Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài côn trùng trong rừng trồng tại tiểu khu 647 – Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ - Thanh Hóa
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được thành phần loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu. Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài chính. Đưa ra được giải pháp quản lý và bảo tồn các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài côn trùng trong rừng trồng tại tiểu khu 647 – Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ - Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN PHONG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẤC LOÀI CÔN TRÙNG TRONG RỪNG TRỒNG TẠI TIỂU KHU 647 – BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ THANH KỲ - THANH HÓA Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã ngành: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN: GS. TS. NGUYỄN THẾ NHÃ HÀ NỘI, 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của tôi là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017 Tác giả Lê Văn Phong
- ii LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự nhất trí của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Hội đồng xét duyệt đề cƣơng, tôi đã tiến hành thực tập Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài côn trùng trong rừng trồng tại tiểu khu 647 – Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ - Thanh Hóa”. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ - Thanh Hóa và toàn thể các thầy, cô giáo, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là GS. TS. Nguyễn Thế Nhã đã dành nhiều thời gian, giúp đỡ tận tình để tôi sớm hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học, các Giáo sƣ, Tiến sĩ hợp tác giảng dạy tại khoa Sau đại học. Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ - Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đi học và điều tra nghiên cứu ngoài thực địa để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia liên quan đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện Luận văn. Do điều kiện thời gian có hạn, mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng hết mình nhƣng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Cá nhân tôi kính mong tiếp tục nhận đƣợc ý kiến góp ý của các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp để Luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017 TÁC GIẢ Lê Văn Phong
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt....................................................................................v Danh mục các bảng..........................................................................................vi Danh mục các hình..........................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 3 1.1. Nghiên cứu tổng quan về côn trùng, quản lý côn trùng trên thế giới ........ 3 1.2. Nghiên cứu về quản lý côn trùng ở Việt Nam ........................................... 4 1.3. Tổng quan về rừng trồng tại Tiểu khu 647 – Ban QLRPH Thanh Kỳ ........ 6 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................... 9 2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ................................................ 9 2.1.1. Vị trí địa lý: .......................................................................................................... 9 2.2.2. Đặc điểm địa hình. ............................................................................................. 9 2.1.3. Đặc điểm đất đai: ..............................................................................................10 2.1.4. Đặc điểm khí hậu: ..............................................................................................11 2.1.5. Điều kiện thủy văn: ...........................................................................................12 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................................... 12 2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động:.............................................................................12 2.2.2. Kinh tế hộ gia đình ............................................................................................13 Chƣơng 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 15 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15 3.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................15 3.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................15 3.2. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu và thời gian thực hiện .......................... 15 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 16 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa tài liệu ............................................................16 3.4.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa xác định thành phần loài côn trùng..............16 3.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài chủ yếu .....28 3.4.4. Phƣơng pháp đề xuất giải pháp quản lý côn trùng .........................................28
- iv Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ...................................... 29 4.1. Đặc điểm thành phần loài côn trùng tại tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ ......................................................................................... 29 4.3.Tính đa dạng và ý nghĩa côn trùng ở tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ .................................................................................................... 42 4.3.1. Đa dạng về sinh thái ..........................................................................................42 4.3.2. Ý nghĩa côn trùng ở tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ...46 4.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài côn trùng ở tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ ................................................................... 48 4.4.1. Bƣớm bản đồ thƣờng - Cyrestis thyodamas (Boisduval) .............................48 4.4.2. Bƣớm phƣợng lớn – Papilio memnon (Linnaeus)..........................................49 4.4.3. Bƣớm cam đuôi dài – Papilio polytes (Linnaeus) ..........................................50 4.4.4. Bƣớm phƣợng cam – Papilio demoleus (Linnaues).......................................51 4.4.5. Bƣớm bắp cải trắng – Pieris rapae (Linnaeus)................................................52 4.4.6. Bƣớm cánh vàng viền đen – Eurema hecabe (Linnaeus) ..............................52 4.4.7. Bƣớm lính thủy – Neptis hylas (Linnaeus) .....................................................53 4.4.8. Bƣớm Phƣợng đốm kem - Papilio noblei (de Nicéville) ...............................54 4.4.9. Bƣớm chai xanh thƣờng - Graphium sarpedon (Linnaeus)...........................55 4.4.10. Bƣớm đuôi kiếm xanh - Graphium antiphates (Cramer).............................56 4.4.11. Bƣớm giả ê ke xanh - Graphium chironides (Honrath) ...............................57 4.4.12. Bọ xít - Erthesina fullo Thumb. .....................................................................58 4.4.13. Bọ xít xám - Carpona ampicollis Stal............................................................59 4.4.14. Ve sầu mũi voi - Pyrops candelaria (Linneus)..............................................60 4.5. Các giải pháp quản lý côn trùng tại tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ .................................................................................................... 61 4.5.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân .........................61 4.5.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các hình thức hỗ trợ khác................63 4.5.3. Các biện pháp quản lý rừng nói chung ............................................................64 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 67 1. Kết luận ....................................................................................................... 67 2. Tồn tại ......................................................................................................... 68 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 71
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1. BQL Ban quản lý 2. TT Tai tƣợng 3. OTC Ô tiêu chuẩn 4. KBT Khu bảo tồn 5. KTT Keo tai tƣợng 6. LX Lim xanh 7. LXe Lim xẹt 8. SC Sinh cảnh 9. VQG Vƣờn quốc gia
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 4.1. Danh lục các loài điều tra 29 2 Bảng 4.2. Số loài côn trùng theo bộ 35 3 Bảng 4.3. Các loài thuộc nhóm thƣờng gặp (P > 50%) 38 4 Bảng 4.4. Một độ côn trùng cƣ trú dƣới đất 40 5 Bảng 4.5. Mức độ gây hại của sâu ăn lá 41 Bảng 4.6. Thống kê các loài gây hại tại tiểu khu 647 Ban quản 6 43 lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ Bảng 4.7. Thống kê các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn 7 44 thịt tại tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1 Hình 3.1. Bản đồ tuyến và ô tiêu chuẩn 17 2 Hình 3.2.Trạng thái rừng Keo tai tƣợng – Lim xanh 18 3 Hình 3.3.Trạng thái rừng Keo tai tƣợng – Lim xẹt 18 4 Hình 3.4. Trạng thái rừng Keo tai tƣợng 19 5 Hình 4.1. Tỷ lệ % loài côn trùng điều tra trong các bộ tại tiểu 36 khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ 6 Hình 4.2, 4.3. Bƣớm bản đồ thƣờng - Cyrestis thyodamas (Boisduval) 48 7 Hình 4.4, 4.5. Bƣớm phƣợng lớn – Papilio memnon (Linnaeus) 49 8 Hình 4.6, 4.7. Bƣớm cam đuôi dài – Papilio polytes (Linnaeus) 50 9 Hình 4.8. Bƣớm phƣợng cam – Papilio demoleus (Linnaues) 51 10 Hình 4.9. Bƣớm bắp cải trắng – Pieris rapae (Linnaeus) 52 11 Hình 4.10, 4.11. Bƣớm cánh vàng viền đen – Eurema hecabe (Linnaeus) 53 12 Hình 4.12, 4.13. Bƣớm lính thủy – Neptis hylas (Linnaeus) 54 13 Hình 4.14. Bƣớm Phƣợng đốm kem - Papilio noblei (de Nicéville) 55 14 Hình 4.15, 4.16. Bƣớm chai xanh thƣờng - Graphium sarpedon 56 (Linnaeus) 15 Hình 4.17. Bƣớm đuôi kiếm xanh - Graphium antiphates (Cramer) 57 16 Hình 4.18. Bƣớm giả ê ke xanh - Graphium chironides (Honrath) 58 17 Hình 4.19. Bọ xít - Erthesina fullo Thumb. 59 18 Hình 4.20. Bọ xít xám - Carpona ampicollis Stal. 59 19 Hình 4.4.14. Ve sầu mũi voi - Pyrops candelaria (Linneus) 60
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế giới tự nhiên các loài động thực vật và vi sinh vật sống chung với nhau trong một thế giới cân bằng động, gắn kết với nhau trong sự tồn tại chung. Những tác động tích cực hay tiêu cực vào một thành phần hay yếu tố nào đó sẽ gây ảnh hƣởng tới cả hệ sinh thái, thậm chí cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Côn trùng chiếm một vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và cân bằng của mỗi hệ sinh thái. Côn trùng là lớp động vật có nhiều loài nhất, số cá thể từng loài rất phong phú, phân bố rộng. Côn trùng là một mắt xích quan trọng trong dòng năng lƣợng và chu trình tuần hoàn vật chất. Côn trùng có ảnh hƣởng tới cuộc sống và lợi ích của con ngƣời ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi một số loài côn trùng đƣợc coi nhƣ là vật gây hại ảnh hƣởng đến sinh kế và sức khỏe ngƣời dân thì số khác lại mang lại những lợi ích to lớn cho con ngƣời. Nhiều loài côn trùng là ngƣời bạn thân thiết của chúng ta trong việc nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra những dòng tiến hoá mới thông qua việc thụ phấn cho các loài thực vật; một số lại cung cấp những nguồn thực phẩm giá trị nhƣ mật ong và sữa ong chúa. Còn khá nhiều loài côn trùng con ngƣời chƣa biết hết giá trị của chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khẳng định rằng côn trùng là thành phần chủ yếu của tự nhiên và là nhân tố chủ đạo tạo ra sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng tự nhiên đa số có tính ổn định cao do quá trình cân bằng sinh thái thƣờng đƣợc thiết lập.Tuy nhiên đôi khi rừng tự nhiên thuần loài có thể bị xáo trộn nên cần có sự can thiệp của con ngƣời. Đối với rừng trồng tính bền vững và ổn định kém, dễ bị tổn thƣơng. Chính vì vậy việc quản lý côn trùng rất quan trọng, quản lý tốt sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả.
- 2 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ- Nhƣ Thanh, Thanh Hóa đƣợc thành lập từ năm 1964, đến nay trải qua hơn 50 năm hoạt động. Cho đến nay trong khu vực rừng trồng thuộc sự quản lý của Ban quản lý ngoài thông tin về sự có mặt của loài côn trùng, chƣa có nghiên cứu cơ bản nào về vấn đề quản lý chúng. Để góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phƣơng, cơ quan đơn vị công tác nhằm quản lý có hiệu quả các loài côn trùng nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài côn trùng trong rừng trồng tại tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ”.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu tổng quan về côn trùng, quản lý côn trùng trên thế giới Trên thế giới những nghiên cứu về sâu bệnh hại nói chung, sâu bệnh hại cây lâm nghiệp nói riêng rất phong phú. Đó là các nghiên cứu cơ bản về sinh học, sinh thái học của các loài sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ trong đó có những nghiên cứu về côn trùng có ích, nấm có ích, biện pháp sử dụng côn trùng và vi sinhvật có ích theo hƣớng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Về việc quản lý sâu bệnh hại, từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay có nhiều nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các công trình trong lĩnh vực này có thể tóm lƣợc nhƣ sau: Năm 1989, Coulson, Sauders, Loh, Oliveria, Barry Drummond và Swain [10] đã có những chuyên đề và chƣơng trình nghiên cứu về quản lý côn trùng hại rừng. Thông qua các chƣơng trình, từng bƣớc hoàn thiện IPM. Các chƣơng trình đã gắn sự hiểu biết về môi trƣờng với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính để (Integrated Pest Management – IPM) giải quyết những vấn đề tồn tại và đƣa ra quyết định thực hiện phù hợp với việc quản lý sâu hại lâm nghiệp và có thể cho cả nông nghiệp. Năm 1991, Goyer [16] trong “Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp loài sâu ăn lá thuộc miền Nam nƣớc Mỹ” cho rằng: Điều tra thƣờng xuyên thực trạng sâu ăn lá rừng là rất quan trọng cho chiến lƣợc sử dụng IPM. Ông chỉ ra việc sử dụng Pheromone để bẫy bắt để từ đó tính ra mật độ loài là rất quan trọng, ông cũng đã phê phán việc sử dụng thuốc hoá học truyền thống gây ảnh hƣởng lớn đến kinh tế và môi trƣờng, đồng thời làm giảm đa dạng sinh học của hệ động vật rừng. - Hiện nay IPM ở các nƣớc khác nhau là khác nhau với từng vật gây hại cụ thể. - Sự đóng góp của IPM có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tế.
- 4 - Các vấn đề kinh tế, xã hội (bao gồm cả chiến lƣợc của các chính phủ) là rất quan trọng đối với IPM. Năm 1994, Evans, Fielding [15] trong chƣơng trình phòng chống loài Dendrotonus micans hại vỏ cây Vân sam ở Anh đã nêu lên cơ sở của việc phòng chống loài sâu này đó là sự phối hợp các biện pháp quản lý rừng nhƣ chặt vệ sinh rừng, vận chuyển nhanh sản phẩm khai thác và phƣơng pháp sinh học nhƣ sử dụng hổ trùng ăn thịt Rhizophogus nhập nội, chăm sóc và thả vào rừng. Hiện nay số lƣợng loài sâu này đã giảm đi rõ rệt chứng tỏ tác dụng tích cực của loài Rhizophogus grandis là rất tốt, việc nhân rộng loài này là nhân tố quan trọng để điều chỉnh mật độ loài Dendrotonus micans. Kết quả các nghiên cứu trên đã góp phần làm giàu kho tàng kiến thức quản lý côn trùng. Tuy nhiên, ở mỗi loài sâu hại, mỗi loài cây và mỗi quốc gia khi vận dụng cần phải sáng tạo và đặt yêu cầu thực tiễn cụ thể của từng khu vực lên hàng đầu. 1.2. Nghiên cứu về quản lý côn trùng ở Việt Nam Nghiên cứu về côn trùng ở nƣớc ta nhìn chung không nhiều, đặc biệt là côn trùng lâm nghiệp. Một số nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhóm côn trùng có hại, phổ biến là nghiên cứu các đặc tính sinh vật học, sinh thái học, tù đó đề ra các biện pháp phòng trừ mang tính chất chỉ đạo chung. Thực tế ở nƣớc ta chƣa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để phục vụ cho khâu nghiên cứu, tra cứu ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng. Sau trận dịch Sâu róm thông ở Đò Cấm - Nghệ An 1960 - 1961 có một số bài viết đề cập về Sâu róm thông của Nguyễn Hồng Đản, Trần Kiểm (1962), Phạm Ngọc Anh (1963), Nguyễn Hữu Liêm (1968) (Dẫn theo Lê thị Diên [1]). Các nghiên cứu này tập trung mô tả hình thái của Sâu róm thông và đề xuất sử dụng một số loại thuốc hoá học trong phòng trừ loài sâu hại này.
- 5 Gần đây, do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và sinh thái môi trƣờng, nghiên cứu côn trùng đã đƣợc chú ý hơn. Hệ thống các khu bảo tồn đã đƣợc nghiên cứu cơ bản về tài nguyên côn trùng. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều là tài liệu phân loại côn trùng của một vài khu bảo tồn, Vƣờn quốc gia. Hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào về các giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên côn trùng cho từng khu vực cụ thể và cho hệ thống các khu bảo tồn, các Vƣờn Quốc gia trong cả nƣớc. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho khâu quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia của Chính phủ trong đó có nguồn tài nguyên côn trùng nói chung và tài nguyên côn trùng rừng nói riêng. Trần Công Loanh (1989) [4] trong cuốn “Côn trùng lâm nghiệp” đã viết rất kỹ về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và phân loài côn trùng lâm nghiệp, đồng thời nêu ra một số phƣơng pháp dự tính, dự báo sâu hại và các biện pháp phòng trừ chúng bằng thuốc hoá học. Tuy vậy chƣa đề cập đến nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Gần đây, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh - Trần Văn Mão (2001) [5] đã xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. Các tác giả nhấn mạnh điều tra và dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng là công việc có liên quan chặt chẽ với nhau.Điều tra là cơ sở của dự tính, dự báo, điều tra sâu bệnh hại tiến hành càng kịp thời, chính xác thì kết quả dự báo càng đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở của việc phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý hữu hiệu nguồn tại nguyên côn trùng và vi sinh vật có ích. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh [6] đã xuất bản cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập I”. Đây là tài liệu đƣợc nghiên cứu và biên soạn công phu giúp cho những ngƣời làm công tác quản lý tài nguyên rừng có cơ sở khoa học để đƣa ra các giải pháp thích hợp trong việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo nguyên lý của quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, lợi dụng đƣợc sự
- 6 khống chế tự nhiên của các loài côn trùng là thiên địch của sâu hại rừng, giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi trƣờng. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã và cộng sự ở Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng mô hình định lƣợng nguồn dinh dƣỡng của sâu bệnh hại để xác định ngƣỡng kinh tế trong dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng Keo tai tƣợng [7]. Đây là một vấn đề đang làm các nhà quản lý, sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp rất quan tâm. Nếu đƣợc phát triển thì đề tài sẽ mang lại hiệu ích to lớn trong quản lý tài nguyên rừng, trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của nƣớc ta. Theo Trần Văn Mão (2002) [9] trong quản lý côn trùng quản lý dịch hại tổng hợp có ý nghĩa rất lớn trong đó ngƣời ta nhấn mạnh vai trò của phân tích hệ thống. Từ những nguyên lý sinh thái và động thái quần thể côn trùng rừng, chúng ta có thể tìm hiểu sự phát sinh quần thể sâu hại, các loại dịch sâu hại rừng, các loại ảnh hƣởng của côn trùng đến sinh thái, kinh tế và xã hội và cuối cùng đƣa ra quyết sách quản lý thích hợp. Trong những năm gần đây tại các khu rừng đặc dụng nhƣ tại các KBT, VQG đã có nhiều chƣơng trình nghiên cứu chuyên sâu về thành phần các loài côn trùng trên diện rộng với số lƣợng các loià côn trùng ghi nhận đƣợc rất lớn: Lê Bảo Thanh, Bùi Văn Bắc (Thành phần côn trùng tại khu vực Núi Luốt, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội), Tạp chí khoa học và cộng nghệ Lâm nghiệp số 3-2015; Lê Bảo Thanh ( Bước đầu xác định thành phần côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình), Tạp chí khoa học Lâm nghiệp số 1-2017. 1.3.Tổng quan về rừng trồng tại Tiểu khu 647 – Ban QLRPH Thanh Kỳ Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế, chính sách khuyến khích tạo bƣớc đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, với mục tiêu: phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ trồng rừng, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trƣờng, du lịch sinh thái, để có đóng
- 7 góp đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Nghành Lâm nghiệp quốc gia nói chung và Thanh Hóa nói riêng đang có những chuyển biến đáng kể, từ sản xuất lâm nghiệp với mục tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng là chính. Tiểu khu 647 Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ có tổng diện tích là 1247,4 ha, Từ những năm 2000 đến nay Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ đã tiến hành quy hoạch và thực hiện các dự án trồng rừng nhà nƣớc (DA661, DA147..) tại TK 647. Tổng diện tích rừng trồng đến nay là 506 ha.Trong đó: Rừng trồng phòng hộ; 309,8 ha (Trồng hỗn giao theo hàng Keo+Lim xẹt, Keo+Lim xanh) Rừng sản xuất: 196,2 ha (là rừng trồng thuần loài Keo TT, tuổi cây 1-7 năm) Rừng trồng đƣợc trồng tập trung thành đám lớn diện tích >100ha. Bảng thống kê rừng trồng phòng hộ tại TK 647 ST Năm Diện Mật Mật độ Tổng số Loài cây T trồn tích độ cây cây cây/ha 1 g 2000 Keo TT + Lim xẹt trồng 73,5 trồng 660 trồng phụ 940 1600 2 2001 Keo TT + Lim xẹt (ha) 88,5 chính 660 Keo(cây/h 940 1600 Lim a) 3 2014 Keo TT + Lim xanh 58,3 800 800 1600 4 2015 Keo TT + Lim xanh 89,5 800 800 1600 (cây/h Tæng 309,8 a)
- 8 Bảng thống kê trồng rừng sản xuất tại TK 647 Năm Diện tích Mật độ STT Loài cây Ghi chú trồng trồng (ha) trồng 1 2007 Keo TT 10 (cây/ha) 1660 (tổng diện tích 2 2008 Keo TT 15 1660 là 196,2 thống 3 2009 Keo TT 15 1660 kê trồng sau các 4 2010 Keo TT 22 2000 năm là 235 ha 5 2011 Keo TT 23 2000 do diện tích 6 2012 Keo TT 33 2000 trồng những 7 2013 Keo TT 42 2500 năm 2007-2010 8 2014 Keo TT 48,2 2500 khai thác trồng 9 2015 Keo TT 50 2500 lại) Tæng 235 669,7
- 9 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý: Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ, huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 5.572,2 ha, nằm trên địa phận 6 xã: Thanh Tân, Phúc Đƣờng, Yên Lạc, Xuân Thái huyện Nhƣ Thanh và xã Công Chính, Tƣợng Sơn huyện Nông Cống. Có tọa độ địa lý: từ 19022’45” đến 19034’15” độ vĩ Bắc; Từ 105030’44” đến 105040’30”. - Phía Bắc giáp các xã: Phúc đƣờng, Yên Thọ, huyện Nhƣ Thanh. - Phía Nam giáp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. - Phía Đông giáp huyện Nông Cống và huyện Tỉnh Gia. - Phía Tây giáp xã Xuân Thái huyện Nhƣ Thanh và Nông trƣờng Bãi Trành. Có vị trí địa lý rất thuận lợi, tiếp giáp với huyện Tĩnh Gia, có cảng nƣớc sâu và khu công nghiệp Nghi Sơn, với các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, bột giấy và các cơ sở chế biến gỗ đồ mộc. Ngoài ra với hệ thống đƣờng giao thông kết nối Khu kinh tế Nghi Sơn với đƣờng Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho việc giao lƣu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển rừng trồng nguyên liệu trên địa bàn huyện Nhƣ Thanh. 2.2.2. Đặc điểm địa hình. Địa hình có 4 hệ thống dông núi chính, gồm: Dãy núi Voi; dãy Rú Dền; dãy song song; dãy lộc Ê là đầu nguồn của hệ suối lớn đổ vào các lƣu vực của sông Yên; sông Cây Găng; Hồ Yên Mỹ; Hồ Sông Mực của tỉnh Thanh Hóa và một hệ suối lớn chảy sang tỉnh Nghệ An. Địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp chuyển tiếp từ miền núi cao Nhƣ Thanh xuống tiếp giáp với vùng đồng bằng hẹp ven biển phía nam của tỉnh Thanh Hóa.
- 10 Độ cao trung bình là 250m và hình thành hai bậc rỏ rệt, bậc thấp tiếp giáp với đồng bằng có độ cao trung bình là 50m, bậc cao tiếp giáp với vùng núi cao của huyện Nhƣ Thanh, độ cao bình quân 150m. Độ dốc bình quân khoảng 20 – 250; cao nhất đến 400; thấp nhất khoảng 50. Với kiểu địa hình chủ yếu là đồi và núi thấp, độ dốc không lớn, nên rất phù hợp cho việc trồng rừng sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm đất đai: (1) Địa chất: Theo kết quả điều tra hiện trƣờng cho thấy, đất đai trong khu vực dự án đƣợc hình thành trên nền vật chất chủ yếu sau: (i) Đá trầm tích và biến chất; (ii) Đá Mắc ma a xít. (2) Đặc điểm đất đai: Đất đai trong khu vực dự án chủ yếu gồm 3 nhóm đất sau: - Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn. Đất thƣờng có màu đỏ vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới thịt nặng, dễ bị chặt, khó thấm nƣớc, độ phì cao. Đất chua nhiều (PHkcl từ 3,5 – 4,5), rất nghèo hàm lƣợng lân; hàm lƣợng mùn từ trung bình đến khá. - Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. Đất thƣờng có màu đỏ nhạt, xám hoặc vàng xám; thành phần cơ giới thịt nặng; chặt, khó thấm nƣớc; tầng đất từ trung bình đến dày;. Đất chua nhiều, rất nghèo hàm lƣợng lân; hàm lƣợng mùn từ khá đến giầu. - Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá điển hình Mácma axít. Đất thƣờng có màu vàng hoặc vàng đỏ; tầng đất mỏng đến trung bình; thành phần cơ giới nhẹ; kết cấu rời rạc dễ bị xói mòn, rữa trôi; đất chua đến chua nhiều; hàm lƣợng mùn trung bình đến giàu. - Loại đất: Loại đất thể hiện một phần độ phì tiềm tàng của đất và có quan hệ mật thiết đến năng suất cây trồng. Các loại đất khác nhau có những ảnh hƣởng khác nhau đến sinh trƣởng và năng suất cây trồng. Trong hiện khu vực dự án có 3 nhóm đất chính đó là đất Fs; Fa và Fq;
- 11 - Độ cao tuyệt đối: Là chỉ tiêu có liên quan đến phân bố cây trồng. Tại khu vực dự án phổ biến 02 dạng địa hình chính là: Kiểu địa hình đồi ký hiệu (Đ), có độ cao so với mực nƣớc biển là dƣới 100 m; Kiểu địa hình núi thấp ký hiệu (N3), có độ cao so với mực nƣớc biển từ 100 – 300m; - Độ dốc: Độ dốc là yếu tố liên quan chặt chẽ với độ phì đất, quá trình xói mòn, rửa trôi và các phƣơng thức sử dụng đất. Độ dốc ảnh hƣởng đến mức độ thuận lợi hay khó khăn trong thi công trồng rừng. Đất đai khu vực dự án chủ yếu thuộc 2 cấp độ dốc đó là: Cấp I có độ dốc dƣới 160, cấp II có độ dốc từ 16 đến 250; cấp III có độ dốc từ 26 đến 350 chiếm diện tích không đáng kể. - Độ dầy tầng đất: Các loại đất trong khu vực dự án có tầng đất dầy >80 cm. - Thảm thực bì: Thảm thực bì là yếu tố thể hiện khá rõ tiềm năng đất đai. Thảm thực bì trong khu vực dự án bao gồm các diện tích đất có rừng (rừng tự nhiên). 2.1.4. Đặc điểm khí hậu: Vùng dự án nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa; Nhiệt độ trung bình trong năm là 220c; độ ẩm không khí trung bình cả năm là 85%; lƣợng mƣa bình quân trong năm là 1.743cm, lƣợng mƣa phân bố không đều, thƣờng tập trung vào tháng 4 đến tháng 10, gây lũ lụt lớn. Hàng năm thƣờng xuất hiện một số đợt gió Tây Nam mạnh gây năng nóng, khô hạn; tháng 8 đến tháng 9 thƣờng có bão; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có rát lạnh và khô hanh; thỉnh thoảng có xuất hiện sƣơng muối Từ các kết quả nghiên cứu khí tƣợng thuỷ văn cho thấy khí hậu, thời tiết tỉnh Thanh Hóa nói chung và khu vực nghiên cứu diễn biến khá đa dạng, nhƣng nhìn chung tƣơng đối thuận lợi đối với sự sinh trƣởng, phát triển của hệ thực vật tự nhiên và nhiều loài cây trồng Nông - Lâm nghiệp. - Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa là nhân tố khí hậu có vai trò rất quan trọng và liên quan chặt chẽ đến yêu cầu sinh thái của cây trồng. Khu vực dự án nằm trong vùng có lƣợng mƣa bình quân > 1.700mm/năm;
- 12 2.1.5. Điều kiện thủy văn: Có 6 hệ thống suối lớn cung cấp nƣớc nƣớc dồi dào cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng, gồm: - Hệ suối Quảng 1, 2 bắt nguồn từ núi Voi có lƣu vực trong vùng dự án khoảng 16 km2 chảy vào hồ sông Mực. - Hệ suối Con, Bột Dột bắt nguồn từ núi Voi có lƣu vực trong vùng dự án khoảng 14 km2 chảy vào sông Yên. - Hệ suối Khe Tre bắt nguồn từ núi Voi có lƣu vực trong vùng dự án khoảng 13 km2 chảy vào sông cây Găng tại Bến Chuồng. - Hệ suối Bai E, Ba Tha, khe Tích, khe Bù Lù bắt nguồn từ núi Voi và núi Song Song, núi Lộc Ê có lƣu vực trong vùng dự án khoảng 79 km2 chảy vào hồ Yên Mỹ. - Suối Hom Hom, Hạ Bồng có lƣu vực trong vùng dự án khoảng 26 km2 chảy sang Nghệ An. - Suối Đồng Ván có lƣu vực trong phạm vi dự án là 13 km2 chảy về huyện Tỉnh Gia. Các suối này có chiều dài từ 4 - 6 km, nhìn chung các suối ngắn, độ dốc lòng khe thấp, do lƣợng mƣa hàng năm khá cao và tập trung theo mùa (khoảng 80% lƣợng mƣa tập trung vào các tháng 7, 8, 9, 10) nên vào mùa mƣa nên thƣờng xảy ra lụt cục bộ ở các vùng thấp ven các suối lớn. Trữ lƣợng nƣớc ngầm trong vùng dự án khá dồi dào, mực nƣớc ngầm ở độ sâu 5- 10 m, thuận lợi cho việc khai thác cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát cho thấy việc vận chuyển gỗ rừng trồng bằng đƣờng thuỷ trong vùng dự án là không khả thi. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động: - Dân số: Vùng dự án bao gồm Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ, xã Thanh Tân, xã Yên Lạc, Phúc Đƣờng, Xuân Thái có 55 thôn, bản và 5 trạm bảo vệ rừng với 4.457 hộ, với 22.620 nhân khẩu, trong đó:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn