intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định được thực trạng hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển

  1. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên nghành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại trường Đại học lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển”. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tổ chức, cơ quan đơn vị, cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn, TS.Vũ Tiến Thịnh – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong bộ môn Động vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp. Tôi xin cảm ơn cán bộ Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, các hạt kiểm lâm trên địa bàn tỉnh và các cơ sở, hộ gia đình nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Mặc dù bản thân đã cố gắng, nỗ lực, tuy nhiên do trình độ, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày15 tháng 10 năm2014 Tác giả Đặng Tuấn Hiệp
  2. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 4 1.2.1. Các nghiên cứu về nhân nuôi động vật hoang dã ........................... 4 1.2.2. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến phát triển động vật hoang dã .................................................................................................... 6 1.2.3. Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh .............. 12 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 15 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 15 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 15 2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 15 2.3.1. Phạm vi nội dung .......................................................................... 15 2.3.2. Phạm vi thời gian .......................................................................... 16 2.3.3. Phạm vi không gian....................................................................... 16 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
  3. iii 2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 16 2.5.1. Kế thừa, thu thập tài liệu ............................................................... 17 2.5.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................. 17 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 18 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 22 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 22 3.1.2. Địa hình, địa mạo .......................................................................... 23 3.1.3. Khí hậu .......................................................................................... 24 3.1.4. Thuỷ văn........................................................................................ 27 3.1.4. Các nguồn tài nguyên .................................................................... 27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 33 3.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................ 33 3.2.2. Thực trạng phát triển đô thị........................................................... 34 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 40 4.1. Một số đặc điểm hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 40 4.1.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 40 4.1.2. Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã ....................................... 43 4.1.3. Phân bố hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã ......................... 45 4.1.4. Quy mô nhân nuôi động vật hoang dã của các hộ tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................................. 49 4.1.5. Công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã tại Quảng Ninh ................................................................................... 53 4.2. Thực trạng về kỹ thuật, chính sách chăn nuôi động vật hoang dã ....... 55
  4. iv 4.2.1. Thực trạng về kỹ thuật nhân nuôi ................................................. 55 4.2.2. Nhu cầu và hình thức phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ...................... 56 4.2.3. Thực trạng về chính sách nhân nuôi động vật hoang dã ............... 58 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 59 4.3.1. Vốn đầu tư ..................................................................................... 60 4.3.2. Nguồn giống vật nuôi .................................................................... 60 4.3.3. Kỹ thuật nhân nuôi ........................................................................ 60 4.3.4. Dịch bệnh ...................................................................................... 61 4.3.5. Thị trường tiêu thụ ........................................................................ 61 4.4. Hiệu quả nhân nuôi một số loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................. 62 4.4.1. Chi phí cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã.................... 62 4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã ................... 64 4.5. Định hướng và một số giải pháp phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................ 65 4.5.1. Một số định hướng ........................................................................ 65 4.5.2. Một số giải pháp phát triển nhân nuôi động vật hoang dã ............ 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71 PHỤ BIỂU
  5. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa Công ước quốc tế về buôn bán các loài CITES động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ĐVHD Động vật hoang dã IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế KL Kiểm lâm NĐ-CP Nghị định của Chính phủ NN &PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định TP Thành phố TT Thứ tự TX Thị xã
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa 4.1 40 bàn tỉnh Quảng Ninh 4.2 Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh 43 Phân bố số hộ nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh 4.3 46 Quảng Ninh Quy mô nhân nuôi động vật hoang dã của các hộ tỉnh Quảng 4.4 49 Ninh Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang 4.5 58 dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 4.6 Chi phí nhân nuôi động vật hoang dã bình quân một hộ 62 Giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi 4.7 63 động vật hoang dã
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 22 4.1 Mô hình chăn nuôi Rắn hổ mang (Naja naja) tạiTP.Hạ Long 42 4.2 Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh 44 Phân bố hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tại các địa 4.3 48 phương của tỉnh Quảng Ninh 4.4 Mô hình nuôi Gấu ngựa tại Thành phố Hạ Long 54
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có tính đa dạng cao về tài nguyên sinh vật đặc biệt là tài nguyên động vật hoang dã. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng không hợp lý đã làm cho tài nguyên sinh vật nói chung và động vật hoang dã nói riêng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi nhu cầu về các sản phẩm từ động vật hoang dã không ngừng gia tăng. Trước thực tế đó, nhân nuôi động vật hoang dã đã trở thành một nghề không những góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn thiên nhiên. Hiện nay, hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng trung du bán sơn địa Miền Trung và Tây Nguyên và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các địa phương có phong trào chăn nuôi động vật hoang dã tiêu biểu như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lạng Sơn, Hòa Bình, An Giang.v.v. Một số loài động vật hoang dã được nuôi phổ biến có thể kể đến là: Nhím, Lợn rừng, Gấu, Cá sấu, Rắn, Hươu.v.v. (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005)[10]. Nghề chăn nuôi động vật hoang dã đã mang lại nguồn lợi kinh tế và giải quyết được một phần lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, số lượng loài cũng như cơ sở chăn nuôi chưa nhiều, còn manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng tăng về các loại lâm đặc sản này. Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã thì yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán nguồn động vật hoang dã đồng thời cấp phép chăn nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Chăn nuôi các loài động vật hoang dã một mặt bảo tồn được loài trong tự nhiên, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cho người gây nuôi. Nghề nuôi động vật hoang dã hiện nay còn khá mới mẻ ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Ninh.
  9. 2 Quảng Ninh là tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, đây là cơ sở để phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã nâng cao thu nhập đời sống cho người dân nhưng là thách thức rất lớn cho cơ quan chính quyền về việc quản lý nguồn hoạt động kinh tế này. Hiện nay, thông tin về hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp thiết của vấn đề đặt ra tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển”. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc hoạch định kế hoạch quản lý và phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó góp phần hỗ trợ các cơ quan chức năng đưa ra những chính sách hợp lý góp phần thúc đẩy chăn nuôi động vật hoang dã hợp pháp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, hạn chế việc săn bắt buôn bán động vật hoang dã trái phép.
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, con người đã khai thác, săn bắn quá mức các loài động vật hoang dã làm cho nguồn tài nguyên này đang ngày càng trở nên cạn kiệt, hầu hết các loài quý hiếm, có giá trị cao đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc không còn khả năng khai thác. Trước thực tế đó nghề nhân nuôi, thuần dưỡng các loài động vật hoang dã đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã và bảo tồn đa dạng sinh học. Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang laị hiệu quả kinh tế cao mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang có nguy cơ bị tiệt chủng. Theo Conway (1998), hiện nay tại các vườn động vật trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000 loài chim, thú, bò sát,, ếch nhái. Mục đích phần lớn của các vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ thăm quan du lịch giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu trong các vườn động vật cũng đang được chú trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng. Tuy nhiên về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính cũng như việc thả chúng về môi trường tự nhiên có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nhân nuôi cần phải giải quyết. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan là các quốc gia có nghề nhân nuôi động vật hoang dã phát triển. Tuy nhiên tài liệu nước ngoài về nhân nuôi động vật hoang dã rất ít. Một số công trình ngoài nước có thể kể đến như:
  11. 4 - Từ Phổ Hữu (Quảng Đông -Trung Quốc, năm 2001), Kỹ thuật nhân nuôi rắn độc, trình bầy đặc điểm hình thái, sinh học kỹ thuật chăn nuôi (chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, bệnh tật và cách phòng tránh…) cho mười loài rắn độc kinh tế. - Cao Dực (Trung Quốc, 2002) trong cuốnKỹ thuật thực hành nuôi dưỡng động vật kinh tế, trình bầy những yêu cầu kỹ thuật cơ bản chăn nuôi nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, giun đất… - Liang W. and Zhang Z. (2011), Gà tiền hải nam (Polyplectron kastumatae): Loài chim rừng nhiệt đới nguy cấp và quý hiếm. Nhóm tác giả cho rằng, Gà tiền hải nam thường sống đôi vào mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 5. Tổ của chúng thường làm trên mặt đất, dựa vào gốc cây hoặc dưới các tảng đá với vật liệu làm tổ là lá khô và cỏ. Gà tiền hải nam đẻ mỗi lứa từ 1 đến 2 trứng và thời gian ấp từ 20-22 ngày. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về nhân nuôi động vật hoang dã Hiện nay cả nước có trên 4.000 cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với gần 2 triệu cá thể, gồm lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú, với 136 loài. Phần lớn là các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế cao như: Cá sấu, Rắn hổ mang, Ba ba, Kỳ đà, Tắc kè, Trăn, Hươu, Nai, Lợn rừng, Mang, Nhím... Các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã quy mô tập trung, với nhiều loài có thể kể đến là: Vườn thú Hà Nội, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn...Nhân nuôi ở các hộ gia đình: nuôi Hươu sao ở Quỳnh Lưu, Hương Sơn (Nghệ Tĩnh), nuôi Nai (ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), nuôi khỉ (ở đảo Rều, Quảng Ninh), làng nghề Cá sấu ở TPHCM, nuôi rắn (ở Vĩnh Sơn, Phú Thọ), nuôi Ếch, Ba ba ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nuôi Voi ở Bản Đôn, nuôi Rắn hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)...Tuy nhiên, so
  12. 5 với các nước, việc gây nuôi ĐVHD ở nước ta còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa phải là ngành sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, kết hợp gây nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch. Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi động vật hoang dã ở nước ta còn tương đối ít. Một số các công trình nghiên cứu chính có thể kể đến là: Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975)[8] công trình nghiên cứu “Động vật kinh tế - tỉnh Hòa Bình’’, đã giới thiệu sơ bộ về hình thái phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản, và giá trị của các loài động vật có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hòa Bình, như Hươu Sao, Nai, Khỉ Vàng, Cầy Vòi Mốc, cầy Vòi Hương, Nhím, Don… Đặng Huy Huỳnh (1986)[7]. Nghiên cứu sinh học và sinh thái các loài thúMóng Guốc ở Việt Nam.Trình bày khái quát đặc điểm sinh học,sinh thái của các loài thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có một số loài đang được chăn nuôi. Việt Chương, (1999). Nghệ thuật nuôi chim hót, chim kiểng. Sách mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, cách chọn trống mái, cách ghép cặp, lồng chim, vị trí đặt lồng, thức ăn, chăm sóc chim bố mẹ và chim non, phòng và chữa bệnh cho chim của một số loài như: Yến phụng, Họa mi, Thanh tước,... Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy (2000, 2001, 2005)[10]. Nhân nuôi động vật hoang dã, quản lý động vật rừng. Giới thiệu một số nét cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy mực, Cầy vằn Bắc như: Cách kiến tạo chuồng nuôi, chọn giống, thức ăn, chăm sóc, ghép đôi và chăm sóc Cầy con mới sinh. Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000), Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm bao gồm các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm
  13. 6 sinh học, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của một số loài như: Lợn ỉ, Gà lôi, Trĩ đỏ... Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004). Hỏi đáp về tập tính động vật. Trình bày về tập tính động vật, sự hình thành và phân loại tập tính, tập tính định hướng và hoạt động theo chu kỳ, tập tính bắt mồi và dinh dưỡng,.... Hầu Hữu Phong (2004). Phương pháp nuôi chim cảnh tại nhà. Trình bày kiến thức cơ bản về cách nuôi chim tại nhà, cách phòng trị những bệnh phổ biến ở chim cảnh, hình dạng, tập tính và cách nuôi dưỡng các loài chim cảnh phổ biến, những cách nuôi chim cảnh phổ biến. Đào Huyên (2005). Kỹ thuật tạo nguồn thức ăn gia súc thông thường. Giới thiệu các loại thức ăn thông thường trong chăn nuôi, kỹ thuật nuôi giun quế, phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn cho lợn. 1.2.2. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến phát triển động vật hoang dã Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003) nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt trong khai thác thuỷ sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại vi”. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp động thực vật hoang dã diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm soát buôn bán ĐVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong muốn…”. Để khắc phục tình trạng trên, Kế hoạch hành động đã đưa ra với mục tiêu chung là: “Tăng cường hiệu lực và
  14. 7 hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐVHD, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010”. Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 -2020 (2006) của Bộ NN&PTNT có xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang dã. Đặc biệt người dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loài mới này. Việc gây nuôi ĐVHD cũng phát triển như vậy. Tới nay nhiều loài ĐVHD đã được gây nuôi, để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu như các loài: Cá sấu, Trăn, Rắn độc, Ba ba, Ếch…”. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, công ước Đa dạng sinh học (CBD) và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (2007) cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các ĐVHD quý, hiếm, nguy cấp… Nghiên cứu xây dựng quy trình gây nuôi sinh sản một số động vật có giá trị kinh tế ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Quy hoạch phát triển các hộ gây nuôi sinh sản các loài ĐVHD gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”. Công ước CITES ảnh hưởng tới quyết định bảo tồn và phát triển ĐVHD ở Việt Nam. Công ước CITES có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1994. Thực hiện yêu cầu của công ước CITES một số lĩnh vực liên quan Việt Nam đã ban hành các chỉ thị thông tư hướng dẫn thực hiện công ước này. (1) Thông tư số 04-NN/KL-TT ngày 5/2/1996 của bộ NN&PTNT hướng
  15. 8 dẫn việc thi hành Nghị định 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa, dịch vụ dược kinh doanh và điều kiện ở thị trường trong nước. (2) Chỉ thị số 259-TTg ngày 29/5/1996 về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. Chỉ thị này ra đời sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) và sau 4 năm thực hiện Nghị định 18-HĐBT (1992). Đây là một trong những chỉ thị tương đối hoàn thiện về mặt nội dung cũng rất cụ thể theo từng hành động, từ việc quản lý khai thác, tăng cường hoạt động bảo tồn, tăng cường cứu hộ và tái thả, thu giữ và quản lý súng săn và khuyến khích việc gây nuôi. Chỉ thị có những yêu cầu quản lý mạnh đối với hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, trong đó có đề cập tới việc truy tố đối với các hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp. (3) Công văn số 2472-NN-KL/CV của Bộ NN & PTNT, ngày 24/7/1996 gửi các hộ của ngành hướng dẫn thực hiện chỉ thị 359-TTg của Thủ tướng về tăng cường bảo vệ và phát triển ĐVHD. Mục đích của công văn là hướng dẫn một cách cụ thể hơn các yêu cầu của chỉ thị 359-TTg. (4) Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng cấm lưu thông, dịch vụ và thưng mại cấn thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. (5) Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc đình chỉ khai thác, chưng cất, thu mua và tiêu thụ tinh dầu xá xị. (6) Quyết định số 47/1999-QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ NN& PTNT ban hành quy định việc vận chuyển sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản. Điều 10 và 11: Quy định chứng từ vận chuyển ĐVHD và việc cấp giấy phép vận chuyển động vật hoang dã và việc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt để vận chuyển động vật quý hiếm.
  16. 9 (7) Công văn 390-KL-BTTN ngày 9/9/1999 của cục Kiểm lâm hướng dẫn thủ tục tiến tới đăng ký trại nuôi cá sấu xuất khẩu. (8) Thông tư số 153/1999/TT-BNN-KL ngày 05/11/1999 của Bộ NN& PTNT hướng dẫn thực hiện đóng búa Kiểm Lâm Việt Nam vào gỗ nhập khẩu tiểu ngạch từ Campuchia. (9) Quyết định số 242/1999/QĐ- TTg ngày 30/12/1999 của Thủ Tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000. Trong đó các loại động vật hoang dã và động, thực vật quý hiếm được liệt vào hàng cấm xuất khẩu do Bộ NN & PTNT hướng dẫn. (10) Quyết định số 46/2001/ QĐ- TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, trong đó quy định cấm xuất khẩu nhập khẩu các loài ĐVHD có nguồn gốc tự nhiên. (11) Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 ban hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. (12) Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã. (13) Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. (14) Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/2002/ NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã. (15) Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường quản lý buôn bán động
  17. 10 thực vật hoang dã đến năm 2010. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) được ban hành trong bối cảnh hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã phát triển mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch này đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nhằm định hướng cụ thể cho việc quản lý, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp và thúc đẩy việc chăn nuôi, nhân giống các loài thực vật hoang dã có giá trị kinh tế để đem lại thu nhập cho người dân. (16) Nghị định số 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP được ban hành nhằm thay thế hoàn toàn hai nghị định 18/HĐBT và 48/2002/NĐ-CP. Nghị định này cũng có những định nghĩa và khái niệm hoàn thiện hơn về động, thực vật hoang dã, hoạt động gây nuôi, đặc biệt là không bao gồm các loài thuộc chuyên ngành thủy sản. (17) Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/07/2006 của Bộ NN & PTNT về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. (18) Nghị định số 82/2006/ NĐ-CP ngày 10/8/2006 của TTCP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đây là một văn bản nhằm cụ thể hóa việc thực thi công ước CITES. Trong Nghị định này nêu tương đối đầy đủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái sản xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả các loài lai) hoang dã nguy cấp, quý hiếm và động, thực vật hoang dã thông thường. (19) Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL của Bộ NN& PTNT ban hành ngày 11/4/2007 về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh
  18. 11 trưởng và hộ trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã. (20) Quyết định số 07/2007/QĐ-BNN của Bộ NN & PTNT ngày 23/01/2007 về việc thành lập Cơ quan Quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Ngoài các văn bản được Chính phủ quy định, các bộ và các cơ quan quản lý theo ngành dọc, một số tỉnh do phải giải quyết với các vấn đề cấp thiết của địa phương nên UBND tỉnh và các ngành liên quan đã có những chính sách hỗ trợ tốt cho việc quản lý, bảo vệ và đặc biệt là phát triển, gây nuôi động, thực vật hoang dã. Tóm lại: Liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái việc tham gia Công ước CITES của Việt Nam (1994), đã có ảnh hưởng lớn tới việc ra các chính sách bảo tồn các loài động thực vật hoang dã. Sau khi tham gia CITES, Việt Nam tính đến nay đã ban hành khoảng 20 chính sách kèm theo để thực thi chính sách này. Nhưng những chính sách này chậm đưa vào thực thi, tới 2002 tức là sau 8 năm tham gia công ước CITES, xu hướng buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam mới có chiều hướng giảm. Ảnh hưởng của chính sách tới việc phát triển chăn nuôi ĐVHD Các văn bản của Nhà nước như: Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo NĐ 18 và Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, các chính sách này còn có những ảnh hưởng tới việc phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD. Mới tập trung nhiều vào quản lý, bảo vệ hoặc ngăn chặn việc săn bắt và buôn bán chim thú rừng, chưa chú ý đến việc khuyến khích gây nuôi, thuần dưỡng ĐVHD để trở thành hàng hóa sử dụng trong nước và xuất khẩu.
  19. 12 Mặc dù các văn bản được hướng dẫn khá chi tiết về các thủ tục cần thiết, xin phép thành lập trại nuôi, nhưng một số nội dung hướng dẫn nặng về các tiêu chuẩn khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ của người nông dân. Các trang trại gây nuôi rất muốn các cơ quan khoa học giúp đỡ đánh dấu sản phẩm để tránh những đầu nậu trà trộn giữa ĐVHD chăn nuôi với ĐVHD khai thác ngoài tự nhiên. Các chính sách của Nhà nước chưa đề cập đến việc hỗ trợ các hộ gây nuôi ĐVHD về kinh phí nhằm mở rộng sản xuất, nhằm mục đích sản xuất ra nhiều con giống đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi ĐVHD thương phẩm. Từ đó có nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chế khai thác bừa bãi trong tự nhiên. Khi sản xuất ra lượng giống đáp ứng nhu cầu thị trường, thì việc các đầu nậu sẽ quay sang mua của nhà chăn nuôi, mà không thể mua ĐVHD khai thác ngoài tự nhiên nữa vì giá cả cao người buôn không có lãi. Nhà nước chưa đề cập đến vấn đề chính sách giao cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng như quy trình gây nuôi sinh sản những ĐVHD quý, hiếm. Để từ đó chuyển giao cho các hộ gây nuôi, nhằm giải quyết việc làm đang dư thừa rất lớn trong khu vực nông thôn. Chính sách của Nhà nước chưa cụ thể về việc thưởng cho những người cung cấp thông tin về việc khai thác ĐVHD trong tự nhiên. Vì vậy chưa khuyến khích được cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp tin cho cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tùy tiện động vật, thực vật trong môi trường hoang dã. 1.2.3. Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh Quảng Ninh là địa phương ven biển phía Đông Bắc của nước ta. Đây là tỉnh có vị trí thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh tế, dịch vụ và là một trong
  20. 13 những địa phương trọng điểm cho phát triển kinh tế. Chăn nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh tuy có lịch sử hình thành chưa lâu nhưng đã có những bước phát triển mạnh trong những năm trở lại đây. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các đối tượng động vật hoang dã được đưa vào chăn nuôi ban đầu là các loại phổ biến, đã được nuôi nhiều ở các địa phương khác như Hươu, Rắn, Lợn rừng, Nhím...Theo thời gian, nhiều đối tượng vật nuôi khác được đưa vào thử nghiệm tại nhiều hộ gia đình của nhiều địa bàn khác nhau. Đến nay số lượng các loài vật nuôi tại Quảng Ninh đã tương đối đa dạng với hơn 20 loài động vật hoang dã, nhiều loài trong số này đã trở thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều hộ gia đình và cơ sở nhân nuôi phát triển, mở rộng quy mô thu hút nhiều lao động tại địa phương và trở thành những cơ sở tham quan, học hỏi của nhiều người khác. Điều đó đã tạo nên một phong trào nhân nuôi động vật hoang dã tại nhiều địa phương, góp phần không nhỏ cho việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình. Bên cạnh những bước phát triển và hiệu quả bước đầu của nghề chăn nuôi động vật hoang dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì còn tồn tại không ít vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hoạt động này trong tương lai: - Các đối tượng vật nuôi được đưa vào nhân nuôi phần lớn do tính tự phát tự tìm hiểu của người dân. Điều này đã dẫn đến việc phát triển đối tượng nuôi một cách tràn lan, thiếu quy hoạch. Nhiều loài có giá trị cao khi mới đưa vào nhân nuôi nhưng giá trị kinh tế lại rất biến động khiến nhiều hộ bị thua lỗ, nhiều loài không phù hợp điều kiện tại địa phương. Việc quy hoạch hoạt động nhân nuôi cũng chưa được địa phương thực sự quan tâm do thiếu các thông tin điều tra, đánh giá và thiếu những định hướng cho sự phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2