Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và khả năng nhân giống loài Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) tại huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai
lượt xem 3
download
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng có loài Bách tán đài loan phân bố tự nhiên, đặc điểm tái sinh tự nhiên và khả năng nhân giống nhằm đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển hiệu quả loài cây này tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và khả năng nhân giống loài Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) tại huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai
- i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ===== ===== NGUYỄN ĐỨC CẢNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG LOÀI BÁCH TÁN ĐÀI LOAN (Taiwania cryptomerioides Hayata) TẠI HUYỆN VĂN BÀN- TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ TÂY- 2006
- ii BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ===== ===== NGUYỄN ĐỨC CẢNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG LOÀI BÁCH TÁN ĐÀI LOAN (Taiwania cryptomerioides Hayata) TẠI HUYỆN VĂN BÀN- TỈNH LÀO CAI CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TIẾN HIỆP HÀ TÂY- 2006
- iii MỤC LỤC Nội dung ....................................................................................................Trang MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH ..................................................................... vi LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. - 1 - CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... - 3 - 1.1. Một số kết quả nghiên cứu đa dạng của lớp Thông trên thế giới và Việt Nam .............................................................................................................. - 3 - 1.2. Một số nghiên cứu bảo tồn các loài Thông ở Việt Nam ..................... - 10 - 1.3. Những nghiên cứu bảo tồn loài Bách tán đài loan trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................................ - 15 - CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... - 18 - 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... - 18 - 2.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ - 18 - 2.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... - 18 - 2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... - 18 - 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... - 19 - CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................................... - 28 - 3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... - 28 - 3.2. Dân sinh kinh tế và xã hội ................................................................... - 31 - 3.3. Đặc điểm đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu ........................... - 34 - CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................... - 37 - 4.1. Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh học của Bách tán đài loan ........ - 37 -
- iv 4.2. Một vài đặc điểm cấu trúc rừng nơi phân bố loài Bách tán đài loan .. - 43 - 4.3. Nghiên cứu mức độ tái sinh tự nhiên của Bách tán đài loan trong khu vực nghiên cứu .................................................................................................. - 51 - 4.4. Thử nghiệm khả năng nhân giống bằng hom cành Bách tán đài loan (nhân giống vô tính) ............................................................................................. - 56 - 4.5. Đánh giá khả năng nhân giống từ hạt Bách tán đài loan (nhân giống hữu tính) ............................................................................................................ - 62 - 4.6. Định hƣớng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn nguồn gen loài Bách tán đài loan ................................................................................. - 71 - CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ ................................ - 74 - 5.1. Kết luận ............................................................................................... - 74 - 5.2. Tồn tại ................................................................................................. - 76 - 5.3. Kiến nghị ............................................................................................. - 76 - TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... - 78 - PHỤ BIỂU.................................................................................................. - 85 -
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TT bảng Nội dung Trang 1-1 So sánh các Taxon của Thông Việt Nam và Thế giới 6 2-1 Các chỉ tiêu xác định tƣơng quan giữa các đại lƣợng trong SPSS 25 3-1 Thống kê dân số- lao động huyện Văn Bàn. 32 4-1 Chỉ tiêu sinh trƣởng cơ bản Bách tán đài loan 37 4-2 Trữ lƣợng cây Bách tán đài loan. 42 4-3 Mối liên quan giữa các thành phần loài cây đi kèm với Bách tán 44 đài loan. 4-4 Mô tả các chỉ tiêu quan hệ Hvn-D1,3 theo các hàm số khác nhau. 48 4-5 Tái sinh tự nhiên Bách tán đài loan theo tuyến 52 4-6 Tái sinh Bách tán đài loan quanh gốc cây mẹ 53 4-7 Thống kê kết quả thí nghiệm giâm hom Bách tán đài loan 58 4-8 Thống kê tỷ lệ sống của hom giâm theo thời gian 59 4-9 Kết quả giâm hom Bách tán đài loan (hom cây non) 61 4-10 Kết quả điều tra thu hái hạt giống Bách tán đài loan 63 4-11 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm hạt giống ban đầu 66 4-12 Kết quả kiểm nghiệm bảo quản hạt Bách tán đài loan 68
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH TT hình Nội dung Trang 1-1 Các vùng phân bố chính của Thông ở Việt Nam 8 2-1 Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu chính trong luận văn 21 4-1 Hình thái lá, nón, hạt Bách tán đài loan 39 4-2 Biểu đồ phân bố N/D1.3 46 4-3 Biểu đồ phân bố N/Hvn 47 4-4 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ Hvn-D1,3 của Bách tán đài 49 loan theo các hàm toán học 4-5 Đồ thị quan hệ giữa Hvn-D1,3 theo hàm Logarith 50 4-6 Tỷ lệ hom sống theo loại hom và thời gian 60 4-7 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nảy mầm theo thời gian bảo quản 69 TT ảnh Nội dung Trang 4-1 Bách tán đài loan tại nơi sống 37 4-2 Vỏ và màu gỗ cây Bách tán đài loan 37 4-3 Các dạng lá Bách tán đài loan 39 4-4 Nón cái Bách tán đài loan (khi chín trên cành và khi tách hạt) 40 4-5 Cây tái sinh tự nhiên Bách tán đài loan 54 4-6 Bách tán đài loan và các trảng cỏ xung quanh 56 4-7 Các loại hom Bách tán đài loan 57 4-8 Hom Bách tán đài loan khi giâm và ra rễ 62 4-9 Thu hái giống Bách tán đài loan 64 4-10 Nón Bách tán đài loan tách hạt và hạt (ảnh nhỏ) 65 4-11 Các giai đoạn nảy mầm hạt Bách tán đài loan 67 4-12 Bách tán đài loan tại vƣờn ƣơm Tây Bắc (gieo ƣơm năm 70 2004)
- vii LỜI NÓI ĐẦU Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống con ngƣời, không chỉ cung cấp các lợi ích vật chất, rừng còn cung cấp cho chúng ta những sản phẩm khác ngoài giá trị vật chất nhƣ môi trƣờng sinh thái, cảnh quan, du lịch ... Do vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lâm nghiệp hiện đại, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ về mặt khoa học mà còn liên quan toàn diện, lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời. Để góp thêm kiến thức của mình cho khoa học, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp tôi tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và khả năng nhân giống loài Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Đề tài đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Hiệp và sự đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các cán bộ Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Công ty Giống Lâm nghiệp Trung Ƣơng, Dự án xây dựng năng lực và tổ chức ngành giống lâm nghiệp Việt Nam (DANIDA), các cán bộ, ngƣời dân xã Liêm Phú- huyện Văn Bàn- Lào Cai. Nhân dịp này cho phép tôi xin đƣợc bầy tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Hiệp và các nhà khoa học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian có hạn, địa hình nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn nên luận văn còn thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Tây, ngày 05 tháng 8 năm 2006 Nguyễn Đức Cảnh
- -1- ĐẶT VẤN ĐỀ Với điều kiện địa lý tự nhiên đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm trong vùng di cƣ của nhiều loài thực vật trong khu vực tạo cho Việt Nam trở thành một trong những nƣớc có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua do ảnh hƣởng của chiến tranh, công cuộc khôi phục và xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, cộng với sự khai thác bừa bãi, nạn di dân tự do... đã làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị suy giảm, kéo theo sự giảm sút đáng kể về tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, việc trồng rừng lại chủ yếu dựa sử dụng một số ít loài cây (chủ yếu là những loài cây nhập nội nhƣ Bạch đàn, Thông, Keo...) mà chƣa chú trọng nhiều đến những loài cây bản địa. Điều này đã dẫn đến sự suy thoái nguồn gen, đặc biệt là những loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, thậm chí nhiều loài còn có nguy cơ tuyệt chủng. Khả năng cũng nhƣ tác dụng của rừng không những không đƣợc cải thiện mà còn bị suy giảm đáng kể. Đó là khả năng tự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng, tạo cảnh quan, bảo vệ tính đa dạng sinh học, và cung cấp lâm sản. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để có những nghiên cứu cụ thể về những loài cây bản địa có giá trị cao và đặc biệt là những hiểu biết về đặc điểm sinh thái và khả năng bảo tồn những loài cây này để có thể bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị suy thoái nguồn gen hay nguy cơ bị tuyệt chủng. Văn Bàn là một trong số ít phần của dãy Hoàng Liên Sơn tồn tại những diện tích đáng kể rừng thƣờng xanh núi thấp, núi trung bình và núi cao. Tại đây, tính đa dạng sinh học khá phong phú, đặc biệt nơi đây còn có một số loài động thực vật quí hiếm và có nguy cơ bị đe doạ toàn cầu, trong đó có loài Bách tán đài loan (Cha Cau - theo tiếng H’Mong) (Taiwania cryptomerioides Hayata) mới đƣợc phát hiện và chƣa từng đƣợc ghi nhận tại bất cứ nơi nào khác trên lãnh thổ Việt Nam [11]. Vì có địa thế đặc biệt, và là nơi có sự đang
- -2- dạng sinh học phong phú, Văn Bàn đã đƣợc đề nghị thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên Sơn- Văn Bàn theo đề xuất của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai. Đề xuất này đã đƣợc đƣa vào chiến lƣợc quản lý rừng đặc dụng đƣợc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt năm 2003 [54]. Theo thông tin tìm hiểu từ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn, Khu BTTN Hoàng Liên Sơn-Văn Bàn sẽ có diện tích khoảng 31.189 ha, trong đó có khoảng 200ha tại xã Liêm Phú- huyện Văn Bàn để bảo tồn riêng loài Bách tán đài loan. Tuy nhiên, đến nay Ban quản lý vẫn chƣa đƣợc thành lập, khu vực vẫn thuộc sự quản lý của Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn và hiện tại Khu BTTN Hoàng Liên Sơn- Văn Bàn đang đƣợc các cơ quan chức năng lập và thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn. Để góp thêm những hiểu biết khoa học nhằm bảo tồn và phát triển loài Bách tán đài loan thì việc nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên tại nơi phân bố cũng nhƣ khả năng nhân giống của loài là một việc làm cần thiết. Vấn đề đặt ra là hiện trạng về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ khả năng phát triển loài cây này ra sao tại Việt Nam còn là vấn đề thực tế đang đòi hỏi câu trả lời từ các nhà khoa học. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và khả năng nhân giống loài Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) tại huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai". Sự thành công của nghiên cứu này sẽ góp phần thiết thực vào việc cung cấp những thông tin cơ bản về đặc điểm của loài cây, sinh thái, tái sinh tự nhiên cũng nhƣ khả năng nhân giống loài cây này, từ đó sẽ đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát triển gây trồng loài cây bản địa quí hiếm này trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp tại Việt Nam.
- -3- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số kết quả nghiên cứu đa dạng của lớp Thông trên thế giới và Việt Nam Trong phân loại học, các loài Thông đƣợc xếp vào lớp Thông (Pinopsida) thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae), là một trong hai ngành của Thực vật bậc cao có hạt. Các loài hạt trần có nguồn gốc từ trên 300 triệu năm trƣớc và trong một thời gian dài đã từng tạo thành thảm thực vật chính trên trái đất. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 900 loài hạt trần, bao gồm tất cả các loài thuộc lớp Tuế (Cycadopsida), lớp Gắm (Gnetopsida), lớp Bạch quả (Ginkgoopsida) và lớp Thông (Pinopsida), trong khi đó các loài của ngành thực vật hạt kín đƣợc ƣớc tính có khoảng 220.000 loài [25]. Thông (cây lá kim) là nhóm cây có nhiều loài nhất trong ngành hạt trần, ƣớc tính trên toàn thế giới có 8 họ, 69 chi và khoảng 630 loài hay 810 loài và dƣới loài [44]. Các loài Thông nói chung thƣờng bao gồm những cây già nhất, cao nhất và lớn nhất trên thế giới. Phần lớn các loài Thông có dạng cây hình tháp, mọc thành rừng thuần loài hay là những cây vƣợt tán trên các cây lá rộng khác. Tất cả các loài Thông đều thụ phấn nhờ gió với các nón đực và nón cái riêng biệt, đƣợc sinh ra trên cùng một cây (đơn tính cùng gốc) hoặc trên các cây khác nhau (đơn tính khác gốc). Đa số các loài Thông hình thành các nón cái dạng gỗ cứng với một trục chính và một loạt các vảy gắn xung quanh, mặt trong của vẩy nón chứa hạt (các loài thuộc họ Thông - Pinaceae). Hạt thƣờng có cánh và chủ yếu đƣợc phát tán nhờ gió. Các loài Thông khác thuộc họ họ Kim giao (Podocarpaceae), Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae) và Thông đỏ (Taxaceae) hạt hoặc đƣợc bao quanh hoặc hình thành trên một cấu trúc phình lớn, sáng màu và đƣợc phát tán nhờ động vật [28].
- -4- Ở Việt Nam sự đa dạng loài Thông cũng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, có thể điểm qua một số nghiên cứu và công bố quan trọng sau. Ngay từ những năm 1931, nhà thực vật học ngƣời pháp Leandri đã nghiên cứu và công bố ở Đông Dƣơng và Việt Nam có 4 họ, 12 chi, 19 loài [52]. Đặc biệt từ năm 1996 tới nay có nhiều nghiên cứu về Thông ở Việt Nam, trƣớc tiên phải kể tới công bố của Nguyễn Tiến Hiệp và J. Vidal, các tác giả này đã công bố 6 họ, 19 chi và 35 loài mọc tự nhiên thuộc lớp Thông của Việt Nam, Lào và Campuchia dƣới dạng một chuyên khảo [53]. Tiếp theo là Phạm Hoàng Hộ đã công bố 7 họ, 18 chi và 38 loài của Việt Nam gồm các mọc tự nhiên và nhập nội [15]. Năm 2002, Trần Hợp cũng đã công bố 7 họ, 17 chi và 33 loài của Việt Nam [14]. Các công trình kể trên chỉ dừng lại ở các nội dung nhƣ: phân loại, mô tả, sinh thái, phân bố và thống kê thành phần các loài Thông của Việt Nam và Đông Dƣơng. Số lƣợng các họ và loài có khác nhau là dựa trên các quan điểm phân loại khác nhau của lớp Thông. Gần đây, năm 2004 nhóm các chuyên gia nghiên cứu về Thông của Việt Nam, Vƣơng Quốc Anh, Liên Bang Nga và Hoa Kỳ đã chắt lọc, tổng hợp các hiểu biết đúng đắn trƣớc đây, bổ sung thêm các dẫn liệu mới phân loại 33 loài Thông Việt Nam và đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng. Kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố trong cuốn sách Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004 [51]. Nét nổi bật trong giai đoạn này là nhiều loài mới cho khoa học và bổ sung cho Việt Nam, các quần thể Thông quí đã đƣợc phát hiện. Đó là 3 loài mới cho khoa học là Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensis) và Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) [45], [48], [51], [53], 3 chi (Pseudotsuga, Tsuga và Taiwania) và 6 loài (Pinus kwangtungensis, Cunninghamia konishii, Keteleeria davidiana, Pseudotsuga sinensis, Taiwania cryptomerioides và Tsuga chinensis) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam [10], [11], [20], [21], [22], [23], [24].
- -5- Có thể nói trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ năm 1996, nghiên cứu về các loài Thông của Việt Nam đã có những kết quả rất nổi bật và đã kết thúc hầu hết giai đoạn kiểm kê và phân loại các loài làm cơ sở để nghiên cứu hiện trạng bảo tồn [24]. 1.1.1. Sự đa dạng các loài Thông ở Việt Nam Tất cả 33 loài Thông đƣợc ghi nhận cho đến nay ở Việt Nam thuộc về 19 chi và 5 họ đều có nguồn gốc tại chỗ, trong đó có 1 chi (Xanthocyparis) và 3 loài (Xanthocyparis vietnamensis, Amentotaxus hatuyenensis và Calocedrus rupestris) mới cho khoa học, 3 chi (Pseudotsuga, Tsuga và Taiwania) và 5 loài (Keteleeria davidiana, Pinus kwangtungensis, Pseudotsuga sinensis, Taiwania cryptomerioides và Tsuga chinensis) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Gần một nửa số loài Thông chỉ mọc trên núi đá vôi, thƣờng ở đai núi thấp, có độ cao quá 600-700 m so với mặt biển. Nhiều khi chúng mọc thành các quần xã thuần loại độc đáo trên đƣờng đỉnh, có giá trị thực tiễn, khoa học và thẩm mỹ rất cao [51]. Dƣạ trên kết quả kiểm kê về số lƣợng họ, chi, loài thuộc lớp Thông của Việt Nam nêu trên, so sánh với cùng bậc taxon của lớp Thông trên thế giới (xem bảng 1-1).
- -6- Bảng 1-1: So sánh các Taxon của Thông Việt Nam và Thế giới Số chi / loài Số loài đặc hữu / Số chi/ loài Họ trên thế Số loài ở Việt ở Việt Nam giới Nam Bách tán (Araucariaceae) 3/ 41 0/0 0/0 Đỉnh tùng 1/5-11 1/1 0/1 (Cephalotaxaceae) Hoàng đàn (Cupressaceae) 30/135 7/8 3/8 Phyllocladaceae 1/4 0 0/0 Thông (Pinaceae) 11/225 5/12 2/12 Kim giao (Podocarpaceae) 18/190 4/6 0/6 Sciadopityaceae 1/1 0/0 0/0 Thông đỏ (Taxaceae) 5/23 2/6 2/6 Tổng số 70/ 630 19/33 7/33 Kết quả bảng 1-1 cho thấy với bậc taxon loài (33/630), Thông Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ hơn 5% tổng số loài Thông đã biết trên thế giới, nhƣng số chi (19/70) chiếm tỷ lệ hơn 27% tổng số chi Thông đã biết trên thế giới, số họ (5/8) chiếm tỷ lệ 62,5% tổng số họ Thông đã biết trên thế giới. Số loài Thông đặc hữu (7/33) chiếm tỷ lệ hơn 21% tổng số loài của Việt Nam. Tuy số loài Thông Việt Nam ít chỉ chiếm tỷ lệ 5% song lớp Thông của Việt Nam rất đa dạng về bậc chi, đặc biệt là bậc họ. Bên cạnh đó tỷ lệ các loài đặc hữu là khá lớn với tỷ lệ 21% vƣợt trội hơn tất cả các nhóm thực vật đã biết ở Việt Nam. Điều này phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình và độ cao khác nhau trải dài từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây của Việt Nam.
- -7- Hầu hết các loài Thông ở Việt Nam đều có ý nghĩa kinh tế và khoa học cao. Hai chi đơn loài là Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) và Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) là các chi đang có nguy cơ bị tuyệt chúng trầm trọng. Chi Bách vàng với một loài mới chỉ đƣợc phát hiện vào năm 2002 với quần thể nhỏ và hẹp tại Khu BTTN Bát Đại Sơn tỉnh Hà Giang [44], [48]. Trong tình trạng đó chi Thuỷ tùng chỉ còn ở 2 quần thể nhỏ với tổng số cây ít hơn 250 thuộc tỉnh Đắc Lắc [25], [28], [30]. Loài này là đại diện ít tiến hóa (cổ) của lớp Thông còn tồn tại tới ngày nay. Loài Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides) trƣớc đây chi này chỉ đƣợc biết có phân bố ở Đài Loan, Vân Nam và Đông Bắc Myanma, tới năm 2002 loài này đƣợc phát hiện ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai với một quần thể nhỏ gồm hơn 100 cây [11], [43], [50]. Quần thể loài Sa mu dầu (Cunninghamia konishii) vừa đƣợc khẳng định tìm thấy ở Nghệ An, Thanh Hóa và các vùng phụ cận thuộc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [21], [53], bốn trong số 6 loài thuộc chi Dẻ tùng (Amentotaxus) trên thế giới thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae), trong đó có hai loài đặc hữu của Việt Nam: Dẻ tùng Pô lan (A. poilanei) và Dẻ tùng sọc nâu (A. hatuyenensis) là các bằng chứng nói lên tính đa dạng và đặc thù của lớp Thông tại Việt Nam và khu vực, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thậm chí những loài cây không phải là đặc hữu của Việt Nam nhƣng vẫn có ý nghĩa lớn, Thông ba lá (Pinus kesiya) gặp từ Đông Bắc Ấn Độ qua Philipine nhƣng các xuất xứ ở Việt Nam lại cho thấy có năng suất cao nhất trong các khảo nghiệm ở Châu Phi và Châu Úc. Những thực tế này thể hiện tầm quan trọng của các loài Thông của Việt Nam đối với thế giới. 1.1.2. Phân bố và sinh thái loài Thông Việt Nam Thông của Việt Nam gặp ở 4 vùng chính sau (hình 1-1):
- -8- 2 1 3 Hình 1-1: Các vùng phân bố chính của Thông ở Việt Nam. 1 - Đông Bắc 2 - Hoàng Liên Sơn 4 3 - Tây Bắc và Bắc Trung bộ 4 - Tây Nguyên (nguồn Cây lá kim Việt Nam) 1/ Vùng Đông Bắc: phần đỉnh dông của các hệ núi đá vôi cao 500- 1.600m, nhất là ở Hà Giang và Cao Bằng, là nơi hội tụ nhiều loài nhất ở Việt Nam (tới 10 loài) [10], [29]. Trong những điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt với tầng đất mỏng, nƣớc thoát nhanh và các thời kỳ mùa khô tƣơng đối dài các loài Thông có khả năng cạnh tranh đƣợc với các loài cây hạt kín và hình thành thảm thực vật ƣu thế. Khí hậu của vùng này thƣờng là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mƣa hè. Nhiều loài chỉ gặp ở vùng này nhƣ Bách vàng (X.vietnamensis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Hoàng đàn rủ (C. funebris) và Dẻ tùng sọc nâu (A. hatuyensis). Các loài khác nhƣ Thông pà cò (P. kwangtungensis), Thông đỏ trung quốc (T. chinensis) và Dẻ tùng sọc trắng (A. argotaenia) Dẻ tùng vân nam (A.yunnanensis) và Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri) cũng gặp ở các vùng khác, các quần thể của chúng thƣờng nhỏ và phân tán [28].
- -9- 2/ Dãy Hoàng Liên Sơn: Rừng tự nhiên của vùng này chủ yếu chiếm ƣu thế bởi các họ cây hạt kín ôn đới của Bắc bán cầu nhƣ họ Dẻ (Fagaceae) và họ Re (Lauraceae). Pơ mu (F. hodginsii) là loài loài Thông phổ biến nhất, tạo thành các lâm phần lớn, cùng với Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) thƣờng mọc trong các đám nhỏ. Một quần thể duy nhất loài Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides) đã đƣợc tìm thấy ở huyện Văn Bàn, Lào Cai. Loài vân sam (Abies delavayi ssp. fansipanensis) là loài phụ đặc hữu của đỉnh Phan Si Păng trong khi đó Thiết sam (Tsuga chinensis) gặp ở các quần thể nhỏ ở độ cao trên 1.800 m. Thiết sam còn thấy có ở vùng Đông Bắc Việt Nam trên núi đá vôi. Khí hậu nhìn chung rất ẩm và lạnh, với mƣa quanh năm. 3/ Tây Bắc và Bắc Trung bộ: ở vùng này của Việt Nam độ cao thấp hơn ở dãy Hoàng Liên và khí hậu khô hơn. Loài Thông mọc phổ biến nhất là Du sam (K. evelyniana), mặc dù ở một số nơi có núi cao hơn và ẩm hơn nhƣ ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An giáp Lào có Pơ mu (F. hodginsii) và Sa mu dầu (Cunninghamia konishii). Bách xanh (Calocedrus macrolepis) cũng có phân bố tƣơng đối rộng ở Sơn La kéo dài sang biên giới với Lào và Thông nhựa (P.merkusii) gặp ở thành những quần thể rải rác [28]. Tại Quảng Bình, Vƣờn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng cũng vừa phát hiện quần thể loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) đẹp nhất Việt Nam mà trƣớc đây chƣa đƣợc biết tới [1], [42]. 4/ Tây Nguyên: Đây là vùng đa dạng loài Thông thứ hai của Việt Nam, đặc biệt là trên cao nguyên Đà Lạt. Các loài Thông luôn gắn liền với những thay đổi của khí hậu địa phƣơng. Ở các độ cao thấp (800-2.000 m) và ít mƣa hơn Thông ba lá (P. kesiya) và Thông nhựa (P. merkusii) là phổ biến nhất, ít gặp hơn và hạn chế ở các nơi ẩm hơn là Du sam (K. evelyniana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) và Thông đỏ (T. wallichiana). Ở các độ cao cao hơn (trên 1.800 m) có thể gặp Pơ mu (F.
- - 10 - hodginsii), Thông đà lạt (P. dalatensis), Thông lá dẹt (P. krempfii) và Hoàng đàn giả (D. elatum). Dẻ tùng pô lan (A. poilanei), loài phân bố ở cực nam của chi này mọc hạn chế ở phía Bắc Tây Nguyên, trong khi Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) chỉ thấy trong 2 quần thể nhỏ ở Đắc Lắc. 1.2. Một số nghiên cứu bảo tồn các loài Thông ở Việt Nam Theo Sách đỏ Việt Nam- Phần thực vật công bố năm 1996, có tới 27 loài Thông đƣợc xếp ở tất cả các cấp độ đánh giá bị đe dọa khác nhau. Trong đó 4 loài đƣợc xếp vào cấp độ đang bị đe dọa tuyệt chủng (EN), 6 loài ở cấp sắp bị tuyệt chủng (VU), 13 loài ở cấp hiếm (R), 2 loài ở cấp bị đe dọa (T) và 2 loài ở cấp biết không chính xác (K) [2]. Gần đây nhất năm 2004, các nhà thực vật đã đánh giá là hầu nhƣ tất cả các loài Thông mọc tự nhiên của Việt Nam đều bị đe doạ ở những mức độ nhất định, trong đó có 10 loài đƣợc xếp ở 4 thứ hạng bảo tồn của IUCN: Thiếu thông tin (DD), sắp bị tuyệt chủng (VU), đang bị tuyệt chủng (EN) và đang bị tuyệt chủng trầm trọng cần ƣu tiên cho bảo tồn [51]. Loài Thông bị đe doạ nhất ở Việt Nam có lẽ là Hoàng đàn Hữu liên (Cupressus sp.) chỉ gặp ở Khu BTTN Hữu Liên thuộc vùng Đông Bắc. Do khai thác quá mức vì mục đích thƣơng mại nên hiện tại, trong vòng 5 năm qua mới chỉ tìm thấy đƣợc 1 cây còn sót lại trong tự nhiên [28]. Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) là loài chỉ đƣợc biết ở hai khu bảo tồn nhỏ của tỉnh Đắc Lắc. Phần lớn những cây còn lại (số này ít hơn 250 cây) đều đã bị ảnh hƣởng của ngập nƣớc liên tục và lửa rừng. Hầu nhƣ toàn bộ sinh cảnh của loài trên đầm lầy đã bị chuyển thành vƣờn cà phê và không thấy có cây tái sinh. Hai loài này đang nằm đứng trƣớc sự tuyệt chủng trầm trọng [28], [30]. Tình trạng của một loạt các loài khác nhƣ Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides) và Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) có thể sẽ trở nên ở mức tƣơng tự nếu không có những hành động bảo tồn toàn diện đƣợc tiến hành. Nhƣ vậy đã có 2 loài loài Thông đang trên bờ vực tuyệt chủng và
- - 11 - việc ngăn chặn những loài cây khác tiếp tục nhập vào danh sách này là mối quan tâm của tất cả mọi ngƣời [28]. Nhiều loài Thông có ý nghĩa kinh tế và khoa học đã đƣợc nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn và trồng rừng. Trong số 30 loài Thông đƣợc biết ở Việt Nam đã có hơn một nửa số loài đƣợc thử nghiệm nhân giống bằng giâm hom. Kỹ thuật giâm hom cành đã đƣợc sử dụng tích cực trong việc bảo tồn ngoại vi các loài Thông quí hiếm, đặc biệt là các loài thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) và Thông đỏ (Taxaceae). Phần lớn các thử nghiệm đƣợc tiến hành vào thời gian từ mùa thu đến đầu mùa xuân trƣớc khi các loài Thông kết thúc giai đoạn ngừng sinh trƣởng và nhú chồi mới [6]. Hai tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến cho thấy tại Lâm Đồng đã tiến hành nghiệm nhân giống bằng hom cho các loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Thông đỏ (Taxus wallichiana) với vật liệu hom Bách xanh thu hái từ cây 2 tuổi và 7-8 tuổi, Pơ mu cây non 1 tuổi và Thông đỏ từ cây lớn tuổi trong rừng tự nhiên và các hom đƣợc xử lý với nhiều loại chất điều hòa sinh trƣởng với các nồng độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bách xanh có khả năng nhân giống bằng hom, tỷ lệ ra rễ có công thức đạt tới 85% ở cây 7-8 tuổi, 95% ở cây 2 tuổi và chất điều hòa sinh trƣởng phù hợp là IBA, ABT; Pơ mu tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 90%, chất điều hòa sinh trƣởng phù hợp là ANA, ABT; Thông đỏ tỷ lệ ra rễ cũng rất cao (85-90%) phù hợp với cả 4 loại chất điều hòa sinh trƣởng là IBA, ABT, IAA và ANA. Các hom sau khi giâm đã đƣợc gây trồng tại Lâm Đồng cho thấy sinh trƣởng khá tốt [26]. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích cũng đã nghiên cứu nhân giống từ hom loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis) tại Ba Vì cho thấy hom thu hái từ cây trẻ thì tỷ lệ ra rễ cao hơn cây già, chất điều hòa sinh trƣởng thích hợp nhất là IBA nồng độ 1,0%, thời gian ra rễ kéo dài 4 tháng [17].
- - 12 - Loài Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii) đã đƣợc tiến hành nghiên cứu nhân giống bằng hom tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì cho thấy có thể nhân giống bằng hom (tỷ lệ ra rễ cao nhất đối với 1 công thức đạt tới 90,9%), đối với loài này với thời gian ra rễ của hom giâm kéo rất dài (trên 5 tháng) và mức độ thành công (tỷ lệ ra rễ của hom) phụ thuộc rất lớn vào vị trí lấy hom, tuổi cây mẹ lấy hom, loại chất điều hòa sinh trƣởng và nồng độ khi xử lý hom, đặc biệt tỷ lệ ra rễ cao hơn khi hom đƣợc thu hái từ cây mẹ còn trẻ và hom từ chồi thân có khả năng ra rễ tốt nhất ngay cả khi không có xử lý chất điều hòa sinh trƣởng [34]. Huỳnh Văn Kéo, Lƣơng Viết Hùng, Trƣơng Văn Lung đã nghiên cứu giâm hom loài Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) đã sử dụng IBA với các nồng độ khác nhau làm chất điều hòa sinh trƣởng cho thấy với loài Hoàng đàn giả có khả năng nhân giống bằng hom và tỷ lệ ra rễ của hom thu hái từ cây trƣởng thành thấp hơn cây non [16]. Trong giai đoạn 2000-2004, Dự án giống xây dựng năng lực tổ chức ngành giống Lâm nghiệp Việt Nam và Công ty giống Lâm nghiệp Trung ƣơng đã tiến hành xây dựng một số mô hình bảo tồn cho một số loài cây bản địa trong đó có các loài Thông đó là: Du sam (Keteleeria evelyniana) trồng bằng cây con, đƣợc gieo ƣơm từ hạt có 2 xuất xứ từ Lào và Lâm Đồng tại các tỉnh Lạng Sơn, Điện Biên và Lâm Đồng; Hoàng đàn hữu liên (Cupressus sp.), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) bằng giâm hom tại Lạng Sơn; Thông đỏ (Taxus wallichiana) bằng giâm hom tại Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ sống của cây Du sam, Hoàng đàn hữu liên là khá tốt, còn hai loài Bách vàng và Thông đỏ thì cây con sau khi trồng ngoài thực địa đã bị chết mặc dù trong vƣờn ƣơm sinh trƣởng khá tốt. Điều này cho thấy rằng việc gây trồng bảo tồn các loài Thông cần phải đặc biệt chú ý tới điều kiện sinh thái phù hợp với loài và cố gắng tận thu đƣợc hạt để nhân giống hữu tính cho công tác bảo tồn thì kết quả sẽ tốt hơn [5].
- - 13 - Loài Thông nƣớc, hay còn gọi là Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) đã đƣợc tiến hành nghiên cứu vật hậu và khả năng tái sinh tự nhiên. Kết quả nghiên cứu đã đƣợc Nguyễn Huy Sơn và Hoàng Chƣơng công bố cho thấy với việc có ít cây và phân bố trải rộng trong tự nhiên, loài Thủy tùng cũng có khả năng tạo ra nón trƣởng thành, nhƣng tỷ lệ rất thấp ( 2,2% số cá thể ra nón), số nón tạo thành có cho hạt nhƣng bất thụ, không có khả năng nảy mầm, tái sinh tự nhiên bằng hạt của Thủy tùng hầu nhƣ không xuất hiện trong thời gian dài trƣớc khi đến thời điểm nghiên cứu [30]. Sau khi loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) đƣợc phát hiện ở Việt Nam và công bố năm 2002 [45], [48], loài này đã đƣợc Tô Văn Thảo, Nguyễn Tiến Hiệp và Nguyễn Đức Tố Lƣu nghiên cứu, đánh giá mức độ bảo tồn và khả năng nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom cành. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù toàn bộ quần thể Bách vàng đã nằm trong Khu BTTN Bát Đại Sơn, nhƣng loài cây này vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng do có khu phân bố hẹp, số lƣợng cây ít và bị khai thác lấy gỗ bởi ngƣời dân địa phƣơng. Để bảo tồn loài cây này cần cấm khai thác loài cây này trên toàn bộ khu vực phân bố, nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng địa phƣơng, đặc biệt là tại các xã Thanh Vân, Cán Tỷ, Bát Đại Sơn thuộc Khu BTTN Bát Đại Sơn, nơi đã tìm thấy Bách vàng mọc tự nhiên. Bên cạnh việc nghiên cứu giâm hom thành công cần tìm hiểu thêm khả năng tạo hạt và nảy mầm hạt của Bách vàng, làm cơ sở cung cấp giống cho trồng mô hình và phát triển rừng Bách vàng trên núi đá vôi Hà Giang. Việc thử nghiệm nhân giống bằng hom cành cho thấy toàn bộ cành hom thử nghiệm đƣợc thu hái trong tự nhiên tại Khu bảo tồn và giâm hom theo từng dòng riêng biệt tại Công ty giống Lâm nghiệp Trung ƣơng- Hà Nội và tại Ban quản lý Khu BTTN Bát Đại Sơn tỉnh Hà Giang. Kết quả cho thấy khả năng ra rễ của hom Bách vàng giảm theo kích thƣớc đƣờng kính của cây. Hai cấp đƣờng kính chính có số cá thể nhiều trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn