intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Xác định các loài sâu bệnh hại cây cảnh hiện có; xác định đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài sâu bệnh; xác định tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của từng loài sâu bệnh hại; xác định những loài thiên địch của sâu bệnh hại cây cảnh trên địa bàn; đề xuất các biện pháp phòng trừ theo hướng IPM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội

  1. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động viên của gia đình người thân đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trở ngại để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Trần Văn Mão đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban giám hiệu Nhà Trường, khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, các thầy cô giáo hợp tác giảng dạy tại khoa Sau đại học và các thầy cô trong Trung tâm thí nghiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Tư vấn và Thông tin lâm nghiệp, các anh chị em cùng trung tâm đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi để tôi hoàn thành khoá học này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời gan, nhân lực và những khó khăn khách quan nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là hoàn toàn có thực, được thu thập trong quá trình điều tra và luận văn này chưa từng được công bố. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thành Chung
  2. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 1.1. Khái niệm nghệ thuật cây cảnh .......................................................... 4 1.2. Lược sử nghiên cứu và phát triển nghệ thuật cây cảnh ở nước ngoài.............................................................................................................. 4 1.2.1. Lược sử phát triển nghệ thuật cây cảnh Trung Hoa ................... 4 1.2.2.Lược sử phát triển cây cảnh ở Nhật Bản....................................... 9 1.2.3. Lược sử phát triển nghệ thuật cây cảnh các nước phương tây . 11 1.2.4. Lược sử phát triển nghệ thuật cây cảnh Việt Nam .................... 11 1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu bệnh hại cây cảnh ............................. 14 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 18 2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 18 2.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 18 2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 18 2.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 19 2.5.1. Phương pháp kế thừa................................................................... 19 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 19 2.5.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ........................................... 19 2.5.4. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................... 27
  3. iii Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 28 3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 28 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 28 3.1.2. Khí hậu – thuỷ văn ....................................................................... 28 3.1.3. Địa hình ........................................................................................ 30 3.1.4.Đất đai ............................................................................................ 31 3.1.5. Thảm thực vật............................................................................... 31 3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội ................................................. 31 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 4.1. Các loài cây cảnh hiện có tại khu vực nghiên cứu .......................... 33 4.2. Các loài sâu bệnh hại tại khu vực nghiên cứu ................................. 36 4.3. Tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của sâu, bệnh hại cây cảnh tại khu vực nghiên cứu ................................................................................... 39 4.3.1. Tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của sâu hại cây cảnh tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 39 4.3.2. Tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của bệnh hại cây cảnh tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 40 4.3.3. Xác định các loài sâu bệnh hại chính ......................................... 43 4.4. Một số loài sâu hại chủ yếu: ............................................................. 43 4.4.1. Ve sáp ngài trắng hại Ngọc lan ................................................... 43 4.4.2. Tằm trắng xám hại Đa, Si............................................................ 44 4.4.3. Bọ trĩ ống hại Đa, Si .................................................................... 45 4.4.4. Sâu hại Đa, Si .............................................................................. 46 4.4.5. Sâu hại Long não ........................................................................ 47 4.4.6. Sâu cuốn lá Dâm bụt.................................................................... 48 4.4.7. Ong ăn lá Long não ..................................................................... 48
  4. iv 4.4.8. Rệp sáp mềm nâu hại Vạn tuế ..................................................... 49 4.4.9. Rệp sáp hại Hoa hồng .................................................................. 50 4.4.10. Rận phấn gai đen ....................................................................... 51 4.4.11. Bọ trĩ ........................................................................................... 52 4.4.12. Ngài đốm đỏ hại Đa, Si .............................................................. 53 4.5. Một số bệnh hại chủ yếu .................................................................... 54 4.5.1. Bệnh phấn trắng Liễu .................................................................. 54 4.5.2. Bệnh phấn trắng cây Móng bò .................................................... 54 4.5.3. Bệnh phấn trắng Tử vi ................................................................. 55 4.5.4. Bệnh gỉ sắt Tếch ........................................................................... 55 4.5.5. Bệnh gỉ sắt cây Hoa hồng ............................................................ 57 4.5.6. Bệnh đốm nâu và thủng lá Lộc vừng .......................................... 57 4.5.7. Bệnh đốm than Long não, Xà cừ ................................................ 58 4.5.8. Bệnh khô lá Trắc bách, Cau cảnh .............................................. 59 4.5.9. Bệnh thảm nhung cây Long não ................................................. 59 4.5.10. Bệnh đốm lá Vạn tuế................................................................ 60 4.5.11. Bệnh thủng lá Đào ..................................................................... 61 4.5.12. Bệnh rụng lá Thông ................................................................... 63 4.5.13. Bệnh khô đỏ lá Thông................................................................ 64 4.6. Một số loài thiên địch sâu bệnh hại cây cảnh đã điều tra được..... 66 5. Phòng trừ tổng hợp đối với sâu bệnh hại cây cảnh trên quan điểm kinh tế, sinh thái và môi trường............................................................... 66 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Điều tra sâu ăn lá 20 2.2 Quy định thống kê diện tích bị hại một số loài sâu ăn lá 20 2.3 Thống kê điều tra sâu hại cành 21 2.4 Điều tra sâu cành ngọn trên cây tiêu chuẩn 21 2.5 Điều tra sâu cành ngọn trên cành tiêu chuẩn 21 2.6 Phân cấp bị hại sâu hại cành 21 2.7 Điều tra sâu đục thân 22 2.8 Điều tra mức độ bị hại của sâu đục thân 22 2.9 Quy định về diện tích bị hại sâu đục thân 22 2.10 Điều tra sâu dưới đất ở vườn ươm 22 2.11 Điều tra sâu hại quả hạt theo phân tầng tán cây 23 2.12 Điều tra sâu hại quả hạt 23 2.13 Ghi chép điều tra sơ bộ 23 2.14 Tiêu chuẩn phân cấp bệnh hại lá, quả, cành 24 2.15 Tiêu chuẩn phân cấp bệnh hại thân 24 2.16 Thống kê tình hình bệnh rơm lá thông 24 2.17 Thống kê số lá bị bệnh theo cấp lá bị bệnh 24 2.18 Chỉ số tổn thất và chỉ tiêu phòng trừ 24 2.19 Danh lục các loài bệnh cây 25 Đặc điểm cơ bản khí hậu khu vực trường Đại học Lâm 3.1 29 nghiệp 4.1 Các loài cây cảnh hiện có tại trường Đại học lâm nghiệp 33 4.2 Các loài sâu bệnh hiện có tại trường Đại học Lâm nghiệp 36
  6. vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Sơ đồ khí hậu khu vực nghiên cứu (theo Gaussen – Walter) 30 4.1 Tỷ lệ sâu bệnh trên cây cảnh trường Đại học Lâm nghiệp 39 4.2 Tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại cây Tếch và cây Cau cảnh 42
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cảnh chiếm vị trí quan trọng trong quá trình làm đẹp khu xây dựng thành phố, khu dân cư mới, nhất là lục hóa thị trấn và cũng là biện pháp cho nông dân làm giàu. Cây cảnh (omamental plants) là những cây dùng để thưởng thức về màu sắc, mùi vị, tạo bóng mát, cải tạo cảnh quan môi trường thích nghi với điều kiện sinh trưởng phát triển của từng vùng sinh thái và có giá trị thẩm mỹ và thực dụng. Cây cảnh được chia ra các nhóm sau: 1. Nhóm cây thân gỗ: che bóng và thưởng thức như các loài Bàng, Bằng Lăng, Đa, Sanh, Si, Sung, Gáo, Dâu da xoan, Bông gòn (gạo), Me, Ngọc lan, Nhạc ngựa, Phượng vĩ, Sao, Ruối, Đại, Đào, Mai tứ quý, Mai vàng, Móng bò tím, Muồng hoa vàng... 2. Nhóm cây thân thẳng như các loài cây Cau, Cau vàng, Cau bụng, Cau lùn, Rẻ quạt, Thiên tuế (vạn tuế), Trúc đùi gà, Tre vàng sọc... 3. Nhóm cây bụi: như Bạch phụ tử, Bống bồng, Cẩm thạch, Chuỗi ngọc, Dành dành, Đinh lăng, Đơn đỏ, Hồng mai, Kiến cò, Nhài (lài), Liễu tường, Thạch lựu, Phấn mai hồng, Trạng nguyên... 4. Nhóm cây thân leo: như Bìm bìm, Chanh leo và Vạn niên thanh. 5. Cây thân cỏ: như Ấm kiếm, Bách nhật, Bạch trinh, Bâng khuâng, Bóng nước, Cẩm chướng, Chuối hoa, Cúc chuồn, Cúc đồng tiền, Cúc mốc, Dừa cạn, Dương xỉ... 6. Cây thủy sinh như Sen, Súng Về ý nghĩa kinh tế, theo điều tra của các công ty cây cảnh, những vùng trồng hoa cây cảnh có thu nhập cao hơn các vùng khác. Về mặt sinh thái phải nói rằng cây cảnh bon sai mang lại cho con người một cảm giác sảng khoái từ màu sắc, mùi vị đa dạng. Nhiều địa phương thành
  8. 2 lập hội sinh vật cảnh và hiệp hội sinh vật cảnh đều có những nhận xét về sự phát triển mạnh mẽ về cây cảnh, khi nền kinh tế và văn hóa đang ngày càng tiến bộ. Cây cảnh mang lại cho con người không chỉ về cảm giác mà điều quan trọng là tăng lượng cây xanh khử chất độc trong không khí tại vườn nhà. Về mặt xã hội, cây cảnh, có nhiều tác dụng đối với xã hội, khi tặng một bông hoa, một bó hoa trong các ngày lễ tết gây cho ta một cảm giác trang nghiêm, vui vẻ, hữu tình, hạnh phúc, thân hữu trong cuộc sống. Hoa cây cảnh còn dùng để giao lưu, đoán mệnh, đón tiễn khách, chúc thọ, chúc sức khoẻ...Dùng hoa còn để làm Quốc hoa cho nhiều nước trên thế giới. Cho nên cây cảnh có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như chưa có giống tốt, thiếu phương tiện, sản xuất tản mạn, đầu tư thấp, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu nguồn nhân lực chuyên môn, khí hậu thời tiết thay đổi nhiều...nên nghề trồng cây cảnh chưa phát triển đáp ứng nhu cầu về kinh tế. Trong đó sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân đáng kể. Sâu bệnh hại cây cảnh là một loại tác hại tự nhiên khá phổ biến, cây trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển từ lúc cây con đến khi lớn đều bị xâm nhiễm của các sinh vật và phi sinh vật. Chúng không chỉ ức chế sinh trưởng làm giảm chất lượng và sản lượng của cây mà còn có thể làm cho cây chết, gây ra tổn thất cho nền kinh tế thậm chí còn phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Trong quá trình chăm sóc cây cảnh do thiếu những hiểu biết về sâu bệnh hại hoặc do sự nhầm lẫn trong phòng trừ sâu bệnh đã gây ra những tổn thất kinh tế nghiêm trọng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại vẫn còn lạc hậu so với yêu cầu hiện đại hoá đất nước. Cây cảnh trường đại học Lâm nghiệp ngoài các giá trị về kinh tế, sinh thái xã hội, nó còn có một giá trị rất to lớn khác đó là giá trị giáo dục và nghiên cứu khoa học. Phòng trừ sâu bệnh hại cây cảnh là một trong những
  9. 3 lĩnh vực mới, đã và đang được quan tâm nhằm làm tăng giá trị cảnh quan của trường, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên của trường. Góp phần làm tăng sự hiểu biết về sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây cảnh trong thế kỷ mới, việc nghiên cứu tìm ra các loài sâu, bệnh hại cây cảnh để có biện pháp phòng trừ thích hợp là rất cần thiết. Đặc biệt là trường Lâm nghiệp, ngoài việc làm tăng giá trị cảnh quan của trường, thì giá trị về mặt giáo dục và nghiên cứu khoa học mới thực sự có ý nghĩa lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất và nghiên cứu khoa học, chúng tôi thực hiện đề tài:" Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu bệnh hại cây cảnh làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp tại trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội"
  10. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm nghệ thuật cây cảnh Nghệ thuật cây cảnh là một môn khoa học rất tổng hợp, gắn kết rất chặt chẽ giữa khoa khọc kỹ thuật và văn học nghệ thuật. Khi nói “nghệ thuật cây cảnh” là muốn nhấn mạnh đến khía cạnh nghệ thuật, nhưng cũng không thể xem nhẹ khía cạnh kỹ thuật. Bởi vì, nếu một tác phẩm cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao, nhưng trong quá trình duy trì chăm sóc nếu không am hiểu về kỹ thuật trồng cây thì cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc thậm chí cây còn bị chết. Cây chết thì tác phẩm cũng không còn. Ngược lại, nếu tác phẩm tạo ra mà không có hoặc ít có giá trị về nghệ thuật, thì cũng chỉ là việc trồng cây bình thường. Nghệ thuật cây cảnh ngoài việc biểu hiện cây xanh với giáng vẻ tự nhiên của cây, còn diễn tả tư tưởng, tình cảm và trình độ thẩm mỹ của tác giả, nó có ý thơ, nét họa, phản ánh đặc trưng của xã hội. Nghệ thuật cây cảnh chú trọng đến cái đẹp trong sự sáng tạo nghệ thuật. Việc trồng cây là cơ sở cho nghệ thuật chậu cảnh, là giai đoạn đầu, còn giai đoạn sau là giai đoạn của sự phát triển cái đẹp nghệ thuật. 1.2. Lược sử nghiên cứu và phát triển nghệ thuật cây cảnh ở nước ngoài 1.2.1. Lược sử phát triển nghệ thuật cây cảnh Trung Hoa Trung Hoa là cái nôi của nghệ thuật cây cảnh thế giới và được truyền bá sang Nhật Bản từ đời nhà Đường. Nghệ thuật cây cảnh sản sinh không phải là ngẫu nhiên mà nó gắn liền với sự phát triển của văn học cổ đại, hội họa và nghệ thuật vườn - công viên. Ngay từ thế kỷ thứ V Trung Hoa đã có sách sơn thủy, văn học sơn thủy xuất hiện sớn hơn sách sơn thủy, chúng là cơ sở thai nghén và sản sinh ra nghệ thuật cây cảnh. Ngoài các tư tưởng triết học cổ của Trung Hoa như thuyết tự nhiên luân hồi của Lão Tử, thuyết tự tu dưỡng của
  11. 5 Khổng tử cũng không tách rời sự ra đời và phát triển của nghệ thuật cây cảnh Trung Hoa. Người Trung Hoa phân biệt rất rõ chậu cảnh (bồn cảnh) và bồn tài (bonsai). Bonsai (Penzai) trong tiếng Nhật, Hán Việt có nghĩa là “cây con trồng trong chậu” là loại cây nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu. Theo một số chuyên gia nghiên cứu về cây cảnh nghệ thuật bonsai của Nhật Bản chính là bắt nguồn tử nghệ thuật penjing (Bồn cảnh) của Trung Quốc. Penjing là nghệ thuật sáng tạo cảnh vật thu nhỏ trong bồn chứa của Trung Hoa. Từ penjing gồm hai ký tự “pen” nghĩa là “chậu” hay “vật chứa”, và “jing” nghĩa là “cảnh quan”. Một nghệ nhân có thể sử dụng nguyên liệu là cây và đá tự nhiên để miêu tả sinh động cảnh núi non thôn dã với suối chảy róc rách, hoặc cảnh non nước với rừng rậm nhiệt đới. Đôi khi chỉ một cảnh vật đơn giản hơn nhiều cũng có thể thể hiện được toàn bộ chủ đề của tác phẩm. Penjing và bonsai là hai kiểu nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau. Penjing cổ xưa hơn, được coi là bắt nguồn của bonsai là “một cây trong chậu” và bởi vậy bonsai được định nghĩa đẹp hơn penjing là “cảnh vật trong chậu chứa”. Rất nhiều cảnh đẹp, tinh tế được làm ra bởi các nghệ nhân Trung Quốc rõ ràng không tuân theo những quy tắc của Nghệ thuật bonsai. Penjing có thể được tìm thấy nhiều biến thể, người Trung Hoa công nhận 3 trường phái đặc trưng: Cây (Shumu Penjing); cảnh (Shumu Penjing); nước và đất (Shumu Penjing). Penjing (bồn cảnh) là loại hình nghệ thuật có lịch sử trên một ngàn năm. Theo những ghi chép lịch sử sớm nhất, một tác phẩm gồm cây và đá trong một bồn chứa được bài chí nghệ thuật có niên đại từ thời nhà Đường (618-907). Tới thời Đại Tống (960-1279), người Trung Hoa đã trải nghiệm môn nghệ thuật này ở một cấp độ cao hơn. Nghệ nhân làm bồn cảnh (penjing) lấy cảm hứng không chỉ từ thiên nhiên mà từ thơ ca miêu tả thiên nhiên và
  12. 6 tranh phong cảnh sơn thủy. Tranh phong cảnh sơn thủy đạt tới đỉnh điểm cao trong triều đại Tống (960-1279), nghệ nhân bồn cảnh nhờ vậy phát triển mạnh mẽ. Trong những năm đầu của vương triều nhà Thanh (1644-1911), môn nghệ thuật này đã trở nên phổ biến, những tài liệu hưỡng dẫn đầu tiên đã xuất hiện. Ngày càng được nhiều người biết đến, penjing mang tính thương mại, dân gian,… và phát triển ngày càng tinh tế hơn để trở thành một trường phái nghệ thuật. Thêm vào đó penjing được tinh lọc về mặt thẩm mĩ, người ta có thể tìm thấy những cây được tạo dáng bởi đại diện của các trường phái mang tính khu vực, nơi những thân cây được uốn để biểu đạt hình tượng những con rồng hoặc những tán lá tre, miêu tả những lớp mây, hay những cây được tạo hình giống với những nét đặc điểm ngẫu nhiên nào đó. Các biến chế của penjing là bất tận. Trong truyền thống Trung Hoa, penjing là nghệ thuật của giới học giả cũng như là nhà thơ, nghệ thuật viết chữ đẹp, hội họa và nghệ thuật sân vườn. Trong những năm sau này của triều Thanh (1644-1911), thế kỷ 19, ách ngoại sâm đã dẫn tới thời kì suy tàn của penjing, chiều hướng ngày càng trầm trọng trong suốt những năm chiếm đóng và đô hộ của nước ngoài, chiến tranh, nội chiến, cách mạng mà Trung Hoa đã trải qua suốt thế kỉ 20. Những bộ sưu tập cổ đã bị thất lạc, những nghệ nhân đã phải đấu tranh để tồn tại và để vượt qua bằng chính kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc của họ. Chỉ trong thời gian 20 năm sau đó, điều kiện ở Trung Hoa mới cho phép bắt đầu thời kì phục hưng môn nghệ thuật cổ sưa này. Ngày nay, số lượng những người đam mê và sưu tầm ngày càng nhiều, họ khám phá bản ngã của mình trong nghệ thuật penjing. Có giả định rằng, nghệ thuật sáng tạo cây thu nhỏ đã du nhập vào nước Nhật khoảng thế kỉ thứ 13. Thời gian chính xác thì không được biết đến. Trong thế kỉ thứ 6 và thứ 7, Nhật Bản gửi phát viên (công sứ) đến Trung Hoa để nghiên cứu về nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, văn chương cũng như hệ thống pháp luật của Trung Hoa. Nhập khẩu văn hóa và nghệ thuật Trung Hoa
  13. 7 đã sảy ra trong suốt thời đại Nam Tống (11271279). Chan, một hình thức của đạo phật với giáo huấn có nguồn gốc Ấn Độ kết hợp với Đạo Lão, một đạo gốc Trung Hoa, đã du nhập với Nhật Bản trong thời gian này dưới tên (Zen). Sự chuyển giao văn hóa lớn bắt đầu vào những năm 1200, những nghệ sỹ Nhật Bản tiếp tục tìm sự định hướng, triết lý, tự do “mượn” ý tưởng, chủ đề (cảm hứng), cũng như kiến thức về kĩ thuật và nghệ thuật làm vườn ở Trung Hoa. Mục đích của các nghệ nhân penjing không chỉ tái hiện lại cảnh thiên nhiên trong một bồn chứa mà còn nắm bắt được cái tinh túy và cái hồn của nó. Giống như một bức tranh phong cảnh sơn thủy Trung Quốc, penjing nghiên cứu trong sự tương phản. Trên góc độ triết học, sự biểu hiện của các mặt đối lập là bằng chứng của khả năng khái niệm vũ trụ (vạn vật) như đang được chi phối bởi 2 cực nguồn năng lượng vũ trụ là nguồn năng lượng lạnh (âm) và nguồn năng lượng nóng (dương). Trên phương diện nghệ thuật, sự tương phản tạo nên sự nhịp nhàng (hài hòa) và trạng thái căng đột ngột, cái mà sau đó được giải quyết trong sự cân bằng động, một trạng thái thăng bằng hài hòa tinh tế. Đạt tới sự hài hòa trong cấu trúc tổng thể là quan trọng, đặc biệt trong tác phẩm được cấu tạo bởi đa dạng các thành phần như “nước – đất” với các yếu tố như cây, đá, rêu, thảm cỏ và nước, tất cả đều cần thiết phải hài hòa với các yếu tố khác và góp phần vào việc thiết kế một kiểu dáng đầy ý nghĩa. Thêm vào đó, quyết định việc bài trí trên một bồn chứa và xác định nơi đặt tác phẩm, các nghệ nhân sẽ quan tâm đến chủng loại cây, số lượng cây được dùng, kích thước của chúng, xu hướng thân và mật độ tán. Họ sẽ chọn đá theo kích thước, màu sắc, hình dáng, chi tiết bề mặt của nó và phù hợp với cây. Cuối cùng mọi yếu tố trong thiết kế đều cần phải liên quan tới các yếu tố khác để toàn bộ cảnh hiện ra như một tổng thể thống nhất, một tác phẩm hoàn thiện. Một tác phẩm penjing nổi tiếng không chỉ có đẹp mà phải trông hoàn toàn
  14. 8 tự nhiên. Nó được nhìn như là bản thân tự nhiên đã sáng tạo ra nó – giống như một phần kì diệu của tự nhiên. Bonsai và penjing có thể quan sát trong sự suy tưởng. Bản thân việc sáng tạo ra bonsai hay penjing mang tính trầm tư, một bài tập mang tính tư duy – một dạng thực hành của thiền. Những cây cỏ và phong cảnh thu nhỏ được xem là ca ngợi tự nhiên và năng lượng sẽ được mở rộng bởi môi trường tự nhiên nguyên sơ. Sáng tạo và chăm sóc bonsai, penjing sẽ khiến bạn gần gũi với thiên nhiên hơn, cho phép bạn cảm nghiệm nó theo nhiều cách trực tiếp và riêng biệt. Để biểu hiện sâu sắc về bonsai, penjing, việc thực hành sáng tạo cây và phong cảnh thu nhỏ cần được cảm nhận dưới góc độ của hai trường phái triết học lớn Trung Hoa là Đạo Lão và Thiền – Phật giáo. Đạo Lão đã dung những ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật Viễn Đông trên 2000 năm. Đó là cách tư duy sống mà có thể đạt được sự tự do về thể xác và tâm hồn. Mục đích của Đạo Lão nêu rõ nguồn gốc đích thực bằng việc vứt bỏ những công thức tư duy và thái độ mang tính quy ước cứng nhắc. Nó cho thấy rằng bằng việc theo học ngoại cảnh và đưa ra ý nghĩa của chúng ta một cách tự nhiên, năng lượng sáng tạo to lớn có thể được khơi mở. Việc tác động vào nhịp điệu của tự nhiên và am hiểu về sự bị tác động qua lại của mọi thứ xung quanh ta là thành phần chủ yếu của giáo huấn Đạo Lão. Phật giáo Thiền tiến triển như một thánh mới của đạo phật mang những đặc điểm Trung Hoa độc đáo. Sau khi những nhà tu Ấn Độ đã truyền bá giáo huấn của Đức Phật vào Trung Hoa khoảng 2000 năm trước đây, kinh kệ đã được biên dịch bởi những nhà hành nghề truyền giáo Đạo Lão ở Trung Hoa. Điều này đã dẫn đến một kiểu bị động hóa cao của Phật Giáo, cái mà vẫn giữ được rất nhiều yếu tố của Đạo Lão. Ngồi thiền theo phong cách Trung Hoa (“zou chan”theo tiếng Trung Quốc, và “za zen” theo tiếng Nhật) không nhằm mục đích tìm kiếm để mang tư tưởng đặt dưới
  15. 9 sự kiểm soát cứng nhắc như ở Phật giáo Ấn Độ truyền thống, nhưng thay vào đó là để giải phóng, khuyến khích luồng tư tưởng không bị trở ngại, tốt đẹp thực sự và tự nhiên. Chan đã phổ biến ở các nước phương Tây với tên tiếng Nhật là Zen, dạy rằng tư tưởng giác ngộ có thể tìm thấy sự sáng tỏ ở mọi nơi, tại mọi thời điểm, dưới hình thức “sự lĩnh hội đột xuất”. Và vì vậy, một nghệ nhân bonsai hay penjing, làm việc với các nguyên liệu tự nhiên và sự tập trung tại mọi thời điểm, có thể đến với sự hiểu biết bất ngờ, nguồn cảm hứng và hướng giải quyết. Đây là quá trình sáng tạo. Nó thường tìm đến với các nghệ nhân một cách lặng lẽ được tạo nên bởi sự suy ngẫm một cách tích cực. Sắp xếp cây và bài trí đá, nghệ nhân ấy đột nhiên khám phá ra một vài thứ mới, không dự định trước – một tác phẩm được thổi hồn một cách tự nhiên, hài hòa, cân đối, đưa đến một vẻ đẹp tuyệt vời, biểu hiện vũ trụ và chân lí vĩnh cửu bằng phương pháp dường như ít tốn công hơn. 1.2.2.Lược sử phát triển cây cảnh ở Nhật Bản Ban đầu, Bonsai là thú vui tao nhã của các gia đình quý tộc, nhưng đến nay Bonsai đã trở thành nét văn hóa thường ngày tại mỗi gia đình Nhật Bản. Lịch sử Bonsai được lưu truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thời nhà Đường (thế kỉ thứ 7) cho tới Edo và Minh trị (từ thế kỉ 16 cho đến thế kỉ 19), trong vòng 3000 năm, Bonsai dần phát triển và trở thành nghệ thuật cây cảnh, thú vui tao nhã của các gia đình quý tộc Nhật Bản. Do việc trồng cây và chăm sóc Bonsai rất vất vả nên có một thời kì dài, đặc biệt trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, thú chơi cây cảnh Bonsai bị thu hẹp, tạo ra hiệp hội những người Nhật cao tuổi thích chơi cây cảnh. Từ những năm 1980, vẻ đẹp của Bonsai lại sống dậy và lan khắp từ Hockaido – miền cực Bắc đến Kyu-syu – miền Nam Nhật Bản. Tất cả các tầng lớp từ trẻ đến già đều đua nhau trồng Bonsai. Hình ảnh Bonsai đã trở thành nét văn hóa thường ngày tại mỗi gia đình Nhật Bản người ta trang trí
  16. 10 Bonsai trước cửa ra vào hay đặt trang trọng Bonsai trên chiếu Tatami trong phòng truyền thống. Họ cho rằng ở đâu có hình ảnh Bonsai thì ở đó có linh hồn của thiên nhiên. Vào thời điểm xuân tới, người Nhật Bản có thú vui ghé thăm những vườn cảnh Bonsai để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên qua bàn tay của các nghệ nhân. Có khi Bonsai là cây thông lớn cao hàng chục mét sau nhiều năm được nghệ nhân cắt tỉa tạo nên hình dáng đầy uy lực. Có khi Bonsai trưởng thành từ cây con, qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, người xem hình dung đó là cây cổ thụ nhỏ xíu vươn cao tỏa bóng rồi uốn nghiêng như hang thông bị gió biển thổi dạt. Bonsai trong tiếng Nhật có nghĩa là thu nhỏ thế giới cỏ cây, một bộ môn nghệ thuật tạo ra bức tranh nhỏ thiên nhiên đến điêu luyện. Yếu tố quan trọng để làm lên vẻ đẹp của Bonsai là tìm được nét nổi bật của từng loại cây. Nghệ nhân trồng Bonsai có thể bắt đầu từ một cây khoảng 20 năm tuổi sau đó phải mất 10 năm thậm chí đến vài chục năm bỏ nhiều công sức tỉa cành, tạo dáng, tạo thế mới như mình mong muốn. Nếu uốn không khéo, Bonsai sẽ dùng cái chết để chống lại vì vậy nghệ nhân luôn coi Bonsai như chính người học trò, luôn động viên chia sẻ với Bonsai vào những ngày nắng mưa hay bão tuyết. Các nghệ nhân Bonsai của Nhật Bản thường nói, nếu nghệ nhân làm vườn đi tìm vẻ đẹp bên ngoài của cây lá thì nghệ nhân Bonsai lại hướng tới vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Hiện tại Nhật Bản lưu giữ loại Bonsai chỉ là một cội thông vài lá cao không quá 80cm nhưng đã có tới 500 tuổi. Thân cây đã chết, chuyển sang màu trắng, chỉ có một phần vỏ cây là còn màu xanh gồng mình lên gánh lấy sự sống.
  17. 11 Từ những năm 1980, nghệ nhân Bonsai của Nhật Bản đã lan truyền từ châu Á sang châu Âu, tới tận châu Mỹ. Rất nhiều nghệ nhân cây cảnh trên thế giới tới Nhật Bản để học cách trồng và chăm sóc Bonsai. Bonsai là nghệ thuật mà con người phải nghiêng mình trước sự qúi giá của sự sống. 1.2.3. Lược sử phát triển nghệ thuật cây cảnh các nước phương tây Những cây Bonsai đầu tiên đến Phương Tây hầu hết có xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc. Triển lãm Bonsai tại Third Universal Ehibition tại Pari vào năm 1878 các triển lãm sau đó vào năm 1899 và năm 1900 đã gia tăng sự quan tâm về Bonsai và mở cửa cho triển lãm bonsai lớn tổ chức tại London năm 1909. Vào những năm đầu, nhiều người Phương Tây cảm thấy những cây Bonsai có vẻ như bị giày vò và nhiều người lên tiếng bất mãn về việc này. Mãi đến năm 1935, ý kiến này mới thay đổi và Bonsai cuối cùng được phân loại như một hình thức nghệ thuật ở phương Tây. Khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, Bonsai bắt đầu gia tăng sự phổ biến ở Phương Tây. Ngày nay Bonsai đã được bày bán ở các gian hàng, được trồng nhiều trong các vườn cảnh của người Phương Tây. 1.2.4. Lược sử phát triển nghệ thuật cây cảnh Việt Nam Nghệ thuật cây cảnh ở Việt Nam có từ khi nào vẫn là câu hỏi tồn tại. Song chúng ta có thể chắc chắn rằng nghệ thuật cây cảnh ở chúng ta có từ rất lâu đời và rất có thể cũng giống như Nhật Bản là bắt nguồn từ Trung Hoa. Những năm gần đây, sau khi phát hiện di chỉ khảo cổ Mán Bạc đã tìm thấy hòn đá đẹp, có thể là vật thờ cúng và những đế bát (đế chậu) có đường kính 7-10-20, có lỗ thủng, phải chăng người Việt cổ đã trồng cây trong chậu. Nếu giả thuyết là đúng thì tổ tiên chúng ta đã manh nha nghệ thuật cây cảnh từ 3500 năm trước đây. Trải qua nhiều thế kỷ, nghệ thuật tạo tác cây cảnh của chúng ta đã đạt đến trình độ mỹ thuật cao, tinh tế và một bộ phận trong cây cảnh là cây thế
  18. 12 còn biểu đạt được phần nào những ý tưởng xấu xa của con người. Các hình thức của cây cảnh cổ ở nước ta thường gắn với điển tích hoặc triết lý nói lên sự mong muốn của con người tới giàu sang thịnh vượng, thanh bình, nhân hậu với các dáng cây thường gặp là hình tứ linh, long thăng, long giáng… Hiện nay thú chơi cây cảnh của ta gồm 4 loại: cây thế (cây truyền thống), cây tự nhiên (gồm các hình dáng cây khá tự do), cây bonsai (loại cây tạo theo mô típ truyền thống Trung Hoa, Nhật Bản và cây mô phỏng sự vật (mô phỏng con vật – hươu, voi..; mô phỏng cổng làng, chùa Một Cột..). Cùng với việc tạo cây, nghệ thuật bài trí, bên cạnh các mô típ truyền thống như sân vườn, đình, chùa, cũng đã có những bước phát triển lớn theo phong cách hiện đại, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên môi trường đẹp phục vụ cho đời sống nhân dân. Nhiều vùng miền của đất nước đã có những sản phẩm đặc trưng của mình như Đào, Quất và lối chơi cây cảnh mang phong cách Hà Nội; cái đặc sắc của Vị Khê (Nam Định), lối chơi cây và đá của Ninh Bình.. Ở Miền Nam thì có Mai vàng và các trung tâm cây cảnh đặc trưng như thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre.. Miền Trung có Đà Lạt, Bình Định…Gần đây, các Festival sinh vật cảnh ở nhiều tỉnh đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật cảnh Việt Nam. Cây cảnh đang từng bước đi vào cuôc sống của nhân dân với mọi tầng lớp, mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Chưa bao giờ cây cảnh ở nước ta lại thu hút được nhiều đối tượng như hiện nay. Nó đã trở thành thú chơi tao nhã phong lưu không chỉ bó hẹp ở một bộ phận, mà thú vui của hầu hết mọi nhà, cho toàn xã hội. Cây cảnh đang trở thành nhu cầu thiết thực về mặt tinh thần, nó hiện diện cả trong nhà lẫn hang hiên, ngoài sân, vườn… Các lăng tẩm ở cố đô Huế, vườn đình chùa cổ ở khắp nơi trong nước, không nơi nào không thể thiếu vườn hoa.. Một môi trường đẹp thì không thể thiếu hoa, cây cảnh. Trong những năm gần đây, việc trùng tu và xây mới đình chùa ở nhiều nơi trong
  19. 13 nước, không nơi nào không có kiến tạo cảnh quan đẹp, kì thú và đã tạo nên danh lam thắng cảnh của đất nước như Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Bái Đính... Đó là một minh chứng cho việc cần thiết phải đi sâu nghiên cứu việc chăm sóc, bảo vệ và tôn tạo. * Đặc điểm sinh học của một số loài cây Bonsai Cây Sanh Cây Sanh thuộc họ dâu tằm (Moraceae), trong chi sung (Ficus L). Phân vùng Nhiệt đới, Á nhiệt đới. Có khoảng 1000 loài. Nước ta có khoảng 100 loài trong đó có cây Sanh (Ficus benjamina L). Cây Sanh thuộc loại cây gỗ thường xanh, cây cao có thể đến 10m, tán rộng, đến già có thể mọc rễ khí sinh. Cây có mủ, lá đơn mọc lệch hoặc đối, hình trứng ngược hoặc hình bầu dục, dài 4-10cm, rộng 2-4cm, lá nhọn gốc lá có 3 gân, cuống dài 7-10mm. Tán lá dày thường mọc bên đường. Cây Tùng la hán Tùng la hán Podocarpus macrophyllus (Thunb) D. Don, thuộc họ tùng la hán (Podocarpaceae) là loại gỗ thường xanh hoặc cây bụi. Lá mọc xoắn hoặc đối. Hoa đực hoa cái cùng gốc. Hoa đực mọc đơn hoặc mọc nách, ít mọc đỉnh, nhiều nhị, đầu nhị có 2 buồng, phấn hoa có 2 túi. Hoa đực mọc đơn, trên có phôi nhũ. Chi này có 100 loài, phân bố rộng ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới, phần lớn ở Nam Bán Cầu. Nước ta có khoảng 10 loài. Gỗ mịn cứng dễ gia công làm gai cụ, dụng cụ thể dục thể thao. Cây có thế rất đẹp nên thường dùng làm cây cảnh. Tùng la hán khá cao có thể đến 20m, đường kính 60cm, vỏ cây màu xám, lá hình kim băng, dài 7-12cm, lá nhọn. Hạt dạng bầu dục hoặc hình trứng. Thông thường có 4 loài thông la hán lá ngắn, thông la hán bách nhật, thông la hán hình trụ. Mỗi vùng đều có ý tưởng tạo tán làm cảnh rất đẹp.
  20. 14 Cây Khế Cây Khế (Averrhoa carambola) thuộc họ Chua me (Oalidaceae) là loại cây Nhiệt đới, được trồng khá rộng rãi ở nước ta. Khế dung ăn quả, cây thuốc chữa bệnh và làm cây cảnh. Cây Lộc vừng Cây Lộc vừng (Barringtonia acutangula) thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceare) có nhiều loại Lộc vừng hoa trắng, Lộc vừng hoa đỏ, lộc vừng quả to, Lộc vừng hoa vàng. Người ta thường trồng loài Lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula ssp. spicata). Cây Đa Cây Đa, Sy, Sanh đều thuộc chi Ficus (sung vả) họ Dâu tằm (Moarceae). Theo từ điển cây rừng Việt Nam, nước ta có khoảng 10 loài Đa khác nhau. Ta thường trồng loài Đa búp đỏ (Ficus elastica). Đa là loài cây gỗ thường xanh, có rễ khí sinh, bạnh vè rộng, lá to, trên ngọn màu đỏ nên gọi là Đa búp đỏ. Phân bố nhiều ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Đa có nhiều tác dụng chủ yếu là làm cây bóng mát, cây tâm linh. Đa có thể trồng ở vùng núi thấp, chân núi, bờ sông. Gỗ có nhiều thớ mịn làm dụng cụ gia đình, vỏ cây có thể làm giấy. 1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu bệnh hại cây cảnh Về sâu bệnh hại cây cảnh đã được đề cập trên 250 năm tại một số vườn cây cảnh ở Trung Quốc. Vấn đề phòng trừ sâu bệnh cây cảnh cũng phát triển mạnh vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Trong thời kỳ đó người ta chú ý đến những cây cảnh quanh các chùa chiền, nơi vua quan ở và chỉ một số cây như Đào tiên, Trúc đào, Mẫu đơn, Thược dược. Ngày nay do nhiều cây cảnh được thu thập từ rừng về số loài cây cảnh rất đa dạng như Lộc vừng, Ngọc lan, Sấu, Xoài, Muồng... nên sâu bệnh hại cũng khá đa dạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1