Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Nghiên cứu thành phần loài thực vật hạt trần; nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài thực vật hạt trần; nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tái sinh tự nhiên của một số loài thực vật hạt trần; đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật hạt trần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN DIÊN QUANG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI HẠT TRẦN TẠI VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Việt Hà LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực. Luận văn có kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và bổ sung thêm những tư liệu mới. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Nguyễn Diên Quang
- ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này được thực hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát; với sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Việt Hà. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi bảy tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường đại học Lâm nghiệp, khoa sau đại học, khoa Lâm học, đã quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn tập thể lãnh đạo VQG Pù Mát; các Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cao Vều, Cò Phạt, Khe Kèm, Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng; chính quyền và nhân dân các địa phương trong vùng đệm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn và điều tra thực địa. Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và nhất là những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Nguyễn Diên Quang
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan……………………………………………………..……………i Lời cảm ơn………………………………………………………………...….ii Mục lục………………………………………………………………………iii Danh mục các từ viết tắt……………………………………..………………..v Danh mục các bảng……………………………………………………….….vi Danh mục các hình..........................................................................................vii MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...1 Chƣơng 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………..2 1.1. Giới thiệu chung về các loài hạt trần........................................................ 2 1.2. Tổng quan nghiên cứu về các loài hạt trần……………………….........3 1.2.1. Nghiên cứu về các loài hạt trần trên thế giới……………………..3 1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam…………………………………………..4 1.2.3. Nghiên cứu về các loài hạt trần tại VQG Pù Mát………………...8 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................9 2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….…….9 2.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………...…9 2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………......9 2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………....9 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu……………………………………...9 2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp………………………………………..9 2.4.3. Phương pháp nội nghiệp………………………………………...12 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ……………14 3.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu:....14 3.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………..14 3.2. Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát……………………20 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất…………………………………………..20
- iv 3.2.2. Tài nguyên rừng………………………………………………….22 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ………………28 4.1. Thành phần loài thực vật hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát. 28 4.2. Đặc điểm phân bố của các loài thực vật hạt trần 29 4.2.1. Phân bố của các loài thực vật hạt trần theo đai cao. 29 4.2.2. Phân bố của các loài thực vật hạt trần theo kiểu rừng. 30 4.3. Đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh tự nhiên của các loài Hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát…………………………………………34 4.3.1. Loài Sa mu dầu………………………………………………..34 4.3.2. Loài Pơ Mu……………………………………………………35 4.3.3. Loài Đỉnh tùng………………………………………………...37 4.3.4. Dẻ Tùng……………………………………………...………..38 4.3.5. Tuế :…………………………………………………………...39 4.3.6. Kim giao……………………………………………………….41 4.3.7. Thông tre………………………………………………………42 4.3.8. Gắm……………………………………………………………43 4.4. Đề xuất giải pháp hành động bảo tồn các loài Hạt trần trong thời gian tới………………….....................................................................................44 4.4.1. Hiện trạng bảo tồn các loài hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát. 44 4.4.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài cây hạt trần…………46 KẾT LUÂN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ…………………………………...48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BT Bảo tồn BTTV Bảo tôn thực vật ĐTQH Điều tra quy hoạch ĐT Điều tra QHR Quy hoạch rừng QHLN Quy hoạch lâm nghiệp QLBVR Quản lý bảo vệ rừng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VQG Vườn quốc gia
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích các loại đất loại rừng phân theo đơn vị hành chính ........ 21 Bảng 3.2. Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát .................................. 25 Bảng 4.1: Thành phần loài hạt trần tại khu vực nghiên cứu ........................... 28 Bảng 4.2. Phân bố của các loài hạt trần theo đai cao ...................................... 29
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ phân bố các loài hạt trần tại vườn quốc gia Pù Mát………33 Hình 4.2. Cây Sa mu dầu trưởng thành……...................................................35 Hình. 4.3. Cây Pơ mu trưởng thành.................................................................36 Hình:4.4. Lá và cành cây Đỉnh Tùng..............................................................38 Hình. 4.5. Lá và Thân cây Tuế........................................................................40 Hình. 4.6. lá cây Kim giao...............................................................................41 Hình 4.7. thân cây Thông Tre..........................................................................43 Hình 4.8. Cành, lá, quả của cây Gắm..............................................................44
- 1 MỞ ĐẦU Vườn quốc gia Pù Mát là một trong những Vườn quốc gia có giá trị dạng sinh học cao của Việt Nam; thành phần động, thực vật phong phú, đa dạng. Riêng về thực vật đã có hơn 50 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và danh sách thực vật bị đe doạ trên thế giới cần được bảo tồn, trong số đó có những loài quí hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng. Chính vì điều đó, Vườn quốc gia Pù Mát được xem là điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh hoc. Trong số các loài loài thực vật quý hiếm của VQG Pù Mát , có một số lượng lớn là các loài hạt trần (Gymnospermae), như loài Sa mu dầu (Cunninghamia konishii) phân bố rất hẹp ở Vườn quốc gia Pù Mát và loài Pơ mu (Fokienia hodginsii), các loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Kết quả điều tra đánh giá đa dạng sinh học từ năm 2010 - 2015 của Phòng khoa học và hợp tác quốc tế - Vườn quốc gia Pù Mátcho thấy số lượng cá thể của các loài không nhiều, chỉ có loài Pơ mu có số lượng lớn hơn cả, chúng tập trung phân bố từ độ cao 900- 1500m trên các sườn dông và đỉnh núi, một số cá thể đã và đang bị chết tự nhiên còn một số cá thể khác vẫn đang bị khai thác trộm, hơn nữa dưới tán rừng rất ít gặp các cá thể cây con của các loài tái sinh tự nhiên, vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp bảo tồn các loài cây quý hiếm, đặc hữu sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm ở nước ta cũng như góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát đang là vấn đề hết sức bức xúc và cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên,tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát".
- 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Giới thiệu chung về các loài hạt trần. Cây Hạt trần là một trong những nhóm cây quan trọng nhất trên thế giới. Các khu rừng cây Hạt trần rộng lớn của bắc bán cầu là nơi lọc khí các bon níc, giúp làm điều hòa khí hậu. Rất nhiều dãy núi trên thế giới có rừng cây Hạt trần chiếm ưu thế, đóng vai trò quyết định đối với việc điều hòa nước cho hệ thống sông ngòi chính. Những trận lụt lội khủng khiếp gần đây ở các vùng thấp như ở các nước Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ trực tiếp tới việc khai thác quá mức rừng cây ngành hạt trần phòng hộ đầu nguồn. Rất nhiều loại thức vật, động vật, nấm phụ thuộc vào cây ngành hạt trần để tồn tại,. Ngành hạt trần cung cấp một phần chính gỗ cho xây dựng, ván ép, bột và các sản phẩm giấy của thế giới. Nhiều loài còn cho gỗ quý với những công dụng đặc biệt như dùng đóng tàu hay làm đồ mỹ nghệ. Hạt của nhiều loài còn là nguồn thức ăn quan trọng cho dân địa phương ở các vùng xã xôi ở Chi Lê, Mê xi cô, Úc và Trung Quốc. Phần lớn các cây thuộc ngành hạt trần có chứa các hóa chất sinh hóa mà đang ngày càng được sử dụng làm thuộc chữa các căn bệnh thế kỷ như ung thư. Hiện nay có trên 200 loài cây Hạt trần được coi là bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ toàn thế giới (Ngô Đức Tố Lưu, Philip lan Thomas, 2004). Rất nhiều loài khác bị đe dọa hay gặp nhất là khai thác quá mức lấy gỗ hay các sản phẩm khác, phá rừng làm bãi chăn thả, gia súc, trồng trọt và làm nơi sinh sống cho con người, cùng với sự gia tăng tần suất của đám cháy rừng. Tầm quan trọng đối với thế giới của loài thuộc ngành hạt trần làm cho công việc bảo tồn chúng trở nên có ý nghĩa đặc biệt. Sự phức tạp trong các yếu tố đe dọa gặp phải cần có một loạt các chiến lược thực hành để bảo tồn và sử dụng bền vững các loài cây này. Bảo tồn tại chỗ thông qua các cơ chế như hình thành các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là một giải pháp tốt,
- 3 có hiệu quả đối với những khu vực lớn còn rừng nguyên sinh. Công tác bảo tồn đòi hỏi sự công tác của mọi người từ các ngành, nghề và tổ chức khác nhau. Những người làm công tác này đều phụ thuộc vào việc định danh chính xác loài cây mục tiêu hay các sinh vật khác có liên quan và các thông tin cập nhật ở các mức độ địa phương, khu vực và quốc tế. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về các loài hạt trần. 1.2.1. Nghiên cứu về các loài hạt trần trên thế giới. Cây thuộc ngành Hạt trần là những loài cây có nguồn gốc cổ xưa nhất, khoảng trên 300 triệu năm. Các vùng rừng cây ngành Hạt trần tự nhiên nổi tiếng thường được nhắc tới ở Châu Âu với các loài Vân sam (Picea), Thông (Pinus); Bắc Mỹ với các loài Thông (Pinus), Cù tùng (Sequoia, Sequoiadendron) và Thiết sam (Pseudotsuga); Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản với các loài Tùng bách (Cupressus, Juniperus) và Liễu sam (Cryptomeria). Các loài cây thuộc ngành Hạt trần đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của một số nước như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, New Zealand... Lịch sử lâu dài của Trung Quốc cũng đã ghi lại nguồn gốc các cây ngành Hạt trần cổ thụ hiện còn tồn tại đến ngày nay mà có thể dựa vào nó để đoán tuổi của chúng. Chẳng hạn trên núi Thái Sơn (Sơn Đông) có cây Tùng ngũ đại phu do Tần Thủy Hoàng phong tặng tên; cây Bách Hán tướng quân ở thư viện Tùng Dương (Hà Nam), cây Bạch quả đời Hán trên núi Thanh Thành (Tứ Xuyên); cây Bách nước Liêu (còn gọi là Liêu bách) trong công viên Trung Sơn (Bắc Kinh)... Đồng thời, nhiều nơi khác trên thế giới cũng có một số cây cổ thụ nổi tiếng như cây Cù tùng (Sequoia) có tên “cụ già thế giới” ở California (Mỹ) đã trên 3.000 năm tuổi, cây Tuyết tùng (Cedrus deodata) trên đảo Ryukyu (Nhật Bản) qua máy đo đã 7.200 năm tuổi. Tại Li Băng hiện còn một đám rừng gồm 400 cây Bách Libăng (Cedrus) nổi tiếng từ thời tiền sử, trong đó có 13 cây cổ địa có hàng nghìn năm tuổi [18].
- 4 Ngành hạt trần cung cấp một phần chính gỗ xây dựng, ván ép, bột và các sản phẩm giấy trên thế giới. nhiều loài còn cho gỗ quý với những công dụng đặc biệt như dùng đóng tàu hay làm đồ mỹ nghệ. Phần lớn cây thuộc ngành hạt trần có gỗ dễ gia công, bền. Ở Chi Lê, cây Fizroya cupressoides là một loài cây ngành hạt trần rừng ôn đới có chiều cao đạt trên 50m và tuổi của chúng trên 3.600 năm. Thân cây này được tìm thấy từ các đầm lầy nơi chúng đã bị chôn vùi từ trên 5.000 năm trước nhưng gỗ vẫn có giá trị sử dụng tốt. Loài cây được dùng trồng rừng nhiều nhất trên thế giới là Thông Pinus radiata, là nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp rừng của châu Úc, Nam Mỹ và Nam Phi, với tổng diện tích lớn hơn cả diện tích Việt Nam. Tại sinh cảnh nguyên sản của cây ở Califonia loài chỉ có ở 5 đám nhỏ còn sót lại và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cây thuộc ngành hạt trần còn là nguồn cung cấp nhựa quan trọng trên thế giới. Hạt của nhiều loài còn là nguồn thức ăn quan trọng cho dân địa phương ở các vùng xã xôi ở Chi Lê, Mê xi cô, Úc và Trung Quốc. Phần lớn các cây thuộc ngành hạt trần có chứa các hóa chất sinh hóa mà đang ngày càng được sử dụng làm thuộc chữa các căn bệnh thế kỷ như ung thư. Cây thuộc ngành hạt trần còn có vai trò quan trọng trong các nên văn hóa ở phương đọng và phương tây. Các dân tộc Xen tơ và Bắc âu thờ cây Thông đỏ Taxus baccata như một biểu tựơng của cuộc sống vĩnh hằng. Người Anh điêng ở Pehuenche, Chi Lê tin rằng các cây đực và cây cái loài bách tán(Araucaria araucana) mang các linh hồn tạo nên thế giới của họ(Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc và các công sự, 2005) [9] (Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip lan thomas, 2004). 1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam. Hiện tại có khoảng 29 loài cây thuộc ngành Hạt trần ở Việt Nam. Mặc dù chỉ dưới 5% số loài cây trong ngành Hạt trần đã biết trên thế giới được tìm thấy ở Việt Nam nhưng ngành Hạt trần Việt Nam lại chiếm đến 27% số các chi và 5 trong số 8 họ đã biết [18].
- 5 Tất cả các loài cây ngành Hạt trần ở Việt Nam đều có ý nghĩa lớn. Chi Bách vàng mới chỉ được phát hiện vào năm 1999 trong khi loài Thuỷ tùng chỉ còn 2 quần thể nhỏ với tổng số cây ít hơn 250 cây thuộc tỉnh Đắk Lắk. Loài này là đại diện cuối cùng cho một dòng giống các loài cây cổ. Hoá thạch của những cây này đã được tìm thấy ở những nơi cách rất xa như ở nước Anh. Năm 2001 một quần thể nhỏ gồm hơn 100 cây của chi đơn loài Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides)được tìm thấy ở tỉnh Lào Cai. Trước đây chi này chỉ được biết có ở Đài Loan, Vân Nam và Đông Bắc Myanma. Những quần thể lớn loài Sa mộc dầu Cunninghamia konishii, một chi cổ khác chỉ gồm 2 loài, vừa được tìm thấy ở Nghệ An và các vùng phụ cận của Lào. Bốn trong số 6 loài Dẻ tùng (Amentotaxus) được biết (họ Thông đỏ - Taxaceae) đã thấy có ở Việt Nam. Hai loài trong số đó là cây đặc hữu (Dẻ tùng pô lan A. poilanei và Dẻ tùng sọc nâu A. hatuyenensis) và những quần thể chính của hai loài khác cũng nằm ở Việt Nam (Dẻ tùng sọc trắng A. argotaenia và Dẻ tùng Vân Nam A. yunnanensis). Thậm chí những loài cây không phải là đặc hữu của Việt Nam nhưng vẫn có ý nghĩa lớn. Thông ba lá (Pinus kesiya) gặp từ Đông Bắc Ấn Độ qua Philippin nhưng các xuất xứ ở Việt Nam lại cho thấy có năng suất cao nhất trong các khảo nghiệm ở châu Phi và châu c. Những thực tế này thể hiện tầm quan trọng của các loài thuộc ngành Hạt trần Việt Nam đối với thế giới [7], [18]. Tầm quan trọng của ngành Hạt trần Việt Nam được xác định bởi tính ổn định tương đối về địa chất và khí hậu của Việt Nam trong vòng hàng triệu năm, kết hợp với địa mạo đa dạng hiện tại của đất nước và nhiều kiểu dạng sinh cảnh kèm theo. Nhìn chung, khí hậu trái đất đã trở nên khô và lạnh hơn, nhiều loài cây trong ngành Hạt trần vốn thích nghi với điều kiện ấm và ẩm bị tuyệt chủng. Tuy vậy, một số loài đã di cư được đến các vùng thích hợp hơn như ở Tây Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Sa mộc (Cunninghamia), Bách tán Đài Loan (Taiwania) và Dẻ tùng (Amentotaxus) là những ví dụ của những chi trước đây có phân bố rất rộng trên thế giới. Phạm vi vĩ độ của Việt Nam (8o - 24o) gồm các nơi
- 6 từ gần xích đạo cho đến vùng cận nhiệt đới cùng với phạm vi độ cao của các hệ núi chính có nghĩa là các sinh cảnh thích hợp vẫn còn tồn tại và các loài như vậy có khả năng sống sót. Các thay đổi khí hậu trên Bắc bán cầu có ảnh hưởng đến các nhóm cây ngành Hạt trần rất khác nhau. Một số bị tuyệt chủng hay phải di cư tới các vùng mà còn có khí hậu thích hợp, trong khi đó một số loài khác tiến hoá và đã có thể sống được ở những sinh cảnh đã thay đổi trong điều kiện khí hậu mới. Các loài Hạt trần ở Việt Nam là ví dụ cho cả hai hình thức này. Sự gần gũi của Việt Nam về địa lý với vùng nhiệt đới còn có nghĩa là những loài phát tán hạt nhờ chim chóc của một số họ trong ngành Hạt trần ở Nam bán cầu như họ Kim giao (Podocarpaceae) đã có khả năng di cư lên phía Bắc. Hệ thực vật ngành Hạt trần Việt Nam do đó chứa đựng một sự pha trộn kỳ lạ giữa các loài cây thuộc ngành Hạt trần cả Bắc và Nam bán cầu. Hầu như tất cả các loài Hạt trần tự nhiên của Việt Nam đều bị đe doạ ở những mức độ nhất định. Phần lớn các loài này cho gỗ quí rất thích hợp cho sử dụng làm đồ mỹ nghệ (Pơ mu Fokienia, Bách vàng Xanthocyparis) hay cho xây dựng (phần lớn các loài Thông Pinus, Du sam Keteleeria, Pơ mu Fokienia, Sa mộc dầu Cunninghamia), trong khi đó các loài khác lại có giá trị làm hương liệu quí (Hoàng đàn Cupressus, Pơ mu Fokienia, Bách xanh Calocedrus) hoặc được dùng làm thuốc cả trong y học truyền thống (Kim giao Nageia) hay y học hiện đại (Thông đỏ Taxus). Một số loài chỉ được sử dụng tại địa phương nhưng thường đây là những loài có phân bố hạn chế (ví dụ như Bách vàng Xanthocyparis). Đe dọa do khai thác trực tiếp còn kèm theo việc biến đổi những diện tích rừng lớn thành đất nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng núi có độ cao khoảng 800 đến 1.500m nơi mà các loài cây trong ngành Hạt trần như Du sam (Keteleeria) và Bách xanh (Calocedrus) thường sinh sống. Việc chia cắt rời rạc các cánh rừng là một vấn đề có liên quan khác. Các đám rừng nhỏ còn sót lại dễ bị cháy hơn và dễ bị ảnh hưởng do tính di truyền suy giảm, các loài có các quần thể tự nhiên nhỏ đặc biệt rất nhạy
- 7 cảm với những đe dọa này. Những loài có các quần thể phân bố rộng (ví dụ như phần lớn các loài thuộc họ Kim giao - Podocarpaceae), trong một số trường hợp còn phân bố cả ở nước khác (như Du sam Keteleeria), có thể tạo ra cảm tưởng rằng loài ít bị đe dọa hơn so với thực tế vì việc khai thác quá mức và nạn phá rừng là những vấn đề của tất cả các nước ở Đông Nam Á. Loài Hạt trần bị đe dọa nhất ở Việt Nam có lẽ là Hoàng đàn (Cupressus funebris) ở vùng Đông Bắc. Hiện tại trong vòng 5 năm qua mới chỉ tìm thấy được 1 cây còn lại trong tự nhiên. Các cây khác đều đã bị chặt lấy gỗ và bị đào rễ làm hương. Thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis) là loài chỉ được biết ở hai khu bảo tồn nhỏ của tỉnh Đắk Lắk. Phần lớn những cây còn lại (số này ít hơn 250 cây) đều đã bị ảnh hưởng của lửa rừng. Hầu như toàn bộ sinh cảnh của loài trên đầm lầy đã bị chuyển thành vườn cà phê và không thấy có cây tái sinh, hai loài này đang đứng trước sự tuyệt chủng. Tình trạng của một loạt các loài khác (Bách tán Đài Loan Taiwania cryptomerioides và Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis) có thể sẽ trở nên ở mức tương tự nếu không có những hành động bảo tồn toàn diện được tiến hành. Việc khai thác tại địa phương, cả hợp pháp và trái phép vẫn còn là vấn đề nan giải. Các loài có giá trị kinh tế cao hay có công dụng đặc biệt thường là những loài có nguy cơ lớn. Vì vậy, bảo tồn tại chỗ cần được bổ sung bởi bảo tồn chuyển vị và các chương trình lâm sinh chung. Những chương trình này cần gồm cả kế hoạch về giáo dục cũng như thu hái và bảo quản hạt giống, trồng phục hồi và làm giàu rừng trong và xung quanh các khu bảo tồn. Các loài cây dẫn nhập có thể có vai trò trong việc hỗ trợ cho bảo tồn tại chỗ. Trong thời gian gần đây, hệ thực vật Việt Nam đã được thống kê lại bởi các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam trong kỳ yếu cây có mạch của thực vật Việt Nam – Vassular Plants Synopiss of Vietnamese Flora tập 1-2 (1996) và tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995).
- 8 Đáng chú ý nhất là phải kể đến bộ Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Bộ (1991-1993) xuất bản tại Canada và được tái bản có bổ sung tại Việt Nam trong 2 năm (1999-2000). Đây là bộ sách khá đầy đủ và dễ sử dụng góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ngành hạt trần Việt Nam. Gần đây nhất là cuốn sách: Cây lá kim Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), hay cuốn Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004 Nguyễn Tiến Hiệp cùng các cộng sự. Đây chính là các cuốn sách nghiên cứu, mô tả sâu sắc tỉ mỉ một số loài cây lá kim, cũng như đưa ra được hiện trạng và công tác bảotồn một số loài cây thuộc ngành Hạt trần tại Việt Nam. 1.2.3. Nghiên cứu về các loài hạt trần tại VQG Pù Mát Trên thực tế chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về loài hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát, các nghiên cứu mới dừng lại ở mức phát hiện loài, thu thập số liệu về phạm vi phân bố ở một số vùng, độ cao phân bố, các đặc điểm sinh thái khác của một số loài cây hạt trần và đưa ra một số đề xuất để bảo tồn chúng, mà chưa có công trình cụ thể nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái và tình trạng bảo tồn các loài cây quý hiếm này. Tóm lại: xuất phát từ thực tế các hoạt động nghiên cứu về các loài hạt trần tại Vườn Quốc gia Pù Mát mới dừng lại ở mức phát hiện loài, thu thập số liệu về phạm vi phân bố ở một số vùng, độ cao phân bố, các đặc điểm sinh thái khác của một số loài cây hạt trần và đưa ra một số đề xuất để bảo tồn chúng, mà chưa có công trình cụ thể nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái và tình trạng bảo tồn các loài cây quý hiếm này. Những kinh nghiệm nghiên cứu của thế giới và ở Việt Nam về các loài hạt trần kể trên sẽ mang đến nhiều bài học bổ ích cho các nghiên cứu về cây hạt trần tại VQG Pù Mát.
- 9 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu. Một số loài cây Hạt trần trong phạm vi vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu. - Đánh giá đa dạng loài và hiện trạng bảo tồn làm cơ sở đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn một số loài hạt trần tại VQG Pù Mát 2.3. Nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu thành phần loài thực vật hạt trần. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài thực vật hạt trần. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tái sinh tự nhiên của một số loài thực vật hạt trần. - Đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật hạt trần 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu Những thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu; Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây Hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát và ở Việt Nam trong những năm trước đây. 2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp. 2.4.2.1. Điều tra thu thập số liệu theo tuyến. Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến điều tra được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn, phấn hoặc dây có màu dễ nhận biết.
- 10 Căn cứ vào điều kiện địa hình, lập địa của Vườn quốc gia Pù Mát và tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm thực địa của Vườn quốc gia Pù Mát như kinh nghiệm công tác thực địa của bản thân. Nhằm đảm bảo các tuyến được thiết lập đi qua các dạng địa hình khác nhau đại diện cho khu vực nghiên cứu củng như có khẳ năng bắt gặp các loài quan tâm cao nhất. Đợt khảo sát thứ nhất xuất phát từ bản Tùng Hương (xã Tam Quang, huyện Tương Dương). Dài 12 km. Ngoài tuyến chính có 4 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Khe Mặt. Đợt khảo sát thứ hai xuất phát từ bản Búng (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông). Dài 10 km. Ngoài tuyến chính có 4 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Khe Ca- Khe Tun. Đợt khảo sát thứ ba xuất phát từ bản Cao Vều 1 (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn). Dài 8 km. Ngoài tuyến chính có 6 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Đỉnh Cao Vều. Đợt khảo sát thứ tư xuất phát từ trạm QLBVR Khe Kèm (xã Lục Dạ, huyện Con Cuông) dài 5 km. Ngoài 1 tuyến chính có 3 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Khe Kèm, đỉnh mốc 167, và Thượng nguồn Khe Chát. Ngoài ra còn 2 tuyến điều tra phụ bao gồm. - Tuyến Tam Đình - Tam Hợp. - Tuyến Khe Bu. Các tuyến khảo sát được mô tả ở phụ lục luận văn. Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin về các loài thực vật quan tâm. Các thông tin bao gồm tên loài, xác định tọa độ và độ cao phân bố bằng máy định vị GPS, xác định sơ bộ diện tích đám phân bố, hiện trạng quần thể, thu tiêu bản, chụp ảnh...Các thông tin được ghi chép và phiếu điều tra như sau.
- 11 Mẫu biểu 01: Biểu điều tra các cây theo tuyến. Tuyến số:…………………………………………………………… Kiểu rừng chính:…………………………………………………………… Độ cao:……………….Độ dốc:……………….Hướng dốc:………….…… Ngày điều tra:………………..Người điều tra:……………..……………… D1.3 Hvn Ht Độ Sinh TT Tên loài Ghi chú (cm) (m) (m) cao trƣởng 1 2 3 … c) Xác định sự phân bố theo đai cao. Sử dụng định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao phân bố của từng cá thể các Hạt trần. Căn cứ vào kết quả điều tra sự phân bố của các loài và bản đồ địa hình đã được số hoá theo các độ cao khác nhau để phân chia theo các đai cao phù hợp và chính xác. d) Xác định loài cạnh tranh: Trên tuyến điều tra, gặp cây hạt trần nào lấy làm cây trung tâm. Lấy 6 cây xung quanh để tính chỉ số cạnh tranh Sử dụng công thức của Hegyi (1974) áp dụng để tính chỉ số cạnh trạnh cho cây trung tâm: Trong đó: CI là chỉ số cạnh tranh của loài cây j đối với cây trung tâm, CI càng lớn cạnh tranh với cây trung tâm càng mạnh Dj là các đường kính ngang ngực của cây cạnh tranh j Di là đường kính ngang ngực của cây trung tâm Lij là khoảng cách từ cây trung tâm đến cây cạnh tranh j
- 12 Bán kính của ô = đường kính tán lớn nhất có thể của cây trung tâm 2.4.3. Phương pháp nội nghiệp 3.4.3.1. Xử lý số liệu. Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel. Tính trị số trung bình của các loài: D1.3(cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m) Dùng phương pháp so sánh cặp đôi để đánh giá kết quả 2.4.3.2. Phỏng vấn chuyên gia, mô tả, định loại - Làm việc với các chuyên gia lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường ở địa phương, đặc biệt là các cán bộ chuyên môn của Vườn quốc gia Pù Mát để thảo luận về: + Thành phần loài có mặt trong Vườn quốc gia Pù Mát từ đó sơ bộ xác định phân bố các loài trên bản đồ (bản đồ phân bố lý thuyết). + Phân bố của một số loài trong Vườn quốc gia Pù Mát và những điểm quan trọng khác. - Tham vấn các nhà lãnh đạo địa phương, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học chuyên môn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu .... - Căn cứ các dẫn liệu thu thập được từ nghiên cứu thực địa, sử dụng các tài liệu chuyên khảo về hạt trần, Tuế Việt Nam và thế giới, Sách đỏ Việt Nam 2007(phần thực vật), các công bố liên quan trong Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam; Thực vật chí Trung Quốc, Thái Lan, cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999)….và tham vấn các chuyên gia đầu nghành về thực vật của Trung tâm Bảo tồn Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm đa dạng sinh học (ĐH Lâm nghiệp) để định tên và mô tả chính xác các loài(nấu cần thiết). 2.4.3.4. Tiến hành thống kê, phân tích đánh giá thực trạng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu. 2.4.3.5. Phương pháp bản đồ, sơ đồ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 230 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn