Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài cây Mạy bói (Bambusa burmanica Gamble) tại tỉnh Sơn La
lượt xem 5
download
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu đặc điểm phân bố và hình thái cây Mạy bói; Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài cây Mạy bói ở giai đoạn vườn ươm; Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh tre Mạy bói tại Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài cây Mạy bói (Bambusa burmanica Gamble) tại tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- ĐINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG LOÀI CÂY MẠY BÓI (Bambusa burmanica Gamble) TẠI TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM ĐỨC TUẤN Hà Nội, 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước tới nay và trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của nước ta vẫn đóng một vai trò hết sức quan trong trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tây Bắc là vùng bị chia cắt bởi các dông núi cao và chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu khắc nhiệt (gió nóng Tây - Nam). Người dân sinh sống trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc có trình độ dân trí không đồng đều, giao thông không thuân lợi, sản xuất của người dân mang tính tự cung tự cấp chủ yếu dựa vào các sản phẩm của thiên nhiên thông qua hái lượm. Mặt khác Tây Bắc có hàng nghìn loài thực vật sinh sống trong 216 loài tre của việt nam thì có tới 50 -60 loài tre có mặt phân bố ở Tây Bắc trong đó có hàng chục loài tre cho măng với chất lượng cao. Có loài được coi là đặc sản của vùng Tây Bắc như: Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc ….món măng đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc và là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Tre nứa tự nhiên đã cung cấp cho Tây Bắc hàng trăm nghìn tấn măng các loại mỗi năm nhưng do tập quán canh tác nên người dân chưa ý thức được việc gây trồng và các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất nên nguồn cung cấp măng cho thị trường chủ yếu là rừng tự nhiên và một số hộ gây trồng với diện tích nhỏ lẻ năng suất thấp, người dân chỉ khai thác nên nguồn tài nguyên ngày dần bị cạn kiệt. Ngày nay trước đòi hỏi ngày càng nhiều của xã hội về nguồn rau sạch (măng) là bài toán khó cho các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề tương tự như ở nước ta, trên thế giới nhiều nước đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài có năng suất cao để gây trồng tập trung thành các vùng nguyên liệu có năng suất và chất lượng cao, chu kỳ khai thác lâu dài và ổn định điển hình là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,…. Ở nước ta với diện tích và trữ lượng rừng tre trúc (kể cả rừng tự nhiên và trồng) như hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta. Để từng bước giải quyết
- 2 nhu cầu đó thì từng vùng, từng miền có những nghiên cứu đi sâu vào các loài cây thế mạnh của vùng. Cụ thể tại vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng có rất nhiều loài tre bản địa cho măng với chất lượng cao lại chưa có công trình nghiên cứu nào. Vấn đề đặt ra là khi phát triển các loài tre của vùng Sơn La thì công tác nhân giống và kỹ thuật gây trồng phải được hướng dẫn cụ thể cho người dân. Do vậy để làm cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng cây tre bản địa lấy măng tại địa phương thì đề tài "Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài cây Mạy bói (Bambusa burmanica Gamble) tại Sơn La" trở nên thiết thực đối với Sơn La.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu nước ngoài Tre trúc là nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng của nhiều nước trên thế giới. Các nước có phân bố tre trúc người dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời để tạo ra hàng trăm loại sản phẩm thiết thực phục vụ cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, giao thông vận tải… Một số loài tre trúc cho măng ăn ngon đã trở thành đối tượng cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị. Tất cả các sản phẩm tre trúc không còn bó hẹp trong phạm vi biên giới của một quốc gia mà đã xuất hiện trên thị trường quốc tế và được nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ ưa chuộng. Chính vì tầm quan trọng của tài nguyên tre trúc nên nhiều nước trên thế giới (Các nước có tre trúc và các nước sử dụng nhiều tre trúc) đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tre trúc. Nghiên cứu về tre trúc đã bắt đầu rất sớm từ thập niên 60 của thế kỷ 19 điển hình như: Munno (1868) có công trình " Nghiên cứu về tre trúc" được coi là nghiên cứu về tre trúc đầu tiên, trong đó đã khái quát được một cách tổng quan về họ phụ tre trúc, Gambe (1896) trong công trình "Các loài tre trúc" đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Malayxia và Inđônêxia. Trong giai đoạn này các nghiên cứu tập trung chủ yếu về phân loại và mô tả đặc điểm sinh thái. Cho tới thập niên 20 của thế kỷ 20 mới có nghiên cứu đi sâu vào ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của tre trúc như: Troup (1921) đã tóm tắt các phương pháp sử lý lâm học đối với tre trúc ở Ấn Độ được nêu trong "Phương pháp sử lý lâm học với cây rừng Ấn Độ", Sau 10 năm tập trung nghiên cứu (1960) công trình "Nghiên cứu sinh lý tre trúc" của Koichiro Ueda đã tiến hành thống kê số
- 4 măng bị thui hàng năm ở rừng Phyllostachys edulis chiếm 60 - 80% và ở rừng Phyllostachys reticulata chiếm 30 - 50% và đề cập đến vấn đề khai thác tận dụng măng, áp dụng biện pháp bón phân để tăng số lượng và kích thước của thân khí sinh trưởng thành, Công trình "Bamboo rediscovered" của Victo Cusack (1997) đã đề cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to nhưng phải bón đúng cách và hợp lý cho từng loài tre cụ thể, Tổ chức Plant Resources of South - East Asia (Prosea) xuất bản tập 7: Bamboos" đã tiến hành mô tả đặc điểm sinh thái, hình thái, phân bố, gây trồng và sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á. Do giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu về măng tre cao, mặt khác nhu cầu tiêu thụ măng tre trên thị trường quốc tế ngày càng tăng nên lĩnh vực nghiên cứu về tre lấy măng được nhiều nước quan tâm nhất là Trung Quốc, Thái Lan. Xiao Jianghua (1996) với "Cultivation & Utilization on Bamboos" đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh như: Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh… đây là những nhân tố quan trọng cần được quam tâm khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Zhou Fangchun (2000) với "Selected works of Bamboo research" đã nghiên cứu từ nhân giống đến canh tác, khai thác sử dụng tre trúc trong đó có nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đến quá trình phát sinh, phát triển măng của nhiều loài tre trúc khác nhau tại Trung Quốc làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh thúc đẩy sinh măng trái vụ. Yang Yuming và các cộng sự (2000) đã sử dụng các đặc tính sinh thái và năng suất để làm tiêu chí lựa chọn các loài tre trúc trong trồng rừng công nghiệp ở Trung quốc. Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) trong công trình" Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China" bằng các thí nghiệm với loài Dendrocalamus latiflorus và Dendrocalamus oldhamii cho
- 5 thấy phân bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn kích thích ra măng sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng cao hơn. Nhìn chung ở nước ngoài tre trúc được trồng với 3 mục đích chính là: 1 - Kinh doanh chuyên măng. 2 - Kinh doanh thân khí sinh. 3 - Kinh doanh cả măng lẫn thân khí sinh. Các loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Một số tác động gây ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng như: Bón phân, điều chỉnh mật độ khóm /ha, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi, khai thác măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ sâu bệnh hại cụ thể cho từng loài. Ngoài ra các yếu tố như: điều kiện khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài tre trúc. Tóm lại: Các kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, đặc biệt với các loài có quan hệ thân thuộc với các loài ở Việt Nam. 1.2 Nghiên cứu trong nước Tre trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ 2 sau gỗ có vị trí và vai trò to lớn trong đời sống xã hội và là nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng, kiến trúc và là nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp: như công nghiệp giấy sợi, công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, sản xuất than… Mặt khác Tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Chính vì vậy ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20 tài nguyên tre trúc của nước ta đã được quan tâm nghiên cứu, cụ thể là các nghiên cứu về phân loại tre trúc của Ban thực vật chí đã điều tra và phân loại phân họ tre trong lưu vực sông Lô, sông Gấm, sông Chẩy kết quả phân loại được 33 loài
- 6 thuộc 6 chi 2 thứ. Trong các năm tiếp theo nhiều tác giả đã nghiên cứu bổ sung về thành phần loài, đặc điểm sinh thái hình thái. Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) với đề tài "Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam" kết quả đã liệt kê được thành phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng gồm: Phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất. Theo nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) trong cuốn "Tre trúc Việt Nam" đã thống kê, phân loại định danh và mô tả được 216 loài tre trúc tại Việt Nam. Song song với các nghiên cứu về phân loại, các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tác động kỹ thuật đến năng suất và chất lượng măng cũng được tiến hành như: Nguyễn Ngọc Bình (1964) với công trình "Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng" và (2001) với "Đặc điểm đất trồng rừng Tre luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng tre luồng đến đất" cho biết: Luồng sinh trưởng tốt ở nơi đất chua pH (H2O) từ 4,8 - 5,9, pH(KCl) từ 4,2 - 5,0. Ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số có tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất có tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây Luồng. Cuốn "Kỹ thuật trồng tre trúc" của Hồng Minh đã giới thiệu sơ lược về kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam. Vương Tấn Nhị (1963) với "Kinh doanh khai thác rừng Nứa" đã nêu rõ đặc điểm sinh thái của cây Nứa như: Nhiệt độ thích hợp là từ 9 - 36oC, lượng mưa từ 1250 - 4000 mm và khuyến cáo để kinh doanh tốt rừng Nứa cần phải có phương pháp bồi dưỡng thích hợp. Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng Luồng Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy" của Lê Quang Liên (1990) đã đưa ra được mật độ và phương thức trồng
- 7 phù hợp cho cây Luồng ở vùng trung tâm. Trịnh Đức Trình (1990) với công trình nghiên cứu "Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu" đã cho thấy nếu quản lý và khai thác măng hợp lý có thể nâng hệ số đẻ măng lên 2 măng/1 cây mẹ. Ngô Quang Đê (1994) trong "Gây trồng tre trúc" đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng cho 3 loài là: Luồng, Mạy Sang và Vầu đắng bao gồm từ khâu ươm giống đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng. Năm 2000 Lê Quang Liên và công sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng" cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) và Gầy (Dendrocalamus sp.) trong đó khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì phải trồng thâm canh. Lê Quang Liên (2001) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu "Nhân giống Luồng bằng chiết cành" cho thấy công thức chiết tất cả cành (đã có và không có rễ khí) cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía ngoài có bao nilong giữ ẩm cho kết quả số cành ra rễ là 97,5% cao nhất trong 3 công thức thí nghiệm. Hứa Vĩnh Tùng (2001) trong "Khai thác đảm bảo tái sinh và sử dụng tre Lồ Ô cho nguyên liệu giấy" đã khảo nghiệm được 4 công thức cho thấy: Cường độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây măng. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) trong" Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng" đã giới thiệu kỹ thuật trồng loài Trúc sào và Vầu đắng về điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến. Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) trong" trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng" đã tuyển chọn được 3 loài tre nhập nội lấy măng là: Điềm trúc, Lục trúc và Tạp giao với 13,5 ha mô hình tại Phú Thọ và Thanh Hoá đề tài đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh như: Mật độ trồng, liều lượng bón phân, điều chỉnh cây mẹ đồng thời đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, khai thác măng và một
- 8 số biện pháp sơ chế bảo quản măng. Kết quả đề tài cho thấy: Điềm trúc có năng suất măng cao nhất, Lục trúc có năng suất măng thấp nhất, nên tập trung phát triển Điềm trúc vì năng suất và chất lượng măng cao. Nhìn chung những số liệu về nghiên cứu trồng tre ở nước ta còn ít, tản mạn mới chỉ tập trung ở một số ít loài có thể gây trồng ở vùng trung tâm. Những loài có giá trị cao như: Mạy lay, Mạy bói, Mạy hốc… có phân bố tại vùng cao Tây Bắc (Sơn La) lại chưa được nghiên cứu. Mặc dù vậy các nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên lý cơ bản cho gây trồng và phát triển rừng tre trúc trong đó có các yếu tố về đất trồng, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, biện pháp bón phân, điều chỉnh mật độ, phương thức trồng. Tre trúc nội địa lấy măng ít được nghiên cứu chỉ tập trung vào một số tre trúc nhập nội được khảo nghiệm tương tối kỹ, có nhiều mô hình thực nghiệm. Phần nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các biện pháp tăng năng suất: Điều chỉnh mật độ làm đất, bón phân, giữ ẩm, chăm sóc, khai thác với kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Những kết quả nghiên cứu trên sẽ được chọn lọc kế thừa và phát triển để áp dụng cho đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- 9 Chương 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được đặc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây Mạy bói tại Sơn La. - Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng Mạy bói thâm canh tại Sơn La . 2.2. Giới hạn nghiên cứu 2 .2.1 Đối tượng nghiên cứu Loài tre bản địa tại Sơn La có giá trị kinh tế cao : Mạy bói (Bambusa burmanica Gamble) . 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Trên địa bàn tỉnh Sơn la 2.3. Nội dung nghiên cứu. 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hình thái cây Mạy bói 2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài cây Mạy bói ở giai đoạn vườn ươm 2.3.3.Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh tre Mạy bói tại Sơn La. + Ảnh hưởng của biện pháp làm đất ( kích thước hố) + Ảnh hưởng của mật độ trồng. + Ảnh hưởng của liều lượng bón lót phân chuồng. + Ảnh hưởng của số lượng cây mẹ để lại trên khóm. + Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc. 2.3.4 Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật gây trồng thâm canh đối với loài Mạy bói tại Sơn La
- 10 2.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng quát của đề tài là phương pháp sinh thái thực nghiệm tuân theo logic trật tự là thông qua điều tra khảo sát phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu từ đó thiết lập các ô thí nghiệm ngoài thực địa, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, xây dựng mô hình thực nghiệm và đề xuất hướng dẫn kỹ thuật. Các bước tiến hành được sơ đồ hoá như sau: Đánh giá thực trạng về phân bố, sinh trưởng, gây trồng và sử dụng. Nghiên cứu về nhân giống. Xây dựng mô hình khảo Về nhu cầu ánh sáng, nghiệm ảnh hưởng của một lượng nước trong giai đoạn số biện pháp kỹ thuật tới vườn ươm sinh trưởng và phát triển của cây Mạy bói Tổng kết đánh giá và đề xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh cho loài tre Mạy bói lấy măng tại Sơn la. 2.4.1. Ngoại nghiệp 2.4.1.1. Kế thừa các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo khoa có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2.4.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và hình thái
- 11 + Điều tra đánh giá về hiện trạng phân bố và sinh trưởng của tre Mạy bói tại Sơn La. Chọn 5 huyện (thị) đại diện cho 10 huyện (thị) trong toàn tỉnh để điều tra về phân bố của cây Mạy bói. Trong 1 huyện nhóm nhiên cứu lựa chọn 2 xã đại diện và tại xã lựa chọn 2 bản có phân bố nhiều Mạy bói nhất để điều tra. Tại bản Tiến hành điều tra theo tuyến dọc 3 km theo đường liên bản, trên tuyến mở rộng 10 mét về 2 phía dọc tuyến điều tra. Số liệu thu thập gồm: Tổng số khóm/tuyến, tổng số cây/khóm, tổng số măng. Trên 1 khóm tiến hành đo Đường kính D05(cm), Hvn (m) cho 5 cây tuổi 1 và 7 cây tuổi >2 sau đánh giá sinh trưởng ở 3 cấp (tốt, trung bình, xấu). BIỂU ĐO ĐIẾM SINH TRƯỞNG VỀ CÂY MẠY BÓI Địa điểm: Bản Coóng Nọi - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La Số Kích thước của các cây mẫu Thời KL hiệu Tổng Tổng Tuổi 1 Tuổi >2 trở lên gian măng Ghi khóm, số cây số khai D05 D05 Hvn TB/ chú năm /khóm măng TT Hvn (m) TT thác (cm) (cm) (m) năm trồng măng Trên tuyến chọn 3 khóm, trong 1 khóm chọn 1 cây > tuổi 1, chọn 1 cây < tuổi 1 làm cây tiêu chuẩn để đo đếm hình thái. Số liệu thu thập: Lá: đo 45 lá cho 3 vị trí đầu, giữa và ngọn cây Chiều dài cuống lá, chiều dài lá, chiều rộng lá. Mo: đo 5 mo còn lại trên thân của cây < tuổi 1. Chiều rộng mo, chiều dài mo, chiều rộng tai mo, chiều dài tai mo. Lóng thân khí sinh: đo 4 lóng gốc, 4 lóng giữa và 4 lóng ngọn.
- 12 - Mô tả hình thái của tre trúc theo phương pháp mô tả của McClure. 2.4.1.3. Khảo sát thu thập thông tin cho loài tre bản địa về: Nhu cầu thị trường, thị hiếu và sở thích của người dân, tình hình gây trồng, Kiến thức bản địa về gây trồng thu hái chế biến…. ở Sơn La bằng: - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó sử dụng các công cụ: Phỏng vấn định hướng và bán định hướng. Trên toàn tỉnh lựa chọn 5 huyện, Quận để điều tra phỏng vấn. Sử dụng 400 phiếu phỏng vấn ( mỗi huyện 80 phiếu) cụ thể: + Thị trấn Ít Ong, xã Mường Bú - huyện Mường La. + Thị trấn Phù Yên, Thị tứ Gia Phù - huyện Phù Yên. + Thị trấn Hát Lót, xã Chiềng Mung, xã Cò Nòi, xã Chiềng Mai, xã Chiềng Ban - huyện Mai Sơn + Thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường - huyện Mộc Châu + Phường Chiềng sinh, Phường Quyết thắng, xã Hua La, xã Chiềng Ngần – thành phố Sơn La. Mẫu biểu phỏng vấn được lập sẵn với nhiều câu hỏi mở. (Chi tiết xem phần phụ biểu) 2.4.1.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái trong giai đoạn vườn ươm * Bố trí 5 công thức thí nghiệm với 3 lần lặp để xác định cường độ che sáng trong vườn ươm. - Công thức 1: Không che sáng. - Công thức 2: Che sáng 25%. - Công thức 3: Che sáng 50%. - Công thức 4: Che sáng 75%.
- 13 - Công thức 5: Che sáng 100%. Thu thập số liêu: - Số đốt ra nhánh, Số nhánh ra lá, số lá trên nhánh - Số chồi măng sinh ra từ đùi gà. - Sinh trưởng: Tốt, Trung bình, Xấu. * Bố trí 3 công thức thí nghiệm về chế độ tưới nước để xác định số lần trong từng thời gian cụ thể: - Công thức 1: 10 ngày đầu (2 ngày tưới 1 lần và dùng 3-5 lít/lần/m2). 30 ngày tiếp theo (4 ngày tưới 1 lần dùng 4-6 lít/lần/m2). 60 ngày cuối cùng (6 ngày tưới 1 lần dùng 6-8 lít/lần/m2). - Công thức 2: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 3-5 lít/lần/m2). 30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 4-6 lít/lần/m2). 60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 6-8 lít/lần/m2). - Công thức 3: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 2 lần và dùng 3-5 lít/lần/m2). 30 ngày tiếp theo (1 ngày tưới 1 lần dùng 4-6 lít/lần/m2). 60 ngày cuối cùng (2 ngày tưới 1 lần dùng 6-8 lít/lần/m2). * Bố trí 3 công thức thí nghiệm về chế độ tưới nước để xác định lượng nước tưới cho một lần tưới trong từng thời gian cụ thể: - Công thức 1: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 2 lít/lần/m2). 30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 4 lít/lần/m2). 60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 6 lít/lần/m2). - Công thức 2: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 4 lít/lần/m2). 30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 6 lít/lần/m2). 60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 8 lít/lần/m2). - Công thức 3: 10 ngày đầu (1 ngày tưới 1 lần và dùng 6 lít/lần/m2). 30 ngày tiếp theo (2 ngày tưới 1 lần dùng 8 lít/lần/m2). 60 ngày cuối cùng (3 ngày tưới 1 lần dùng 10 lít/lần/m2).
- 14 Thu thập số liêu: - Số đốt ra nhánh, số nhánh ra lá, tổng số lá - Số chồi măng sinh ra từ đùi gà. - Sinh trưởng: Tốt, trung bình, sấu. 2.4.1.5. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh tre bản địa bằng phương pháp kế thừa có chọn lọc các quy trình quy phạm hướng dẫn kỹ thuật trong các tài liệu như: Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc khai thác tre Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao lấy măng theo đề tài “ Trồng thử nghiệm thâm canh các tre nhập nội lấy măng”. Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP 14- 92 của Bộ lâm nghiệp). Quy trình tạm thời về khai thác tre nứa (QĐ số 54 – LN/QĐ ngày 20/01/1967). Quy phạm về trồng và khai thác Luồng số 04 TCN 21- 2000 của Bộ NN&PTNT. Quy phạm kỹ thuật trồng chăm sóc và khai thác măng tre Điềm trúc (QP 04 TCN 69 -2004 của Bộ NN&PTNT… kết hợp với kiến thức bản địa và chuyên gia tư vấn. - Nghiên cứu về nhân giống (Giâm hom) + Bố trí 4 công thức thí nghiêm để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích sinh trưởng IBA tới khả năng ra rễ của cây mạy bói. - Công thức 1: Nồng độ 0.5 % - Công thức 2: Nồng độ 1 % - Công thức 3: Nồng độ 1.5 % - Công thức 4: Đối chứng không dùng thuốc + Bố trí 3 công thức thí nghiêm để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích sinh trưởng NAA tới khả năng ra rễ của cây mạy bói. - Công thức 1: Nồng độ 0,5 % - Công thức 2: Nồng độ 1 % - Công thức 3: Nồng độ 1,5 %
- 15 Số liệu thu thập: - Số hom ra rễ, số rễ /hom, chiều dài trung bình rễ - Các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. + Nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp làm đất cục bộ (kích thước hố trồng) - Công thức 1: Đào hố với kích thước 40 x 40 x 50 cm - Công thức 2: Đào hố với kích thước 60 x 60 x 50 cm - Công thức 3: Đào hố với kích thước 80 x 80 x 50 cm + Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gây trồng . - Công thức 1: Mật độ 740 cây/ ha (4,5 x 3m) - Công thức 2: Mật độ 925 cây/ ha (3,5 x 3 m) - Công thức 3: Mật độ 1.111 cây/ ha (3 x 3 m) + Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức bón lót phân chuồng. - Công thức 1: Đối chứng (Không bón phân) - Công thức 2: Bón lót 10 kg/hố - Công thức 3: Bón lót 20kg/hố + Nghiên cứu ảnh hưởng của số cây mẹ trong khóm tới năng suất măng - Công thức 1 : Để lại toàn bộ cây mẹ - Công thức 2 : Để lại 7 cây mẹ (theo tỷ lệ cây mẹ 3 tuổi/ cây mẹ 2 tuổi/ cây mẹ 1 tuổi là 1/3/3) - Công thức 3 : để lại 9 cây mẹ (theo tỷ lệ cây mẹ 3 tuổi/ cây mẹ 2 tuổi/ cây mẹ 1 tuổi là 1/4/4) + Nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc (che tủ gốc) - Công thức 1: Không che tủ - Công thức 2: Che tủ gốc bằng đất mặt. - Công thức 3: Che tủ gốc bằng hỗn hợp trấu + mùn cưa.
- 16 Toàn bộ các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên. Các yếu tố không so sánh trong thí nghiệm là đồng nhất. Thu thập số liệu: + Tình hình sinh trưởng D00, Hvn (tốt, trung bình, xấu) + Năng suất măng (số lượng măng, trọng lượng măng) + Khoảng thời gian ra măng hàng năm, 2.4.2. Nội nghiệp Sử lý số liệu bằng thống kê toán học trong lâm nghiệp với sự trợ giúp của phần mền máy tính ứng dụng. Giá trị bình quân gia quyền. = (1.1) Trong đó: là giá trị bình quân gia quyền x1 giá trị đo thứ 1. x2 giá trị đo thứ 2. xn giá trị đo thứ n. n tổng số lần đo. §Ó xem xÐt ¶nh h-ëng cña c¸c nh©n tè nghiªn cøu ®Õn sinh trưởng và kh¶ n¨ng sinh m¨ng của loài tre bản địa tại Sơn La ®Ò tµi sö dông ph-¬ng ph¸p ph©n tÝch ph-¬ng sai mét nh©n tè ®Ó so s¸nh sù sai kh¸c gi÷a c¸c c«ng thøc thÝ nghiÖm. C«ng cô ®Ó xö lý sè liÖu lµ phÇn mÒm SPSS ch¹y trªn Windows. C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu ®-îc gi¶i thÝch nh- sau:
- 17 B¶ng 1 - Ph©n tÝch ph-¬ng sai 1 nh©n tè Tæng biÕn BËc tù Ph-¬ng Nguån biÕn ®éng F Sig ®éng do sai BiÕn ®éng do nh©n tè A VA a-1 Sa2 Sa2 BiÕn ®éng ngÉu nhiªn VN n-a SN2 S N2 BiÕn ®éng chung VT n-1 Sx2 Ng-êi ta gi¶ thiÕt r»ng c¸c ®¹i l-îng quan s¸t tu©n theo luËt chuÈn vµ c¸c ph-¬ng sai b»ng nhau. §Ó ph©n tÝch ph-¬ng sai cña c¸c thÝ nghiÖm cÇn tÝnh to¸n: BiÕn ®éng toµn bé: a ni VT ( X ij X )2 (1.2) i 1 j 1 C«ng thøc (4.1) trªn cã thÓ viÕt: a ni VT X ij2 C (1.3) i 1 j 1 a ni Víi C ( X ij )2 / n (1.4) i 1 j 1 BiÕn ®éng do nh©n tè A g©y nªn: a VA ni. X i2 C (1.5) i 1 BiÕn ®éng thÝ nghiÖm: a ni a Vn VT Va X ij2 ni .X i2 (1.6) i 1 j 1 i 1 Trong ®ã: VA: BiÕn ®éng do nh©n tè A g©y nªn VN: BiÕn ®éng ngÉu nhiªn VT: BiÕn ®éng chung
- 18 Xij: §¹i l-îng quan s¸t n: Dung l-îng mÉu §Æt gi¶ thuyÕt HA lµ gi¶ thuyÕt vÒ sù b»ng nhau cña c¸c trung b×nh tæng thÓ cña c¸c nh©n tè A. Còng cã nghÜa lµ c¸c trung b×nh mÉu X 1, X2,...Xn lµ thuÇn nhÊt. Nãi c¸ch kh¸c HA lµ gi¶ thuyÕt nh©n tè A cã ¶nh h-ëng ®ång ®Òu ®Õn kÕt qu¶ thÝ nghiÖm. NÕu c¸c trÞ sè quan s¸t tu©n theo luËt chuÈn víi c¸c ph-¬ng sai b»ng nhau th× gi¶ thuyÕt HA ®-îc kiÓm tra b»ng tiªu chuÈn F víi k1=a-1 vµ k2 = n-a bËc tù do. Trong tr-êng hîp FA > F05 th× gi¶ thuyÕt HA bÞ b¸c bá, nghÜa lµ nh©n tè A ®· t¸c ®éng kh¸c nhau lªn kÕt qu¶ thÝ nghiÖm, hay c¸c sè trung b×nh mÉu lµ kh«ng thuÇn nhÊt.
- 19 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 3.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Sơn La là tỉnh thuộc miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý: Từ 20o39' đến 20002’vĩ độ Bắc. Từ 103o11' đến 105o02' kinh độ Đông - Ranh giới hành chính + Phía Bắc giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. + Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình. + Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. + Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Sơn La có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, chiếm 4,27% diện tích của cả nước, là tỉnh đứng thứ 3 về quy mô trong số 64 tỉnh thành toàn quốc. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính là: Thị xã Sơn La và các huyện: Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai. Sơn La là cầu nối Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc. Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, đã tạo cho tỉnh những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội với các tỉnh trong vùng và giao lưu quốc tế. Rừng Sơn La có ý nghĩa quan trọng với vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như với chiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới. Tuy nhiên là tỉnh vùng cao, địa hình hiểm trở, đã gây ra những hạn chế không nhỏ trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế-xã hội của tỉnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn