Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc trưng lâm học của một số loài cây gỗ trồng rừng phòng hộ tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đánh giá được đặc trưng lâm học của một số loài cây trồng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu; đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần nâng cao chất lượng và khả năng phòng hộ của rừng tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc trưng lâm học của một số loài cây gỗ trồng rừng phòng hộ tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ============== NGUYỄN ANH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TẠI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI – 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ============== NGUYỄN ANH DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LÂM HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TẠI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60620201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Toại HÀ NỘI - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng, được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn “Nghiên cứu đặc trưng lâm học của một số loài cây gỗ trồng rừng phòng hộ tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp; phòng đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái; Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu; Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu; Uỷ ban nhân dân xã, các hộ dân nhận khoán tham gia Dự án 661 tại xã Bản Công huyện Trạm Tấu; Các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Minh Toại, người thầy đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, những ý tưởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhưng kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Anh Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ........................................................ 3 1.1.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng hỗn loài .......................... 4 1.1.3. Những nghiên cứu về các loài cây gỗ đề tài nghiên cứu ........................ 5 1.2. Ở Việt Nam................................................................................................. 9 1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ........................................................ 9 1.2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng hỗn loài ........................ 11 1.2.3. Những nghiên cứu về các loài cây gỗ đề tài nghiên cứu ...................... 15 1.3. Nhận xét và đánh giá chung ..................................................................... 19 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 21 2.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 21 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 22 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................... 34 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 34 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 34 3.1.2. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 35 3.1.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 37 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 38 3.2.1. Dân số, dân tộc huyện Trạm Tấu .......................................................... 38 3.2.2. Tình hình kinh tế ................................................................................... 39 3.2.3. Cơ sở hạ tầng và hoạt động xã hội ........................................................ 39 3.2.4. Đặc điểm tài nguyên rừng ..................................................................... 41 3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................................... 42 3.4. Đánh giá chung ................................................................................................ 45 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 47 4.1. Đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng rừng trồng .......................................... 47 4.1.1. Sinh trưởng và cấu trúc đường kính ngang ngực D1.3........................... 47 4.1.2. Sinh trưởng và cấu trúc đường kính tán Dt ........................................... 54 4.1.3. Sinh trưởng và cấu trúc chiều cao Hvn .................................................. 59 4.2. Tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng ....................................................... 65 4.2.1. Về tỷ lệ sống......................................................................................... 65 4.2.2. Chất lượng rừng trồng .......................................................................... 66 4.3. Đặc điểm đất và cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng .................................. 68 4.3.1. Đặc điểm đất dưới tán rừng................................................................... 68 4.3.2. Đặc điểm cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng .......................................... 71 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và khả năng phòng hộ của rừng trồng ................................................................................................. 75 4.4.1. Lựa chọn loài cây trồng......................................................................... 75 4.4.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc rừng trồng..................................................... 76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 79 1. Kết luận ....................................................................................................... 79 2. Tồn tại.......................................................................................................... 80 3. Khuyến nghị ................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu và từ viết tắt Nội dung giải thích ÔTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m Dt Đường kính tán Hvn Chiều cao vút ngọn của cây Hdc Chiều cao dưới cành N Mật độ S% Hệ số biến động tb Trung bình Nopt Mật độ tối ưu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Biểu điều tra tầng cây cao............................................................... 26 Bảng 2.2. Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi ..................................................... 27 Bảng 2.3. Biểu mô tả phẫu diện đất ................................................................ 27 Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm kê đất rừng huyện Trạm Tấu ........................... 41 Bảng 4.1. Sự thuần nhất về đường kính ngang ngực của cây rừng trong cùng vị trí địa hình ................................................................................................... 47 Bảng 4.2. So sánh sinh trưởng về đường kính tại các vị trí địa hình .............. 49 Bảng 4.3. So sánh sinh trưởng đường kính giữa 3 loài trong lâm phần ......... 50 Bảng 4.4. Đặc trưng thống kê đường kính thân cây theo địa hình của 3 loài cây ................................................................................................................... 52 Bảng 4.5. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/D1.3 .. 53 Bảng 4.6. Sự thuần nhất về đường kính tán của cây rừng trong cùng vị trí địa hình .................................................................................................................. 54 Bảng 4.7. So sánh sinh trưởng về đường kính tán tại các địa hình................. 55 Bảng 4.8. Đặc trưng thống kê đường kính tán cây theo địa hình ................... 56 Bảng 4.9. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/Dt .... 58 Bảng 4.10. Sự thuần nhất về Hvn của cây rừng trong cùng vị trí địa hình ...... 59 Bảng 4.11. So sánh sinh trưởng về chiều cao tại các vị trí địa hình ............... 60 Bảng 4.12. So sánh sinh trưởng chiều cao giữa 3 loài trong lâm phần........... 61 Bảng 4.13. Đặc trưng thống kê chiều cao cây theo địa hình .......................... 62 Bảng 4.14. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/Hvn 64 Bảng 4.15. Tỷ lệ sống của 3 loài cây trên các địa hình khác nhau ................. 65 Bảng 4.16. Chất lượng của 3 loài cây trên các địa hình khác nhau ................ 67 Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu của tầng cây bụi, thảm tươi ................................. 72 Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu của lớp thảm mục ................................................ 74 Bảng 4.19. Xác định mật độ tối ưu của lâm phần ........................................... 77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu ............................................................. 23 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn (2.000m2) .................... 25 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái ....................... 34 Hình 3.2. Rừng trồng phòng hộ năm 2000, thuần loài Thông mã vĩ ............. 43 Hình 3.3. Rừng trồng hỗn loài tại khu vực nghiên cứu ...........................................43 Hình 4.1. Biểu đồ sinh trưởng D1.3 của 3 loài cây tại các vị trí địa hình ........ 48 Hình 4.2. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính của 3 loài cây .................................................................................................. 50 Hình 4.3. Phân bố N/D1.3 tại vị trí chân đồi .................................................... 54 Hình 4.4. Phân bố N/D1.3 tại vị trí sườn đồi .................................................... 54 Hình 4.5. Phân bố N/D1.3 tại vị trí đỉnh đồi..................................................... 54 Hình 4.6. Phân bố N/Dt tại vị trí sườn đồi ...................................................... 59 Hình 4.7. Phân bố N/Dt tại vị trí đỉnh đồi ....................................................... 59 Hình 4.8. Biểu đồ sinh trưởng Hvn của 3 loài cây tại các vị trí địa hình ......... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 29 tháng 7 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 661/QĐ-TTg về việc trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 (còn gọi là Dự án 661) với mục tiêu chính là trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với việc bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, giai đoạn 1998-2010, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã trồng được 10.226,9 ha rừng phòng hộ, 600 ha rừng sản xuất, tổng diện tích rừng phòng hộ đã thực hiện giao khoán bảo vệ 186.856,8 ha. Ngoài ra, trong những năm qua, hưởng lợi từ chính sách bảo vệ và phát triển rừng, người dân được nhận hỗ trợ giống, phân bón, tiền công nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trồng rừng ở các huyện phía Tây của tỉnh, đặc biệt là ở huyện Trạm Tấu còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp cả về kinh tế lẫn phòng hộ. Đưa giống cây lâm nghiệp nào vào trồng ở huyện vùng cao như Trạm Tấu vẫn đang là bài toán nan giải. Theo thống kê, trung bình hàng năm toàn huyện trồng mới được gần 1.000 ha rừng các loại, song chủ yếu là rừng trồng phòng hộ, còn trồng rừng kinh tế vẫn là bài toán khó. Ở đây, đất lâm nghiệp rộng lớn nhưng chủ yếu là đất dốc, khí hậu lại vô cùng khắc nghiệt, khó cây trồng nào chống chịu được. Năm 2006, huyện Trạm Tấu có chủ trương phát triển rừng kinh tế với loài cây trồng Keo tai tượng, được trồng ở nơi có độ cao dưới 700 m, tuy nhiên đến năm 2008 (do rét đậm, rét hại đã làm thiệt hại toàn bộ 420 ha rừng sản xuất) (Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu, 2010) [24]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Trồng rừng kinh tế đã vậy, việc trồng rừng phòng hộ cũng gặp trở ngại không kém. Nhiều diện tích đất trống có khả năng trồng rừng được chủ yếu đồng bào ở đây canh tác nương rẫy. Những năm đầu thực hiện Dự án, cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ ở đây chủ yếu là cây Thông mã vĩ được trồng theo phương thức thuần loài. Tuy nhiên, việc đưa cây Thông mã vĩ vào trồng ở các khu vực xa khu dân cư, đất có tỷ lệ bạc màu lớn dẫn đến cây trồng được coi là phù hợp nhất ở đây cũng không thể sinh trưởng được, nhiều diện tích Thông trồng đến năm thứ 3 mà vẫn còi cọc. Ngoài ra, diện tích trồng rừng cách xa dân cư hàng chục km, rất khó khăn cho việc chăm sóc cũng như bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng. Khi cây Thông mã vĩ đã cháy thì không có khả năng tái sinh. Từ năm 2005, một mô hình trồng rừng phòng hộ đa loài cây được thực hiện theo phương thức hỗn giao, đa loài cây, cây trồng chính Thông mã vĩ với các loài cây bản địa như Pơ Mu, Vối thuốc. Đến nay rừng đã bắt đầu ổn định cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chính vì vậy việc “Nghiên cứu đặc trưng lâm học của một số loài cây gỗ trồng rừng phòng hộ tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái” là cần thiết để định hướng gây trồng và đa dạng hóa các loài cây bản địa trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ tại địa phương, nhằm nâng cao chất lượng và khả năng phòng hộ của rừng cũng như việc xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững trong các giai đoạn tiếp theo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Baur G.N (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa [1]. Catinot R. (1965) đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng phẫu diện đồ, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo khái niệm dạng sống, tầng, phiến...[4] Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley, 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học [12]. Việc nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng đã có từ lâu, trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Rollet B (1971) [31], Brung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 (1970), Loeth et al (1967)... rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mô hình toán để mô phỏng các quy luật cấu trúc. Rollet B (1971) [31] đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất. Nhiều tác giả còn sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính loài thông theo mô hình của Schumarcher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó các dạng hàm Meyer, Kyperbol, hàm mũ, Pearson, poisson,...cũng được nhiều tác giả sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng. Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973)...Trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo ngoại mạo sinh thái. 1.1.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng hỗn loài Nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài đã được thực hiện tại Úc từ những năm đầu thế kỷ 19. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng hỗn loài Quercus và Ulmus campestris với tên kiểu hỗn loài Donsk của tác giả Tikhanop (1872). Trong mô hình này do đặc tính sinh vật học và mối quan hệ qua lại giữa các loài cây chưa được nghiên cứu kỹ, do đó loài Ulmus campestris với đặc tính sinh trưởng nhanh hơn nên sau khi trồng vài năm đã lấn át loài Quercus. Để giải quyết sự cạnh tranh này năm 1884 Polianxki đã cải tiến kiểu hỗn loài Donsk, song vẫn không thành công [30]. Một số tác giả khác như PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Kharitonovis (1950); Grixenco (1951); Timofeev (1951); Encova (1960) và các cộng sự đã phân tích nguyên nhân thất bại của kiểu Donsk và chỉ ra rằng các Phitonxit của loài Ulmus campestris đã tác động xấu đến loài cây Quercus nên chúng sinh trưởng rất kém. Nghiên cứu về ảnh hưởng tương hỗ giữa các loài, các tác giả cho rằng sự cảm nhiễm tương hỗ là yếu tố quan trọng khi lý giải cơ chế cạnh tranh sinh học của thực vật [29]. Trên cơ sở nghiên cứu tạo rừng hỗn loài giữa Quercus và Fraxnus, tác giả JB. Ball, T.J Wormald (1994) cho thấy sinh trưởng của Quercus trồng hỗn loài tốt hơn Quercus trồng thuần loài. Ngoài ra, khi trồng Quercus hỗn loài với các loài cây khác theo băng hẹp (3 - 4 hàng) hoặc theo hàng cũng cho thấy sinh trưởng của Quercus tốt hơn [28]. Đặc điểm nổi bật của rừng hỗn loài là có kết cấu nhiều tầng tán. Vì thế nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng đã được một số nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài, Bernar Dupuy (1995) [27] đã cho thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng và tính hợp quần của các loài cây trong lâm phần. Điều này cho thấy để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào đặc điểm sinh thái cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp. Đây là những cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng hỗn loài. 1.1.3. Những nghiên cứu về các loài cây gỗ đề tài nghiên cứu 1.1.3.1. Nghiên cứu về cây Vối thuốc Trên thế giới, những nghiên cứu về cây Vối thuốc được tiến hành khá toàn diện, có thể tổng hợp những kết quả nghiên cứu theo các khía cạnh sau đây: - Tên gọi và phân loại: Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) là cây gỗ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 lớn, thuộc họ Chè (Theaceae), bộ Chè (Theales) là 1 trong 15 loài thuộc chi Schima (S. Loembergen, 1952). Tên chi Schima được xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Skiasma, có nghĩa là che bóng hoặc có liên quan đến vương miện trong cung đình cổ xưa (Lahiri AK, 1987). Trên thị trường gỗ thế giới, Vối thuốc có 4 tên thương mại là Chilaini, Mang tan, Neeđlewood và Simartolu, được mang mã số S5884 (Crescent Bloom, 2006). Như vậy tên loài Schima wallichii Choisy đã được thống nhất sử dụng trên phạm vi toàn thế giới, tương ứng với tên loài theo tiếng Việt là Vối thuốc. - Các nghiên cứu về hình thái: Vối thuốc đã được mô tả khá kỹ về hình thái bên ngoài. Đây là cơ sở khoa học cho việc định loại và phân biệt Vối thuốc với những loài khác, đặc biệt là với những loài cùng chi với nó. Việc mô tả hình thái loài nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các tác giả ở nhiều quốc gia và tổ chức nghiên cứu khoa học khác nhau. Theo Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006) [32], Anon(1996), Keble và Sidiyasa (1994) thì Vối thuốc là cây thường xanh, kích thước từ trung bình đến lớn, có thể đạt tới chiều cao 47 m, chiều cao dưới cành có thể đạt 25 m, đường kính D1.3 đạt tới 125 cm. Vỏ dày, bề mặt xù xì, màu nâu đến xám đen, mặt trong của vỏ có màu đỏ nhạt, trong vỏ có sợi gây ngứa. Lá hình thuôn đến elip rộng, kích thước lá từ 6 - 13 cm x 3 - 5 cm, đáy lá hình nêm, đỉnh lá nhọn, có từ 6 - 8 đôi gân, cuống lá dài khoảng 3 mm. Hoa mọc tại nách lá nơi đầu cành với 2 lá bắc, đài hoa đều nhau, cánh hoa có màu trắng hồng, có nhiều nhị. Nhụy hoa lớn, có 5 ngăn với từ 2 - 6 noãn mỗi ngăn. Quả nang hình bán cầu, đường kính từ 2 - 3 cm, vỏ quả nhẵn. Vối thuốc có thể ra hoa từ tuổi 4, hoa và quả xuất hiện quanh năm, tuy nhiên hoa ra tập trung theo mùa. Quả có cánh và phát tán nhờ gió. - Về đặc tính sinh vật học: Vối thuốc là cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng đâm chồi mạnh, lúc nhỏ có khả năng chịu bóng. Vối thuốc là loài cây PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 chịu rét tốt. Cây có thể sống được ở nhiệt độ không khí -3oC, nếu nhiệt độ thấp duy trì trong thời gian dài thì ngưỡng sinh thái nhiệt là 0 - 5oC. Nếu ngẫu nhiên có sương giá 3 ngày liên tục thì chỉ những cây non mới bị hại ở đỉnh ngọn (Biswas và công sự, 2004). Vối thuốc chịu được nhiệt độ cao. Giới hạn sinh thái nhiệt của cây lên tới 34 - 45oC. Do trong tế bào thịt vỏ của Vối thuốc chứa nhiều nước, nên độ ẩm và điểm bốc cháy của cây cao, khả năng chịu nhiệt và chịu lửa cháy của loài cây này rất tốt (Biswas và công sự, 2004). Vối thuốc có khả năng đâm chồi mạnh sau cháy rừng hoặc sau khi rừng bị sương giá huỷ hoại. Vối thuốc có thể bị bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn tuổi nhỏ do nấm Armillaria mellea gây ra. Cây còn có thể bị sâu đục thân (Trachylophus approximator) phá hoại. 1.1.3.2. Nghiên cứu về cây Pơ mu Cây Pơ mu đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng về mặt phân loại thực vật và phân bố trên thế giới Tên gọi và phân loại: Chi Pơ mu (danh pháp khoa học: Fokienia) là một chi trong họ Hoàng Đàn (Cupressaceae). Trong các đặc trưng của nó, chi Fokienia là trung gian giữa hai chi Chamaecyparis và Clocedrus, mặc dù về mặt di truyền học thì nó gần gũi hơn với chi thứ nhất. Chi này chỉ có một loài còn sống là cây Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H Thomas), trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như trong tiếng anh gọi là Fujian cypress (tạm dịch là Bách Phúc Kiến) và một loài chỉ còn ở dạng hóa thạch là Fokienia ravenscragensis. Loài hóa thạch Fokienia ravenscragensis đã được miêu tả là có từ thời kỳ đầu của thế Paleocen (60-65 Ma). Loài này có ở miền Tây Nam Saskatchewan và vùng phụ cận Alberta, Canada . Về phân bố sinh thái, yêu cầu nơi sống (Habitat) của cây Pơ mu cho thấy Fokienia hodginsii là loài cây có nguồn gốc thực vật từ Đông Nam Trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Quốc đến Bắc Việt Nam (Hà Bắc, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái và Vĩnh Phú) đến Tây Nguyên (Đăk Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng) và Bắc Lào. Đây là loài cây không cần bóng che, sống trong điều kiện lượng mưa cao trong năm. Xuất hiện trên đất mùn trên núi, đó là habitat của Pơ mu. Ở Việt Nam, Pơ mu xuất hiện trên đất hình thành trên đá limestone hoặc granite ở độ cao trên 900 m so với mặt nước biển. 1.1.3.3. Nghiên cứu về cây Thông mã vĩ Tên gọi và phân loại: Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) là cây gỗ lớn, thuộc họ Thông (Pinaceae) Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, cao 20 - 40 m, thân thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nâu đỏ, nhưng ở phía gốc lại có màu nâu đen, khi già thường bong ra từng mảng. Cành non màu hung hoặc màu vàng nhạt, nhẵn lá hình kim, màu xanh nhạt, tập trung ở đầu cành, mềm rủ xuống, thường 2 (rất ít khi 3) lá trong một bẹ, dài 12 - 20 cm. Nón cái có dạng gần hình cầu khi còn non, nhưng khi già lại có dạng hình trứng, dài 4 - 7 cm, đường kính 2,5 - 4 cm, khi chín có màu hạt dẻ. Hạt màu nâu nhạt, có cánh mỏng dài khoảng 1,5 cm. Đặc điểm sinh thái: Cây ưa khí hậu á nhiệt đới, thường phân bố ở các khu vực có nhiệt độ trung bình năm không vượt quá 21,5oC. Cây thích hợp với những khu vực có nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng 18 - 21,5oC và tổng lượng mưa hàng năm 1.000 - 2.500 mm. Tuy vậy, vẫn có thể đưa Thông mã vĩ đến trồng ở những khu vực có nhiệt độ trung bình năm lên tới 22 - 23oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 29oC. Thông mã vĩ ưa sáng, ưa nóng ẩm và không chịu được bóng, hệ rễ của cây phát triển nhanh và ăn sâu vào đất, chúng sinh trưởng tốt ở những khu vực có tầng đất mặt sâu, chua (pH 4,5 - 6) và thoát nước. Tuy vậy, Thông mã vĩ vẫn có thể mọc trên các vùng đất bạc màu, với tầng đất mỏng, chua và khô PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 hạn, trên các đồi núi, đất bạc màu với thảm thực vật ưu thế là sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait,) Hass,), Chổi xuế (Baeckea frutescens L), mua (Melastoma spp)...đều có thể trồng Thông mã vĩ. Ở điều kiện đất nghèo kiệt, khô hạn Thông mã vĩ có sức chống chịu kém hơn so với Thông nhựa, nhưng nếu ở điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thích hợp Thông mã vĩ lại sinh trưởng nhanh hơn so với Thông nhựa. Trong 10 năm đầu tiên, Thông mã vĩ có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 0,7 - 0,8 m theo chiều cao và 1,3 - 1,5 cm theo đường kính thân. Sinh khối tăng trưởng hàng năm có thể đạt trung bình 5 - 10 m3/ha. Trong giai đoạn đầu, tốc độ tăng trưởng của Thông mã vĩ thường tương đối cao, nhưng ở các giai đoạn sau thì chậm dần. Thông mã vĩ thường bắt đầu ra nón ở giai đọan 5 - 6 tuổi. Cây thường ra nón vào tháng 4 - 5 và chín vào các tháng 11 - 12 của năm sau. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc của rừng vừa là kết quả, vừa là sự thể hiện quan hệ đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi trường sinh thái và giữa các sinh vật với nhau. Các nhân tố trong cấu trúc rừng là: cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng (trên mặt đất và dưới mặt đất), cấu trúc tuổi... Trong vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Thái Văn Trừng (1978) [17], Trần Ngũ Phương (1970) [19] cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Trần Văn Con (2001) [22] ứng dụng mô phỏng toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên tại Lâm trường Nam Phú Nhơn (Gia Lai Kon Tum) đã cho rằng, sự biến đổi cấu trúc lâm phần (động thái) là kết quả tổng hợp của ba quá trình: tái sinh, sinh trưởng và đào thải (chết tự nhiên và tỉa thưa). Mô phỏng toán học có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu dự báo sự thay đổi cấu trúc khi biết hiện trạng rừng và các tương quan nhất định. Cho tới nay những nghiên cứu về cấu trúc rừng phòng hộ ở nước ta còn rất ít ỏi và mới chỉ được đề cập ở một vài khía cạnh nhỏ. Công trình nghiên cứu của Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô (1977) [2] là công trình đầu tiên ở nước ta đề cập đến cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn như: độ tàn che, và tổ thành loài, với một số quan điểm và phương pháp nghiên cứu tiến bộ, có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn lớn. Vũ Văn Mễ và Nguyễn Thanh Đạm (1990) đã đề cập nhiều tới việc phối hợp các loài cây phòng hộ - kinh tế, đặc biệt là về cấu trúc và mạng lưới đai rừng phòng hộ, có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng các đai rừng cải thiện điều kiện khí hậu, đất đai. Võ Đại Hải (1996) [26], đưa ra khái niệm chức năng phòng hộ nguồn nước của thảm thực vật. Theo tác giả mô hình cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ đầu nguồn là mô hình cấu trúc rừng đáp ứng được yêu cầu phòng hộ về điều tiết nước và xói mòn. Trong mô hình cấu trúc, ông đề cập tổ thành loài cây và điều kiện sinh trưởng phát triển của chúng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng phòng hộ chủ yếu được tiến hành nghiên cứu trên đối tượng rừng tự nhiên, đối tượng rừng trồng phòng hộ cần có những nghiên cứu về cấu trúc, đặc trưng lâm học của các loài cây, để lựa chọn gây trồng phù hợp với chức năng phòng hộ đầu nguồn, các giải pháp tác động, làm sao để nâng cao chất lượng và khả năng phòng hộ của đối tượng rừng trồng, điều này càng làm tăng tính cấp thiết, ý nghĩa của việc thực hiện đề tài nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn