intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Tr­êng §¹i häc L©m nghiÖp -------------------------- NguyÔn tuÊn d­¬ng Nghiªn cøu ®Ò xuÊt mét sè nguyªn t¾c vµ gi¶i ph¸p ®ång qu¶n lý rõng t¹i Khu b¶o tån thiªn nhiªn t©y yªn tö tØnh b¾c giang luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Hµ Néi - 2009
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Tr­êng §¹i häc L©m nghiÖp ----------------------- NguyÔn tuÊn d­¬ng Nghiªn cøu ®Ò xuÊt mét sè nguyªn t¾c vµ gi¶i ph¸p ®ång qu¶n lý rõng t¹i Khu b¶o tån thiªn nhiªn t©y yªn tö tØnh b¾c giang Chuyªn ngµnh l©m häc M· sè: 60.62.60 luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC pGS. TS. TrÇn h÷u viªn Hµ Néi - 2009
  3. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và đang được xây dựng trên khắp các vùng, miền cả nước. Đây là những tài sản thiên nhiên quí báu không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ hôm nay mà còn là di sản của nhân loại mai sau. Trong những năm qua, với sự lỗ lực mọi mặt của các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong những năm đổi mới của đất nước, quá trình quản lý các khu khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Tuy vậy mỗi một khu rừng đặc dụng có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt, nhưng thường có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở khó đi lại, kinh tế xã hội chưa phát triển. Đặc điểm này đã gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho công tác quản lý các khu rừng đặc dụng ở nước ta trong những năm qua. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-UB ngày 22/7/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trong lưu vực Yên Tử tây, được bao bọc bởi dẫy Yên Tử, có đỉnh cao nhất là 1068m. Địa thế thấp dần từ Đông nam sang Tây bắc, có độ dốc 300. Địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng. Khu vực giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 35 - 400. Với địa hình phức tạp nên khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có những khu vực còn tương đối nguyên vẹn, với một quần thể sinh vật phong phú và đa dạng. Đây là nơi sinh sống của một số đồng bào dân tộc ít người như: Tày, Nùng, Sán dìu, Sán trắng, Hoa, Cao lan, Sán chí, trình độ dân trí chưa cao thu nhập chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi, thu hái lâm sản ngoài gỗ ... Nguồn sống của các hộ gia đình ít nhiều còn dựa vào rừng. Những đặc điểm trên đã ẩn chứa rất nhiều nguy cơ, thách thức công tác quản lý
  4. 2 khu rừng đặc dụng Tây Yên Tử nói riêng và các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Giang nói chung, lực lượng quản lý lâm nghiệp mỏng, trình độ hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên còn chưa được thỏa đáng. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến rừng và đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục bị tác động và suy giảm. Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang” được tiến hành. Ý nghĩa khoa học Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần điều chỉnh các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang.
  5. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý Trong xu thế chung toàn cầu khi nền kinh tế phát triển song hành với nó là sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là nghiên cứu tìm ra giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Trong những năm gần đây, người ta đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó sự hợp tác giữa các bên tham gia có thể là rất quan trọng đối với sự thành công của việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, được quan tâm nhất là việc giải quyết ổn thỏa mối quan hệ giữa mục tiêu chung quốc gia và quyền lợi người dân nơi có rừng. Thuật ngữ đồng quản lý được sử dụng ở đây để mô tả sự bố trí sắp xếp chính thức hoặc không chính thức giữa chính phủ, thành phần tư nhân hoặc tầng lớp dân thường liên quan đến việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự thịnh hành của hình thức quản lý này đang tăng lên đáng kể trong 20 năm qua, có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ ở các nước đang phát triển nơi mà tình trạng nghèo đói và sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dẫn dắt xã hội và quốc gia đó vào việc sắp xếp hình thức đồng quản lý. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên đang vượt ra ngoài hình thái khác hoặc mới về quản lý tài nguyên. Đó là một quy trình vốn đã có tính chính trị đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm đưa ra khái niệm về đồng quản lý. Wild và Mutebi,1996 [38] cho rằng đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được. Định nghĩa đồng quản lý là sự chia xẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn
  6. 4 thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”. Theo Rao và Geisler, 1990 [34]. Nghiên cứu về đồng quản lý hai nhà khoa học Andrew W.Ingle và các tác giả, 1999 [22] cho rằng đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia xẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Borrini-Feyerabend năm 1996 [27] đưa ra khái niệm về đồng quản lý các khu bảo tồn (Protected Areas) là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thoả thuận chia xẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Năm 2000 [27] ông lại đưa ra khái niệm chung “đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia xẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định”. Ông giải thích thêm đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ông đưa ra thuật ngữ tiếp cận “số đông” trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau nhằm mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia xẻ công bằng quyền lợi liên quan đến tài nguyên. Trên cơ sở các khái niệm và định nghĩa đã nêu trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam cho một khu bảo tồn thiên nhiên có thể đi đến khái niệm chung mang tính chất tương đối về đồng quản lý tài nguyên rừng như sau:“Đồng quản lý là việc sắp xếp lại quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia trong quản lý tài nguyên rừng. Hoạt động sắp xếp này liên quan đến việc chuyển từ hình thức đưa ra quyết định từ trên xuống dưới và thiếu sự phối kết hợp giữa người bản địa với việc quản lý nguồn tài nguyên của Nhà nước sang hình thức đưa ra quyết định có sự chia sẻ, hợp tác và thỏa thuận của các bên liên quan trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”.
  7. 5 1.2. Nghiên cứu về đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới. Ở Ấn Độ từ cuối những năm của thế kỷ 20 sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới là sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu toàn cầu, bên cạnh đó nhu cầu của con người về các sản phẩm của ngành lâm nghiệp cũng như nhu cầu về đất canh tác, đất xây dựng cơ sở hạ tầng ... ngày càng tăng cao, tạo áp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng thì vấn đề QLBVR càng trở nên quan trọng hơn, cấp thiết hơn lúc này nhiệm vụ bảo vệ rừng không phải của riêng nhà nước mà vai trò nhiệm vụ này là của các bên có liên đến nguồn tài nguyên này. Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp tham gia quản lý tài nguyên rừng và khái niệm tham gia quản lý rừng nói chung lần đầu tiên được biết đến ở đây. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ khu rừng được tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á. Nghiên cứu của Eva Wollenberg, Bruce Campbell, Sheeona Shackletton, David Edmunds, and Patricia Shanley, 2004 tại Orissa và Uttarkhand ở Ấn độ, Bộ lâm nghiệp cho phép người dân được trực tiếp tiếp cận với sản phẩm rừng, đất rừng, lợi ích từ tài nguyên rừng hoặc tạo cơ hội để họ được tiếp cận với cách quản lý rừng của nhà nước. Ngược lại thì nhà nước cho phép người dân hợp tác với họ để quản lý rừng thông qua việc bảo vệ rừng hoặc trồng rừng, yêu cầu người dân chia sẻ lợi nhuận với các cơ quan quản lý rừng của nhà nước. Thông qua việc chia sẻ quyền lợi giữa các nhóm người địa phương với nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hòa giải sự tranh chấp nguồn tài nguyên giữa người dân và nhà nước. Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tác rừng đã đem lại những kết quả to lớn. Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng. Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld trong báo cáo khoa học về vấn đề “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi trong phạm vi vận động” của hai nhà khoa học Moenieba Isaacs và Najma Mohamed năm 2000 [28] đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia này. Tài nguyên thiên ở khu vực này khá phong phú và đa dạng đặc biệt có mỏ kim cương. Bởi vậy người dân ở các vùng
  8. 6 khác di cư đến khai thác trái phép làm cho tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ở khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1991 ban quản lý vườn quốc gia đã nghiên cứu tìm ra phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên. Trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác [28]. Tại Vườn quốc gia Kruger người dân trước đây đã chuyển đi từ Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở laị vùng đất truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực Vườn quốc gia, đồng thời họ cũng được chia xẻ lợi ích thu được từ du lịch. Từ những kết quả đạt được về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác. (Reid, H., 2000) [35]. Ở Thái Lan theo kết quả đánh giá của các nhà khoa học khi đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới lan đến Châu Á thì Thái Lan là một nước được đánh giá đạt được nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý bảo vệ các khu rừng. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường có rất nhiều kinh nghiệm khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu bảo tồn. Trong báo cáo “Liên minh cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại vườn quốc gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía bắc Thái Lan. Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cũng là những vùng có nhiều đặc điểm độc đáo về kinh tế, xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên (Poffenberger, M. và McGean, B. 1993) [33]. Tại Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư
  9. 7 cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định rằng nếu chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và tác động tới môi trường. Đồng quản lý ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, bởi Thái Lan cũng là một nước trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam quốc gia có một số đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội [33]. Ở Uganda Khi tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực đồng quản lý rừng tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Gorilla thuộc Uganda hai nhà nghiên cứu Wild và Mutebi, 1996 [38]. Cho thấy hợp tác quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốc gia và cộng đồng dân cư. Hai bên thoả thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác là ban quản lý và cộng đồng dân cư. Ở Canada kể từ khi ký hiệp định Northern Quebec và James Bay năm 1975, việc sắp xếp công tác đồng quản lý ở Canada đã tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều hình thức sắp xếp công tác đồng quản lý và nhiều ban chính thức liên quan đến tuần lộc, cá voi trắng, các sản phẩm lâm nghiệp và phi lâm nghiệp và các loại cá được đặt tên nhưng rất ít. Việc sắp xếp quyền đồng quản lý đối với chủ đề này là một chủ điểm giữa tỉnh Saskatchewan, công ty quản lý lâm nghiệp Mistik và các cộng đồng người dân thuộc Hội đồng bộ lạc Meadow. Khi viết về đồng quản lý rừng tại vườn quốc gia Vutut, tác giả Sherry, E. E., 1999 [37] cho rằng đây vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của
  10. 8 chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Đồng quản lý ở vườn quốc gia Vutut được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân. Ở Madagascar tác giả Shuchenmann 1999 [36] đã đưa ra một ví dụ ở vườn quốc gia Andringitra, là vườn quốc gia thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar. Theo tác giả này Vườn quốc gia là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hoá. Chính phủ có nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Để đạt được những thoả thuận trên, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Ngoài ra, có nhiều bên liên quan tham gia trong ban đồng quản lý như du lịch, chính quyền. Ở Brazil, nông dân đã giúp quản lý 2,2 triệu ha rừng phòng hộ, khoảng một nửa số huyện ở Zimbabuê tham gia vào chương trình CAMPFIRE, ở đó người dân có thể chia sẻ lợi nhuận từ du lịch trong các khu rừng bảo vệ động vật hoang dã, các chương trình này giúp nhà nước bảo vệ được rừng, giúp người dân cải thiện được quyền tiếp cận với tài nguyên rừng, tuy nhiên chưa giúp người nghèo cải thiện đáng kể kế sinh nhai. Năm 1957 Nhà nước Nepal thực hiện quốc hữu hoá rừng, tập trung quản lý bảo vệ rừng và đất rừng, kết quả là người dân ở đây đã ít quan tâm đến BVR( bảo vệ rừng) của Nhà nước dẫn đến trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá. Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền quản lý và bảo vệ rừng cho người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau. Năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: rừng tư nhân và rừng Nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừng
  11. 9 tương ứng là sở hữu tư nhân và sở hữu rừng Nhà nước. Trong quyền sở hữu của Nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng. Năm 1993, Nêpal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các bên liên quan, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của nhà khoa học Oli Krishna Prasad 1999 [24], tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên rừng phục vụ du lịch ở vùng đệm. 1.3. Nghiên cứu về đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam. Từ sau ngày hoà bình được lập lại nhiều diện tích rừng và đất rừng được quy hoạch và đưa vào các lâm trường quốc doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của các lâm trường là khai thác rừng để phục vụ cho nền kinh tế xã hội. Cấp quản lý nhà nước Trung ương có Tổng cục Lâm nghiệp (sau này là bộ Lâm nghiệp) là cơ quan chuyên ngành của Chính phủ. Đến năm 1973 Chính phủ thành lập Cục Kiểm lâm, là cơ quan thực thi luật pháp bảo vệ rừng, ở cấp tỉnh có các Ty lâm nghiệp (sau này là Sở Lâm nghiệp) là cơ quan quản lý lâm nghiệp của tỉnh kiêm cả việc quản lý các doanh nghiệp lâm nghiệp, ở cấp huyện có các Hạt Lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện. Thực tế cho thấy trước kia ở nước ta tài nguyên rừng được Nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định mọi phương án quản lý và sử dụng. Bởi vậy diện tích rừng ở nước ta trong thời gian qua suy giảm nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lương. Ngay cả các khu rừng đặc dụng cũng bị xâm phạm nghiêm trọng làm cho tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt. Đã có một số đề tài, dự án của các tổ chức nước ngoài và trong nước
  12. 10 được thực hiện nhằm quản lý bền vững các khu rừng đặc dụng. Năm 1997 tại vườn Quốc gia Cát Tiên trong khóa tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và phát triển” phương pháp đồng quản lý tài nguyên rừng lần đầu tiên được đưa vào giới thiệu và thảo luận. Sau thời gian đó phương pháp này được giới thiệu trong một số khóa tập huấn về bảo tồn thiên nhiên của các dự án nhưng chưa mang lại kết quả đáng kể. Trong hội thảo quốc gia về lâm nghiệp được tổ chức năm 2001 tại Hà Nội nhằm làm rõ các yếu tố khuôn khổ pháp lý của rừng cộng đồng, việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam. Trong hội thảo có rất nhiều báo cáo và các vấn đề thảo luận: ‘‘Báo cáo về khuôn khổ pháp lý, chính sách của Nhà nước và hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam’’ của tác giả : Phạm Xuân Phương, Hà Công Tuấn, Vũ Văn Mê, Nguyễn Hồng Quân. Các báo cáo về sự vận dụng chính sách lâm nghiệp nhà nước ở cấp tỉnh của các tác giả: Sheelagh, Orelly, Vũ Hữu Tuynh, Nguyễn Ngọc Lung, Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hải Nam, Cao Vĩnh Hải… Cuối cùng hội thảo đi đến kết luận cộng đồng đang quản lý 15% diện tích rừng của nhà nước, đó là thực tế mang tính khách quan và ngày càng có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số những vướng mắc trong khuôn khổ chính sách hưởng lợi từ rừng khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng như: không quy định cộng đồng dân cư thôn bản là đối tượng của chính sách này. Sự vận dụng các chính sách của nhà nước và địa phương đã có tính sáng tạo, cụ thể là một số tỉnh đã mạnh dạn thí điểm giao đất giao rừng và cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư thôn bản như Sơn La, Thừa Thiên Huế, ĐăkLăk. Tại khu BTTN Pù Luông trong nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồn Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả 2002 [20] đã có đánh giá nghịch lý về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Trong kết quả nghiên cứu của các tác giả mới chỉ đánh giá một số thể chế, chính sách hiện nay đối với công tác quản lý rừng đặc dụng, phân tích sự phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng. Chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng về đồng quản lý và không đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện. Đòi hỏi của thực tiễn là cần có tiến trình, nguyên tắc và các giải pháp thích hợp
  13. 11 để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên rừng đây là câu trả lời mà các dự án triển khai trong thời gian gần đây đang lúng túng chưa đưa ra được. Ngày 4/8/2003 hội thảo về “ý tưởng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phu Xai Lai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ An đã đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, hội thảo cũng chưa thống nhất được các nguyên tắc đồng quản lý và giải quyết triệt để vấn đề [12]. Năm 2004 tại Hà Nội, Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức với nội dung về khuôn khổ và thể chế quản lý rừng cộng đồng, chính sách hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá tài nguyên rừng và khai thác rừng cộng đồng. Hội thảo kết luận, quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng, nhiều diện tích đất lâm nghiệp có thể giao cho cộng đồng quản lý những diện tích rừng xa khu dân cư, có địa hình phức tạp mà các tổ chức nhà nước và hộ gia đình không có khả năng quản lý và quản lý không có hiệu quả, các khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã. Bên cạnh đó, vấn đề hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung. Tác giả Phạm Xuân Phương với khảo sát đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, các nhân, cộng đồng được giao nhận khoán rừng năm 2003. Kỹ thuật đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng của các tác giả Nguyễn Hồng Quân, Vũ Long, Phạm Xuân Phương đã đưa ra khung định vị đánh giá hiện trạng quản lý rừng cộng đồng gồm 5 tiêu chí ... Qua hội thảo, các báo cáo và các công trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, tuy nhà nước chưa quy định quyền hưởng lợi của cộng đồng với những diện tích rừng cộng đồng hiện đang quản lý, song trên thực tế cộng đồng đang quản lý và có quyền hưởng lợi, phân chia lợi ích từ rừng. Bàn về hiệu quả đạt được từ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở nước ta, cho đến nay chưa có đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở quy mô toàn quốc, tuy nhiên, căn cứ vào 3 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ
  14. 12 chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng 11/2001 và tháng 11/2004) có thể đưa ra một số nhận định sau: - Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừng ngày càng tăng trưởng. - Góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng và hộ gia đình. Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhà nước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán, đã góp phần giải quyết một phần khó khăn về đời sống cho một bộ phận dân cư. Đối với diện tích rừng và đất rừng chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp cây nông nghiệp, chăn thả dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng. Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng, trong đó đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình. - Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý rừng hầu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt. - Rừng cộng đồng đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phần nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng; khai thác lâm sản ngoài gỗ..., góp phần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và tăng thu nhập cho cộng đồng. - Góp phần khôi phục truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của các tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi phục truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng. Nhìn chung, quản lý rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa
  15. 13 phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng. Vì vậy quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng được xem như nền tảng của sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyên trong những phương thức sử dụng kém bền vững. Đồng quản lý tài nguyên rừng ở nước ta tuy chưa có những nghiên cứu hoàn chỉnh , nhưng trong điều kiện thực tế cho thấy phương pháp này là một trong những xu hướng phù hợp với điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng. Một số dự án với nội dung đồng quản lý đã được triển khai ở một số vùng. Dự án quản lý vùng chiến lược kết hợp với bảo tồn thiên nhiên (MOSAIC) do USAID/WWF tài trợ triển khai ở phía tây tỉnh Quảng Nam, trong đó có nội dung thử nghiệm đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tiến hành năm 2001. Một dự án nhỏ khác về đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế do tổ chức Catherine T. Macarthur Foundation tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mô hình đồng quản lý khu bảo tồn giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức, cơ quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ). Tóm lại: ở Việt Nam, đồng quản lý hay hợp tác quản lý là mới, còn trong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng và thực tiễn. Việc đưa ra vấn đề đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cần phải thực hiện trên cơ sở lý luận và các bước tiến hành về quản lý phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của địa phương. Các nghiên cứu gần đây về “Đồng quản lý rừng” tại khu BTTN Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Quốc Dựng (Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp năm 2004); tại khu BTTN Copia, tỉnh Sơn La của Vũ Đức Thuận (Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp năm 2006); tại vườn Quốc gia Chư yang sin, tỉnh ĐăkLăk của Phạm Văn Hạ (Luận văn
  16. 14 thạc sỹ Lâm nghiệp năm 2007); tại rừng quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Thanh Hải (Báo cáo tốt nghiệp đại học Lâm nghiệp năm 2009) bước đầu đã chỉ ra được kinh nghiệm đồng quản lý rừng tại nơi nghiên cứu và cũng là những gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về đồng quản lý rừng ở các địa phương khác. Ở tỉnh Bắc Giang nói chung và Tây Yên Tử nói riêng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống về quản lý rừng cộng đồng và đồng quản lý tài nguyên rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, có diện tích tương đối rộng, rất đa dạng về sinh học và gắn liền với di tích lịch sử văn hóa Yên Tử, một di sản văn hóa của nước ta từ thời Trần. Cần thiết phải bảo tồn để giữ được tài nguyên thiên nhiên cùng với di sản văn hóa và cũng là quần thể du lịch của vùng Đông bắc Việt Nam. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội của Khu BTTN Tây Yên Tử thế nào? Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử là gì ? Tiềm năng đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử đã được thiết lập thế nào?. Có những nguyên tắc cơ bản nào làm cơ sở cho công tác đồng quản lý rừng ở đây?. Cần có những giải pháp cơ bản về đồng quản lý thế nào để giải quyết được các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ? là ý tưởng và mong muốn của những người thực hiện đề tài và cũng là những nội dung chính của luận văn.
  17. 15 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ở khu BTTN Tây Yên Tử. Bước đầu đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Tập hợp cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang; - Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất được một số nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho công tác đồng quản lý rừng. - Đề xuất được một số giải pháp cơ bản về đồng quản lý nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử và phát triển kinh tế xã hội ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 2.2. Nội dung và giới hạn nghiên cứu. 2.2.1. Nội dung nghiên cứu. - Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội Khu BTTN Tây Yên Tử. - Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử. - Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử. - Đề xuất được một số nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho công tác đồng quản lý rừng. - Đề xuất được một số giải pháp cơ bản về đồng quản lý nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên rừng tại khu BTTN Tây Yên Tử và phát triển kinh tế xã hội ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 2.3.2. Giới hạn nghiên cứu Do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực và kinh phí để thực hiện luận văn, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn cụ thể ở một xã mang tính đại diện nhất
  18. 16 của khu BTTN Tây Yên Tử là xã An Lạc huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang làm cơ sở đề xuất nguyên tắc, giải pháp đồng quản lý rừng ở khu BTTN Tây Yên Tử. 2.3. Đối tượng nghiên cứu - Cơ chế chính sách của các cấp có liên quan đến công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng ở khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. - Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư địa phương trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ở khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. - Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên ở khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. - Tài nguyên thiên nhiên ở khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các tài liệu có sẵn ở các cơ quan và ban ngành các cấp từ trung ương tới địa phương gồm những tài liệu liên quan đến các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng, những kết quả nghiên cứu về đồng quản lý ở các địa phương, những tài liệu về tổng kết chính sách lâm nghiệp trong nước. 2.4.2. Thu thập tài liệu, thông tin ngoại nghiệp 2.4.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu là đại diện điển hình của khu vực. Địa điểm nghiên cứu gồm các thôn phân bố bám rừng, các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đối đồng nhất. - Trên cơ sở các tiêu chí như trên, xã An Lạc được chọn làm địa điểm nghiên cứu điểm trong đề tài. 2.4.2.2. Phương pháp điều tra đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cần phải bảo tồn - Đa dạng sinh học khu BTTN Tây Yên Tử mới được điều tra đánh giá, nên đề tài sẽ kế thừa các tài liệu đã có là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài thực địa về hiện trạng rừng, thực vật bậc cao và động vật có xương sống, nhằm đánh giá mức độ đe dọa. - Đối với thực vật sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp với phỏng vấn người dân. - Đối với động vật rừng sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân, thợ săn...
  19. 17 2.4.2.3. Phương pháp điều tra tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng. - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc BVR và tiềm năng BVR của cộng đồng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác BVR. 2.4.2.4. Các công cụ sử dụng trong điều tra: - Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng các cơ quan cấp huyện, cấp xã và trưởng thôn. - Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình - Ma trận và sơ đồ đánh giá tiềm năng các bên liên quan. - Ma trận đánh giá mâu thuẫn trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng. - Ma trận đánh giá khả năng tham gia của các bên liên quan trong quản lý khu bảo tồn. 2.4.2.5. Chọn nhóm người dân (cộng tác viên) tham gia thảo luận: - Về số lượng: mỗi thôn có 10 - 15 người tham gia thảo luận. - Về tuổi tác bao gồm: người cao tuổi, trung niên, thanh niên. - Về kinh nghiệm, trình độ: bao gồm những người hiểu biết rõ về thôn, bản, là người sống lâu đời trong thôn, bản, có kiến thức bản địa. - Về nghề nghiệp bao gồm:  Nhóm nam có 5 - 7 người hay đi rừng: lấy củi, măng, mật ong, gỗ làm nhà, săn bắt động vật rừng...  Nhóm nữ có 5 - 7 người có kinh nghiệm đi rừng lấy củi, lấy rau, lấy các lâm sản khác.  Mỗi nhóm có 2 - 3 người của các đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... 2.4.2.6. Chọn hộ gia đình phỏng vấn: - Căn cứ vào tiêu chí phân loại của xã, thảo luận với trưởng bản hoặc trưởng
  20. 18 thôn về tiêu chí và cách phân loại hộ gia đình trong thôn. - Đề nghị trưởng thôn lập một danh sách và chọn ngẫu nhiên 6 hộ đại diện cho 3 nhóm để phỏng vấn: 2 hộ thuộc nhóm giàu và khá, 2 hộ thuộc nhóm trung bình, 2 hộ thuộc nhóm nghèo và đói. - Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp này nhằm tham khảo thêm những nhận xét và ý kiến góp ý của các chuyên gia có kinh nghiệm từ đó làm cơ sở đề xuất các nguyên tắc, giải pháp thực hiện đồng quản lý. 2.4.3. Phân tích số liệu và viết báo cáo - Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel, phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính. - Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng đến tổng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu. - So sánh danh lục và kết quả điều tra, bổ sung nếu phát hiện thêm các loài mới cho khu hệ động vật và thực vật và tình trạng của khu hệ động vật, thực vật. - Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá để tìm ra để đánh giá tiềm năng phát triển đồng quản lý tài nguyên rừng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2