intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản Na Pêng, huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muôn - CHDCND Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp cơ sở khoa học, góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản Na Pêng, huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muôn - CHDCND Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------- PHẾT PHU THON SI BUN HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BẢO TỒN TRÊN CƠ SỞ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BẢN NA PÊNG, HUYỆN BUA LA PHA, TỈNH KHĂM MUÔN - CHDCND LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------- PHẾT PHU THON SI BUN HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BẢO TỒN TRÊN CƠ SỞ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BẢN NA PÊNG, HUYỆN BUA LA PHA, TỈNH KHĂM MUÔN - CHDCND LÀO CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG VĂN KHOA Hà Nội, 2010
  3. i LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản Na Pêng - huyện Bua La Pha tỉnh Khăm Muôn - CHDCND Lào” được hoàn thành trong chương trình đào tạo thạc sĩ Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, tác giả đã được Ban giám hiệu, khoa Sau đại học tạo mọi điều kiện thuận lợi. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cán bộ, giáo viên của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là TS.Phùng Văn Khoa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ kiểm lâm, ban quản lý khu bảo tồn Pha Thăm Binh tỉnh Khăm Muôn, quốc gia Lào, ủy ban nhân dân, trưởng bản Na Pêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu để viết luận văn tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của nhà khoa học, thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả xử lý tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2010 Tác giả Phết phu thon Si bun Hương
  4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn ……………………………………………………………………i Mục lục ……………………………………………………………………… ii Danh mục các từ viết tắt ……………………………………………………..v Danh mục các hình ………………………………………………………….vii Danh mục các bảng ………………………………………………………. viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Nhận thức về quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ...................... 3 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng ............................. 5 1.1.2. Vai trò của chính sách Nhà nước đối với BVR trên cơ sở cộng đồng ........................................................................................................... 7 1.1.3. Chiến lược và chính sách BVR trên cơ sở cộng đồng .................... 8 1.1.4. Quan điểm về BVR trên cơ sở cộng đồng ...................................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới .................................... 9 1.2.1. BVR trên cơ sở cộng đồng ở một số nước ...................................... 9 1.3. BVR trên cơ sở cộng đồng ở Lào ........................................................ 14 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 18 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 18 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 18 2.2. Nội dung và giới hạn nghiên cứu ......................................................... 18 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 18 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................... 18 2.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 18
  5. iii 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 19 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 21 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ...................... 23 3.1. Đặc điểm tự nhiên Bản Na Pêng, huyện Bua La Pha .......................... 23 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 23 3.1.2. Địa hình, địa thế ............................................................................ 23 3.1.3. Địa chất , thổ nhưỡng .................................................................... 24 3.1.4. khí hậu thuỷ văn ............................................................................ 24 3.2. Đặc điểm Kinh tế – Xã hội.................................................................. 25 3.2.1. Lịch sử hình thành thôn Bản, dân số và lao động ......................... 25 3.2.2. Văn hóa - Xã hội ........................................................................... 26 3.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................. 26 3.2.4: Hiện trạng sản xuất ....................................................................... 27 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại bản Na Pêng ........................ 33 4.1.1. Trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ........................................ 33 4.1.2. Tổ thành và cấu trúc rừng ............................................................. 36 4.1.3. Trữ lượng rừng tại khu vực nghiên cứu ........................................ 38 4.2: Tình hình biến động tài nguyên rừng tại khu vực................................ 40 4.2.1. Biến động tài nguyên rừng theo chức năng .................................. 40 4.2.2. Biến động tài nguyên rừng theo hiện trạng ................................... 42 4.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến công tác bảo vệ rừng ..................................................................................................................... 47 4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ................................................ 47 4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội ..................................... 48 4.3.3. Những tác động của người dân đối với tài nguyên rừng .............. 49
  6. iv 4.3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng của Bản Na Pêng ................. 67 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào người dân tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 75 4.4.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất .................................................. 76 4.4.2. Các giải pháp về chính sách .......................................................... 77 4.4.3. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm ngoài gỗ .............................. 80 4.4.4. Một số đề xuất cụ thể về công tác tổ chức quản lý bảo vệ rừng dựa vào người dân tại khu vực nghiên cứu .................................................... 81 Chương 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ........................... 92 5.1. Kết luận ................................................................................................ 92 5.2. Tồn tại .................................................................................................. 93 5.3. Khuyến nghị ......................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng 2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 CP Chính phủ 4 D Đường kính 1.3 5 Ha (ha) Hécta 6 G Tổng diện ngang 7 N/ha Số cây/ha 8 Ni Số cây trong từng cỡ kính 9 M/ha Trữ lượng/ha 10 MTB Trữ lượng trung bình của 1 cây 11 Ln Lượng khai thác 12 NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng 14 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 15 ÔTC Ô tiêu chuẩn 16 PH Phòng hộ 17 PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân 18 QLR Quản lý rừng 19 QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng 20 RPH Rừng phòng hộ 21 RSX Rừng sản xuất 22 Slô Diện tích lô 23 Scó cây Diện tích có cây 24 UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi 25 SX Sản xuất 26 HGĐ Hộ gia đình 27 BVR Bảo vệ rừng 28 QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010............................................................ 35 4.2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng của bản Na Pêng ....................... 42 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2000............................................................ 44 4.4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm diện tích rừng theo các trạng ............................. 46 05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La Pha..................................................................................................................74
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trong Bản Na Pêng ............................................. 28 4.1: Diện tích và trạng thái rừng ..................................................................... 33 tại khu vực nghiên cứu năm 2010 ................................................................... 33 4.2: Công thức tổ thành trên các OTC điều tra ............................................... 36 4.3: Tổng hợp trữ lượng gỗ trên các OTC ...................................................... 39 4.4: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2000 ...................... 41 4.5: Diện tích và trạng thái rừng ..................................................................... 45 tại khu vực nghiên cứu năm 2000 ................................................................... 45 4.6: Mức độ đốt nương làm rẫy của các HGĐ ................................................ 50 4.7: Tình hình sử dụng đất để canh tác ruộng nước của người dân. ............... 52 4.8: Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ .......................................................... 55 4.9: Mức độ khai thác và sử dụng củi của các HGĐ ...................................... 57 4.10: Mức độ khai thác tre nứa của HGĐ ....................................................... 59 4.11: Mức độ khai thác LSNG của người dân Bản Na Pêng .......................... 61 4.12: Mức độ khai thác ĐVR của người dân Bản Na pêng ............................ 64 4.13: Mức độ săn bắt và tiêu thụ các loại thuỷ sinh của người dân Bản Na Pêng ................................................................................................................. 66
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỂ Trong những năm đầu của thế kỷ 20, rừng tự nhiên che phủ phần lớn diện tích tự nhiên trên bề mặt trái đất. Nhưng do các hoạt động của con người như khai thác lâm sản, khai phá rừng làm nông nghiệp, các công trình xây dựng, cùng với các hoạt động khác không có kế hoạch đúng đắn, hợp lý nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường. Cùng với sự giảm đi về diện tích rừng tự nhiên, môi trường sống của nhiều loài động thực vật rừng cũng bị thu hẹp và ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Những hoạt động khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm chính trên quy mô toàn cầu kể cả về phương diện giảm sút đa dạng sinh học, cũng như sức sản xuất của đất đai và hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng từ trước tới nay còn nhiều bất cập, các chương trình trong từng thời kỳ còn mang tính phong trào. Việc quy hoạch, lập kế hoạch, xác định các giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên rừng, thường dựa trên hiện trạng sử dụng, chức năng của tài nguyên rừng mà chưa tính đến vai trò của người dân bản địa tại khu vực có rừng. Bên cạnh đó việc đi sâu vào phân tích, đánh giá cơ chế chính sách trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng chưa được quan tâm đúng mức, không phân tích các biện pháp sử dụng tài nguyên rừng trong các hệ thống canh tác Lâm Nông nghiệp. Vì vậy, việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng không những chưa đạt được hiệu quả cao mà còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm gần đây, biện pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng người dân địa phương đã được đưa ra và được nhiều nước (đặc biệt là các nước thuộc khu vực Đông Nam á) quan tâm và đưa vào chương trình hoạt động của ngành Lâm nghiệp nước nhà. Quản lý rừng cộng đồng thường gắn
  12. 2 chặt với các luật tục tại các cộng đồng. Đây là một hình thức của tri thức bản địa liên quan tới cộng đồng bản làng. Các cộng đồng đó có nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý tài nguyên rừng theo hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững. Trong một thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau, quản lý rừng cộng đồng đã đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương về nhiều mặt. Tuy nhiên do các biến động về xã hội, các hình thức quản lý tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng trải qua nhiều biến đổi. Tại nước CHDCND Lào vấn đề quản lý rừng dựa trên cơ sở có sự tham gia của người dân địa phương càng trở nên quan trọng hơn khi phần lớn người dân vùng núi phụ thuộc vào tài nguyên rừng và các hệ thống canh tác trên đất dốc. Tương lai con người sẽ bị đe dọa khi tình trạng suy thoái tài nguyên rừng vẫn tiếp tục và những người nghèo sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi của quá trình này. Chính vì vậy, việc quản lý rừng dựa trên cơ sở có sự tham gia của người dân địa phương là cần thiết. Tuy nhiên để hoạt động này mang lại hiệu quả tốt cần phải có những nghiên cứu và lựa chọn biện pháp cũng như chính sách cơ chế cho từng địa phương cụ thể. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi đó thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản Na Pêng - huyện Bua La Pha tỉnh Khăm Muôn - CHDCND Lào” nhằm đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức về quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Trên thế giới trải qua một thời gian dài trong việc nỗ lực bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng người ta đã đi tới một nhận định rằng: thành công thường gắn với những mô hình nhỏ và độc đáo chứ không phải là những mô hình và công thức lớn lao; với những hành động phân cấp chứ không phải là sự kiểm tra của trung ương; với những thiết kế thích hợp với từng địa phương chứ không phải là những mô hình khoa học kỹ thuật phức tạp; với sự tham gia tích cực của người dân chứ không phải là tài trợ cho họ về tài chính. Việc quốc hữu hóa rừng hoặc tư nhân hóa rừng công cộng có thể cướp đi những diện tích tài nguyên rừng của người dân nghèo địa phương, nguồn sống và có khi đó chính là nguồn sinh tồn của họ. [21] Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp của loài người. Tuy nhiên sự thống trị của chế độ thực dân của người Châu Âu diễn ra trên diện rộng và kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý cây và rừng cổ truyền ở nhiều địa phương. Chính sách thực dân đã đập tan các hệ thống quản lý cổ truyền về tài nguyên ở các địa phương cùng với những nguồn kiến thức bản địa về tài nguyên và hệ sinh thái nơi đó. Trong thời gian hậu thuộc địa, nhiều nhà quản lý sử dụng rừng vẫn chịu ảnh hưởng của những lực lượng từ bên ngoài và cũng góp phần không nhỏ trong việc làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới. [21] Một thực tế mà chúng ta có thể kết luận rằng, khi mà các cộng đồng dân cư không phải là nhân tố tham gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy được trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý tài nguyên rừng thì ở đó tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi chính phủ của các
  14. 4 quốc gia giao quyền quản lý những khu rừng và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng , khi đó những vấn đề như đói nghèo, suy thoái tài nguyên dần dần được đẩy lùi và cộng đồng địa phương sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng, thúc đẩy cho sự phát triển của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng. Tính đến thời điểm hiện nay lâm nghiệp cộng đồng đã trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất phần lớn những người bên ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra quyết định để giải quyết vấn đề đó. Kết quả đạt được đều không đáng khích lệ, sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống. Rất ít các cộng đồng tiếp tục các hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui, và tất nhiên tính bền vững không đạt được. Giai đoạn thứ hai những người ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra phần lớn quyết định, nhưng họ đã bắt đầu tham khảo ý kiến của những người trong cộng đồng, thông qua các cuộc phỏng vấn. Kết quả là những người ngoài cuộc đã bắt đầu nhận thức được rằng những người trong cộng đồng có khá nhiều hiểu biết và thường có cách giải quyết vấn đề phù hợp và hiệu quả hơn. Giai đoạn thứ ba những người ngoài cuộc chỉ là những người hỗ trợ và thúc đẩy, còn những người trong cộng đồng là những người tích cực xác định vấn đề và đề ra các giải pháp. Cách làm này đã mang lại những kết quả đáng khuyến khích làm cho người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề và chủ động trong việc đề ra các giải pháp mà họ có thể thực hiện được. Vậy cộng đồng là gì? Hiểu như thế nào về rừng cộng đồng, và quản lý rừng dựa vào cộng đồng? Theo FAO, cộng đồng được định nghĩa như là “những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể” hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung” còn lâm nghiệp cộng đồng được định nghĩa là “Là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”
  15. 5 Cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn, bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân cư thôn, bản”. Tuy nhiên trong phạm vi hẹp hơn còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc, cộng đồng các dòng họ, công đồng tôn giáo hoặc các nhóm hộ trong thôn bản. Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư thôn, bản. Tại điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đó định nghĩa: “cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, bản, phum, súc hoặc đơn vị tương đương”[12]. Trong nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng được hiểu là cộng đồng thôn, Bản ( kể cả các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng ). 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng Cộng đồng tham gia quản lý rừng công có thể thay thế bằng một từ chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng(LNCĐ). Theo FAO 2003, LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này. Hiện nay, có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người đều thống nhất ở Lào, có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau: - Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng(QLRCĐ)
  16. 6 Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và phân chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản đó được quản lý theo truyền thống lâu đời (rừng thiêng, rừng ma,…quản lý theo các luật tục truyền thống với tinh thần tự nguyện cao). - Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có liên quan đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…). Hình thức này bao gồm hai đối tượng: + Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia xẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện. + Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước( các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê, thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng [3]. Từ sự phân tích trên cho thấy: LNCĐ, QLRCĐ là những khái niệm khác nhau. Thuật ngữ QLRCĐ được sử dụng với ý nghĩa hẹp hơn để chỉ CĐ quản lý những khu rừng của một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn
  17. 7 người dân trong cộng đồng dân cư thôn bản với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng do cộng đồng và rừng của các thành phần kinh tế [3]. Với cách hiểu như vậy, nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng cộng đồng ( cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng ) và quản lý rừng dựa vào cộng đồng ( cộng đồng quản lý rừng của các chủ rừng khác). Khái niệm này vừa phù hợp với khái niệm của FAO vừa phát huy được nhiều sự đóng góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng [21], [37], [38]. BVR trên cơ sở cộng đồng là BVR mà phát huy được những nội lực của cộng đồng cho các hoạt động chống lại sự xâm hại đến rừng như: chống chặt phá, lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), phòng trừ sinh vật gây hại rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng và được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản. Những giải pháp BVR trên cơ sở cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của luật tục, phong tục, tập quán, ý thức dân tộc, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, các tổ chức đoàn thể, làng bản phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước. 1.1.2. Vai trò của chính sách Nhà nước đối với BVR trên cơ sở cộng đồng BVR trên cơ sở cộng đồng được xây dựng trên cơ sở phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của người dân địa phương. Tuy nhiên, có những phong tục tập quán phù hợp với yêu cầu quản lý bền vững tài nguyên rừng, nhưng cũng có những phong tục tập quán ngược lại với yêu cầu quản lý bền vững tài nguyên rừng. Do đó, quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng phải hướng và phát huy được những phong tục tập quán có lợi và giảm dần những phong tục tập quán cản trở đến quản lý bền vững tài nguyên rừng [24].
  18. 8 BVR trên cơ sở cộng đồng sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hậu thuẫn của các chính sách và thể chế Nhà nước, các tổ chức cộng đồng không phải là cơ quan quyền lực, không có công cụ chuyên chính riêng. Trong nhiều trường hợp, tổ chức cộng đồng không giải quyết được một cách triệt đề những vấn đề phức tạp của quản lý BVR. Khi đó các tổ chức cộng đồng phải hợp tác với các cơ quan chính quyền để giải quyết những vấn đề vượt khỏi quyền hạn của mình. Vì vậy, các quy định của cộng đồng phải được xây dựng trên cơ sở tính đến sự hỗ trợ của các chính sách và thể chế hiện thời của Nhà nước, không trái với các quy định của Nhà nước. 1.1.3. Chiến lược và chính sách BVR trên cơ sở cộng đồng Chiến lược và chính sách quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng của các nước trong khu vực đều được tiến hành theo những hướng sau: - Những giải pháp chủ yếu để tăng cường quyền quản lý, BVR trên cơ sở cộng đồng: Phát huy những luật tục, phong tục tập quán và trách nhiệm của toàn cộng đồng đối với công tác QLBV&PTR, xây dựng quy ước, hương ước BVR của thôn, bản, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng. - Kết hợp những giải pháp về chính sách, hỗ trợ về kinh tế - xã hội để khuyến khích người dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ cả giải pháp về đào tạo, tập huấn trong việc BVR trên cơ sở cộng đồng. - Các hình thức BVR: tuần tra BVR, PCCCR trên địa bàn phải được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia ở tất cả các giai đoạn tuần tra bảo vệ, xây dựng lực lượng, kế hoạch bảo vệ. Đây được xem là phương pháp cho phép phát huy đầy đủ nhất những nội lực của cộng đồng đối với công tác BVR [29][30][31][32][33][34] [35].
  19. 9 1.1.4. Quan điểm về BVR trên cơ sở cộng đồng Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân cư thôn, bản. Công tác BVR phải được tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng vừa là bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Bảo vệ tài nguyên rừng nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản thì sẽ không thành công. Vì vậy, đề xuất các giải pháp để nâng cao trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các cộng đồng dân cư thôn, Bản trong BVR là rất cần thiết. Để công tác BVR đạt hiệu quả cao thì phải có chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư thôn, bản [10], [21]. 1.2. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới Trong giai đoạn hiện nay BVR trên cơ sở cộng đồng được xem như là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có, góp phần giải quyết tình trạng diện tích, chất lượng rừng ngày một giảm. Đó có không ít những mô hình quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng thành công ở Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc….Đây sẽ là những bài học quý bấu cho qúa trình xây dựng những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng ở Lào. 1.2.1. BVR trên cơ sở cộng đồng ở một số nước Ở Thái lan: Thái lan là một nước được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình BVR trên cơ sở cộng đồng. Ở đây, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân
  20. 10 được chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đó làm gia tăng mức độ an toàn cho người được nhận đất. Do vậy đó ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất [33]. Ở NêPal Năm 1957, Nhà nước thực hiện quốc hữu hoá rừng, Nhà nước tập trung quản lý, BVR và đất rừng, người dân ít quan tâm đến BVR của Nhà nước, kết quả là trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá. Từ năm 1978, chính phủ đã giao quyền quản lý và BVR cho người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không phù hợp với việc quản lý và BVR do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau. Năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: rừng tư nhân và rừng Nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừng tương ứng là sở hữu tư nhân và sở hữư Nhà nước . Trong quyền sở hữu của Nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: Rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng. Năm 1993, NêPal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát về chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0