Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phục vụ công tác quản lý rừng
lượt xem 2
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu đặc điểm các trạng thái rừng và tư liệu ảnh SPOT5 của khu vực nghiên cứu; nghiên cứu đặc điểm biến động các kênh phổ trong khu vực nghiên cứu; nghiên cứu phương pháp xây dựng bản đồ phân bố trạng thái rừng trên tư liệu ảnh SPOT 5; nghiên cứu đánh giá biến động các diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu; nghiên cứu đề xuất quản lý tài nguyên rừng bền vững ở khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phục vụ công tác quản lý rừng
- i LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phục vụ công tác quản lý rừng” Được hoàn thành trong chương trình đào tạo Thạc Sỹ Lâm Nghiệp. Trong quá trình thực hiện, tác giả đã được Ban giám hiệu, Khoa sau đại học tạo mọi điều kiện thuận lợi. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cán bộ, giáo viên của Trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là PGS. TS. Vương Văn Quỳnh và TS. Trần Quang Bảo, những người trực tiếp hướng dẫn khoa học, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Hà Tĩnh, Đoàn điều tra quy hoạch Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thiện luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học, thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 25 tháng 09 năm 2010 Tác giả Trần Hữu Hùng
- ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn .............................................................................................................i Danh mục các từ viết tắt ………………………………………………………... Danh mục các bảng ……………………………………………………………..v Danh mục các hình ……………………………………………………………...vi ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 ̣ sử nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 3 1.1. Lich ̣ sử nghiên cứu ở Viê ̣t Nam ................................................................. 8 1.2. Lich Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌCỦ A PHƯƠNG PHÁP VIẾN THÁM VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ SỐ............................................................................................13 2.1. Khái niệm về kỹ thuật viễn thám, tư liệu ảnh số ......................................13 2.1.1. Quang phổ điện từ...........................................................................15 2.1.2. Phổ phản xạ của một số đối tượng tự nhiên chính .........................16 2.1.3. Khái niê ̣m về tư liê ̣u ảnh số và phương pháp phân loa ̣i .................23 2.2. Cơ sở khoa học của kỹ thuật viễn thám ...................................................31 2.2.1. Cơ sở vất lý .....................................................................................31 2.2.2. Cơ sở sinh vật học...........................................................................31 2.2.3. Cơ sở sinh lý học ............................................................................31 2.3. Lựa cho ̣n tư liê ̣u viễn thám ......................................................................32 Chương 3. MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .38 3.1. Mục tiêu....................................................................................................38 3.1.1. Mục tiêu chung ...............................................................................38 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................38 3.2. Nội dung ...................................................................................................38 3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................38 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................39
- iii 3.4.1. Phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u .........................................................39 3.4.2. Phương pháp xử lý số liê ̣u ..............................................................39 Chương 4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ..........................41 4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................41 4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................41 4.1.2. Địa hình...........................................................................................41 4.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................41 4.1.4. Đất đai thổ nhưỡng .........................................................................42 4.1.5. Tài nguyên sinh vật .........................................................................42 4.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội và các vấn đề liên quan. ..................43 4.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế ..............................................................43 4.2.2. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................44 4.2.3. Tiềm năng kinh tế ...........................................................................44 Chương 5. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.......................................45 5.1. Nghiên cứu đặc điểm các trạng thái rừng và tư liệu ảnh SPOT5 của khu vực nghiên cứu ................................................................................................45 5.1.1. Tư liệu ảnh, bản đồ và thông số kỹ thuật của ảnh SPOT-5 ............45 5.1.2. Xây dựng bộ khóa giải đoán ảnh ....................................................49 5.2. Đặc điểm biến động các kênh phổ trong khu vực nghiên cứu .................52 5.3. Nghiên cứu phương pháp xây dựng bản đồ phân bố trạng thái rừng trên tư liệu ảnh SPOT 5 ..........................................................................................56 5.3.1. Nghiên cứu phương pháp phân loại rừng .......................................56 5.3.2. Xác định ngưỡng phân loại ............................................................60 5.3.3. Kiể m chứng thực tế và đánh giá đô ̣ chính xác của kế t quả phân loa ̣i ...61 5.4. Nghiên cứu đánh giá biến động các diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu …………………………………………………………………………66 5.4.1.Đánh giá biến động tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu...............64
- iv 5.4.2. Phương pháp đánh giá biến động có sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS (RS&GIS) ....................................................................65 5.4.3.Đề xuất quy trình thành lập bản đồ biến động.................................70 5.5. Một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho khu vực nghiên cứu ...................................................................................................................74 Chương 6. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHI........................................ ̣ 77 6.1. Kế t luâ ̣n ....................................................................................................77 6.2. Tồ n ta ̣i và kiế n nghi …………………………………………………….90 ̣ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 2.1. Bảng tổ ng hơ ̣p thông số kỹ thuâ ̣t và khả năng ứng du ̣ng của mô ̣t số loa ̣i ảnh viễn thám ................................................................................................34 Bảng 5.1: Một số thông số về các kênh phổ của ảnh SPOT-1;-2;-3 ....................46 Bảng 5.2: Mô ̣t số thông số các kênh phổ của ảnh SPOT-4..................................47 Bảng 5.3. Diện tích các trạng thái trước giải đoán năm 2006 ..............................49 Bảng 5.4: Thống kê giá trị NDVI trung bình cho các đối tượng có trong khu vực nghiên cứu trên ảnh SPOT-5 năm 2009. ..............................................................54 Bảng 5.5: Ngưỡng phân loa ̣i NDVI .....................................................................60 Bảng 5.6: To ̣a đô ̣ các điể m kiể m chứng và kế t quả trùng khớp ..........................62 Bảng 5.7: Tổ ng hơ ̣p kế t quả kiể m chứng và tỷ lê ̣ trùng khớp .............................63 Bảng 5.8: Bảng ma trận biến động giữa các đối tượng giai đoạn 2006 - 2009 theo phương pháp RS&GIS .................................................................................69
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Hình 2.1: Sơ đồ các giải sóng của quang phổ điê ̣n từ …………………………… 17 Hình 2.2: Đường cong phản xa ̣ phổ của các đố i tươ ̣ng theo bước sóng ..............19 Hình 5.1: 2 mảnh của ảnh SPOT-5 năm 2009 khu vực nghiên cứu. ...................45 Hình 5.2: Ảnh SPOT- 5 Toàn khu vực nghiên cứu năm 2009.............................46 Hình 5.3: Ảnh SPOT-5 năm 2009 sau khi cân bằng màu được ghép, cắt theo ranh giới khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kẻ Gỗ .................................................................48 Hình 5.4: Bộ khóa giải đoán các đối tượng có trong khu vực nghiên cứu ..........51 Hình 5.6: ẢnhNDVI năm 2009 khu vực nghiên cứu ( Xã Cẩm Mỹ ) .................53 Hình 5.7. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi NDVI qua các đối tượng ………………56 Hình 5.8. Ảnh phân loa ̣i tổ hơ ̣p và diêṇ tích các đố i tươ ̣ng theo NDVI ..............61 Hình 5.9. Bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu năm 2006 ..............................67 Hình 5.10. Bản đồ biến động khu vực xã Cẩm Mỹ ..................................................70 Hình 5.11. Sơ đồ quy rình công nghệ thành lập bản đồ biến động tài nguyên rừng từ ảnh vệ tinh có độ phân giải ca .................................................................71
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của con người và sinh vật. Là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá nhất có thể phục hồi và bảo vệ môi trường toàn diện nhất. Rừng làm trong lành khí quyển, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất, ngăn cát bay,...tạo nên một môi trường thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Trong đó lớp phủ thảm thực vật rừng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các rừng đặc dụng là bảo tồn hệ sinh thái mẫu chuẩn và các loài động thực vật quý hiếm. Sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng có thể làm mất đi hệ sinh thái mẫu chuẩn cũng như các lòai động thực vật quý hiếm do hoạt động của con người hay do các hiện tượng tự nhiên gây nên. Trong thời đa ̣i ngày nay với sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự phát triể n của khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t đã làm môi trường số ng của con người bi ̣biế n đổ i, sự nóng lên của trái đấ t, lũ lu ̣t, ha ̣n hán, dich ̣ bê ̣nh gia tăng…là những minh chứng cho sự biế n đổ i môi trường số ng. Rừng với chức năng phòng hô ̣: điề u hòa khí hâ ̣u, làm sa ̣ch môi trường, nuôi dưỡng nguồ n nước, duy trì chế đô ̣ thủy văn, chố ng xói mòn, bảo vê ̣ cải ta ̣o đấ t,…sẽ bảo vê ̣, duy trì và phu ̣c hồ i môi trường số ng cho con người. Ở các nước phát triể n, quá trình công nghiêp̣ hóa, đô thi ̣ hóa đã làm môi trường bi ̣ô nhiễm, hủy diê ̣t nhiề u diêṇ tích rừng. Ở các nước đang phát triển, với phương thức du canh, khai thác rừng quá mức đã hủy diê ̣t nhiề u diêṇ tích rừng có ̣ ̉ về mă ̣t kinh tế và sinh thái. giá tri ca Trong tình hình mới hiện nay để bảo vệ tốt những cánh rừng hiện có chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu cũng như các hoạt động triển khai của công tác này theo một chương trình mang tính hệ thống cao, một kế hoạch phát triển lâu dài. Để thực hiện được công tác này đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo độ chính xác tin cậy cao, giảm chi phí các nguồn lực thì việc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật để quản lý các nguồn tài nguyên rừng là hết
- 2 sức cần thiết, trong đó có khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t viễn thám. Kỹ thuâ ̣t viễn thám đã đươ ̣c ứng du ̣ng vào nhiề u liñ h vực nghiên cứu của Viê ̣t Nam đã mang la ̣i nhiề u ứng du ̣ng to lớn trong quản lý tài nguyên. Trong liñ h vực lâm nghiêp, ̣ kỹ thuâ ̣t viễn thám đã đươ ̣c sử du ̣ng để thành lâ ̣p các loa ̣i bản đồ hiêṇ tra ̣ng rừng, phân loa ̣i tra ̣ng thái rừng, phân vùng tro ̣ng điể m cháy rừng, theo dõi diễn biế n tài nguyên rừng,...Tuy nhiên, sử du ̣ng các bức ảnh viễn thám có đô ̣ phân giải thấ p và phương pháp giải đoán ảnh bằ ng mắ t hoă ̣c xác đinh ̣ vùng mẫu thường mang la ̣i kế t quả có đô ̣ chin ́ h xác không cao, đă ̣c biê ̣t là với các đố i tươ ̣ng có biế n đô ̣ng nhỏ thì khó phát hiêṇ đươ ̣c. Kỹ thuâ ̣t giải đoán ảnh tự đô ̣ng dựa trên bô ̣ khóa ảnh sẽ có thể xác định nhanh các đố i tươ ̣ng và đánh giá đươ ̣c các biế n đô ̣ng của chúng bằ ng việc sử du ̣ng các bức ảnh đa thời gian. Ảnh vệ tinh được xem là một trong những nguồn thông tin có triển vọng cho việc theo dõi sự biến động của lớp phủ thảm thực vật rừng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ gỗ là tiền thân của Ban quản lý rừng phòng hộ Kẻ Gỗ, ngoài nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 21.758,9 ha rừng đặc dụng và 6.230,0 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Kẻ gỗ còn quản lý và tổ chức sản xuất 6.566,3 ha rừng sản xuất. Với mục tiêu bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, như: Gà lôi lam đuôi trắng ( Lophura hatinhensis), Gà lôi lam mào đen ( Lophura imperalis), Mang lớn, Hổ, Gấu, Sao la, Vượn Má Hung... và các loài động, thực vật khác; tạo nguồn sinh thuỷ, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ lợi Kẻ Gỗ, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân. Xuấ t phát từ yêu cầ u thực tiễn đó, tôi thực hiêṇ đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phục vụ công tác quản lý rừng”
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Viễn thám là một ngành khoa học có lịch sử phát triển từ lâu, có mục đích nghiên cứu thông tin về một vật và một hiện tượng thông qua việc phân tích dữ liệu ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, ảnh hồng ngoại nhiệt và ảnh radar. Sự phát triển của khoa học viễn thám được bắt đầu từ mục đích quân sự với việc nghiên cứu phim và ảnh, được chụp lúc đầu từ khinh khí cầu và sau đó là trên máy bay ở các độ cao khác nhau. Ngày nay, viễn thám ngoài việc tách lọc thông tin từ ảnh máy bay, còn áp dụng các công nghệ hiện đại trong thu nhận và xử lý thông tin ảnh số, thu được từ các bộ cảm có độ phân giải khác nhau, được đặt trên vệ tinh thuộc quỹ đạo trái đất [24]. Sự biến động lớp phủ sẽ dễ dàng được phát hiện từ ảnh vệ tinh, tích hợp và xử lí các lớp thông tin qua các năm sẽ đánh giá được biến động trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sự suy thoái lớp phủ thực vật với sự phân bố và tập quán canh tác của các dân tộc khác nhau theo đơn vị cấp thôn bản. Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu quan trọng giúp các nhà quản lí, các nhà lãnh đạo cũng như những người làm công tác nghiên cứu có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để giảm nhẹ những tác động tiêu cực của hoạt động canh tác ảnh hưởng đến lớp phủ thực vật cũng như phương hướng phát triển kinh Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng năng lượng điện từ như ánh sáng, nhiệt, sóng cực ngắn như một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối tượng (Theo Floy Sabin 1987). Định nghĩa này loại trừ những quan trắc về điện, từ và trọng lực vì những quan trắc đó thuộc lĩnh vực địa vật lý, sử dụng để đo những trường lực nhiều hơn là đo bức xạ điện từ. ̣ sử nghiên cứu trên thế giới 1.1. Lich Lịch sử viễn thám cho thấy sự phát triển của kỹ thuật viễn thám luôn gắn liền với lỹ thuật chụp ảnh. Bức ảnh hàng không đầu tiên đợc chụp vào năm 1839. Năm 1849 Alime Laussedat đã khởi đầu cho một chơng trình sử dụng ảnh cho
- 4 mục đích thành lập bản đồ địa hình. Năm 1858 ngời ta đã sử dụng khinh khí cầu để chụp ảnh từ trên không do Gaspard Felix Tournachon - nhà nhiếp ảnh người Pháp. Tác giả đó sử dụng khinh khí cầu để đạt tới độ cao 80m, chụp ảnh vựng Bievre, Pháp.. Sang đầu thế kỹ 20 ngời ta đã thử nghiệm chụp ảnh từ trên không bằng máy bay và bức ảnh đầu tiên đợc chụp từ máy bay đã được Wilbur Wirght thực hiện năm 1909 trên vùng Centocalli - ITALIA. Sự phát triển của nghành hàng không cho phép ta có thể lựa chọn chụp ảnh được những vùng mà ta lựa chọn. Viễn thám là một khoa học, thực sự phát triển mạnh mẽ qua hơn ba thập kỷ gần đây, khi mà công nghệ vũ trụ đã cho ra các ảnh số, bắt đầu được thu nhận từ các vệ tinh trên quĩ đạo của trái đất vào năm 1960. Tuy nhiên, viễn thám có lịch sử phát triển lâu đời, bắt đầu bằng việc chụp ảnh sử dụng phim và giấy ảnh. Một trong những bức ảnh tiếp theo chụp bề mặt trái đất từ khinh khí cầu là ảnh vùng Bostom của tác giả James Wallace Black, 1860 [24] . Việc ra đời của ngành hàng không đã thúc đẩy nhanh sự phát triển mạnh mẽ ngành chụp ảnh sử dụng máy ảnh quang học với phim và giấy ảnh, là các nguyên liệu nhạy cảm với ánh sáng. Công nghệ chụp ảnh từ máy bay tạo điều kiện cho nghiên cứu mặt đất bằng các ảnh chụp chồng phủ kế tiếp nhau và cho khả năng nhìn ảnh nổi (stereo). Khả năng đó giúp cho việc chỉnh lý, đo đạc ảnh, tách lọc thông tin từ ảnh có hiệu quả cao. Một ngành chụp ảnh, được thực hiện trên các phương tiện hàng không như máy bay, khinh khí cầu và tàu lượn hoặc một phương tiện trên không khác, gọi là ngành chụp ảnh hàng không. Các ảnh thu được từ ngành chụp ảnh hàng không gọi là không ảnh. Bức ảnh đầu tiên chụp từ máy bay, được thực hiện vào năm 1910, do Wilbur Wright, một nhà nhiếp ảnh người Ý, bằng việc thu nhận ảnh di động trên vùng gần Centoceli thuộc nước ý. Năm 1956 việc thử nghiệm khả năng chụp ảnh từ máy bay đã được tiến hành trong việc phân loại và phát hiện các kiểu loại thực vật. Năm 1930 được sự bảo trợ của cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia hoa kỳ. người ta có thêr chụp được ảnh màu và đồng thời bắt đầu thực hiện nhiều cuộc nghiên
- 5 cứu nhằm tạo ra các lớp cảm quang nhạy với bức xạ gần hồng ngoại có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ ảnh hưởng tans xạ và mù khí quyển. Sự phát triể n của viễn thám được tóm tắ t qua các thời kỳ và sự kiê ̣n sau [5]: Thời gian (Năm) Sự kiện 1800 Phát hiện ra tia hồng ngoại 1839 Bắt đầu phát minh kỹ thuật chụp ảnh đen trắng 1847 Phát hiện cả dải phổ hồng ngoại và phổ nhìn thấy 1850-1860 Chụp ảnh từ kinh khí cầu 1873 Xây dựng học thuyết về phổ điện từ 1909 Chụp ảnh từ máy bay 1910-1920 Giải đoán từ không trung 1920-1930 Phát triển ngành chụp và đo ảnh hàng không 1930-1940 Phát triển kỹ thuật radar (Đức, Mỹ, Anh) 1940 Phân tích và ứng dụng ảnh chụp từ máy bay 1950 Xác định dải phổ từ vùng nhìn thấy đến không nhìn thấy 1950-1960 Nghiên cứu sâu về ảnh cho mục đích quân sự 12-4-1961 Liên xô phóng thành công tàu vũ trụ có người lái và chụp ảnh trái đất từ ngoài vũ trụ. 1960-1970 Lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ viễn thám 1972 Mỹ phóng vệ tinh Landsat-1 1970-1980 Phát triển mạnh mẽ phương pháp xử lý ảnh số 1980-1990 Mỹ phát triển thế hệ mới của vệ tinh Landsat 1986 Pháp phóng vệ tinh SPOT vào quĩ đạo 1990 đến nay Phát triển bộ cảm thu đo phổ, tăng dải phổ và số lượng kênh phổ, tăng độ phân giải của bộ cảm. Phát triển nhiều kỹ thuật xử lý mới. Ngoài các thống kê ở trên, có thể kể đến các chương trình nghiên cứu trái đất bằng viễn thám tại các nước như Canada, Nhật, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc. Bức ảnh đầu tiên, chụp về trái đất từ vũ trụ, được cung cấp từ tàu Explorer-6 vào
- 6 năm 1959. Tiếp theo là chương trình vũ trụ Mercury (1960), cho ra các sản phẩm ảnh chụp từ quỹ đạo trái đất có chất lượng cao, ảnh màu có kích thước 70mm, được chụp từ một máy tự động. Vệ tinh khí tượng đầu tiên (TIR0S-1), được phóng lên quĩ đạo trái đất vào tháng 4 năm 1960, mở đầu cho việc quan sát và dự báo khí tượng. Vệ tinh khí tượng NOAA, đã hoạt động từ sau năm 1972, cho ra dữ liệu ảnh có độ phân giải thời gian cao nhất, đánh dấu cho việc nghiên cứu khí tượng trái đất từ vũ trụ một cách tổng thể và cập nhật từng ngày [5]. Sự phát triển của viễn thám, đi liền với sự phát triển của công nghệ nghiên cứu vũ trụ, phục vụ cho nghiên cứu trái đất, các hành tinh và quyển khí. Các ảnh chụp nổi (stereo), thực hiện theo phương đứng và xiên, cung cấp từ vệ tinh Gemini (1965), đã thể hiện ưu thế của công việc nghiên cứu trái đất. Tiếp theo, tầu Apolo cho ra sản phẩm ảnh chụp nổi và đa phổ, có kích thước ảnh 70mm, chụp về trái đất, đã cho ra các thông tin vô cùng hữu ích trong nghiên cứu mặt đất. Ngành hàng không vũ trụ Nga đã đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu Trái Đất từ vũ trụ. Việc nghiên cứu trái đất đã được thực hiện trên các con tàu vũ trụ có người như Soyuz, các tàu Meteor và Cosmos (từ năm 1961), hoặc trên các trạm chào mừng Salyut. Sản phẩm thu được là các ảnh chụp trên các thiết bị quét đa phổ phân giải cao, như MSU-E (trên Meteor - priroda). Các bức ảnh chụp từ vệ tinh Cosmos có dải phổ nằm trên 5 kênh khác nhau, với kích thước ảnh 18 x 18cm. Ngoài ra, các ảnh chụp từ thiết bị chụp KATE-140, MKF-6M trên trạm quỹ đạo Salyut, cho ra 6 kênh ảnh thuộc dải phổ 0.40 đến 0.89m. Độ phân giải mặt đất tại tâm ảnh đạt 20 x 20m. Tiếp theo vệ tinh nghiên cứu trái đất ERTS (sau đổi tên là Landsat-1), là các vệ tinh thế hệ mới hơn như Landsat-2, Landsat- 3, Landsat-4 và Landsat-5. Ngay từ đầu, ERTS-1 mang theo bộ cảm quét đa phổ MSS với bốn kênh phổ khác nhau, và bộ cảm RBV (Return Beam Vidicon) với ba kênh phổ khác nhau. Ngoài các vệ tinh Landsat-2, Landsat-3, còn có các vệ tinh khác là SKYLAB (1973) và HCMM (1978). Từ 1982, các ảnh chuyên đề được thực hiện trên các vệ tinh Landsat TM-4 và Landsat TM-5 với 7 kênh phổ
- 7 từ giải sóng nhìn thấy đến hồng ngoại nhiệt. Điều này tạo nên một ưu thế mới trong nghiên cứu trái đất từ nhiều dải phổ khác nhau [24]. Ngày nay, ảnh vệ tinh chuyên đề từ Landsat-7 đã được phổ biến với giá rẻ hơn các ảnh vệ tinh Landsat TM-5, cho phép người sử dụng ngày càng có điều kiện để tiếp cận với phương pháp nghiên cứu môi trường qua các dữ liệu vệ tinh. Dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT của Pháp khởi đầu từ năm 1986, trải qua các thế hệ SPOT-1, SPOT-2, SPOT-3, SPOT-4 và SPOT-5, đã đưa ra sản phẩm ảnh số thuộc hai kiểu phổ, đơn kênh (panchoromatic) với độ phân dải không gian từ 10 x 10m đến 2,5 x 2,5m, và đa kênh SPOT- XS ( hai kênh thuộc dải phổ nhìn thấy, một kênh thuộc dải phổ hồng ngoại) với độ phân giải không gian 20 x 20m. Đặc tính của ảnh vệ tinh SPOT là cho ra các cặp ảnh phủ chồng cho phép nhìn đối tượng nổi (stereo) trong không gian ba chiều. Điều này giúp cho việc nghiên cứu bề mặt trái đất đạt kết quả cao, nhất là trong việc phân tích các yếu tố địa hình. Các ảnh vệ tinh của Nhật, như MOS-1, phục vụ cho quan sát biển (Marine Observation Satellite). Công nghệ thu ảnh vệ tinh cũng được thực hiện trên các vệ tinh của Ấn độ IRS-1A, tạo ra các ảnh vệ tinh như LISS thuộc nhiều hệ khác nhau. Trong nghiên cứu môi trường và khí hậu trái đất, các ảnh vệ tinh NOAA có độ phủ lớn và có sự lặp lại hàng ngày, đã cho phép nghiên cứu các hiện tượng khí hậu xảy ra trong quyển khí như nhiệt độ, áp suất nhiệt đới hoặc dự báo bão. Sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu trái đất bằng viễn thám được đẩy mạnh do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với việc sử dụng các ảnh radar. Viễn thám radar tích cực, thu nhận ảnh bằng việc phát sóng dài siêu tần và thu tia phản hồi, cho phép thực hiện các nghiên cứu độc lập, không phụ thuộc vào mây. Sóng radar có đặc tính xuyên qua mây, lớp đất mỏng và thực vật và là nguồn sóng nhân tạo, nên nó có khả năng hoạt động cả ngày và đêm, không phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời. Các bức ảnh tạo nên bởi hệ radar kiểu SLAR được ghi nhận đầu tiên trên bộ cảm Seasat. Đặc tính của sóng radar là thu tia phản hồi từ nguồn phát với góc xiên rất đa dạng. Sóng này hết sức nhạy cảm với độ ghồ ghề của bề mặt vật, được chùm tia radar phát tới, vì vậy nó được ứng
- 8 dụng cho nghiên cứu cấu trúc một khu vực nào đó. Công nghệ máy tính ngày nay đã phát triển mạnh mẽ cùng với các sản phẩm phần mềm chuyên dụng, tạo điều kiện cho phân tích ảnh vệ tinh dạng số hoặc ảnh radar. Thời đại bùng nổ của Internet, công nghệ tin học với kỹ thuật xử lý ảnh số, kết hợp với Hệ thông tin Địa lý (GIS), cho khả năng nghiên cứu trái đất bằng viễn thám ngày càng thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn [24]. Phương pháp xử lý ảnh đươ ̣c nghiên cứu và ứng du ̣ng khá phổ biế n từ những năm 1970 ở nhiề u nước tiên tiế n trên thế giới như: Mỹ, Canada, Thu ̣y Điể n, Pháp, Nhâ ̣t Bản. Sau đó phổ câ ̣p nhanh chóng ta ̣i các nước trong khu vực Châu Á như Ấn Đô ̣, Trung Quố c, Thái Lan, Indonexia, Philipin, Malaixia. Xử lý ảnh số đã đươ ̣c ứng du ̣ng rô ̣ng raĩ trong nhiề u liñ h vực khác nhau như: lâm nghiêp, ̣ nông nghiê ̣p, điạ chấ t,…. Trong hội nghị khoa học quốc tế bàn về vấn đề lớp phủ thảm thực vật từ ngày 29- 31/8/1995 tại Nhật Bản có rất nhiều báo cáo xung quanh việc sử dụng tư liệu viễn thám trong nghiên cúư các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để phân loại các đối tượng, phân tích môi trương, nghiên cứu biến động và xây dựng bản đồ.Ví dụ sử dụng chỉ số thực vật trên tư liệu vệ tinh kết hợp với GIS để lập kế hoạch chống xói mòn đất và nghiên cúư sự phục hồi rừng. Tại các hội nghi châu Á lần thứ 18 và 19 được tổ chức tại Malaysia và Philippin có rất nhiều báo cáo về việc xử lý số tư liệu viễn thám trong thành lập bản đồ trạng thái lớp phủ ( Land cover ) và bản đồ sử dụng đất ( Land use ), theo dõi quá trình sa mạc hoá ở khu vực tự trị của người Mông Cổ dựa trên cơ sở theo dõi biến động của lớp phủ thảm thực vật, báo cáo về sử dụng ảnh vệ tinh vào xây dựng bản đồ rừng, theo dõi biến động rừng của các nước như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan. ̣ sử nghiên cứu ở Viêṭ Nam 1.2. Lich Viễn thám theo nghĩa rộng được đưa vào Việt Nam có thể nói bắt đầu từ những năm 30 khi pháp chụp ảnh đồng băng sông cửu Long và rải rác các khu vực như Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn.Trong suốt thời gian dài trước năm
- 9 1945, Việt Nam không có khả năng thực hiện việc điều tra rừng. Thời kỳ này chỉ có số liệu về tài nguyên rừng được công bố trong công trình "Lâm nghiệp Đông Dương" của P. Maurand và số liệu đó thường được xem là tài liệu gốc để so sánh diễn biến rừng ở Việt Nam từ năm 1945 trở về sau. Theo tài liệu và bản đồ của Maurand thì đến năm 1943, rừng Việt nam vẫn còn khoảng 14.352.000 ha, độ che phủ 43,7%. Trong giai đoạn 1945-1954 không có tài liệu nào đề cập đến việc điều tra rừng mà chỉ đi sâu phân tích các hoạt động bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng, trồng cây gây rừng và đào tạo cán bộ lâm nghiệp [2]. (Nguyễn Ngọc Bình, 2006) Năm 1958, với sự hợp tác của CHDC Đức đã sử dụng ảnh máy bay đen trắng toàn sắc tỷ lệ 1/30.000 để điều tra rừng ở vùng Đông Bắc [4]. (Chu Thị Bình, 2001). Đó là một bước tiến bộ kỹ thuật rất cơ bản, tạo điều kiện xây dựng các công cụ cần thiết để nâng cao chất lượng công tác điều tra rừng ở nước ta. Từ cuối năm 1958, bình quân mỗi năm đã điều tra được khoảng 200.000 ha rừng, đã sơ thám được tình hình rừng và đất đồi núi, lập được thống kê tài nguyên rừng đơn giản và vẽ được phân bố tài nguyên rừng ở miền Bắc. Đến cuối năm 1960, tổng diện tích rừng ở miền Bắc đã điều tra được vào khoảng 1,5 triệu ha. Ở Miền Nam ảnh máy bay được sử dụng từ năm 1959, đã xác định tổng diện tích rừng miền Nam là 8 triệu ha. Năm 1968 đã sử dụng ảnh máy bay trong công tác điều tra rừng cho lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Dựa vào ảnh máy bay, khoanh ra các loại rừng, sau đó ra thực địa kiểm tra và đo đếm cho từng loại rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng thành quả. Giai đoạn 1970 – 1975 ảnh máy bay đã được sử dụng rộng rãi để xây dựng các bản đồ hiện trạng, bản đồ mạng lưới vận xuất, vận chuyển cho nhiều vùng thuộc miền Bắc [11] (Vũ .Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997). Từ năm 1981 đến năm 1983, lần đầu tiên ngành Lâm nghiệp tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc. Trong đó đã kết hợp giữa điều tra mặt đất và giải đoán ảnh vệ tinh do FAO hỗ trợ. Do vào đầu những
- 10 năm 1980, ảnh vệ tinh và ảnh hàng không còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng yêu cầu điều tra rừng ở một số vùng nhất định, mà chưa có đủ cho toàn quốc. Ảnh vệ tinh được sử dụng thời kỳ đó là Landsat MSS. Từ năm 1991 – 1995 đã tiến hành theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc và xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng trên cơ sở kế thừa những bản đồ hiện trạng rừng hiện có thời kỳ trước năm 1990, sau đó dùng ảnh vệ tinh Landsat MSS và Landsat TM có độ phân giải 30x30m để cập nhật những khu vực thay đổi sử dụng đất, những nơi mất rừng hoặc những nơi có rừng trồng mới hay mới tái sinh phục hồi [9]. Ảnh vệ tinh Landsat MSS và Landsat TM tỷ lệ 1:250.000, được giải đoán khoanh vẽ trực tiếp trên ảnh bằng mắt thường. Kết quả giải đoán được chuyển hoạ lên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 và được kiểm tra tại hiện trường. Thành quả đã thành lập được: bản đồ sinh thái thảm thực vật rừng các vùng tỷ lệ 1:250.000; bản đồ dạng đất đai các tỉnh tỷ lệ 1:100.000 và các vùng tỷ lệ 1:250.000. Từ năm 1996 – 2000, bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng bằng phương pháp viễn thám. Ảnh vệ tinh đã sử dụng là SPOT3, có độ phân giải 15m x 15m, phù hợp với việc xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:100.000. So với ảnh Landsat MSS và Landsat TM, ảnh SPOT3 có độ phân giải cao hơn, các đối tượng trên ảnh cũng được thể hiện chi tiết hơn. Ảnh SPOT3 vẫn được giải đoán bằng mắt thường nên kết quả giải đoán vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia giải đoán và chất lượng ảnh. Kết quả về mặt thành lập bản đồ đã xây dựng được: bản đồ phân vùng sinh thái thảm thực vật cấp vùng và toàn quốc; bản đồ phân loại đất cấp tỉnh, vùng và toàn quốc; bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh, vùng và toàn quốc và bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:100.000; 1:250.000; 1:1000.000. Từ năm 2000 – 2005, phương pháp xây dựng bản đồ trong lâm nghiệp đã được phát triển lên một bước. Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng từ ảnh số vệ tinh Landsat ETM+. Độ phân giải ảnh là 30m x 30m. Việc giải đoán ảnh được thực hiện trong phòng dựa trên những mẫu khóa ảnh đã được kiểm tra ngoài hiện trường. Ưu điểm của phương pháp giải đoán ảnh số là tiết kiệm được thời gian
- 11 và có thể giải đoán thử nhiều lần trước khi lấy kết quả chính thức [2] . (Nguyễn Ngọc Bình, 2006). Như vậy, tuy khoa học điều tra rừng của ra đời muộn hơn so với nhiều môn khoa học khác nhưng đã đạt được những thành quả nhất định. Song song với điều tra mặt đất, đã nghiên cứu thử nghiệm và từng bước ứng dụng có hiệu quả phương pháp viễn thám trong xây dựng các bản đồ tài nguyên rừng. Tuy nhiên, hệ thống các bản đồ tài nguyển rừng Việt nam hiện nay, do được xây dựng tại các thời điểm khác nhau và đã sử dụng nhiều nguồn thông tin tư liệu, nhiều nguồn ảnh, từ ảnh vệ tinh Landsat MSS, TM, SPOT, Aster, Radar, ảnh máy bay và hệ thống phân loại rừng rất khác nhau qua các thời kỳ, nên đã tạo ra nhiều loại số liệu không đồng bộ, gây khó khăn cho người sử dụng, đặc biệt trong việc theo dõi biến động về diện tích của rừng qua các thời kỳ. Trong thời gian gầ n đây ảnh viễn thám đươ ̣c sử du ̣ng phổ biế n ở Việt Nam, với công nghê ̣ xử lý hiê ̣n đa ̣i hơn, dưới đây trích dẫn mô ̣t số đề tài về sử du ̣ng tư liê ̣u viễn thám Trầ n Thanh Tùng (2006) [28], sử du ̣ng ảnh vê ̣ tinh có đô ̣ phân giải 15m để theo dõi diễn biế n hình thái cửa sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi từ 1995 đế n 2005. Pha ̣m Quang Sơn (2008) [22] thực hiê ̣n đề tài “Ứng du ̣ng thông tin viễn thám và GIS trong nghiên cứu, quản lý tổ ng hơ ̣p tài nguyên và môi trường vùng ven bờ và hải đảo”. Lương Văn Viê ̣t, Phân viêṇ khí tươ ̣ng thủy văn và môi trường phía Nam, đã sử du ̣ng kênh nhiê ̣t của ảnh Landsat -5 và Landsat-7 để đánh giá xu thế biế n đổ i khí hâ ̣u ta ̣i thành phố Hồ Chí Minh do sự gia tăng dân số . Chuyên san Viễn thám và điạ tin ho ̣c số 5-2008 của Trung tâm Viễn thám quố c gia đã đề câ ̣p đế n mô ̣t số công trình nghiên cứu: sử du ̣ng ảnh vê ̣ tinh radar để thành lâ ̣p mô ̣t số lớp thông tin về lớp phủ thực vâ ̣t , thành lâ ̣p bản đồ nhiê ̣t đô ̣ mă ̣t nước biể n và hàm lươ ̣ng chlorophyll-A khu vực biể n đông từ ảnh MODIS[20], ứng du ̣ng công nghê ̣ viễn thám và thông tin điạ lý trong quản lý tổ ng hơ ̣p lưu vực sông,…
- 12 Tâ ̣p thể tác giả: Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Huỳnh Thị Thu Hương (2008) [18] : “Ứng dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao (ảnh nhìn nhanh Quicklook) theo dõi sự diễn biến hiện trạng rừng khu vực rừng đặc dụng Vồ Dơi, Cà Mau”. Các tác giả đã sử du ̣ng ảnh viễn thám để theo dõi diễn biế n hiêṇ tra ̣ng rừng ở khu vực rừng đă ̣c du ̣ng Vồ Dơi, Cà Mau. Lâm Đa ̣o Nguyên – Phòng Điạ tin ho ̣c Vâ ̣t lý, PV Vâ ̣t lý ta ̣i Tp Hồ Chí Minh [19] có đề tài “Ứng du ̣ng tư liê ̣u viễn thám vê ̣ tinh để giám sát sự sinh trưởng của cây lúa”. Đề tài đã đề câ ̣p đế n sử du ̣ng tư liê ̣u viễn thám vê ̣ tinh để theo dõi phát triể n mùa vu ̣ lúa, đă ̣c biê ̣t sử du ̣ng tư liê ̣u viễn thám radar ERS2-SAR của cơ quan không gian Châu Âu (ESA - European Space Agency) cho vùng lúa đồ ng bằ ng Sông Cửu Long, nơi có hê ̣ thố ng mùa vu ̣ vố n rấ t phức ta ̣p. Nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật bằng ảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của nó tới sự đa dạng sinh học ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên Nam Bộ. Xây dựng mô hình tích hợp hệ thống thông tin đất đai với cơ sở dữ liệu GIS hỗ trợ quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long. TS. Lê Minh, TS Nguyên Xuân Lâm. THs Chu Hải Quỳnh. năm 2009 " Ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam " Nguyễn Quang Tuấn. Trần Văn No. Nguyễn thị Hương. Đại Học Khoa Học Huế Năm 2010 " Ứng dụng GIs và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2008 tại Huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh " Ngoài ra tư liê ̣u viễn thám đươ ̣c sử du ̣ng rô ̣ng raĩ trong các liñ h vực khác như: Phát hiê ̣n vế t dầ u loang trên biể n, khu vực cây xanh đô thi,̣ giao thông,tính toán đô ̣ ẩ m không khí giám sát nhiê ̣t đô ̣ bề mă ̣t, mố i liên hê ̣ giữa nhiệt đô ̣ bề mă ̣t và chỉ số thực vâ ̣t, xác đinh ̣ chỉ số xói mòn đấ t, tìm hiể u sự thay đổ i của lớp phủ thực vâ ̣t, nghiên cứu điạ ma ̣o ,xác đinh ̣ năng suấ t mùa màng,…
- 13 Bước sang thế kỷ 21, tư liê ̣u viễn thám đươ ̣c sử du ̣ng trong nhiề u liñ h vực nghiên cứu và đã mang la ̣i những hiê ̣u quả vươ ̣t trô ̣i so với các phương pháp nghiên cứu truyề n thố ng, sử du ̣ng tư liê ̣u viễn thám có thể xác đinh ̣ nhanh về đố i tượng và có thể theo dõi sự biế n đô ̣ng của các đố i tươ ̣ng thông qua các bức ảnh đa thời gian.Các vê ̣ tinh ngày nay ngày càng hoàn thiêṇ sẽ là nguồ n tư liê ̣u tro ̣ng cho các nghiên cứu khoa ho ̣c thuô ̣c các liñ h vực. Nhìn chung tính đến nay kỹ thuật xử lý ảnh số vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và tìm hiểu công nghệ, chưa được ứng dụng rộng rãi mang tính khẳng định vào thực tiễn Lâm Nghiệp Việt Nam. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay việc ứng dụng công nghệ này trong công tác điều tra quy hoạch rừng là hết sức cần thiết và phải thường xuyên cập nhật tư liệu. Vì vậy đề tài m, ạnh dạn ứng dụng công nghệ này để phân loại và đánh giá lớp phủ thảm thực vật trên khu vực nghiên cứu, góp phần phổ cập công nghệ mới áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌCỦ A PHƯƠNG PHÁP VIẾN THÁM VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ SỐ 2.1. Khái niệm về kỹ thuật viễn thám, tư liệu ảnh số Kỹ thuâ ̣t viễn thám là mô ̣t khoa ho ̣c công nghê ̣ mà nhờ nó các tiń h chấ t của vâ ̣t thể quan sát đươ ̣c xác đinh, ̣ đo đa ̣c hoă ̣c phân tích mà không tiế p xúc trực tiế p với chúng. Nói cách khác viễn thám là công nghê ̣ nhằ m xác đinh ̣ và nhận biế t đố i tươ ̣ng hoă ̣c các điề u kiêṇ môi trường thông qua các đă ̣c trưng riêng về phản xa ̣ và bức xa ̣ điê ̣n từ[7]. Sóng điêṇ từ có bố n tính chấ t cơ bản là tầ n số hay bước sóng, hướng lan truyề n, biên đô ̣ và mă ̣t phẳ ng phân cực. Bố n đă ̣c tính này sẽ phản ánh các thông tin khác nhau về đố i tươ ̣ng. Tấ t cả các vâ ̣t thể đề u phản xa ̣, hấ p thu ̣, phân tách và bức xa ̣ sóng điêṇ từ bằ ng các cách thức khác nhau. Các đă ̣c trưng này thường
- 14 đươ ̣c go ̣i là đă ̣c trưng phổ và nó là nguồ n tư liê ̣u chủ yế u trong kỹ thuâ ̣t viễn thám để nhâ ̣n biế t và phân loa ̣i đố i tươ ̣ng[24]. Ảnh số là một dạng tư liệu ảnh ghi nhận các thông tin viễn thám ở dạng số. Ảnh không được lưu trên giấy hoặc phim thông thường mà được lưu trên các media điện tử như băng từ, đĩa quay từ...Hình ảnh thu được, được chia thành nhiều phần tử nhỏ ( thường là hình vuông ) được gọi là các picel. Mỗi picel tương ứng với một đơn vị không gian bao phủ trên bề mặt trái đất . độ rộng bao phủ bề mặt đất của một picel có thể từ vài mét đến hàng trăm kilômét tuỳ theo loại bộ cảm và được gọi là độ phân giải. Tuỳ theo độ phân giải của ảnh mà người ta sử dụng vào các mục đích khác nhau phù hợp. Một bức ảnh số có thể tập hợp rất nhiều picel khác nhau bao phủ một vùng không gian nhất định. Các picel trên ảnh xếp sát nhau theo dạng ma trận tạo thành hàng cột, vị trí mỗi picel được xác định bằng số thứ tự hàng và số thứ tự cột của nó, lấy góc trên bên trái bức ảnh là gốc (Số thứ tự hàng là 0, số thứ tự cột là 0). Tư liệu ảnh số được ghi lại trên đĩa hoặc băng từ theo những kiểu định dạng nhất định gọi là kiểu " format ". Các kiểu định dạng này có thể chuyển đổi qua lại nhau để xử lý nhờ các chương trình xử lý ảnh. Hiện nay tư liệu ảnh vệ tinh dạng số thường có các kiểu định dạng sau: - Kiểu định dạng BQS ( Band Sequence ) : Trong kiểu định dạng này các kênh phổ được ghi tuần tự hết kênh này sang kênh khác. - kiểu định dạng BIL ( Band Interleaved ) : Trong kiểu định dạng này tư liệu dạng số được ghi theo từng hàng trên đĩa từ, mỗi hàng được ghi theo tuần tự các kênh phổ và sau khi xong tổ hợp các kênh phổ của hàng này thì chuyển sang hàng khác. - Kiểu định dạng BIP ( Band Interleaved by picel ) : Trong kiểu định dạng này thì các kênh phổ được ghi cách nhau bởi các picel. Mỗi picel lưu tuần tự các kênh phổ sau khi kết thúc tổ hợp picel này thì lại chuyển sang tổ hợp picel khác. Những bức ảnh chụp theo một vùng không gian nhất định theo chu kỳ nào đó gọi là tập ảnh đa thời gian. Phần lớn các vệ tinh hoạt động theo một chu kỳ, cứ sau một khoảng thời gian nhất định theo thiết kế, vệ tinh lại bay qua vị trí cũ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn