intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh học và quy trình nuôi trồng Nấm sò vua (Pleurotus eryngii)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu đặc điểm của nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) làm cơ sở cho việc định hướng để chọn tạo giống nấm và triển khai sản xuất trong điều kiện môi trường sinh thái của nước ta. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh học và quy trình nuôi trồng Nấm sò vua (Pleurotus eryngii)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------------- VI MINH THUẬN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG NẤM SÒ VUA (Pleurotus eryngii) Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. TRỊNH TAM KIỆT HÀ NỘI – 2010
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm được con người sử dụng rộng rãi từ rất lâu. Tại Trung Quốc, từ thời Xuân thu Chiến quốc, các y thư cổ đánh giá nấm là thứ “ăn được, bồi bổ được, có thể sử dụng làm thuốc, toàn thân đều quý giá ”. Ở nhiều nước, trồng nấm là một ngành kinh doanh. Nấm không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, nhiều loại còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, trong hóa học trị liệu kháng khuẩn. Trong tự nhiên, chúng tham gia vào các chu trình vật chất và năng lượng. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 10.000 loài, có khoảng 5.000 loài có thể ăn được và 1.000 loài dùng làm thuốc. Ngoài nguồn thu hái từ thiên nhiên, người ta đã trồng được hơn 80 loại theo phương pháp công nghiệp với năng suất cao. Việt Nam là nước có ưu thế về sản xuất nông nghiệp. Trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Một trong những vấn đề đó là thực hiện đa dạng hóa kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Hiện nay ở nước ta mới trồng phổ biến khoảng 12 loại, chủ yếu là các loại nấm như nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Mộc nhĩ, nấm Rơm.. và tiến hành nhập nhiều loại nấm mới có giá trị cao. Để phát triển được nghề trồng nấm cần tăng cường đầu tư sản xuất, công nghệ trồng, sau thu hoạch cần được cải tiến, trang bị kỹ thuật thu hái, bảo quản vận chuyển thu hoạch tiên tiến. Hơn hết là người trồng nấm cũng phải có hiểu biết về đặc tính và quy trình nuôi trồng từng loại nấm. Nấm Sò vua có tên khoa học là Pleurotus eryngii, là một loại nấm mới có giá trị dinh dưỡng và dược liệu rất cao, được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về đặc tính sinh vật học và quy trình nuôi trồng chúng áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Đề tài “ Nghiên cứu đặc tính sinh học và quy trình nuôi trồng nấm Sò vua (Pleurotus eryngii)” hy vọng sẽ đóng góp một phần cơ sở khoa học và thực tiễn vào việc trồng loài này tại nước ta.
  3. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở sinh vật học của nấm 1.1.1. Vị trí phân loại Nấm ăn thuộc vi sinh vật chân khuẩn gồm các đặc điểm: không quang hợp, dinh dưỡng theo cách dinh dưỡng, có khuẩn ty phát triển, nhân giống bằng bào tử. Loại chân khuẩn mà quả thể có thịt hoặc chất keo ăn được gọi là nấm ăn, loại chân khuẩn có độc gọi là nấm độc. Trong hệ thống phân loại sinh học, theo các quan điểm phân loại khác nhau thì nấm được phân loại khác nhau. Theo quan điểm chung hiện nay, hệ thống phân loại của R.H.Whitaker (1969) đang được sử dụng nhiều trong phân loại sinh học. Hệ thống phân loại gồm 5 giới: - Monera : Giới khởi sinh - Protista : Giới nguyên sinh - Fungi Mycota : Giới nấm - Plantae : Giới thực vật - Animania : Giới động vật Ngoài ra còn có hệ thống phân loại của A.L.Takhtadjan (1973) chia sinh giới làm 4 giới chính sau: - Giới Mycota : Gồm vi khuẩn và khuẩn lam. - Giới nấm : Fungi - Giới thực vật : Plantae - Giới động vật : Animania
  4. 3 Dù theo quan điểm nào thì nấm vẫn được coi là một giới riêng trong hệ thống phân loại. Nấm được phân chia thành ba giới phụ là giới phụ nấm nhầy (Protofora Fungi), giới phụ nấm tảo (Chromista Fungi) và giới phụ nấm thật (Eu Fungi) bao gồm nấm Tiếp hợp (Zygomycota), nấm nang (Ascomycota) và nấm đảm (Basidomycota). Hầu hết các loại nấm không có khả năng quang hợp như thực vật do đó nấm không có khả năng tự dưỡng (Autroph) mà có đời sống dị dưỡng (Hetetroph). Cũng như các vi sinh vật, nấm đóng vai trò quan trọng như là một khâu trong chu trình tuần hoàn các vật chất tự nhiên: phân hủy các hợp chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản hơn và các chất vô cơ, trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất. 1.1.2. Kết cấu hình thái của nấm Nấm có nhiều chủng loại, hình thái khác nhau, quả thể ở dạng mũ, dạng cục, dạng san hô...nhưng có kết cấu hình thái tương đối ổn định. a. Kết cấu hình thái khuẩn ty Bào tử là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, trong điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm thành sợi tơ dạng ống, mỗi sợi tơ nhỏ đó gọi là khuẩn ty. Đầu mút khuẩn ty không ngừng sinh trưởng, phân nhánh đan xen ngang dọc với nhau thành bó khuẩn ty gọi là khuẩn ty thể, khuẩn ty thể bám chặt vào cơ chất dinh dưỡng tiết ra các enzym để phân giải cơ chất hấp thu dinh dưỡng. 1. Hình thái cơ bản của khuẩn ty và kết cấu tế bào Khuẩn ty của nấm ăn có đường kính 5 - 13µm, thường không hoặc có màu. Khuẩn ty có hoành cách mô trên đó có lỗ, lỗ là đường giao thông của tế bào chất, nhân tế bào và các khí quan khác của các tế bào liền nhau. Tế bào
  5. 4 của nấm ăn có kết cấu cơ bản của một tế bào có nhân và do nhân tế bào, vách tế bào và tế bào chất hợp thành. Thành phần chính của vách tế bào là chất kitin. Trong tế bào chất có dịch bào, tuyến lạp thể, nội chất võng, và ribosome, liver- glucose... Nhân tế bào có màng và nhân, trong nhân có nhiều sắc thể, số lương nhân không cố định, có thể có 1 đến 2 hoặc nhiều hơn. 2. Các dạng khuẩn ty - Khuẩn ty đơn nhân: Bào tử nấm nảy mầm thành khuẩn ty, nhiều nhân không màng ngăn, sau hình thành màng ngăn chia thành mỗi tế bào một nhân gọi là khuẩn ty đơn nhân. Khuẩn ty đơn nhân thường mành dài và có ít nhánh, về sau phình to ra và chia thành nhiều nhánh. Hình 1.1. Bào tử nảy mầm - Khuẩn ty hai nhân: khi có hai khuẩn ty đơn nhân do màng bào tử tách biệt khác nhau nảy mầm tiếp xúc với nhau; ở vi trí tiếp xúc khuẩn ty sinh ra enzym làm cho vách tế bào tan ra, tiến hành ghép tế bào chất nhưng không ghép nhân mà tạo thành khuẩn ty hai nhân. Tùy loại khuẩn ty mà có thể là ghép lưỡng cực hay ghép tứ cực. Chỉ có khuẩn tu hai nhân mới tạo ra quả thể nấm. - Liên hợp dạng khóa của khuẩn ty hai nhân: phần lớn khuẩn ty hai nhân cảu nấm phải thông qua quá trình liên hợp dạng khóa làm cho một khuẩn ty hai nhân biến thành 2 tế bào khuẩn ty hai nhân. Để hình thành quả thế khuẩn ty
  6. 5 còn trải qua nhiều quá trình diễn biến phức tạp, đó cũng là đặc điểm nổi bật của đại đa số nấm ăn. - Hình thái đặc biệt của khuẩn ty: trong quá trình tiến hóa lâu dài, để thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh khuẩn ty đã sinh ra nhiều loại kết cấu đặc biệt với nhiều hình thái và chức năng khác nhau như rễ nấm, hạch nấm....về mặt chức năng sinh lý đó là chất dinh dưỡng tích trữ khi gặp điều kiện ngoại cảnh không tốt. b. Kết cấu hình thái quả thể Bất kỳ quả thể nào của nấm cũng do khuẩn ty tạo ra, là nơi loài nấm tiến hành sinh sản hữu tính, là đối tường chính để nuôi trồng và làm thức ăn. Quả thể nấm to hay nhỏ, cấu tạo hình thái và mà sắc thường khác nhau nên đó là cơ sở, căn cứ để phân loại nấm. Quả thể nấm gồm 3 phần: 1. Cuống nấm Có tác dụng nâng đỡ mũ nấm làm nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng và giúp phát tán bào tử đi xa. Cuống nấm có khi đính giữa mũ nấm hoặc đính lệch hay đính vào một mé của mũ nấm. Cuống nấm có loại hình trụ, hình gậy, bên trong có chất xơ, chất thịt. Bề mặt có thể láng bóng, có lớp lông hoặc lớp vảy, bên trong đặc, xốp hoặc rỗng và cũng có khi từ đặc biến thành rỗng. 2. Mũ nấm Mũ nấm: phần chóp của tán nấm, thường có nhiều hình dạng khác nhau. Bề mặt mũ nấm bóng hoặc có vằn có vân thô, mép của mũ nấm có thể liền hoặc nứt, có thể cuộn vào bên trong, cong lên trên. Màu sắc khá đa dạng, độ đậm nhạt khác nhau. Đặc trưng của mũ nấm là diễn biến theo giai đoạn phát dục và điều kiện sinh thái.
  7. 6 Thịt nấm: kết cấu mô của mũ nấm có lướp vỏ và lớp thịt. Lớp vỏ ở bên ngoài mũ nấm do khuẩn ty bảo vệ tạo nên. Lớp thịt nằm ở phía dưới lớp vỏ, phần lớn là chất thịt, còn là chất sáp, chất keo, chất da. Đa số ở các loài nấm ăn, sau khi mũ nấm bị tổn thương sẽ đổi màu. 3. Phiến nấm Hình thành phía dưới mũ nấm, xếp xòe ra, có các dạng rộng, hẹp, tam giác, dài đều nhau hoặc không đền nhau. Màu sắc có thể biến đổi theo sự hình thành bào tử. Phiến nấm là nơi chứa các đẳm bào tử. 1.1.3. Phương thức sinh sản và vòng đời của nấm a. Phương thức sinh sản Nấm có thể tạo cá thể mới thông qua sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính - Sinh sản vô tính: là quá trìn sinh ra cá thể cùng loài không qua sự kết hợp giữa tế bào lưỡng tính mà chỉ có sự phân chia của tế bào dinh dưỡng hoặc sự phân chia của khuẩn ty dinh dưỡng, đồng thời bất kỳ đoạn khuẩn ty nào đứt ra cũng có thể sinh ra khuẩn ty mới. Nấm ăn có thể thông qua bào tử vô tính để sinh sản. - Sinh sản hữu tính: là quá trình sinh sản ra cá thể mới mới bằng sự kết hợp giữa tế bào lưỡng tính thông qua 3 giai đoạn: phối chất, phối nhân và phân chia giảm nhiễm - Sinh sản chuẩn: đây là hình thức sinh sản không phải phân chua giảm nhiễm mà do sự liên kết của khuẩn ty làm cho gen được sắp xếp lại với tần xuất thấp. Sinh sản chuẩn bao gồm liên kết khuẩn ty, tạo nhân là, hòa nhân và trao đổi tế bào .
  8. 7 - Phát tán và nẩy mầm bào tử: số lượng bào tử của nấm rất lớn, phát tán nhờ gió. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì này mầm hình thành dạng ống vươn dài, dạng mầm hoặc bào tử phân tử. b. Vòng đời của nấm Toàn bộ lịch trình của nấm ăn trải quả các giai đoạnh sinh trưởng, phát dục cho đến sinh sản ra cá thể đời sau gọi là vòng đời của nấm. Vòng đời của nấm ăn bắt đầu từ bào tử này mầm, qua giai đoạn khuẩn ty đơn nhân và 2 nhân, khuẩn ty 2 nhân sinh trưởng, đan kết với nhau hình thành quả thể nấm, phát dục cho tới khi sinh sản ra bào tử đời sau và phát tán đi mới kết thúc 1 vòng đời. Có thể tóm tắt chu trình sống tiêu biểu của nấm theo sơ đồ. Giai đoạn hệ sợi gần như chiếm thời gian dài nhất trong chu trình sống của nấm. Nảy mầm Bào tử Sợi nấm Quả thể Hình 1.2. Chu trình sống của nấm [9] 1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm 1.2.1. Trên thế giới Hương vị thơm ngon của nấm rất hấp dẫn các vị Pharaoh của Ai Cập từ hàng ngàn năm trước, họ tin rằng đó là thức ăn của hoàng gia. Ở Trung Quốc,
  9. 8 Hy Lạp, Mexico, Mỹ latinh, nấm được coi là bí ẩn, được dùng trong các nghi thức cổ. Người ta cũng tin rằng, nấm có đặc tính tạo cho con người sức mạnh siêu nhiên, tìm kiếm các linh hồn bị mất và dẫn linh hồn đến với các vị thần. Nhiều giả thuyết cho rằng, nấm được trồng lần đầu tiên vào khoảng năm 600 tại Châu Á, thế kỷ 17 ttại Châu Âu, nhưng phải đến thế kỷ 18 tại Pháp kỹ thuật trồng nấm mới bắt đầu hình thành. Một số tài liệu cho rằng, nông dân thời Louis XIV là những người nông dân trồng nấm đầu tiên. Thời gian này, nấm được trồng tại các mỏ đá bỏ và được coi là một hình thức trồng đặc biệt của nông nghiệp. Các nhà làm vườn Anh đã tìm được kỹ thật trồng nấm cần ít lao động, vốn đầu tư và không gian nuôi trồng, với nhiều thử nghiệm được công khai trên các tạp chí. Nhưng phải đến sau những năm 1900, nông dân Hà Lan mới trồng nấm trên quy mô lớn tại các mỏ đá. Sau những năm 1950, người Hà Lan đã phát triển thành các vùng chuyên canh, chủ yếu ở phía nam các con sông lớn. Trồng nấm rất phát triển ở đây bởi sự kiểm soát nghiêm ngặt trong kỹ thuật gieo cấy, thu hái sản phẩm. Trong 50 năm qua, Hà Lan đã trở thành nước sản xuất nấm lớn nhất trong liên minh Châu Âu, đứng thứ ba trên thế giới với sản lượng hàng năm là 270 nghìn tấn, tạo hơn 10.000 việc làm. Đứng đầu là Trung Quốc với 70% sản lượng thế giới. Hoa Kỳ giữ vị trí thứ hai. Cuối thế kỷ 19, sản xuất nấm đã vượt Đại Tây Dương tới Hoa kỳ, nơi để các nhà làm vườn thử vận may của mình với cây trồng mới. Trong những năm đầu nấm được tiến hành nuôi trồng bởi một nhóm người. Nhưng sau đó nghề này được mở rộng quy mô lớn. Năm 1891, cuốn sách đầu tiên do Wiliam Falconer – người Mỹ - về trồng nấm đã được xuất bản với các nội dung: “Làm thế nào để trồng nấm”; “Phương pháp thực hành: lợi nhuân”.
  10. 9 Năm 1903, sau nhiều thử nghiệm, hai nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm ra phương pháp sản xuất ra giống nấm thuần chủng, nhờ đó ngành công nghiệp nấm của Mỹ được giải phóng khỏi sự phụ từ Anh về nhập khẩu nấm. Các tổ chức sản xuất được thành lập, đứng đầu là công ty Spawn of St Paul Minnesota do Louis F.Lambert. Năm 1914, chiến dịch tiếp thị cho nấm đã bắt đầu phát động đẩy giá bán lẻ các sản phẩm từ nấm lên cao, đem lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất. Ngành công nghiệp nấm bắt đầu phát triển ở một số vùng của đất nước: Đảo Island, Trung Massachusetts, Chicago, Michigan và California. NamPennsylvania đã (và vẫn còn đến ngày nay) là trung tâm lớn nhất của sản xuất nấm ở trong nước. Năm 1924, Sở Nông nghiệp Pennsylvania tự hào rằng 85% người Mỹ trồng nấm ở Pennsylvania. Sau 1930, ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng với việc sản xuất tốt hơn, sự phát triển của phân bón tổng hợp tạo ra sản phẩm tốt. Cùng với sự phát triển của nghề trồng nấm, các tổ chức nhằm phối hợp những người trồng nấm độc lập và những doanh nghiệp cũng ra đời. Tổ chức American Mushroom Institute (AMI) là tổ chức đầu tiên được thành lập năm 1941 với 275 người trồng đăng ký là thành viên. Đến năm 1955, AMI mới có đủ pháp lý để trở thành tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu của AMI là thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nấm thông qua nghiên cứu, quảng cáo, bán hàng, giáo dục người tiêu dùng cũng như trợ giúp trong việc phát triển ngành này tốt hơn. Năm 1985, Hiệp hội các quốc gia về Nấm (National Mushroom Growers' Association) thành lập để thúc đẩy việc bán nấm tươi trên một số quốc gia. Họ sáng lập một tờ báo và tạp chí liên quan. Mặc dù ngân sách ít
  11. 10 nhưng chương trình của họ đã rất thành công vì đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc từ các quốc gia, đặc biệt là từ những người phụ nữ. Năm 1993. Hội đồng Nấm (The Mushroom Council) được thành lập để củng cố vị thế ngành công nghiệp nấm trên thị trường, duy trì và mở rộng thị trường hiện có, phát triển thị trường mới. Mục tiêu trước mắt là biên tập trang thực phẩm trên các tờ báo, đài phát thanh một cách ấn tượng. Các công thức nấu ăn có nấm được sáng tạo. Đến năm 1996. Hội đồng nấm đã đăng rất nhiều bài trên hàng chục tạp chí phụ nữ trên khắp các quốc gia. Đây chính là thành công lớn của họ khi đưa các sản phẩm nấm đến tay người tiêu dùng. Thành công này càng được mở rộng đến ngày nay. Với sự nỗ lực của mình, Hội đồng nấm đã được công nhận là một tổ chức có đóng góp rất lớn trong sự phát triển của ngành công nghiệp nấm, nhờ đó tháng 9 được coi là tháng Quốc gia về nấm Ở Ấn Độ, khoảng đầu thập niên 1950, Shri SSJain trong lần du lịch trong một khu vực làm Nông nghiệp, ông thấy trong đống cành cây ăn quả mục nát cùng với rơm cây lúa mì có vô số nấm phát triển. Điều này làm ông suy nghĩ về việc sử dụng các vật liệu thải để trồng nấm ăn được. Ông tìm kiếm các tài liệu và thấy nấm ăn đã được trồng ở Pháp và Nhật Bản. Sau đó, ông đã thực hiện một đề án nghiên cứu về phát triển của nấm ăn và đã nhận được sự cho phép từ chính quyền tiểu bang và bắt đầu từ các thí nghiệm nghiên cứu về trồng nấm ăn được của chi Agaricus và các loài khác, trong điều kiện phòng thí nghiệm mô phỏng các điều kiện môi trường bên ngoài. Các kết quả được công bố công khai và được ứng dụng rộng rãi bắt đầu cho những người nông dân.
  12. 11 Trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu lớn mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp và cũng sinh lợi cho người trồng trong thời gian nhỏ. Người nông dân đã biết phát triển sản phẩm của mình trong các cơ sở sản xuất hiện đại. Với hiểu biết của mình, điều chỉnh nhiệt độ độ ẩm không khí thích hợp, họ có thể trồng nấm quanh năm. Việc trồng nấm bắt đầu ddc tiến hành trong điều kiện vô trùng của phòng thí nghiệm, nơi mà các bào tử nấm được tạo ra, từ đó nông dân phải chăm sóc để đảm bảo các điều kiện cần thiết như nhiệt độ, độ ẩm, khử trùng, ánh sáng, nước… Tựu trung lại, trên thế giới có 3 nhóm sản xuất chế biến nấm chính có quy mô và phương phức sản xuất khác nhau - Các nước công nghiệp phát triển: Hà Lan, Pháp, Đức, Mỹ (khu vực Bắc Mỹ và Tây âu) tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất và chế biến nấm hiện đại, có sản lượng trung bình 1.000 tấn nấm/năm/nhà máy. Các khâu từ xử lý, chế biến nguyên liệu đến thu hái nấm đều do máy móc đảm nhận. - Các nước phát triển ở khu vực Châu Á: Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc thường xây đựng các trang trại nuôi trồng nấm nằm rải rác khắp Quốc gia với công suất 20 – 50 tấn nấm/năm. Hình thức sản xuất nấm vừa thủ công vừa cơ giới (công đoạn xử lý và chế biến nguyên liệu). - Các nước nghèo: Indonesia, Malaysia, Thái Lan... nấm được trồng theo phương thức quảng canh (quy mô hộ gia đình), mang tính chất tận dụng: tận dụng nguồn nguyên liệu, sức lao động, nhà xưởng. Tuy năng suất chưa cao nhưng lại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, giá thành hạ.
  13. 12 Bảng 1.1. Sản lượng nấm ở Nhật Bản từ năm 1983 – 1993 Sản lượng nấm tươi (tấn) Năm Nấm Ngọc châm Nấm Sò vua Nấm kim châm (H.marmoreus) (Pleurotus eryngii) (F.velutipes) 1983 4.666 699 55.769 1985 9.157 1.501 69.530 1986 11.439 2.203 74.378 1987 13.688 3.015 78.129 1989 22.349 6.167 83.200 1991 36.623 7.950 95.123 1993 48.479 9.617 103.357 (Nguồn:Trịnh Tam Kiệt, 2002) Hiện nay đối với sản xuất nấm thì Trung Quốc là quốc gia có sản lượng lớn nhất thế giới. Những năm 1960 bắt đầu trồng nấm có áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật nên năng suất tăng gấp 4 – 5 lần và sản lượng tăng hàng chục lần (tỉnh Phúc Kiến với hơn 35 triệu dân, phát triển nghề trồng nấm đã tăng sản lượng từ 44.000 tấn năm 1978 lên 999.000 tấn nấm tươi năm 1998). Tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc chiếm 70% sản lượng nấm ăn của thế giới gồm nhiều loại nấm như nấm mỡ, nấm hương, nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm kim châm…. Và nhiều loại nấm khác mà chỉ Trung Quốc mới có như: Đông trùng hạ thảo, Tuyết nhĩ... 1.2.2. Ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng trong việc phát triển sản xuất nấm, quá trình phát triển qua các giai đoạn như sau: Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  14. 13 Năm 1985 Được tổ chức FAO tài trợ, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai – Hà Nội (sau đó đổi tên thành công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội). Năm 1986 Bộ Lâm nghiệp có quyết định thành lập xí nghiệp đặc sản rừng xuất khẩu, xí nghiệp là cơ quan nhiên cứu về giống nấm, phát triển các công nghệ trồng nấm mỡ, nấm sò, nấm mộc nhĩ và được tổ chức FAO tài trợ. Năm 1986 UBND thành phố HCM đã thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài một số đơn vị thành lập các công ty, xí nghiệp nhưng chủ yếu là làm công tác thu mua, chế biến và xuất khẩu nấm: Tổng công ty rau quả Việt Nam, các công ty liên doanh sản xuất và chế biến nấm miền Nam. Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu thuộc Công ty Cổ phần dược liệu T. W 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Với nhu cầu phát triển nhiên cứu, sản xuất các loại giống nấm, xây dựng các quy trình công nghệ nuôi trồng nấmphù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. từ năm 1994 Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã được thành lập và đi sâu vào nghiên cứu về các lọai năm ăn và nấm dược liệu. 1.2.2.2. Tình hình sản xuất nấm ở nước ta hiện nay Về giống nấm: nước ta có khả năng phát triển rất nhiều loại chủng nấm khác nhau như các giống nấm nuôi trồng phổ biến: nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương; các giống nấm cao cấp: nấm Sò vua, nấm kim châm, nấm trà tân, Sò vua; các giống nấm dược liệu: linh chi, đầu khỉ... đảm bảo chất lượng đưa ra sản xuất.
  15. 14 Từ lâu Người dân miền Nam đã biết chất rơm rạ xen với cây chuối và tưới nước cháo nếp lên trên để thu hái nấm rơm (Volvariell volvacea), còn đối với người đân Miền bắc, theo kinh nghiệm vào ngày đông chí họ vào rừng chặt hạ một số loại cây để đến mùa đông năm sau thu hái nấm hương (Lentinula edodes). Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường, trung tâm đã chọn tạo và nhập nội được một số loại giống nấm ăn và nấm dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam cho năng suất khá cao. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản nấm ngày càng được hoàn thiện và không còn phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên. Về sản lượng: tổng sản lượng nấm đối với các loại nấm được đưa vào sản xuất phổ biến vào khoảng 100.00 tấn/năm. Về năng suất: năng suất tính theo nguyên liệu của cá loại nấm khác nhau là khác nhau, hiện nay với việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sử dụng máy móc trong các công đoạn sản xuất nấm đã tăng được năng suất. nhưng nhìn chung năng suất nấm của nước ta chỉ bằng 50 – 70% so với năng suất bình quân của thế giới.
  16. 15 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đặc điểm của nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) làm cơ sở cho việc định hướng để chọn tạo giống nấm và triển khai sản xuất trong điều kiện môi trường sinh thái của nước ta. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc tính sinh học của nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) - Xác định được quy trình nuôi trồng loại nấm này tại Việt nam. 2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc tính sinh học và quy trình kỹ thuật nuôi trồng chủng nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) ký hiệu là ENH. Giống nấm có nguồn gốc từ Trung quốc, hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm chủng nấm Sò vua ENH được thực hiện tại Trường trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu đặc tính sinh học của nấm Sò vua (Pleurotus eryngii)
  17. 16 2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi nấm Sò vua a. Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường thuần khiết. b. Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường nhân giống thương phẩm - Xác định hệ số nhân giống cấp 1 - Môi trường nhân giống cấp 2 - Môi trường nhân giống cấp 3 2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng quả thể và bào tử 2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm Sò vua trên giá thể tổng hợp. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nấm học trong nghiên cứu hình thái quả thể, bào tử và nghiên cứu tốc độ mọc của hệ sợi nấm [5] [6] [20]. Sử dụng phương pháp nuôi trồng [2]. 2.4.1. Phương pháp nuôi cấy đánh giá tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm Sò vua trong môi trường thuần khiết 2.4.1.1. Xác định môi trường nuôi cấy a. Thành phần các môi trường thuần khiết (g/l) - Môi trường 1 (Môi trường Czapek ) (g/l): Saccarose : 30 gam FeSO4*7H2O : 0.01 gam NaNO3 : 2 gam KCl : 0.5 gam KH2PO4 : 1 gam Agar agar : 20 gam MgSO4 *7H2O : 0.5 gam pH : 5.8 ± 0.2. - Môi trường 2 (Môi trường malt, cao nấm men, pepton, agar) Malt : 20 gam Pepton : 1 gam
  18. 17 Cao nấm men : 2 gam Agar : 20 gam - Môi trường 3 (Môi trường tổng hợp) g/l: Glucose : 50 gam KH2PO4 : 1 gam Pepton : 5 gam CaCl2*2H2O : 0.3 gam Cao nấm men : 2 gam Nước chiết cám ngô: 5 ml MgSO4 *7H2O : 0.5 gam - Môi trường 4 (môi trường PGA) gam/lit: Khoai tây : 200 gam Glucose : 10 gam Agar : 20 gam b. Chuẩn bị môi trường Nước chiết 200g khoai tây + thêm nước cất đủ 1000ml, sau đó thêm Agar. Đun sôi đến khi agar tan hết, vớt sạch bọt, bổ sung glucoza vào, khuấy khoảng 1 phút là được. Môi trường trên được đổ vào bình tam giác 250ml, mỗi bình đổ khoảnh 100-150ml, khử trùng ở nhiệt độ 1210C trong 80 phút. Sau khi khử trùng, môi trường được đổ vào đĩa petri đã khử trùng, có đường kính 9cm, mỗi đĩa đổ khoảng 15ml môi trường. Để nguội cho đông thạch rồi tiến hành cấy giống, theo dõi tốc độ mọc của sợi. Mỗi đĩa petri được cấy một miếng giống gốc có đường kính khoảng 4mm, nuôi ở phòng có nhiệt độ 24-270C. Hàng ngày theo dõi tốc độ mọc của sợi, đặc điểm hệ sợi của nấm Sò vua trong các công thức môi trường trên.
  19. 18 2.4.1.2. Phương pháp xác đinh các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của hệ sợi nấm Sò vua a. Ảnh hưởng của thành phần môi trường tới sinh trưởng của hệ sợi nấm. Trên kết quả lựa chọn được môi trường thuần khiết từ các công thức môi trường, tiến hành thí nghiệm với các nồng độ vật chất khác nhau để tìm ra được một công thức có tỷ lệ nồng độ các chất thích hợp nhất với sinh trưởng của hệ sợi nấm. Kết quả của thí nghiệm này sẽ được chọn để tiến hành các thí nghiệm về sau để xác định các nội dung còn lại b. Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng của hệ sợi nấm Thu sinh khối của hệ sợi nấm được nuôi cấy trong môi trường thuần khiết (môi trường được lựa chọn từ kết quả của thí nghiệm ở phần a) với độ pH ở các mức khác nhau. Đổ môi trường vào chai tam giác thể tích 250ml, mỗi chai đổ 100ml. Dùng dung dịch Axit Clohydric (HCl) 1M và Natri hydroxit (NaOH) 1M điều chỉnh pH của môi trường ở các mức khác nhau từ 3 – 8. Khử trùng các mẫu thí nghiệm ở nhiệt 121 0C trong thời gian 80 phút, sau đó kiểm tra lại pH của môi trường sau khử trùng bằng máy đo pH. Để nguội mẫu thí nghiệm rồi tiến hành cấy giống, nuôi giống ở nhiệt độ 250C trong 7 ngày, kết thúc quá trình nuôi sợi, đem ly tâm thu sinh khối sợi, sấy khô đến khối lượng không đổi. Khối lượng khô được tính bằng gam/100ml dung dịch. pH trước khi khử trùng 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7 7,5 pH sau khi khử trùng Sinh khối sợi (g/100ml)
  20. 19 c. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh trưởng của hệ sợi nấm Sử dụng môi trường thuần khiết đã lựa chọn, điểu chỉnh pH môi trường ở mức độ chuẩn (kết quả thí nghiêm ở phần b) để khảo sát nhằm xác định nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển hệ sợi của nấm Sò vua. Đổ môi trường vào ống nghiệm, mỗi ống khoảng 5 – 7ml. Khử trùng mẫu ở nhiệt độ 1210C trong vòng 80 phút, đưa mẫu ra đặt nghiêng, để nguội, cấy giống. Mỗi ống nghiệm cấy một miếng giống gốc có đường kính khoảng 4mm sau đó đem mẫu đã cấy giống nuôi ở các khoảng nhiệt độ khác nhau: 150C; 200C; 250C; 300C (biên độ dao động nhiệt độ: ± 10C). Hàng ngày tiến hành theo dõi tốc độ mọc lan và đặc điểm, màu sắc của hệ sợi trên bề mặt thạch nghiêng. Nhiệt độ 15 ± 10C 20 ± 10C 25 ± 10C 30 ± 10C Tốc độ sinh trưởng Đặc điểm hệ sợi 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của hệ sợi nấm trên các môi trường giống thương phẩm 2.4.2.1. Xác định hệ số nhân giống cấp 1 Hệ số nhân giống là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giống nấm và giá thành sản xuất giống nấm. Do hệ sợi nấm có khả năng tái sinh khi bị đứt đoạn, lợi dụng khả năng này để tăng hệ số nhân giống mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng giống nấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2