Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
lượt xem 7
download
Luận văn này nghiên cứu xác định được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho quy hoạch sử dụng đất ở xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Đề xuất quy hoạch và giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững cho xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỮU PHƯỚC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐỨC THUẬN, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỮU PHƯỚC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐỨC THUẬN, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN QUANG BẢO Hà nội, 2012
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu cơ bản cho quá trình phát triển. Quản lý sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, các cấp, các ngành và người sử dụng đất, là yếu tố quyết định tương lai của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội, môi trường. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để sắp xếp quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự hủy hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” [5]. Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 [6] và các văn bản dưới luật, Ủy ban nhân dân xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010 và được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 1011/QĐ/CT-UBBT ngày 26/4/2002. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất những năm qua đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm của xã. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất xã Đức Thuận được lập trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước bước đầu chuyển đổi từ cơ chế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tốc độ
- 2 phát triển còn chưa ổn định, sức thu hút đầu tư còn hạn chế. Nhiều dự báo về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng phát triển của các ngành, lĩnh vực chưa lường hết được những phát sinh sau này. Đến nay, nền kinh tế của xã nói chung đang từng bước ổn định, tập trung nội lực, thu hút đầu tư, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, xã Đức Thuận còn là địa bàn chịu sự chi phối, tác động thu hút và phát triển giãn nở của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mức độ đầu tư trong mọi lĩnh vực đều tăng lên, nhất là các lĩnh vực như du lịch, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng phát triển đô thị, phát triển quỹ đất. Điều này dẫn đến các loại đất trên địa bàn có sự chuyển dịch mạnh mẽ, kéo theo sự diễn biến phức tạp của nhiều mối quan hệ và làm cho các nhu cầu, chỉ tiêu sử dụng đất đã dự báo không còn phù hợp với yêu cầu phát triển trong điều kiện mới hiện nay và trong những năm sắp tới. Chính vì vậy việc lập quy hoạch sử dụng đất xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012-2020 là yêu cầu cấp bách và cần thiết để giải quyết hài hòa các mục tiêu phát triển của các ngành gắn với bảo đảm môi trường sinh thái nhằm phát triển kinh tế - xã hội thật bền vững. Từ các yêu cầu rất lớn của quy hoạch sử dụng đất nêu trên, xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, để góp phần hệ thống lý luận quy hoạch sử dụng đất cấp xã và việc vận dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, kết hợp hài hòa ưu tiên, định hướng của Nhà nước với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên quy mô toàn cầu, rừng đang bị phá hoại và tỷ lệ mất rừng đang xảy ra chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Những khu rừng rộng lớn phương Bắc chưa từng có người đặt chân đến trước đây nay đang trở thành đối tượng khai thác gỗ. Nhiều khu rừng nguyên sinh vùng ôn đới ở hầu hết các nước công nghiệp đang tiếp tục bị biến mất hoặc bị phá hủy. Rừng mưa nhiệt đới đang bị thu hẹp với tốc độ 15 triệu hécta mỗi năm bởi nhu cầu của con người như lấy đất canh tác, gỗ, thực phẩm, năng lượng, khai khoáng... Sự phá hủy rừng đồng nghĩa với việc mất đi phần lớn tính đa dạng sinh học trên bề mặt trái đất và góp phần làm tăng thêm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển. Tình trạng mất rừng còn dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, sa mạc hóa diễn ra ngày một nghiêm trọng. Tính bình quân, hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất do xói mòn, với lượng đất này có thể sản xuất 50 triệu tấn lương thực (FAO, 1995) [39]. Hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới bị cạn dần và tuổi thọ của nhiều công trình thủy điện bị giảm sút. Phá rừng còn đe doạ đời sống biết bao nhiêu con người khi mà rừng cung cấp cho họ lương thực, thực phẩm, nơi ở, việc làm. Nhiều chính sách, chủ trương lớn và các công trình nghiên cứu nhằm giải quyết những mối quan tâm trên đã và đang thu hút những chuyên gia đầu ngành ở các nước trên thế giới. Có thể nói vấn đề sử dụng đất (SDĐ) bền vững hiện nay đang là đề tài thời sự được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. 1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quả cao
- 4 thông qua việc phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất vừa mang tính kinh tế, kỹ thuật vừa mang tính pháp chế. Về mặt pháp lý thì đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách về đất đai của Nhà nước. Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cần xác định rõ mục đích của việc sử dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất. Song điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và pháp chế. Quy hoạch sử dụng đất tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất phân phối đất đai cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và tổ chức sử dụng đất hợp lý giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực với nhau. Vì mỗi một ngành, một lĩnh vực cần một loại diện tích đất khác nhau, thích hợp với một loại đất khác nhau. Chính việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. 1.2. Tình hình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Trên thế giới Từ thế kỷ XIX loài người đã bắt đầu nghiên cứu về đất. Kết quả của những công trình nghiên cứu về phân loại xây dựng bản đồ và quản lý đất đai đã làm cơ sở quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất đai, tăng năng suất trong sản xuất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất đã được hội đồng nông nghiệp Châu Âu
- 5 phối hợp với FAO tổ chức. Các hội nghị đều khẳng định rằng quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến loại nhỏ,… phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1975, Wink đã phân 6 nhóm chính về dữ liệu của tài nguyên cần thu thập cho quy hoạch sử dụng đất như: khí hậu, độ dốc, địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn đất, tài nguyên nhân tạo như hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật. Trên thế giới, mô hình SDĐ đầu tiên là du canh, một kiểu SDĐ nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa (Conkli, 1980). Đây được xem là một phương thức canh tác cổ xưa nhất, nó ra đời vào cuối thời kỳ đồ đá mới, khi con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu về tự nhiên. Loài người đã vượt qua thời kỳ này bằng những cuộc cách mạng về kỹ thuật và trồng trọt. Cho mãi đến gần đây du canh vẫn còn được vận dụng trên các rừng Vân Sam ở Bắc Âu (Cox và Atkinss, 1979; Ruddle và Manshard, 1981). Mặc dù có nhiều mặt hạn chế về môi trường, song phương thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, về chiến lược phát triển kinh tế bền vững, du canh không được nhiều chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi du canh được coi như là sự lãng phí về sức người, tài nguyên đất đai, là nguyên nhân gây nên xói mòn và thoái hóa đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa xảy ra nghiêm trọng. Thật vậy, phá rừng để SDĐ làm nương rẫy trong một giai đoạn rồi di chuyển sang một khu rừng khác có thể là lãng phí nếu ta nhận thức rừng chỉ có giá trị duy nhất là từ gỗ (Grinnell, 1975, arca, 1987) [36]. Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology), đất đai được coi là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ là: Một mảnh đất được xác định về mặt địa lý là diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là không
- 6 khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng mảnh đất đó của con người hiện tại và trong tương lai (Christianity, L. 1986) [34]. Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản: đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của con người, v.v. Blum A, Mayer J, Golan G (1988) [31] cho rằng, một định nghĩa nào đó về SDĐ chỉ dựa trên nền nông nghiệp là không hoàn chỉnh, bởi vì có ít nhất năm kiểu SDĐ khác tác động qua lại mang tính cạnh tranh với đất nông nghiệp theo không gian và thời gian. Vì vậy, tác giả này đã định nghĩa SDĐ là việc sử dụng đồng thời về mặt không gian hoặc thời gian tất cả những chức năng này, mặc dù những chức năng đó không luôn luôn được kết hợp trên cùng một diện tích nào đó cho trước. Định nghĩa trên đây đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và được luận văn vận dụng trong việc xây dựng quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Các tác giả Lund và SoDa (1987) [38] đã đưa ra hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng rừng. Trước đó vào năm 1984 Bohlin đã đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin cho quy hoạch rừng trồng và nhiều tác giả khác như Staveren (1983) [40], các tư vấn về quốc tế và đất đai ILACO (1985) [37], Dorney (1989) [35] đưa ra và hoàn thiện dữ liệu cho quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên. Năm 1988, Dent và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về quy trình quy hoạch. Ông khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp và mối quan hệ của các cấp khác nhau: Kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia, cấp vùng (tỉnh,
- 7 huyện), cấp cộng đồng (xã, thôn). Ông còn đề xuất trình tự quy hoạch (gồm 4 giai đoạn và 10 bước). FAO đã đề xuất phương pháp trong nghiên cứu đánh giá đất đai và sử dụng đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và có tính đến hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Quá trình đánh giá đất đai của FAO cơ bản gồm các bước: Xác định mục tiêu, thu thập số liệu, tài liệu liên quan, xác định loại hình sử dụng đất, xác định và xây dựng bản đồ đất, đánh giá mức độ thích hợp của loài hình sử dụng đất, xem xét tác động môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, xác định loại hình sử dụng đất thích hợp. Tùy theo đặc điểm của mỗi nước mà trên thế giới có nhiều phương pháp quy hoạch. Nhưng nhìn chung có hai trường phái quy hoạch chính sau: - Tiến hành quy hoạch tổng thể sau đó mới nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu như ở Đức, Úc. - Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng sau đó mới quy hoạch tổng thể. Lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, lao động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa. Để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1992, FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai một cách có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất yêu cầu hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường gắn với khả năng phát triển bền vững. Phương pháp quy hoạch đất đai này được áp dụng ở 3 mức: quốc gia, huyện, xã. Về các mô hình nông lâm nghiệp, một trong những thành công cần được đề cập tới đó là việc các nhà khoa học của Trung tâm phát triển nông thôn Bapstit Mindanao Philippiness tổng hợp, hoàn thiện và phát triển từ những năm 1970 đến nay, đó là mô hình kỹ thuật canh tác đất dốc SALT
- 8 (Slopping agricultural Land Technology). Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc và được các tổ chức quốc tế ghi nhận. + Mô hình SALT 1 (Slopping agricultural Land Technology): Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp đơn giản dựa trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực. Với cơ cấu cây trồng được sử dụng để đảm bảo được sự ổn định và có hiệu quả nhất là 25% cây lâm nghiệp, 75% cây nông nghiệp (cây nông nghiệp hàng năm 50% và cây lâu năm 25%). + Mô hình SALT 2 (Simple Agro-Livestock Technology): Kỹ thuật nông - súc đơn giản. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp dựa trên cơ sở phát triển mô hình SALT 1, có dành một phần đất trong mô hình để chăn nuôi theo phương thức Nông - Lâm - Súc kết hợp. Cơ cấu SDĐ thích hợp ở đây là 40% diện tích dành cho nông nghiệp, 20% cho cây lâm nghiệp, 20% cho chăn nuôi, 20% làm nhà ở và chuồng trại. + Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro-Forest Land Technology): Kỹ thuật canh tác Nông - Lâm kết hợp bền vững. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Cơ cấu SDĐ thích hợp ở mô hình này là 40% diện tích dành cho nông nghiệp, 60% dành cho cây lâm nghiệp, mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực và vốn liếng cũng như sự hiểu biết. + Mô hình SALT 4 (Small Agro-Fruit Livehood Technology): Kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả kết hợp với quy mô nhỏ. Đây là mô hình SDĐ tổng hợp được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện những mô hình nói trên. Cơ cấu SDĐ dành cho lâm nghiệp 60%, dành cho nông nghiệp 15% và
- 9 dành cho cây ăn quả là 25% diện tích. Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao về nguồn lực, vốn, kiến thức và kinh nghiệm. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hệ thống canh tác này: Ở Malaysia kết hợp chăn nuôi gà và cừu dưới rừng cao su và cây họ Dầu, đã tăng thêm về thịt, mỡ, tăng lượng phân bón cho đất và giảm công làm cỏ. Ở Braxin, cây Syzygium aromeficum được trồng kết hợp với cây hồ tiêu đen (Piper nigrum), trong 25 năm trở lại đây đã trồng trên 500 ha, có 50% diện tích đang cho thu hoạch. Ở miền Nam Braxin có khoảng 30.000 ha cây Cao su trong đó có 2.000 ha cây Cao su trồng kết hợp với Kakao theo phương thức bố trí 2 hàng Kakao có 2 hàng Cao su. Ở Thái Lan trong hai thập kỷ qua đã thực hiện dự án làng Lâm nghiệp (Forest Village) ở vùng Đông Bắc, mục tiêu của dự án làng Lâm nghiệp là: - Giải quyết ổn định vấn đề kinh tế - xã hội đối với người du canh thông qua việc SDĐ, sản xuất lương thực, chất đốt và các nhu cầu khác. - Thực hiện kế hoạch định cư tự nguyện trên cơ sở xây dựng các cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và giúp đỡ người dân phát triển sản xuất. Cũng ở Thái Lan để SDĐ hiệu quả, nhà nước đã có chủ trương phát triển theo mô hình nông lâm kết hợp (NLKH), kết quả đã thành công trong các nông trường trồng Ngô, Dứa ở vùng Hang Khoai, tạo ra các khu rừng hỗn giao gồm nhiều tầng: Rừng + cỏ, rừng + cây họ đậu ở KhonKaen. Trên sườn dốc của đỉnh KiLimajaco ở Tanzania, bộ tộc Chagga trồng xen kẽ cây hoa màu vào rừng nhiệt đới, họ làm theo cấu trúc của rừng tự nhiên, giữ lại các cây cao nhất và tạo ra nhiều tầng cây ăn quả khác nhau, ở tầng cao nhất họ trồng Chuối và Đu đủ, Ổi, kế đến là Cà phê và cuối cùng là Rau, Cá được nuôi trong các kênh tưới tiêu, Lợn, Dê, Bò, Gà cung cấp một lượng protein rất có giá trị và phân của chúng là nguồn phân bón hữu ích.
- 10 Ở Inđonêxia từ năm 1972, việc chọn đất để trồng cây lâm nghiệp đều do công ty Lâm nghiệp nhà nước tổ chức. Nông dân được cán bộ của Công ty hướng dẫn trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm người dân bàn giao lại rừng cho Công ty, sản phẩm nông nghiệp họ toàn quyền sử dụng. Cũng ở Inđônêxia, trên đất dốc nhỏ hơn 220 m được trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh. Trên đất dốc 20-300 m trồng cây lâu năm và cây ăn quả. 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1. Thời kỳ Luật Đất đai năm 1987 được ban hành Trong thời kỳ này hầu hết các huyện trong cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể huyện. 1.2.2.2. Thời kỳ năm 1987 đến trước khi có Luật Đất đai năm 1993 Luật Đất đai năm 1988 có nội dung nói về quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên chưa nêu rõ nội dung của quy hoạch sử dụng đất. Ngày 15/4/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Thông tư số 106/QHKT hướng dẫn lập quy hoạch đất đai. Qua những năm đầu thực hiện nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho 50% số xã trong tỉnh mình bằng kinh phí của địa phương, tuy nhiên các cấp hành chính lớn chưa được triển khai. 1.2.2.3. Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003 Trong thời kỳ này luật đất đai đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, từ đó hầu hết các tỉnh thành, 8 vùng kinh tế, các vùng trọng điểm đã được lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ này công tác quy hoạch phát triển và ổn định theo
- 11 đúng vai trò và tầm quan trọng của nó, tạo đà cho công tác quy hoạch và hoàn thiện ở 4 cấp : cả nước, tỉnh, huyện, xã. 1.2.2.4. Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ ràng về công tác quy hoạch sử dụng đất. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn có những văn bản chính sách có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp như: Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI, lần đầu tiên đã thông qua chính sách đổi mới đưa đến khởi đầu của chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần. Trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ chế khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình được áp dụng, điều này phát huy tác dụng đối với người dân gắn với đất canh tác nông nghiệp (theo Chỉ thị 100 năm 1981). Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý ở nông thôn, xóa bỏ bao cấp trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng
- 12 nền kinh tế theo hướng thị trường, hộ gia đình được xem là đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng cho việc giao đất ổn định lâu dài, người chủ sản xuất. Những thay đổi này đã kéo theo cả những yêu cầu mới về chính sách như: chính sách đất đai, xã hội, quyết định về tín dụng, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, Luật Đất đai năm 1988 được xem xét sửa đổi năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, đến năm 2003 Luật Đất đai được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 [7]. Cùng với Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [8] khẳng định về mặt pháp lý quyền sử dụng rừng và đất rừng cho chủ rừng. Tại Điều 14 và Điều 18 quy định Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ, quy hoạch và phát triển rừng trong phạm vi địa phương mình phải phù hợp với kế hoạch SDĐ cùng cấp. Mặc dù không đề cập đến QHSDĐ nông nghiệp xã nhưng Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ cũng nói đến vai trò của cấp xã trong việc giao đất nông nghiệp trong Điều 8, 12, 15 của quyết định về giao đất nông nghiệp [11]. Quyết định số 327-CT ngày 15 tháng 9 năm 1992 của Chính phủ về một số chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, đây là một trong những quyết định quan trọng, tạo cơ sở nguồn lực cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong cả nước. Ngày 22 tháng 7 năm 1992 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 264/CT về chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển rừng. Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- 13 Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp. Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp [15]. Công văn số 1427 CV/ĐV ngày 13 tháng 10 năm 1996 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ. Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện dự án trồng 5 triệu hecta rừng với mục tiêu năm 2010 cả nước đạt khoảng 14,3 triệu hécta rừng, tỷ lệ che phủ lên 43% so với diện tích của cả nước [14]. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [10]. Nhìn chung, từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay, công tác lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước được thực hiện thống nhất, việc thu thập, phân tích các yếu tố liên quan đến sử dụng đất để hình thành kết quả quy hoạch thực hiện theo quy trình cụ thể, bước đầu đã áp dụng công nghệ thông tin vào quy hoạch sử dụng đất các cấp. Công tác định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn của cả nước, tỉnh, huyện, ngành, ... được quan tâm xem xét nhằm đưa vào quy hoạch sử dụng đất đáp ứng đa ngành và bền vững vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Giai đoạn năm 1955 - 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng hợp một cách có hệ thống, phân loại đất miền Bắc (1959) có 5 nhóm và
- 14 18 đơn vị, sau đó được bổ sung có cơ sở hơn (V.M. Fridland 1964) gồm 5 nhóm và 28 đơn vị. Phân loại đầu tiên đất miền Nam (F.R. Moorman 1960) có 7 nhóm và 25 đơn vị. Xung quanh chủ đề phân loại đất còn có nhiều công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đỗ Đình Sâm, 1994...). Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu những đề xuất cần thiết cho việc SDĐ. Công tác điều tra phân loại đã không gắn liền với công tác SDĐ. Nhưng những thành tựu về nghiên cứu đất đai trong những giai đoạn trên là cơ sở quan trọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và SDĐ đai có hiệu quả trên toàn quốc. Trong tài liệu “SDĐ tổng hợp và bền vững’’ của Nguyễn Xuân Quát năm 1996, tác giả đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình SDĐ đai cũng như các mô hình SDĐ tổng hợp và bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam. Đồng thời tác giả đã đưa ra các hệ thống SDĐ và cách tiếp cận, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình SDĐ tổng hợp bền vững. Trong công trình “Đất rừng Việt Nam” [19], Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra các quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam. Đối với tài nguyên đất dốc, tác giả Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tiến Dũng đã nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái, công trình nghiên cứu đi vào hướng cải tiến hệ thống canh tác truyền thống: Chọn giống cây trồng, chọn hệ thống canh tác, chọn luân kỳ canh tác, chọn phương thức trồng xen, để tìm ra hệ thống trồng trọt tối ưu có nhiều lợi nhuận, bảo vệ môi trường. Lý thuyết về phát triển hệ thống canh tác, năm 1995, người dịch Trần Đức Viên, Lê Trọng Cúc được xem như là tài liệu thực hành nhằm phổ biến
- 15 một cách có hiệu quả các tiếp cận và phát triển hệ thống canh tác, đặc biệt là phương pháp tiếp cận nhằm phát triển hệ thống nông trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững [21]. Về luân canh tăng vụ, trồng xen, gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã được nhiều tác giả đề cập tới: Trần Đức Viên, Đỗ Văn Hòa, Trần Văn Diễn, Trần Quang Tộ, Phạm Văn Chiểu (1964), Bùi Huy Đáp (1977), Vũ Tuyên Hoàng (1987), Lê Trọng Cúc (1971), Nguyễn Trọng Bình (1987), Bùi Quang Toản (1991). Những mô hình cơ cấu cây trồng chính được nghiên cứu như mô hình nương rẫy cải tiến, mô hình cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, NLKH, mô hình tổng hợp SDĐ theo quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Bá Ngãi đã nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng trình tự và phương pháp quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) thường được áp dụng phổ biến trong quy hoạch SDĐ [23]. Tài liệu tập huấn về QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, Trần Hữu Viên (1997) [28] đã kết hợp phương pháp QHSDĐ trong cả nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong tài liệu này tác giả đã trình bày về khái niệm và những nguyên tắc chỉ đạo QHSDĐ và giao đất có sự tham gia. Vấn đề hệ thống chính sách những quy định về quản lý SDĐ, cũng như hệ thống quản lý đất các cấp được đề cập khá đầy đủ và chi tiết trong “Tóm tắt báo cáo khảo sát đợt một về Lâm nghiệp xã hội” (1998) do nhóm luật và chính sách của Trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành [17]. Tài liệu tập huấn
- 16 “Những quy định và chính sách về quản lý đất đai” của Trần Thanh Bình (1997), các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại và nghề rừng (1997) [20], đề tài KX-08-03 nghiên cứu về “Các chính sách, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn”. Những năm gần đây đã có một số chương trình dự án vận dụng phương pháp QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia để QHSDĐ nông lâm nghiệp cho xã, thôn, hộ gia đình ở nước ta. Bên cạnh đó còn có nhiều chương trình triển khai nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả SDĐ trong hệ thống canh tác nhằm phát triển lâm nghiệp: Chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng VIE/89/032 vẫn đang nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hóa nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng. Nội dung quan trọng nhất của dự án này là phát triển hệ thống cây trồng nâng cao hiệu quả SDĐ nông nghiệp từ năm 1993 đến 2010. Chương trình hợp tác về lâm nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Điển (1991-1995) đó là chương trình FCP ở 5 tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai, 5 dự án lâm nghiệp cấp trang trại tỉnh (FLFP) được thành lập trực thuộc Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh (AFD). Một số dự án hỗ trợ khác như: Phổ cập, quản lý SDĐ, phát triển kinh doanh và nghiên cứu. Chương trình này được coi là một cách tiếp cận có sử dụng đánh giá nhanh nông thôn có hiệu quả. 1.3. Tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất ở địa phương Quy hoạch sử dụng đất của xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã được lập theo quy định của Chính phủ từ những năm 1990. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005 việc lập quy hoạch rất đơn giản, chỉ thể hiện một vài chỉ tiêu chủ yếu mà chưa thể hiện chi tiết cho các ngành cụ thể, đặc biệt kết quả của quy hoạch là thuyết minh và bản đồ không trùng khớp nhau mà có sự sai lệch quá lớn dẫn đến việc quản lý quy hoạch và thực
- 17 hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã, huyện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công tác giao đất, cho thuê đất, xử lý tranh chấp giữa các chủ thể sử dụng đất có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trong thời gian này. Giai đoạn năm 2006 đến năm 2010 việc lập quy hoạch sử dụng đất tuân theo quy trình quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quy hoạch được nâng lên, giữa số liệu quy hoạch (các chỉ tiêu quy hoạch) với bản đồ cơ bản trùng khớp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các yếu tố về kinh tế, môi trường, ... vào công tác lập quy hoạch sử dụng đất bước đầu được áp dụng nên mang lại kết quả tương đối phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn