intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã tại tỉnh Thái Nguyên; đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm địa bàn góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI KHĂC THỊNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KIỂM LÂM ĐỊA BÀN XÃ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI KHẮC THỊNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KIỂM LÂM ĐỊA BÀN XÃ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung THÁI NGUYÊN - 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Sỹ Trung. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả Bùi Khắc Thịnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 22, từ năm 2014 - 2016. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết, tác giả xin dành tình cảm chân thành của mình tới PGS.TS. Lê Sy Trung - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức, viên chức Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, UBND 10 xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình và các bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả Bùi Khắc Thịnh
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT + BQLDA : Ban quản lý dự án + BVR : Bảo vệ rừng + HĐND : Hội đồng nhân dân + NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng + PTNT : Phát triển nông thôn + QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng + UBND : Uỷ ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN ............................................. ix MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3 1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................3 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................4 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................4 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................6 1.1. Trên thế giới .........................................................................................................6 1.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng trên Thế giới .........................................................6 1.1.2. Quản lý tài nguyên rừng của một số nước trên Thế giới ..................................8 1.2. Trong nước.........................................................................................................11 1.2.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng Việt Nam ..............................................11 1.2.2. Diễn biến tài nguyên rừng Việt Nam ..............................................................14 1.2.3. Chính sách trong quản lý phát triển tài nguyên rừng Việt Nam .....................17 1.2.3.1. Chính sách về tái tạo rừng ............................................................................17 1.2.3.2. Chính sách về bảo vệ rừng ...........................................................................20 1.2.3.3. Chính sách về sử dụng rừng .........................................................................23 1.2.4. Kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng .............................................24 1.3. Đánh giá chung về quản lý tài nguyên rừng trong và ngoài nước .....................25
  7. v Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......27 2.1. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu ...........................................................................27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27 2.1.2. Địa bàn nghiên cứu. ........................................................................................27 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp ..............................................................27 2.3.2. Phương pháp PRA, RRA ....................................................................................28 2.3.3. Phương pháp các chuyên gia ...............................................................................29 2.3.4. Xử lý số liệu.......................................................................................................29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................30 3.1. Kết quả phân tích điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng ............................................................................................................................30 3.1.1. Những thuận lợi và tiềm năng .........................................................................30 3.1.2. Những khó khăn và thách thức .......................................................................31 3.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng, cơ cấu hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn trước và sau khi thực hiện Quyết định 83/2007 của BNN&PTNT ...........................31 3.3. Kết quả nghiên cứu vai trò hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn đến phát triển tài nguyên rừng và đất rừng (2010 – 2015) ......................................................40 3.3.1. Kết quả nghiên cứu về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ rừng. ..........40 3.3.3. Kết quả kiểm tra giám sát xử lý vi phạm pháp luật ........................................46 3.3.4. Kết quả công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng......................................48 3.3.5. Kết quả nghiên cứu công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp 50 3.3.6. Kết quả nghiên cứu chức năng nhiệm vụ xác định nguồn gốc lâm sản ..........52 3.3.7. Kết quả công tác báo cáo, lưu trữ các vấn đề liên quan đế quản lý bảo vệ rừng ...................................................................................................................................53 3.4. Kết quả đánh giá của người dân đến vai trò của Kiểm lâm ...............................54 3.5. Kết quả nghiên cứu thuận lợi – khó khăn và các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn ................................................................................55
  8. vi 3.5.1. Xác định các bên tham gia trong công tác QLBVR và Phát triển rừng ở khu vực nghiên cứu (Sơ đồ VENN) .................................................................................55 3.5.2. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ..............................................................58 3.5.3. Giải pháp tổ chức thực hiện ............................................................................61 3.5.3.1. Giải pháp chung ...........................................................................................61 3.5.3.2. Giải pháp cụ thể ..........................................................................................62 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...........................................................................................65 1. Kết luận .................................................................................................................65 2. Kiến nghị ...............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diễn biến tài nguyên rừng thế giới 1980-1990………………………….11 Bảng 1.2. Biến động diện tích rừng qua các thời kỳ .................................................15 Bảng 3.1 Diễn biến điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. .......................................30 Bảng 3.2 Kết quả nghiên cứu về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ rừng (2010 – 2015). ...........................................................................................................41 Bảng 3.3 Kết quả công tác tuyên truyền vận động nhân dân. ...................................45 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của tỉnh Thái Nguyên..............46 Bảng 3.5 Tổng hợp số tang vật được phát hiện và xử lý giai đoạn (2010-2015)......47 Bảng 3.6 Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu. ......................................49 Bảng 3.7 Kết quả tham mưu xác định nguồn gốc lâm sản (2010 -2015). ................52 Bảng 3.8 Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về hoạt động của Kiểm lâm đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng......................................................................................54 Bảng 3.9. Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên ........................................57
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1974-1979 …………………...33 Hình 3.2. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1980-1994 ....................................34 Hình 3.3. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1994-1997 ....................................36 Hình 3.4. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1997-2006 ....................................37 Hình 3.5. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 2007 đến nay ................................39 Hình 3.6 Sơ đồ VENN vai trò của các đối tác trong QLBVR và PTR .....................58
  11. ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN PHỤ BIỂU 01: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG ...........................72 PHỤ BIỂU 02: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ KIỂM LÂM PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN XÃ ....................................................................................................................75 PHỤ BIỂU 03: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN THAM GIA VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG............................................................................80
  12. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vì nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, rừng điều hoà khí hậu, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn là nhà máy lọc khổng lồ. Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, an ninh quốc phòng. Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, quanh năm cây cối xanh tươi. Rừng tự nhiên cũng vậy, với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần động thực vật, đã bao đời nay rừng cung cấp lâm, đặc sản, thuốc chữa bệnh cho con người, thế nhưng mấy thập niên gần đây dân số tăng nhanh, sức ép về diện tích đất canh tác ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ha rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn Gen các loài động thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Hiện nay diện tích rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân: dân số tăng nhanh, nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác của người dân…Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng hết sức quan trọng. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc, có diện tích đất tự nhiên là 354.150,15ha, trong đó rừng và đất lâm nghiệp là 179.883,78ha chiếm 50,8%. [16] Trong những năm qua, mặc dù điều kiện tự nhiên có khó khăn, nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhưng lâm nghiệp Thái Nguyên vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. diện tích rừng tăng nhanh qua các năm, độ che phủ của rừng năm 2015 đạt 51,40%, lợi ích từ kinh tế rừng được khẳng định, công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa. Để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, Ngày 04/10/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN, quy định về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn xã (thay thế Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN ngày 17/10/2000), với phương châm "Kiểm lâm bám dân, bám rừng, bám chính quyền cơ sở” để tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số
  13. 4 23/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực Kiểm lâm địa bàn xã, làm thay đổi căn bản công tác bảo vệ rừng, chuyển hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong khâu lưu thông sang tổ chức bảo vệ rừng tận gốc, giám sát nơi tiêu thụ, chế biến lâm sản; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức của nhân dân để tham gia bảo vệ và phát triển rừng; giúp người làm kinh tế rừng yên tâm đầu tư góp phần làm tăng độ che phủ của rừng. Xong từ khi thực hiện Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn trên luận văn “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên” được đề xuất làm luận văn cao học. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã tại tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm địa bàn góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Thực hiện đề tài là điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện nâng cao năng lực nghiên cứu, hoàn thành tốt nhiệm vụ bản thân. - Cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng các đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2015 – 2020. - Sản phẩm đề tài là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các các nhà quản lý, cán bộ Kiểm lâm bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn trong hệ thống lực lượng Kiểm lâm tại khu vực nghiên cứu. - Góp phần cải tiến lề lối làm việc, nâng cao vai trò của cán bộ Kiểm lâm trong việc quản lý bảo vệ rừng tận gốc. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
  14. 5 Kết quả nghiên cứu là cơ sở đánh giá các hoạt động có hiệu quả của Kiểm lâm địa bàn. Góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên.
  15. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng trên Thế giới Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dân vùng núi. Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác nhau như: gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu,... Quan trọng hơn nữa là rừng đảm bảo những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển. Trong giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng ít được quan tâm. Vì vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để canh tác nông nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng như: Các nhà lâm học Đức (G.L.Hartig - 1840; Heyer - 1883; Hundeshagen - 1926) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đều tuổi; Các nhà lâm học Pháp (Gournand - 1922) và Thuỵ Sỹ (H.Biolley - 1922) đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng với rừng khai thác chọn khác tuổi, vv... Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mất rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường.[26] Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triển rừng trong đó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991), Tổ chức
  16. 7 Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio de Janeiro năm 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hoá (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997).[30] Theo tổ chức FAO: cần nỗ lực và tăng độ che phủ của rừng và năng suất bằng các phương pháp sinh thái, kinh tế và xã hội chấp nhận được, khai hoang, trồng rừng và trồng rừng trên các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và vùng đất bị suy thoái và không có cây. Trong thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghiệp, dân số tăng… đã làm cho diện tích rừng ngày càng giảm nhanh. + Theo thống kê của FAO (1999), những năm cuối của thế kỷ XX, tình trạng phá hủy rừng đã diễn ra liên tục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước thuộc vùng nhiệt đới, chỉ riêng ở Châu Phi và Châu Á mỗi năm mất khoảng từ 3 đến 3,6 triệu ha rừng, vào khoảng 0,6 đến 0,7%, trong khi đó thì toàn thế giới mất khoảng 3%. + Theo Hongton (1983) thì 15% rừng trên thế giới đã bị biến mất trong khoảng thời gian từ 1850 đến 1980. + Theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá hủy từ năm 1950, nhiều nhất là ở Trung Mỹ (66%), tiếp theo là Trung Phi (52%), Nam Phi là 37% và Đông Nam Á là 38%. Rừng trên thế giới đã giảm đi 70 triệu ha (gần 2%) trong khoảng 1980 đến 1990. Vào những năm đầu thập kỷ 80 (thế kỷ XX) tốc độ mất rừng nhiệt đới là 11.4 triệu ha, trong đó khoảng 3/4 là rừng giàu và 17 đến 20 triệu ha vào cuối thập kỷ 80. Tốc độ mất rừng trung bình của thế giới là 1%/năm. Riêng ở vùng Đông Nam Á, trong thời gian 1980 đến 1990 thì diện tích rừng giảm đi khá nhanh. Như ở Indonesia diện tích rừng giảm 1.212 nghìn ha, Thái Lan là 515 nghìn ha, Malaysia là 396 nghìn ha, Philippine là 316 ha, Việt Nam là 139 nghìn ha và Lào là 129 nghìn ha.[30]
  17. 8 Tình trạng mất rừng trên thế giới ở nhiều quốc gia chính là việc quản lý bảo vệ rừng từ trên xuống dưới, chưa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Trước sự nỗ lực của nhiều quốc gia, công tác quản lý bảo vệ rừng trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thế giới đã đình chỉ việc khai thác gỗ ở vùng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, quan tâm đến lợi ích của rừng đối với đời sống của con người. Chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực quản lý rừng từ cấp Trung ương đến cơ sở, phân cấp quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Giao đất, giao rừng, khuyến khích sự tham gia bảo vệ rừng của cộng đồng… 1.1.2. Quản lý tài nguyên rừng của một số nước trên Thế giới - Ở Indonesia: Trong ngành lâm nghiệp đang tồn tại hai thực tế. Một thực tế là những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, những đầm lầy than bùn bị rút hết nước, rừng bị đốt phá để thay thế bằng những đồn điền cây công nghiệp. Trong khi đó, vẫn có một thực tế khác là cây cối đang được trồng lại, rừng được khôi phục với hy vọng giải quyết được vấn đề khí thải trong một tương lai gần. Quan điểm nhất quán về chính sách quản lý rừng ở Inđônêxia là dựa trên nguyên tắc vừa khai thác lợi ích rừng, vừa bảo tồn và phát triển rừng. Vì vậy các nhà khoa học đã kiến nghị với Chính phủ đưa ra 3 chương trình mang tính chất quốc gia. Đó là: - Chương trình kiểm tra, giám sát, du canh, du cư. - Chương trình phát triển làng, bản. - Chương trình lâm nghiệp xã hội. Các nhà khoa học Inđônêxia còn đưa ra và thí điểm thành công mô hình đồng quản lý rừng. Theo mô hình này, các cơ quan phát triển lâm nghiệp Nhà nước cùng với người dân và cộng đồng địa phương cùng tham gia quản lý rừng. Cụ thể các cán bộ quản lý lâm nghiệp Nhà nước tiếp cận hộ gia đình, cộng đồng địa phương để lựa chọn hệ thống cây trồng, từ đó giúp đỡ nhóm nông dân sản xuất rừng. Giúp đỡ nhóm hộ soạn thảo kế hoạch quản lý rừng. Người nông dân được khuyến khích trồng rừng trên đất rừng do Nhà nước quản lý, được quyền thu hái sản phẩm phụ. Các chương trình lâm nghiệp xã hội đã giúp đỡ người dân tổ chức lại
  18. 9 thành nhóm, hiệp hội, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các công ty Nhà nước với các cộng đồng địa phương.[28] - Ở Philippin: Đã áp dụng chương trình xã hội Lâm nghiệp tổng hợp cá nhân, tổ chức, cộng đồng địa phương được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp, người dân sử dụng đất và có kế hoạch trồng rừng. Các nhà khoa học Philippin đã khẳng định chính sách quản lý lâm nghiệp đổi mới trong những năm gần đây là yếu tố có tính quyết định đến phát triển lâm nghiệp, trong đó có chính sách giao, khoán rừng cho hộ nông dân từ trước năm 1970. Chính sách lâm nghiệp hướng vào việc bảo vệ cho những người được hưởng đặc ân có quyền sử dụng lâm sản cho mục đích thương mại, còn dân cư có cuộc sống phụ thuộc vào rừng thì bỏ qua. Đứng trước thực trạng đó, năm 1970 đã có ba chương trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được qui định: - Chương trình hộ gia đình tham gia tạo rừng và bảo vệ rừng; - Chương trình quản lý rừng đang bị người dân chiếm dụng; - Chương trình trồng cây nhân dân; Để quản lý rừng bền vững, các nhà khoa học đề xuất 3 chương trình: - Chương trình lâm nghiệp xã hội - Chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng quốc gia - Chương trình lâm nghiệp cộng đồng.[28] Từ kinh nghiệm quản lý rừng ở Philippin cho thấy cần kết hợp quản lý Nhà nước với quản lý cộng đồng và hộ gia đình, tạo mọi điều kiện cho cộng đồng và hộ gia đình để họ thực hiện chức năng quản lý tốt hơn. Nhưng nhà nước phải tổ chức đào tạo kiến thức về quản lý, kỹ thuật, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các chủ thể, hỗ trợ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...vv - Ở Nêpan: Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể khu rừng cộng đồng thông qua sử dụng Panchagal (tổ chức chính quyền cấp sở) để quản lý rừng. - Ở Ấn Độ: Khi chính sách Lâm nghiệp được quốc gia thông qua năm 1998, là việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng như chất đốt, thức ăn gia súc, gỗ làm nhà… và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài
  19. 10 nguyên. Và Luật đất đai đã tạo điều kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng đồng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt đối với những thổ dân có truyền thống và tập tục riêng biệt. Có hai hình thức chủ yếu, điển hình đó là rừng cộng quản (JFM) và rừng cộng quản có sự tham gia (JPFM). - Ở Trung Quốc, pháp lệnh bảo vệ và phát triển rừng được ban hành vào đầu năm 1980 đã làm rõ sở hữu đất rừng và rừng. Chủ rừng là cơ quan Nhà nước, tập thể và tư nhân. Các công trình nghiên cứu gần đây đã phân loại quản lý rừng ra 4 loại hình, đó là: - Trang trại, lâm nghiệp làng, bản: Đây là loại hình quản lý rừng chủ yếu hiện nay. Ở hình thức này người dân đóng góp ngày công lao động, tiền vốn để trồng rừng. Sau khi trồng xong, làng, bản xây dựng các trang trại vườn, rừng và lựa chọn người có kinh nghiệm trông coi, quản lý. Khi có thu nhập, sau khi hoàn trả tiền công, chi phí sản xuất, thu nhập từ rừng đem phân phối cho dân theo sự đóng góp của họ. - Mô hình tổ hợp: Trong trường hợp một hộ gia đình không đủ khả năng trồng rừng, họ cùng hợp tác lại với nhau với nhiều hình thức, dưới sự hướng dẫn của Nhà nước. Đất rừng, tiền vốn, lao động, công nghệ được đóng góp theo mô hình cổ phần. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí sản xuất được phân phối theo cổ phần. - Lâm nghiệp hộ gia đình: Đó là những hộ gia đình hợp đồng để trồng rừng hoặc quản lý rừng thuộc sở hữu tập thể hoặc trồng cây trên đất rừng phục vụ cho nhu cầu cần thiết của gia đình, thông thường là cây ăn quả, cây thuốc, cây lâm sinh ngoài gỗ,... Nghiên cức về quả lý, bảo vệ rừng ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã rút ra kinh nghiệm như sau: Để quản lý rừng và phát triển vốn rừng cần phối hợp chặt chẽ với các chương trình khác như: phát triển nông thôn, bảo vệ nguồn nước dịch vụ sản xuất và đời sống, chương trình dân số,... Nhà nước cần tăng đầu tư, tín dụng cho phát triển lâm nghiệp và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế; - Hỗ trợ phát triển kinh tế địa phượng, thông qua các dự án để cải thiện cuộc
  20. 11 sống của người dân để giảm áp lực tới khai thác rừng; Cải tiến hệ thống quản lý rừng từ Trung ương đến địa phượng; Phát triển lâm nghiệp cộng đồng là chiến lược quản lý rừng có hiệu quả.[28] Bảng 1.1. Diễn biến tài nguyên rừng thế giới 1980-1990 Diện tích rừng (triệu ha) Biến động Các vùng trên thế giới 1980 1990 (triệu ha) Các nước phát triển 4.100,3 4.027,8 -72,5 Các nước đang phát triển 1.868,4 1,899,9 +31,5 Châu Âu 2.231,8 2.127,7 -104,1 Châu Mỹ La Tinh 155,7 157,1 +1,4 Châu Á 946,2 892,8 -53,4 Châu Phi 659,4 635,1 -24,3 (Nguồn: FAO, 1990) 1.2. Trong nước 1.2.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng Việt Nam Các hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam có thể chia làm 05 giai đoạn: Trước 1945; 1946-1956; 1956 – 1975, 1976 – 1990, và từ 1991 đến nay. - Thời kỳ trước 1945: Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là Hạt lâm nghiệp có qui mô tương đương với cấp tỉnh. Nội dung hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là quản lý tài nguyên rừng nhằm để thu thuế là chính. Để thực hiện mục tiêu khai thác tài nguyên rừng, người ta đã chia rừng thành ba loại: + Rừng không thuộc quản lý của Nhà nước. Đây là những khu rừng ở vùng sâu vùng xa với mật độ dân địa phương rất thấp, khó tiếp cận và kiểm soát. Ở những khu rừng này dân địa phương có quyền tự do khai thác gỗ, lâm sản và phát nương làm rẫy để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ. + Rừng khai thác là những khu rừng tự nhiên nằm gần các khu dân cư và có điều kiện giao thông thuận lợi. Rừng được phân chia thành các đơn vị quản lý, được kiểm kê tài nguyên, điều tra các thông tin cơ bản phục vụ quản lý. Các đơn vị rừng được chia thành các coup (cúp) khai thác và Nhà nước quy định cấp kính tối thiểu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1