intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông Cầu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất được giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông Cầu, nhằm góp phần ổn định dòng sông và giảm ô nhiễm nguồn nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông Cầu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- TRẦN THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ VEN BỜ TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC LƯU VỰC SÔNG CẦU Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHÙNG VĂN KHOA Hà Nội, 2010
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói, chưa khi nào vai trò của rừng lại được “tôn vinh” như hiện nay - trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này chứng tỏ rằng, ngoài các giá trị về kinh tế, văn hóa, khoa học,… thì rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu góp phần nuôi dưỡng sự sống trên trái đất. Quả không sai, câu tục ngữ “Rừng vàng, biển bạc”. Bởi trên trái đất này, liệu còn có gì quý hơn “vàng, bạc” ấy? Song những năm gần đây, sự bùng nổ dân số, nhu cầu phát triển kinh tế, con người đang gia tăng sức ép vào rừng và tàn phá tài nguyên rừng ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam được đánh giá là đất nước có tài nguyên rừng nhiệt đới vô cùng phong phú và đa dạng nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phục hồi rừng nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hiện nay là sự suy thoái rừng tự nhiên, nhất là rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn và ven bờ sông suối lại đang ở mức báo động. Lưu vực sông Cầu là một điển hình về sự mất rừng phòng hộ đầu nguồn trong số đó với tốc độ mất rừng là 1 - 2%/năm, độ che phủ rừng của các tỉnh thuộc vùng đầu nguồn lưu vực sông Cầu chưa đạt 30%, trong khi độ che phủ của vùng cần thiết phải là trên 50% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ Ban sông Cầu, 2000). Thêm vào đó là sự khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên: đất, nước, khoáng sản,… để phục vụ phát triển dân sinh kinh tế của hàng triệu dân trên toàn lưu vực đã gây ra các hiện tượng ô nhiễm, xói lở, bồi lấp thuỷ vực. Bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan hai bên bờ sông cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân vùng ven bờ cũng như sự phát triển bền vững của toàn lưu vực sông Cầu. Do vậy, việc khôi phục lại các đặc điểm tự nhiên của dòng sông và tiến hành các giải pháp quản lý, đầu tư, bảo vệ lưu vực sông Cầu một cách bền vững đang là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Một trong những giải pháp đó là phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông Cầu. Đây là giải pháp được áp dụng phổ biến trong phục hồi sông và quản lý lưu vực trên thế giới do có tính ưu việt rõ nét khi so sánh với các giải pháp công trình truyền thống (làm kè đá, đổ bê tông, …) như: là giải pháp phi công trình (non – structure); kinh phí thấp; gần với tự nhiên
  3. 2 (close - to - nature), thân thiện với môi trường; dễ thực hiện; đặc biệt là gần gũi với người dân và góp phần làm đẹp cảnh quan sinh thái. Tuy nhiên, giải pháp này lại ít được đề cập tới ở Việt Nam và gần như nó chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả khảo sát sơ bộ ở hầu hết vùng ven bờ sông Cầu hiện nay đều cho thấy, rừng phòng hộ ven bờ hay thảm thực vật ven bờ đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng, không còn khả năng phòng hộ hay bảo vệ môi trường như đúng nghĩa của nó, tình trạng lũ lụt, xói mòn, sạt lở hai bên bờ sông đang ở mức báo động. Vậy, thực trạng cụ thể của vấn đề ra sao? Khả năng phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông Cầu như thế nào? Cấu trúc không gian và tổ thành loài cây như thế nào cho phù hợp với các điều kiện đặc thù của địa phương?… đang là những câu hỏi chưa có câu trả lời bằng các căn cứ khoa học. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông Cầu” được thực hiện với mong muốn sẽ trả lời được các câu hỏi trên đây và góp phần cung cấp cho cộng đồng cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vai trò quan trọng của rừng phòng hộ ven bờ trên các lưu vực sông, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ nhằm cố định bờ sông, ổn định dòng chảy và giảm ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông Cầu. Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu khác có liên quan, cho quá trình giảng dạy về rừng phòng hộ và các giải pháp phục hồi sông suối của các cơ sở đào tạo, cũng như cho công tác quản lý tổng hợp và bền vững các lưu vực sông ở Việt Nam.
  4. 3 PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, trong khoa học đã xuất hiện rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về rừng phòng hộ ven bờ. Song một số khái niệm phổ biến gắn liền với các tổ chức, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này được ghi nhận như: Rừng phòng hộ ven bờ được hiểu là khu vực có nhiều cây xanh, ở đó luôn có cây bụi thảm tươi và các thảm thực vật khác trải dài, dọc theo hai bờ sông suối. Hay đó là vùng đất nằm sát về hai phía bờ sông - nơi được quản lý bảo vệ để duy trì tính nguyên vẹn của dòng nước và giảm tốc độ ô nhiễm đồng thời cung cấp thức ăn, môi trường sống, điều hoà nhiệt độ cho các loài thuỷ sinh và động vật hoang dã (Theo NRCS Planning & Design Manual, 2005). Còn theo Julia C. Klapproth và James E. Jonhson (2000) lại có quan điểm rộng hơn, chi tiết hơn và nhấn mạnh đến khía cạnh rừng phòng hộ ven bờ. Theo đó, đây là khu đất trực tiếp nằm kề sát với sông suối, hồ hay các diện tích bề mặt nước. Ranh giới giữa rừng phòng hộ ven bờ và vùng đất phía trên gần kề thường thoải và khó nhận biết rõ. Dù vậy, nó được phân biệt bởi vị trí cao thấp khác nhau, vùng ven bờ ẩm hơn và dễ bị ngập lụt - nơi thu hút đặc biệt bởi sự tập hợp nhiều cây và con ở đó. Nhờ có sự tác động qua lại giữa các yếu tố đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật và sự quan tâm của cộng đồng. Rừng phòng hộ ven bờ được nuôi dưỡng bởi nhiều quy luật tự nhiên quan trọng như: đặc điểm sinh vật học, các chức năng sinh thái học,... và đặc biệt là các lợi ích của xã hội. 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về rừng phòng hộ ven bờ a. Về chức năng: Trên thế giới, rừng phòng hộ ven bờ luôn được quan tâm rất đặc biệt, bởi đây chính là kiểu hệ sinh thái đặc thù, đảm nhiệm nhiều chức năng và giá trị sinh thái quan trọng mà không hệ sinh thái nào có được. Qua một số kết quả nghiên
  5. 4 cứu của Julia C. Klapproth và James E. Johnson (2000); PaulM. Mayer, Steven K. Reynolds. Jr, Timothy J. Canfield, US. Environmental Protection Agency (2005) về chức năng của rừng phòng hộ ven bờ cho phép chúng ta rút ra một số chức năng cơ bản sau: + Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường: bảo vệ đất vùng ven bờ như giữ đất, giảm tình trạng xói mòn, sạt lở đất; làm tăng tính hiệu ích của nguồn nước như ổn định dòng chảy, giảm các nguy cơ lũ lụt, ô nhiễm môi trường nước,… + Chức năng bảo tồn: góp phần bảo tồn đa dạng sinh học nói chúng và tính đặc trưng hệ sinh thái vùng ven bờ. + Chức năng cung cấp: rừng phòng hộ ven bờ là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái dưới nước và trên cạn nên có tính đa dạng sinh vật khá cao. Do đó, đây là nơi cung cấp thức ăn, nơi ở của rất nhiều loài sinh vật trên cạn và dưới nước. Đồng thời cũng là nơi cung cấp một phần lâm sản phục vụ nhu cầu của cộng đồng địa phương. + Chức năng văn hóa, thẩm mỹ: góp phần làm đẹp sinh thái cảnh quan, như là hình ảnh một dòng sông trù phú, xanh mát tạo nguồn cảm hứng thi ca cho các văn, nghệ sỹ… Trên đây là những chức năng đặc biệt quan trọng của rừng phòng hộ ven bờ. Tuy nhiên, để có được vai trò trên, NRCS đã đưa ra một số khuyến nghị về rừng phòng hộ ven bờ như sau: - Không nên để nước chảy thành khe, rãnh qua rừng phòng hộ ven bờ. - Vùng phòng hộ ven bờ cần thiết phải được khoanh vùng bảo vệ, nghiêm cấm việc chăn thả vật nuôi tuỳ tiện trong đó. - Trong quy hoạch rừng phòng hộ thì trước hết chúng ta cần phải ưu tiên những thảm thực vật tự nhiên ven bờ, những loài cây bản địa bởi vì chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện lập địa cũng như môi trường bán ngập của
  6. 5 vùng ven bờ. Những loài cây được trồng gần bờ sông, suối cũng có thể được sử dụng trong rừng phòng hộ ven bờ. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của U.S. EPA (2005), Vitouse et al. (1997) và Swakhamer et al. (2004) về khả năng chuyển hoá và khử Nitơ của rừng phòng hộ ven bờ đã cho rằng: Nitơ là một nhân tố rất quan trọng trong các hệ sinh thái dưới nước, vùng ẩm ướt, chúng thường tồn tại ở dạng NO3-, NH4+, song nếu nồng độ Nitơ quá lớn sẽ là căn nguyên gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nước đồng thời làm suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nhưng thật kỳ diệu thay khi các nghiên cứu về lĩnh vực này thêm một lần nữa đã chứng tỏ được chức năng chuyển hoá Nitơ, giảm ô nhiễm nguồn nước rất hiệu quả của rừng phòng hộ ven bờ. b. Về cấu trúc của rừng phòng hộ ven bờ Như vậy, chức năng đặc biệt quan trọng của rừng phòng hộ ven bờ đã được chứng minh bằng các căn cứ khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu liên quan khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vai trò sinh thái của rừng phòng hộ ven bờ thường xuyên biến động và được coi như là một hàm số với nhiều biến số. Hay nói cách khác là luôn tồn tại nhiều nhân tố cố hữu hay hy hữu ảnh hưởng đến vai trò sinh thái của vùng ven bờ. Chẳng hạn, khả năng làm giảm ô nhiễm nước của rừng phòng hộ ven bờ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: kích thước của vùng đệm, cấu trúc, tổ thành loài cây, đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, tiểu khí hậu,... của khu vực đó (Lin và cộng sự, 2002, theo trích dẫn của Liu, 2006). Vậy, vấn đề đặt ra là: liệu có mối quan hệ chặt chẽ nào giữa đặc điểm và vai trò của rừng phòng hộ ven bờ? Độ rộng bao nhiêu là đủ? Cấu trúc của vùng đệm như thế nào để cho hiệu quả tối ưu nhất?... Để làm sáng tỏ cho vấn đề này, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về đặc điểm rừng phòng hộ ven bờ được ghi nhận, điển hình như:
  7. 6 - Theo NRCS và Planning & Design Manual, độ rộng của hệ sinh thái rừng phòng hộ ven bờ có thể biến đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào vị trí mà dòng sông chảy qua, vào tiềm năng xói mòn và độ dốc của vùng đất tại đó. Ngoài ra, độ rộng này còn tuỳ thuộc vào nhu cầu về hoàn cảnh môi trường sống, độ rộng hành lang di chuyển của các loài động thực vật, các loài thuỷ sinh đang sống ở đó và chức năng sinh thái tiên quyết nhất của vùng ven bờ ở đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chất lắng cặn bị giữ lại ngay trong khoảng 25% đầu tiên của độ rộng vùng đệm. Độ rộng tối thiểu của vùng đệm phải là 7,6 m cho khả năng lọc chất lắng cặn, dinh dưỡng, sỏi, đá. Song, để thảm thực vật vùng đệm có thể hấp phụ, sàng lọc được thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học và các hợp chất khó hoà tan khác thì độ rộng cần thiết của thảm thực vật ven bờ phải lớn hơn 30 m. Kết luận này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Wenger Fowler (2000). Trên quan điểm của NRCS, thì độ rộng rừng phòng hộ ven bờ nói chung cho các trường hợp chỉ nên thiết kế vừa đủ cho việc thực hiện các chức năng của nó, do đó độ rộng này vào khoảng 61m. - Nghiên cứu của Jocobs (1985) và Lowrance (1992) đều xác nhận rằng, có tới >85% nitrat và 78% lượng amoni được khử nếu độ rộng vùng đệm khoảng 30 – 50 m. Kết luận này tương tự với kết quả nghiên cứu của Schoonover và Wil-lard (2003) về chức năng khử nitrate của rừng phòng hộ ven bờ là: với độ rộng 10 m, rừng phòng hộ ven bờ có khả năng giảm được 61% lượng Nitrate có trong nước ngầm tại đó. Cũng tương tự như vậy với 38m độ rộng rừng phòng hộ ven bờ thì khả năng này sẽ tăng lên là 78%, ngoài ra vùng đệm này còn có thể khử được 52% lượng Amonium (Vellidis et al, 2003) - Barling và Moore (1994) đã nhấn mạnh hiệu quả ngăn chặn - khử thuốc bảo vệ thực vật, chất hoá học, các hợp chất khó hoà tan, chất độc hại,... là không cao nếu thiết kế rừng phòng hộ ven bờ nhỏ hơn 30 m.
  8. 7 - Khi nghiên cứu trên các loại rừng phòng hộ ven bờ khác nhau thì Parkin et al. (2003) và Lynch et al. (1985) đều thống nhất rằng, hiệu quả đó sẽ gấp 2 - 3 lần nếu rừng phòng hộ ven bờ là rừng truởng thành hoặc rừng già. Vậy thảm thực vật ven bờ nên là thảm cỏ hay là rừng? Và quan hệ giữa các dạng sống của thực vật với hiệu quả của chúng được NRCS nghiên cứu và tổng hợp như sau: Bảng 1.1. Quan hệ giữa các dạng sống của thực vật ven bờ với mức độ hiệu quả tương ứng Dạng sống Tác dụng Cỏ Cây bụi Cây gỗ Giảm xói mòn Thấp Cao Cao Lọc, ngăn chặn chất lắng cặn, Cao Thấp Thấp Lọc chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu,... Cao Thấp Trung bình Môi truờng sống (MTS) dưới nước Thấp Trung bình Cao Động vật trên đồng cỏ và thảo nguyên Cao Trung bình Thấp Động vật rừng Thấp Trung bình Cao Giá trị kinh tế Trung bình Thấp Trung bình Phòng chống lũ lụt Thấp Trung bình Cao Tính đa dạng sinh học Thấp Trung bình Cao Bảng tổng hợp trên đã chỉ ra được sự khác nhau về mức độ hiệu quả của các dạng sống là cỏ hay cây bụi và cây gỗ, mỗi dạng sống đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, mô hình rừng phòng hộ ven bờ tối ưu là sự kết hợp hài hoà của các dạng sống này. - Những nghiên cứu của Fisrwg (1998), NRCS (2002), Welch (1991), Schult et al. (1995),... đều cho rằng, việc phục hồi và thành lập hệ sinh thái rừng phòng hộ ven bờ là biện pháp tối ưu nhất trong bảo vệ chất lượng nước cũng như trong quản lý lưu vực bền vững. Vì tiềm năng biến đổi và hấp phụ các chất dinh dưỡng, chất lắng cặn,... đặc biệt của thảm thực vật nhờ hệ thống rễ cây và quá trình sinh lý phức tạp của chúng. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất chung là xây dựng mô hình rừng phòng hộ ven bờ thường có ba vùng chiến lược (Hình 1.1) là:
  9. 8 (1) Vùng trong cùng, cận kề với đất nông nghiệp hoặc rừng trồng đặc trưng bởi trảng cỏ, cây bụi bảo vệ nhằm kiểm soát dòng chảy mặt, tăng tính thấm cho đất và cũng có thể là nơi làm hàng rào bảo vệ các loài động vật ăn cỏ vùng ven bờ; (2) Tiếp sau đó là vùng rừng được phép tác động trong một giới hạn và mức độ nhất định, đảm nhiệm chức năng chủ yếu là hấp thụ, làm lắng đọng và chuyển hóa chất lắng cặn, các chất dinh dưỡng từ dòng chảy mặt và dòng chảy dưới mặt đất; (3) Ngoài cùng, ven sông suối là vùng cây rừng - cây phòng hộ chính ven bờ, là những loài cây trưởng thành, phân bố tự nhiên ven bờ sông suối, vùng có mức độ khai thác, tác động rất hạn chế. Hình 1.1. Lát cắt mô hình rừng phòng hộ ven bờ (Nguồn: EPA/600/R-05/118, 2005) Ngoài ra, Amitha (2003) cũng nhấn mạnh, việc xây dựng các giải rừng phòng hộ ven bờ sông suối đòi hỏi phải dựa trên những thông tin đầy đủ và thích hợp về cơ cấu các loài cây và cấu trúc tổ thành giữa chúng trong từng điều kiện cụ thể. Theo Klapporth (2000) thì, việc thiết kế các giải rừng phòng hộ ven bờ để
  10. 9 cải thiện chất lượng nước phải tính tới những tác động của điều kiện thuỷ văn, đất đai, thổ nhưỡng, mức độ, nguồn gây ô nhiễm, đặc điểm lớp phủ thực vật ven bờ và phương thức sử dụng đất ở những vùng ven bờ có liên quan. 1.1.2. Nghiên cứu về phục hồi rừng Việc nghiên cứu phục hồi rừng trên thế giới được bắt đầu từ rất sớm. Năm 1930, Richard P.W. đã có những nghiên cứu đầu tiên về diễn thế tái sinh phục hồi rừng, qua đó ông cho rằng, trong mỗi ô dạng bản, các cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm hoặc đều và thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hoặc không giống lớp cây tầng cao. Đây là những nghiên cứu mở đầu rất quan trọng cho khoa học phục hồi rừng, song nó chưa chỉ ra được những giải pháp cụ thể để phục hồi rừng. Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu về phục hồi rừng mới thực sự phát triển vào những năm 1950 trở lại đây. Điển hình là các nghiên cứu của Barnard (1950), Smith (1952) ở Malaysia và nghiên cứu của Lamprecht ở Venezuela (1954). Những kết quả nghiên cứu đó đều đi đến thống nhất rằng: cần lợi dụng triệt để thảm thực vật hiện có với các điều kiện lập địa khác nhằm duy trì tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung để phục hồi lại cấu trúc rừng gần giống ban đầu (Trích theo Đặng Xuân Quý, 2005). Khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới châu Á, Van Steenis (1956) đã đưa ra kết luận sau: tái sinh vệt thích hợp với những cây ưa sáng mọc nhanh, vòng đời ngắn; cây tái sinh phân tán, liên tục phù hợp với các loài ban đầu chịu bóng hoặc những loài ưa bóng (Trích theo Nguyễn Thị Ngọc, 2003). Ngoài ra, vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả trong quá trình nghiên cứu về phục hồi rừng nhiệt đới, vẫn là hiệu quả lợi dụng tái sinh rừng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Trong đó, phải kể đến hệ thống các phương pháp xử lý và hiệu quả của nó đối với tái sinh rừng trong “Cơ sở sinh thái học và
  11. 10 kinh doanh rừng mưa” của G. Baur (1964). Năm 1996, các nghiên cứu của Fedlmaner đã chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tái sinh phục hồi rừng chủ yếu là: điều kiện lập địa, thành phần loài, nguồn cây mẹ gieo giống,... Song đó mới chỉ là nghiên cứu tổng hợp mà chưa chỉ ra được nhân tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, và chưa đề cập đến nhóm nhân tố quan trọng là kinh tế xã hội. Năm 1975, khi phân tích sự phát triển của thảm thực vật thứ sinh, Whitimore đã nhấn mạnh; khoảng thời gian để các khu rừng tái sinh hạt đạt được tới trạng thái là rừng nguyên sinh có thể tới hàng trăm năm. Các khu rừng thuần loài được tạo thành bởi những loài mà hạt của chúng có thể nảy mầm và trụ được trên các khu đất trống vào thời điểm thích hợp và cần lợi dụng lớp cây chồi, xử lý thực bì theo băng rạch tránh phát trắng để sớm tạo hoàn cảnh rừng. Đặc biệt, các nghiên cứu về kỹ thuật làm giàu rừng cũng tương đối phát triển, từ năm 1965 đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm làm giàu rừng là bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế vào những nơi rừng đã phục hồi nhưng thiếu hụt loài cây có giá trị. Đến năm 1989, Han Lamprecht và Aubreulle đã bổ sung thêm rằng, làm giàu rừng là lựa chọn tối ưu nhất cho lâm phần ban đầu không đủ loài cây tái sinh có giá trị kinh tế, từ đó đã xây dựng hoàn chỉnh phương pháp làm giàu rừng theo rạch (Trích theo Bùi Thị Vân, 2005). Theo J.Wyatt - Smith (1995), làm giàu rừng là sự bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế vào những nơi rừng đã phục hồi lớp cây che phủ thứ sinh hoặc cây bụi nhưng thiếu hụt những loài cây có giá trị . Wan Yu Sof (1998) cũng lưu ý khi chọn loài làm giàu rừng cần quan tâm đến các tiêu chí như: dễ tạo cây tái sinh, tỉ lệ nảy mầm cao, ra hoa kết quả hàng năm, sinh trưởng nhanh, đặc biệt thời kì đầu, chịu bóng nhẹ lúc non, có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh các cây khác, tự tỉa cành tốt,... (Trích theo Trần Minh Cảnh, 2009)
  12. 11 Ngoài ra, việc phân loại rừng - đối tượng phục hồi là cơ sở quan trọng cho đề xuất các biện pháp phục hồi. Hiện nay, trên thế giới có 2 quan điểm phân loại chính được ghi nhận là: quan điểm của E.F. Bruenig (1998) dựa vào đặc điểm hiện trạng thảm thực vật che phủ, gồm 5 loại chính: các lâm phần rừng hỗn loài tự nhiên bị khai thác quá mức, các lâm phần rừng thứ sinh ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các đám cây gỗ thứ sinh, trảng cỏ và các dạng thảm thực vật khác trên các loại hình thổ nhưỡng khác nhau. Theo quan điểm phục hồi rừng của tổ chức cây gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO, 2002) thì rừng thứ sinh nghèo được phân chia làm 3 loại phụ đó là: rừng nguyên sinh bị suy thoái (Degraded primary forest); rừng thứ sinh (Secondary forest); đất rừng bị thoái hoá (Degraded forest land). Các nghiên cứu trên, tuy ở những khía cạnh khác nhau song chủ yếu tập trung vào các hướng chính là: nghiên cứu về tái sinh và động thái ở rừng thứ sinh nghèo, phân loại rừng thứ sinh nghèo, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động và hiệu quả của các biện pháp đó,… Đây chính là những cơ sở khoa học, có ý nghĩa lớn lao, đặt nền móng cho khoa học phục hồi rừng nói chung và phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông suối nói riêng ngày nay. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh tế xã hội - nhân tố có tác động lớn đến hiệu quả phục hồi rừng lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. 1.1.3. Quản lý lưu vực có sự tham gia Quản lý theo lưu vực sông là một hoạt động cần thiết và mang tính tất yếu của thời đại ngày nay. Trong đó, theo Heinz I và cộng sự, 2007 để quản lý lưu vực có hiệu quả thì việc phân quyền, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương là thực sự cần thiết. Richard Aspinall và cộng sự (2000) cũng cho rằng, sự tham gia của người dân đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của các chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên nói chung và quản lý lưu vực sông nói riêng. Còn Klapporth (2000) thì
  13. 12 nhấn mạnh việc quản lý rừng phòng hộ ven bờ nên được xem như một phần của chương trình quản lý sử dụng đất bền vững của địa phương đó. Đặc biệt những nơi được cho là điểm nóng về mức độ ô nhiễm, tình trạng xói mòn, sạt lở đất thì cần thiết phải tiến hành các biện pháp quản lý tổng hợp có sự tham gia (BMPs) để bổ trợ cho rừng phòng hộ ven bờ. Ngoài ra, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng nói chung, phục hồi rừng trên cơ sở cộng đồng và đã trở thành bài học thành công của rất nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Băngladet, Philippin, Thái Lan,… Theo Poffenberger (2000) và Thakur (2001) thì sự thiếu tin tưởng giữa người dân địa phương với cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để thực thi quản lý xã hội và quản lý rừng có người dân tham gia cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng. Còn Gymour và Fisher (1997) cho rằng các hoạt động quản lý rừng cộng đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích đã mất rừng, ở mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyển giao việc kiểm soát cho các cộng đồng (Chương “Lâm nghiệp cộng đồn”, Cẩm nang Lâm nghiệp, 2006). Vấn đề đặt ra là “Sự tham gia” đó đến đâu và ở mức độ nào thì hiệu quả? Nghiên cứu của Creighton (2004, trích theo Matthew, 2007) đã giải quyết được vấn đề đó bằng 4 cấp độ đánh giá sự tham gia của người dân là: (1) Được cung cấp thông tin; (2) Được nghe về một quyết định nào đó trước khi nó ra đời; (3) Được đóng góp ý kiến cho việc xây dựng quyết định; (4) Được quyền phủ quyết hay tán thành quyết định đó. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về rừng phòng hộ ven bờ Việc nghiên cứu về rừng phòng hộ ven bờ cũng như các giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ vẫn còn là khá mới và hạn chế ở Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào phân cấp đầu nguồn mà chưa đặt vùng
  14. 13 ven bờ vào đúng vị trí tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, vào những năm 70 của thế kỷ XX đã bước đầu có một số công trình nghiên cứu về thuỷ văn rừng ít nhiều đề cập đến vấn đề này, mà một trong những nghiên cứu điển hình đó là: - Nghiên cứu của Bùi Ngạnh, Nguyễn Danh Mô (1977) và Nguyễn Ngọc Bích (1985) về sự biến đổi dòng chảy mặt của một số dạng rừng khác nhau. Các tác giả đã đề xuất những mô hình bố trí đai rừng giữ nước trong vùng đất dốc và ven lưu vực sông. - Mặt khác, khi nghiên cứu về rừng phòng hộ ở các triền sông, Lê Đăng Giảng và Nguyễn Hoài Thu (1981) đã đề nghị: cần phải thiết kế rừng phòng hộ ở các triền sông sao cho phát huy tối đa khả năng giữ nước của nó. Song, đề tài chưa đưa ra được một mô hình hay biện pháp cụ thể nào cho rừng phòng hộ ở các triền sông. - Ngày 15/06/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 219- CT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình, theo đó thì vùng ven hồ Hoà Bình có chiều dài 200km, rộng trung bình 2km. Song, theo “Dự án đầu tư xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà”, tháng 10 năm 1990 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thì vùng phòng hộ xung yếu ven bờ hồ Hoà Bình chỉ được xác định trong phạm vi 200m. Điều này chứng tỏ việc xác định ranh giới vùng phòng hộ ven hồ Hoà Bình là chưa thống nhất và chưa có đầy đủ cơ sở khoa học (Trích theo Phùng Văn Khoa, 2009) - Tác giả Vũ Anh Tuấn (2004), với luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu biến động của lớp phủ thực vật đến quá trình xói mòn trên lưu vực sông”, đã đánh giá lớp phủ thực vật, đặc biệt độ che phủ của rừng phòng hộ ven bờ có quan hệ chặt đến rất chặt tới xói mòn lưu vực. Đồng thời tác giả đã đề xuất theo dõi, quản lý xói mòn trên các lưu vực sông bằng ảnh vệ tinh. - Năm 2005, với luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập của một số hồ trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam và đề xuất
  15. 14 giải pháp trồng rừng phòng hộ ven hồ”, Âu Văn Bảy đã phân tích điều kiện lập địa và đề xuất được mô hình trồng rừng ven hồ. Song đề tài chưa đề cập nhiều đến các giải pháp về kinh tế xã hội nên tính thuyết phục của đề tài không cao. - Nghiên cứu của GS. Phạm Song, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, chỉ ra rằng: 1ha rừng ở ven bờ, về mùa lũ sẽ ngăn cản tối đa, khiến lượng đất đá đổ xuống dòng sông là không đáng kể. Nhưng nếu 1ha thảm thực vật rừng này bị suy giảm thì về mùa lũ lượng đất, đá đổ xuống dòng sông có thể lên đến 150 tấn/năm gấp 1500 lần…Vì vậy, nếu không có biện pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông suối thì kết quả là dòng sông đó sẽ bị ô nhiễm và dần bị lấp đầy (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ Ban sông Cầu, 2000). - Gần đây (2006), một nghiên cứu được cho là khá mới và chuyên sâu về rừng phòng hộ ven bờ ở nước ta, đó là luận án tiến sỹ: “Tổ thành loài cây và động thái tăng trưởng của rừng phòng hộ ven bờ ở vùng Đông Bắc - Việt Nam” của Vũ Thị Quế Anh. Với phương thức điều tra hệ thống theo các tuyến cắt ngang dòng chảy, tác giả đã thống kê được các chỉ tiêu cấu trúc, tái sinh, tổ thành loài cây, tính chất đất tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số hạn chế như: chưa đề cập đến vấn đề quy hoạch rừng phòng hộ ven bờ, chưa phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội đến kết quả nghiên cứu và các giải pháp về phục hồi hệ sinh thái rừng đặc thù này cũng chưa được tập trung làm rõ (Trích theo Phùng Văn Khoa, 2009). 1.2.2. Nghiên cứu về phục hồi rừng Những nghiên cứu về biện pháp phục hồi rừng ở nước ta đã diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XX. Nhưng phải tới những năm 90 mới thực sự có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về phục hồi và diễn thế rừng. Đó là một số công trình nghiên cứu tiên phong phải kể đến sau:
  16. 15 - Nghiên cứu phân loại đối tượng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến, tái sinh vùng lưu vực Sông Đà, Chương trình lâm nghiệp tổng hợp, (Mã số 04.01), Giai đoạn 1986-1990. - Năm 1993, khi nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng ở miền Nam, Việt Nam, nơi rừng bị nhiễm chất độc màu da cam, Thái Văn Trừng đã kết luận rằng, để phục hồi loại rừng này cần thiết phải qua hai bước là: trồng loài cây có khả năng tổng hợp Nitơ tự nhiên để giải phóng đất, sau đó chặt bỏ lớp cây này rồi trồng cây rừng có giá trị. Cùng năm đó khi nghiên cứu rừng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng khộp ở Easup - ĐăcLăk, Đỗ Quang Điệp đã đưa ra kết luận: độ tàn che của rừng, thảm mục, độ dày đặc của thảm tươi, điều kiện lập địa là những nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến số lượng và chất lượng cây tái sinh. - Nguyễn Ngọc Lung (1995) và Nguyễn Luyện (1992) đều cho rằng, hiệu quả phục hồi rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, đặc tính sinh vật học của các loài, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực đó. - Trần Đình Lý và các cộng sự (1996) đã tiến hành hệ thống các biện pháp kỹ thuật, đồng thời liệt kê được 155 loài cây bản địa cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Từ đó, các tác giả đã xây dựng lên quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng. Đây là công trình đầu tiên ở Việt nam đề cập một cách hệ thống từ cơ sở khoa học đến quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy phạm chưa xây dựng được quy trình khoanh nuôi cụ thể cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể. - Vũ Xuân Đê (1999) đã nghiên cứu và cho rằng: cần thiết phải hỗ trợ tái sinh tự nhiên bằng tái sinh nhân tạo vì tiêu chuẩn cơ bản để xét đối tượng làm giàu rừng là tái sinh tự nhiên không đủ khả năng đảm bảo cho rừng phục hồi với chất lượng và trữ lượng cao (Trích theo Đặng Xuân Quý, 2003).
  17. 16 - Theo Võ Đại Hải và cộng sự, 2003 thì phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ, là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất hiện, đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế chúng ta có thể sử dụng chúng liên tục được. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu quy luật của quá trình diễn thế tái sinh phục hồi rừng, các vấn đề cơ bản của quá trình phục hồi rừng tự nhiên. Những kết quả này sẽ là cơ sở khoa học nhằm xác định các biện pháp phục hồi rừng. Song, để phục hồi rừng có hiệu quả rất cần thiết phải có quy trình quy phạm cụ thể. Do vậy, QPN (Quy phạm ngành)14 - 92, kèm theo Quyết định 200 QĐ - KT năm 1993 về quy trình quy phạm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng đã lần lượt được ban hành. Gần đây QPN 21 - 98 đã bổ sung thêm các tiêu chuẩn mang tính lượng hoá nhằm xác định đối tượng, biện pháp, thời gian và kết quả đạt được của hoạt động phục hồi rừng. Một số kỹ thuật lâm sinh cho phục hồi rừng thứ sinh nghèo chủ yếu hiện nay ở nước ta là: - Kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ: là giải pháp tân dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên để tạo lại rừng, thông qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính với các tác động có hại từ bên ngoài; chặt phá, chăn thả, đốt rừng,... - Kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên: là một biện pháp phục hồi rừng dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên của rừng nghèo hiện có (hạt hoặc chồi) là chính, thông qua kỹ thuật người ta có thể trồng bổ sung mật độ và tổ thành cây tái sinh để đảm bảo rừng được phục hồi tốt, đáp ứng các mục tiêu đề ra. - Kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, kết hợp với làm giàu rừng: là giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết - Kỹ thuật làm giàu rừng: là biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải thiện
  18. 17 tỷ lệ cây mục đích ở rừng thứ sinh nghèo (hoặc tỷ lệ cây tốt ở rừng trồng) mà không loại bỏ thảm thực vật rừng cũ và các cây non mục đích có sẵn. (QPN 14 - 92, QPN 21 - 98, Phạm Xuân Hoàn và Hoàng Kim Ngũ, 2003). Đồng thời cũng theo các quy phạm này, các đối tượng tác động được phân loại dựa trên các tiêu chí như sau: Bảng 1.2. Phân loại đối tượng tác động phục hồi rừng trong quy phạm lâm sinh Tiêu chí Gỗ lớn Gỗ nhỏ Rừng trồng, rừng tự nhiên tương đối đều tuổi sau khép tán. Rừng phục hồi trên đất nương rẫy. Rừng hỗn loài tự nhiên không đều tuổi sau khai Giải pháp thác chọn không đúng kỹ thuật. Cây cao phẩm chất Cây tái sinh có Cây cao Cây tái sinh có triển tôt (cây/ha). triển vọng phẩm chất vọng (cây/ ha) (cây/ha). tôt (cây/ha). Nuôi dưỡng ≥ 150 – 200 ≥ 500 - 600 ≥ 500 - ≥ 1000 - 1200 rừng. 600 Làm giàu Không có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công rừng. < 150 < 500 < 500 < 1000 Xúc tiến tái Có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công sinh. < 150 > 500 < 500 > 1000 Khoanh nuôi Đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, bãi phù sa mới bồi lấp mà quá trình tái bảo vệ. sinh diễn thế tự nhiên đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội và môi trường. Khoanh nuôi Đất đã mất rừng do khai thác kiệt. Nương rẫy bỏ hoá còn tính chất đất xúc tiến tái rừng. Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất dày trên 30 cm. sinh có Rừng Tre nứa phục hồi sau khai thác, nương rẫy, có độ che phủ trên 20% trồng bổ diện tích và phân bố đều. sung. Rừng phòng hội ở khu vực xung yếu và rất xung yếu có độ che phủ trên 40% và có khả năng tự phục hồi. Cây con tái sinh mục Gốc mẹ có khả năng tái Cây mẹ gieo giống đích (cây/ha). sinh chồi (cây/ha). tại chỗ (có nguồn gieo giống lân cận). ≥ 300 + h > 50 cm > 150 > 25 Trồng rừng. Đất lâm nghiệp chưa có rừng, đất rừng sau khai thác trắng. Rừng đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên nhưng không thành công. (Nguồn: QP 14 – 92 và QP 21 – 98, trích theo Trần Minh Cảnh, 2009) Ngoài ra, về công tác trồng rừng phòng hộ cũng có nguyên tắc tương tự
  19. 18 với trồng rừng nói chung như: kỹ thuật chọn giống cây trồng, kỹ thuật trồng rừng,… được trình bày chi tiết trong hai chương: “Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt Nam” và “Trồng rừng” (Cẩm nang Lâm nghiệp, 2006). Tuy nhiên, do có những tính chất và đặc trưng riêng mà trong quá trình trồng rừng phòng hộ cần lưu ý một số vấn đề sau: + Làm đất, xử lý thực bì cần được tiến hành theo phương thức cục bộ và theo đường đồng mức. + Tiêu chuẩn cây con trồng rừng phòng hộ, đặc biệt là giống cây trồng bản địa phải cao hơn so với tiêu chuẩn cây con trồng rừng nhằm sớm tạo lập được tiểu hoàn cảnh rừng, phát huy chức năng phòng hộ. + Phương thức trồng là hỗn giao, có thể kết hợp giữa cây phòng hộ chính với các cây phù trợ hoặc cây bạn. Mật độ trồng thường phải dày hơn so với rừng kinh tế. + Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chỉ tiến hành làm cỏ, xới vun gốc, loại bỏ cây sâu bệnh, dây leo; không phát luỗng cây bụi, không tỉa cành;… chú ý chăm sóc cho tầng cây tái sinh nhằm dẫn dắt rừng theo hướng đa tầng, có độ che phủ cao. (Nguồn: Chương “Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển”, Cẩm nang Lâm nghiệp, 2006) Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phục hồi rừng vùng ven bờ, vùng bán ngập ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở các vùng đất chua phèn, như nghiên cứu của Huỳnh Hữu To (1999), của Đỗ Đình Sâm (1999), đã xác định được các loài thích hợp cho các vùng này như: Tràm (Melaleuca cajuputi), Gáo nước (Neolamarckia sp),… Một nghiên cứu gần đây (từ năm 2001-2007) của Trường Đại học Lâm nghiệp về “Xây dựng mô hình phục hồi rừng trên đất bán ngập ven lòng hồ Hòa Bình” đã bổ sung thêm vào danh lục các loài cây thích hợp cho vùng bán ngập như: Nhội (Bischofia javanica), Dâu da xoan (Baccaurea sp),… ( Âu Văn Bảy, 2005). Tuy nhiên, đây là một trong số rất ít nghiên cứu về phục hồi và phát triển vùng bán ngập, trong khi với đặc điểm tự nhiên, nước ta có hàng trăm, hàng nghìn ha đất ven bờ bị mất thảm thực vật, tình trạng xói lở, bồi lấp lòng sông, lòng hồ đang ở mức báo
  20. 19 động. Điều này, thêm một lần nữa chứng tỏ vấn đề nghiên cứu tiền khả thi cho vùng ven bờ ở nước ta đang bị bỏ ngỏ và tính cấp thiết của đề tài. 1.2.3. Quản lý lưu vực có sự tham gia Ở Việt Nam, hoạt động quản lý lưu vực nói chung và bảo vệ môi trường lưu vực nói riêng có sự tham gia, đã được triển khai theo tinh thần Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường, và đã đạt được những thành công nhất định. Song sự tham gia này còn nhiều hạn chế, tiềm năng của cộng đồng vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định và các hoạt động quản lý môi trường lưu vực còn rất mờ nhạt và khá bị động (Uỷ ban sông Cầu, 2005). Ngoài ra, sự tham gia trong lâm nghiệp cũng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng. Đó sự ra đời và phát triển của lâm nghiệp xã hội (lâm nghiệp cộng đồng) có sự tham gia của người dân. Điều mà theo FAO,1983 cho rằng, đó như là một sự hợp tác chặt chẽ của người dân tới mức họ cảm thấy phải chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của một chương trình, dự án nào đó. Đồng thời, theo D.Messerschnidt (1992, trích theo Nguyễn Bá Ngãi, 2006) thì sự tham gia cần phải được thể hiện xuyên suốt qua 5 bước: xác định vấn đề; lập kế hoạch và quyết định; huy động nguồn lực và thực hiện; chia sẻ lợi ích; giám sát và đánh giá. Qua nghiên cứu phần tổng quan trên, chúng ta nhận thấy rằng: mặc dù trên thế giới đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về rừng phòng hộ ven bờ sông suối, cũng như các biện pháp phục hồi trong quản lý lưu vực bền vững. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu này chưa nhiều nếu như không muốn nói là đang bị bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu của đề tài sẽ là rất cần thiết trong quản lý lưu vực bền vững ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu tổng quan này sẽ là tài liệu tham khảo quý báu trong quá trình triển khai, nghiên cứu đề tài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0