intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư huyện Thạch Thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Nguyễn Mạnh Cƣờng
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Thế Nhã - giáo viên hƣớng dẫn Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin cảm ơn Ban quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi triển khai đề tài nghiên cứu, cung cấp những thông tin, tƣ liệu cần thiết cũng nhƣ thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần xa và ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy, cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Nguyễn Mạnh Cƣờng
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3 1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3 1.1.1 Châu Á ...............................................................................................................4 1.1.2. Châu Mỹ La Tinh ............................................................................................11 1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................14 1.2.1. Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam ................................................................14 1.2.2. Hình thức quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam .................14 1.2.3. Những nghiên cứu chính liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Việt Nam ..........................................................................................................16 CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................22 2.1.1. Mục tiêu tổng quát: .........................................................................................22 2.2.2. Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................................22 2.2. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu .........................................................22 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................22 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................23 2.4.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp .............................................................................23 2.4.2. Xác định và lựa chọn địa điểm nghiên cứu. ....................................................23 2.4.3. Xác định dung lƣợng mẫu (các hộ gia đình) điều tra .....................................24 2.4.4. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu hiện trƣờng .........................................25 2.4.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................25 CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XĂ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................30
  4. iv 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 30 3.1.2. Địa hình, địa thế .............................................................................................. 30 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................ 32 3.1.4. Đất đai ............................................................................................................. 33 3.2. Về Kinh tế - Xã hội ............................................................................................ 34 3.2.1. Dân số ...............................................................................................................34 3.2.2. Lao động, việc làm, mức sống dân cƣ ............................................................34 3.2.3. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ................................................................35 3.2.4. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................35 3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu ................................................37 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................39 4.1. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phƣơng. ..................................................................................................39 4.1.1. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên ..................................................................39 4.1.2. Ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................40 4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành ...................................................................................................................................41 4.2.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành .................41 4.2.2. Những thuận lợi, hạn chế, nguy cơ và thách thức trong công tác BVR .........48 4.2.3. Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng ...........................51 4.2.4. Tiềm năng BVR của cộng đồng dân cƣ thôn, bản ..........................................57 4.2.5. Vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đến BVR ..............................58 4.2.6. Phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan ...................64 4.3. Phong tục, tập quán, kiến thức có tác động tích cực, tiêu cực đến tài nguyên rừng. ..........................................................................................................................66 4.3.1. Canh tác nƣơng rẫy .........................................................................................67 4.3.2. Khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống ..............................68 4.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ƣớc, hƣơng ƣớc ................................68 4.3.4. Chăn thả gia súc trong rừng ............................................................................69
  5. v 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành. ..................................................................................................70 4.4.1. Các giải pháp về chính sách ............................................................................70 4.4.2. Các giải pháp về đào tạo tập huấn ...................................................................75 4.4.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và dần xóa bỏ các tập quán không có lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng..............................................................................76 4.4.4. Giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng .......................................................77 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................78 5.1. Kết luận ..............................................................................................................78 5.2. Tồn tại và kiến nghị............................................................................................79 5.2.1. Tồn tại .............................................................................................................79 5.2.2. Kiến nghị .........................................................................................................80
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2012-2016 ...................42 Bảng 4.2: Thống kê tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn .......................... 44 Bảng 4.3: Thống kê công trình, dụng cụ phục vụ công tác BVR .................... 47 Bảng 4.4: Nguy cơ và thách thức trong BVR trên địa bàn .............................. 50 Bảng 4.5: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng ........... 52 Bảng 4.6: Kết quả phân tích ảnh hƣờng và tỷ lệ trung binh % của các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình ........................................ 54 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ngƣời Thái ........................ 56 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ngƣời Kinh, Mƣờng ......... 56 Bảng 4.7: Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng thôn, bản trong công tác BVR ........................................................ 57 Bảng 4.8: Mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng của các bên liên quan...................................................................... 62
  7. vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ và quản lý TNR ........................28 Hình 4.1: Tăng cƣờng công tác tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR ở Thạch Thành ....... 46
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng theo hình thức lâm nghiệp truyền thống không còn phù hợp. Hình thức quản lý này chỉ phù hợp khi tài nguyên rừng còn nhiều, dân số ít, nhu cầu đòi hỏi của con ngƣời về lâm sản còn thấp hơn nhiều so với khả năng cung cấp của tự nhiên. Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều chính sách và pháp chế lâm nghiệp. Song các chính sách đó vẫn có phần không mang lại hiệu quả cao. Những chính sách đó còn mang tính tách rời sự tham gia của cộng đồng, nhiều khi những văn bản pháp luật đó chỉ xuất phát từ lợi ích của Nhà nƣớc mà không tính đến lợi ích của ngƣời dân và cộng đồng nên không đƣợc ngƣời dân ủng hộ và thực hiện. Với cách quản lý và bảo vệ đó, ngƣời dân không thực sự là ngƣời làm chủ tài nguyên rừng nên không những không bảo vệ và phát triển đƣợc rừng mà rừng ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng trong những năm qua chủ yếu là do cách quản lý chƣa hợp lý của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó cũng do rất nhiều nguyên nhân khác nhƣ: Sự bùng nổ dân số làm tăng nhu cầu lƣơng thực, chất đốt. Do vậy ngƣời dân phải phá rừng để mở rộng diện tích đất canh tác và thoả mãn nhu cầu cho việc sử dụng chất đốt của họ và do tập quán du canh du cƣ, đốt rừng làm nƣơng rẫy của các dân tộc thiểu số. Thạch Thành là huyện nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, có diện tích rừng và đất rừng là 28.250,89 ha, trong đó: rừng đặc dụng 4.669,60 ha; rừng phòng hộ 6.526,14 ha; rừng sản xuất 17.055,15. Thạch Thành là một huyện vùng núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, nhìn chung thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn huyện còn bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông - lâm nghiệp lạc hậu, nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Hiện nay trên địa bàn huyện công tác quản lý bảo vệ rừng chủ yếu dựa vào Hạt Kiểm lâm Thạch Thành, chủ rừng nhà nƣớc và Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, trong đó Hạt Kiểm lâm huyện đóng vai trò quan trọng.
  9. 2 Bên cạnh những nỗ lực để nâng cao diện tích rừng trồng, tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên hiện có của huyện Thạch Thành, tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển rừng vẫn và đang xẩy ra dƣới nhiều hình thức khác nhau và ngày tinh vi hơn. Điều này khẳng định việc tìm hiểu vấn đề và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong cả nƣớc là điều rất quan trọng và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá” nhằm góp phần bảo vệ hiệu quả hơn diện tích rừng trên địa bàn và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân trên địa bàn huyện Thạch Thành.
  10. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Theo FAO, cộng đồng đƣợc định nghĩa nhƣ là “những ngƣời sống tại một chỗ, trong một tổng thể hoặc là một nhóm ngƣời sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung” còn lâm nghiệp cộng đồng đƣợc định nghĩa là “Là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”. Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp của loài ngƣời. Tuy nhiên sự thống trị của chế độ thực dân của ngƣời Châu Âu diễn ra trên diện rộng và kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã có những ảnh hƣởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý cây và rừng cổ truyền ở nhiều địa phƣơng. Chính sách thực dân đã đập tan các hệ thống quản lý cổ truyền về tài nguyên ở các địa phƣơng cùng với những nguồn kiến thức bản địa về tài nguyên và hệ sinh thái nơi đó. Trong thời gian hậu thuộc địa, nhiều nhà quản lý sử dụng rừng vẫn chịu ảnh hƣởng của những lực lƣợng từ bên ngoài và cũng góp phần không nhỏ trong việc làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới. Một thực tế mà chúng ta có thể kết luận rằng, khi mà các cộng đồng dân cƣ không phải là nhân tố tham gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy đƣợc trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý tài nguyên rừng thì ở đó tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi chính phủ của các quốc gia giao quyền quản lý những khu rừng và tạo cơ hội cho ngƣời dân, cộng đồng đƣợc hƣởng lợi từ rừng, khi đó những vấn đề nhƣ đói nghèo, suy thoái tài nguyên dần dần đƣợc đẩy lùi và cộng đồng địa phƣơng sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng, thúc đẩy cho sự phát triển của các cộng đồng dân cƣ sống phụ thuộc vào rừng. Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thể chế, cách tiếp cận, áp dụng công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý dựa vào rừng cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
  11. 4 1.1.1 Châu Á Rừng ở Châu Á đƣợc coi là một trong những tài nguyên công cộng quan trọng nhất, quản lý rừng tập thể bàn tới mọi phƣơng thức quản lý rừng dựa trên cơ sở nhóm. Nó gồm bất cứ tình huống nào, trong đó trách nhiệm quản lý đã đƣợc giao cho một nhóm hoặc tập thể đặc biệt nhƣ dòng họ, bộ tộc hoặc đẳng cấp (quản lý thôn xã), một làng bản hoặc cộng đồng… Quản lý rừng tập thể bàn tới cách sắp xếp theo đó một số nhóm ngƣời nhất định sẽ nắm lấy một số quyền về đất và cây rừng cùng với những sản phẩm của chúng. Trách nhiệm quản lý rừng đƣợc giao chung cho một nhóm địa phƣơng. Nhƣ vậy, quản lý rừng tập thể cở sở dựa trên sở hữu công cộng hoặc quyền lợi đƣợc giao cho những tổ chức chung, thƣờng gắn với những nhóm nhỏ nhƣ thôn bản hoặc dòng họ [23,T28]. Quản lý rừng cộng đồng ở Châu Á thƣờng đƣợc quan tâm chú ý ở một số nƣớc nhƣ: - Tại Nepan việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và các tài sản khác thƣờng gắn với các thôn bản nhỏ và hiu quạnh. Khi tìm hiểu tính chất của việc quản lý tài nguyên rừng ở cấp thôn bản thì thấy chúng đều có những nét chung và chúng thƣờng có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ. Các chỉ tiêu về quy chế tổ chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của những ngƣời sử dụng là phần quan trọng nhất của tất cả những hệ thống quản lý rừng bản địa. Và những hệ thống quản lý rừng bản địa này chỉ mới đƣợc xây dựng từ năm 1950. Từ năm đó tới nay Chính phủ Nepan đã có một thay đổi mạnh mẽ về thái độ đối với rừng vùng đồi, đây là một sự chuyển biến sâu sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hƣởng của nó tới đời sống nông thôn ngày nay. Đầu tiên là việc thi hành luật bảo vệ phát triển rừng thông qua hệ thống pháp luật của chính phủ, nhƣng việc đó đã thất bại. Sau đó đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho chính những ngƣời sử dụng chúng ở thôn bản. Arnold (1986) [23] đã trình bày những tiến bộ mà chính phủ Nepan đạt đƣợc khi tổ chức lâm nghiệp cộng đồng tại vùng đồi của Nepan thông qua dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng qua báo cáo “Quản lý tập thể rừng vùng đồi ở Nepan: Dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng” Mục tiêu của dự án này là tăng thêm nguồn
  12. 5 cung cấp củi, thức ăn gia súc, cỏ và gỗ thông qua việc trao trách nhiệm rộng hơn về quản lý và bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phƣơng. Tài liệu này có nói tới một sáng kiến của Nepan đã đƣa ra một khuôn khổ có khả năng vận dụng đƣợc để phát triển các hệ quản lý rừng sản xuất địa phƣơng thích hợp với các nhu cầu hiện nay, khuôn khổ đó xây dựng trên các truyền thống và phƣơng thức địa phƣơng để quản lý rừng cộng đồng. Số liệu điều tra cho thấy rằng rừng đƣợc nhiều sự ảnh hƣởng tốt khi có sự quản lý tích cực của ngƣời sử dụng địa phƣơng. Rừng đƣợc cải thiện rõ khi có sự kiểm tra thu hoạch của địa phƣơng do các cộng đồng đề ra những quy định thời gian và các diện tích có hạn chế và các công cụ đƣợc phép sử dụng, ngƣợc lại rừng tiếp tục bị thoái hóa khi chỉ có chính phủ đề ra các kiểm tra theo thƣờng lệ nhƣ lệ phí mà ngƣời sử dụng phải trả và bài cây để chặt hạ. Mặc dù những kinh nghiệm của chƣơng trình này đến nay vẫn còn hạn chế nhƣng những việc đã làm đƣợc của chƣơng trình này cũng coi là một sự khởi đầu đáng phấn khởi. Hobley (1987) Lâm nghiệp cộng đồng không nên đƣợc định nghĩa bằng quy mô hoặc sản phẩm cuối cùng mà ở chỗ là quyền đề xuất quyết định nằm ở đâu. Sự tham gia và kiểm tra của dân trong việc thành lập, duy trì, hƣởng lợi và phân phối các lợi ích là những lợi ích tiên quyết cho một chƣơng trình lâm nghiệp cộng đồng đúng đắn. Kết quả điều tra cụ thể tại hai thôn bản của Nepan thông qua Dự án lâm nghiệp song phƣơng giữa Nepan và Australia là dân bản luôn luôn coi rừng là tài sản sở hữu của cộng đồng, tuy nhiên lâm nghiệp cộng đồng muốn có đƣợc những thành công thì cần phải có sự thay đổi sâu sắc về mặt xã hội tại Nepan. Theo Gilmour, D.A King, G.C và Hobley (1989) [23] đã mô tả hai kiểu động cơ khác nhau nhƣng song song tồn tại bên nhau trong phát triển lâm nghiệp ở Nepan đó là: “Phát triển lâm nghiệp hƣớng về trung ƣơng” và “Phát triển lâm nghiệp hƣớng về ngƣời dân”. Để nâng cao việc quản lý rừng công cộng có hiệu quả một số chƣơng trình của Chính phủ Nepan đã phát triển theo hình mẫu “hƣớng về rừng” để khắc phục hiện tƣợng tàn phá rừng do sự tác động cộng hƣởng của chính sách lâm nghiệp không hoàn chỉnh, áp lực của dân số và sự ô nhiễm môi trƣờng. Qua báo cáo của Leuschner, tác giả đã khẳng định rằng việc hợp tác giữa cƣ dân địa phƣơng với cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để thành công trong các dự án phát
  13. 6 triển lâm nghiệp cộng đồng và nó có thể trở lên dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm ngƣời dân đó vào việc lập kế hoạch phát triển địa phƣơng. Tiêu chuẩn chính cho sự thành công của dự án lâm nghiệp cộng đồng đó chính là việc quan tâm đến sự thích nghi một hệ thống quản lý cộng đồng với các điều kiện và nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng. Tại Ấn độ, mặc dù quá trình hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích cho những thôn bản nằm xung quanh trung tâm chính trị Delhi thì nó cũng đã mang lại một sự bùng nổ về dân số, làm đảo lộn cân bằng tài nguyên và cũng dẫn tới sự tan rã của các tổ chức cổ truyền nhƣ các cộng đồng thôn bản. Ngày càng có sự chuyển mạnh đất công từ sở hữu cộng đồng sang các phƣơng thức sử dụng tƣ và cả sự chuyển thể đất công từ đất trồng trọt và chăn nuôi sang các phƣơng thức sử dụng khác. Kết quả là diện tích đất hoang hóa ngày một gia tăng. Trong thế kỷ 19, có tới 2/3 đất đai Ấn độ đều đặt dƣới sự kiểm tra của cộng đồng nhƣng quá trình tƣ nhân hóa và nhà nƣớc sung công đã làm giảm tỷ lệ đó. Nhiều hình thức bản địa và cổ truyền của phƣơng thức quản lý tài nguyên sở hữu công cộng đã bị suy yếu và tan rã, tuy nhiên chúng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp và trong đời sống của dân nghèo. Do đó, để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng bền vững chính phủ Ấn độ cần dành ƣu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách và các sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng nhƣ hạn chế việc khuyến khích tiếp tục tƣ nhân hóa. Vào đầu những năm 1970, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản để giảm sức ép đối với việc tàn phá rừng. Trong khoảng 15 năm, Chính phủ đã đầu tƣ khoảng 400 triệu USD cho chƣơng trình này. Các vƣờn ƣơm đƣợc thiết lập với sự tham gia của ngƣời dân. [23, T78, T57] Tại bang Tây Bengal, quản lý rừng cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của những ngƣời dân nghèo vùng nông thôn, lâm nghiệp cộng đồng đã ra đời từ những năm cuối của thập kỷ 90. Trên đất lâm nghiệp, Chính phủ và cộng đồng địa phƣơng cùng quản lý các nguồn tài nguyên, sau đó các sản phẩm gỗ sẽ đƣợc chia theo một tỷ lệ hợp lý, còn các sản phẩm phụ đƣợc giao cho cộng đồng
  14. 7 sử dụng. Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút ngƣời dân và lợi ích của ngƣời tham gia. Tại bang Madhya Prades đã trao một phần lớn quyền gia dụng đất của Nhà nƣớc cho ngƣời dân mà không tiến hành thu lệ phí. Đất quốc gia đƣợc mọi ngƣời tự do chăn thả và không bị giới hạn trừ khi chính phủ hoặc hội đồng địa phƣơng đòi lại và dành cho một dự án đặc biệt khác. Quyền hƣởng thụ truyền thống cho phép ngƣời dân sống tại rừng đƣợc xác định là rừng bảo vệ chăn thả và thu hái đặc sản rừng không giới hạn ngay cả đối với những khu rừng còn đƣợc quy định là rừng cấm. Chính phủ dành cho mình quyền đƣợc chặt hạ bất cứ loài cây và tre trúc quý giá nào hiện có trên đất tƣ. Việc quản lý đất công hầu nhƣ hoàn toàn dành cho việc bảo vệ, việc phân chia quyền thu hoạch giữa nhà nƣớc và ngƣời dân trên những miếng đất công đó. [23, T63] Theo lịch sử ở Ấn độ có nhiều loại rừng lăng miếu và chúng phục vụ nhiều mục đích tinh thần và tôn giáo. Những rừng này đều đƣợc các tổ chức tôn giáo hoặc nhóm cộng đồng địa phƣơng quản lý, đồng thời ngƣời dân địa phƣơng ở Ấn độ đã bảo vệ đƣợc các đám rừng có diện tích từ 0.5 - 10 ha dƣới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây. Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó hình thành từ những xã hội chuyên săn bắt và hái lƣợm và việc lấy bất kỳ một sản phẩm nào ra đều là cấm kỵ và nó cũng đã góp phần vào việc duy trì và mở rộng tài nguyên rừng. [23, T65] Ở đất nƣớc này còn tồn tại khái niệm “Nistar” là quyền hƣởng thụ cổ truyền các lâm sản nhƣ củi, gỗ và tre nứa. Vào nửa cuối thế kỷ 19, theo thông tục ở Ấn độ mỗi làng đƣợc cấp một diện tích đất hoang hóa và đất rừng bằng hai lần diện tích đất canh tác của thôn bản. Tất cả các diện tích rừng thừa ra đều đƣợc chỉ định là rừng cấm và đƣợc quản lý theo Luật lâm nghiệp Ấn độ. Guha (1989), Rừng núi không yên ổn: Thay đổi sinh thái và sự chống đối của nông dân tại Himalaya) cách đây trên một trăm năm, tại vùng đồi Himalaya phong trào quần chúng “ôm giữ lấy cây” (chipko) nhƣ là một cố gắng nổi bật của ngƣời dân địa phƣơng để cứu vãn tài nguyên rừng đang bị suy sụp và chống lại chính sách
  15. 8 của Chính phủ đã cho phép những ngƣời ngoài cuộc tới chặt hạ cây cối theo mục đích thƣơng mại của họ. Theo Basu, N.G (1987) [23] đề nghị chính phủ cần có một chính sách lâm nghiệp mới cùng với một cách nhìn mới để ngăn chặn quá trình phát triển đồi trọc và để lôi cuốn nhân dân tham gia vào phong trào tái sinh rừng. Việc phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ mạng lƣới đƣờng giao thông đã là một cơ hội mở rộng thị trƣờng tiêu thụ cho một số sản phẩm của các nguồn tài nguyên tự nhiên. Cho dù đó là một sự phát triển lành mạnh, nhƣng nó cũng đã tạo nên một sự tăng trƣởng quá nhanh về mức độ khai thác tài nguyên. Sự gia tăng dân số đã làm tăng áp lực đến đất đai hiện có làm cho diện tích đất có rừng giảm sút. Hơn nữa, việc sử dụng quá mức, khai thác đất một cách lạm dụng cũng đã dẫn tới sự thoái hóa về chất lƣợng đất. Kết quả là các diện tích rừng cộng đồng bị thu hẹp và không có cơ chế quản lý hợp lý, đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng ở các vùng đất rừng cộng đồng nông thôn trong khi đó vai trò của rừng cộng đồng đối với đời sống của ngƣời dân nghèo vùng nông thôn chiếm một vị trí quan trọng. Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng đƣợc xuất hiện đầu tiên tại nƣớc này vào những năm 70 của thế kỷ 20. Các chƣơng trình lâm nghiệp xã hội ở Ấn độ đã đạt đƣợc một ý nghĩa lớn trong việc phát triển nông thôn, Chƣơng trình nhằm mục đích xây dựng nhiều rừng trồng trên “đất hoang hóa” tƣ nhân, công cộng hoặc nhà nƣớc ở các vùng nông thôn. Tài nguyên rừng công cộng là tài nguyên rừng đƣợc các thành việc cộng đồng sử dụng chung, không phải trả lệ phí sử dụng, không ai có quyền sở hữu cá nhân hoàn toàn về chúng, có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc nâng cao và ổn định lợi tức, công ăn việc làm và sự sinh tồn của cộng đồng làng bản. Ấn độ đã coi cộng đồng nhƣ một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng đƣợc sử dụng tất cả những sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ thì có sự khác nhau giữa các bang theo một tỷ lệ hợp lý. Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút ngƣời dân và lợi ích của ngƣời tham gia.
  16. 9 Mục đích của các chƣơng trình lâm nghiệp xã hội tại Ấn độ tập trung giải quyết một số vấn đề nhƣ: Giúp đỡ dân nghèo và cố nông đƣợc quyền hƣởng thụ các tài sản công cộng của thôn bản và đất đai của cơ quan lâm nghiệp trên đó họ có thể trồng các loài cây rừng và các loài cỏ thích hợp; Tuyển chọn các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cho từng khu sinh thái cụ thể; Tổ chức các cộng đồng địa phƣơng để tiến hành phát triển có hiệu quả công tác lâm nghiệp xã hội. Tại Indonesia, ngƣời dân ở vùng Kalimanta có tập quán canh tác du canh, lúc ban đầu du canh đƣợc tiến hành tại các khu rừng tự nhiên, sau đó các diện tích rừng thứ sinh cũng đƣợc sử dụng, từng bƣớc các hộ gia đình đã bắt đầu đòi hỏi quyền đƣợc sở hữu nƣơng rẫy và đất bỏ hóa. Với áp lực dân số ngày càng gia tăng những quyền lợi đó đƣợc mở rộng cho thế hệ tiếp theo. Những nguồn lâm sản phụ nhƣ song mây, gỗ trầm hƣơng và tổ ong đã có sự cạnh tranh và không thỏa hiệp về lợi ích giữa ngƣời dân địa phƣơng và những ngƣời bên ngoài. Tại miền Nam và Tây Sumatra, các thành viên cộng đồng có quyền thu hái lâm sản và mở nƣơng làm nông nghiệp trên đất rừng của làng, trong đó một số đám rừng đƣợc giữ lại và không ai đƣợc đụng chạm tới chúng. [23, T68, T76] Tại Tiamor, Indonesia, tất cả đất đai đƣợc công khai xếp vào loại adapt tức là đều thuộc quyền sở hữu của địa chủ lớn địa phƣơng, mãi cho tới cuối thế kỷ 20 những ngƣời nông dân mới đƣợc hƣởng quyền sử dụng đất. Vào những năm 1940 và 1950, tại huyện Amarasi, ngƣời ta đã đề ra nhiều bƣớc để cải tiến việc quản lý đất đai. Những biện pháp đó đều dựa trên bộ luật Adat và sau đó đƣợc luật lệ nhà nƣớc củng cố để thi hành tại 64 thôn bản của huyện. Chúng gồm có nghĩa vụ trồng các hàng cây Keo dậu (Leucaena leucocephala) theo các đƣờng đồng mức trên các lô nƣơng rẫy trƣớc khi bỏ hóa, và một phần sử dụng đất tách rời các khu canh tác với các khu lâm súc dành cho chăn thả. [23, T83] Mặc dù, thành công của các hệ quản lý tập thể đƣợc đảm bảo tốt nhất với những nhóm nhỏ, các ví dụ nêu trên cho biết rằng quản lý rừng cộng đồng cũng đã phát triển tại các cộng đồng lớn hơn. Tuy nhiên, việc đó cũng đòi hỏi phải tăng cƣờng xác định chính xác và thực hiện các thủ tục dành cho việc kiểm tra theo dõi
  17. 10 và thi hành luật lệ đề ra. Năm 1991, chƣơng trình phát triển làng lâm nghiệp đƣợc hình thành và đến năm 1995 đƣợc đổi tên thành chƣơng trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ lâm nghiệp Inđonesia quản lý. Trong nội dung của chƣơng trình này đã yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển nông thôn và bảo vệ rừng với ba mục tiêu chính là: Cải thiện điều kiện sống cho ngƣời dân sống ở trong và ngoài khu vực canh tác gỗ, nâng cao chất lƣợng và năng suất của rừng và bảo vệ rừng và môi trƣờng sinh thái. Tại miền núi ở Nam Á thƣờng có một mắt xích chặt chẽ theo cổ truyền giữa đất nông nghiệp tƣ và rừng. Rừng cung cấp những vật tƣ quan trọng cho toàn bộ việc kinh doanh trang trại nhƣ phân xanh, năng lƣợng củi đun nấu, sƣởi ấm và cho cả việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại dƣới dạng gỗ xây dựng và nhà cột. Rừng cũng là đất đai chăn thả và cung cấp thức ăn gia súc cho toàn bộ vật nuôi của nông dân trong đó có trâu, bò, dê, cừu là thành phần quan trọng của hệ canh tác địa phƣơng. Mối quan hệ khăng khít giữa con ngƣời, đất đai, gia súc với rừng trong đó nội bộ các hệ canh tác sinh tồn đã dẫn tới một loạt tổ chức địa phƣơng nhằm quản lý rừng công cộng trên phần đất lớn của lục địa này. Các phƣơng thức quản lý rừng không chỉ hƣớng về việc thu lƣợm các sản vật của gỗ mà còn hƣớng tới việc kiểm tra thu hái thức ăn gia súc và chăn thả trong rừng. Nhiều phƣơng thức quản lý nhƣ luân canh đồng cỏ, chăn thả gia súc, hoặc chặt cụt ngọn cành cây để nuôi gia súc tại chuồng thƣờng đƣợc vận dụng và bô sung thay thế cho cách chăn thả tự do suốt đêm ngày. Tại Chiang Mai - Thái Lan, tháng 9/2001 đã tổ chức một hội thảo quốc tế về lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phƣơng thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhìn chung việc phân chia lợi ích hay còn gọi là quyền hƣởng lợi giữa những ngƣời dân cộng đồng bản địa với Nhà nƣớc và các tổ chức bên ngoài cộng đồng ở những nƣớc này vẫn đang là quan hệ mâu thuẫn gay gắt nhất. Phần lớn các nƣớc này đều đang phải gánh chịu hậu quả của cách can thiệp từ trên xuống trong việc quản lý tài nguyên mà không quan tâm tới truyền thống địa phƣơng, kinh
  18. 11 nghiệm và khả năng của ngƣời dân. Do chƣa có những thỏa thuận hợp lý giữa những thành viên bên ngoài và bên trong cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và phân chia các lợi ích từ rừng nên dẫn đến hậu quả là tài nguyên rừng và đất rừng ngày càng bị suy giảm. Ngƣời dân cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ là các tổ chức bên ngoài cộng đồng của các nƣớc trên hầu hết đều có những biện pháp cố gắng duy trì nguồn tài nguyên đã bị suy thoái những chƣa đạt đƣợc hiệu quả. Do đó hầu hết các nƣớc này đều đang phải thử nghiệm thực hiện một số các chƣơng trình, hoặc cải thiện chính sách nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa mong muốn của ngƣời dân bản địa với cùng với lợi ích của quốc gia nhƣ là sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 1.1.2. Châu Mỹ La Tinh Châu Mỹ La Tinh là vùng còn nhiều rừng che phủ nhất trong các nƣớc đang phát triển, với 996 triệu ha rừng và độ che phủ lên tới 48%. Hơn một nửa rừng nhiệt đới trên thế giới hiện còn nằm ở khu vực này. [23, T194] Rừng rõ ràng có tầm quan trọng về kinh tế, sinh thái và xã hội trong việc phát triển đất nƣớc. Thế nhƣng ở các nƣớc Châu Mỹ La Tinh, ngƣời ta đã lơi là các hoạt động lâm nghiệp và những hoạt động dựa vào tài nguyên rừng trong các kế hoạch phát triển của họ. Với tốc độ tàn phá rừng rất nhanh tại Châu Mỹ La Tinh diện tích rừng đã giảm xuống nhanh chóng kéo theo hàng loạt những vấn đề khó khăn nhƣ: Xói mòn đất, nguồn nƣớc cạn kiệt, sự tuyệt chủng và biến mất của một số loài động thực vật. Cùng với đó là hiện tƣợng trái đất nóng lên và việc thất thiệt tài nguyên di truyền. Để ngăn chặn và giải quyết hậu quả của nạn phá rừng, các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh đã thực hiện theo hai hƣớng: Một là nhà nƣớc nắm lấy quyền quản lý rừng, hai là trao trách nhiệm quản lý vào tay những ngƣời sử dụng, theo tập thể và theo cá nhân và kết quả là việc gắn các nhóm cộng đồng vào các chƣơng trình tự quản để tự họ tạo nên khả năng sử dụng rừng lâu dài và góp phần vào việc chấn chỉnh lại những tổn thất về môi trƣờng và xã hội mà việc khai thác rừng hàng loạt đã gây ra đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng kể.
  19. 12 Đối với các nhóm bản địa và tộc ngƣời Mestizo ở Châu Mỹ La Tinh, rừng theo cổ truyền xa xƣa là nơi ngƣời dân có thể đi săn bắt động vật và côn trùng đồng thời thu hái các loài cây và nhiều sản phẩm vô cơ khác. Cây rừng đƣợc sử dụng làm vật liệu xây dựng, cung cấp dƣợc liệu, lƣơng thực thực phẩm, hƣơng liệu, các chất nhuộm, gôm và nhựa. Côn trùng đƣợc săn bắt nhƣ là nguồn chất đạm (protein) và cũng đƣợc dùng để khống chế các nạn dịch côn trùng. Quyền đƣợc hƣởng thụ các tài nguyên rừng cho phép ngƣời dân bản địa phát triển nhiều phƣơng pháp tạo ra đƣợc nguồn lợi tức, làm giảm sự lệ thuộc của họ vào các chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc. [23, T199] Hecht, S.B và Cockburn,A (1989, the fate of forest, số phận của rừng) đã chỉ rõ ra rằng, phần lớn rừng Amazon là sản phẩm do các hoạt động của con ngƣời, con ngƣời tác động vào các môi trƣờng rừng để phục vụ cho mục đích của mình. Các khu rừng trên thực tế đã đƣợc quản lý và chúng ta có thể hiểu đƣợc các cơ chế quản lý đó qua cơ sở sinh thái và nhân văn của nhân dân bản địa và những ngƣời Mestizo. [23,T237] Tại Châu Mỹ hiện có nhiều điển hình về quản lý rừng và nông lâm kết hợp do các cộng đồng địa phƣơng thực hiện. Đó là phƣơng thức làm nƣơng bỏ hóa tại vùng Amazon của dân bản địa và phƣơng thức nông lâm kết hợp Huastec tại Mexico của ngƣời Mestizo. Ở phƣơng thức làm nƣơng bỏ hóa của hai bộ lạc Amuesha và Bora đều sử dụng hệ thống nông nghiệp mà trên thực tế là một sự chuyển hóa của một hệ canh tác hoa màu ngắn ngày sang một hệ nông lâm kết hợp dài ngày. Mặc dù phần lớn việc quản lý đều do các gia đình đơn lẻ thực hiện nhƣng trang trại thì không có ranh giới vĩnh cửu, các đám nƣơng do một gia đình canh tác thƣờng nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên mảnh đất thuộc quyền quản lý của cộng đồng. [23, T201] Hệ sinh thái nông lâm nghiệp của ngƣời Huastec thƣờng bền vững và tạo điều kiện cho rừng tái sinh và đảm bảo đƣợc các tài nguyên tự nhiên để sử dụng sau này. Ngƣời Huastec tạo nên các đám rừng thứ sinh và nguyên sinh kết hợp với việc
  20. 13 gây trồng cây nhập nội nhƣ cà phê, một số luân canh theo kiểu gắn việc sản xuất ngô với rừng thứ sinh đang diễn thế. [23, T225] Tại Bolivia, mô hình phát triển quản lý tài nguyên rừng đều tập trung vào việc tổ chức các hợp tác xã lâm nghiệp, ngƣời ta đã tiến hành xây dựng thêm các xƣởng cƣa để tạo thêm lợi tức, kết hợp với việc quản lý rừng nhằm đạt đƣợc tính sản xuất bền vững. Mặc dầu cây rừng đƣợc tập thể quản lý, ngƣời ta vẫn cần có giấy phép khai thác do các nhà đƣơng cục của chính phủ Bolivia cấp phát hàng năm. Cộng đồng dành lại những loài cây nhập nội và có giá trị cao đề xây dựng một quỹ tiết kiệm chỉ đƣợc dùng tới khi rất cần thiết. [23, T210]. Tại Peru, Chƣơng trình quản lý tài nguyên Selva Trung ƣơng, năm 1980 đƣợc phát triển, chƣơng trình này nhằm vào việc quản lý tài nguyên rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn với mục tiêu là tạo ra nguồn công ăn việc làm và lợi tức bằng tiền cho các thành viên cộng đồng đồng thời bảo tồn các rừng tự nhiên của cộng đồng đƣợc quản lý. [23, T211] Tại Braxin, việc nghiên cứu nhóm ngƣời Indieng Kapor tại miền đông Amazon, Braxin đã chứng minh rằng các nhóm bản địa đã xử lý hệ động thực vật và cuối cùng đã làm tăng đƣợc tính đa dạng sinh học. Điều đó góp phần vào việc duy trì và nâng cao khả năng cung ứng của rừng cho con ngƣời trong thời gian dài. [23, T226] Tại Mexico sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và nâng cao tài nguyên rừng đƣợc thực hiện của một chính sách có tên là “Kinh tế lâm nghiệp thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân địa phƣơng đã là chìa khóa cho sự thành công của các chƣơng trình mong muốn phát triển tài nguyên rừng cộng đồng. [23, T238] Nhìn chung tại châu lục này đã và đang song song tồn tại hai hệ thống quản lý rừng đó là hệ thống quản lý rừng địa phƣơng, đƣợc tồn tại và duy trì do sự tích lũy kiến thức bản địa của ngƣời dân trong việc xây dựng các thành phần trong hệ thống đó và hệ thống quản lý rừng gắn với bên ngoài, hệ thống này thƣờng gắn liền với sự hỗ trợ về khoa học và tài chính từ bên ngoài cộng đồng với mục tiêu cuối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2