Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học một số loài sâu hại chủ yếu cây Thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất phòng trừ tổng hợp tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là điều tra sâu hại trên cây Thầu dầu; tìm hiểu đặc trưng hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại trên cây Thầu dầu; nghiên cứu tỷ lệ bị hại, mức độ bị hại và chỉ số tổn thất của loài sâu hại chủ yếu trên cây Thầu dầu; đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính theo nguyên tắc Quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM, Integrated Pest Management.).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học một số loài sâu hại chủ yếu cây Thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất phòng trừ tổng hợp tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới GS.TS. Trần Văn Mão, người hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các phòng, ban của UBND huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; UBND thị trấn Xuân Mai và người dân trong khu vực nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và nội dung nghiên cứu của đề tài còn tương đối rộng, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội , ngày 24 tháng 03 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Hùng
- ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước....................................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 10 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 13 2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................. 13 2.1.2.Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 13 2.2.Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 13 2.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 13 2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 13 2.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 14 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 3.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính ........... 21 3.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................... 21 3.2.1. Địa hình ........................................................................................ 21 3.2.2. Đất đai ........................................................................................... 21
- iii 3.2.3. Khí hậu ......................................................................................... 21 3.2.4. Thực bì .......................................................................................... 22 3.3. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................................. 22 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 24 4.1. Thành phần các loài sâu hại chủ yếu trên cây Thầu dầu ............... 24 4.2. Xác định các loài sâu hại chủ yếu ..................................................... 28 4.3. Đặc điểm sinh vật học các loài sâu hại Thầu dầu ........................... 31 4.3.1. Sâu hại lá Thầu dầu ..................................................................... 31 4.3.2. Sâu Vòi voi hại quả Thầu dầu ..................................................... 37 4.3.3. Bọ hung nâu nhỏ hại rễ Thầu dầu.............................................. 38 4.4. Đặc điểm sinh thái học của các loài sâu hại Thầu dầu chủ yếu ..... 40 4.4.1. Quan hệ của loài sâu hại chủ yếu với cây Thầu dầu ................. 40 4.4.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố phi sinh vật đến loài sâu hại chủ yếu ........................................................................................................... 45 4.4.3. Quan hệ của loài sâu hại chủ yếu với thiên địch ....................... 48 4.5. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ đối với các loài sâu hại cây Thầu dầu .................................................................................................... 49 KẾT LUẬN TỐN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ D00 Đường kính gốc cây D13 Đường kính thân cây ở vị trí 1,3m Hvn Chiều cao vút ngọn IPM Integrated Pest Management (Quản lý vật gây hại tổng hợp) ÔTC Ô tiêu chuẩn
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 4.1 Danh lục các loài sâu hại Thầu dầu tại khu vực nghiên cứu 24 Tỷ lệ % số họ, loài của các bộ côn trùng thu được trong khu 4.2 25 vực nghiên cứu 4.3 Tỷ lệ các nhóm côn trùng thu được trên cây Thầu dầu 27 4.4 Kết quả điều tra sâu hại Thầu dầu tại khu vực nghiên cứu 29 4.5 Kết quả điều tra tỷ lệ cây Thầu dầu có sâu hại chủ yếu 41 4.6 Bảng 4.6: Tỷ lệ cây Thầu dầu có cả Vòi voi và Rầy xanh 42 4.7 Các chỉ tiêu sinh trưởng cây Thầu dầu 43 Đường kính (Doo), chiều cao (HVN) của cây Thầu dầu có 4.8 44 sâu (CS) và cây không có sâu (KS)
- vi DANH MỤC HÌNH ẢNH TT Tên hình ảnh Trang 3.1 Sơ đồ khí hậu khu vực Xuân Mai, theo Gaussen- Walter ( 1963) 22 4.1 Tỷ lệ các họ của các bộ côn trùng trên cây Thầu dầu 26 4.2 Tỷ lệ các loài của các bộ côn trùng trên cây Thầu dầu 26 4.3 Tỷ lệ % các nhóm côn trùng thu được trên cây Thầu dầu 27 4.4 Tỷ lệ cây Thầu dầu có sâu hại chủ yếu 41
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thầu dầu có nhiều tên khác nhau là: Dầu ve, Tỳ ma, Đu đủ tía, Co húng hóm (Thái), có tên khoa học: Ricinus communis L thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Tên tiếng Anh: Semen Ricini, Oleum Ricini, Castor Bean, Castor oil plant, palma christi, Wonder tree Theo tài liệu “Trung thảo dược” năm 2007 cây Thầu dầu còn có tên Sesamum indicum Linn dùng để làm thuốc chữa nhiều bệnh. Thầu dầu là cây được sử dụng khá triệt để từ lá, thân, cành, ngọn, hạt, rễ không loại bỏ một phần nào. Hiện nay sản phẩm Thầu dầu không chỉ là nhu cầu của trong nước mà cả trên thế giới. Thầu dầu có giá trị kinh tế rất cao tỷ lệ cho dầu đạt 40 – 60% [hạt Cọc rào (Jatropha curcas) chỉ đạt 20 – 30%]. Theo phân tích của Công ty công nghiệp Quý Châu, dầu Thầu dầu có 70% dầu, 18% protein trong dầu chủ yếu có 80% ricinoleic acid. Thầu dầu không chỉ là nguyên liệu công nghiệp quan trọng mà còn là sản phẩm dầu “màu xanh” hay “nhiên liệu sinh học” thay thế dầu khí. Dầu Thầu dầu còn chứa nhớt nên làm dầu bôi trơn trong công nghiệp, làm dầu ăn, hương liệu, làm thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, thuốc nhuộm, sợi nilon, chất dẻo, xà phòng, mực in, dầu máy, dầu giầy da... Một đặc tính quan trọng là dầu Thầu dầu là không biến chất khi nhiệt độ cao 500-600oC, không đông đặc ở nhiệt độ thấp dưới -18oC. Cho nên dầu Thầu dầu là nguyên liệu duy nhất dùng bôi trơn máy bay, tàu thuyền, xe ô tô và các máy móc tinh vi. Theo phân tích của Mỹ, Tây Âu, dầu Thầu dầu có hơn 3.000 chất hoá học, nếu cần 1 tấn nilon cách nhiệt cường độ cao cũng cần 3 - 4 tấn hạt Thầu dầu. Theo tính toán năm 2010 cần một triệu tấn dầu, nghĩa là cần 2,4 triệu tấn hạt Thầu dầu. Cũng theo điều tra của các chuyên gia Trung Quốc, hiện nay thị trường thế giới cần 10 triệu tấn hạt Thầu dầu mỗi năm, nhưng tổng sản lượng chỉ đạt 2 triệu tấn/năm. Theo dự báo đến năm 2010
- 2 năng suất hạt Thầu dầu có thể lên tới 5.000kg/ha.năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. (Zhong Deyu, 2011) . Hạt Thầu dầu còn dùng để chữa tiêu viêm, trừ tả, kết hạch đại tiện, kiết lỵ, viêm mũi họng ... vì vậy, trồng cây Thầu dầu cao sản là một vấn đề mới mẻ có tác dụng giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và góp phần phòng chống biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tạo giống Thầu dầu cho năng xuất cao là điều mới mẻ ở nước ta và là điều cần thiết.Tuy nhiên, trong khi trồng cây không thể tránh khỏi một số loài sâu bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển cây gây ra không ít khó khăn cho việc trồng, chăm sóc và phát triển sản phẩm của cây. Trong các tài liệu về sâu hại Thầu dầu phải kể đến Liu Wenrong (1991) đã đề cập đến 94 loài sâu hại, 9 loài bệnh hại. Trong đó, có Ruồi đục lá Thầu dầu Liriomyza trifolii (Burgess). Họ: Agromyzyiidae; Bộ Hai Cánh (Diptera). Đáng quan tâm là nhiều loài thuộc họ Ngài đêm và Ngài độc hại Thầu dầu nhiều tài liệu của Trung Quốc đã đề cập đến. Tác giả Liu đã mô tả 8 loài thuộc họ Ngài đêm 8 loài thuộc họ sâu róm là những loài ăn hại lá Thầu dầu. Những loài này đã gây ảnh hưởng đến việc gây trồng Thầu dầu. Mặt khác, trong quá trình gây trồng cần thiết phải quan tâm đến chăm sóc, phân bón và phòng trừ sâu bệnh hại. Tại Xuân Mai đã trồng được nhiều cây Thầu dầu được 2 năm, đã thu hái được nhiều hạt, sau 3 - 4 tháng bắt đầu xuất hiện một số loài sâu hại gây ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành hoa quả Thầu dầu. Để đáp ứng được nhu cầu đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các loài sâu hại và đặc điểm của loài sâu hại chủ yếu tại khu vực nghiên cứu với tên đề tài là: "Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học một số loài sâu hại chủ yếu cây Thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất phòng trừ tổng hợp tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội"
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thầu dầu là loài cây bụi dạng thân thảo thường xanh sống 1 năm hoặc nhiều năm, cao 2m - 5m. Thân màu xanh hoặc màu đỏ tím, tròn dạng thuỗn, đường kính 15mm – 30mm, dạng xẻ thùy nứt 7 - 8 phiến, mép có răng cưa. Đỉnh mọc hoa tổng trạng hoặc dạng chùy, hoa đực, hoa cái cùng cây, hoa đực mọc phía dưới, hoa cái mọc phía trên; thuộc về cây truyền phấn khác hoa, đài hoa 3 - 5 cánh; hoa đực dạng phân nhánh, hoa cái có tâm bì hình trứng, mọc đầy gai, có 3 buồng. Quả khô hình cầu, có gai. Kỳ ra hoa vào tháng 7 - 9, kỳ ra quả tháng 10. Thu hái quả chín vào mùa thu, phơi khô bóc vỏ, thu hạt. Hạt hình bầu dục hơi dẹt, dài 0,9cm - 1,8cm, rộng 0,5cm - 1cm. Bề mặt nhẵn một mặt lồi lên. Phía mặt phẳng có 1 đường lồi một đầu có một tủy hạt lồi màu trắng xám hoặc nâu nhạt, phôi nhũ dày, màu trắng, chứa nhiều dầu, 2 lá mầm, mỏng. Vị hơi đắng. Thành phần hoá học của hạt có nhiều lipid, trong đó có ricinoleic acid, oleic acid, ricin, acid ricin, basic ricin, ricinine, apigenin, chlorogenic acid, rutin.... Cây Thầu dầu ưa ấm, hạt Thầu dầu trên 10oC mới nẩy mầm, khi nhiệt độ 10 - 30oC nẩy mầm cao và nhanh, nhiệt độ 15oC sau 4 - 5 ngày tỷ lệ nẩy mầm đạt 98,5%, nhiệt độ 20oC cần 3 - 4 ngày, nhiệt độ 30oC chỉ cần 2 - 3 ngày. Nhiệt độ cao hơn 35oC tỷ lệ nẩy mầm bị ức chế. Ngoài đồng ruộng nhiệt độ bình quân ngày đêm 15 - 18oC, đủ nước, độ phì vừa phải, phải qua 15 - 17 ngày sẽ mọc cây con 50% ( Zhong Deyu, 2011) Thầu dầu không chịu rét, nhiệt độ 0,8 - 1oC cây con sẽ bị chết, nếu dưới 3oC, lá Thầu dầu sẽ bị khô héo. Thầu dầu muốn hoàn thành quá trình sinh trưởng phát triển phải có đủ ánh sáng và nhiệt lượng. Từ khi mọc cây con đến khi cây thành thục, tích ôn hữu hiệu ngày đêm phải đạt 3.500oC.
- 4 Tại vùng nhiệt đới nếu tưới nước vào tháng 3, sẽ xúc tiến ra nụ hoa, tháng 5, 6, 7 ra quả. Trong thời kỳ này cần tiến hành tỉa cành, bón phân, quản lý. Tháng 9, 10 một số vùng núi, nhiệt độ thấp có thể khó chín quả. Đối với nước Thầu dầu cũng cần một lượng nhất định. Hạt nẩy mầm là giai đoạn cần nước, sau khi nẩy mầm tuỳ theo chất đất khác nhau, nhu cầu nước trong đất khác nhau. Trong đất pha cát, độ ẩm đất đủ để nẩy mầm, nhưng nẩy mầm chậm; độ ẩm đất lên tới 16 - 18% nẩy mầm nhanh và đều hơn. Trong đất thịt gần núi đá vôi, nước trong đất phải đạt trên 20%, thích hợp nhất là 22 - 24%. Trong kỳ sinh trưởng và ra hoa, độ ẩm đất cần 30 - 40% (ẩm nhưng không trũng nước), độ ẩm không khí phải trên 65%, lượng mưa duới 50mm, phải tiến hành tưới nước. Tại các vùng núi ven sông, khi ra hoa nếu khô quá, lại bị gió nóng về luôn xẩy ra hiện tượng khô nhụy, khó thụ phấn, hoa không kết quả, tâm bì rụng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng. Nhưng nếu độ ẩm quá lớn sẽ gây ra thối hạt, thối mầm, thối rễ, cây bị khô héo. Đối với pH đất Thầu dầu có tính thích ứng rộng, nói chung pH 4,5-8,5. Một số tài liệu đã đề cập đến cây Thầu dầu làm thuốc chữa bệnh như sau: Theo tài liệu của Fan Shaomei (2007) mô tả: rễ, thân lá, quả, hạt có tác dụng giải độc, chữa trụy sản rễ dùng để chữa phong thấp đau khớp, sưng vết thương, viêm ống mạch, tê thần kinh mặt, viêm loét dạ dày và tá tràng; lá dùng để chữa viêm tuyến vú, nhọt, cảm cúm, kiết lỵ, sa tử cung, chữa đẻ khó; hạt Thầu dầu có thể chữa kết hạch limpha, đẻ khó, sa tử cung. Dầu Thầu dầu có thể chữa bí đại tiện... Về vấn đề sâu bệnh hại cây Thầu dầu, nhiều tài liệu đề cập đến một số loài sâu róm, bệnh thối cổ rễ, bệnh đốm lá gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cây Thầu dầu.
- 5 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Từ năm 2000 đến nay do nhu cầu về nhiên liệu sạch thay thế dầu khí cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được. Cho nên, nhiều nước đã phát triển các loài Thầu dầu lai cho năng xuất cao. Các nước có Thầu dầu phân bố là Angola, Kenia, Xudang, Ecuador, Paraguay, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Thái Lan, Nga, Rumania. Các nước có sản xuất dầu từ Thầu dầu là: Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin, Philippin, Pakistan và Nga. Theo thống kê năm 1985 - 1986 đạt 1.126.800 tấn, năm 1987 - 1988 là 883 nghìn tấn, năm 1989 - 1990 tổng sản lượng hạt Thầu dầu là 1.046.000 tấn. Các nước nhập khẩu dầu là Pháp, Mỹ, Nga, Nhật, Đức, Anh, Hà Lan. Ngày nay nước sản xuất hạt nhiều nhất là Ấn Độ (72%) Trung Quốc (20%), Brazin (8%). Diện tích trồng Thầu dầu trên thế giới là 1.100.000 ha. Hàng năm thế giới cần 700.000 tấn dầu, mà khả năng cung cấp chỉ được một nửa.(Zhong Deyu, 2011) Dầu Thầu dầu lấy từ hạt được 50%, lấy từ hạt bóc vỏ được 70%, hàm lượng protein 18%. Theo Po Wenwei (2011) lượng dầu Thầu dầu thế giới chỉ 2,5 triệu tấn, không đủ nguyên liệu để chế biến dầu của các nhà máy. Giá hạt Thầu dầu hiện nay là 16.000 NDT/tấn ≈ 50 triệu VND dùng cho nhu cầu dầu đốt sinh học. Năm 2008 Trung Quốc cần 12 triệu 400.000 tấn dầu sinh học. Về ý nghĩa kinh tế cây Thâu dầu: Phải nói rằng cây Thầu dầu là cây được sử dụng khá triệt để từ lá, cành, ngọn, hạt, rễ không loại bỏ một phần nào. Hiện nay sản phẩm Thầu dầu không chỉ là nhu cầu trong nước mà cả trên thế giới. Thầu dầu có giá trị kinh tế rất cao tỷ lệ cho dầu đạt 40 – 60% [hạt Cọc rào (Jatropha curcas) chỉ đạt 20 – 30%]. Theo phân tích của Công ty công nghiệp Quý Châu, dầu Thầu dầu có 70% dầu, 18% protein trong dầu chủ yếu có 80% ricinoleic acid. Thầu dầu không chỉ là nguyên liệu quan trọng mà còn là sản phẩm dầu “ màu xanh” hay “ nhiên liệu sinh học” thay thế dầu khí. Dầu
- 6 Thầu dầu còn chứa nhớt nên làm dầu bôi trơn trong công nghiệp, làm dầu ăn, hương liệu, làm thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, thuốc nhuộm, sợi nilon, chất dẻo, xà phòng, mực in, dầu máy, dầu da giầy. Một đặc tính quan trọng của dầu Thầu dầu là không biến chất khi nhiệt độ cao 500 - 600oC, không đông đặc ở nhiệt độ thấp dưới - 18oC. Cho nên dầu Thầu dầu là nguyên liệu duy nhất dùng bôi trơn máy bay, tàu thuyền, xe ô tô và các máy móc tinh vi. Theo phân tích của Mỹ, Tây Âu, dầu Thầu dầu có hơn 3.000 chất hoá học, nếu cần 1 tấn nilon -11 - chất (nếu cách nhiệt cường độ cao) cũng cần 3 - 4 tấn hạt Thầu dầu. Theo tính toán năm 2010 cần 1 triệu tấn dầu, phải cần 2,4 triệu tấn hạt Thầu dầu. Cũng theo điều tra của các chuyên gia Trung Quốc, hiện nay thị trường thế giới cần 10 triệu tấn hạt Thầu dầu mỗi năm, nhưng tổng sản lượng chỉ đạt 2 triệu tấn/năm. Theo dự báo đến năm 2010 năng xuất hạt Thầu dầu có thể lên tới 5.000kg/ha.năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. (Zhong Deyu,2011) . Hạt Thầu dầu cũng dùng để chữa tiêu viêm, trừ tả, kết hạch đại tiện, kiết lỵ, viêm mũi họng... Một tài liệu của Thái Lan cho biết, thuốc Ayurverdic từ lâu đã được sử dụng dầu Thầu dầu chữa đau thần kinh tọa, đau lưng và thấp khớp. Tại quần đảo Canary dầu Thầu dầu được sử dụng để ngăn ngừa núm vú bị đau ở bà mẹ cho con bú và cũng được cọ xát vào tóc để ngăn ngừa rụng tóc sau khi sinh. (Pattaya, 2006). Cũng theo nhiều tài liệu nước ngoài lá Thầu dầu có thể nuôi tằm. Mỗi ha cho 15.000kg lá, nuôi 10.000 con tằm chỉ cần 350kg thu được 4kg tơ, 15 – 20kg nhộng cho thu nhập 1 triệu đến 1,2 triệu VNĐ (tính chuyển đổi), thu được 150kg phân tằm đây là loại phân rất tốt. Như vậy nếu chỉ thu nhập từ lá Thầu dầu đã được 5 -7 triệu đồng/ha. Một số tài liệu trong và ngoài nước đều đề cập đến bã ép Thầu dầu chứa
- 7 nhiều protein, axit amin nên có thể làm thức ăn gia xúc sau khi khử chất độc ricin. Cây Thầu dầu có mọc ở các vùng đất hoang hóa trong đó phần lớn là ở miền núi tạo cho dân nghèo có nguồn thu nhập rõ rệt cũng còn có thể lục hóa đồi trọc và có hiệu ích sinh thái rõ rệt. Hiện nay, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc là những nước phát triển cây Thầu dầu rất mạnh. Họ đã lai tạo được các giống mới cao sản như giống Sơn Đông, giống Quý Châu, giống Vân Nam, giống Thái Lan. Năng xuất từ 1.000kg/ha.năm lên đến 3.000kg – 6.000kg/ha.năm (Zhong Deyu, 2011). Về tác dụng của Thầu dầu nhiều tài liệu của Trung Quốc đề cập đến thành phần hoá học y dược như Protein 18%-26%oil 64%-71% , Carbohydrate 2%,Phe-nolic dubstance 2.50%, Ricin và Ricinine 0.087%- 0.15%, Triglyceridev và Glycerol ester còn có một số ít các chất Sterol, Phospholipid , Free fattyacid , Hydrocarbon,Wax , Ricinoleic acid 84%- 91% , Oleic acid 3.l%-5.9% Linoleic acid 2.9%-6.5%, Stearic acid1.4%- 2.1% , Palmitic acid 0.9%-1.5%. Trong đó, Phosphatidyl ethanolamine 83%,Phosphatidyl choline 13% Chúng có thể chữa được 17 loại bệnh trong cơ thể con người đặc biệt là các bệnh về nội tạng. Về sâu hại Thầu dầu có thể nói như cây nông nghiệp khác có rất nhiều loài sâu và đã được các tác giả Trung Quốc, Ấn Độ nghiên cứu đến. Trong các tài liệu về sâu hại Thầu dầu phải kể đến Liu Wenrong (1991) đã đề cập đến 94 loài sâu hại, 9 loài bệnh hại. Trong đó, có Ruồi đục lá Thầu dầu Liriomyza trifolii (Burgess). Họ: Agromyzyiidae; Bộ Hai Cánh (Diptera) và đã mô tả như sau: Sâu trưởng thành rất nhỏ, dài từ 1,3 - 1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen bóng.
- 8 Cánh trước có chiều dài khoảng 1,4 mm, rộng 0,60 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ, màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen. Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. Ấu trùng có chiều dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3 - 4 ngày. Nhộng có chiều dài khoảng 1,5mm, rộng 0,7mm. Thời gian phát triển của nhộng từ 6 - 8 ngày. Tác giả Liu Wenrong cũng đã đề cập đến các biện pháp phòng trừ ruồi đục lá như sau: * Biện pháp canh tác: + Làm sạch cỏ chung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống. + Cày sâu sau khi thu hoạch. + Áp dụng màn phủ nông nghiệp. + Xuống giống đồng loạt. * Biện pháp sinh học: Ngoài thiên nhiên ruồi có rất nhiều thiên địch. Nếu áp dụng thuốc trừ sâu nhiều sẽ làm cho mật số ruồi tăng cao và tạo thành dịch dễ dàng. * Biện pháp hóa học: Nếu mật độ thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên. Ở những vùng ruồi có điều kiện tăng nhanh mật độ thì cần áp dụng phun thuốc nhóm gốc lân hoặc gốc cúc trừ sâu, kết hợp với sử dụng dầu khoáng. Tác giả Liu cũng đã đề cập đến Sâu Ngài độc (hay sâu róm 4 túm lông ) (Orygia ericae Germae) ăn lá Thầu dầu. Đồng thời cũng mô tả được 94 loài
- 9 sâu hại Thầu dầu. Về sâu hại đáng quan tâm là tác giả đã mô tả các họ ve lá (rầy) Rệp sáp, Rệp, Bọ xít, Bọ trĩ, thuộc các loại sâu chích hút, gây ra tác hại nghiêm trọng đến lá Thầu dầu. Một số loài sâu bọ lá, Bọ rùa, Bọ hung, Xén tóc, Vòi voi, Mọt thuộc bộ cánh cứng tác giả đã trình bày khá tỷ mỷ. Về Ngài túi hại lá Thầu dầu tác giả đã phát hiện được 4 loài gây hại. Sâu bọ nẹt có 3 loài, sâu cuốn lá có 2 loài thường gây hại cả trên cam quýt. Đáng quan tâm là nhiều loài thuộc họ Ngài đêm và Ngài độc hại Thầu dầu nhiều tài liệu của Trung Quốc đã đề cập đến. Tác giả Liu đã mô tả 8 loài thuộc họ Ngài đêm 8 loài thuộc họ sâu róm là những loài ăn hại lá Thầu dầu. Những loài này đã gây ảnh hưởng đến việc gây trồng Thầu dầu. Các loài khác như Bọ nẹt ăn lá (Iragoides conjuncta Walker) Sâu róm vàng ăn lá Thầu dầu (Melanoglaphia sp.) Bọ hung ăn lá Thầu dầu (Holotrichia parallela Mots.) sâu róm 4 túm lông Euproctis cryptosticta đã được Liu mô tả kỹ. Theo tài liệu của Zhang Yuzhen (1988) ở Đài Loan cũng có nhiều loài sâu hại Thầu dầu. Theo mô tả của ông loài Ngài độc vân trắng nhỏ (Orgyia postica) ngài độc vàng cánh đen (Euproctis scintillans) ve lá mép nhỏ (Jacobiasca formosana) bọ xít lưng gai (Helopeltis fasciaticollis) Các loài bọ hung ăn lá như: Lachnosterna horishana Niijima et Kinoshita , Holotrichia horishana Hope, Anomala espansa Bates. Heptophylla picea Motschulsky, đã được Zeng Xingiang (1980) Zhang Jiahe (1990) loài sâu hại chè gây hại Thầu dầu (Euproctis pseudoconspersa) cũng đã được Cu Xunu (1990) công bố . Zeng Xinguang (1996) đã đề cập đến một số loài bọ nẹt ăn lá Thầu dầu như bọ nẹt chấm đen (Thosea sinensis Walker). Phải nói rằng sâu đục thân cây Thầu dầu hay sâu đục cành Thầu dầu là những loài sâu khá phổ biến ở Nước ta. Chúng gây hại khá nghiêm trọng. Các tác giả Zeng Xinguang (1996) đã nêu lên các đặc điểm hình thái, sinh vật học
- 10 và biện pháp phòng trừ khá tỷ mỷ. Đó là loài đục thân thuộc ngài đục gỗ (Casmara patrona). Các loài sâu đo như loài sâu đo vân tròn (Biston marginata)đã được Cu Xunu (1988) mô tả. Loài sâu đo có u (Ascotis selenaria) đã được Zeng Xinguang (1997). Một số loài nhện lá Thầu dầu (Brevipalpus obovatus Donnadieu) được mô tả kỹ trong cuốn sâu bệnh hại chè núi cao ở Trung Quốc và chứng tỏ loài nhện này không chỉ hại chè mà cả trên cây Thầu dầu . Một số loài vòi voi (Apionc crchori) sâu đo giả (Trichoplusia ni Hubner) sâu bắc cầu (Anomis fimbriago Stephen) sâu ngài đêm vân lệch (Prodenia litura) cũng đã được nhiều tác giả ngoài nước như Ấn Độ, Trung Quốc mô tả đặc điểm hình thái, sinh vật học và phòng trừ bằng chế phẩm Boverin khá hiệu quả. Đây là hướng phòng trừ có triển vọng ở Nước ta. Trên đây là những căn cứ quan trọng để xác định các loài sâu hại trên cây Thầu dầu ở Nước ta. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Cây Thầu dầu đã được nhập vào Trung Quốc hơn 1400 năm, còn ở Việt Nam mặc dù chưa có tài liệu công bố nhưng có thể cũng vào thời kỳ sau đó. Nhưng do gia đình trồng riêng lẻ chủ yếu để ép dầu thủ công làm đèn thắp sáng. Vào những năm 1985 Tiến Sỹ Phan Phải cũng đã nghiên cứu đến cây Thầu dầu nhưng thời kỳ đó, do những khó khăn về điều kiện nghiên cứu, chưa thấy hết tác dụng của nó, nhất là dầu làm nhiên liệu sạch và thị trường chưa có nhu cầu nên không phát triển được. Một số tài liệu liên quan đến cây Thầu dầu là: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Ricinus communis) là một loài thực vật trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và là thành viên duy nhất trong chi Ricinus Về cây Thầu dầu làm thuốc chữa bệnh chỉ đề cập đến lá cây Thầu dầu làm
- 11 thuốc chữa một số loại bệnh: (Thầu dầu, Tỳ ma, Đu đủ tía, Co húng hóm (Thái), dầu ve, ... Hạt (15 hạt)) và lá Thầu dầu tía giã nhỏ đắp vào gan bàn chân chữa sót rau, đẻ khó... sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt. Dầu Thầu dầu rán với 2 quả trứng ăn chữa đẻ khó (bài thuốc Trung Quốc). Ngay từ thời đại Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết dùng Thầu dầu. Dầu Thầu dầu là nguyên liệu công nghiệp quan trọng. Hạt Thầu dầu chứa 40 - 50% dầu, 25% chất albuminosid, một chất có tinh thể và nitrogen (ricidin), acid malic, đường, muối, cellulose. Một tài liệu khác từ Mỹ của dược sỹ Trần Việt Hưng đề cập đến cây Thầu dầu hay vũ khí sinh học, cũng nêu lên tác làm thuốc chữa bệnh của lá Thầu dầu. Như vậy nước ta chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật gây trồng cây Thầu dầu cao sản, cũng chưa có một tài liệu đề cập đến sâu hại cây Thầu dầu. Theo báo Pháp luật 18/10/2012 cho biết ở Nghệ An, từ hàng chục năm nay đã có một bài thuốc truyền đời được cho là kỳ dị chữa bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả: Đội lá Thầu dầu và uống thuốc chế biến từ lá Thầu dầu có thể chữa được bệnh trĩ. Bài thuốc này đặc biệt hiệu nghiệm, uống vào chỉ sau một ngày là có chuyển biến trông thấy, giúp cầm máu và đỡ đau rát, hết đợt điều trị là cũng hết cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Nói về công dụng của Thầu dầu theo mạng yduoctinhhoa.com 23/3/2013, cũng đã mô tả dầu Thầu dầu dùng làm thuốc tẩy với liều 10-15g, 30-50g. Sau khi uống 2 giờ hãy uống nước. Còn dùng làm mềm dẻo chất côlôđiông. Lá Thầu dầu và hạt Thầu dâu tía là một vị thuốc trong nhân dân để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, vì cảm mà méo miệng, xếch mắt.
- 12 Chữa sót nhau: giã nhỏ 15 hạt Thầu dầu, đắp vào gan bàn chân, sau khi nhau ra rồi cần rửa chân, tay. Những tài liệu trên chứng tỏ Thầu dầu đã có ở Nước ta hàng trăm năm trước đây và người dân đã biết sử dụng chúng trong nhiều công dụng. Tuy nhiên tại Nước ta do chưa thấy hết tác dụng đa dạng của cây Thầu dầu nên vẫn chưa được trồng nhiều. Vì vậy trồng Thầu dầu cao sản là một vấn đề mới mẻ có tác dụng giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và góp phần phòng chống biến đổi khí hậu. Về sâu hại Thầu dầu chỉ có một tài liệu của Trần Văn Hải (2010) đề cập đến loài sâu Ngài đêm ăn trụi lá Thầu dầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và sản lượng Thầu dầu.
- 13 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học một số loài sâu hại chủ yếu cây Thầu dầu làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ chúng. 2.1.2.Mục tiêu cụ thể - Điều tra sâu hại trên cây Thầu dầu. - Tìm hiểu đặc trưng hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại trên cây Thầu dầu. - Nghiên cứu tỷ lệ bị hại, mức độ bị hại và chỉ số tổn thất của loài sâu hại chủ yếu trên cây Thầu dầu. - Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính theo nguyên tắc Quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM, Integrated Pest Management.). 2.2.Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại khu Tân Xuân, Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. 2.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013 2.4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề tài trên nội dung và phương pháp chủ yếu của đề tài là: 1. Xác định các loài sâu hại trên cây Thầu dầu. 2. Đặc điểm hình thái các giai đoạn sâu hại trên cây Thầu dầu. 3. Đặc điểm sinh vật học của một số loài sâu hại cây Thầu dầu.
- 14 4. Các loài thiên địch của sâu hại cây Thầu dầu. 5. Đề xuất các biện pháp phòng trừ theo nguyên tắc quản lý vật gây hại tổng hợp (IPM) 2.5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu theo các nội dung nghiên cứu trên được tiến hành như sau: - Phương pháp kế thừa Kế thừa là phương pháp nghiên cứu khoa học, từ các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước chúng tôi tiến hành so sánh với những nghiên cứu của bản thân. Từ các tài liệu về phân loại côn trùng chúng tôi xác định một số loài sâu ăn lá, đối chiếu với mẫu vật đã thu thập, tiến hành xác định các cỡ tuổi sâu non, tuổi sâu để xác định nhộng và sâu trưởng thành so sánh với tài liệu đã có để xác định chính xác loài sâu hại Thầu dầu. - Phương pháp tiếp cận Tiếp cận cũng là phương pháp nghiên cứu bao gồm tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận nhân rộng và nâng cao. Chủ yếu là điều tra. Điều tra sâu bệnh có thể theo phương pháp điều tra sâu bệnh của giáo trình điều tra sâu bệnh hại cây rừng, cụ thể như sau: - Điều tra mật độ sâu hại lá: a) Điều tra theo tuyến Các chỉ tiêu tình hình sâu bệnh hại bao gồm các loài sâu hại, mật độ, các giai đoạn phát dục, tình hình phân bố và mức độ gây hại. Mức độ gây hại có thể chia ra: Nhẹ < 30% (+), vừa 31-60% (++), nặng> 60% (+++). Chọn 5 điểm thu mẫu theo đường chéo góc trên diện tích ruộng trồng Thầu dầu b) Điều tra theo ô tiêu chuẩn (ÔTC) - Xác định ÔTC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn