Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được thành phần loài thuộc bộ Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) và đặc điểm sinh thái của một số loài chủ yếu tại khu vực nghiên cứu; đề xuất được một số biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng tại khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin đảm bảo số liệu trong luận văn được chính bản thân tôi thu thập và thông tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể, nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự chỉ bảo thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả luận văn Lương Chiến Hiệp
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô giáo: Khoa sau Đại học, Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thế Nhã đã tận tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh hóa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn ! Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lương Chiến Hiệp
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục các hình ......................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1.Khái quát chung về côn trùng ................................................................. 3 1.2.Đặc điểm của bộ Cánh nửa cứng ............................................................ 4 1.3.Tổng quan nghiên cứu về côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng ở ngoài nước .............................................................................................................. 5 1.4.Tổng quan nghiên cứu về côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứngở trong nước ............................................................................................................... 6 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 8 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8 2.3. Nôi dung nghiên cứu ................................................................................ 8 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 9 2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu........................................ 9 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................ 9 2.4.3. Phương pháp thu thập mẫu vật ..................................................... 12 2.4.4. Phương pháp bảo quản mẫu và giám định mẫu ............................ 15
- iv 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu điều tra ............................................... 16 2.4.6. Phương pháp xác định loài ưu tiên ............................................... 17 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, NHÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI ..... 18 3.1. Vị trí KBTTN Pù Luông ...................................................................... 18 3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KBTTN Pù Luông ................. 19 3.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng ...................................... 19 3.2.2 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn ............................................................ 20 3.3 Đặc điểm thảm thực vật rừng ............................................................... 21 3.3.1 Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng .......................................... 21 3.3.2 Những đặc trưng cơ bản hệ thực vật rừng ..................................... 24 3.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật ........................................................... 27 3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 27 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 29 4.1. Đa dạng về thành phần loài .................................................................. 29 4.1.1. Thành phần loài ............................................................................. 29 4.1.2. Đa dạng một số bậc phân loại ....................................................... 32 4.1.3. Mức độ bắt gặp của các loài ở KBTTN Pù Luông ....................... 33 4.2. Đa dạng về sinh cảnh các loài cánh nửa cứng ..................................... 36 4.3. Đánh giá tính đa dạng về hình thái của côn trùng Cánh nửa cứng ...... 39 4.4. Đánh giá tính đa dạng về tập tính của các loài côn trùng Cánh nửa cứng ... 41 4.5. Xác định các loài ưu tiên trong công tác quản lý ................................. 42 4.6. Mô tả đặc điểm của một số họ trong bộ Cánh nửa cứng ..................... 43 4.6.1. Họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae) ...................................................... 43 4.6.2. Họ Bọ xít mép (Coreidae) ............................................................. 43 4.6.3. Họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae) ............................................. 44 4.6.4. Họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae) ....................................................... 45 4.7. Mô tả đặc điểm của một số loài thuộc bộ cánh nửa cứng .................... 46
- v 4.7.1. Loài Tessaratoma papilosa (Drury) ............................................. 46 4.7.2. Loài Sycanus croceovittatus Dohrn .............................................. 47 4.7.3. Loài Eocanthecona concinna (Walker, 1867) (Bắt mồi ăn thịt) .. 49 4.8. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng tại khu vực KBTTN Pù Luông – Thanh Hóa .............................................. 50 4.8.1. Các giải pháp chung ...................................................................... 50 4.8.2 Các giải pháp cụ thể ....................................................................... 52 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 56 1. Kết luận ................................................................................................... 56 2. Tồn tại ..................................................................................................... 57 3. Kiến nghị ................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ĐDSH Đa dạng sinh học 2 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên 3 ÔTC Ô tiêu chuẩn 4 SC1 Sinh cảnh 1 5 SC2 Sinh cảnh 2 6 SC3 Sinh cảnh 3 7 VQG Vườn quốc gia
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm các tuyến khảo sát, điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu . 10 Bảng 3.1 : Số lượng các nhóm thực vật rừng ghi nhận được tại Khu BTTN Pù Luông ......................................................................................................... 24 Bảng 3.2: Đa dạng các họ của hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Luông ............. 25 Bảng 3.3: Đa dạng các chi của hệ thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Luông ... 26 Bảng 3.4: Khu động hệ vật ở Khu BTTN Pù Luông ...................................... 27 Bảng 3.5: Hiện trạng dân số, lao động tại các thôn bản của các xã vùng đệm28 Bảng 4.1. Thành phần loài và mức độ bắt gặp theo sinh cảnh của các loài thuộc bộ Cánh nửa cứng ở KBTTN Pù Luông ............................................... 29 Bảng 4.2. Bảng thống kê số giống, loài côn trùng theo các họ....................... 32 Bảng 4.3. Các loài thuộc nhóm thường gặp (P>50%) .................................... 34 Bảng 4.4. Các loài côn trùng cánh nửa cứng thuộc nhóm ít gặp .................... 35 Bảng 4.5. Các loài côn trùng cánh nửa cứng thuộc nhóm hiếm gặp .............. 36 Bảng 4.6. Phân bố của côn trùng cánh nửa cứng theo sinh cảnh .................... 37 Bảng 4.7. Các loài ưu tiên trong công tác quản lý .......................................... 42 Hình 4.8. Loài Eocanthecona concinna (Walker, 1867) ................................ 49
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ thể hiện vị trí của KBTTN Pù Luông trong tỉnh Thanh Hóa .... 18 Hình 4.1. Độ bắt gặp các loài cảnh nửa cứng tại KBTTN Pù Luông ............. 34 Hình 4.2. Tỷ lệ phân bố của côn trùng cánh nửa cứng theo sinh cảnh ........... 37 Hình 4.3. Các loài trong họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae) ................................. 43 Hình 4.4. Các loài trong họ Bọ xít mép (Coreidae) ........................................ 44 Hình 4.5. Các loài trong họ Bọ xít vải (Pentatomidae) ................................... 45 Hình 4.6. Các loài trong họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae) ................................... 46 Hình 4.7. Loài Tessaratoma papilosa (Drury)................................................ 47 Hình 4.8. Loài Sycanus croceovittatus Dohrn ................................................ 48 Hình 4.9. Loài Eocanthecona concinna (Walker, 1867) ................................ 49
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Pù Luông được đánh giá là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Cùng với Pù Hu, rừng ở khu vực Pù Luông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã ở tỉnh Thanh Hóa. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn quốc gia Cúc Phương 25 km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa. Phía bắc và đông bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơncủa tỉnh Hòa Bình. Kéo dài từ phía tây xuống phía nam của khu bảo tồn là dòng sông Mã, từ điểm giáp giới của huyện Quan Hóa với huyện Mai Châu(tỉnh Hòa Bình ) qua khu vực thị trấn Quan Hóa xuống gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) . Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa. Năm loại kiểu phụ rừng chính tồn tại do kết quả của sự đa dạng độ cao và các tầng chất nền: rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi (60–700 m); rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét (60-1.000 m); rừng lá rộng chân núi đá vôi (700–950 m); rừng lá kim chân núi đá vôi (700–850 m) và rừng lá rộng chân núi Bazan (1.000-1.650 m). Khu bảo tồn cũng tồn tại các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất nông nghiệp. Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong
- 2 đó có 51 loài quý hiếm (gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 loài bò sát)... Về khu hệ động vật có xương sống, một báo cáo cho biết có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái đã được ghi nhận. Khu hệ côn trùng tại Pù Luông có ít nhất là 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu cho khu vực. Như vậy, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có tính đa dạng sinh học khá cao. Với mong muốn xác định được thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng thuôc bộ cánh nửa cứng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh nửa cứng(Hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về côn trùng Côn trùng hay sâu bọ, là một lớp động vật có tên khoa học là Insecta (lớp Côn trùng), đây là lớp lớn nhất thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), phân bố rộng nhất trên Trái Đất. Côn trùng cũng là nhóm phong phú và đa dạng nhất trong giới động vật. Các ước tính số lượng loài trên thế giới là rất khác nhau: Theo Tangley năm 1997 khoảng 751.000 loài, theo Nieuwenhuys năm 1998 khoảng 800.000 loài, 950.000 loài theo công bố của IUCN năm 2004 và hơn 1.000.000 loài theo Myers năm 2001. Các tính toán dựa trên ngoại suy từ loài Coleopteravà Lepidoptera tại New Guinea bởi Novotny et al năm 2002 có thể đạt tới con số 3.700.000 và 5.900.000 cho tổng số động vật chân đốt trên toàn thế giới. Côn trùng là động vật không xương sống duy nhất có cánh, nhờ cánh côn trùng có thể phát tán và hiện diện hầu như mọi nơi trên Trái Đất. Hơn nữa do kích thước nói chung nhỏnên côn trùng có thể sống ở những chỗ mà những loài động vật lớn hơn không thể sống được, và cũng nhờ kích thước nhỏ nên chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ cũng giúp cho chúng sinh sôi nẩy nở và tồn tại. Côn trùng có khả năng sinh sản rất cao, một con côn trùng có thể đẻ từ vài trứng đến hàng nghìn trứng. Chúng có sức sống và tính thích nghi rất mạnh. Côn trùng là một nhóm động vật đa dạng bậc nhất thế giới khoảng 1 triệu loài đã được mô tả, số loài côn trùng chiếm hơn một nửa tổng số loài sinh vật mà con người đã biết, số loài chưa được mô tả có thể lên tới 30 triệu. Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở hầu như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa cứng; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng.
- 4 1.2. Đặc điểm của bộ Cánh nửa cứng Côn trùng bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới với các hệ sinh thái đa dạng và những nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Ngoài những loài có hại cho nền Nông – Lâm Nghiệp thì còn có rất nhiều loài có lợi cho sự phát triển kinh tế trong Nông – Lâm Nghiệp, bảo vệ và làm sạch môi trường. Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) là một bộ khá lớn trong lớp Côn trùng (Insecta), phân bố rộng có nhiều họ khác nhau như: Reduviidae, Anthocoridae, Nabidae, Pentatomidae, Miridae và Lygaeidae. Đa số sống trên cạn, nhưng cũng có nhiều loài sống trong nước. Cơ thể dẹp hoặc có hình trụ, dài từ 1 đến 109mm.Dinh dưỡng đa dạng, nhiều loài là tác nhân gây hại cho cây trồng. Một số loài có ích thuộc nhóm bắt mồi ăn thịt, một số loài khác lại thuộc nhóm ký sinh người và động vật cấp cao khác. Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng là cấu tạo của cánh: Một nửa – hai phần ba cánh trướcvề phía gốc cánh có cấu tạo bằng chất sừng do được chitin hóa cứng, nửa phần còn lại bắng chất màng. Vì vậy được gọi là bộ Cánh nửa cứng. Cánh sau bằng chất màng và thường ngắn hơn cánh trước. Ở trạng thái nghỉ, cánh thường được xếp bằng trên cơ thể. Miệng thuộc kiểu chích hút, vòi chích thường dài, phân đốt, phát triển từ phần trán của đầu và kéo dài về phía sau dọc theo phần ngực bụng. Râu đầu thường dài, hình sợi chỉ, có từ 4 – 5 đốt. Mắt kép thường rất phát triển, có mắt đơn hoặc không có. Mảnh lưng ngực trước rộng, mảnh thuẫn/phiến mai (scutellum) phát triển nằm giữa hai chân cánh, ở một số loài phiến này rất phát triển, che khuất một nửa hoặc toàn bộ phần bụng. Bụng gồm các đốt dính chặt vào nhau được cánh che phủ. Thiếu trùng gần giống dạng trưởng thành nhưng cánh còn ở dạng mầm, ngắn.Rất nhiều loài có tuyến hôi, tuyến này thường nằm ở phía bên của ngực. Đa số có cánh phát triển
- 5 nhưng cũng có một số loài có cánh ngắn, cánh trước không có phần màng. Đẻ trứng trên hoặc trong cây hoặc trong những khe nứt trên các bộ phận của cây. Trứng thường có nhiều màu sắc và có dạng hình trống, tròn, bầu dục có nắp, và thường được xếp thành hàng, khối, đều đặn. Biến thái không hoàn toàn: Từ trứng nở ra ấu trùng và biến đổi dần dần đến khi trưởng thành, không qua giai đoạn nhộng, ấu trùng và con trưởng thành có khá nhiều đặc điểm cơ thể giống nhau. Hầu hết các loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng ăn thực vật, nhựa cây, một số khác ăn thịt, ăn các loại côn trùng khác thậm chí có thể ăn những động vật có xương sống nhỏ. Một số họ thuộc bộ cánh nửa cứng thích nghi với cuộc sống ở dưới nước, chúng chủ yếu ăn thịt, có chân như mái chèo để di chuyển trong nước. 1.3. Tổng quan nghiên cứu về côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng ở ngoài nước Các công trình nghiên cứu về bộ Cánh nửa cứng khá đa dạng, tập trung vào các vấn đề phân loại, đặc điểm sinh học, sinh thái học hoặc đánh giá sự đa dạng trong từng khu vực hay đưa ra các biện pháp quản lý… Trong các tác phẩm nghiên cứu của nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles (384 – 322 TCN) đã hệ thống hóa được hơn 60 loài côn trùng. Ông gọi tất cả những loài côn trùng ấy là những loài có chân đốt. Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh năm 1745. Hội côn trùng Nga được thành lập năm 1859. Hsiao, 1963, 1977, 1981 đã trình bày đặc điểm của một số loài côn trùng bộ Cánh nửa cứng đặc biệt là họ Coreidae. Jerzy A. L., 1994, Jerzy A. L., 1999. đã có những nghiên cứu về bọ xít thuộc họ Cydnidae ở vùng cận đông. Năm 2004 bộ mẫu ảnh sinh thái 600 loài côn trùng Trung Quốc của Triệu Mai Quân NXB Khoa học Thượng Hải được xuất bản. Đã nghiên cứu
- 6 chi tiết về đặc điểm sinh thái của các loài côn trùng và trong đó một số loài côn trùng bộ Cánh nửa cứngcũng được mô tả rõ trong tài liệu. 1.4. Tổng quan nghiên cứu về côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứngở trong nước Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, nằm ở rìa phía đông nam của phần lục địa Châu Á, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa. Việt Nam là điểm nóng về đa dạng sinh học (Biodiversity Hotspot) thuộc khu vực Indo-Burma (gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và nam Trung Quốc ). Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa, địa hình phức tạp với hệ thống sông ngòi dày đặc. Sự kết hợp của các yếu tố địa hình, thủy văn, thay đổi theo mùa kết hợp với độ đa dạng cao của côn trùng đã góp phần tạo nên sự đa dạng của côn trùng ở Việt Nam cũng như sự đa dạng của bộ Hemiptera. Mặc dù vậy, côn trùng ở Việt Nam nói chung và bộ Hemiptera nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Những dẫn liệu có liên quan đến khu hệ Hemiptera ở Việt Nam còn tản mạn, mới chỉ đề cập đến một số giống hay chỉ tập trung vào từng khu vực nhỏ mà có ít những nghiên cứu toàn diện về bộ Hemiptera ở Việt Nam. Năm 1993 Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn và ctv đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu thiên địch của rầy nâu,bao gồm các loài Bọ xít thuộc họ Anthocoridae. Năm 1995, Vũ Quang Côn và cộng sự nghiên cứu một số đặc điểm phát sinh, phát triển của bọ xít nhãn vải, đi sâu nghiên cứu sự phát triển của cá thể, của các cơ quan sinh sản, sự phát sinh lứa và biến động số lượng loài. Năm 1995, Trần Huy Thọ và cộng sự đã phát hiện được các loài bọ xít hại nhãn vải tại Hà Nội, Hải Hưng, Hà Nam, Yên Bái. Năm 1998 – 2000, Nguyễn Xuân Hồng đã xác định được các loài bọ xít hại cây trồng ở Lục Ngạn (Bắc Giang), và Chương Mỹ (Hà Nội).
- 7 Nguyễn Xuân Thành – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã đóng góp cho ngành nghiên cứu côn trùng học nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về các loài bộ Cánh nửa cứng. Năm 2000 Đặng Đức Khương đã nghiên cứu về đặc điểm của Họ Coreidae thuộc bộ Cánh nửa cứng Hemipera. Năm 2000 theo tuyển tập các công trình nguyên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtthì Đặng Đức Khương, Trương Xuân Lam đã tiến hành nghiên cứu bước đầu xác định các loài bọ xít ăn thịt thuộc giống Sycanus thuộc họ Reduviidae ở Việt nam. Năm 2001 Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam đã xác định sự đa dạng thành phần loài của nhóm bọ xít ăn thịt trên một số cây trồng ở miền Bắc Việt Nam. Năm 2002 Trương Xuân Lam. Đã tiến hành bước đầu nghiên cứu sinh học của loài bọ xít ăn thịt cổ ngỗng đen (Bọ xít ăn sâu róm) Sycanus croceovittatus Dohrn (Heteroptera, Reduviidae, Harpactorinae). Năm 2009 nghiên cứu của Cao Thị Quỳnh Nga, Đặng Đức Khương đã ghi nhận các loài Bọ xít dọc đường Hồ Chí Minh đoạn từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh. Theo báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 3. Năm 2011 Cao Thị Quỳnh Nga, Đặng Đức Khương đã tiến hành khảo sát thành phần loài bọ xít (Insecta: Heteroptera) ở khu vực Tây Nguyên. Cũng đã thu thập được kết quả của nhiều loài thuộc bộ Cánh nửa cứng.
- 8 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thành phần loài thuộc bộ Bộ Cánh nửa cứng ( Hemiptera ) và đặc điểm sinh thái của một số loài chủ yếu tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được một số biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng tại khu vực nghiên cứu. 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Côn trùng thuộc bộ Bộ Cánh nửa cứng ( Hemiptera ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. - Phạm vi nghiên cứu: + Địa điểm: tiến hành điều tra trên địa phận 3 xã Lũng Cao, Cổ Lũng và Thành Sơn. + Thời gian: Từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015. 2.3. Nôi dung nghiên cứu Nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào các nội dung chính sau: Xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) tại KBTTN Pù Luông. Đánh giá tính đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) tại khu vực nghiên cứu. Đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng tại khu vực nghiên cứu.
- 9 Đề xuất một số biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng tại khu vực nghiên cứu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt các nội dung nghiên cứu đã nêu trên cần tiến hành vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu Kế thừa chọn lọc tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết quả nghiên cứu về côn trùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa 2.4.2.1. Công tác chuẩn bị - Nghiên cứu bản đồ và sơ thám thực địa: Chuẩn bị các bản đồ liên quan, các tài liệu, mẫu biểu, vẽ phác thảo các tuyến điều tra, sau đó đi sơ thám trên thực địa. - Chuẩn bị dụng cụ: Bản đồ địa hình, vợt, lọ đựng mẫu, cồn, máy ảnh, máy GPS, địa bàn, cuốc xẻng, xốp, kim… 2.4.2.2. Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các ô tiêu chuẩn Côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) được điều tra theo phương pháp tuyến điều tra. Tuyến phải đi qua các dạng địa hình khác nhau và phải mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu có thể lập tuyến song song, tuyến ziczăc, tuyến nan quạt, tuyến xoắn ốc tùy thuộc vào điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu. Các điểm điều tra được bố trí trên các tuyến điều tra phải đặc trưng: Các dạng sinh cảnh, dạng thực bì, hướng phơi, độ cao… sao cho đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tiến hành sơ thám khu cực điều tra, xác định tuyến điều tra và các dạng sinh cảnh chính (theo trạng thái rừng, đặc điểm địa hình, đặc điểm kinh doanh). Sau đó, xác định các ô tiêu chuẩn (ÔTC) trên mỗi tuyến điều tra theo
- 10 sự biến đổi của các dạng sinh cảnh, mô tả đặc điểm của tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn, đánh số thứ tự và vẽ trên bản đồ. Xác định ÔTC: Trên tuyến điều tra khi thấy có sự thay đổi về dạng sinh cảnh, tiến hành lập ÔTC có diện tích 500 m2 (20 x 25 m). Tiến hành đi dọc tuyến điều tra và thu thập toàn bộ các loài côn trùng bắt gặp trên tuyến, thu thập bằng tay hoặc bằng vợt. Với những loài bắt gặp hai lần trở lên thì đánh dấu số lần xuất hiện, ghi lại địa điểm theo tuyến và điểm điều tra. Tại mỗi điểm dừng lại 20 – 30 phút để vợt bắt. Bảng 2.1. Đặc điểm các tuyến khảo sát, điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu Khu Đặc điểm vực/tuyến/ Sinh cảnh điểm điều tra Thôn Nủa(Lũng Cao) Tuyến LC_1 Điểm: LC_1.1 Rừng tự nhiên Điểm: LC_1.2 Rừng tự nhiên Điểm: LC_1.3 Rừng tự nhiên Điểm: LC_1.4 Rừng tự nhiên Điểm: LC_1.5 Rừng tự nhiên Điểm: LC_1.6 Rừng tự nhiên Thôn Bản Khuyn(Cổ Lũng) Tuyến BK_2 Điểm: BK_2.1 Rừng phụ hồi sau nương rẫy Điểm: BK_2.2 Rừng phụ hồi sau nương rẫy Điểm: BK_2.3 Rừng phụ hồi sau nương rẫy Điểm: BK_2.4 Rừng phục hồi sau khai thác chọn Điểm: BK_2.5 Làng bản, nương rẫy
- 11 Khu Đặc điểm vực/tuyến/ Sinh cảnh điểm điều tra Điểm: BK_2.6 Làng bản nương rẫy Bản Kho Mường(Thành Sơn) Tuyến KM_3 Điểm: KM_3.1 Sinh cảnh làng bản, nương rẫy Điểm: KM_3.2 Sinh cảnh làng bản, nương rẫy Điểm: KM_3.3 rừng phục hồi sau khai thác chọn Điểm: KM_3.4 rừng phục hồi sau khai thác chọn Điểm: KM_3.5 Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy Điểm: KM_3.6 Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy Như vậy có 4 dạng sinh cảnh chính - Rừng tự nhiên: là rừng bao gồm các loài cây lá rộng mọc trên núi đất, đường kính cây 30-40cm, độ tàn che khoảng 80%
- 12 - Rừng phục hồi sau nương rẫy: rừng được phục hồi từ những nương rẫy đã qua sử dụng. - Rừng phục hồi sau khai thác chọn: rừng được phục hồi sau khi người dân đã khai thác những cây gỗ to. - Làng bản, nương rẫy: con người sinh sống và tiến hành canh tác. 2.4.3. Phương pháp thu thập mẫu vật Khi di chuyển trên tuyến điều tra, tiến hành quan sát hai bên tuyến, nếu bắt gặp côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng có thể thu bắt và ghi chép vào mẫu biểu 2.01 Mẫu biểu 2.01: Phiếu điều tra côn trùng theo tuyến Ngày điều tra:………………… Người điều tra:…………………. Tuyến điều tra:……………………………………………………. Mã số Số Địa điểm STT Tên loài Tên khoa học Ghi chú ảnh lượng thu mẫu 1 2 … Tại mỗi điểm điều tra (ÔTC) tiến hành điều tra côn trùng cánh Cánh nửacứng cư trú trên cây đứng, điều tra trên thảm mục - cây cỏ, điều tra bằng vợt bắt, điều tra bằng bẫy. 2.4.3.1. Điều tra cây đứng Chuẩn bị dụng cụ: Hộp đựng mẫu, địa bàn, bảng biểu ghi chép. Tiến hành: Để xác định thành phần loài côn trùng trên cây ta tiến hành lập ÔTC sau đó chọn cây tiêu chuẩn theo phương pháp 5 mốc.Tại mỗi ÔTC hình tròn chọn một mốc ở tâm của ô rồi đánh dấu 2 cây tiêu chuẩn. Từ điểm này chọn 4 mốc khác theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cách điểm trung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn