nước ta, Nhàu được trồng rải rác ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao, hồ, bờ dào....của các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. 1.2.1.4. Giá trị làm thuốc và thành phần hóa học của cây Nhàu - Giá trị làm thuốc Trong ngành y học cổ truyền, Nhàu được xem là cây dược liệu quý được dùng để chữa rất nhiều loại bệnh như mất ngủ, đau lưng, an thần, giảm
- 10 đau, cao huyết áp, tăng cường sinh lực,....Tất cả các bộ phận của cây nhàu đều được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên trong các bộ phân đó thì rễ cây Nhàu có nhiều dược tính nhất. Rễ Nhàu ngoài công dụng nhuộm mầu vải, đem ngâm rượu uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng, dịch trích toàn phần từ rễ Nhàu có tác dụng làm hạ huyết áp.... Những người hay bị căng thẳng, tâm lý dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dung rễ nhàu có thể cảm thấy thần kinh êm dịu, thư giãn, dễ ngủ,.... Quả Nhàu có tác dụng nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết bạch đới, ho cảm, đau gân, đái đường, hen, thũng, lỵ,.... Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, quả Nhàu có tới 150 chất có ích cho sức khỏe của con người, trong đó có: beta-carotence, canxi, axit linoleic, magie, kali, protein,các vitamin nhóm B và những chất chống oxi hóa…Ngoài những chất trên, đặc biệt quả Nhàu có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzyme prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với chất xeronine này sẽ sản xuất năng lượng và giúp các tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo, đồng thời ức chế các tế bào bất thường. Lá Nhàu sắc uống chữa đi lỵ, sốt, làm thuốc bổ. Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Ngoài ra lá còn làm thực phẩm nấu canh lươn,... Vỏ cây nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh bổ máu. - Thành phần hóa học: Lignans, polysaccharides, flavonoids, iridoids, acid béo, scopoletin, catechin, beta – sitosterol, damnacanthal, alkaloids. Rễ chứa moridin là một anthraquinon kết tinh thành tinh thể hình kim, mầu vàng cam, tan trong nước sôi và các chất kiềm, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ether. Ngoài ra còn có 1- metoxyrubiazin, morindon, alizarin và 1-oxy-2,3-dimetoxy anthraquinon.Vỏ rễ chứa nhiều hợp chất thứ cấp như: Morindon (trihydroxymethylanthraquinon),
- 11 chủ yếu dưới dạng glucosid là morindin. Ngoài ra, rễ còn chứa acid rubicloric, alizarin α-methyl ether, rubiadin-1-methyl ether, 2 đồng phân dihydroxymethyl anthraquinon (morindadiol và soranjidiol) và 2 trihydroxymethyl antharaquinon monomethyl ether và selen. Còn một số hợp chất khác có trong rễ Nhàu là 2- methyl-7-hydroxyl-8-methoxy anthraquinon, 2-methyl-3, 5-dimethoxy-6- hydroxyanthraquinon (morenon-1), 1-8-dihydroxy-7-methoxy-anthraquinon (morenon-2). (Sastri,1962). Lá Nhàu cũng có moridin. Năm 1982, tác giả Đàm Trung Bảo (Đại học Dược Hà Nội) cho biết trong Nhàu có nhiều selenium. 1.2.1.5. Tình trạng Là loài cây có nhiều giá trị kinh tế cũng như dược liệu nên hiện nay Nhàu đang bị khai thác sử dụng bán qua biên giới mạnh mẽ vì vậy đây là loài cây cần được gây trồng và bảo vệ. 1.2.2. Nghiên cứu về bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc ở Việt Nam: Việt Nam vừa được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng sinh học vừa là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giầu loài nhất thế giới. Trong các tài liệu về thực vật, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch. Trong số đó có tới gần 4.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp mọc tự nhiên được dùng làm thuốc. Theo các số liệu điều tra của ngành y tế thì phần lớn các loài cây cỏ làm thuốc đều được sử dụng theo kinh nghiệm truyền thống của mỗi dân tộc để chữa bệnh và qua đó cùng với quá trình phát triển của dân tộc, những kiến thức quý báu đó đã dần được đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và được lưu truyền rộng rãi trong dân ta. “ Nam Dược Thần Hiệu” và “ Hồng nghĩa giác tư y thư” của Tuệ Tĩnh là hai tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam [9]. Trong tài liệu này đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Ông được coi là một bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là “Vị thánh thuốc Nam”. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau như: “Tuệ
- 12 Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp” [10]. Tới thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn thứ hai “ Y tông Tâm tĩnh” cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh [9]. Ngay sau khi thống nhất đất nước, công tác điều tra nghiên cứu cây thuốc đã có nhiều thành tích đáng kể. Điển hình là công trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (đã tái bản nhiều lần ) giới thiệu 792 loài thực vật dùng làm thuốc. Bên cạnh đó là các công trình như “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi. Đây là những bộ sách có giá trị lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Năm 1976 trong luận án Phó tiến sỹ, Võ Văn Chi đã thống kê được 13.560 loài cây thuốc thuộc 192 bộ trong nghành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm 1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã giới thiệu một danh sách có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch thuộc 254 họ trong 8 nghành. Năm 1996, tác giả giới thiệu bộ “ từ điển cây thuốc Việt Nam” bao gồm 3.200 loài cây thuốc [18]. Năm 1980 Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới được phát hiện. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Tập sách đã đề cập tới các tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống- sinh thái và công dụng, rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [2], [3]. Các kết quả điều tra dược liệu của viện dược từ năm 1961 – 1985 đã phát hiện 1863 cây thuốc, trong 1033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11 nghành. Đến năm 2000 số loài được phát hiện đã tăng lên 3849 loài thuộc 307 họ.
- 13 Năm 1994, Nguyễn Nghĩa Thìn thực hiện công trình nghiên cứu cây thuốc tại Lâm Sơn – Lương Sơn – Hà Sơn Bình và đã giới thiệu 112 loài thuộc 50 họ. Trong hội thảo quốc tế lần thứ 2 ( 1990 – 1995) tổ chức ở Côn Minh – Trung Quốc Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu 2300 loài, 1136 chi, 234 họ thuộc 6 nghành thực vật có mạch bậc cao được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam, ngoài ra ông còn giới thiệu hơn 1.000 bài thuốc dân gian có giá trị được thu thập ở Việt Nam. Năm 1995 Trần Đình Lý và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1990 loài cây cỏ có ích”. Theo tác giả trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam có đến 600 loài chứa tanin, 260 loài cho dầu béo, 76 loài cho nhựa thơm, Và rất nhiều loài cho giá trị khác. Đặc biệt, các loài này phần lớn có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong 2 năm 1998 và 1999, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã thực hiện đề tài “Điều tra thành phần cây thuốc và bài thuốc của đồng bào Dao ở huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây” đã xác định 274 loài, thuộc 214 chi, 83 họ được người Dao ở huyện Ba Vì sử dụng để chữa 15 nhóm bệnh về xương, tiêu hóa, thận, ngoài da, phụ nữ, trẻ em, hô hấp, gan, thần kinh, bổ dưỡng, tai mũi họng, phù, đau đầu cảm sốt, u lành và rắn cắn. Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiên Ân, Trần Khắc Bảo, năm 2001 trong nghiên cứu về đa dạng sinh học cây thuốc Vườn quốc gia Bạch Mã, đã đề cập đến vấn đề bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn gốc cây thuốc. Sau một thời gian nghiên cứu, bổ sung thì cuốn sách đã được tái bản vào năm 2006. Đây là một nghiên cứu quan trọng, đóng góp vào việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu [20]. Năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án tiến sỹ dược học “Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì” đã điều tra được 503 loài cây được người Dao sử dụng làm thuốc thuộc 321 chi, 118 họ của 5
- 14 ngành thực vật và 8 dạng sống khác nhau. Có 131 bệnh và chứng bệnh được chữa trị bằng cây thuốc nam thuộc 29 nhóm bệnh khác nhau. Tác giả cũng đề cập tới tình trạng khai thác và sử dụng cây thuốc của người Dao, và có 30 loài cây thuốc được người Dao sử dụng được xếp hạng ưu tiên bảo tồn, trong đó có 2 loài cao nhất là Hoa tiên (Asarum grabrum Merr.) và Rù rì bãi (Homonoia riparia Lour.) [24]. Một số cuốn sách quý và công trình nghiên cứu về cây thuốc phải kể đến đó là cuốn “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” (2001 – 2002), và “Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học” (2005) của tác giả Lã Đình Mỡi cùng cộng sự. Trong đó các tác giả đã trình bầy rất nhiều loài cây có tinh dầu và chứa các chất có hoạt tính sinh học trong tự nhiên được sử dụng để làm thuốc ở nước ta [28]. Cùng với sự phát triển của đất nước, mức độ thương mại và nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc của con người cũng ngày một tăng cao. Hàng năm chúng ta đã cung cấp ra thị trường trong nước và thế giới tới vài chục ngàn tấn, mang lại kim nghạch 10 – 15 triệu USD mỗi năm. Năm 1998 Tổng công ty Dược Việt Nam xuất khẩu được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất chiết từ cây thuốc chiếm 74%. Dược liệu còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta, nhu cầu của thị trường các nước. Một số loài cây thuốc quý được xuất khẩu thường xuyên như ba kích, thiên niên kiện, sa nhân tím, hoàng liên, củ dòm, .... Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại đó là tình trạng phá rừng, khai thác tận thu trong nhiều năm mà không theo quy hoạch và không được gây trồng bổ xung dẫn đến một số loài cây dược liệu đã và đang bị cạn kiệt thậm chí còn dứng trước nguy cơ bị thuyệt chủng. Ví dụ những loài cây thuốc mọc tự nhiên đạt giá trị xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn/năm như Ba kích, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, Hoàng liên,.... cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nếu không được bảo vệ, bảo tồn, phát triển bền vững.
- 15 Việc mất các nguồn gen quý hiếm cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước, như việc phát triển các loài cây gỗ quý, các loài cây thuốc có giá trị cao. Nếu mất nguồn gen của các loài đặc hữu, ta sẽ giảm tính cạnh tranh của hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam (Vũ Văn Dũng, 2004). Công trình nghiên cứu của đội ngũ giảng viên khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Huế về kỹ thuật trồng và bảo tồn một số loài cây thuốc nam, về nhu cầu thị trường tiêu thụ cây thuốc nam ở Thừa Thiên Huế (2006) cũng đã mang lại nhiều tác dụng to lớn. Như vậy, mặc dù chưa thống kê đầy đủ song các dẫn liệu về cây thuốc kể trên cũng đã phần nào nói lên sự phong phú và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc đối với sức khỏe của nhân loại nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận đó là xã hội càng phát triển, kéo theo là những loại bệnh nan y mà đến nay y học vẫn phải bất lực như: Ung thư, AIDS, tim mạch.....Y học cần phải tích cực tìm kiếm các loại thuốc mới đặc trị hơn nữa, mà trước hết vẫn phải trông chờ và hy vọng vào các loại thuốc từ nguồn cây cỏ. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy khoảng 85% các bài thuốc truyền thống được dùng thường xuyên có sử dụng thực vật hoặc các chất triết xuất từ thực vật (Vieira và Skorupa, 1993). Dược liệu làm từ thực vật ngày càng được ưa chuộng bởi nó vừa đáp ứng được nhu cầu người bệnh, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và đặc biệt là ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Những tính năng ưu việt trên đã làm cho nhiều loài cây thuốc quý cũng như khả năng cung cấp thảo dược đang có nguy cơ suy giảm trên toàn cầu (Bodeker, 2002). Do đó, sự hiểu biết về bảo tồn, gây trồng, sử dụng bền vững và nghiên cứu các loài dược thảo quan trọng cho tương lai là rất cần thiết.
- 16 1.2.3. Một số nghiên cứu về cây Nhàu ở Việt Nam Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều công trình, nhiều dự án về cây Nhàu, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu thành phần hóa học và tính chất trị liệu của những chất triết xuất từ rễ Nhàu trong nhiều năm qua. * Nghiên cứu về thành phần hóa học và tính chất trị liệu từ cây Nhàu + Nhàu rừng là một trong số 300 vị thuốc nam được Lương y Nguyễn An Cư (1877 – 1949) một thầy thuốc nổi tiếng của Nam Bộ trước cách mạng tháng tám nghiên cứu và khuyến khích sử dụng kèm với thuốc bắc. + Năm 1954, Đặng Văn Hồ và cộng sự đã chứng minh dịch trích toàn phần từ rễ Nhàu có tác dụng làm hạ huyết áp (Youngken và cộng sự, 1960). + Năm 1965 trong “Nam dược tính yếu lược” của Lương y Việt Cúc đã ghi lại Nhàu rừng và rễ Nhàu là hai trong số 208 vị thuốc nam. Còn trong “Gia y trị nghiệm” tác giả đã ghi rễ Nhàu có vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp. Trên thực tế, qua kinh nghiệm sử dụng riêng của tác giả, có thể dùng độc bộ hoặc dùng phối hợp với một số vị thuốc khác thì rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý: dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết. + Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu nổi tiếng về “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã xếp cây Nhàu vào những vị thuốc về huyết áp và có nhiều bài thuốc chữa bệnh hay về cây Nhàu. + Năm 1998, theo kết quả kiểm chứng của TS. Đỗ Quốc Việt và cộng sự cho thấy hai chất được phân lập từ rễ Nhàu là Damnacathal và Nordamnacathal có tác dụng gây độc ở cả 2 dòng tế bào ung thư: Dòng ung thư tế bào tiết sắc tố B16 và ung thư máu dòng L.1210. + Năm 2004, Nguyễn Ngọc Sương và cộng sự thuộc khoa hóa, Trường Đại học khoa học tự nhiên đã cô lập một acid triterpen từ cao alcol của rễ cây Nhàu, acid này được nhận danh là acid ursolic dựa trên các dữ liệu phổ nghiệm.
- 17 * Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng loài cây Nhàu + Năm 1980, Mai Trần Ngọc Tiếng và cộng sự đã thực hiện đề tài ” Kích thích tổ dâm cành – cơ chế tạo rễ bất định”. Theo tác giả sự tạo rễ bất định thường trải qua hai giai đoạn tạo rễ sơ khởi từ vài tế bào và giai đoạn kéo dài các rễ này [4]. + Võ Thị Bạch Mai (2004), trong nghiên cứu sự phát triển chồi và rễ đã đưa ra được chất NAA thường được sử dụng mang lại hiệu quả cao trong nuôi cấy in-vitro và in-vivo. Tác giả cũng cho biết kết quả thí nghiệm cho thấy chất NAAcho tỉ lệ ra rễ, trọng lượng và số rễ cao hơn các loại auxin khác ở cùng nồng độ [5]. + Năm 2009, Nguyễn Thị Ngọc Hương và Võ Thị Bạch Mai – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đã thực hiện đề tài ”tìm hiểu sự phát sinh hình thái rễ trong nuôi cấy in-vitro cây Nhàu”. Đề tài góp phần lớn trong công tác nhân giống và gây trồng loài cây này ở Việt Nam [6]. 1.2.4. Một số kinh nghiệm trong thu hái giống và gây trồng Nhàu là loài cây kết trái quanh năm nên phương pháp nhân giống chủ yếu vẫn là gieo hạt. Hiện nay, một số phương pháp khác như dâm hom, nuôi cấy mô,....cũng đã và đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, vì khoảng cách về địa lý và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp hữu tính ( bằng hạt) và bước đầu đánh giá kỹ thuật gây trồng loài cây Nhàu trên đất rừng. Sử dụng hạt để nhân giống cây trồng rừng là rất phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, dễ áp dụng, hệ số nhân giống cao. - Phương pháp thu hái và bảo quản hạt: Khi quả chín chuyển sang mầu trắng và bốc mùi, đây là thời điểm tốt nhất để thu hái. Lựa chọn những cây sinh trưởng tốt, cho nhiều quả, tiến hành thu quả chín ở từng địa điểm nghiên cứu khác nhau. Tùy theo từng loài cây, áp dụng các biện pháp bảo quản khác nhau. Đối với hạt Nhàu: Người ta tách
- 18 hạt ra khỏi thịt quả đem rửa sạch, chọn những hạt chắc mẩy (hạt chìm), để ráo nước rồi cất vào nơi khô ráo có thể đem gieo ngay hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp sau đó bảo quản trong túi giấy ở nhiệt độ phòng. Hạt sử dụng tốt nhất trong vòng một năm. - Phương pháp gây trồng: Vì vỏ hạt rất dầy nên trước khi gieo hạt cần phải được sử lý trước. Hạt không qua sử lý thì thời gian nẩy mầm có thể từ 6 – 12 tháng, còn hạt được cắt bỏ vỏ và khử trùng thì thời gian nẩy mầm khoảng 20 – 120 ngày. Hạt được ngâm trong nước nóng (3 sôi 2 lạnh) với thời gian 15-30 phút, sau đó gieo trong cát ẩm. Sau 37 ngày nảy nầm thì bứng cây cấy vào bầu. Thành phần ruột bầu gồm có: đất tầng mặt, phân chuồng hoai 10%, phân vi sinh 5%, phân NPK 5%. Bầu được xếp thành luống, trên có dàn che. Cây con 8 – 12 tuần tuổi là thời điểm rất dễ bị sâu bệnh tấn công nên thời gian này cây cần phải được chăm sóc cẩn thận. Mầm sau khi cấy vào bầu khoảng 10 -12 tháng có thể đem ra ngoài thực địa để trồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn